Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Tin giả – Bẫy bơm xả (P.2)
Thao túng là một hành vi rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Có thể nói, thao túng là nhắm tới việc kiểm soát tài sản hoặc tâm lý của một ai đó. Đặc biệt là hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Hàng loạt vụ thao túng cổ phiếu bị phát hiện, xử phạt gần đây khiến nhà đầu tư lo ngại có bàn tay “cá mập” trong nhiều giao dịch khủng trên sàn chứng khoán. Lúc này, nhà đầu tư bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến thao túng thị trường chứng khoán là gì? Và cách nhận diện, thoát bẫy do các “cá mập” tạo ra.
Liên tục mua bán, tạo cung cầu giả, đẩy giá cổ phiếu, âm thầm bán chui… Là những chiêu trò đã và đang tồn tại để thao túng thị trường chứng khoán. Nhiều vụ việc bị phanh phui, loạt tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính. Thậm chí lĩnh án tù, nhưng vì lợi nhuận, nhiều cá nhân vẫn dùng chiêu trò này.
Vậy thế nào là thao túng thị trường chứng khoán? Các bước thao túng thị trường chứng khoán, thao túng giá cổ phiếu được thực hiện như thế nào? Các minh chứng điển hình về hành vi thao túng thị trường chứng khoán? Hãy cùng Cú lật tẩy từng chiêu trò. Và khám phá những case study về thao túng thị trường chứng khoán nổi tiếng tại Việt Nam ở bài viết này nhé!
1. Các bước thao túng thị trường chứng khoán được thực hiện như thế nào?
Khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư chuyên nghiệp thường nhìn vào nền tảng hoạt động của công ty. Từ đó kỳ vọng dòng tiền tạo ra trong tương lai tăng trưởng tác động làm tăng giá cổ phiếu. Thế nhưng, những điều này gần như nằm ngoài “vòng tròn quan tâm” của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Và đôi khi là cả đội ngũ môi giới.
Trong thị trường chứng khoán, các biện pháp thao tác khống chế có thể nói là rất đa dạng. Việc các “đội lái” chọn hình thức nào nhìn chung được quyết định bởi nhiều yếu tố. Đôi khi do tính chất của từng doanh nghiệp. Đôi khi do cá tính và trình độ của người thao tác cũng tạo ra biện pháp khống chế khác nhau. Đôi khi những giai đoạn thị trường khác nhau cũng cần những “chiêu thức” khác nhau.
Chính vì thế có thể nói là để hiểu hết được các chiêu bài làm giá. Thì quả thức là một việc vô cùng khó khăn. Trong khuôn khổ bài viết này chỉ xin giới thiệu đôi điều về chiêu thức làm giá phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam.
Lưu ý:
“Đội lái” là tiếng lóng dành cho nhóm các nhà đầu tư có vốn. Họ chuyên câu kết, thông đồng với nhau để cùng đánh lên hoặc dìm giá cổ phiếu (tạo sóng). Nhằm hưởng lợi từ chênh lệch giá.
“Đội lái” là những nhà đầu tư kinh nghiệm có nhiều quan hệ trên thị trường. Trong tay có nhiều vốn (tiền mặt) hay cổ phiếu liên kết lại với nhau để làm giá chứng khoán. “Đội lái” còn liên kết với các môi giới chứng khoán, công ty niêm yết để thực hiện việc đánh lên hay dìm giá cổ phiếu.
Vậy “Đội lái” chứng khoán là gì?
Cách thức làm giá của “đội lái” được đơn giản hóa như sau:
1.1 Bước 1 trong thao túng thi trường chứng khoán: Chọn cổ phiếu
Phân chia nhau tìm kiếm các mã cổ phiếu hội tụ đủ yếu tố “thiên thời, địa lợi”. Với các yếu tố đánh giá như: giá thấp, thông tin hỗ trợ không minh bạch. Hoạt động trong ngành tương đối hấp dẫn, số lượng niêm yết và khối lượng giao dịch chưa cao. Đặc biệt, cổ phiếu niêm yết phải tập trung, ít bị chia tách.
