cuthongthai logo
  • Cú Làm Gì

      Mục tiêu:

      Công ty Quản Lý Tài Sản Cú Thông Thái chính là người hùng bảo vệ túi tiền của anh em trong thị trường chứng khoán đầy thách thức! Với đội ngũ chuyên gia cứng cựa sở hữu 20 năm kinh nghiệm, theo đuổi triết lý đầu tư giá trị đỉnh cao của huyền thoại Warren Buffett, Cú Thông Thái quản lý tài sản của Cú và các cổ đông một cách đỉnh của chóp – vừa hiệu quả vượt trội, vừa an toàn như gửi vàng. Cùng Cú đầu tư, anh em chỉ cần thư giãn và chờ ngày tài khoản nở hoa!

      Chuyên gia trong việc
      • Lập kế hoạch Tài chính dài hạn
      • Mua giá tốt Bán giá hời
      • Đầu tư SStock
      Các kênh của Cú
      • Youtube Cú
      • Fanpage Cú
      • Tiktok Cú
      • Spotify Cú
      • Liên hệ Cú
  • Chứng Khoán Hôm Nay
      CHỨNG KHOÁN CÓ GÌ MỚI
      • Mã dẫn sóng
      • Mã tăng mạnh nhất
      • Mã nhiều người hóng
      • Trợ lý săn tin Nóng 24/7
      THỊ TRƯỜNG CÓ GÌ HAY
      • VNINDEX đi về đâu
      • Vốn hoá lớn nhất
      • Sắp niêm yết
      • Giá Vàng Đi Về Đâu
      • Bất Động Sản Thế Nào
      • Meme Vui Cười Lên
      HỐT MÃ NÀO HOT
      • Cổ phiếu AI
      • Cổ Phiếu Penny
      • Cổ phiếu tăng trưởng
      • Cổ tức cao
      • Cổ Phiếu Công Nghệ
      • Phòng thủ khi suy thoái
      BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU
      • Mở Tài Khoản Chứng Khoán
      • Mua Chứng chỉ quỹ ETF
      • Đầu tư Quỹ Mở
      • Review các Quỹ
      • Review App Chứng khoán
  • Hướng Dẫn Đầu Tư
      ĐẦU TƯ VỠ LÒNG
      • Cách đầu tư chứng khoán
      • Cách đầu tư Quỹ ETF
      • Cách đầu tư Quỹ mở
      • Cách đầu tư Quỹ Hưu Trí
      • Khoá học chứng khoán
      • Từ Điển Đầu Tư
      ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
      • Phân Tích Cơ Bản
      • Đọc Báo Cáo Tài Chính
      • Phân Tích Kỹ thuật
      • Chứng Khoán Phái Sinh
      • Danh Mục Đầu Tư
      • Cảm Xúc Đầu Tư
      CHUYÊN GIA PHÂN TÍCH
      • Hiểu Sóng Kinh Tế Vĩ Mô
      • Gian Lận Tài Chính
      • Định Giá Cổ Phiếu
      • Định Giá Trái Phiếu
      • Cổ Phiếu Ngân Hàng
      • Cổ Phiếu Bất Động Sản
      HUYỀN THOẠI ĐẦU TƯ
      • Warren Buffett Thư cổ đông
      • Howard Mark Bản ghi nhớ
      • IPO và Niêm yết Công ty
      • Quản Lý Tài Sản Gia Tộc
      • Tỷ phú Việt Nam
      • Tỷ phú Thế giới
  • Tự Do Tài Chính
      BAO NHIÊU LÀ ĐỦ
      • 7 Cấp độ sức khoẻ Tài chính
      • Sống hôm nay Lo ngày mai
      • Tạm đủ sống
      • Dễ thở và có chút Dư dả
      • Ổn định Tài chính
      • Linh hoạt Tài chính
      • Tự do tài chính
      • Huyền thoại tài chính
      KIẾM TIỀN GIỮ TIỀN
      • Kiếm nhiều tiền hơn
      • Chi tiêu ít lại
      • Quản Lý Tài Sản
      • Review App Quản lý tiền
      • Khi nào nghỉ hưu
      • Bảo hiểm sức khoẻ
      • Bảo hiểm nhân thọ
      HỌC KỸ NĂNG
      • Học AI
      • Tư duy phản biện
      • Thu nhập thụ động
      • Nghề HOT 10 năm tới
      • Khởi nghiệp
      THUẾ CÁ NHÂN
      • Thuế thu nhập Cá nhân
      • Thuế đầu tư
      • Thuế chuyển nhượng tài sản
      • Thuế thừa kế
      • App Etax Thuế
  • Nợ Xấu Nợ Tốt
      NỢ SAO CHO ĐÚNG
      • Nợ xấu và Nợ tốt
      • Chiến lược trả nợ
      • Khi nào nên vay nợ
      • Khi nào không nên vay
      • Cách vay được nhiều
      NỢ TIÊU DÙNG
      • Nợ thẻ tín dụng
      • Nợ vay tiêu dùng
      • Review Nợ vay tiêu dùng
      • Review Thẻ tín dụng
      NỢ MUA NHÀ
      • Cách Vay mua nhà
      • Vay mua nhà ở đâu rẻ
      • Lãi suất vay mua nhà
      • Review Vay mua nhà
      VỠ NỢ
      • Bẫy nợ
      • Trả Nợ

