Thao túng thị trường chứng khoán – FLC và Trịnh Văn Quyết (P.9)
Ngày nay, việc đầu tư chứng khoán không còn xa lạ với các nhà đầu tư nữa. Đây là một hình thức đầu tư mạo hiểm. Bởi lẽ nhà đầu tư không bao giờ biết chắc được ngày mai giá chứng khoán chúng ta mua sẽ tăng hay giảm. Không bao giờ biết chắc được công ty đại chúng mà anh em rót tiền vào đang làm ăn lời hay lỗ. Đặc biệt là khi thị trường chưa minh bạch. Có sự thao túng thị trường chứng khoán.
Có rất nhiều trường hợp công ty phát hành chứng khoán sử dụng những thủ đoạn tinh vi. Để tự mua chứng khoán của mình trái quy định của pháp luật để đẩy giá chứng khoán lên cao. Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tự tin rằng nếu mua chứng khoán này sẽ có lãi. Và đổ xô vào mua chứng khoán này. Sau đó, phía công ty phát hành sẽ bán ra một lượng lớn chứng khoán. Khiến cho giá chứng khoán này giảm mạnh và các nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng.
Liên tục mua bán, tạo cung cầu giả, đẩy giá cổ phiếu, âm thầm bán chui… Là những chiêu trò đã và đang tồn tại trên thị trường chứng khoán. Nhiều vụ việc bị phanh phui, loạt tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính. Thậm chí lĩnh án tù, nhưng vì lợi nhuận, nhiều cá nhân vẫn dùng chiêu trò này.
Vậy sau khi anh em đã hiểu rõ thao túng thị trường chứng khoán là gì. Và các hành vi thao túng phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua các bài trước. Hãy cùng Cú điểm mặt những vụ thao túng thị trường chứng khoán nổi tiếng tại Việt Nam ở bài viết này nhé!
Trong suốt 22 năm hình thành và phát triển. Chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến nhiều diễn biến thăng trầm. Trong đó, có nhiều hành vi thao túng cổ phiếu từng làm chao đảo thị trường.
Dưới đây là một số vụ án điển hình nhà đầu tư cần biết.
1. Thao túng thị trường chứng khoán của Hệ sinh thái Tập đoàn FLC
1.1 “Đế chế” Tập đoàn FLC
Công ty CP Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết được thành lập từ năm 2008. Với ngành nghề kinh doanh là bất động sản, chứng khoán, du lịch, giáo dục. Và công nghệ pháp lý, hàng không…
Tập đoàn FLC có 15 công ty con, 2 công ty liên kết. Do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch HĐQT. Nắm giữ hơn 215 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 30% cổ phần. Bà Bùi Hải Huyền làm Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật của Tập đoàn.
Ngược dòng về hơn một thập kỷ trước. Sự sáp nhập của các công ty thành viên đã cho ra đời CTCP Tập đoàn FLC. Khởi đầu cho việc nhận diện thương hiệu dưới thời ông Trịnh Văn Quyết.
Dưới sự chèo lái của doanh nhân này, FLC đã mở rộng đầu tư bất động sản. Bằng việc M&A (mua bán, sáp nhập) và phát triển một loạt dự án tại Hà Nội. Cũng như xây dựng những khu nghỉ dưỡng có tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng tại các địa phương khác. Trở thành một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt Nam. Đây cũng là lý do tạo nên sức hút của FLC sau khi lên sàn.
Theo đó vào tháng 4/2011, Tập đoàn FLC chính thức được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận để trở thành công ty đại chúng. Sáu tháng sau vào ngày 05/10/20211. FLC niêm yết 10 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Đánh dấu bước đi đầu tiên trên sàn chứng khoán.
Trong giai đoạn đầu giao dịch, FLC đã trở thành “hiện tượng”. khi cổ phiếu FLC tăng giá ngoạn mục tới 240% sau 3 tháng. Tăng sốc giảm sâu, FLC sau đó đã lao dốc và lình xình suốt một năm trước khi nổi sóng trở lại với “game” chuyển sàn.
Tháng 8/2013, FLC chính thức chuyển niêm yết 77,2 triệu cổ phiếu từ HNX sang HOSE. Chưa đầy một năm sau, cổ phiếu này đã được thêm vào nhiều rổ chỉ số quan trọng. Điển hình là VN30 – nhóm doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường. Nhờ các thông tin tích cực, FLC được dòng tiền nhà đầu tư quan tâm, giúp kéo giá tăng mạnh.
Dù vậy, FLC cũng không thể trở lại giai đoạn đỉnh cao như khi mới niêm yết. Mà chủ yếu chỉ giao dịch dưới mệnh giá. Cuối năm 2019, ông Trịnh Văn Quyết thậm chí còn hứa với cổ đông rằng. “Chúng tôi không bao giờ để cổ phiếu FLC năm 2020 dưới mệnh giá. Và cổ phiếu sẽ đạt gấp nhiều lần giá trị, nếu không được 10 lần thì ít nhất 5 lần”.
Đến năm 2020, khi thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19. FLC lại một lần nữa tạo đáy mới ở vùng 2.000 đồng/cp. Song đây vẫn là một trong những cái tên được quan tâm nhất sàn chứng khoán. Với thanh khoản thường xuyên nằm trong top đầu thị trường.