Cổ phiếu phải đạt một số các yêu cầu nhất định về tính chất kinh doanh. Về ban lãnh đạo, tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi bên ngoài (Free-Float) và thanh khoản giao dịch. Nhìn chung một doanh nghiệp hội tụ đủ những yêu cầu dưới đây sẽ là một “miếng mồi ngon” đối với tổ lái:
- Ban lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn tới công ty nhưng ưa thích tác động giá cổ phiếu.
- Có thông tin tốt hỗ trợ đột biến trong tương lai ở kết quả kinh doanh hay dự án lớn.
- Khối lượng giao dịch hàng ngày thấp và ít được mọi người chú ý. Tỷ lệ Free Float càng thấp càng tốt.
- Vấn đề mấu chốt ở đây là phải được sự “đồng lòng” của ban lãnh đạo công ty đó.
1.2 Bước 2 trong thao túng thi trường chứng khoán: Tạo ra “nhân hòa” bằng cách tạo ra cung cầu ảo
Thỏa thuận với ban lãnh đạo công ty và các cá mập. Là các đại gia chứng khoán hoặc các tổ chức đang nắm giữ lượng lớn cổ phiếu. Song song với đó khởi tạo một mạng lưới nhà đầu tư “chân rết”. Với tiềm lực tài chính lớn sẵn sang ăn theo khi “tổ lái” phát động.
Nhiệm vụ của ban lãnh đạo trong công tác phối hợp là đưa ra thông tin khi đội lái yêu cầu. Và không được giao dịch lượng lớn cổ phiếu nếu chưa đến thời điểm cho phép. Sẵn sàng chuyển nhượng hoặc cho tổ lái “mượn tạm” một lượng cổ phiếu. Để đội lái có vũ khí trong tay chủ động kiểm soát cung cầu.
Cá mập cũng sẽ được chia phần nếu đảm bảo thỏa thuận giá bán có lợi cả đôi bên. Cam kết không xả hàng vào thời điểm đội lái đẩy giá lên hay mua vào khi đội lái đè giá xuống. Nhà đầu tư “chân rết” cũng sẽ được hưởng thành quả. Nếu họ đồng lòng phối hợp cùng đội lái để tham gia đẩy giá cổ phiếu.
Một vài môi giới chứng khoán tại các công ty chứng khoán uy tín cũng được đưa vào đường dây này. Với nhiệm vụ tung các tin đồn, tư vấn hoặc đưa ra các dự báo có lợi theo kịch bản của “đội lái”. Sự kết hợp của các nhân tố này diễn ra cực kỳ bí mật. Đảm bảo không có thông tin rò rỉ ra ngoài. Chính vì vậy, cũng chỉ một số người nhất định trong “đội lái” mới được biết. Và cùng thực hiện các giao dịch ngầm này.
1.3 Bước 3 trong thao túng thị trường chứng khoán: Dìm giá để gom hàng
Giai đoạn đầu tiên, thực hiện các biện pháp để dìm giá xuống. Yêu cầu ban lãnh đạo công ty chuyển nhượng một số lượng cổ phiếu nhất định để làm mồi nhử. Có thể sử dụng lượng cổ phiếu được chuyển nhượng đem bán ra thị trường. Để dìm giá xuống thấp hơn. Hoặc thực hiện chiến thuật gom mua vào một ít tạo cầu ảo rồi bắt đầu dìm giá… Khi giá ở mức thích hợp bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2.
Giai đoạn 2: Tập trung dìm giá cổ phiếu để gom hàng. “Đội lái” sẽ tăng cung hoặc gom cổ phiếu tùy theo thị trường. Nhằm chỉ cho giá đi ngang lình xình trong khu vực nhất định. Giá và khối lượng cổ phiếu cứ như vậy một thời gian khá dài. Cho đến khi đội lái tạm gom đủ hàng sẽ bắt đầu giai đoạn đẩy giá.
