Tâm lý đầu tư – bệnh nghiện vào lệnh – 3 cách khắc phục hiệu quả
Nhiều anh em khi mới vào thị trường thường rất tự tin và hỏi Cú “Tâm lý đầu tư là sao anh Cú. Chắc em không mắc phải đâu nhỉ?”.
Vậy anh em đã bao giờ cảm thấy bản thân dễ bồn chồn, bứt rứt, dễ nóng giận,… Khi không xem bảng điện tử hay xem trạng thái lệnh hay chưa? Rồi vì vậy mà lúc nào cũng phải mua mua bán bán. Không mua thì bán, không bán thì mua.
Hoặc phải có cổ phiếu mới vui, không có là cảm thấy khó chịu trong người. Hay thậm chí có cảm giác phải đánh cổ phiếu với số tiền càng nhiều càng tốt để bản thân tăng cảm xúc hồi hộp, tăng cảm giác hưng phấn.
Vì thế mà quên mất mục tiêu lớn nhất đó là mình phải kiếm tiền. Quên mất mình phải giữ tiền, bảo vệ tài khoản. Mà chỉ thích đánh nhiều, đánh to, đánh liên tục. Nếu anh em đang gặp một trong những trường hợp Cú nêu trên thì có thể anh em đang gặp vấn đề về tâm lý đầu tư. Hay đồng nghĩa với việc nhiều anh em đang gặp chứng “nghiện” vào lệnh.
Đặc biệt là những anh em mới vào thị trường chứng khoán. Bản thân Cú ngày xưa cũng vậy. Và sau đó gặp phải những hệ quả tiêu cực từ việc này. Ví dụ như bản thân dễ bị cuốn vào những sóng nhỏ. Gọi là sóng 2, sóng 3, sóng thứ cấp của thị trường,… Rồi ăn được rất nhiều deal nhỏ. Nhưng đến khi có deal lớn thì bản thân lại không theo kịp, không đổi được xu hướng kịp. Và thế là mất tiền, thậm chí là cháy tài khoản. Đặc biệt là trong đầu cơ chẳng hạn như phái sinh, forex, giao dịch vàng,…
Chứng nghiện này rất nguy hiểm, đôi khi chúng ta muốn dừng cũng không dừng được. Và nó khiến cho chúng ta không tập trung làm việc được. Đôi khi là chúng ta muốn nghiên cứu, muốn học thêm kỹ năng, muốn học thêm khóa học, đọc thêm sách,… Cũng rất khó vì mất tập trung. Chúng ta cứ rơi vào trạng thái bồn chồn phải theo dõi thị trường, phải có trạng thái.
Chính vì vậy trong bài viết hôm nay, Cú sẽ cùng anh em phân tích trạng thái “nghiện”vào lệnh và tâm lý đầu tư của một chứng sĩ. Từ đó đưa ra 3 bước quan trọng có thể giúp anh em điều chỉnh tâm lý và chữa được chứng bệnh này.
Phần 1. Bản chất của nghiện vào lệnh – Tâm lý đầu tư của chứng sĩ
Trước khi cùng nhau thảo luận sâu về trạng thái tâm lý đầu tư “nghiện” vào lệnh. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bản chất của tâm lý này là như thế nào nhé.
Đây là một hội chứng mà anh em hình dung là gần giống như con bạc. Nếu anh em bị nghiện vào lệnh, anh em sẽ nghĩ về nó rất nhiều. Nghĩ xem phải vào ra, phải mua bán ngày hôm nay. Mặc dù thời điểm đó có thể thị trường đang chưa đủ tín hiệu. Hay thậm chí thị trường đang đi ngang và rất xấu.
Hay nguy hiểm hơn là anh em có nhu cầu đầu cơ càng lúc càng nhiều tiền hơn. Cuốn chiếu liên tục mới cảm thấy thỏa mãn. Ban đầu anh em có 100 triệu, đánh lên được 200 triệu. Lại nghĩ phải chơi tiếp 200 triệu nhưng full margin mới đủ. Rồi 200 triệu sinh lời, được 1 tỷ. Nhưng vẫn chưa đủ, 1 tỷ vẫn chơi tiếp với full margin mới chịu.