Năm 2021, khi dòng tiền đầu cơ chảy mạnh vào thị trường. FLC cùng các mã liên quan trong hệ sinh thái của doanh nghiệp của ông Trịnh Văn Quyết. Như ROS, HAI, AMD, KLF, GAB đã bật tăng mạnh mẽ. Từ mức giá trà đá, FLC tăng gấp 10 lần, leo lên mức giá hơn 22.000 đồng vào phiên 03/01/2022. Giúp nhiều cổ đông “về bờ” sau cả thập kỷ chờ đợi. Cổ phiếu này sau đó cũng lập kỷ lục về thanh khoản. Và có đến 3 phiên xuất hiện khớp lệnh trên 100 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, hành trình leo dốc của FLC ấn tượng bao nhiêu thì quá trình lao dốc cũng gây sốc bấy nhiêu. Việc ông Trịnh Văn Quyết bị phanh phui vụ bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC. Đúng vào phiên cổ phiếu này quay đầu từ trần xuống sàn vào ngày 10/01/2022 đã khởi đầu cho chuỗi ngày u ám sau đó. Kể từ đây, toàn bộ nhóm cổ phiếu họ FLC bắt đầu lao dốc mạnh. Và rơi xuống vùng đáy lịch sử. Đặc biệt, sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố vì tội danh thao túng thị trường chứng khoán. FLC cùng các công ty thành viên cũng vướng vào nhiều sai phạm nghiêm trọng về công bố thông tin theo quy định.
1.2 ‘Kịch bản’ thao túng thị trường chứng khoán tại FLC của chủ tịch Trịnh Văn Quyết
Ngày 20/03/2022, tòa án đã khởi tố vụ án tháo túng chứng khoán đối với ông Trịnh Văn Quyết – Cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC. Đây là một trong những vụ án thao túng chứng khoán gây thiệt hại lớn nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cơ quan điều tra đã làm rõ được nhiều sai phạm của chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Liên quan đến việc “thổi giá” cổ phiếu với mục đích thu lời bất chính hàng trăm tỷ đồng. Điều đáng nói, sau vụ bán chui cổ phiếu gây chấn động hồi tháng 01/2022. Dù tài khoản của ông Quyết bị cấm giao dịch. Thì chủ tịch FLC vẫn tiếp tục có hành vi thao túng đẩy giá cổ phiếu lên.
Hành vi sai phạm thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết bị xác định được thực hiện từ đầu tháng 12/2021 kéo dài đến phiên giao dịch ngày 10/01/2022. Đây là phiên mà chủ tịch FLC bán chui 74,8 triệu cổ phiếu.
Theo đó, ông Quyết đã vẽ ra một “kịch bản” khá tinh vi. Chỉ đạo nhiều người cùng tham gia “thổi giá” cổ phiếu của chính tập đoàn mình nắm giữ. Lên một mức cao ngất ngưởng để “lùa gà” nhiều nhà đầu tư. Rồi “úp sọt” bán chui số cổ phiếu ông mua rẻ với mục đích hưởng lợi bất chính.
Bị can Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo nhiều người thân trong gia đình. Và một số người khác điều hành nhân viên CTCP Chứng khoán BOS. Và các công ty con sử dụng khoảng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thực hiện việc “làm giá”. Những cá nhân này thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán FLC. Thực hiện với tần suất lớn nhằm tạo ra cung cầu giả để đẩy giá lên cao.
Trịnh Văn Quyết cùng những người giúp sức đã tham gia 28/28 phiên giao dịch. Số lượng đặt mua chiếm 12% và số lượng đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng thị trường.
Hành vi tạo cung cầu giả của nhóm Trịnh Văn Quyết đã đẩy giá cổ phiếu FLC. Từ hơn 14.000 đồng/cp ngày 01/12/2021 liên tục tăng, thậm chí tăng “trần” nhiều phiên. Và phiên tăng “trần” cao nhất là 24.000 đồng/cp. Giá cổ phiếu FLC đã được nhóm của bị can Quyết làm “ảo thuật” tăng hơn 64%.
Sau khi giá cổ phiếu FLC được “thổi” lên cao ngất ngưởng. Thì chủ tịch tập đoàn này đã dùng chiêu “úp sọt”, chỉ đạo người thân bán ra 175 triệu cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu FLC nhóm của ông Quyết bán ra đã khớp lệnh là 74,8 triệu. Với giá trung bình là 22.500 đồng/cp. Toàn bộ số cổ phiếu này đã được bán “chui”, không công bố trước khi thực hiện giao dịch.
Đáng chú ý, chỉ trong một phiên giao dịch ngày 10/01/2022. Có tới gần 135 triệu cổ phiếu FLC được khớp lệnh, cao bất thường. Trong khi lâu nay mỗi ngày cổ phiếu FLC chỉ giao dịch khối lượng trung bình 15 – 40 triệu cổ phiếu. Cũng trong phiên này, nhiều nhà đầu tư vừa mới “đua lệnh” mua cổ phiếu FLC giá trần vào buổi sáng, đến chiều bị giảm sàn.
Sau sự việc người đứng đầu Tập đoàn FLC “bán chui” cổ phiếu, thị trường chứng khoán chao đảo. Nhà đầu tư liên tục bán tháo FLC và các cổ phiếu liên quan đến ông Quyết. Hàng chục mã cổ phiếu khác cũng bị vạ lây.
Ngay sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết. Nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định.
Tổng số tiền bị can Trịnh Văn Quyết thu về sau khi bán chui cổ phiếu là gần 1.700 tỷ đồng. Hưởng lợi bất chính số tiền hơn 530 tỷ đồng. Tuy nhiên ngay sau khi xảy ra việc bán chui cổ phiếu. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã hủy giao dịch toàn bộ số cổ phiếu do ông Quyết bán ra. Những nhà đầu tư đã mua số cổ phiếu này may mắn được hoàn lại tiền.
Ngày 18/01/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỷ đồng. Mức cao nhất theo quy định.
Đồng thời chủ tịch Tập đoàn FLC cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung. Là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng.
Trước khi xảy ra phi vụ “bán chui”. Ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất sở hữu 215,4 triệu cổ phiếu FLC. Tương đương 30,34% vốn của tập đoàn. Sau khi hủy giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Quyết tại FLC không thay đổi. Tuy nhiên, sự cố này cũng gây một số tác động tâm lý đến nhà đầu tư chứng khoán. Dẫn đến các cổ phiếu “họ FLC” bị nhiều nhà đầu tư bán ra, rớt giá, mất thanh khoản.
