Hướng dẫn theo dõi chi tiêu hiệu quả – Vỡ lòng tài chính cá nhân
Chưa hết tháng đã hết lương hay nợ nần chồng chất,… Là một trong những vấn đề mà chúng ta thường gặp phải trong quản lý tài chính cá nhân. Điều này một phần xuất phát từ việc thiếu kỹ năng kiểm soát và theo dõi chi tiêu. Tuy đây là điều căn bản trong tài chính nhưng không phải ai chúng ta cũng biết. Vì ít một trường lớp nào dạy chúng ta về cách tiêu tiền. Đúng không anh em?
Theo dõi chi tiêu như là một khái niệm, một định nghĩa về sự vật hay hiện tượng, vấn đề nào đó. Mà nếu chúng ta không làm rõ định nghĩa, nguyên tắc cơ bản đó thì rất khó để hiểu đúng, hiểu sâu cũng như nói chuyện lâu dài.
Nhưng, nếu anh em không nắm rõ được chi tiêu, tài sản cũng như những khoản nợ của mình. Thì việc xây dựng sức khỏe tài chính cũng sẽ giống như lâu đài trên cát. Đẹp ở những phút đầu nhưng ngay sau đó cũng đổ vỡ vì sóng. Do đó, Cú hy vọng sau bài viết này, anh em sẽ rút ra cho bản thân được những bài học, kinh nghiệm và kiến thức bổ ích. Để có thể bắt đầu xây dựng tài chính cá nhân vững mạnh cho chính mình.
PHẦN 1. VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ VÀ THEO DÕI CHI TIÊU
Cú có quen một anh bạn tên Đức – chủ một doanh nghiệp nhỏ. Thu nhập cũng khá cao, 65 triệu/tháng.Vợ anh ấy cũng là người rất tài năng, làm ở một công ty lớn và thu nhập ổn định khoảng 20 triệu.
Ngoài ra anh cũng có một cửa hàng nhỏ bán hàng thêm là 10 triệu. Còn về phần nhà, bố mẹ vợ cũng hỗ trợ không ít. Vì cô vợ cũng sinh ra trong gia đình khá giả, được bố mẹ cưng chiều nên cũng thường xuyên giúp đỡ. Tính ra tổng thu nhập mỗi tháng của gia đình anh ấy là 104 triệu/tháng.
Chuyển sang phần chi phí, anh Đức có 3 loại chi phí chính:
– Một là chi phí trích ra cho các quỹ. Chẳng hạn như anh ấy cũng luôn ý thức được việc trích quỹ cho con cái đi học sau này. Và dành tiền cho nó tầm mỗi tháng 3 triệu cho vào quỹ riêng.
Anh Đức cũng có trích tiền cho quỹ hưu trí. Từ khi ý thức được quỹ hưu là vô cùng quan trọng quyết định cuộc sống khi về già của bản thân.
Nhất là thông tin về việc quỹ hưu có khả năng bị vỡ. Đến 2030 khoảng 15-16 triệu người dân sẽ có nguy cơ không có lương hưu. Vì vậy mỗi tháng cũng trích ra 5 triệu cho vào quỹ hưu.
– Thứ 2 là sinh hoạt phí. Cuối tuần đi chơi picnic cùng gia đình đâu đó cũng mất 8 triệu/tháng, tức mỗi tuần 2 triệu.
Về phần ăn uống, gia đình cũng bận rộn không có thời gian nấu nướng. Cũng phải mất khoảng 15 triệu/tháng. Rồi tiền chi phí di chuyển, xăng xe, điện thoại, cước internet, sửa chữa đồ dùng và học phí cho con. Tính tổng sinh hoạt phí mỗi tháng sấp xỉ 42 triệu.
– Thứ 3 trong phần chi phí nữa là trả nợ. 5 thẻ tín dụng visa, mỗi tháng cũng phải trả mất 7 triệu. Vay tín chấp tiêu dùng hàng tháng phải trả 10 triệu, vay ngân hàng đầu tư vào công ty tháng trả 30 triệu.