Kỹ thuật ra sao?
Sau khi đã chuẩn bị sẵn một lượng cổ phiếu nhất định. Nhằm mục tiêu mua được giá thấp, nhà đầu tư lớn có thể bán cổ phiếu giá sàn để tạo tâm lý hoảng loạn. Họ chủ động bán cổ phiếu giá sàn ào ạt ở tài khoản A. Các nhà đầu tư nhỏ hoảng sợ vì áp lực bán quá lớn. Nên cũng đặt bán giá sàn hoặc giá thấp. Khi thấy số lượng cổ phiếu chào bán giá thấp đủ nhiều. Nhà đầu tư lớn sẽ huỷ lệnh bán và dùng tài khoản B của mình để mua gom hàng. Hoặc không cần huỷ lệnh bán mà đặt mua lại luôn số cổ phiếu vừa đặt bán. Và thu mua thêm cổ phiếu của các nhà đầu tư khác bán ra ở giá thấp.
Tình trạng này có thể diễn ra trong ngày hoặc liên tiếp vài ngày. Cho đến khi nhà đầu tư lớn đã mua đủ số cổ phiếu mong muốn. Cách thức này rất hiệu quả khi toàn thị trường đang trong xu hướng điều chỉnh giảm.
Cách khác là bán chặn giá trên. Nhà đầu tư lớn sẽ bán ra số lượng cổ phiếu rất lớn ở tài khoản A ngay từ đầu giờ ở các mức giá cao. Nhà đầu tư lớn này ở các tài khoản khác chỉ đặt mua cổ phiếu với lượng vừa phải ở các mức giá thấp. Vì vậy, các nhà đầu tư khác muốn bán phải tranh bán giá thấp (nếu không sẽ không khớp) và “sập bẫy”.
Kỹ xảo “rải đinh” cũng có thể được nhà đầu tư lớn áp dụng. Họ che giá mua thật để mua được giá tốt nhất. Bởi vì bảng điện tử chỉ thể hiện ba mức giá mua cao nhất. Nên nhà đầu tư lớn đặt ba lệnh mua ở ba mức giá cao. Nhưng mỗi lệnh chỉ mua số lượng không lớn. Khi đó toàn bộ các lệnh mua khác bị che khuất. Ở đằng sau các mức giá hiện ra trên bảng điện là cuộc đấu trí giữa các nhà đầu tư. Và mức giá dự kiến khớp sẽ dao động thay đổi cho đến cuối phiên khớp lệnh.
1.4 Bước 4 trong thao túng thị trường chứng khoán: Đẩy giá giai đoạn đầu
Biểu hiện của việc đẩy giá “giai đoạn đầu” có thể nhận biết qua diễn biến giá được đẩy tăng cao. Và với khối lượng mua áp đảo ngay từ đầu phiên giao dịch để tạo mức cầu lớn. Dư mua ở mức giá trần và lệnh ATO (Lệnh ATO là lệnh giao dịch tại giá khớp lệnh xác định giá mở cửa phiên giao dịch chứng khoán) tăng đột biến so với khối lượng khớp thông thường. Nhà đầu tư nhỏ lẻ đang cầm cổ lúc này chưa thể hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nhưng với lượng mua chất quá khủng, họ sẽ không bán dù chỉ một cổ. Vì họ kỳ vọng sẽ còn những phiên như thế.
Nhà đầu tư chưa cầm cổ phiếu thì sẽ không thể mua nổi. Bởi giá trần liên tục ngay từ đầu phiên và không ai bán. Khối lượng giao dịch thành công trong các phiên “đánh thốc” là rất thấp.
“Đội lái” sẽ cài người của mình lên các diễn đàn. Thậm chí liên kết với doanh nghiệp đưa các tin tốt (báo cáo lợi nhuận, kết quả kinh doanh tốt, chiếm lĩnh được thị trường…) về cổ phiếu mình đang làm giá. Để hút nhà đầu tư chú ý và có động thái mua vào giúp tăng cầu giảm cung.
