Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Dễ hiểu nhất cho nhà đầu tư chứng khoán
Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua đối với doanh nghiệp. Không chỉ có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước. Mà còn giúp thực hiện phân phối thu nhập và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào các tổ chức kinh doanh có thu nhập. Nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản xuất, kinh doanh có thu nhập. Góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa của thuế thu nhập doanh nghiệp? Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?… Những thắc mắc này sẽ được Cú giải đáp cho anh em trong bài viết dưới đây.
1. Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu trên thu nhập của các cơ sở kinh doanh. Để động viên một phần thu nhập của họ vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra, nhà nước cũng có thể sử dụng loại thuế này để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua việc động viên công bằng giữa các thành phần kinh tế. Khuyến khích ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Tên gọi là thuế TNDN nhưng loại thuế này cũng áp dụng đối với thu nhập cá nhân. Hay các cơ sở kinh doanh không thành lập theo luật doanh nghiệp. Và phần thu nhập chịu thuế là phần thu nhập còn lại sau khi đã khấu trừ các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh.
Ở các nước, tên gọi của luật thuế này có thể khác nhau. Như luật thuế thu nhập công ty, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế lợi tức… Nhưng bản chất là tương đối giống nhau. Có quốc gia quy định loại thuế này trong một luật riêng. Có quốc gia khác lại quy định chung một bộ luật với thuế thu nhập cá nhân. Vì họ cho rằng hai loại thuế đánh trên thu nhập này có quan hệ mật thiết với nhau. Nên việc quy định trong cùng một văn bản thì sẽ dễ tiếp cận hơn.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Hãy cùng Cú tìm hiểu ở phần dưới đây.
1.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Hiện nay, chưa có văn bản nào được ban hành chính thức định nghĩa về loại thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở pháp lý và quy định về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể hiểu như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, đánh vào doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có mức thu nhập phải chịu thuế. Bao gồm từ hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất, hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ. Và những thu nhập khác của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Hiểu một cách đơn giản:
“Thuế thu nhâp doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập của doanh nghiệp. Sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế”
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế đánh trực tiếp lên thu nhập của một tổ chức, một pháp nhân.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp thu trên thu nhập của doanh nghiệp. Sau khi đã trừ những chi phí để tạo ra thu nhập trong kỳ tính thuế. Như vậy doanh nghiệp chỉ khi có lãi mới phải nộp thuế TNDN.
- Thuế TNDN điều chỉnh đối với các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Và cả các doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
- Chính sách ưu đãi thuế TNDN nhằm thu hút đầu tư vào vùng khó khăn. Khuyến khích phát triển các lĩnh vực nhất định. Khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ và vùng. Đồng thời tạo cơ chế cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài.
Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam. Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy đầu tư. Hướng tới mục tiêu, kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước. Vì vậy, thúc đẩy và thu hút đầu tư trở thành yêu cầu cấp thiết đối với pháp luật thuế TNDN. Yêu cầu này đã được thể hiện một cách rõ nét qua các quy định của pháp luật thuế TNDN.
1.2 Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp). Bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thực hiện nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh ở trong và ngoài Việt Nam.
- Doanh nghiệp nước ngoài có sơ sở thường trú tại Việt Nam. Nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam. Liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó và thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Thực hiện nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Lưu ý: Định nghĩa “Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài”
Cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí. Mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam.
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.
- Cơ sở cung cấp dịch vụ. Bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác.
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài.
Đại diện tại Việt Nam là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài. Hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
1.3 Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Là loại thuế thu nhập nên thuế TNDN mang đầy đủ đặc điểm của thuế thu nhập thông thường. Các đặc điểm bao gồm:
Thuế thu nhập có đối tượng đánh thuế là thu nhập.
Trong hệ thống thuế ở các nước, có nhiều loại thuế khác nhau. Có đối tượng tính thuế, đối tượng nộp thuế khác nhau. Nhưng cuối cùng thì bất kỳ loại thuế nào cũng đều lấy từ thu nhập của người dân trong xã hội để tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, không phải loại thuế nào cũng là thuế thu nhập.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu.
Thuế trực thu là loại thuế mà người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Người nộp thuế không thể chuyển nghĩa vụ thuế cho các đối tượng khác.