Nhà cũng mua hơi to nên vay gần 5 tỷ, mỗi tháng trả 47 triệu cho cả gốc và lãi. Cuối cùng là trả góp xe 9 triệu/tháng. Tức là chiếm đến 67% tổng chi phí mỗi tháng của gia đình anh, tương đương 103 triệu.
Sau khi có bảng thu nhập và chi phí, tổng hợp lại thì mỗi tháng anh Đức đang âm gần 50 triệu. Khoản âm này anh đang phải giật gấu vá vai, khoản này bù khoản kia nhưng dòng tiền thì vẫn đang rất mất cân đói.
Bây giờ có vẻ như anh cũng đang rất đau đầu nhức óc. Công ty tuy nhỏ nhưng dòng tiền cũng đều mà sao thu nhập vẫn chả đáng bao nhiêu trong khi tài sản cũng rất lớn.
PHẦN 2. PHÂN TÍCH TỶ LỆ CỦA CHI PHÍ CÓ HỢP LÝ HAY KHÔNG?
Vậy thì với mức thu nhập và chi tiêu nêu trên của gia đình anh Đức. Liệu đã hợp lý hay chưa? Cú sẽ cùng anh em phân tích phần tỷ lệ chi phí của a Đức nhé.
Thứ nhất là nhìn vào phần trả nợ mỗi tháng chiếm gần 70%/thu nhập của cả gia đình. Và vô cùng nghiêm trọng nữa là Net Income của anh đang bị âm. Nói thẳng ra là thu nhập không thể bù chi tiêu. Con số này là vô cùng nghiêm trọng.
Anh em có còn nhớ chi phí mà Cú khuyến nghị mọi người không? Nếu chúng ta có thu nhập 100 triệu thì tất cả các khoản nợ nần cũng chỉ nên chiếm 30%. Tức là tối đa 30 triệu/tháng. Có như vậy anh em mới có thể dành số tiền còn lại cho các khoản rồi còn đầu tư phát triển, mối quan hệ,…
Còn nếu bây giờ anh em làm ra 100 triệu nhưng chi tiêu đến 152 triệu. Thì cuối cùng đang âm 50 triệu. Điều này không khác gì anh em đang vô tình đẩy bản thân vào tình trạng phải dùng ngày dùng đêm, dùng mồ hôi công sức để trả nợ.
70% thu nhập của anh em bị cắm vào những khoản nợ thì sống như thế nào. Thu nhập 104 triệu mà mất 103 triệu trả nợ thì có phải là anh em đang vô tình đi làm giàu cho người khác, cho công ty tài chính, ngân hàng,…? Chưa kể nếu gia đình có biến cố bất ngờ nào ập đến, cần 1 khoản lớn chi trả thì gia đình bạn làm sao chịu nổi.
Đây chính là vấn đề đầu tiên khi mà chi phí trả nợ đang gấp đôi. Thậm chí là hơn gấp đôi so với mức chi phí an toàn 30%.
Thứ 2 là sinh hoạt phí, có những khoản như chi phí học cho con, xăng xe, xe cộ thì là tất yếu. Nhưng theo Cú vẫn có một số khoản anh Đức có thể cắt bớt được như tiền di chuyển khác (taxi, grab,…).
Rồi tiền ăn uống, du lịch cũng như các hoạt động khác,… Trong khi đó phần trích quỹ chỉ chiếm 5% trong tổng chi tiêu của gia đình anh. Giống như anh em làm được 100 đồng thì chỉ giữ lại 5 đồng cho các quỹ để đầu tư cho tương lai mà thôi.
Tức là đang sống cuộc sống qua ngày mặc dù bản thân đang làm chủ doanh nghiệp. Giật gấu vá vai là một, thứ 2 là nếu có biến động nào xảy ra thì vô cùng khó khăn. Do đó theo Cú cái cấu trúc chi phí này là không hiệu quả.