18 Tuổi Làm Gì Để Sớm Tự Do Tài Chính?

Cú Thông Thái06/02/2023 0 Comment 400

Cú có nhận được câu hỏi của một bạn: “Em 18 tuổi, muốn năm 20 tuổi tự do tài chính thì nên đầu tư như thế nào hả anh Cú?”

Đọc xong câu hỏi, trong đầu Cú lúc đó nghĩ ngay đến 3 phương án có thể giúp chúng ta tự do tài chính chỉ sau 2 năm:

– Một là phải sinh ra ở vạch đích, bố mẹ cực giàu, tài sản rủng rỉnh và là người thừa hưởng hết khối tài sản đó mà không cần làm gì.

– Hai là lấy vợ/chồng giàu để đổi đổi đời sau 2 năm.

– Ba là thiên hạ hay có câu cách đổi đời nhanh nhất là đánh bạc. “ Một mất một còn”, được ăn  cả ngã về không.

Vì nếu đã không sinh ra ở vạch đích, 3 cách sau có thể giúp chúng ta tự do tài chính sau 2 năm. Nhưng Cú thấy rất hiếm ai thành công nhờ cách đó. Không thể nói rằng chi tiêu thoải mái cho hiện tại là đủ đạt tự do tài chính. Còn tương lai tới đâu hay đó, đúng không?

Cú lại không nghĩ đó là tự do tài chính. Mà chỉ là nhất thời, là 1 trong 1001 giai đoạn thăng trầm trong cuộc đời chúng ta. Bởi vậy mới nói, ý thức thôi chưa hẳn là đủ. Chúng ta cần cắt nghĩa được tự do tài chính là gì trước. Thì mới có được hành động đúng đắn. Bài viết hôm nay Cú sẽ cùng anh em thảo luận về chủ đề này nhé.

Phần 1. Tự do tài chính vẫn luôn là câu chuyện đường dài và cần có kế hoạch

1.1 Tự do tài tài chính là gì?

Liệu rằng đã có ai trong chúng ta ý thức được việc có mục tiêu tài chính từ sớm chưa? Nhất là các bạn sinh viên hay người mới đi làm. Với mong muốn được tự do tài chính từ sớm thì chúng ta nên có mục tiêu từ bây giờ. 

Có lẽ vì vậy mà từ khóa “Tự do tài chính” được tìm kiếm khá nhiều thời gian gần đây. Tự do tài chính cũng là mục đích hướng đến của nhiều người. Nhưng chúng ta thực sự đã hiểu bản chất của: “Tự do tài chính là gì?”

tu-do-tai-chinh-la-gi
Tự do tài chính là gì?