Đây là lần thứ hai chủ tịch FLC nhận án phạt từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trước đó vào tháng 11/2017, ông Quyết bị phạt 65 triệu đồng vì bán 57 triệu cổ phiếu FLC. Nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý thị trường.
Cũng trong năm 2017, Công ty CP xây dựng FLC Faros (ROS) do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch HĐQT. Cũng bị phạt với nguyên nhân đã bán chui hơn 13,69 triệu AMD (Công ty CP đầu tư và khoáng sản AMD Group). Thời điểm đó nếu ROS mua lại cổ phiếu AMD thì có thể thu được hơn 136 tỷ đồng. Song mức phạt chỉ 130 triệu đồng.
1.3 Thao túng thị trường chứng khoán với “Huyền thoại” ROS (CTCP Xây dựng FLC Faros)
Sáu năm là khoảng thời gian không quá dài đối với lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán Việt. Song chừng đó là đủ để một FLC Faros ghi dấu ấn đậm nét. Với hàng vạn cổ đông đã “dành tình cảm” cho “cựu” cổ phiếu VN30 này.
“Huyền thoại” ROS (CTCP Xây dựng FLC Faros). Đây từng là cái tên “sáng” nhất sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2017. Cũng là “siêu cổ phiếu” đã đưa ông Trịnh Văn Quyết vào vị trí giàu nhất sàn chứng khoán thời bấy giờ. Thị giá tăng hơn 21 lần chỉ sau 1 năm lên sàn. Cùng với thanh khoản bùng nổ giúp ROS lọt vào rổ VN30. Và trở thành điểm thu hút dòng tiền của nhà đầu tư bao gồm cả các quỹ đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, ROS đã nhanh chóng lao dốc về vùng “trà đá”. Kể từ mức đỉnh 214.000 đồng/cp hồi tháng 11/2017. Song mã vẫn ngồi chễm chệ trong rổ VN30 trong suốt hơn 3 năm. Cho đến cuối năm 2021, cùng với cơn “sóng thần” của họ cổ phiếu FLC. ROS đã trở lại đường đua tăng giá.
Không riêng gì ROS, những cái tên khác trong hệ sinh thái FLC. Luôn nằm giữa ranh giới hào quang và bóng tối. Lúc lên nhanh như diều gặp gió khi lại rơi không thấy đáy. Dù nhiều lần nhận được cảnh báo về sự tăng giảm bất thường của các cổ phiếu họ FLC. Nhiều nhà đầu tư vẫn kiếm bộn tiền nhờ “nương theo sóng”. Lợi ích đến nhanh khiến nhiều người bất chấp rủi ro hiện hữu. Đổ tiền bắt “dao rơi” với hy vọng sau cơn mưa trời lại sáng.
Thời điểm hiện tại, “thần may mắn” đã không còn mỉm cười đối với các nhà đầu cơ ROS. Thời kỳ huy hoàng đã chính thức khép lại khi hơn 567 triệu cổ phiếu ROS nhận án huỷ niêm yết. Chưa kịp định thần trước tin xấu đến từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP .HCM (HOSE). Cổ đông ROS nhận tiếp cú sốc khi sự thật về vốn và giá trị tài sản của công ty xây dựng nhà FLC bị phát giác. Các nhà đầu tư “ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa” trước kết quả điều tra FLC Faros. Tăng vốn ảo 2.800 lần trong giai đoạn 2014 – 2016.
Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để “con voi” ROS có thể chui lọt “lỗ kim”. Các khâu quản lý nghiêm ngặt về tăng vốn, niêm yết và giao dịch trên thị trường. Có sự tiếp tay của cá nhân, tổ chức nào giúp ROS tung hoành trong quá khứ?
a) ROS đã tăng vốn ‘khống’ thế nào?
Ông Trịnh Văn Quyết đã làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống của FLC Faros (ROS) giai đoạn 2014 – 2016. Từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần. Sau đó, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC chỉ đạo em gái bán toàn bộ cổ phiếu ROS. Thu được hơn 6.400 tỷ đồng và rút tiền mặt để chiếm đoạt.
Lật lại quá khứ, ngay trước thềm niêm yết trên HOSE. Vốn điều lệ của FLC Faros tăng hàng trăm lần. Nhưng phần lớn tiền góp vốn được rút ra ngay lập tức dưới dạng ủy thác đầu tư.
Theo bản cáo bạch năm 2016, ROS khởi động lần tăng vốn đầu tiên vào ngày 24/04/2014. Khi ĐHCĐ thông qua Nghị quyết 01/ĐHĐCĐ-VH về việc tăng vốn điều lệ từ 1,5 tỷ lên 225 tỷ đồng. Các đợt tăng vốn sau đó (từ năm 2015 và năm 2016) ROS đã giải trình. Và cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ cho Công ty kiểm toán. Về tính chính xác của tình hình góp vốn và sử dụng vốn của công ty.
Sau đợt tăng vốn kết thúc vào tháng 3/2016. FLC Faros chính thức đưa 430 triệu cổ phiếu ROS niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Ngày giao dịch đầu tiên là ngày 01/9/2016 với mức giá tham chiếu đạt 10.500 đồng/cp. Tương đương giá trị vốn hoá ở thời điểm đó là hơn 4.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các đơn vị kiểm toán từng nhiều lần có ý kiến nhấn mạnh. Và lưu ý về những con số bất thường trên BCTC kiểm toán của ROS ở giai đoạn này.
Tại BCTC kiểm toán bán niên năm 2016, Công ty TNHH Kiểm toán ASC nhấn mạnh. “Đợt tăng vốn điều lệ trong quý I/2016 do 3 cổ đông góp vốn với số tiền 463,5 tỷ đồng. Tương ứng với mỗi lệnh chuyển tiền đến có một lệnh chuyển tiền đi liên tục 18 lần. Các lệnh chuyển tiền đến và đi cho các bên nhận uỷ thác được thực hiện trong cùng ngày 08/01/2016”.