Ban đầu, để anh em làm ra được bảng chi phí như vậy thì phải cố gắng note chi tiết hôm qua chi tiêu gì, hôm nay cho tiêu gì, viết rõ ra từng ngày cụ thể. Nó sẽ bao gồm cột thời gian, nội dung chi và chi phí cho khoản chi.
Nhìn vào bảng chi tiết đó anh em sẽ thấy có rất nhiều khoản nho nhỏ cho tiêu mỗi ngày. Nào là ăn ngoài, cafe, sinh nhật, mua cái nọ mua cái kia rất rất nhiều. Có những khoản chi là bắt buộc rồi nhưng vẫn có những khoản mang tính chất chi cho vui.
Vậy nên anh em chỉ cần ghi ra trong 1-2 tuần sẽ bắt đầu nắm được quy luật của mình. Từ bảng theo dõi chi tiêu cá nhân hàng ngày, anh emn cũng giúp ý thức được rằng một ngày mình chi được bao nhiêu tiền. Kéo dài cả tháng thì sẽ ra được con số chi tiêu tổng của tháng đó.
Bảng chi tiêu theo ngày này anh em có thể ghi note trong điện thoại. Trong trường hợp nếu không có sổ cầm tay hoặc có nhưng không mang thường xuyên bên mình. Vậy nên có thể note ở đâ anh em dễ dàng làm để cuối ngày hoặc hôm sau tổng hợp lại. Tiền mà chúng ta chi thường thì sẽ quên rất nhanh nên note lại là điều rất cần thiết. Cho đến khi ghi ra cụ thể anh em mới ngạc nhiên vì sao chúng ta lại chi tiêu nhiều đến thế.
Quay lại bảng thu chi, rõ ràng khi nhìn lại kết quả cuối cùng mà sau khi anh em thống kê toàn bộ các chi phí. Thì tình hình tài chính của anh Đức đang rất nghiêm trọng. Thu không đủ chi và tiền trích quỹ thì còn quá ít. Vậy giải pháp đặt ra là gì?
PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THEO DÕI CHI TIÊU
Trong trường hợp này thì có giải pháp gì để giúp anh Đức cứu vãn tình thế? Có cách nào hay không?
“Hay là mặc kệ vì đường nào cũng vậy. Vay thêm 5 tỷ nữa chi tiêu, đầu tư “đánh bạc” được ăn cả, ngã về không. Vỡ nợ 1 tỷ hay 5 tỷ cũng thế, dù sao cũng bùng nợ.” Anh em nghĩ thế có được không?
- Anh ấy nói mình đấy là một giải pháp thì Cú cũng nghĩ đó là một giải pháp. Tuy nhiên đó là trong trường hợp anh lập dự án và vay được hoặc có thể cầm cố, mượn tài sản để vay. Nhưng sẽ đối mặt với 2 rủi ro như sau:
Một là nếu ngã về không thì anh phải lường trước được bài toán này liệu bản thân có chịu được không. Nhưng theo Cú, việc ngã về không đó không chỉ liên quan đến anh mà cả gia đình, vợ con anh cũng khốn đốn theo, cuộc sống sẽ bị đảo lộn. Thậm chí nguy cơ tan vỡ cũng có. Vậy, liệu anh có chịu được không?
Còn nếu anh ngã về không trong một tình huống khác thì Cú hoàn toàn ủng hộ. Tức là khi đó chúng ta chơi cuộc chơi với số tiền có thể mất. Ví dụ như thu nhập của anh 100 triệu nhưng chi tiêu chỉ khoảng 50 triệu rồi bỏ ra một khoản dư 500 triệu – 1 tỷ và có thể để mất được. Không ảnh hưởng gì đến cuộc sống thì có thể dùng để đầu tư theo kiểu đánh bạc mạo hiểm. Còn nếu bây giờ đặt cược cả cuộc sống của gia đình thì Cú hoàn toàn không ủng hộ. Nếu cảm thấy mình chơi được thì hãng làm bởi vì đó là con đường không có đường lui đâu.