Lần trước, Cú có một bài post trên Fanpage về định nghĩa tự do tài chính của mọi người là như thế nào:

– “Tự do tài chính với mình là không còn lệ thuộc vào đồng tiền. Có thể làm những việc yêu thích. Có thể tự vẽ ra bức tranh cuộc đời theo cách mình thích nhất.”

– “Dòng tiền về đều mỗi tháng và không phải suy nghĩ gì”.

– “Thất nghiệp 1, 2 năm không ăn bám ai mà vẫn sống đc là tự do tài chính”.

– “Khi dòng tiền thụ động đủ để chi trả cho các hoá đơn trong cuộc sống một cách thoải mái. Không bị ràng buộc hay đắn đo. Bên cạnh đó dòng tiền từ công việc chính không cần sử dụng đến nữa dùng cho tích luỹ hoặc đầu tư vào các hạng mục khác”.

Nhưng cũng có những định nghĩa vô cùng ngắn gọn, cô đọng như:

– “Giàu”.

– “Nghỉ hưu sớm”.

– “24/7 tiền chuyển vào tài khoản”

– “Là có tiền để uống sinh tố đá mỗi ngày ạaaa”.

Vô vàn định nghĩa về tự do tài chính, phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu của mỗi người. Nhưng chung quy lại có phải là chữ “tiền”. Và tự do tài chính là trạng thái nguồn tiền đủ để chi trả cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Như sinh hoạt cơ bản, giải trí, sở thích riêng của mỗi người… Việc đưa ra các quyết định tài chính không bị chi phối bởi tiền.

tu-do-tai-chinh
Cuộc sống thảnh thơi khi tự do tài chính

Hoặc chúng ta có thể hiểu đơn giản, tự do tài chính là “đủ” về tiền bạc và tài sản để sinh sống thoải mái, theo nhu cầu mỗi người. Mà không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ai hay phụ thuộc người nào. Để đạt được tự do tài chính, chúng ta sẽ cần có nguồn thu lớn hơn khoản chi.

1.2 Tự do tài chính cần bao nhiêu tiền?

Tự do tài chính không hẳn là giàu có, sở hữu biệt thự nghìn tỷ hay xe sang. Mà là sự cân đối chi tiêu và thu nhập luôn trong ngưỡng an toàn (Thu nhập lớn hơn chi tiêu). Tài chính đạt đến mức chúng ta có thể chi tiêu thoải mái, xử lý được tất cả những tình huống, vấn đề trong cuộc sống mà không cần vay mượn,…. 

Nhưng, để đạt được tự do tài chính thì cần bao nhiêu tiền?

Không có 1 con số cụ thể là mốc chung cho tất cả chúng ta về tự do tài chính. Bởi nhu cầu của mỗi người là khác nhau, có người có nhu cầu rất lớn. Nhưng cũng có không ít người chẳng chi tiêu gì mấy. Chúng ta cần xác định được nhu cầu của bản thân để lên kế hoạch tài chính. Từ đó tính toán nguồn thu, khoản tiền tiết kiệm cần có đủ để cuộc sống dư giả, thoải mái.

can-bao-nhieu-tien-de-tu-do-tai-chinh
Cần bao nhiêu tiền mới là tự do tài chính

Nhưng muốn tạo ra tiền, tạo ra của cải, ra tài chính vững chắc để đi đến tự do thì cần gì?

Trước khi muốn tự do tài chính thì chúng ta cần đáp ứng được các nhu cầu căn bản như:

  • Chi phí cho chi tiêu cần thiết cho các hoạt động sinh sống, ăn uống, nhà ở… 
  • Chi phí cho giải trí, các mối quan hệ bạn bè, người thân: Chi phí cưới hỏi, ma chay, thăm người ốm, cafe giao lưu bạn bè, sinh nhật…
  • Chi phí cho dự phòng cho ốm đau, bệnh tật, trường hợp bất ngờ xảy ra.
  • Chi phí cho sở thích cá nhân, phát triển bản thân.
  • Chi phí vốn cho đầu tư tích lũy. Để làm gì? Để vừa đa dạng hóa thu nhập, vừa tạo ra nền tảng tài chính cho tương lai…..