Có thể hiểu rằng, 3 cổ đông này chuyển tiền góp vốn từng phần vào tài khoản của ROS. Nhưng sau đó tiền lại được chuyển ra ngay. Và quy trình này lặp đi lặp lại 18 lần chỉ trong ngày 8/1/2016. Điều này đồng nghĩa, với mỗi vòng chuyển tiền. Ba cá nhân trên chỉ cần hơn 25 tỷ đồng để hoàn tất đợt tăng vốn.
Cùng với đó, Kiểm toán ASC cũng nhấn mạnh tính đến ngày 30/6/2016. ROS ủy thác đầu tư cá nhân là 1.417,2 tỷ đồng, ủy thác đầu tư tổ chức 2.149,2 tỷ đồng.
Trước đó, trong năm 2015, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội cũng lưu ý: ROS ủy thác tổng cộng 3.332,6 tỷ đồng cho các tổ chức và cá nhân. Các khoản ủy thác này có kỳ hạn 36 tháng, lãi suất chỉ từ 4-6%.
Đáng chú ý, nhiều khoản đầu tư kể trên có liên quan đến chính lãnh đạo, cổ đông lớn ROS. BCTC bán niên 2016 cho thấy, ROS đã ủy thác cho 2 cổ đông lớn. Là ông Trần Văn Toản và Nguyễn Quang Trung lần lượt 400 tỷ đồng và 99,4 tỷ đồng.
Có thể thấy, dù là một doanh nghiệp xây dựng. Song chiếm đến 56,6% cơ cấu tài sản ROS lại là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn/dài hạn. Tại ngày 30/6/2022 là 4.411 tỷ đồng.
Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng cho thấy dòng tiền ra vào liên tục trên Báo cáo tài chính của ROS trong năm 2015 và 2016. Là thời điểm trước trước thềm ROS niêm yết lên sàn HOSE.
Năm 2015, công ty này thu hơn 2.800 tỷ đồng từ tăng vốn. Nhưng chi ra gần hơn 2.300 tỷ đồng để đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Năm 2016, tiền thu từ cổ đông góp vốn 462 tỷ đồng thì chi ra cho đầu tư 829 tỷ đồng.
Kết quả của vòng lặp này là sự bất thường trong cấu trúc tài chính của FLC Faros. Công ty xây dựng có quy mô vốn hàng nghìn tỷ đồng và lọt top đầu ngành trên thị trường. Nhưng gần như toàn bộ tài sản lại tồn tại dưới dạng “ủy thác đầu tư”.
Đáng chú ý, chiếm phần lớn trong danh sách nhận đầu tư của FLC Faros. Là các công ty con trong hệ sinh thái của Tập đoàn FLC. Cùng hàng loạt cá nhân khác trong đó có những cá nhân là cổ đông của doanh nghiệp. Góp tiền tăng vốn và có thỏa thuận ủy thác đầu tư với công ty. Điểm bất thường này cũng được thể hiện ở “vấn đề cần nhấn mạnh” trong ý kiến của đơn vị kiểm toán.
Như vậy, rất có thể các hợp đồng ủy thác không có thật. Mà chỉ thể hiện dưới dạng tiền mặt giữa công ty với các nhà đầu tư như hình thức để tạo tài sản ảo.
b) “Siêu cổ phiếu” ROS đã đưa ông Trịnh Văn Quyết vào vị trí giàu nhất sàn chứng khoán
Sau khi niêm yết lên sàn HOSE phiên 01/9/2016, ROS gây chú ý khi tăng trần 12 phiên liên tục. Cổ phiếu này sau đó đạt đỉnh gần 209.700 đồng/cp (giá điều chỉnh là 174.740 đồng/cp) trong phiên 30/10/2017. Và trở thành mã có thị giá cao nhất thị trường chứng khoán khi đó.
Tháng 7/2017, cổ phiếu ROS chính thức lọt rổ VN30 – nhóm 30 cổ phiếu bluechip của HOSE. Điều này cũng đồng nghĩa ROS lọt vào danh mục của nhiều quỹ đầu tư ETF mô phỏng chỉ số.
Sang năm 2018, ROS bước vào chu kỳ giảm mạnh. Chốt phiên 28/12/2018, thị giá ROS là 38.700 đồng/Ccp giảm 81,5% so với mức đỉnh. Đến cuối năm 2020, giá ROS chỉ còn mức giá “trà đá” 2.530 đồng/cp. Dù giá giảm mạnh, song ROS vẫn nằm trong nhóm VN30 giai đoạn 2017-2020. Phải đến tháng 01/2021, mã này mới bị loại khỏi VN30.
Trong gần 6 năm ở HOSE, FLC Faros đã hai lần trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% và 20%. Dẫn tới số cổ phiếu tăng lên thành 567,6 triệu đơn vị như hiện nay.
c) Từng lên tới 200.000 đồng, cổ phiếu ROS bị huỷ niêm yết với giá 2.510 đồng/cp
Ngày 25/8/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ra quyết định về việc hủy niêm yết gần 567,6 triệu cổ phiếu ROS. Do Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros phát hành.
HOSE cho biết FLC Faros đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. Và các trường hợp khác mà HOSE hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Ngày hủy niêm yết có hiệu lực là 05/9/2022.
Trước đó ngày 24/8/2022, HOSE đã ra công văn cảnh báo FLC Faros về khả năng hủy niêm yết ROS. Dựa vào báo cáo giải trình của FLC Faros. HOSE cho rằng có khả năng doanh nghiệp này không công bố đúng hạn báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, FLC Faros vẫn chưa nộp nhiều tài liệu khác. Như báo cáo tài chính quý I và II/2022, báo cáo tài chính và báo cáo thường niên 2021. Công ty cũng chưa họp đại hội đồng cổ đông thường niên. Chưa đủ số lượng thành viên Hội đồng quản trị tối thiểu và chưa có người đại diện pháp luật.