Do “đội lái” đã nắm giữ được lượng cổ phiếu khá lớn từ khi mua gom ở vùng giá thấp. Nên lượng cung trên sàn sẽ không còn nhiều, kết hợp thêm các “thông tin tốt” đã được tung ra. Và động thái đặt mua cổ phiếu với số lượng lớn với giá cao liên tục đẩy giá lên trần. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư khác đổ tiền vào mua theo. Đến khi đạt trần sẽ duy trì dư mua trần bằng cách tiếp tục đổ lệnh lớn để tạo cảm giác. Nhưng thực chất là cầu ảo vì biết đặt lệnh cũng không khớp.
Nhiều nhà đầu tư khác thấy cổ phiếu mình lên trần sẽ xả hàng (nhưng sẽ không nhiều). Hoặc tiếp tục nắm giữ nên tầm 2 ngày sau là đã hết hàng để bán.
Giá sau đó sẽ được đẩy lên liên tục vài ngày hoặc cá biệt đến vài tuần. Khi đạt đến mức giá phù hợp đội lái sẽ tạo nền giá tích lũy ở đó. Và bắt đầu tung thông tin lên truyền thông một cách nhẹ nhàng (cả chính thống và phi chính thống). Mức giá phù hợp trong giai đoạn này được quyết định phần lớn bởi kế hoạch ban đầu. Sau khi điều chỉnh tình hình thị trường và lượng cung cầu thực tế giao dịch mà đội lái thống kê.
1.5 Bước 5 trong thao túng thi trường chứng khoán: Đẩy giá thứ cấp
Sau giai đoạn tích lũy hoặc điều chỉnh để tạo nền giá “ban đầu”. Kế đến sẽ là giai đoạn trọng yếu trong quá trình làm giá đó chính là “đẩy giá thứ cấp”.
Đặc điểm của cách thức đẩy giá này là khối lượng giao dịch sẽ phải tốt dần lên qua các phiên giao dịch. Giá vẫn tăng mạnh nhưng không tăng trần liên tiếp. Giá biến động mạnh mẽ trong các phiên giao dịch để kéo nhà đầu tư mới vào. Chứ không dư mua áp đảo như giai đoạn trước đó.
Giai đoạn này khối lượng sẽ càng ngày càng nhiều. Và thông tin trên truyền thông về cổ phiếu sẽ dày đặc. Báo chí thường xuyên nhắc đến cơ hội đầu tư ở cổ phiếu này. Tình hình kinh doanh cũng thể hiện sự đột biến. Cổ phiếu cũng nhanh chóng trở thành tâm điểm của các diễn đàn như F319, F189…
1.6 Bước 6 trong thao túng thị trường chứng khoán: Xả hàng (phân phối)
Sau quá trình đẩy giá, đội lái sẽ hoạch định việc xả hàng ở các mức giá khác nhau theo kế hoạch đã được lập sẵn. Đến đây sẽ có nhiều hình thức xả hàng, có thể là “xả hàng giá trần”. Bằng cách đặt mua ào ạt cổ phiếu ở giá trần nhằm tạo tâm lý hưng phấn cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trên bảng điện tử xuất hiện một lượng lớn cổ phiếu được đặt mua giá trần. Các nhà đầu tư nghĩ rằng giá sẽ vẫn còn tiếp tục tăng mạnh. Nên cũng đặt mua ào ào theo ở giá trần, lệnh khớp liên tục và giá tăng nhanh chóng.
Khi thấy lượng đặt mua đủ lớn, đội lái sẽ dùng tài khoản B bán dần cổ phiếu ra. Với số lượng bán lớn hơn nhiều số lượng đặt mua.
Cách thức thứ hai thường xuyên được sử dụng là “xả hàng giá sàn”. Ngược lại với cách bên trên là giá sẽ đột ngột bị bán mạnh và thiết lập mức giá sàn. Thông tin tốt lúc đó liên tục ra và lượng mua giá sàn “ảo” sẽ liên tục được đổ vào. Nhà đầu tư lúc này sẽ nhanh chóng bị vướng và cạm bẫy “bắt đáy” đã được thiết lập sẵn.
