Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu NHP, TGG, CDO (P.8)
Hoạt động thao túng thị trường chứng khoán có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Hiện nay, vấn đề thao túng trên thị trường chứng khoán diễn ra rất phức tạp. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư và nền kinh tế. Vì vậy, việc nhận diện, giám sát, cảnh báo sớm về hành vi thao túng chứng khoán. Để từ đó hạn chế những rủi ro thiệt hại do vấn đề này gây ra là rất quan trọng. Và cần được quan tâm trong bối cảnh hiện nay.
Liên tục mua bán, tạo cung cầu giả, đẩy giá cổ phiếu, âm thầm bán chui… Là những chiêu trò đã và đang tồn tại trên thị trường chứng khoán. Nhiều vụ việc bị phanh phui, loạt tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính. Thậm chí lĩnh án tù, nhưng vì lợi nhuận, nhiều cá nhân vẫn dùng chiêu trò này.
Vậy sau khi anh em đã hiểu rõ thao túng thị trường chứng khoán là gì. Và các hành vi thao túng phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua các bài trước. Hãy cùng Cú điểm mặt những vụ thao túng thị trường chứng khoán nổi tiếng tại Việt Nam ở bài viết này nhé!
Trong suốt 22 năm hình thành và phát triển. Chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến nhiều diễn biến thăng trầm. Trong đó, có nhiều hành vi thao túng cổ phiếu từng làm chao đảo thị trường.
Dưới đây là một số vụ án điển hình nhà đầu tư cần biết.
1. Thao túng thị trường chứng khoán tại CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP (NHP) và CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang (TGG)
1.1 CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP và CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang là doanh nghiệp gì?
– Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP (NHP) thành lập vào ngày 11/10/2013. Với vốn điều lệ là 25 tỷ đồng, được góp vốn bởi 04 cổ đông sáng lập. Trong đó có chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa là cổ đông lớn. Với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất bao bì PP các loại. Kinh doanh hạt nhựa nhập khẩu PP, PE, in và các sản phẩm liên quan đến in.
NHP là công ty do ông Lê Xuân Nghĩa làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT). Ông Lê Xuân Nghĩa là một chuyên gia kinh tế nổi tiếng tại Việt Nam. Trong quá trình công tác, ông từng là thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Thành viên Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ Nhà nước. Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ năm 2008 tới 2012, ông là Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho đến khi nghỉ hưu. Ông Lê Xuân Nghĩa sở hữu hơn 4,61 triệu cổ phiếu NHP. Tương đương 16,72% vốn điều lệ và cũng là cổ đông lớn nhất của công ty.
– Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Trường Giang (TGG) được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu. Hoạt động theo mô hình công ty cổ phần số 0105787835 ngày 10/02/2012. Xây dựng Trường Giang đưa 26 triệu cổ phiếu lên niêm yết trên HOSE từ 25/5/2018. Với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.700 đồng/cp.
Đáng chú ý, Xây dựng Đầu tư Trường Giang (TGG) có cổ đông lớn là NHP (sở hữu 19,23%) và ông Lê Xuân Nghĩa (sở hữu 10%). Đồng thời ông Lê Xuân Nghĩa cũng là chủ tịch HĐQT của TGG.
Ngoài ngành nghề truyền thống là đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản. Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Trường Giang còn mở rộng đầu tư kinh doanh các ngành nghề khác. Như đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, du lịch sinh thái, chăn nuôi… Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, Công ty cũng phát triển hoạt động thương mại. Trong đó chú trọng đến các mặt hàng vật liệu xây dựng như thép xây dựng các loại.
Ngoài ra, Công ty cũng bắt đầu kinh doanh các mặt hàng nguyên liệu khác cho ngành bao bì. Như hạt nhựa PP, PE, bao bì các loại cung cấp cho các đơn vị xuất khẩu mặt hàng này. Đây là nhóm mặt hàng xuất khẩu mà nước ta có nhiều lợi thế.
Nhà đầu tư thường xuyên nhắc đến cái tên “Xuất nhập khẩu NHP” và ”Xây dựng Đầu tư Trường Giang”. Chúng đặc biệt không phải vì mô hình kinh doanh mới lạ, vì quy mô lớn. Hay vì sở hữu một sản phẩm khác biệt. Mà là vì các doanh nghiệp này có liên quan đến một con người đặc biệt, TS. Lê Xuân Nghĩa. Ông đã từng làm Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Là chuyên gia uy tín trên thương trường.
Câu chuyện không có gì đáng nêu nếu như những công ty trên kinh doanh bình thường. Và giá cổ phiếu cũng biến động bình thường. Tuy nhiên có nhiều điều bất thường đã xuất hiện như những “cảnh báo đỏ”. Cho hiện trạng công ty có vấn đề về sức khỏe tài chính.
1.2 NHP tăng vốn điều lệ, nhưng tiền không để sản xuất kinh doanh
CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP ra đời năm 2013. Và chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) hơn 1 năm sau đó. Với vốn điều lệ khi thành lập là 25 tỷ đồng, tài sản gần như 100% là các khoản phải thu.
Đến năm 2014, Công ty nhanh chóng tăng vốn lên gấp 5 lần, chạm mốc 125 tỷ đồng. Và doanh thu từ con số 0 đã nhanh chóng tăng lên 69 tỷ đồng. Lợi nhuận cũng đạt con số 5,86 tỷ đồng so với mức -0,4 tỷ đồng của năm trước đó. Với lợi nhuận 5,9 tỷ đồng, con số này giúp chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) năm 2014 của NHP đạt 7.56%. Đáp ứng yêu cầu tối thiểu 5% theo quy định HNX.