Theo HOSE, FLC Faros đang vi phạm nghiêm trọng quy định về công bố thông tin và quản trị công ty. Vì vậy, cổ phiếu ROS rơi vào diện hủy niêm yết bắt buộc. Theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, theo quy định hiện hành, cổ phiếu sau khi bị huỷ niêm yết. Nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCOM. Khi đó, biên độ dao động giá mỗi phiên là 15%, thay vì 7% như ở HOSE. Doanh nghiệp có cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc. Chỉ được đăng ký niêm yết trở lại sau khi giao dịch tối thiểu hai năm trên UPCOM.
Chốt phiên giao dịch cuối cùng trước khi bị đình chỉ 12/8/2022, thị giá ROS đạt 2.510 đồng/cp.
1.4 Sự “vỗ béo” cùng một công thức tại các doanh nghiệp hệ sinh thái FLC
Không chỉ có FLC Faros mà hơn 10 năm qua. Nhóm doanh nghiệp trực thuộc FLC cũng có những đợt tăng vốn, tổng tài sản rất mạnh và bất thường. Điển hình như quy mô vốn của một số đơn vị dưới đây:
- Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes. Được thổi lên tới 4.100 tỷ đồng và tổng tài sản là 9.100 tỷ đồng.
- Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD). Tăng vốn từ 9,9 tỷ đồng lên 1.635 tỷ đồng và giá trị tổng tài sản lên tới 2.410 tỷ đồng.
- Công ty mẹ FLC từ số vốn ban đầu năm 2008 là 18 tỷ đồng. Đến nay đã tăng lên hơn 7.000 tỷ đồng. Trong đó, chỉ riêng năm 2010, FLC có 3 lần thực hiện tăng vốn. Từ 18 tỷ đồng lên 170 tỷ đồng được báo cáo nộp đủ. Thế nhưng sau đó, số vốn này lại được chi ra cho một công ty là cổ đông lớn sở hữu hơn 30% vốn của FLC. Tức là sau khi góp vốn vào FLC. Cổ đông này đã rút tiền ra thông qua bút toán (ghi nhận sổ sách) cho vay.
Đồng thời, FLC còn thành lập các công ty con bằng các bút toán đầu tư tài chính. Và số tiền cũng được rút ra ngay sau đó với hình thức tương tự. Như thế, FLC và các công ty con đều được tăng vốn lên hàng ngàn tỷ đồng. Tất cả đều thông qua các bút toán cho vay, đầu tư, góp vốn, tạm ứng tiền, ký quỹ, đặt cọc…
Bên cạnh đó, FLC gia tăng tài sản bằng cách “điều chuyển tiền” từ những công ty được lập mới. Là những công ty con, công ty liên kết, công ty góp vốn đầu tư từ “Hệ sinh thái FLC”. Thông qua bút toán các khoản phải trả, phải trả khác, ứng tiền trước hay vay ngắn – dài hạn…
Theo đó, quy mô tài sản của FLC đã được nâng lên đến 30.000 tỷ đồng. Có thể thấy, chẳng cần phải có “tiền tươi thóc thật”. FLC đã nhanh chóng dựng lên số tài sản khổng lồ.
Vậy mục đích của quá trình tăng vốn nói trên là gì? Tại sao ông Quyết lại phải tăng vốn khống “những đứa con tâm huyết” của mình?
Việc tạo ra các bút toán tăng vốn, giúp nhóm cổ đông FLC bán ra hàng trăm triệu cổ phiếu đang sở hữu thông qua thị trường chứng khoán để thu tiền về. Kể từ khi thị trường chứng khoán bùng nổ. Giá cổ phiếu tăng cao đem lại lợi nhuận lớn cho các cổ đông, nhà đầu tư. Việc đưa cổ phiếu lên sàn tại nhiều doanh nghiệp “biến chất” đã trở thành một cách thức kiếm lợi. Là một cách phát triển kinh doanh. Và việc gấp gáp tăng vốn trước khi lên sàn có vẻ như đang mang đến “hiệu quả” nhất định.
Ngoài ra, việc tăng vốn còn để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn.
Đơn cử năm 2015, để đáp ứng một trong những tiêu chí mua cổ phiếu của một tổ chức tài chính. FLC và các công ty con, trong đó có FLC Faros đã tìm mọi cách thổi vốn. Chủ yếu thông qua bút toán ghi nhận sổ sách. Từ đó, quỹ đầu tư Market Vectors ETF Trust – Market Vectors – Vietnam ETF đã bổ sung cổ phiếu FLC vào danh mục nắm giữ khi mua hơn 24,3 triệu cổ phiếu. Chiếm 6,49% vốn của tập đoàn vào thời điểm đó. Và giúp nhóm Trịnh Văn Quyết thu về hàng trăm tỷ đồng.
Dù vậy, không chỉ tới khi Bộ Công an thông tin nhóm Trịnh Văn Quyết bị điều tra bổ sung về hành vi nâng khống vốn FLC Faros. Mà từ nhiều năm trước, nhà đầu tư đã có thể thấy được nhiều điểm bất thường trong hành trình tăng vốn “khủng” của doanh nghiệp này. Thậm chí quá trình thổi vốn của nhóm FLC đã từng bị đơn vị kiểm toán lưu ý là bất thường.
Cụ thể, tại báo cáo kiểm toán bán niên năm 2016 của FLC Faros. Công ty TNHH Kiểm toán ASC (ASC) chỉ ra đợt tăng vốn điều lệ trong quý I/2016. Có 3 cổ đông góp vốn với số tiền 462,5 tỷ đồng. Tương ứng với mỗi lệnh chuyển tiền đến có một lệnh chuyển tiền đi liên tục 18 lần. Các lệnh chuyển tiền đến và đi cho các bên nhận ủy thác được thực hiện trong cùng ngày 08/01/2016. Điều đáng nói là sau khi ASC chỉ ra bất cập, FLC Faros đã đổi đơn vị kiểm toán.