Vậy nên chúng ta cần thống kê tài sản, tài chính hiện tại trước. Để trả lời cho câu hỏi “Tình hình tài chính hiện tại của chúng ta đang ở đâu?”. Để biết được bản thân đang ở vị trí nào, nên bắt đầu từ đâu, cần làm gì,… Từ đó xây dựng kế hoạch và mục tiêu tự do tài chính cho bản thân.

Phần 2: Kế hoạch xây dựng tự do tài chính phù hợp

2.1. Các bước xây dựng kế hoạch tự do tài chính

Sau khi đã tự thống kê tình hình tài chính của bản thân, cũng như xác định được các nhu cầu chi tiêu. Chúng ta cần có sự phân bổ tài chính cho chi tiêu hay còn gọi là tài chính cá nhân. Để giải quyết cho vấn đề “Cần lập kế hoạch như thế nào để có lộ trình đạt được tự do tài chính”. 

Chúng ta cần đặt ra một số câu hỏi, ví dụ như:

+ Bao nhiêu % cho chi phí trả nợ? 

+ Bao nhiêu % cho chi phí sinh hoạt, vui chơi?

+ Bao nhiêu % cho học tập? 

+ Rồi bao nhiêu % cho quỹ tiết kiệm hưu trí, quỹ bảo đảm, quỹ đầu tư,…? 

Sau khi đã đặt ra các câu hỏi cho bản thân, hãy trả lời những câu hỏi đó bằng cách lên kế hoạch chi tiết. Ví dụ:

+ 55% cho các khoản phí. Nợ không được vượt quá 30%

+ 10% cho các hoạt động vui chơi, hiếu hỉ, tang lễ,…

+ 15% cho quỹ học tập, rèn luyện các kĩ năng để nâng cao bản thân

+ 20% cho quỹ hưu trí, đầu tư

quan-ly-chi-tieu
Quản lý chi tiêu & lập kế hoạch tự do tài chính

Gần đây Cú mới gặp lại một người bạn lâu năm, ngày xưa cũng thuộc dạng top trường. Bạn ấy là một trong những nhà giàu nhất của trường. Hồi ấy nhìn nó vừa ngưỡng mộ, vừa tủi thân. Nhìn nó chả phải lo nghĩ gì về tài chính. Tiền bố mẹ cho tiêu hàng ngày, chắc phải bằng một tháng lương bố mẹ Cú làm thời ấy. Ăn ngon, mặc đẹp, tiền tiêu không hết.

Bẵng đi một thời gian,  gặp lại thấy bạn tiều tụy hơn xưa. Không còn dáng vẻ bóng bẩy, đủng đỉnh ngày nào. Hóa ra nhà bạn ấy kinh doanh thua lỗ, đã phá sản từ lâu. Do được chiều từ nhỏ, lại quen với việc dùng tiền của bố mẹ, chi tiêu phóng khoáng, không có kế hoạch. Có đến đâu là tiêu hết đến đó, thậm chí còn vay nợ. Đến giờ thì nợ đè dầu, không trả nổi.

Thế mới thấy, kể cả bạn có nhiều tiền đến mấy, mà chỉ lo ăn không lo làm thì cũng có lúc cạn. Câu chuyện về người bạn của Cú là bài học xương máu.

Nhận ra điều này và biết cách xây dựng kế hoạch tài chính, tự do tài chính càng sớm bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu.

xay-dung-ke-hoach-tu-do-tai-chinh
Xây dựng kế hoạch tự do tài chính từ sớm

Để có thể tự do, độc lập tài chính từ sớm, chúng ta cần nắm vững các bước sau:

– Bước 1: Xác định tâm thế tích cực với tiền và tự do tài chính

Như Cú đã nói ở phần trước, tự do tài chính không phải kiếm ra thật nhiều tiền hay có thật nhiều tài sản. Chúng ta hoàn toàn có thể hạnh phúc khi biết “đủ” với khoản tiền phù hợp với sự tự do của bản thân. 