Cách thức cuối cùng được đề cập có phần táo bạo nhất là “xả hàng tổ chức”. Trong cách thức này đối tượng để đội lái phân phối hàng không phải là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Mà chính là nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước, các quỹ đầu tư, quỹ ETF… Cách thức này thường được áp dụng với những doanh nghiệp có quy mô lớn. Và câu chuyện “làm giá” dài hơi.
Nhìn chung giai đoạn phân phối sẽ là giai đoạn cổ phiếu có khối lượng giao dịch cực khủng. Mức độ biến động trong phiên lớn. Và thông tin về doanh nghiệp thì gần như ngập tràn trên các phương tiện truyền thông. Với mức giá tăng nhanh và giảm cũng đột ngột. Báo chí nhắc đến thường xuyên và thanh khoản ngày càng tăng. Thì thật khó để nhà đầu tư nhỏ lẻ với “máu cờ bạc” không bị cuốn vào vòng xoáy này.
Khi việc phân phối hay xả hàng đã hoàn tất. Hầu hết số lượng cổ phiếu đã được sang tay nhà đầu tư bên ngoài. Đội lái sẽ không tiến hành mua lại nữa và đôi khi là quay trở lại đạp “thẳng tay”. Giá cổ phiếu cũng sẽ nhanh chóng giảm mạnh. Các nhà đầu tư đã chót mua ở vùng giá đỉnh sẽ thiệt hại rất nặng nề. Và khi giá về vùng thấp đội lái lại “túc tắc” gom hàng để tất toán trạng thái tài khoản.
Kết quả, “đội lái”, các cổ đông lớn hay cả nhóm lãnh đạo công ty sẽ kịp thời xả hàng. Và họ đã kiếm được bộn tiền. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ do ăn theo nên thường vào sóng chậm nhịp. Rút ra muộn hơn hoặc không kịp rút ra và mắc kẹt với lượng cổ phiếu bán không ai mua. Lợi nhuận “đội lái” kiếm được có thể lên tới 20-30% trong một tuần. Chính vì lợi nhuận “khủng” như vậy. Nhiều biện pháp quản lý đã được đặt ra nhưng vẫn không làm chùn tay “đội lái”.
Nhìn một cách khách quan thì những hoạt động của đội lái về việc thao túng giá cổ phiếu cũng có những tác động nhất định đến sự hưng phấn. Tạo thanh khoản cũng như giúp cho thị trường ngày càng sôi động hơn. Tuy nhiên không vì thế mà đội lái được đón nhận. Bởi sau quá trình tăng giá phi mã của những cổ phiếu làm giá. Thì đâu đó anh em vẫn thấy được sự mất mát đau đớn của rất nhiều nhà đầu tư. Họ đã trót tin và trót mua theo đội lái.
1.7 Những rủi ro khi “bơi theo” theo “đội lái”
Trong giai đoạn thị trường chứng khoán sôi động. Tầm ảnh hưởng của “đội lái” lớn đến nỗi mà ngay cả môi giới chuyên nghiệp của các công ty chứng khoán cũng phải săn lùng thông tin mã nào sắp bị làm giá. Lấy đó làm “mã chứng khoán hot” tư vấn cho khách hàng của mình.
Phân tích kỹ thuật trong giai đoạn này gần như không có tác dụng. Hầu hết các nhà đầu tư muốn “ăn” được thì buộc phải tìm kiếm sóng. Và nhảy theo sóng của “đội lái”. Các nhà đầu tư túm tụm với nhau tại sàn giao dịch mỗi buổi sáng. Họ chỉ quanh quẩn chuyện hôm nay mã nào được đánh lên hay đánh xuống. Mà gần như không hề quan tâm đến hoạt động của công ty đó như thế nào. Vậy mà, đa số đánh cổ phiếu vẫn thắng lớn. Vì vậy, biết là nhảy sóng lắm rủi ro. Nhưng hầu như các nhà đầu tư đều rất ưa thích kiểu đầu cơ này.