Ngoài mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nó còn có mục tiêu điều tiết kinh tế. Điều hoà thu nhập xã hội nên thường gắn liền với chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Bởi vậy, pháp luật thuế thu nhập ở các nước thường quy định về chế độ ưu đãi, miễn, giảm thuế. Nhằm đảm bảo chức năng khuyến khích của thuế thu nhập. Hoặc thực hiện việc áp dụng đánh thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với một số khoản thu nhập chịu thuế để thực hiện các mục tiêu điều tiết.
Thuế thu nhập là một loại thuế phức tạp, có tính ổn định không cao.
Việc quản lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn. Chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các thuế khác. Đối với thuế thu nhập, ngoài việc xác định các khoản thu nhập chịu thuế, nguồn gốc thu nhập. Còn phải xác định địa điểm phát sinh thu nhập, thời hạn cư trú của chủ sở hữu thu nhập, tính ổn định của thu nhập… Trong phần xác định thu nhập chịu thuế, phải xác định được các khoản khấu trừ hợp lý. Trên cơ sở đó tiến hành khấu trừ khi tính thuế nhằm bảo đảm mục tiêu công bằng và khuyến khích đối với đối tượng nộp thuế.
Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập gồm các văn bản quy phạm pháp luật thuế quốc gia. Và văn bản quy phạm pháp luật thuế quốc tế.
Bởi thuế thu nhập là thuế trực thu. Do vậy nó có thể là đối tượng được điều chỉnh bởi hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng mang đặc điểm riêng của loại thu nhập doanh nghiệp dưới góc độ phân biệt với thuế thu nhập cá nhân.
Như về đối tượng nộp thuế là tổ chức sản xuất kinh doanh sản xuất hàng hoá, dịch vụ. Về thu nhập bị đánh thuế. Về cách tính thuế tính đến yếu tố như doanh thu, chi phí, về ưu đãi thuế…
1.4 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta. Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh. Thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao. Ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế. Sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập.
Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao. Đảm bảo đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.
Phạm vi áp dụng của thuế TNDN rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể. Và tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững. Các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận. Thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế TNDN ngày càng dồi dào.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.
Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực. Và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.
Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ điều tiết quan trọng của Nhà nước. Giúp thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ nhất định.
Thuế TNDN là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam. Song để phát huy một cách có hiệu quả vai trò của thuế TNDN. Doanh nghiệp cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài.
2. Khái niệm thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1 Thu nhập chịu thuế TNDN là gì?
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Các khoản thu nhập phải chịu thuế TNDN gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:
Là những thu nhập đến từ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường. Lưu ý hàng hoá, dịch vụ phải được đăng ký mã ngành nghề với cơ quan nhà nước. Và đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh (nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ = Doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ – Chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó
Công ty cổ phần có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau. Thì công ty phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.
b) Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư. Chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản:
Các khoản thu nhập này phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Với mức thuế suất 20%, không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. (Trừ phần thu nhập của công ty cổ phần thực hiện dự án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội. Được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC).
- Trường hợp công ty bị lỗ trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư. Hoặc chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) thì:
Số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác). Sau khi bù trừ vẫn còn lỗ thì tiếp tục được chuyển sang các năm tiếp theo trong thời hạn chuyển lỗ theo quy định.
- Trường hợp công ty làm thủ tục giải thể doanh nghiệp. Sau khi có quyết định giải thể nếu có chuyển nhượng bất động sản là TSCĐ của công ty thì:
Thu nhập (lãi) từ chuyển nhượng bất động sản (nếu có) được bù trừ với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm cả số lỗ của các năm trước được chuyển liên tục sang năm sau không quá 05 năm. Kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
c) Các khoản thu nhập khác
Theo Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung theo Điều 5 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: Các khoản thu nhập khác chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể như sau:
– Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
– Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:
1) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.
2) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
3) Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
4) Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Bao gồm cả tiền thu về bản quyền dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu, quyển sử dụng tài sản. Thu nhập quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ = Số tiền thu được – Giá vốn hoặc chi phí tạo ta – Chi phí duy trì, nâng cấp và các khoản chi phí được trừ
5) Thu nhập từ cho thuê tài sản dưới mọi hình thức.