Đầu năm 2015, NHP niêm yết trên HNX và tiếp tục quá trình tăng vốn lên 175 tỷ đồng. Việc tăng vốn được thực hiện tiếp vào năm 2016 khi vốn điều lệ đạt mốc 276 tỷ đồng. Như vậy chỉ sau 3 năm, từ một công ty vốn điều lệ 25 tỷ đồng và doanh thu bằng 0. NHP đã tăng vốn lên gấp hơn 10 lần.
Việc tăng vốn nhanh chóng sau khi lên sàn là dấu hiệu bất thường. Nhưng cũng không hẳn phải “cắm cờ đỏ”. Nếu Công ty dùng vốn vào đúng mục đích và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, vốn NHP huy động được lại không nhằm mục đích này.
Với một công ty mới thành lập và hoạt động trong ngành sản xuất bao bì. Thông thường, khoản chiếm phần lớn tài sản của NHP phải là tài sản cố định. Tuy nhiên, phần lớn tài sản của công ty này lại được đổ vào đầu tư tài chính. Và các khoản phải thu, tài sản cố định gần như bất động.
Công ty không thuyết minh chi tiết các khoản mục đầu tư tại Báo cáo tài chính quý III/2018. Tuy nhiên tính đến thời điểm báo cáo soát xét quý II/2018 được công bố. Thì ba khoản đầu tư lớn tại NHP là:
- Công ty cổ phần Ðầu tư NHP. Giá trị đầu tư 74 tỷ đồng, sở hữu 37% vốn.
- Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Kim Bôi. Giá trị đầu tư 50 tỷ đồng, sở hữu 45% vốn.
- Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Trường Giang. Giá trị đầu tư 62,8 tỷ đồng, sở hữu 24% vốn.
Như vậy tổng số vốn đang đầu tư tại những công ty này lên tới 187 tỷ đồng.
Ðiều đáng nói là tất cả những công ty này mặc dù đã được NHP đầu tư từ 2015. Nhưng chưa công ty nào mang lại cho NHP bất cứ một khoản thu nhập nào trong những năm qua. Trong khi NHP đang kinh doanh thua lỗ. Và mỗi năm phải trả lãi vay gần 10% để duy trì những khoản đầu tư này.
Cổ đông bên ngoài của NHP có lẽ chịu mất mát lớn nhất khi Công ty lên sàn với giá 15.600 đồng/cp. Nhưng hiện giá phiếu của NHP “treo” ở mức 700 đồng/cp và không có người mua.
Vấn đề đáng quan ngại thứ hai là hơn 123 tỷ đồng khoản phải thu tại các bên liên quan. Trong đó hai khoản đáng chú ý nhất là Công ty TNHH Thịnh Phát (33 tỷ đồng). Và Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng GDM (16,2 tỷ đồng, đã quá hạn gần 1 năm). Đều là các công ty liên quan với thành viên Hội đồng quản trị. Và vừa là người mua, vừa là người bán của NHP.
Dư luận từng bàng hoàng với những gì là giả, là ảo trong các con số tài chính ở các công ty niêm yết. Như: Xuất nhập khẩu khoáng sản Miền Trung (MTM), Gỗ Trường Thành (TTF)… Tuy nhiên, câu chuyện tại NHP cũng khiến không ít nhà đầu tư đặt dấu hỏi nghi vấn. Lập công ty, đưa công ty lên sàn. Nhưng không hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đăng ký. Mà chỉ mua lại các dự án hoặc khoản đầu tư của mình ở các công ty khác. Với danh nghĩa đầu tư tài chính hoặc góp vốn, liên danh liên kết. Phải chăng là “ván bài” của NHP?
Ðể có kết quả kinh doanh đẹp, hợp thức những con số trên báo cáo. Có hay không việc doanh nghiệp lại bán chịu cho đối tác là những người “ngồi cùng mâm” với mình? Nhiều cổ đông NHP ngán ngẩm cho rằng, thứ mà họ cảm nhận ở doanh nghiệp này. Chỉ là những khoản đầu tư tài chính và phải thu chồng chéo với giá trị bằng không.
1.3 TGG: Dấu hỏi tiền có chạy đến những dự án khủng? Hay chỉ là “bánh vẽ”?
Khác với NHP, công ty thứ hai ông Nghĩa là cổ đông lớn (sở hữu 10% vốn khi thành lập, đến cuối năm 2018, ông bán bớt đi một nửa, và còn sở hữu 4,7% vốn). Là CTCP Xây dựng đầu tư Trường Giang (TGG). Lại đi kèm với những khoản đầu tư tài chính là những dự án đáng mơ ước với cổ đông. TGG có tổng tài sản chưa đầy 300 tỷ đồng. Nhưng có kế hoạch thực hiện hàng loạt dự án với quy mô hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng.
Cụ thể, hai dự án được Ban lãnh đạo Trường Giang đưa ra vào năm 2015. Là dự án “Trang trại nuôi lợn theo hướng công nghiệp” tại xã Tân Thành, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình với quy mô 218 tỷ đồng. Và dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng Ao Giới – Suối Tiên” tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ với quy mô 1.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên cả hai dự án đều đang ở trạng thái treo lại. Và mới chỉ có 30,5 tỷ đồng nằm ở xây dựng cơ bản dở dang. Và không có thay đổi gì so với năm 2017.
Dự án cũ chưa xong thì dự án mới đã lên kế hoạch. Tại Ðại hội đồng cổ đông bất thường 2018 được tổ chức. Công ty Xây dựng Trường Giang tiếp tục thông qua chủ trương đầu tư Dự án mới. Đó là Khu dân cư cao cấp Gành Gió tại xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Vốn đầu tư dự kiến 1.620 tỷ đồng.