Tuy nhiên, đến giai đoạn TTCK trầm lắng. “Đội lái” mặc dù vẫn là một nhân tố quan trọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng sẽ không còn “tung hoành” như trước. Thay vì những khoản lợi kếch xù, “đội lái” trong giai đoạn này cũng điêu đứng và “chết như rạ”. Không chỉ “đội lái” chùn tay, ít dám tạo sóng, hoặc cũng chỉ làm vài sóng nhỏ ăn xổi. Môi giới chứng khoán cũng không còn dám tư vấn cho khách hàng “nhảy theo sóng” nữa. Mà thường khuyên khách hàng án binh bất động.
Chính vì vậy, những nhà đầu tư có thói quen nhảy sóng thường bị kẹt lại trong thời gian này. “Đội lái” thừa tỉnh táo để biết có một hàng dài các nhà đầu tư đang xếp hàng để nghe ngóng động tĩnh sóng của mình. Họ sẽ nhân cơ hội đó đánh nhanh, rút nhanh hơn trước. Và phần rủi ro thường rơi vào các nhà đầu tư theo đuôi “đội lái” kẹt cổ phiếu ở vùng giá cao.
Khi “đội lái” cũng có rủi ro
Quá ham tạo sóng, “đội lái” cũng mắc sai lầm và phải trả giá. Thông thường, giá đẩy lên được thống nhất trong nội bộ “đội lái”. Và họ tạo ra cái bẫy để dụ các nhà đầu tư nhỏ lẻ bám đuôi lao vào. Tuy nhiên, do thị trường ảm đạm, giá vẫn chưa lên đến điểm kỳ vọng. Thị trường rung lắc thì ngay lập tức các nhà đầu tư nhỏ lẻ ồ ạt bán tháo. “Đội lái” lúc này có ba đầu sáu tay cũng không đỡ nổi. Và mắc kẹt với đống cổ phiếu giá cao trong cái bẫy do chính mình giăng ra.
Tóm lại:
Nhìn một cách khách quan, hoạt động của “đội lái” cũng có mặt tích cực của nó. Đó là tạo ra một không khí giao dịch sôi động trên thị trường. Chính những con sóng do “đội lái” tạo ra đã mang lại lợi nhuận cho nhiều nhà đầu tư. Và góp phần cải thiện thanh khoản cho thị trường.
Tuy nhiên, mặt tiêu cực của những hành vi thao túng, làm giá cổ phiếu của “đội lái” lại vô cùng lớn. Nó gây thiệt hại không chỉ cho đa số các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm. Và còn làm thiệt hại lớn cho doanh nghiệp có mã cổ phiếu bị đánh xuống. Có thể làm cho doanh nghiệp phá sản hoặc bị thôn tính một cách thụ động. Ngoài ra, thao túng làm giá chứng khoán làm sai lệch bản chất hoạt động của thị trường chứng khoán. Gây ra nguy cơ mất tính hấp dẫn hay sụp đổ TTCK. Do không còn mối liên kết giữa thị trường với hoạt động của doanh nghiệp.
Dù vậy, với sức hấp dẫn từ lợi nhuận của nó mang lại cho “đội lái”. Loại trừ hoàn toàn hành vi này khỏi thị trường chứng khoán là điều bất khả thi. Vì vậy, nhận diện hành vi thao túng để ngăn cản và có chế tài xử lý “đội lái” phù hợp. Nhằm răn đe, hạn chế hành vi này là yêu cầu luôn cấp bách đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Cũng như các cơ quan quản lý để đem lại công bằng cho tất cả các nhà đầu tư chứng khoán.
2. Thủ thuật thường gặp để thao túng thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán bị thao túng thường liên quan đến các vấn đề sau:
2.1 Fake News (Tin giả) để thao túng thị trường chứng khoán
a) Fake News (Tin giả) là gì?