Chưa hết, nhìn vào báo cáo tài chính kiểm toán bán niên năm 2016. Nhà đầu tư còn thấy được tổng tài sản FLC Faros thời điểm đó là 7.972 tỷ đồng. Tăng thêm khoảng 3.450 tỷ đồng hồi đầu năm 2016. Phần lớn trong tổng tài sản của FLC Faros khi đó là các khoản đầu tư. Tuy nhiên, chiếm phần lớn trong danh sách nhận đầu tư của FLC Faros. Là các công ty con trong hệ sinh thái của FLC, cùng hàng loạt cá nhân khác. Bao gồm cả những cá nhân là cổ đông đã góp tiền tăng vốn và có thỏa thuận ủy thác đầu tư với công ty này.
1.5 “Lỗ kim” to bất thường, thao túng thị trường chứng khoán là trách nhiệm thuộc về ai?
a) Khâu nâng vốn “ảo”
Câu chuyện FLC Faros đã “phù phép” nâng vốn ảo không phải cá biệt. Nhưng ngay từ đầu đã không được cơ quan quản lý cảnh báo, kiểm soát. Nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế là cơ quan chức năng chưa đủ thẩm quyền. Và đủ lực để kiểm soát chi tiết các báo cáo tài chính, các cách mà doanh nghiệp triển khai tăng vốn. Tuy có những khoản loại trừ hay các nội dung mà đơn vị kiểm toán lên tiếng. Nhưng không được cơ quan quản lý và nhà đầu tư chú ý.
Ngày 28/8/2022, UBCKNN cũng đã lên tiếng về “lùm xùm” tại ROS. Theo đó, việc tăng khống vốn điều lệ xảy ra tại FLC Faros trước khi doanh nghiệp này niêm yết cổ phiếu ROS trên thị trường chứng khoán. Như vậy, hành vi này vi phạm khoản 5 Điều 16 Luật Doanh nghiệp. Về “Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký. Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị”.
Trong môi trường đầu tư mở, quyết định mua bán cổ phiếu vẫn là do nhà đầu tư. Đã có rất nhiều cảnh báo về cổ phiếu rác, cổ phiếu “lừa đảo” tăng giá phi mã. Cổ phiếu đội lái bơm thổi khiến nhiều người được – mất. Chính vì vậy, Nhà nước, UBCKNN, chuyên gia luôn khuyến cáo các nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ càng khi tham gia đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc mọi người cần có trách nhiệm với số vốn của mình. Trang bị kiến thức đầy dủ và đừng “hùa theo số đông”.
Hiện nay rất nhiều nhà đầu tư vẫn hy vọng FLC Faros sẽ được tái cấu trúc khi có chủ mới. Nhưng điều này rất khó bởi đây là một doanh nghiệp “ảo”. Tài sản thực không có nên gần như không có lối thoát cho nhà đầu tư lỡ “ôm” cổ phiếu của doanh nghiệp này.
Lỗ hổng của luật hiện nay là việc tăng vốn điều lệ của các doanh nghiệp chưa lên sàn rất dễ. Vì vậy mà nhóm doanh nghiệp FLC đã chọn chiêu tăng vốn trước khi lên sàn. Để không phải nộp tiền vào tài khoản và công khai minh bạch như các doanh nghiệp trên sàn.
Ông Quyết là người am hiểu luật và ông đã làm trò để qua mặt cơ quan chức năng và lừa nhà đầu tư. Nếu cơ quan quản lý ngay từ đầu để tâm, mạnh tay xử lý. Thì chắc chắn sẽ không để xảy ra những sự việc đáng tiếc như vậy. Nhà đầu tư cũng không phải rơi vào cảnh đứng ngồi không yên như hiện nay.
Vốn ảo, tài sản ảo nhưng thiệt hại đã là thật. Mặc dù những cá nhân trên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Song tổn thất về mặt tinh thần và tài sản sau những đợt thao túng giá đối với nhiều nhà đầu tư là không thể khắc phục. Đặc biệt là khi ROS bị hủy niêm yết trên HOSE.
b) Khâu kiểm soát nội bộ
Ban kiểm soát là tổ chức giám sát công ty nhiều nhất nhưng vai trò còn mờ nhạt. Hầu hết đều do Hội đồng quản trị (HĐQT) lập ra, không có thành viên độc lập. Nên họ thường không thể hiện hết trách nhiệm kiểm soát của mình để bảo vệ cổ đông và nhà đầu tư. Vì vậy, cần phải có quy định và ràng buộc rõ trách nhiệm ban kiểm soát để chấn chỉnh việc này. Việc minh bạch thông tin của doanh nghiệp không chỉ tạo niềm tin cho nhà đầu tư chứng khoán trong nước. Mà còn thu hút, tạo sự an tâm cho chính các tổ chức quốc tế nhìn vào Việt Nam. Nhất là khi Việt Nam hướng đến xây dựng một trung tâm tài chính mang tầm quốc tế.
c) Khâu kiểm soát để niêm yết trên sàn
Liên quan tới việc FLC Faros dễ dàng vượt qua các khâu kiểm soát để niêm yết trên sàn HOSE. Sau đó thổi giá cổ phiếu, “lùa gà” rồi “úp sọt” nhà đầu tư. Vấn đề đặt ra là vai trò của công ty chứng khoán đã tư vấn cho cổ phiếu ROS lên sàn như thế nào? Rồi trách nhiệm thẩm định của Sở Giao dịch chứng khoán ra sao? Ngay cả các công ty kiểm toán, Ủy ban Chứng khoán cũng khó tránh khỏi vô can.
Chính khâu quản lý, giám sát trên các sàn giao dịch chứng khoán còn lỏng lẻo. Đã để xảy ra tình trạng “hàng dởm”, “hàng kém chất lượng” tràn lan. Thậm chí cổ phiếu ROS còn vào rổ VN30 một cách dễ dàng và tồn tại trong nhiều năm. Ban lãnh đạo HOSE có thể biện minh rằng họ chọn ROS vào rổ VN30 vì cổ phiếu đó có thanh khoản tốt và đủ tiêu chí chọn lọc. Nhưng họ không biết rằng thanh khoản đó là giả tạo, bị điều khiển bởi các “đội lái”, đội thao túng giá. Để dụ dỗ hàng vạn nhà đầu tư nhỏ lẻ vào ôm “bom”. Từ đó những kẻ thao túng có cơ hội bán giấy lấy tiền thật tới hàng ngàn tỷ đồng.
