Tự do tài chính từ sớm có thực sự cần thiết?
Mỗi người trong chúng ta đều có những ước mơ, mục tiêu riêng. Nhưng lại luôn trì hoãn bởi rất nhiều lý do. Và một trong những vấn đề khiến chúng ta chưa thể đạt được mục tiêu đề ra, đó là tài chính. Khi trải qua những giai đoạn khó khăn thì ta mới thấy tầm quan trọng của tự do tài chính.
Những rắc rối về tài chính khiến chúng ta phải tạm gác lại những hoài bão. Những mục tiêu được đặt ra khó có thể đạt được. Thường thì khi nhận ra những điều này chúng ta đã bỏ lỡ khoảng thời gian quý giá để xây dựng tài chính.
Một số bạn đặt ra câu hỏi rằng “Vậy tự do tài chính từ sớm có thực sự cần thiết?” Tự do tài chính sẽ mang lại cho chúng ta những lợi ích như nào? Bài viết hôm nay Cú sẽ cùng anh em thảo luận về chủ đề này. Để xem muốn tự do tài chính chúng ta cần phải chuẩn bị những gì nhé.
Phần 1. Bỏ Lỡ Nhiều Cơ Hội Vì Chưa Tự Do Tài Chính
Đến hiện tại vẫn còn khá nhiều người trong chúng ta chưa biết cách quản lý tài chính cá nhân. Không có kế hoạch cụ thể, không có mục tiêu cho tương lai. Chính vì điều này mà chúng ta sẽ dễ mất kiểm soát và rơi vào những sai lầm tài chính.
Thời gian sẽ không cho phép ta quay lại để làm những điều mà mình tiếc nuối. Đến khi ta nhận ra và cảm thấy hối hận thì đã quá muộn. Chắc hẳn có khá nhiều người trong chúng ta đã từng trải qua cảm giác này. Bởi đa số hầu như chúng ta sẽ bỏ qua những cơ hội đến với mình vì vấn đề tài chính. Khi gặp các rắc rối khác, chúng ta có thể tìm cách giải quyết dễ hơn. Các sai lầm tài chính mà chúng ta thường mắc phải, đôi khi đã vô tình gạt đi những cơ hội đến với chúng ta.
Khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên với nỗi lo cơm áo gạo tiền mà hay có suy nghĩ rằng “thôi để khi nào có điều kiện…”. Bây giờ ngày nào hay ngày đấy, cứ chơi hết mình với tuổi trẻ đã.
Nhưng lúc này chúng ta đang lãng phí thời gian cũng như bỏ lỡ nhiều cơ hội mà đáng nhẽ ra chúng ta đã có. Khoảng thời gian khi các bạn 20-30 tuổi là quãng thời gian quý giá để xây dựng tài chính. Khi chúng ta có mục tiêu, có hoài bão và có tài chính trong tay thì không gì có thể làm khó.
Cú có một người bạn thời đại học, bạn ấy học siêu giỏi, thuộc dạng top trường. Mà học ra học, chơi ra chơi. Ngoài thời gian học trên trường ra, bạn ấy sẽ dành tất cả các buổi tối hoặc cuối tuần để thư giãn, giải trí. Thời ấy, giải trí chỉ có chơi game nếu không tụ tập bạn bè.
Tiền đổ vào game hồi này cũng không phải là ít nếu bạn muốn mình on top trong game. Và đương nhiên những người như này sẽ rất dễ nghiện game. Cho đến một ngày, anh bạn Cú nhận được tin khi vinh dự là một trong các sinh viên đạt học bổng đi du học.
Nó tâm sự “không biết nên vui hay nên buồn đây…”. Bởi khi ấy mọi chi phí được bố mẹ hỗ trợ hàng tháng đã bị tiêu hết vào game. Gia đình cũng không đủ điều kiện để có thể chứng minh tài chính cho bạn đi du học.