Đánh tiếp, đánh tiếp thay vì nghĩ cách để chốt lời, tối ưu lợi nhuận, full margin liên tục. Cứ phải cuốn sóng liên tục cho có cảm giác được vào lệnh. Tho thỏa mãn đam mê lướt sóng của bản thân. Hơn là việc quản lý vốn, quản trị cảm xúc của chính mình. Điều này thực sự rất nguy hiểm và rủi ro.
Và rồi khi còn tiền, chúng ta đều rất hăng hái, hung hăng trước thị trường. Chỉ đến khi nào bị mất tiền, bị lỗ nặng, không hồi phục được,… Thì mới bắt đầu bừng tỉnh, hối hận, cay cú,…
Tình trạng này không khác nhiều so với những con bạc trên sòng bài sòng bạc. Con bạc đi vào sòng bài, đánh lên đánh xuống, đặt cược cửa nọ cửa kia. Và cũng chỉ đi ra khỏi sòng bài khi mất hết sạch tiền. Còn khi đang thắng, được đà lại càng hung hăng mà đâu ai nghĩ đến điểm dừng. Hay thậm chí thua lỗ, đi về nhưng chỉ cần có tiền, xoay được vốn mới thì họ lại tiếp tục dấn thân. Cực nguy hiểm và không thấy điểm dừng.
Anh em cứ hình dung nhà cái trong sòng bài và “nhà cái” trên sàn giao dịch chứng khoán. Chính là các công ty chứng khoán, là các đội lái,… Họ rất hiểu điều này, rất biết cách nắm bắt tâm lý đầu tư của các anh em chứng sĩ. Vậy nên họ luôn tạo ra các cơ chế để “con bạc” luôn luôn bị mắc kẹt trong vòng xoáy giao dịch, “nghiện ngập”. Mà không thoát ra được.
Ví dụ sòng bài có rất nhiều cô gái sinh đẹp, nói năng lịch sự, nhẹ nhàng,… Đồ ăn nước uống phục vụ tận nơi, không gian sang trọng. Ở nhiều khi còn không mất tiền, chỉ việc tận hưởng nếu anh em là khách VIP. Để làm gì? Để anh em thực sự thoải mái chìm đắm trong cuộc chơi, chìm đắm trong những lá bài, trong những ván cá cược.
Vậy còn chứng khoán thì sao? Họ dùng tin tức, dùng các con sóng trên thị trường, đội lái mua lên bán xuống tạo ra nhiều sóng,… Hay các chương trình thi đấu, các group khoe khoang lãi lỗ, x5-x10 tài khoản,… Rồi vinh danh những người đẳng cấp nhất trên thị trường chứng khoán để kích thích sự hưng phấn trong các nhà đầu tư.
Nhưng anh em thử để ý xem, những người đẳng cấp nhất mà lãi từ việc đầu cơ. Gần như chỉ kiếm khoảng 10% các nhà đầu tư trên thị trường. Nhưng họ vẫn muốn khoe ra để khiến cộng đồng nhà đầu tư, khiến số đông, 90% còn lại nhìn vào đó. Để kích thích số còn lại đó mong muốn hay thậm chí là ham muốn đạt được kết quả giống 10% kia.
Mà muốn được như 10% đó thì sao, thì các công ty – tổ chức lại bắt đầu tung ra các chương trình. Chẳng hạn như:
– Phí margin giảm
– Ưu đãi miễn phí giao dịch 7 ngày để trải nghiệm
– Ưu đãi phí 15 ngày, ưu đãi phí 21 ngày
– Các chương trình thi đấu, training miễn phí,…
Nhằm để nhà đầu tư giao dịch càng nhiều càng tốt. Vì nếu chúng ta càng giao dịch nhiều, giao dịch thường xuyên thì ai là bên hưởng lợi nhiều nhất. Là “nhà cái”, là các công ty chứng khoán được lợi từ việc thu phí các giao dịch của nhà đầu tư. Khi đó có phải vô tình chúng ta lại trở thành đối tượng đi “vỗ béo” cho các công ty chứng khoán hay không?
Vậy nên chúng ta phải hiểu được bản chất:
– Tại sao trong người chúng ta lại cảm thấy bồn chồn?
– Tại sao trong người chúng ta lại cảm thấy hoang mang, mệt mỏi khi không được giao dịch chứng khoán?