Đây là phương thức truyền bá thông tin sai lệch, gây hiểu lầm về một công ty. Thông thường, thông tin giả được sử dụng bởi các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán lâu năm. Hay có độ am hiểu về phương tiện truyền thông. Một số nhà đầu tư cố gắng truyền bá những tin tức giả mạo về một công ty. Hoặc thậm chí toàn bộ thị trường để làm thị trường đi theo hướng có lợi cho mình.
Fake news (Tin giả) đã xuất hiện từ lâu. Nhưng với sự phát triển bùng nổ của Internet và mạng xã hội, vấn nạn này ngày càng nảy nở. Không những đe dọa đến đến hoạt động của doanh nghiệp, cá nhân. Mà còn có sức công phá nền kinh tế, đe dọa an toàn an ninh của cả quốc gia…
Một doanh nghiệp thực phẩm đang kinh doanh bình thường nhưng vào “một ngày đẹp trời”. Bỗng có một ai đó tung tin sản phẩm của doanh nghiệp này chứa chất có thể gây ung thư. Ngay lập tức việc cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp có thể chịu ảnh hưởng. Khách hàng có thể ngừng mua, ngừng nhập hàng…
Hay một điển hình nữa là chủ doanh nghiệp đồn bị bắt hoặc bị bệnh tật. Những tin tức kiểu này luôn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể làm cả một doanh nghiệp sụp đổ.
Những tin đồn về tình hình kinh doanh, về người đứng đầu doanh nghiệp. Hay là những thông tin sai lệch xuất hiện lan tràn trên không gian mạng. Lập tức khiến doanh nghiệp lĩnh hậu quả ngay. Cổ phiếu của doanh nghiệp xuống giá. Ngân hàng mà doanh nghiệp đang vay lập tức phải tìm hiểu ngay về “sức khỏe” của đơn vị. Thậm chí có thể đình trệ hợp đồng tín dụng, và hoạt động nhiều đối tác có thể bị ảnh hưởng.
Đáng ngại hơn, nhiều lúc doanh nghiệp đối đầu với tin giả như đối đầu với “bóng ma”. Trước đây, nếu nguồn gốc tin giả có thể biết là được một tờ báo, một địa điểm nào hay một người cung cấp tin. Nhưng hiện nay với mạng xã hội, từng doanh nghiệp sẽ rất khó biết tin giả từ đâu ra? Vì cái gì? Và liên quan đến ai?
b) Tin giả, thiệt hại thật – Những ví dụ điển hình tại Việt Nam
Ví dụ 1: Liên quan đến những tin đồn gây chao đảo thị trường. Chúng ta không thể không nhắc đến sự việc liên quan đến ông Trần Bắc Hà – cựu Chủ tịch BIDV. Vào đầu năm 2013, xuất hiện tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Dẫn đến hàng loạt hệ luỵ tiêu cực lên thị trường.
Các nhà đầu tư dù chưa có thông tin chính thức đã liên tục bán tháo cổ phiếu. Thị trường chứng khoán cùng ngày đã giảm chung khoảng 4%. “Bốc hơi” khoảng 1,6 tỉ USD trên cả 2 sàn Chứng khoán TPHCM và Hà Nội. Ngay sau đó, ngân hàng BIDV đã phải lên tiếng bác bỏ tin đồn. Đơn vị này cho biết, đây là thông tin bịa đặt với dụng ý xấu nhằm mục đích trục lợi.
Đến tháng 8/2017, một lần nữa, tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt lại gây xôn xao dư luận. Cổ phiếu BIDV khi đó rơi vào tình trạng “trắng bên mua”. Đồng thời, vốn hóa trên thị trường chứng khoán “bốc hơi” tổng cộng 1,8 tỷ USD. Đi cùng với đó là hàng loạt cổ phiếu ngân hàng tụt giảm mạnh.