Như vậy, tổng quy mô dự án hứa hẹn triển khai của TGG đã lên tới 2.820 tỷ đồng. Gấp 10 lần tổng tài sản của Công ty tại thời điểm hiện tại. Trong tình trạng tiền mặt gần như không có. TGG sẽ lấy nguồn lực từ đâu để thực hiện hàng loạt dự án nghìn tỷ này? Phải chăng đây chỉ là những dự án “bánh vẽ”?
Đó là lý do giải thích sau khi lên sàn. Cổ phiếu TGG liên tục tăng và đạt đỉnh ở mức 30.300 đồng/cp vào ngày 21/08/2018. Tương ứng tăng gần gấp 3 lần chỉ sau gần 3 tháng lên sàn.
Tuy nhiên TGG tăng nhanh và giảm cũng nhanh. TGG trải qua chuỗi những phiên giảm sàn liên tiếp về dưới mệnh giá 3.300 đồng/cp. Tương ứng mức giảm 89% so với đỉnh đạt được 4 tháng trước đó.
Nguyên nhân khiến TGG lao dốc mạnh không rõ rệt. Nhưng kết quả kinh doanh quý III và cả 9 tháng đầu năm 2018 của doanh nghiệp này giảm mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, lợi nhuận đạt được trong cả quý III/2018 chỉ hơn 610 triệu đồng. Bằng 1/10 lợi nhuận đạt được trong quý III năm ngoái. Tổng lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2018 đạt hơn 3,65 tỷ đồng, chưa bằng 1/3 cùng kỳ năm ngoái.
Câu hỏi đặt ra là vì cớ gì cổ phiếu này lại có thời điểm lên đến 30.000 đồng/cp? Vì khả năng sinh lời tốt, quy mô vốn lớn nhưng chưa khai thác. Hay vì có nhiều dự án xây dựng bất động sản lớn nhiều tiềm năng…?
TGG không thuộc trường hợp nào trong số đó. Thành lập từ năm 2012 với vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng. Sau khoảng 4 năm hoạt động, Công ty tăng vốn lên 260 tỷ đồng. Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Trường Giang chính thức trở thành Công ty đại chúng vào ngày 29/12/2017. Cũng trong năm này, công ty có doanh thu khoảng 101,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 14,3 tỷ đồng. Tổng tài sản của doanh nghiệp đạt trên 304 tỷ đồng. Con số trên xuất hiện được cho là bước đệm để TGG lên sàn suôn sẻ.
Sau nửa năm lên sàn, 27 triệu cổ phiếu TGG đang lưu hành nhưng vốn hóa của công ty chưa đầy 100 tỷ đồng. Giá một cổ phiếu chỉ khoảng hơn 3000 đồng. Trước đó, khi rầm rộ lên sàn, TGG được giới thiệu là doanh nghiệp xây dựng với lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu ngang ngửa với những doanh nghiệp lớn (lãi cơ bản trên cổ phiếu là 46,27đ.) Chưa kể TGG hứa hẹn là doanh nghiệp nhiều triển vọng. Với những dự án thi công trải khắp nhiều tỉnh. Nhưng tất cả các dự án quy mô lớn đó chỉ nằm “trên giấy”.
1.4 Công ty CP Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP bị tố liên tục bất tín
Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP liên tục bị khách hàng tố “bất tín”. Do đột ngột ngừng giao hàng nhưng không có lý do chính đáng. Sau khi đã nhận hơn 1,1 triệu USD tiền tạm ứng theo hai hợp đồng có giá trị trên 1,3 triệu USD. Đã ký kết với đối tác nước ngoài là Công ty M có trụ sở tại Hong Kong. Sau đó, lại tiếp tục “bất tín” khi không thực hiện cam kết hoàn trả 100 triệu VNĐ theo từng quý. Và phớt lờ các văn bản yêu cầu trả tiền của Công ty M.
Công ty M không phải là đơn vị duy nhất bị người quản lý Công ty NHP áp dụng chiêu trò hứa hoàn trả tiền xong lại “nuốt lời hứa”. Vào thời điểm tháng 8/2017, khi ký Hợp đồng mua bán số 06 với Công ty M. Thì Công ty NHP đang “sa lầy” khi chưa trả được nợ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Với tổng số nợ trên 14,8 tỷ đồng và bị Vietcombank xếp vào nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý).
Tháng 11/2017, khi ký Hợp đồng số 07 với Công ty M. Thì khoản vay này đã bị tụt hạng thành nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn). Do hứa nhiều lần nhưng không trả nợ theo lời hứa. Cụ thể, ngày 12/01/2018 Công ty NHP có công văn 05/CV về kế hoạch trả nợ gốc cho Vietcombank. Đồng ý trả nợ của năm 2018 là 200.000.000 đồng/tháng. Năm 2019 trả 300.000.000 đồng/tháng.
Nhưng ngày 9/2/2018, Công ty NHP có công văn 06/CV thay đổi kế hoạch trả nợ. Tháng 2/2018 trả nợ 100.000.000 đồng, từ tháng 3/2018 đến 12/2018 trả 200.000.000 đồng/tháng. Năm 2019 trả 400.000.000 đồng/tháng, năm 2020 trả hết nợ cho Vietcombank. Tuy nhiên, thực tế đến ngày 03/7/2018 Công ty NHP chỉ mới trả được 150.000.000 đồng.
Liên tiếp đưa ra văn bản cam kết và lộ trình trả nợ. Nhưng sau đó tìm mọi lý do khất lần việc trả nợ. Buộc Vietcombank phải đưa vụ việc ra Tòa án để giải quyết. Tất nhiên, qua quá trình thụ lý xét xử, Công ty NHP đã bị “bóc trần” chiêu trò “bội tín”. Là cố tình không hợp tác, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ gây khó khăn cho đối tác.