Anh em thử nhìn nhận như này nhé. Về mặt khoa học, trong não người chúng ta thường tiết ra 1 loại hormone. Đó là hormone hạnh phúc khi anh em cảm thấy vui. Chẳng hạn như anh em ôm con của mình, ôm người thương yêu của mình,… Khi đó hormone oxytocin sẽ được tiết ra – là hormone tình yêu, được tiết ra khi ở gần người mình yêu.
Và đặc biệt 1 hormone nữa mà chúng ta quan tâm hơn trong bài viết này chính là dopamine. Nó giống như một phần thưởng của não bộ khi chúng ta làm việc đúng, tạo ra thành công. Vậy nên khi chúng ta chơi bạc thắng thì dopamine cũng được tiết ra.
Một loại hormone nữa là serotonin được tiết ra khi chúng ta làm những công việc như lãnh đạo. Hormone này giúp điều hòa tâm trạng.
Loại cuối cùng là endorphin, hormone tiết ra khi chúng ta tập thể dục.
Tất cả những hormone này tiết ra đều làm chúng ta cảm thấy dễ chịu, vui sướng. Và bản thân chúng ta là luôn luôn muốn tìm niềm vui và tránh nỗi buồn. Nên khi cơ thể chúng ta không có đủ các hormone này thì sẽ sinh ra cảm giác khao khát. Và từ sự khao khát đó sẽ tạo ra cảm giác bồn chồn, bứt rứt. Đây chính là bản chất cả tâm lý con người.
Và loại hormone dopamine này nếu làm càng nhiều thì cơ thể chúng ta lại càng “thèm”, càng ham muốn hơn. Vì vậy sẽ tìm cách để đáp ứng mỗi ngày. Và có rất nhiều cách để chúng ta đáp ứng nó.
Còn đây, nếu chúng ta không cân bằng cuộc sống thì sẽ đáp ứng nó bằng cách giao dịch liên tục. Vì mỗi lần giao dịch chúng ta sẽ cảm giác hồi hộp, vui sướng. Nhất là khi làm đúng, trade lời được một ít là nhiều khi cũng cười vui như tết. Do khi đó có hormone dopamine được tiết ra, làm chúng ta cảm thấy cân bằng, cảm thấy relax.
Chẳng hạn như Cú có người bạn chỉ cần không trading là tay còn run. Giống như uống rượu vậy. Nếu anh em để ý thì có một số người lạm dụng rượu nhiều thì thường tay sẽ bị run. Nhưng mà chỉ cần có rượu vào cơ thể thì tinh thần lại trở lại bình thường, tay hết run. Anh bạn của Cú cũng vậy, bình thường chân tay run lẩy bẩy nhưng chỉ cần được trading là lại bình thường, linh hoạt.
Vậy nên chúng ta cần hiểu được bản chất. Là cơ thể của chúng ta cần những loại hormone này để cân bằng. Cần dopamine hàng ngày để thưởng cho việc làm đúng.
Nhưng đừng dựa vào việc giao dịch quá nhiều để cân bằng trạng thái tâm lý cho bản thân. Vì sao? Vì giao dịch nhiều cũng đồng nghĩa với rủi ro khả năng mất tiền càng nhiều. Anh em đấu với “nhà cái” là phải đổ tiền ra nhiều lần. Mà trong trading càng bỏ tiền ra trade liên tục, nhiều lần thì khả năng mất tiền cũng tăng cao. Vậy tại sao chúng ta lại đưa mình vào tình thế rủi ro đó?
Tức là về mặt quản trị rủi ro, quản lý tài khoản,… Là chúng ta phải muốn giao dịch khi có xu hướng lớn, tăng khối lượng khi có xu hướng lớn. Đúng không? Là giảm khối lượng khi xu hướng không đủ tốt. Giao dịch ít khi sideway. Chỉ vào lệnh khi tín hiệu dủ,… Những kiến thức này hầu như anh em nào khi vào thị trường chứng khoán cũng đều được học. Vậy tại sao chúng ta lại quên, lại bỏ qua để rồi tiếp tục giao dịch vì cảm tính? Vì ham muốn có được hormone hạnh phúc.