Tồn tại những giao dịch tăng vốn bất thường, cùng nhiều lưu ý của kiểm toán. Nhưng ROS vẫn vượt qua quy trình đăng ký niêm yết. Và hoàn tất thủ tục để niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2016.
Cụ thể, ROS được chấp thuận đăng ký niêm yết vào ngày 24/8/2016. Và sau đó chính thức niêm yết HOSE ngày 01/9/2016. Với thị giá tăng chóng mặt, ROS sau đó còn vào rổ cổ phiếu bluechip (cổ phiếu của những doanh nghiệp đầu ngành, uy tín cao) VN30 trong một thời gian dài. Thậm chí có thời điểm ông Trịnh Văn Quyết vươn lên trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán nhờ nắm giữ lượng lớn cổ phiếu ROS. Chỉ sau khoảng 1 năm, thị giá của ROS đã tăng gấp 15 lần so với giá chào sàn.
Tuy nhiên, ROS nhanh chóng quay đầu sụt giảm xuống vùng “giá trà đá” 2.000 – 5.000 đồng/cp.
Những nhà đầu tư không kịp thoát hàng trước pha lao dốc không phanh của ROS từ năm 2017. Hay đợt trồi sụt vừa qua đã chấp nhận mất khoản tài sản lớn để đổi lấy bài học “xương máu” trong chặng đường đầu tư.
Pháp luật quy định rõ về điều kiện để được niêm yết tại HOSE. Căn cứ theo điểm 6.4 khoản 6 Điều 5 Quyết định 346 về quy chế niêm yết chứng khoán tại HOSE. Doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính phải thể hiện chấp nhận toàn bộ.
“Trường hợp ý kiến kiểm toán là chấp nhận có ngoại trừ. Thì khoản ngoại trừ không phải là các khoản ngoại trừ liên quan đến các khoản mục: vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ đã góp và các khoản mục trọng yếu khác. Như: Tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản phải thu, nợ phải trả. Và khoản ngoại trừ do không hợp nhất công ty con”.
Trong trường hợp ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính là chấp nhận có ngoại trừ đối với các khoản mục khác không phải các khoản mục nêu tại điểm 6.4 khoản 6. Tổ chức đăng ký niêm yết phải có tài liệu giải thích hợp lý. Và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc ngoại trừ.
Theo khoản 11, 12 Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập năm 2011. Doanh nghiệp kiểm toán chịu trách nhiệm trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết. Chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán.
Kết hợp với quy định tại Điều 59 của luật này quy định về các hành vi vi phạm về kiểm toán độc lập. Bao gồm: “Việc thiếu cẩn trọng dẫn đến sai sót hoặc làm sai lệch kết quả kiểm toán. Cố tình xác nhận báo cáo tài chính có gian lận, sai sót hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, hồ sơ kiểm toán. Và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật”.
Như vậy, các đơn vị kiểm toán cho FLC Faros trong giai đoạn 2014 – 2016 khó tránh khỏi vô can trong vụ việc này. Tuy nhiên, các đơn vị này đã thực hiện phần nào nghĩa vụ của mình. Cụ thể, dù đơn vị kiểm toán đã nhấn nút “ok” cho báo cáo tài chính. Song vẫn đưa ra nhiều lưu ý và nhấn mạnh đối với các con số bất thường.
1.6 Sự sụp đổ của những thành tựu mang tên FLC vì thao túng thị trường chứng khoán
Là doanh nghiệp hoạt động lâu đời trong lĩnh vực bất động sản. FLC gây dựng thương hiệu bởi nhiều công trình lớn. Như quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái hàng trăm, nghìn ha ở Sầm Sơn, Hạ Long, Quy Nhơn, Quảng Bình… Việc triển khai đồng bộ, chuyên nghiệp các dự án đã mang về kết quả kinh doanh khả quan cho doanh nghiệp.
Theo đó, từ sau khi chuyển sàn sang HOSE. Doanh thu của doanh nghiệp bất động sản này liên tục tăng trưởng qua từng năm. Và lập kỷ lục gần 16.000 tỷ đồng vào năm 2019. Lợi nhuận mỗi năm thu về hàng trăm tỷ đồng và thời kỳ đỉnh cao là năm 2016. Khi đó dù doanh thu chỉ đạt 6.136 tỷ đồng nhưng FLC lãi trước thuế lên đến 1.319 tỷ đồng.
Cùng với kết quả kinh doanh, vốn điều lệ của FLC cũng tăng mạnh. Từ mức 100 tỷ đồng thời điểm chào sàn HNX lên 7.099 tỷ vào năm 2019. Từ đó đến nay, FLC không tăng vốn mà dồn lực cho dự án Bamboo Airways. Mới thành lập từ năm 2017, nhưng sau 4 năm phát triển. Hãng hàng không này đã nhanh chóng tạo lập được thương hiệu, uy tín. Phá vỡ cuộc đua “song mã” bấy lâu nay giữa Vietnam Airlines và Vietjet Air.
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 xuất hiện, FLC nằm trong nhóm doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp. Khi cả ngành hàng không và du lịch bị ảnh hưởng. Dẫn tới kết quả kinh doanh giảm mạnh trong 2 năm 2020-2021. Doanh thu năm 2021 giảm 50%, lợi nhuận trước thuế năm 2021 cũng thu hẹp về mức 163 tỷ đồng.