Hãy xác định rõ tính chất và coi tiền như người bạn đồng hành. Để từ đó thực hiện những mong muốn của bản thân mà không phải băn khoăn, vướng bận. Đừng để áp lực kiếm tiền dẫn đến sự thiếu hụt quan tâm tới chính mình và gia đình chúng ta. Khi đó, ta sẽ trở thành “nô lệ” của tiền. 

– Bước 2: Nắm rõ tình hình tài chính cá nhân hiện tại

Chúng ta cần xác định trạng thái tài chính cá nhân, để cái nhìn tổng quan hơn và biết mình đang bắt đầu ở trạng thái nào. 

Ví dụ, lấy một cuốn sổ hoặc mở một bảng tính trên máy tính và thử liệt kê ra các khoản chi tiêu cơ bản. Các khoản chi tiêu dự kiến theo mong muốn và cả các khoản nợ (ngân hàng, người thân, bạn bè hay bất kỳ tổ chức tín dụng nào) nếu có.   

Chúng ta cũng cần thường xuyên tìm hiểu, học hỏi và cập nhật các thông tin tài chính. Kiến thức tài chính cơ bản sẽ giúp chúng ta có các quyết định đứng đắn.

– Bước 3: Ghi chép và theo dõi tình hình tài chính cá nhân

Với thu nhập cá nhân, hãy lập 1 bảng tính. Và ghi nhận tất cả các khoản tiền chúng ta kiếm được từ công việc chính, các công việc làm thêm hay từ các khoản đầu tư…

Với các khoản chi tiêu, chúng ta ghi chép các thông tin cơ bản như: nội dung khoản chi tiêu – thời gian chi – số tiền chi thực tế. Sau đó, xếp các khoản sao cho phù hợp nhất. Cũng đừng bỏ qua bất kỳ khoản phát sinh nào dù là nhỏ nhất.

Mỗi người đều nên có cho mình bảng cân đối thu chi hàng tháng – quý – năm. Và nhìn rõ hơn các khoản thu – chi – tích lũy – đầu tư của mình. Điều này giúp việc quản lý và lập kế hoạch tự do tài chính dễ dàng hơn khi có các con số như mức chi tiêu tối thiểu, mức chi tiêu tiêu chuẩn để đánh giá. 

– Bước 4: Lập mục tiêu, kế hoạch cho tự do tài chính

Sau khi ghi chép và theo dõi, dựa vào thu nhập và chi tiêu, chúng ta cần tính ra những con số mục tiêu cụ thể: 

+cần bao nhiêu để chi tiêu hàng ngày

+cần bao nhiêu tiền cho tài khoản tiết kiệm – đầu tư

+ dự định sẽ đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe vào thời điểm nào. 

muc-tieu-tai-chinh
Lập mục tiêu kế hoạch tài chính

Nhớ rằng, hãy đều đặn kiểm tra lại các cột mốc tài chính, tình hình thu nhập, chi tiêu để điều chỉnh kế hoạch đạt được các mục tiêu đã đề ra.

– Bước 5: Duy trì mức sống tối thiểu

Chúng ta chỉ duy trì các khoản chi phí cơ bản, tối thiểu như: tiền ăn, tiền điện, tiền nước, tiền nhà hay các khoản học phí. Hạn chế tối đa việc chi các khoản phí không đáng có. 

Đề duy trì mức sống tối thiểu, chúng ta nên áp dụng một lối sống tối giản hay giảm bớt lượng đồ tích trữ trong nhiều năm. Lược bỏ bớt các khoản chi không đáng có, hoặc không quá cần thiết. 

Ví dụ như: bạn có thể làm đẹp cho bản thân vào thời điểm thích hợp, phù hợp với tài chính cá nhân. Không nhất thiết cứ phải mua bằng được món đồ vượt quá khả năng chi tiêu của mình. Hay thậm chí đi vay mượn chỉ để thỏa mãn sở thích của mình.

– Bước 6: Xây dựng các tài khoản riêng cho các khoản tích lũy, đầu tư

Đối với các khoản tích lũy và đầu tư, hãy tách các khoản này với khoản chi tiêu hàng ngày. Chúng ta nên đầu tư bằng khoản tiền nhàn rỗi, để không bị ảnh hưởng hay lẫn lộn với các khoản chi tiêu căn bản.