Đọc đến đây chắc hẳn anh em cũng dần hiểu hơn về cơ chế, về các trạng thái tâm lý. Cũng như hormone và những ảnh hưởng đến hành động của con người rồi nhỉ. Vậy thì chúng ta sẽ chuyển qua 3 bước khắc phục hiệu quả mà Cú đã và đang thực hiện.
Phần 2. 3 bước khắc phục trạng thái tâm lý đầu tư “nghiện” vào lệnh của các chứng sĩ
2.1. Bước quản trị tâm lý đầu tư thứ nhất – Để ý cảm xúc của bản thân
Bước 1, để xử lý trạng thái tâm lý đầu tư mà Cú vừa làm rõ phía trên. Chúng ta cần để ý vào cảm xúc của cơ thể mình. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng lại rất quan trọng. Và đôi khi sẽ không dễ như chúng ta nghĩ.
Đầu tiên chúng ta sẽ phải học cách thừa nhận. Chẳng hạn như khi anh em đọc xong bài viết này của Cú, anh em có cảm giác gì tương đồng hay không? Có hay bị hồi hộp, bồn chồn, bối rối, phải xem bảng điện mỗi ngày, vào trạng thái mỗi ngày,… Ít cũng được, nhiều cũng được.
Hay đôi khi mình kiếm tiền xong vẫn muốn phải quay lại giao dịch ngay, không thể dứt ra khỏi thị trường để làm việc khác. Ngồi làm việc cũng chỉ xem bảng điện để lướt sóng, không thể tập trung làm việc. Điều này khả năng cao là anh em đã bị nghiện rồi.
Vì vậy, chúng ta cần phải tự cảm nhận được, tốt nhất là ghi lại nhật ký giao dịch của bản thân. Là gì, là bản thân đang bị run tay, luôn cảm thấy hồi hộp bất an. Hoặc nếu anh em đeo đồng hồ thông minh có thể đo được nhịp tim thì cũng có thể ghi lại trạng thái nhịp tim lúc đó.
Chẳng hạn như bình thường nhịp tim của anh em là 75-80. Nhưng tại thời điểm hồi hộp nó tăng lên 90-100 mặc dù đang không vận động mạnh. Chỉ đơn giản là đang ngồi làm việc bình thường, không vận động. Nhưng vẫn cảm giác hồi hộp, nhịp tim tăng. Đây là do cảm xúc cơ thể phát ra đòi anh em phải đi giao dịch, đi mua bán,… Để có dopamine tiết ra, để được vui sướng, hạnh phúc.
Khi đó anh em phải kiểm soát, phải nhớ lại cảm xúc thời điểm đó như thế nào để note lại. Lúc anh em ghi lại những trạng thái cảm xúc đó, để ý được cảm xúc của bản thân rồi. Thì sẽ biết cách giảm sự thèm muốn của bản thân xuống. Đó chính là ngay thời điểm anh em ngồi lại viết ra nó thay vì lao đầu vào giao dịch.
Ngay tại thời điểm anh em nhận ra rằng cơ thể mình đang bồn chồn. Hay nhịp tim tăng cao, tay hơi run, cơ thể nóng lên, hơi thở dồn dập,… Chính khi nhận ra điều này thì đã bắt đầu giảm sự ham muốn hơn bình thường rồi. Bởi vì lúc đó mình nhận ra được cảm xúc rồi, ít nhiều cũng bắt đầu có tín hiệu làm chủ cảm xúc.
Vậy khi theo dõi và làm chủ được cảm xúc rồi, chúng ta sẽ làm gì? Anh em cùng Cú thảo luận tiếp ở bước thứ 2 nhé.
2.2. Bước quản trị tâm lý đầu tư thứ hai – Tập thể dục thể thao
Cú vẫn luôn dặn dò các anh em rằng ngay tại lúc bồn chồn thì tốt nhất là không làm ngay. Thay vì đó anh em có thể chọn cách dành ra ít phút để tập thể dục. Để làm gì? Để tăng hormone endorphin trong cơ thể lên.
Điều này cũng làm cho mình hạnh phúc, giúp cơ thể thoải mái, relax và cân bằng hơn. Tập thể dục đơn giản bằng cách đi bộ loanh quanh khu làm việc khoảng 5-10 phút. Hay hít đất, chống đẩy tại chỗ khoảng 20 cái. Hoặc là trồng cây chuối,… Bất kể cách nào cũng được miễn là anh em cho cơ thể được vận động.