Thu nhập từ cho thuê tài sản = Doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản – Các khoản chi: chi khấu hao, duy tu, sửa chữa – Chi phí thuê tài sản để cho thuê lại (nếu có)
6) Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản). Và các loại giấy tờ có giá khác.
Thu nhập từ chuyển nhượng TS = Doanh thu từ việc chuyển nhượng, thanh ký – Giá trị còn lại của tài sản đem thanh lý, nhượng bán – Các khoản chi phí được trừ
7) Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn. Bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng. Và các khoản chi phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.
Lưu ý: Trường hợp tiền thu từ khoản lãi tiền gửi, lãi tiền vay lớn hơn các chi phí để có được khoản lãi tiền vay đó. Thì phần chênh lệch sẽ được tính vào thu nhập khác. Ngược lại, chênh lệch sẽ được giảm trừ vào thu nhập khác.
8) Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ
Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ = Số tiền thu từ bán ngoại tệ – Giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra
9) Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá.
Lưu ý: Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối năm. Bao gồm: tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ.
10) Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được.
11) Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
12) Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra.
13) Thu nhập từ vi phạm hợp đồng dưới hình thức là tiền bồi thường, tiền phạt. Hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng.
Lưu ý: Các khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường nêu trên không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư.
14) Thu nhập từ đánh giá lại tài sản góp vốn. Hoặc điều chuyển tài sản khi hợp nhất chia, tách, chuyển đổi loại hình.
15) Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật từ các nguồn tài trợ. Thu nhập nhận được từ các khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí. Chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác.
Các khoản thu nhập nhận được bằng hiện vật. Thì giá trị hiện vật xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ tương đương tại thời điểm nhận.
16) Các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác doanh nghiệp nhận được. Từ các tổ chức, cá nhân theo thỏa thuận, hợp đồng phù hợp với pháp luật dân sự. Do doanh nghiệp bàn giao lại vị trí đất cữ để di dời cơ sở sản xuất kinh doanh. Sau khi trừ các khoản chi phí liên quan. Như chi phí di dời, giá trị còn lại của tài sản cố định và các chi phí khác.
Các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất doanh nghiệp nhận được theo chính sách của Nhà nước. Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dời cơ sở sản xuất.
17) Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết. Mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí. Khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình xây dựng.
18) Thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu. Như: Thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục vụ trong ngành ăn uống, khách sạn. Sau khi đã trừ các khoản chi phí để tạo ra khoản thu nhập đó.
19) Thu nhập từ tiêu thu phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ.
20) Khoản tiền hoàn thuế xuất, nhập khẩu của hàng hóa đã thực xuất, nhập khẩu phát sinh.
21) Các khoản thu nhập từ hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước.
22) Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.
23) Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
2.2 Các khoản lỗ kết chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp
Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế tức là số chênh lệch âm về thu nhập doanh nghiệp tính thuế. Khoản này sẽ chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định từ các năm trước. Doanh nghiệp, tổ chức sau khi đã quyết toán thuế TNDN cả năm mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ, liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các năm tài chính tiếp theo. Và khoảng thời gian chuyển lỗ của doanh nghiệp chỉ được tính liên tục không quá 5 năm (tính từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ).
Doanh nghiệp, tổ chức sẽ tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập doanh nghiệp của những quý của năm, sau khi đã lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi đã lập tờ khai quyết toán thuế TNDN năm.
Ví dụ 1: Năm 2022, công ty A có phát sinh khoản lỗ là 6 tỷ đồng. Năm 2023 lại có phát sinh thu nhập doanh nghiệp là 7 tỷ đồng.
Như vậy: Toàn bộ số lỗ 6 tỷ đồng phát sinh năm 2022 sẽ phải chuyển toàn bộ vào năm 2023. Vì số lỗ của 2022 nhỏ hơn lãi vốn của 2023 nên doanh nghiệp sẽ được chuyển toàn bộ lỗ.