– Bước 7: Tự động hóa việc tích lũy

Mỗi tháng, chúng ta có thể dành ra 500 – 1 triệu, thậm chí là từ 10k, 50k cho vào khoản tiết kiệm, hay đầu tư tích lũy (có thể tìm hiểu và đầu tư chứng chỉ quỹ, ETF,..). Như một thói quen hàng tháng, và tạm “quên” khoản tiền này đi. 

Thói quen này, sẽ tạo ra cho chúng ta một tài khoản tiết kiệm riêng. Chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp như khi có tai nạn bất ngờ. Hay người thân nhập viện, các khoản phí “từ trên trời rơi xuống” khác.

– Bước 8: Xóa nợ

Trong cuộc sống thì nợ có cả nợ tốt và nợ xấu. Tuy vậy việc kéo dài các khoản nợ sẽ hạn chế chúng ta tiến tới tự do tài chính. Vì thế, khi nắm rõ các khoản nợ của mình, cần lên kế hoạch để “xóa” các khoản nợ này theo thứ tự hợp lý và phù hợp với các khoản thu nhập, chi tiêu cá nhân. 

Chúng ta hãy ưu tiên các khoản nợ có lãi suất hoặc lãi suất cao trước, như nợ cá nhân, nợ tiền mua xe, nợ thẻ tín dụng tại ngân hàng. 

Với các khoản nợ từ người thân, bạn bè, hãy trao đổi rõ với họ về lộ trình trả nợ và dự kiến khoảng thời gian có thể trả. Ngay khi lộ trình trả nợ được đặt ra và thảo luận, chúng ta có thể tạm “thoải mái” hơn trên hành trình xóa nợ. 

– Bước 9: Tạo thêm các nguồn thu nhập thụ động

Xây dựng kế hoạch tài chính từ sớm và phù hợp với bản thân. 

2.2. Xây dựng tài chính từ khi còn trẻ

xay-dung-tai-chinh-tu-som
Xây dựng tài chính từ khi còn trẻ

Sau khi có kế hoạch chi tiêu, để đạt tự do tài chính, chúng ta cần làm thêm 1 kế hoạch đầu tư để tạo ra những nguồn thu nhập thụ động.

Bên cạnh nguồn thu nhập từ công việc chính, chúng ta có thể đa dạng nguồn thu bằng cách đầu tư bằng nguồn tiền nhàn rỗi. Hay tạo ra các sản phẩm sinh lời của mình một cách “tăng thu” hiệu quả. 

Các nguồn thu nhập thụ động sẽ giúp “tiền đẻ ra tiền” và là nguồn hỗ trợ cuộc sống của chúng ta. Đến giai đoạn nghỉ hưu, dưỡng già mà không phải vướng bận, đau đầu về tài chính. Vây nên, hãy sớm đi đến FIRE (thời điểm nghỉ hưu mà không vướng bận chuyện tiền nong) và đạt được tự do tài chính từ khi còn trẻ.

Trong đó, đầu tư là một phương pháp gia tăng tài sản có hiệu quả rõ rệt. Được kiểm chứng qua nhiều ví dụ về các nhà đầu tư thành công như Warren Buffett. 

Có 4 hình thức đầu tư phổ biến:

  • Đầu tư vàng
  • Đầu tư bất động sản 
  • Đầu tư chứng khoán
  • Gửi tiền tiết kiệm

Mỗi hình thức đầu tư đều có điều kiện, lãi suất và những rủi ro riêng.  Anh em có thể tham khảo bảng so sánh này của Cú để lựa chọn kênh đầu tư phù hợp với bản thân nhé.

phan-bo-danh-muc-dau-tu
Nên phân bổ danh mục đầu tư như thế nào?

Là nhà đầu tư “mới” trên hành trình tự do tài chính sẽ cần tự mình học hỏi và tìm hiểu các hình thức phù hợp nhất với tình hình tài chính cá nhân.