Lúc ấy hối hận cũng đã muộn, ngay từ đầu nếu bạn ấy lập cho mình kế hoạch tài chính rõ ràng. Quản lý tài chính hiệu quả hơn, khi có thể vừa đi học, vừa đi làm để gia tăng thu nhập. Tiết kiệm chi phí hàng tháng, và “chơi” trong điều kiện của mình. Thì giấc mơ du học cũng sẽ không bị lỡ dở.
“Khi nào có tài chính thì mình thực hiện sau” – vậy biết đến bao giờ mới có tài chính khi mà chúng ta không kiểm soát chi tiêu. Thời gian không cho phép ta quay lại để làm những điều tiếc nuối. Đây chắc chắn là bài học cho chúng ta sau này.
Tài chính là vấn đề khiến chúng ta gặp nhiều trở ngại nhất. Nhưng nếu biết cách lập kế hoạch và xây dựng mục tiêu tự do tài chính từ sớm thì tương lai sẽ an nhàn hơn.
Phần 2. Áp Lực Cuộc Sống Vì Chưa Tự Do Tài Chính
Có lần Cú vô tình đọc được chia sẻ của một bạn ở trên mạng:
“Năm 14 tuổi, học cấp 2 đã có thói quen trốn học theo bạn đi chơi net.
Năm 17 tuổi, ham chơi, không chú tâm học hành, nhiều lần bị bắt gặp ở quán Bida.
Năm 18 tuổi, chương trình cấp 3 đang dang dở thì nghỉ học trốn gia đình vào Sài Gòn. Làm thuê nhưng công việc lao động chân tay quá vất vả nên quay về xin lỗi bố mẹ.
Bố mẹ mình lại phải vì 1 chữ “con” mà cúi đầu xin hiệu trưởng của một trường tư. Để cho phép mình được học và kết thúc chương trình phổ thông.
Năm 25 tuổi, mình vào Nam, ra Bắc, trải nghiệm đủ các công việc. Mà vẫn không có công việc nào ổn định, gắn bó lâu dài. Thật ra cũng vì lúc đó làm việc thì ít nhưng dành thời gian cho chơi bời cùng bạn bè thì nhiều.
Bố mẹ cũng có răn đe, lời nặng lời nhẹ có. Nhưng đến giờ khi bố mẹ có tuổi, dường như họ cũng bất lực. Không thể theo sát quản lý mình như ngày xưa.
Năm 30 tuổi mình lập gia đình khi trong tay chưa có một khoản tiền nào. Và cũng vì áp lực gia đình, xã hội, tài chính. Sau đó, khi mình có con, bố mẹ cho ra ở riêng. Để biết cách tự chăm lo cuộc sống gia đình mà không dựa dẫm như ngày trước.
Và thế là chuỗi ngày bế tắc bắt đầu…
Trong tay không vốn, cũng không có một công việc ổn định. Vợ còn trẻ, con còn nhỏ, hàng trăm khoản cần chi tiêu tiền nhà, tiền ăn, tiền chăm con,…đổ lên đầu.
Đỉnh điểm nhất là thời gian khi bố mình gặp vấn đề về sức khỏe. Phải vào viện tốn kha khá kinh phí. Ở nhà khóc vì con nhỏ, vào viện khóc vì bố ốm đau. Những lúc như thế này chỉ ước có nhiều tiền trong tay để lo toan.
Nhiều khi nằm ngẫm “giá như ngày trẻ, không ham chơi và sống có mục tiêu hơn thì bây giờ sẽ không phải vất vả, lao đao như này…”
Vậy mới nói, phải đến những lúc gặp biến cố, khó khăn, túng quẫn thì chúng ta mới bắt đầu “giá như”. Giá như hồi đó xác định mục tiêu sớm, giá như biết cách xây dựng kế hoạch tài chính sớm hơn. Thì đã không bỏ lỡ nhiều cơ hội, cuộc sống cũng không bế tắc đến vậy.