Cũng vào thời điểm đang thực hiện Hợp đồng 06 và 07 với Công ty M. Công ty TNHH MTV 76 có trụ sở tại xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội (Công ty 76). Là đơn vị cung cấp bao dệt PP và một số sản phẩm khác với số tiền trên 6 tỷ đồng cho Công ty NHP. Tuy nhiên, Công ty 76 cũng bị rơi vào tình cảnh đã giao vật tư, hàng hóa. Nhưng không nhận lại được tiền. Chẳng khác nào “thả gà ra đuổi” do Công ty NHP cam kết thì nhiều, nhưng nợ thì không trả.
Những thông tin nêu trên cho thấy, Công ty NHP “nợ như chúa Chổm”. Liên tục vi phạm nghĩa vụ trả nợ cho nhiều khách hàng. Nhưng Báo cáo tài chính Quý I/2019 đăng tải trên website nhpvietnam.com nêu: Công ty NHP đang đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết với tổng số tiền là 124 tỷ đồng. Vào các đơn vị khác với tổng số tiền là trên 48 tỷ đồng. Với những báo cáo và thông tin “hoành tráng” cùng với sự nổi tiếng của ông Lê Xuân Nghĩa. Sẽ có cá nhân, tổ chức tiếp theo rơi vào kịch bản như Công ty M, Công ty 76 hay Vietcombank?
1.5 Nhà đầu tư thiệt hại nặng, nhưng lãnh đạo vẫn lãi chục tỷ nhờ cổ phiếu
Ông Lê Xuân Nghĩa – chuyên gia kinh tế, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP (Mã CK: NHP). Vào tháng 8/2016, ông Nghĩa đã bán ra 1 triệu cổ phiếu NHP với mức giá thị trường khi đó hơn 17.000 đồng. Và sau đó đăng ký mua lại khi thị giá đang ở mức thấp.
Cổ phiếu NHP đạt đỉnh và giao dịch ổn định đến giữa năm 2016. Với mức thị giá cổ phiếu từ 18.000 đến 20.000 đồng. Tuy nhiên, từ đầu tháng 10/2016, cổ phiếu NHP đã bắt đầu lao dốc. Sau gần 2 tháng liên tục giảm, tính đến cuối tháng 11/2016. Thị giá của cổ phiếu NHP chỉ còn ở ngưỡng xấp xỉ 3.000 đồng, giảm hơn 80%. Đây cũng là thời điểm Chủ tịch Lê Xuân Nghĩa đăng ký mua lại gần 1 triệu cổ phiếu đã bán ra vào tháng 8.
Ông Nghĩa đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu NHP trong khoảng thời gian dự kiến từ 25/11/2016 đến 23/12/2016. Tương đương khoảng 4 tỷ đồng theo thị giá thời điểm đăng ký mua.
Như vậy, việc bán cổ phiếu công ty do chính ông làm Chủ tịch tại mức giá “đỉnh”. Và mua lại tại “đáy” đã giúp vị chuyên gia kinh tế này giữ nguyên tỷ lệ sở hữu. Nhưng vẫn lãi khoảng 13 tỷ đồng chỉ trong 3 tháng.
1.6 “Bán chui” quyền mua cổ phiếu, lãnh đạo NHP lãnh phạt
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đối với 4 cá nhân là lãnh đạo cao cấp của Công ty cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP.
Các cá nhân này gồm: bà Nguyễn Thị Mai Hương, ông Lê Xuân Nghĩa, ông Tào Ngọc Tuấn và bà Phạm Thị Thủy.
Theo đó, bà Hương và ông Nghĩa bị phạt 42,5 triệu đồng. Do không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch. Cụ thể, ngày 26/8/2016, bà Nguyễn Thị Mai Hương – Thành viên Hội đồng quản trị và ông Lê Xuân Nghĩa – Chủ tịch Hội đồng quản trị của NHP. Đã lần lượt bán 146.469 và 3.344.430 quyền mua cổ phiếu NHP. Nhưng không báo cáo UBCKNN, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trước khi thực hiện giao dịch.
Ngoài ra, một thành viên hội đồng quản trị khác của NHP là ông Tào Ngọc Tuấn. Cũng bị phạt 27,5 triệu đồng do giao dịch trước khi có công bố thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán. Ông Tuấn bán 250.000 quyền mua cổ phiếu NHP vào ngày 30/8/2016. Tuy nhiên, theo công bố thông tin của HNX. Ông Tuấn được giao dịch kể từ ngày 31/8/2016.
Bà Phạm Thị Thủy – Tổng giám đốc của NHP cũng bị phạt 40 triệu đồng. Do không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Ngày 26/8/2016, bà Phạm Thị Thủy đã bán 60.700 quyền mua cổ phiếu NHP. Nhưng không báo cáo UBCKNN và HNX trước khi thực hiện giao dịch.
1.7 Cổ phiếu NHP bị hạn chế giao dịch và sau đó là hủy niêm yết
Trong Báo cáo kiểm toán năm 2018 của NHP, kiểm toán viên đã nêu nhiều ý kiến ngoại trừ. Về việc không thể xác định giá trị chính xác của các khoản công nợ phải thu, phải trả ngắn hạn của NHP đến cuối tháng 12/2018. Với tổng số tiền 40,56 tỷ đồng cũng như số tiền 11,15 tỷ đồng của các khoản trên trong năm 2017. Đồng thời kiểm toán viên cũng không xác định được giá trị của khoản ủy thác đầu tư cho hai cá nhân. Với giá trị 16,3 tỷ đồng mua cổ phiếu của Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Trường Giang.