Dù có kiếm tiền chăm chỉ đến bao nhiêu nhưng nếu chúng ta không biết cách “tiền sinh lời ra tiền”, mãi mãi chỉ 1 nguồn thu nhập thì rất khó có thể đạt được tự do tài chính. Vì vậy, tìm hiểu một vài kênh đầu tư, học hỏi, trải nghiệm, tích lũy để có thể kiếm tiền từ chúng sẽ rất có ích.

tai-chinh-ca-nhan
Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân từ khi còn trẻ

Cuối cùng là cần một kế hoạch và lộ trình hành động. Chỉ có hành động mới mang lại kết quả, vì vậy, sau khi đã có đầy đủ kế hoạch, công cụ, thì phải thực hiện. Càng sớm càng tốt để biết mình sai ở đâu, đúng ở đâu, điều chỉnh ở đâu,…

tu-do-tai-chinh
Tự do tài chính từ sớm sẽ giúp bạn an nhàn tuổi già

Tự do tài chính là một câu chuyện đường dài, không phải 1 sớm một chiều. 2 năm để đạt được trừ khi chúng ta sinh ra ở vạch đích và được hưởng khối tài sản kếch xù từ gia đình mà không cần phải làm gì.

Còn không, 2 năm, với Cú, đó chỉ là khoảng thời gian đủ chúng ta tự do về mặt nhận thức, biết bản thân cần làm gì, nên làm gì.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Cú về chủ đề “18 Tuổi Làm Gì Để Sớm Tự Do Tài Chính?”.  Chúng ta nên lập cho mình kế hoạch tài chính ngay từ bây giờ. Thời gian là vàng là bạc, còn trẻ là một lợi thế về mọi mặt. Vậy nên hãy biết cách tận dụng nó, để sau này an hưởng tuổi già. Và hãy nhớ rằng, cái gì cũng cần có thời gian, nên không thể quá vội vàng.

Hy vọng thông qua những chia sẻ trên, anh em có thể hình dung việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân khá dễ dàng. Không nên do dự nữa, mà hãy hành động ngay hôm nay nhé!

Bài viết trên hoàn toàn là quan điểm cá nhân của Cú, mong là anh em sẽ đón nhận những chia sẻ này một cách khách quan.

Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính. Kênh Youtube của Cú

kenh-youtube-cua-Cu
Kênh Youtube của Cú

Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:

>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu

>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)

Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.

Các kênh thông tin của Cú

Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:

| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/

| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA

| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai

| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/

| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V

| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969

Related posts:
  1. Làm Thế Nào Để Tự Do Tài Chính Từ Khi Còn Trẻ?
  2. Đừng nói mình nghèo khi chưa biết quản lý tài chính
  3. 3 Cách Giúp Bạn Thoát Khỏi Áp Lực Tài Chính
  4. Quản Lý Tiền Bạc Như Thế Nào Để Đạt Được Tự Do Tài Chính?
Tag: Kế hoạch tự do tài chính, Mục tiêu tài chính, Mục tiêu tài chính cá nhân, Tự do tài chính, Xây dựng tài chính
No comments yet! You be the first to comment.

Để lại một bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

MỤC LỤC

  1. Phần 1. Tự do tài chính vẫn luôn là câu chuyện đường dài và cần có kế hoạch
    1. 1.1 Tự do tài tài chính là gì?
    2. 1.2 Tự do tài chính cần bao nhiêu tiền?
  2. Phần 2: Kế hoạch xây dựng tự do tài chính phù hợp
    1. 2.1. Các bước xây dựng kế hoạch tự do tài chính
    2. 2.2. Xây dựng tài chính từ khi còn trẻ
  3. Kết luận
  4. Các kênh thông tin của Cú
cuthongthai logo

CTCP Tập đoàn Quản Lý
Tài Sản Cú Thông Thái

Địa Chỉ: Tầng 6, Số 8A ngõ 41 Đông Tác, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Thông tin doanh nghiệp

  • Mã số DN/MST : 0109642372
  • Hotline: 0383 371 352
  • Email: [email protected]

@ Bản quyền thuộc về Cú Thông Thái

Điều khoản sử dụng

Zalo: 0383371352 Facebook Messenger