- Còn giải pháp thứ 2 mình tin chắc rằng mọi người có thể làm được. Đó là cố gắng tăng thu nhập và giảm chi tiêu. Tăng thu nhập bằng cách nào? Anh em hãy nhìn lại nguồn thu của mình để làm sao mà thu nhập tăng lên, làm sao bán online tăng lên và làm sao đàm phán bố mẹ vợ hỗ trợ thêm,…
Tức là tất cả các nguồn thu phải tăng lên, mỗi thứ một ít. Chẳng hạn bố mẹ hỗ trợ 6-9 triệu lên 15 triệu, bán hàng online xem lại quy trình, xem lại mặt hàng, nhân sự,… Để làm sao sinh lời 15-20 triệu.
Còn nếu cảm giác chi phí không đủ thì cứ cắt từ từ. Tập trung vào việc của bản thân và những gì xứng đáng ra hiệu quả cao thì làm. Còn những việc không ra hiệu quả, cũng không thực sự cần thiết thì anh em có thể cân nhắc và bỏ qua.
Anh em cũng có thể kiếm thêm thu nhập khác bằng cách làm thêm việc. Bây giờ làm 7-8h tối đã về rồi nhậu nhẹt cùng bạn bè. Thay vì thế chúng ta có thể tìm thêm việc khác bù vào thời gian rảnh đó. Nhận thêm công việc tư vấn, hợp đồng,… bằng mọi cách cho công việc kinh doanh được phát triển thêm. Đây cũng là cách để anh em tăng thêm thu nhập. Hay nhận thêm việc, làm thêm giờ, nhận thêm dự án, tối ưu thêm công việc, quy trình, học thêm lớp nọ lớp kia,…
- Giải pháp thứ 3 liên quan đến chi phí, đang tài trợ quá nhiều bằng tiền nợ. Vậy thì có một câu chuyện anh em đang nắm trong tay những tài sản rất lớn nhưng không đủ chi phí để chi trả.
Ví dụ như tiền nhà 47 triệu/tháng, ngân hàng 30 triệu/tháng đầu tư vào công ty, vay tín chấp tiêu dùng 10 triệu/tháng,… Vậy nên việc quan trọng ngay bây giờ là tái cơ cấu lại, giảm quy mô trả nợ. Giảm ngay các khoản nợ xuống bằng cách khoản nợ nào lãi suất cao sẽ trả trước. Vay 5 thẻ tín dụng quay vòng cũng đủ cạn ví rồi vì lãi suất của nó rất cao nên cũng cần giảm xuống. Vay tiêu dùng cũng cần giảm xuống,…
Đây là ý kiến cá nhân của Cú nêu ra, còn việc đúc rút thành bài học cá nhân còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Nhưng bằng cách nào thì cũng phải giảm số lượng vay tín dụng xuống. Cố gắng trả hết nợ càng nhanh càng tốt. Đặc biệt đối với những khoản nợ nhỏ nhưng lãi suất cao.
Thêm nữa, trong giải pháp liên quan đến cho phí là về tiền nhà. Ở đây, đầu tư vào công ty là điều tất nhiên rồi, tiền xe cũng không phải là quá đắt. Do đó anh em có thể cân nhắc mục tiền nhà.
Nếu có thể vay được tiền thì hãy tranh thủ trả hết tiền nhà. Còn không hay thử cân nhắc xem xét việc chuyển sang nhà nhỏ hơn. Chuyển sang căn nhà khác nhỏ hơn và dùng số dư trả bớt thẻ tín dụng, vay tiêu dùng,…
Như trong ví dụ, anh Đức đang ở nhà 6,5 tỷ thì bây giờ bán cũng được giá khá tốt. Có thể bán nó đi, mua nhà tầm hơn 3 tỷ thì có phải dư ra được 3 tỷ để trả nợ hay không? Ít nhất thì tiền trả nợ nhà từ 47 triệu cũng có thể được giảm xuống còn 10 mấy triệu. Cũng có thể dùng tiền đó để trả bớt những chi phí khác.