Quan trọng hơn, công ty NHP đã có khoản nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn là 10,5 tỷ đồng. Và lỗ lũy kế đến cuối năm 2018 hơn 74,3 tỷ đồng. Riêng trong năm 2018, công ty này bị thua lỗ hơn 73 tỷ đồng. Do từ quý 3/2018, công ty gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Phát sinh các khoản công nợ khó đòi, nợ quá hạn phải thanh toán… Do đó công ty kiểm toán bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Cổ phiếu NHP đã bị đưa vào diện cảnh báo từ tháng 9/2018. Và việc bị thua lỗ 2 năm 2017 – 2018 liên tục khiến cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát.
Ngày 28/6/2021, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) có thông báo đưa cổ phiếu của CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP (NHP) vào giao dịch tại UPCOM từ ngày 02/07. Hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài đã khiến cổ phiếu NHP rơi vào trường hợp hủy niêm yết bắt buộc. Và tự động được đăng ký giao dịch trên UPCOM.
Nguyên nhân hủy niêm yết trên HNX của NHP là vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp (từ 2018 – 2020). Thuộc trường hợp hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm I khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
1.8 Cổ phiếu TGG bị đưa vào diện kiểm soát
Ngày 31/5/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang (TGG) vào diện kiểm soát.
Cụ thể, cổ phiếu TGG bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát. Do trong trường hợp Sở Giao dịch Chứng khoán xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Bắt đầu từ ngày 07/6/2021, TGG sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch (Chỉ được giao dịch vào phiên chiều).
Ngay trong ngày 03/06, Công ty CP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang đã có giải trình về kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2020. Cũng như mức chênh lệch lớn giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán.
Cụ thể, theo báo cáo TGG tự lập, lũy kế cả năm 2020, Công ty chỉ lỗ ròng hơn 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau kiểm toán, khoản lỗ ròng này lại tăng lên tới hơn 43 tỷ đồng. Gấp hơn 10 lần số liệu công bố trước đó.
Theo TGG, năm 2020, do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Nên các dự án đã và đang triển khai của Công ty bị đình trệ. Trong khi các dự án đã bàn giao thì chủ đầu tư dự án lại chưa thanh toán khiến Công ty không thể ghi nhận doanh thu. Vì vậy, đơn vị kiểm toán đã đề nghị Công ty trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Gây ra mức chênh lệch 42 tỷ đồng so với trước kiểm toán.
Để khắc phục tình trang trên, TGG đang đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ.
Đối với các mảng kinh doanh, TGG sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất chính. Như kinh doanh thép, gia công kết cấu, thi công sửa chữa công trình. Bên cạnh đó, TGG sẽ tham gia một số lĩnh vực mới như Bất động sản, Nông nghiệp và Thủy sản.
Đáng chú ý, trước thời điểm công bố văn bản giải trình một ngày (02/6/2021). TGG lại gửi văn bản đến Ủy ban Chứng khoán để xin gia hạn tổ chức Đại hội đồng cổ đông đến ngày 30/06 do dịch bệnh. Tuy kết quả kinh doanh thua lỗ và bị nghi ngờ về sự minh bạch thông tin. Nhưng giá cổ phiếu TGG vẫn duy trì đà tăng kể từ đầu năm 2021.
Trước đó, kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ nhiều vấn đề trong báo cáo tài chính năm 2020. Trong đó, khoản mục hàng tồn kho được trình bày ngày 31/12/2020 và 01/01/2020 lần lượt là 13,8 tỷ đồng và 16 tỷ đồng. Kiểm toán không thể thu thập được bằng chứng đầy đủ và thích hợp. Để xác nhận khoản mục hàng tồn kho trên có hiện hữu, đầy đủ không. Và liệu có phải điều chỉnh gì liên quan đến giá trị của khoản mục hàng tồn kho này.
Bên cạnh đó, trong năm 2021, công ty phát sinh nghiệp vụ bán hàng cho CTCP Đầu tư Phát triển 299. Và đang ghi nhận doanh thu, giá vốn lần lượt là 7,98 tỷ đồng và 7,66 tỷ đồng. Việc ghi nhận như trên không phù hợp với các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định liên quan.
Trái ngược với tình hình kinh doanh kém khả quan, cổ phiếu TGG là một trong những cổ phiếu tăng nóng. Từ vùng giá dưới 1.200 đồng/cp hồi đầu năm 2021, TGG đã tăng mạnh lên mức 5.310 đồng/cp, gần gấp 5 lần. Thanh khoản cũng gia tăng đặc biệt đến hàng triệu cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.
1.9 Sẽ cố gắng tối đa tái cấu trúc NHP
Trao đổi về câu chuyện của NHP và TGG, TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết. Do không có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. Ở vai trò Chủ tịch NHP, ông đã không nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường tại NHP để chấn chỉnh kịp thời.
Doanh nghiệp này rơi vào khó khăn vì nhiều lý do. Trong đó 2 lý do chính là năng lực quản lý yếu kém và thị trường không thuận lợi (giá nhựa rơi theo giá dầu nên các hợp đồng xuất khẩu bị ảnh hưởng, thua lỗ).
Trên cương vị Chủ tịch NHP, ông Nghĩa cho biết, ông sẽ nỗ lực tối đa để tái cơ cấu tổ chức điều hành tại NHP. Tái cơ cấu, xử lý nợ tồn đọng, cả phần NHP nợ khách hàng và khách hàng nợ doanh nghiệp. Ðây là một công việc rất nhiều khó khăn, nhưng ông sẽ cố gắng xử lý tối đa.