Việc tập thể dục hay vận động một cái gì đó rất nhỏ thôi cũng đủ để cơ thể tiết ra hormone khác. Giúp cho cơ thể được cân bằng hơn, relax hơn.
Nhưng phải thừa nhận là hiện nay cũng kha khá bạn trẻ chưa chăm tập thể dục thể thao. Vậy nên Cú nghĩ anh em chúng ta nên cố gắng thay đổi thói quen đó. Nếu chúng ta muốn có một sức khỏe tuyệt vời, một tâm lý vững vàng,.. Để sống hết mình với thị trường này. Cũng như phấn đấu có nhiều thời gian để hưởng thụ trong tương lai. Thì cần nỗ lực hình thành thói quen này càng sớm càng tốt.
Sức khỏe rất quan trọng và cuộc đời chúng ta chỉ có một cơ thể này mà thôi. Do đó chúng ta cần phải trân trọng và giữ gìn. Bằng cách tập thể dục đều đặn mỗi ngày, 20-30 phút thôi. Và ăn đủ chất. Tập thể dục xong phải ăn đủ chất, đa dạng. Bởi vì đồ ăn rau củ quả, thịt cá,… là rất cần thiết. Càng đa dạng càng tốt. Phần này anh em có thể search thực đơn ăn uống đa dạng, đủ chất,… trên google. Sẽ có rất nhiều hướng dẫn ăn uống lành mạnh cho anh em thử áp dụng.
Nhưng có điều quan trọng cho một nhà giao dịch, cho một trader, một nhà đầu tư. Để chúng ta cân bằng được sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Ví dụ như sức khỏe anh em ốm yếu với một thân hình thừa cân, mỡ thừa,… Rồi bị đái đường, nhịp tim cao, huyết áp thất thường,… Thì sẽ rất khó khăn trong việc giữ tinh thần ổn định, giữ tinh thần để tránh xa FOMO.
Nhất là khi thị trường quá áp lực, thay đổi nhanh liên tục, chóng mặt. Và bắt anh em phải đáp ứng theo thì rất khó vì bản chất giao dịch, đầu cơ là một nghề rất áp lực. Rất vui, rất hưng phấn, rất cuốn nhưng cũng không kém phần áp lực.
Hay kể cả anh em đầu tư tích sản đi chăng nữa thì cũng cần một cái đầu lạnh. Cần một sự cân bằng cảm xúc, kiềm chế cảm xúc. Chọn đúng thời điểm quản lý vốn để giao dịch, dùng tiền phù hợp để mua/bán. Tránh bị FOMO, tránh bị vui sướng quá nhưng cũng tránh hãi quá.
Chúng ta phải kiên trì thực hiện. Và điều này cần thể chất và tinh thần thực sự tốt, ổn định thì mới làm được một cách hiệu quả.
2.3. Bước quản trị tâm lý đầu tư thứ ba – Đặt cảnh báo
Bước quan trọng cuối cùng mà Cú muốn làm rõ trong bài viết hôm nay. Đấy là việc đặt cảnh báo.
Nếu anh em sợ bỏ lỡ, sợ mất cơ hội đầu tư. Chẳng hạn như những thời điểm bản thân bận rộn deadline công việc. Hay đi tập, ra ngoài gặp gỡ, cafe cùng bạn bè,… Mà thị trường lại có những biến động mạnh, tăng giảm bất thường ngoài dự đoán của anh em. Những lúc đó thì phải làm sao? Anh em có thể cân nhắc việc đặt các cảnh báo.
Cảnh báo là sao? Là khi thị trường biến động, cổ phiếu mà anh em quan tâm tăng/giảm giá thất thường. Hay biến động qua một ngưỡng nào đó. Thì anh em có thể thiết lập cảnh báo tại app chứng khoán mà anh em mở tài khoản để giao dịch.
Chẳng hạn như ở đây Cú sẽ ví dụ về đặt cảnh báo ở app TCBS. Đây là một trong những app chứng khoán Cú thường xuyên sử dụng. Bởi vì tính tăng tốt, tốc độ ổn định và có khá nhiều công cụ hữu hiệu mà chúng ta có thể khai thác trong quá trình đầu tư.