Ví dụ 2: Năm 2022, doanh nghiệp B có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng. Năm 2022 có phát sinh thu nhập của doanh nghiệp là 5 tỷ đồng. Như vậy:
- Doanh nghiệp B chỉ được chuyển tối đa số lỗ là 5 tỷ đồng vào thu nhập năm 2023. Số lỗ được chuyển tối đa của năm 2022 sẽ bằng số lãi của năm 2023.
- Số lỗ còn lại của năm 2022 là 5 tỷ đồng. Phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục số lỗ này vào các năm tiếp theo. Theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2022 nêu trên. Tuy nhiên, quá trình chuyển lỗ tối đa không được quá 5 năm, tính kể từ năm tiếp sau năm doanh nghiệp phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý của cùng một năm tài chính. Thì sẽ được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế TNDN, cần xác định chính xác số lỗ của cả năm. Đồng thời chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.
Nếu đã quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp theo sau năm phát sinh lỗ. Mà số lỗ phát sinh vẫn chưa được chuyển hết. Thì không được chuyển lỗ vào thu nhập doanh nghiệp các năm tiếp sau.
2.3 Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung theo Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC. Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
- Các thu nhập liên quan đến nông – lâm – ngư – diêm nghiệp.
- Thu nhập từ việc thực hiện những dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ cho hoạt động nông nghiệp.
- Thu nhập từ việc thực hiện các nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Doanh nghiệp có từ 30% số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV.
- Thu nhập từ các hoạt động dạy nghề dành riêng cho một số đối tượng đặc biệt. Như: người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội. Hoặc người bị nhiễm HIV/AIDS, người đã và đang cai nghiện.
- Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước. Sau khi bên nhận vốn góp, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã thực hiện nộp thuế.
- Các khoản tài trợ được nhận nhằm phục vụ cho các hoạt động giáo dục.
- Các khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng các chứng chỉ giảm phát thải CERs (Chứng chỉ CERs là chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (viết tắt là CERs). Là các giảm phát thải được chứng nhận do Ban chấp hành quốc tế về CDM (Cơ chế phát triển sạch -Clean Development Mechanism) cấp cho dự án CDM. 1 CER được xác định bằng một tấn khí CO2… Cơ quan có thẩm quyền quốc gia về CDM là Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao. Như: các Quỹ BHXH Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ BHYT…
- Phần thu nhập không chia (Được quy định cụ thể ở Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC).
- Thu nhập từ việc chuyển giao các công nghệ, kỹ thuật thuộc lĩnh vực ưu tiên.
- Thu nhập của văn phòng thừa phát lại (Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: “Thu nhập của văn phòng thừa phát lại (trừ các khoản thu nhập nhập từ các hoạt động khác ngoài hoạt động thừa phát lại) trong thời gian thực hiện thí điểm theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự” sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với các khoản thu nhập nhập từ hoạt động khác ngoài hoạt động thừa phát lại thì vẫn phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp).
3. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
3.1 Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 1,2 Thông tư 96/2015/TT-BTC và Điều 3,4 Thông tư 78/2015/TT-BTC. Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định – Thu nhập được miễn thuế
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu + Các khoản thu nhập khác – Chi phí được trừ
Các bước tính thuế thu nhập doanh nghiệp chính xác:
Về mặt lý thuyết, cách tính thuế TNDN được trải qua các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Tính doanh thu trong kỳ kế toán, các khoản thu nhập khác và chi phí được trừ.
- Bước 2: Tính khoản thu nhập chịu thuế theo mẫu công thức có sẵn.
- Bước 3: Tính khoản thu nhập được miễn thuế cùng các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định.
- Bước 4: Tính khoản thu nhập tính thuế TNDN theo công thức.
- Bước 5: Tính thuế TNDN phải nộp theo công thức.
Ví dụ 3: Theo số liệu sổ sách và chứng từ của doanh nghiệp thì vào quý I/2022 của công ty X phát sinh một số nghiệp vụ sau:
– Doanh thu từ hoạt động bán hàng và dịch vụ là 900 triệu đồng.
– Tiền trả lương cho công nhân là 200 triệu và các khoản trích theo lương là 35 triệu đồng.
– Lãi nhận được từ tiền gửi của ngân hàng là 2 triệu đồng.