Về phía TGG, ông Nghĩa cho biết, ông chỉ tham gia với tư cách cổ đông lớn. Chứ không trong Ban điều hành hay Hội đồng quản trị. Theo ông Nghĩa, đây là một may mắn của ông khi không vướng trách nhiệm vào những khó khăn của doanh nghiệp này.
2. Thao túng thị trường chứng khoán CTCP Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị (CDO)
2.1 CTCP Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị là doanh nghiệp gì?
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế và Phát triển Đô thị được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102963747. Do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp ngày 09/10/2008 với vốn điều lệ ban đầu là 1,8 tỷ đồng. Ngày 09/3/2015 chính thức giao dịch cổ phiếu phiên giao dịch đầu tiên trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố HCM. Với mã chứng khoán CDO.
Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị (CDO) là một công ty thiết kế, thi công các công trình. Theo giới thiệu, CDO chuyên thiết kế, thi công các dự án cao ốc văn phòng, căn hộ. Và các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, quy mô lớn nhiều triệu đô. CDO đã thiết kế một loạt các dự án nổi tiếng như khách sạn 4 sao Candle Hà Nội. Hay Trung tâm tổ chức sự kiện Cung Xuân, Tổ hợp tòa nhà văn phòng CDC, khách sạn Phoenix Mỹ Đình…
Công ty đã có vị trí nhất định trong khối các doanh nghiệp tư vấn thiết kế. Và kinh doanh vật liệu xây dựng tại địa bàn thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt mảng tư vấn thiết kế được đẩy mạnh từ năm 2013. Ngoài ra công ty cũng là một trong những doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu nến có uy tín trên thị trường. Là nhà cung cấp đầu vào cho thương hiệu nến Vivian’s.
Trong năm 2014, công ty chủ trương mở rộng kinh doanh trong ngành khách sạn, dịch vụ. Tiếp nhận khách sạn Candle 287-301 Đội Cấn từ cuối năm 2014. Và chính thức quản lý kinh doanh từ năm 2015. Đây được coi là bước ngoặt cho sự phát triển của CDO. Tháng 11/2014, Công ty hoàn thành đợt phát hành tăng vốn. Nâng mức vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng nhằm hoàn thành thương vụ khách sạn Candle. Đồng thời chủ động vốn cho việc triển khai điều hành khách sạn tiếp đó.
Ban lãnh đạo công ty chủ trương tập trung kinh doanh khách sạn, dịch vụ. Và dự kiến đây sẽ là mảng hoạt động đóng góp chủ yếu cho doanh thu của công ty trong những năm tiếp theo.
2.2 Diễn biến hoạt động thao túng giá cổ phiếu CDO như thế nào?
Đầu năm 2017, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài phản ánh về việc mã cổ phiếu CDO có dấu hiệu bị thao túng. Từ ngày 06/12/2016 đến 10/01/2017, CDO đã có 26 phiên giao dịch giảm sàn liên tục. Không có thanh khoản, mất gần 82% giá trị.
Theo điều tra, cuối năm 2014, bà Nguyễn Vân Giang (cựu Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á – DAS chi nhánh Hà Nội). Được bà Lê Kim Thu ủy thác quản lý 15 triệu cổ phiếu CDO (của CTCP Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị).
Bà Lê Kim Thu là mẹ ông Vũ Đình Nhân – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CDO. Đã nhờ Nguyễn Vân Giang đưa cổ phiếu CDO lên sàn, niêm yết cổ phiếu và giao dịch. Sau đó, Giang nhờ Nguyễn Kim Trường – nhân viên tư vấn đầu tư Công ty CP chứng khoán Apec đứng tên Hợp đồng quản lý chứng khoán với bà Thu.
Bà Thu sau đó đã đưa cho Giang toàn bộ sổ cổ đông sở hữu 20 triệu cổ phiếu để thực hiện. Giang đã giới thiệu để Công ty CP chứng khoán Apes thực hiện tư vấn đưa cổ phiếu CDO niêm yết trên sàn HOSE.
Giang thỏa thuận với phía CDO về việc trong 20 triệu cổ phiếu của CDO. Giang được hưởng 2 triệu cổ phiếu và bị cáo này sẽ giúp bán 3 triệu cổ phiếu khác ra thị trường.
Với 15 triệu cổ phiếu còn lại, CDO sẽ ủy thác cho Giang lưu ký, mở tài khoản giao dịch. Sau đó được phép sử dụng các sản phẩm tài chính của các công ty chứng khoán. Các khoản tiền có trong tài khoản các nhà đầu tư để “tối đa hóa hiệu quả quản lý chứng khoán”. Giang sẽ được hưởng 15% lợi nhuận sau khi trừ chi phí.
Sau khi được Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM chấp thuận cho niêm yết. Giang chỉ đạo một số nhân viên mở 70 tài khoản tại 24 công ty chứng khoán. Rồi trực tiếp sử dụng, quản lý các tài khoản này để xin cấp margin (Margin hay Giao dịch ký quỹ – Là cách nhà đầu tư vay tiền của công ty chứng khoán để đầu tư, thường được sử dụng làm đòn bẩy tài chính chốt lời), bảo lãnh chậm nộp tiền. Hoặc vay các cá nhân khác để có nguồn tiền mua đi, bán lại mã cổ phiếu CDO. Nhằm tạo thanh khoản, đẩy giá cổ phiếu CDO. Mỗi ngày, Giang duy trì khối lượng khớp lệnh khoảng 1,2 triệu cổ phiếu CDO.
Với cách thức trên, trong 4 phiên giao dịch đầu tiên. Giang đã đẩy trần cổ phiếu tăng giá liên tục từ 15.000 đồng/cp lên 21.900 đồng/cp. Cổ phiếu CDO tiếp tục xu hướng tăng giá trong 2 năm (2015, 2016), có lúc đạt đỉnh 39.600 đồng/cp.