Thế nên người ta mới nói “cách sống quyết định nên số phận”. Khi còn trẻ chúng ta sống không có mục tiêu, hời hợt với công việc. Hời hợt với kiến thức, hời hợt với đồng tiền thì cái nhận được sau này chỉ còn 2 chữ hối hận và bất lực.
Phần 3. Vậy tự do tài chính từ sớm có thực sự cần thiết?
Bản thân Cú cũng không nhận mình là một người thành công. Nhưng ít ra, trong xã hội này mình đã “may mắn” hơn rất nhiều người.
– “May mắn” ở đây không phải là được sinh ra trong một gia đình trâm anh thế phiệt
– Cũng không phải được thừa hưởng trí thông minh xuất chúng
– Hay là được thừa hưởng khối gia tài kếch xù để lập nghiệp
Mà là Cú gặp được nhiều người “Thầy” tốt và giúp Cú nhận thức đúng đắn những điều mình cần làm. Xác định được mục tiêu cần đạt được trong cuộc sống.
Ở bất cứ độ tuổi nào cũng vậy, chỉ cần sống có mục tiêu, biết nỗ lực phấn đấu thì sẽ được hưởng trái ngọt. Vì vậy, Cú hy vọng anh em cũng nhận được sự “may mắn” đó như Cú:
Bất kể ở độ tuổi nào chúng ta cũng cần sống có mục tiêu. Dù là tuổi 20, 30 hay 40 chúng ta vẫn có quyền được sống hết mình. Sẽ thật tự hào và đáng khen nếu chúng ta ở độ tuổi đôi mươi nhưng đã có 1 ý chí sắt đá. Quyết tâm chinh phục ước mơ để sống một cuộc sống giá trị hơn mỗi ngày.
Nhưng nếu đã ngoài 30, 40 tuổi thì cũng đừng cảm thấy quá muộn để bắt đầu mà tuyệt vọng. Thay vì đó, hãy bù đắp cho những tháng ngày sống không mục tiêu. Bằng việc ngay bây giờ bắt tay vào xây dựng lại kế hoạch cho cuộc đời.
Một câu nói của William Shakespeare mà Cú rất ấn tượng đó là “Mọi việc trở nên tốt đẹp hơn hay tồi tệ đi đều bắt nguồn từ suy nghĩ của bạn”.
– Nếu chúng ta suy nghĩ mình cần thành công, ta sẽ nỗ lực để thành công.
– Nếu chúng ta suy nghĩ chưa bao giờ là trễ để bắt đầu, thì thời gian sẽ cho ta làm lại từ đầu.
– Nếu chúng ta nghĩ mình cần phải sống ý nghĩa hơn, tự khắc ta sẽ làm điều ý nghĩa.
Tương lai chính là kết quả của những nhận thức và hành động ở hiện tại. Nếu chúng ta sớm nhận thức được những mục tiêu cần đạt được, hành động cần làm, đi đúng hướng. Sống đúng cách thì tương lai sẽ bớt vất vả hơn rất nhiều.
Ngược lại, nếu sống buông thả, ham chơi, không có định hướng thì tương lai sẽ phải chịu trách nhiệm cho chính những gì chúng ta làm trong quá khứ.
Vì vậy, để tuổi 30 không bất lực vì tuổi 20, tuổi 40 không cảm thấy vô dụng vì tuổi 30. Ngay từ bây giờ chúng hay hãy lên kế hoạch cuộc đời và mục tiêu tài chính.
Để sớm có thể tự do tài chính, chúng ta cần tìm cách gia tăng thu nhập của mình. Chúng ta có thể lựa chọn phương pháp đầu tư phù hợp với tình hình tài chính. Một số người lựa chọn đầu tư trực tiếp cổ phiếu, trái phiếu. Nhưng đấy là với những anh em đã có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn.
Còn với anh em mới tìm hiểu và lo sợ rủi ro, có thể chọn đầu tư tích sản trên SStock. Đầu tư tích sản sẽ phù hợp với anh em muốn sinh lời từ khoản tiền nhàn rỗi. Nhưng không biết đầu tư vốn như thế nào cho hợp lý.