– Chi phí bán hàng là 120 triệu đồng.
– Chi phí quản lý doanh nghiệp là 140 triệu đồng.
Xác định khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp:
- Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp: 900 triệu đồng.
- Khoản thu nhập khác: 2 triệu.
- Chi phí được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp: 200 triệu + 35 triệu + 120 triệu + 140 triệu = 495 triệu đồng.
Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sẽ là:
Thu nhập chịu thuế = Các khoản thu nhập khác + (Doanh thu – Chi phí khấu trừ) = 2 triệu + (900 triệu – 495 triệu) = 407 triệu đồng.
Xác định khoản thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp = Khoản thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định) = 407 triệu đồng.
(Doanh nghiệp không có các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định và không có khoản thu nhập miễn thuế).
- Thuế TNDN phải nộp tạm tính quý I/2022 của công ty X = Thu nhập tính thuế x Thuế suất = 407 triệu x 20% = 81,4 triệu đồng.
Ví dụ 4: Ví dụ Công ty Y có số liệu như sau:
Năm 2021: Lỗ 50.000.000
Năm 2022: Số liệu như sau:
– Doanh thu hoạt động bán hàng, dịch vụ là: 500.000.000
– Doanh thu từ hoạt động Tài chính (Lãi tiền gửi): 6.000.000
– Chi phí giá vốn: 200.000.000
– Chi phí bán hàng: 80.000.000
– Chi phí quản lý: 90.000.000
– Chi phí tài chính (Chi phí lãi vay): 5.000.000
– Thu nhập khác (Tiền phạt thu được do khách hàng vi phạm hợp đồng): 10.000.000
– Chi phí khác: 10.000.000 (Trong đó có: Tiền phạt chậm nộp thuế: 3.500.000 và 6.500.000 Tiền phạt do vi phạm hợp đồng với khách hàng).
Cách tính thuế TNDN năm 2022 phải nộp như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoảnlỗ được kết chuyển)
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
= 500.000.000 + 6.000.000 – (200.000.000 + 80.000.000 + 90.000.000 + 5.000.000 + 6.500.000) + 10.000.000
= 506.000.000 – 381.500.000 + 10.000.000 = 134.500.000
(Do Khoản Tiền phạt chậm nộp thuế: 3.500.000 KHÔNG được trừ khi tính thuế TNDN. Nên sẽ bị loại ra. Còn khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng thì vẫn được khấu trừ)
Thu nhập tính thuế = 134.500.000 – 50.000.000 = 84.500.000
(Do Thu nhập tính thuế (Có lãi) lớn hơn Số lố năm trước 50 triệu. Nên được chuyển toàn bộ số lỗ 50tr năm 2021 sang năm 2022).
Thuế TNDN năm 2022 = 84.500.000 x 20% = 16.900.000
3.2 Các khoản được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN
Căn cứ theo Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC. Khi tính thuế thu nhập, doanh nghiệp sẽ được trừ các khoản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các khoản chi có đủ hóa đơn và các chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi có hóa đơn mua từng lần với giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Đã bao gồm thuế GTGT khi thanh toán phải có chứng từ không dùng tiền mặt.
Các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN: Tham khảo theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, Thông tư 25/2018/TT-BTC. Gồm một số chi phí tiêu biểu như sau:
- Các khoản chi không đáp ứng đủ điều kiện được trừ nêu trên. Trừ những phần chi phí tổn thất do thiên tai, dịch bệnh cùng các trường hợp bất khả kháng không được bồi thường.
- Tiền phạt do bị vi phạm hành chính.
- Khoản được bù đắp bằng kinh phí khác.
- Chi phí vượt mức quy định của pháp luật về trích lập dự phòng…
Lưu ý: Trường hợp khi doanh nghiệp có phát sinh hoạt động chuyển nhượng vốn/ chuyển nhượng chứng khoán mà bị lỗ. Thì khoản lỗ sẽ không được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp. Mà khoản lỗ này sẽ được bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập.