Tuy nhiên, từ ngày 06/12/2016, cổ phiếu CDO bị bán tháo ở giá sàn liên tục trong hơn 30 phiên. Và đóng cửa phiên ngày 23/01/2017 ở mức 3.090 đồng/cp. Gây thiệt hại 11 tỷ đồng cho 572 nhà đầu tư.
Trong giai đoạn giảm sàn, cổ phiếu CDO bị mất thanh khoản, gần như không có lệnh mua. Và để thực hiện giao dịch, Giang nhờ các nhân viên môi giới thực hiện nộp, rút tiền tại các công ty chứng khoán. Nguồn tiền để giao dịch là do Giang xin bảo lãnh mua cổ phiếu trước nộp tiền sau của các công ty chứng khoán. Hoặc vay cá nhân khác.
Ngoài ra, Nguyễn Vân Giang còn lợi dụng vị trí Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Công ty DAS để lừa đảo. Chiếm đoạt tài sản của 3 người, tổng số tiền hơn 24 tỷ đồng. Thông qua việc ký kết các hợp đồng hợp tác, hỗ trợ đầu tư chứng khoán không có thật.
2.3 Lãnh đạo giao dịch “chui” cổ phiếu và chuỗi giảm sàn lịch sử 34 phiên của thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngày 13/3/2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với 03 cá nhân. Đều là các lãnh đạo của CTCP Tư vấn Thiết kế và Phát triển Đô thị (mã chứng khoán CDO). Tổng số tiền phạt đối với 3 cá nhân này là 43 triệu đồng. Nguyên nhân phạt, do các lãnh đạo công ty đã giao dịch “chui” cổ phiếu CDO. Hoặc giao dịch không đúng thời hạn đăng ký.
Cụ thể bà Nguyễn Thanh Tú, Thành viên HĐQT công ty, bị phạt 4 triệu đồng. Do ngày 17/10/2016, bà Thanh Tú đã mua 9.000 cổ phiếu CDO mà không báo cáo.
Ngoài ra, bà Vũ Thị Mai Anh, Thành viên HĐQT công ty bị phạt 20 triệu đồng. Do giao dịch không đúng thời gian và khối lượng đã đăng ký. Cụ thể, bà Mai Anh đã đăng ký mua 350.000 cổ phiếu CDO từ ngày 14/09 đến ngày 13/10/2016. Nhưng bà Mai Anh đã mua 87.700 cổ phiếu CDO vào ngày 13/09/2016. Tiếp đó từ đăng ký bán 200.000 cổ phiếu từ 21/10 đến 19/11/2016. Nhưng đã thực hiện bán 278.500 cổ phiếu CDO từ ngày 24/10/2016 đến ngày 02/11/2016.
Ông Nguyễn Minh Quang, Kế toán trưởng công ty cũng bị phạt tổng cộng 19 triệu đồng. Với 2 lỗi không báo cáo về dự kiến giao dịch và giao dịch trước khi công bố thông tin. Các giao dịch của ông Quang cũng diễn ra thời điểm tháng 10 đến tháng 12/2016. Ngoài ra, ông Quang còn bị phạt cảng cáo do giao dịch không đúng khối lượng đã đăng ký.
Thời điểm cuối tháng 9/2016 đến tháng 12/2016, thời điểm lãnh đạo của CDO giao dịch “chui” cổ phiếu của công ty. Giá cổ phiếu này đang ở mức cao trong vùng giá 35.000 đồng/cp. Và giữ vững cùng giá này đến đầu tháng 12/2016. Sau đó đã giảm sàn liên tiếp 34 phiên liên tiếp, lập kỷ lục giảm sàn trên sàn chứng khoán. Và “rơi” tự do về vùng giá 3.000 đồng/cp.
Cổ đông của CDO gần như đã “mất trắng” nếu không kịp trở tay cắt lỗ. Bởi lượng cổ phiếu khớp lệnh trong chuỗi giảm sàn đó là không nhiều. Chủ yếu là các giao dịch thỏa thuận. Không chỉ giao dịch kém sắc, tình hình kinh doanh tại đơn vị này cũng khiến nhà đầu tư “bó tay”. Khi CDO không công bố BCTC kiểm toán.
Thậm chí, kết thúc quý I/2018, không ghi nhận doanh thu khiến CDO chịu lỗ sau thuế gần 34 triệu đồng. Trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 962 triệu đồng. Giải trình cho kết quả “xám xịt” trên. CDO cho biết Công ty đã dồn toàn lực vào đầu tư và giám sát đầu tư tại các dự án, khiến các chỉ số tài chính giảm mạnh.
Được biết thêm từ quý III/2017, Công ty đã chuyển việc kinh doanh khai thác khách sạn Candle cho công ty con là Công ty cổ phần Cung Xuân. Do đó quý I/2018 không còn phát sinh doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, các dự án triển khai đang ở giai đoạn đầu nên chưa phát sinh doanh thu.
Về mặt chiến lược, HĐQT CDO cho biết cùng với Ban Giám đốc vẫn kiên định theo chủ trương phát triển giá trị cốt lõi với tầm nhìn trung và dài hạn. Do đó khiến tình hình kinh doanh trong kỳ sụt giảm mạnh so với quý I/2017.
Trên bảng cân đối kế toán CDO cũng cho thấy sự đáng ngờ. Khi tài sản của Công ty gần như chỉ có khoản phải thu, phải trả. Tính đến ngày 31/3/2018, CDO có số dư tiền 607 triệu đồng. Ngoài ra, tài sản của Công ty gồm hơn 172 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn. Bao gồm 52,5 tỷ đồng phải thu ngắn hạn khách hàng, 115 tỷ đồng trả trước cho người bán.