Sang đến năm 2022, sóng gió gia tăng khi thị trường kinh doanh bất động sản khó khăn. Thắt chặt chính sách tín dụng, lãnh đạo chủ chốt bị bắt giam. Xáo trộn nhân sự đã khiến FLC lâm vào cảnh thua lỗ. Đồng thời chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm qua. Tập đoàn FLC đã có tới 22 dự án nằm tại 10 địa phương bị dừng nghiên cứu, thu hồi chủ trương đầu tư. Thậm chí chấm dứt hoạt động.
Cho đến hiện tại, công ty này chưa công bố BCTC năm 2022. Song sau 9 tháng đầu năm 2022, FLC đã lỗ ròng hơn 1.800 tỷ đồng. Quy mô tổng tài sản tại ngày 30/9/2022 là 36.216 tỷ đồng còn nợ phải trả ở mức 28.271 tỷ đồng.
a) Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng chứng khoán
Điều đáng nói, sau khi hành vi bán chui 74,8 triệu cổ phiếu của chủ tịch FLC gây chấn động dư luận. Làm chao đảo thị trường chứng khoán. Ông Quyết vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi sai phạm khác đẩy giá cổ phiếu lên cao.
Cụ thể, sau khi bị phát hiện, để đối phó với cơ quan chức năng. Bị can Quyết đã giao cho người thân sử dụng các tài khoản chứng khoán mở tại CTCP Chứng khoán BOS. Liên tục đặt lệnh mua cổ phiếu FLC với số lượng lớn để đẩy giá cổ phiếu, tạo thanh khoản giả. Giá cổ phiếu FLC đã được “thổi” từ 12.000 đồng/cp lên 14.500 đồng/cp (ngày 22/3).
Sau khi viện kiểm sát phê chuẩn lệnh khởi tố, trong tối 29/3/2022. Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện khám xét trụ sở Tập đoàn FLC và nhà riêng của ông Trịnh Văn Quyết. Tại trụ sở Công ty CP Tập đoàn FLC trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tổ công tác của cơ quan điều tra và viện kiểm sát đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Trịnh Văn Quyết.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã tiến hành điều tra, xác minh với ông Trịnh Văn Quyết. Và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS. Và các công ty có liên quan về hành vi “thao túng thị trường chứng khoán”, “che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra ngày 10/01/2022. Gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cùng với đó, cơ quan điều tra cũng thực hiện khám xét 21 địa điểm là chỗ ở. Nơi làm việc của nhiều người liên quan đến hành vi thao túng chứng khoán của chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ hành vi đồng phạm, giúp sức của nhiều người khác. Trong vụ việc chủ tịch FLC thao túng giá chứng khoán.
Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, thị trường chứng khoán 2 lần chao đảo vì chủ tịch Quyết. Lần thứ nhất, khi ông Quyết bán chui cổ phiếu đã làm thị trường giảm hàng chục điểm. Nhiều cổ phiếu “nằm sàn” dài vài phiên, nhà đầu tư thiệt hại nặng.
Lần thứ hai là ở phiên giao dịch đầu tuần 28/3/2022. Hàng loạt mã thuộc “họ FLC” bị nhà đầu tư bán tháo, nhiều cổ phiếu khác cũng giảm mạnh. Vì tin đồn ông Quyết bị bắt và thông tin ông bị cấm xuất cảnh một tháng.
b) Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố thêm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại FLC Faros
Trước đó, ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án. Khởi tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn FLC. Để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán.
Ngày 25/8/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã ra quyết định khởi tố bổ sung đối với ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC. Để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan điều tra cũng khởi tố bổ sung tội danh trên với bà Hương Trần Kiều Dung. Nguyên chủ tịch hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán BOS. Kiêm Phó chủ tịch thường trực CTCP Tập đoàn FLC.
Hai em gái của ông Quyết cũng bị khởi tố bổ sung cùng tội danh là: Trịnh Thị Thúy Nga – nguyên thành viên hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc CTCP Chứng khoán BOS. Và Trịnh Thị Minh Huế – nhân viên kế toán thuộc ban kế toán, CTCP Tập đoàn FLC.
Được biết, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và các bị can đã có hành vi nâng khống vốn của Công ty CP Xây dựng FLC Faros.
Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can: Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga, Hương Trần Kiều Dung có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thông qua việc nâng khống vốn của CTCP Xây dựng FLC Faros.
Theo cơ quan điều tra, từ năm 2014 – 2016 bị can Quyết đã làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống. Từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng. Tương ứng với 430 triệu cổ phần của Công ty CP Xây dựng FLC Faros. Khi công ty này niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán. Cựu chủ tịch FLC đã bán, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Tính đến ngày 24/02/2021, bị can Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS. Mang tên mình và tên 5 cá nhân khác, thu được hơn 6.400 tỷ đồng. Cựu chủ tịch FLC đã rút tiền mặt từ việc bán cổ phiếu để chiếm đoạt.
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về hoạt động thao túng thị trường chứng khoán. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về thao túng thị trường chứng khoán là gì? Nguyên nhân xảy ra việc thao túng thị trường chứng khoán? Cũng như những chiêu trò làm giá của đội lái trên thị trường chứng khoán. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư phát hiện rủi ro, để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Đánh giá đúng tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các hành vi thao túng trên thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán của Cú như:
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán cần chú ý của Cú như:
1. Tìm hiểu về thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam (P.1)
2. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Tin giả – Bẫy bơm xả (P.2)
3. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Đặt lệnh ảo – Thanh khoản ảo (P.3)
4. Đầu cơ giá xuống và một số thủ thuật khác trong thao túng thị trường chứng khoán (P.4)
5. Hậu quả và xử phạt hành vi thao túng thị trường chứng khoán (P.5)
6. Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu KSS, MTM, KSA (P.6)
7. Thao túng thị trường chứng khoán của cổ phiếu DCL và DVD (P.7)
8. Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu NHP, TGG, CDO (P.8)
9. Thao túng thị trường chứng khoán – FLC và Trịnh Văn Quyết (P.9)
10. Thao túng thị trường chứng khoán – ASA và Louis Holdings (P.10)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969