Ví dụ: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) quý II.2021 có khoản đầu tư cổ phiếu gần 200 tỷ tính theo giá gốc, trong đó có ba mã bất động sản. Tuy nhiên giá trị hợp lý chỉ còn hơn 137 tỷ đồng, doanh nghiệp này phải dự phòng gần 63 tỷ đồng. Khoản này là nguyên nhân chính khiến chi phí tài chính của VHC tăng lên hơn ba lần so với cùng kỳ năm trước.
3.3 Thời hạn khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?
Theo Điều 44 của Luật Quản lý thuế 2019. Thời hạn khai, nộp và quyết toán thuế TNDN được quy định như sau:
- Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được tạm tính hàng quý. Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu trong quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm. Chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
3.4 Mức thuế suất thuế TNDN là bao nhiêu?
Theo Điều 11 Thông tư 78/2014/ TT-BTC. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện đang được áp dụng có quy định như sau:
- Thuế suất 20%: Áp dụng cho doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Thuế suất 32% – 35%: Áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí. Và các tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
- Thuế suất 50%: Áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguyên liệu quý hiếm. Đối với các mỏ bạch kim, vàng, bạc, thiếc, vonfram, antimon, đá quý, đất hiếm.
- Thuế suất 40%: Áp dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguyên liệu quý hiếm. Đối với các mỏ có từ 70% diện tích được giao trả lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
3.5 Thuế suất ưu đãi
a) Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm
Áp dụng đối với:
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ…
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Doanh nghiệp công nghệ cao. Hoặc doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao.
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất. Trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản.
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất (Trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Và dự án khai thác khoáng sản có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12 (mười hai) nghìn tỷ đồng).
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
b) Thuế suất ưu đãi 10% không quá 30 năm
Áp dụng đối với:
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư.
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất. Trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12 nghìn tỷ đồng:
+ Sản xuất sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh toàn cầu. Doanh thu đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm chậm nhất sau 5 năm kể từ khi có doanh thu dự án.
+ Sử dụng thường xuyên bình quân trên 6.000 lao động.
+ Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hạ tầng kinh tế kỹ thuật. Bao gồm: đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước. Cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga. Hoặc năng lượng mới, năng lượng sạch, công nghiệp tiết kiệm năng lượng, dự án lọc hóa dầu.
c) Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động
Áp dụng đối với:
- Phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Hoặc dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường (gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa).
- Phần thu nhập của hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản.
- Phần thu nhập từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo in) của cơ quan báo chí.
- Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội. Được dùng để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Luật nhà ở.
- Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn. Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi. Sản xuất, khai thác và tinh chế muối trừ sản xuất muối.
- Phần thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp. Không thuộc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
d) Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian 10 năm
Áp dụng đối với:
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới. Tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới. Bao gồm: sản xuất thép cao cấp. Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Sản xuất thiết bị tưới tiêu. Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản. Phát triển ngành nghề truyền thống (bao gồm xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống).
e) Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động (từ ngày 1/1/2016 chuyển sang áp dụng thuế suất 17%)
Áp dụng đối với:
- Được áp dụng đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và các Tổ chức tài chính vi mô.
3.6 Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
Theo Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC và đã được sửa đổi, bổ sung theo Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Áp dụng đối với:
- Thu nhập ủa doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới.
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa. Thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo. Áp dụng đối với:
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa. Thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Miễn thuế 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo. Áp dụng đối với:
- Thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 96/2015/TT-BTC. Và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp. Trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương. Và khu công nghiệp nằm trên địa bàn các đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Trường hợp Khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi. Thì việc xác định ưu đãi thuế đối với Khu công nghiệp căn cứ vào vị trí thực tế của dự án đầu tư trên thực địa.
4. Những câu hỏi liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp
4.1 Phân biệt thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân có những điểm khác nhau như sau:
4.2 Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?
Các ưu đãi về thuế TNDN chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Và tiến hành nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
- Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi đó doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế. Và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.
- Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế. Và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế. Thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng:
Thu nhập hoạt động ưu đãi thuế = Tổng thu nhập tính thuế x Tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế
- Trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được. Thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được trừ của doanh nghiệp.
4.3 Nguyên tắc thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?
Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế. Và số lỗ được trừ vào thu nhập tính thuế để từ kê khai với cơ quan thuế.