Được biết, Khoản phải thu dài hạn hơn 113 tỷ đồng nằm toàn bộ ở trả trước người bán dài hạn. Bên cạnh đó, CDO có 91 tỷ đồng đầu tư dài hạn nằm ở công ty liên kết, đầu tư vào đơn vị khác. 16 tỷ đồng hàng tồn kho và hơn 6 tỷ đồng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
2.4 CDO – Hàng loạt lãnh đạo và người có liên quan bị bán giải chấp lượng lớn cổ phiếu
Cụ thể, Chủ tịch Vũ Đình Nhân đã bị bán giải chấp vì margin 1.626.010 cổ phiếu trong năm 2017. Đây cũng là lượng cổ phiếu bán duy nhất của vị lãnh đạo này, trong khi tổng số cổ phiếu ông mua vào trong năm 2017 là 65.000 cổ phiếu. Tính đến cuối năm 2017, ông Vũ Đình Nhân còn sở hữu 65.002 cổ phiếu CDO.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Tú cũng bị bán giải chấp toàn bộ 585.133 cổ phiếu CDO đang sở hữu. Hai Ủy viên HĐQT là bà Lưu Thị Nhung và bà Vũ Thị Mai Anh. Cùng ông Nguyễn Minh Quang, kế toán trưởng cũng bị bán giải chấp toàn bộ số cổ phiếu đang sở hữu.
Ngoài ra những người có liên quan tới các lãnh đạo công ty như bà Lê Kim Thu, mẹ đẻ Chủ tịch Vũ Đình Nhân. Và ông Nguyễn Đức Tuấn, bố đẻ Thành viên BKS cũng bị bán giải chấp vì margin tổng cộng gần 2 triệu cổ phiếu CDO.
2.5 Cổ phiếu CDO bị hủy niêm yết
Cổ phiếu CDO đã bị đưa vào diện bị cảnh báo và cắt margin từ 26/12/2017. Nguyên nhân do công ty nhiều lần vi phạm quy định về công bố thông tin. Và bị đưa vào diện bị kiểm soát đặc biệt từ 09/02/2018 do tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin. Cổ phiếu CDO chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Đến ngày 27/07/2018, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM quyết định hủy niêm yết toàn bộ 31.504.975 cổ phiếu CDO của CTCP Tư vấn thiết kế và phát triển Đô thị từ ngày 06/08/2018.
Lý do hủy niêm yết do Công ty đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. Và xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết. Trước đó HoSE cũng đã có thông báo lưu ý về khả năng hủy niêm yết đối với cổ phiếu CDO.
Cổ phiếu CDO đã bị tạm ngừng giao dịch trên HoSE từ ngày 04/6/2018. Phiên giao dịch cuối cùng trên HOSE. CDO đã giảm sàn 3 phiên liên tiếp trước khi tạm dừng giao dịch. Giảm sâu về mức 950 đồng/cp.
2.6 Phán quyết của Tòa án
Ngày 22/11/2017, Cơ quan An ninh điều tra – Công an Thành phố Hà Nội quyết định khởi tố bị cáo Nguyễn Vân Giang về tội thao túng giá chứng khoán. Liên quan đến mã cổ phiếu CDO của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế và Phát triển đô thị. Theo xét xử, bị cáo nhận mức án 20 năm tù cho hành vi thao túng chứng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là mức xử lý cao nhất đối với hành vi này từ trước đến nay trên thị trường chứng khoán.
Trong vụ án, cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu của tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán” liên quan Cty CDO. Tuy nhiên, ông Vũ Đình Nhân – Giám đốc CDO đã bỏ trốn sang Mỹ. Các cá nhân khác chưa hợp tác khai báo nên cơ quan điều tra rút tài liệu việc này để làm rõ sau.
Ngoài ra, một số nhân viên tại Công ty chứn khoán Đông Á (DAS) bị xác định cho Nguyễn Vân Giang mượn tài khoản, mượn thông tin người thân để mở tài khoản. Họ giải trình không biết mục đích của Giang. Khi thực hiện các lệnh mua bán, giao dịch… cũng theo chỉ đạo của Giang vì bị cáo này là giám đốc. Vì vậy, cơ quan điều tra không đủ căn cứ xác định họ là đồng phạm trong hành vi thao túng giá chứng khoán.
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về hoạt động thao túng thị trường chứng khoán. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về thao túng thị trường chứng khoán là gì? Nguyên nhân xảy ra việc thao túng thị trường chứng khoán? Cũng như những chiêu trò làm giá của đội lái trên thị trường chứng khoán. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư phát hiện rủi ro, để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Đánh giá đúng tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các hành vi thao túng trên thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán cần chú ý của Cú như:
1. Tìm hiểu về thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam (P.1)
2. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Tin giả – Bẫy bơm xả (P.2)
3. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Đặt lệnh ảo – Thanh khoản ảo (P.3)
4. Đầu cơ giá xuống và một số thủ thuật khác trong thao túng thị trường chứng khoán (P.4)
5. Hậu quả và xử phạt hành vi thao túng thị trường chứng khoán (P.5)
6. Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu KSS, MTM, KSA (P.6)
7. Thao túng thị trường chứng khoán của cổ phiếu DCL và DVD (P.7)
8. Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu NHP, TGG, CDO (P.8)
9. Thao túng thị trường chứng khoán – FLC và Trịnh Văn Quyết (P.9)
10. Thao túng thị trường chứng khoán – ASA và Louis Holdings (P.10)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969