Với việc đầu tư tích sản, anh em sẽ chuẩn bị được quỹ hưu trí, quỹ bảo đảm,… Anh em có thể chủ động trong bất kỳ tình huống nào, kể cả khi gặp rủi ro. Loại đầu tư này, phù hợp với anh em lo sợ đầu tư chứng khoán mà thiếu kiến thức. Hay sợ thua lỗ, gặp phải lừa đảo. Hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng thì lãi suất thấp, và số vốn để bắt đầu cũng không cần quá nhiều.
Với hai hình thức đầu tư như sau:
Ví dụ: Người nắm giữ cổ phiếu (CP)
- Hiện nay: nắm giữ CP dài hạn để hưởng lãi suất kép: Giá cổ phiếu tăng trong dài hạn + Cổ tức hàng năm
- Khi có SStock, Lãi kép nhân đôi: Nhà đầu tư (NĐT) sử dụng CP để hợp tác đầu tư và SStock trả lợi nhuận = CP
Chẳng hạn, chúng ta hợp tác đầu tư 10,000 cổ phiếu HPG; cuối năm nhận về 10,500 cổ phiếu HPG. (mức lợi nhuận 5%)
NĐT hưởng lợi từ Số cổ phiếu tăng thêm + Giá CP tăng + Cổ tức hàng năm
Ví dụ NĐT nắm giữ nhiều tiền mặt, hoặc có dòng tiền đều hàng tháng muốn đầu tư an toàn, lợi nhuận hấp dẫn:
- Hiện nay: Đi gửi tiền LS không hấp dẫn, mua Trái phiếu không đủ thông tin…
- Khi có SStock: Hợp tác đầu tư an toàn LS cao hơn tiền gửi 3%- 4%/năm
Khi đầu tư, thay vì anh em chỉ giữ im cổ phiếu trong danh mục, chờ ngày thị trường về bờ. Anh em có thể dùng chúng để đầu tư và hưởng thêm % lợi nhuận. Từ việc lựa chọn hợp tác đầu tư cùng SStock bằng số cổ phiếu mình đang nắm giữ.
Thời gian sẽ không chờ đợi ai cả, vậy nên hãy sớm xác định mục tiêu. Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp với bản thân. Từ đó mà anh em sẽ có ccơ hội phát triển, không bị vướng bận bởi áp lực tài chính.
Đây là những quan điểm, góc nhìn của Cú về cuộc sống. Sẽ có người cảm thấy đúng, cũng có người cảm thấy chưa hợp lý. Vì vậy nhớ comment chia sẻ quan điểm cá nhân của anh em để chúng ta cùng trao đổi nhé!
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Cú về chủ đề“Tự do tài chính từ sớm có thực sự cần thiết”. Chúng ta tự do tài chính ngay từ sớm sẽ khiến cuộc sống sau này an nhàn hơn. Tự do tài chính sẽ không làm chúng ta bỏ lỡ đi nhiều cơ hội. Trong quá trình đó, hãy biết cách gia tăng thêm tài sản của mình.
Hy vọng thông qua những lời chia sẻ của Cú sẽ giúp anh em sớm xác định được mục tiêu của bản thân. Lập kế hoạch quản lý tài chính để tránh rơi vào những sai lầm không đáng có. Và không để tài chính ảnh hưởng đến tương lai của anh em.
Đây là những quan điểm, góc nhìn của Cú về cuộc sống. Sẽ có người cảm thấy đúng, cũng có người cảm thấy chưa hợp lý. Mong là anh em sẽ đón nhận những chia sẻ này một cách khách quan.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách quản lý tài chính cá nhân, đầu tư chứng khoán. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân như:
>>Con gái không phải lo lắng việc xây dựng tài chính. Đúng hay sai?
>>18 tuổi làm gì để sớm tự do tài chính?
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
3 Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969