Cơ quan thuế khi thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các điều kiện hưởng ưu đãi thuế. Số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được.
Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế. Thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.
4.4 Một số vướng mắc đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thường gặp
– Đối với nội dung thông báo phương pháp trích khấu hao. Doanh nghiệp phải trích khấu hao kể từ ngày tăng tài sản cố định. Đồng thời tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao. Nhưng chỉ được tính vào chi phí phần trích khấu hao kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Quy định này thực tế đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Nhất là đối với những doanh nghiệp mới thành lập trong quá trình triển khai thực hiện.
– Về vấn đề ưu đãi thuế đối với trường hợp đầu tư mở rộng và đầu tư mới. Một doanh nghiệp có dự án đầu tư được xem là dự án đầu tư mới. Và được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện đầu tư mới nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã có dự án đầu tư mới. Sau đó có đầu tư thêm dự án khác. Về mặt thực tế thì doanh nghiệp đã có đầu tư dự án khác trước đó. Nếu chỉ căn cứ theo quy định tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC để xác định dự án đầu tư mới theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp lần đầu là chưa phù hợp với thực tiễn. Như vậy, việc áp dụng thuế suất ưu đãi theo diện đầu tư mới hay mở rộng không thống nhất. Gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc chấp hành chính sách pháp luật thuế.
– Về quy định địa bàn đầu tư được hưởng ưu đãi. Theo quy định tại Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 218/2013/NĐ-CP. Từ ngày 01/01/2009 trở đi, các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương. Và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh mới thành lập từ huyện sẽ không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc áp dụng quy định này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và cho cơ quan thuế.
5. Ví dụ về phân tích chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty cổ phần Vinhomes
Trong bài viết trước, Cú đã cùng anh em phân tích chỉ tiêu chi phí khác của CTCP Vinhomes. Trong bài viết này, hãy cùng Cú tìm hiểu khoản mục thuế TNDN của Vinhomes gồm những gì?
Theo báo cáo tài chính kiểm toán riêng lẻ năm 2018, năm 2019 và năm 2020. Thuế TNDN của Công ty như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp của Vinhomes:
Năm 2029, chi phí thuế TNDN của công ty giảm mạnh so với năm 2018. Từ khoản thuế phải nộp là 2.587 tỷ (chiếm 15,43% doanh thu thuần) giảm xuống chỉ còn 326 tỷ đồng. Năm 2020, thuế TNDN hiện hành phải nộp là 565 tỷ, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2019, phù hợp với dự tăng lên của doanh thu thuần.
Theo diễn giải của Vinhomes về tính chi phí thuế TNDN, anh em có thể tham khảo dưới đây:
Có thể thấy, thuế TNDN hiện hành phải trả được xác định dựa trên thu nhập chịu thuế của năm hiện tại. Thu nhập chịu thuế của công ty khác với thu nhập được báo cáo trong báo cáo kết quả kinh doanh. Vì thu nhập chịu thuế không bao gồm các khoản mục thu nhập chịu thuế hay chi phí được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong các năm khác. Và cũng không bao gồm các khoản mục không phải chịu thuế hay không được khấu trừ cho mục đích tính thuế. Thuế TNDN hiện hành phải trả được tính theo thuế suất đã ban hành đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Lời kết
Như vậy Cú vừa cùng các anh em tìm hiểu về thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Vai trò của thuế TNDN? Cũng như ý nghĩa của thuế TNDN trong đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mong rằng những chia sẻ Cú sẽ giúp anh em có một cách nhìn tổng quan hơn về thuế TNDN. Đây là chỉ số giúp nhà đầu tư đánh giá năng lực tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về thuế TNDN của công ty qua các năm. Từ đó để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Các chỉ số vĩ mô cần chú ý của Cú như:
1. GDP là gì? Những điều nhà đầu tư chứng khoán mới cần biết 2022
2. Tỷ giá hối đoái là gì? Tất tần tật từ A-Z cho nhà đầu tư mới
3. Chỉ số CCI là gì? Tìm hiểu về CCI từ A-Z cho nhà đầu tư mới bắt đầu 2022
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn chứng năng cũng như cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSJJKgbU4/
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969