Nếu anh em nào chưa có tài khoản thì có thể mở để trải nghiệm thử. Miễn phí và hoàn toàn online, không phải ra quầy làm hồ sơ thủ tục.
Cú sẽ để link đăng ký tài khoản miễn phí ở đây, anh em có thể mở tài khoản: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng nhé: 105C912839
Phần cảnh báo này ở rất nhiều app chứng khoán cũng có. Nên anh em có thể linh động tìm hiểu và sử dụng mà không riêng gì ở TCBS nhé.
Sau khi có tài khoản, anh em đăng nhập và chọn phần Công cụ bên góc trên bên phải app. (Cú sử dụng máy tính để hướng dẫn). Sau đó chọn mục Cảnh báo, bấm vào dấu + để add thêm cảnh báo.
Tiếp theo anh em sẽ bắt đầu bằng bước đặt tên cho cảnh báo. Chẳng hạn như “HPG giảm giá < 20k”, hay bất cứ tên khác tương tự với mã mà anh em quan tâm. Tương tự với phần tên, anh em bắt đầu chọn phần chỉ số và điều kiện đi kèm.
Ví dụ: HPG giảm giá < 20k:
– Anh em chọn chỉ số là Thị giá, điều kiện đi kèm là <= 20 nghìn.
– Xuống mục thông tin đi kèm. Anh em có thể chọn % thay đổi VNIndex. Hoặc là bất cứ thông tin nào khác anh em muốn biết chẳng hạn như:
+ % thay đổi giá 1 ngày
+ % thay đổi giá 1 tuần
+ % thay đổi giá 1 tháng
…
Sau cùng thì bấm lưu để lưu lại mục cảnh báo vừa set trên app chứng khoán. Khi đó, nếu thị trường thay đổi, giá cổ phiếu thay đổi, app chứng khoán sẽ gửi cảnh báo về điện thoại anh em.
Trên đây chỉ là hướng dẫn cơ bản của Cú về cách đặt cảnh báo. Còn rất nhiều chỉ số khác về mặt kỹ thuật, khối lượng (volume), Giá vs SMA,… Anh em có thể tùy chọn theo đúng nhu cầu của bản thân. Đây là một cách để chúng ta giúp bản thân nhàn hơn, đầu óc bớt để ý nhiều hơn, không phải suốt ngày bật bảng giá ra quan sát 24/24.
Chỉ cần chọn những tiêu chí mà khi mã cổ phiếu đó break ra khỏi sideway hoặc muốn vào lệnh khi có giá tốt. Thì cảnh báo này sẽ thực sự hữu hiệu khi anh em cần. Giảm tần suất check bảng điện cho anh em, tránh tâm lý nhìn bảng điện nhiều lại khó chịu, lại muốn giao dịch, muốn vào lệnh.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này anh em sẽ hiểu rõ hơn bản chất của bệnh “nghiện” vào lệnh. Đây là một trong những loại bệnh và theo cá nhân Cú thấy thì nó không dành cho những nhà đầu tư thành công. Nhất là những anh em theo đuổi mục tiêu dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Vậy nên, nếu anh em nào cảm thấy bản thân đang gặp những vấn đề về tâm lý đầu tư như trên. Hãy tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Bằng cách của Cú, hoặc bằng những giải pháp khác. Miễn sao anh em cảm thấy nó phù hợp và hữu hiệu khi áp dụng với bản thân mình. Khi đó, anh em nhớ comment chia sẻ để Cú cùng mọi người có thể tham khảo nhé.
Sau cùng, nếu đọc bài viết này vẫn còn nhiều thắc mắc. Anh em có thể inbox về Fanpage cho Cú để hỏi trực tiếp. Cú sẽ trả lời chi tiết nên anh em không việc gì phải ngại đâu nhé.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về đầu tư chứng khoán. Nhất là với những anh em F0 mới vào thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như tài chính. Sẽ biết thêm phương pháp lọc cổ phiếu có dòng tiền tốt. Làm sao để hoạt động đầu tư của mình, phân bổ danh mục càng hiệu quả, càng tốt nhé.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính. \
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969