Tuy nhiên việc này anh em cũng cần phải cơ cấu lại, nói chuyện lại với gia đình. Vì thực tế mua nhà mới nhà to thì dễ nhưng khi cần giảm chất lượng cuộc sống xuống thì khó lắm. Nhưng đôi khi bị vào thế thì chúng ta cũng cần phải làm. Và điều này thực sự đòi hỏi anh em phải thật sự dũng cảm và ủng hộ từ phía gia đình.
Đôi khi, mọi chuyện diễn ra sẽ không như anh em mong muốn. Nhưng nếu không điều chỉnh lại nhịp độ của gia đình và cứ lấn sâu hơn vào nữa thì phải chịu một rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Nên theo Cú đây cũng là một cách nữa để anh em có thể tối ưu chi phí.
Còn về những chi tiêu cuộc sống hàng ngày thì cũng cố gắng ghi ra chi tiết theo ngày như Cú hướng dẫn phía trên. Anh em sẽ có rất nhiều khoản chi có vẻ như không cần thiết . Chỉ mang tính chất hưởng thụ vui chơi. Vậy nên trong thời gian mà dòng tiền bản thân chưa được mạnh thì có thể tìm cách giảm bớt đi. Trừ những buổi tiếp khách, đối tác, quan trọng thì không bàn tới. Còn lại có thể giảm bớt để có được dòng tiền hợp lý hơn.
Vậy, sau khi chúng ta quản lý được chi tiêu rồi thì nó về con số đẹp nhất là gì? Chính là tổng thu nhập của anh em. Chẳng hạn thu nhập 100 triệu tăng lên được 150 triệu. Còn tổng chi phí giảm bớt đi xuống khoảng 120 triệu vì hiện nay tổng chi phí đang chiếm 150 triệu. Nên tổng chi phí rơi về 120 hoặc 100 triệu là ok, chi phí trả nợ thì khoảng 50 triệu trở lại. Để đảm bảo đúng 30% tổng thu nhập thì câu chuyện tài chính sẽ hoàn toàn ổn định và ok trở lại.
Cũng có thể anh em sẽ mất cả năm để điều chỉnh. Nhưng nếu không cơ cấu lại tài chính thì những khoản nợ này chỉ cần quay vòng thêm 1-2 năm nữa là anh em sẽ vỡ nợ. Vậy thay vì vỡ nợ, chúng ta hồi phục. Và bắt đầu xuất phát điểm ở một năm tới thì có phải sẽ tốt hơn rất nhiều hay không?
Bởi vì chi phí sinh hoạt thường xuyên cũng chỉ chiếm khoảng 30%, nợ 30%. Còn lại trích 20% cho các quỹ để lo cho tương lai, cho công việc kinh doanh. 20% kia cho đầu tư để tăng trưởng tài sản.
Kết luận
Đây hoàn toàn là những quan điểm cá nhân của Cú để giúp anh em giải quyết bài toán tài chính hiện tại. Còn nếu bây giờ nhìn xa quá vào quỹ nọ quỹ kia, tương lai nọ tương lai kia thì quá dài, quá xa lại không giải quyết được vấn đề hiện tại. Vì vậy, trước mắt Cú hy vọng anh em sẽ giải quyết được bài toán tài chính hiện tại của mình. Và sau đó chuẩn bị một nền tảng vững chắc cho tương lai sau này nhé!
Hy vọng qua phần chia sẻ về cách theo dõi chi tiêu này, anh em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về quản lý tài chính cá nhân. Sẽ biết kiến thức cũng như kinh nghiệm tài chính để sớm đạt mục tiêu tự do tài chính nhé.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu về cách đầu tư cổ phiếu để gia tăng thu nhập, sớm tự do tài chính. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969