Chỉ tới ngày 29/11/2018, mới chính thức có thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) tống đạt quyết định khởi tố bị can, khám xét với ông Trần Bắc Hà. Và Trần Lục Lang (cựu phó tổng giám đốc), Kiều Đình Hòa (cựu giám đốc BIDV Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (cựu trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Tĩnh). Những người này bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng. Và hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo điều 206 Bộ luật Hình sự 2015.
Ví dụ 2: Gần đây, sau khi lãnh đạo các tập đoàn FLC và Tân Hoàng Minh bị bắt. Hàng loạt các tin đồn thất thiệt đã xuất hiện trong các hội nhóm kín. Có tài khoản còn làm một video với tiêu đề: “Lộ danh sách 12 ông lớn bất động sản sắp bị thanh tra”. Thông tin chưa kiểm chứng này đã gây ra sự hoang mang cho nhà đầu tư. Khiến cổ phiếu các đơn vị xuất hiện trong video bị ảnh hưởng mạnh.
Ví dụ 3: Mới đây nhất, sau khi nghe tin đồn về việc ông Nguyễn Văn Tuấn – tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn GELEX (GEX) – bị bắt vì “tội thao túng chứng khoán”. Một nhà đầu tư chia sẻ quan điểm trên một diễn đàn chứng khoán rằng: “Những tin kiểu này 90% là thật. Anh em nên cảnh giác. Đừng đùa với lửa”.
Theo tìm hiểu, sau khi đọc nội dung đăng tải trên một tài khoản Facebook có hơn 300.000 người theo dõi. Nhiều người đã suy đoán và lan tin đồn trên.
Tin đồn lan mạnh, tâm lý lo sợ ngày một dâng cao. Nhiều nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu thuộc “hệ sinh thái GELEX” lật đật lệnh bán bằng mọi giá. Chấp nhận lỗ, vì sợ cổ phiếu bị rơi vào tình cảnh mất thanh khoản như cổ phiếu “họ FLC”. Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt giam.
Trước khi xuất hiện tin đồn, GEX từng vươn lên giá 40.800 đồng/cổ phiếu. Nhưng sau đó bị giảm 5 phiên liền, có phiên bị giảm sàn. Rớt một mạch hơn 17% xuống giá 33.850 đồng/cổ phiếu.
Nhiều cổ phiếu khác thuộc “họ GELEX” cũng bị nhà đầu tư xả hàng mạnh. Giảm từ 17 – 21% chỉ trong khoảng một tuần giao dịch. Điển hình như VGC (Viglacera), IDC (Tổng công ty IDICO), VIX (Chứng khoán VIX), PXL (CTCP Đầu tư và phát triển KCN dầu khí Long Sơn)…
c) Nguyên nhân
Về nguyên nhân khiến cho các tin đồn, tin giả vẫn có đất sống. Có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:
- Những chế tài xử lý hiện nay vẫn còn chưa đủ sức răn đe. Đơn cử như tin đồn cựu chủ tịch BIDV bị bắt xuất hiện năm 2013. Cơ quan chức năng sau đó đã xác định được 3 đối tượng đứng ra phát tán thông tin. Những đối tượng này sau đó chỉ bị xử phạt ở mức 10 – 15 triệu đồng. Chỉ tới mới đây, dư luận mới chứng kiến một vụ khởi tố hình sự một Facebooker đã thông tin sai sự thật trên trang cá nhân. Làm ảnh hưởng đến danh dự người khác, khiến nhiều nhà đầu tư chứng khoán thiệt hại.
- Thị trường tài chính nói chung hay thị trường chứng khoán nói riêng cực kỳ nhạy cảm. Khi xuất hiện những tin đồn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của thị trường. Tác động mạnh tới những tổ chức, cá nhân hứng chịu các tin đồn này. Thậm chí cả các doanh nghiệp, ngân hàng có liên quan tới họ.
- Có một số mục đích của việc tung tin đồn bao gồm: Cố tình câu view gây biến động xã hội. Nói xấu, trả thù trên mạng. Các nhà đầu cơ tạo sóng cho những loại chứng khoán. Hoặc những mục đích để thâu tóm hay phá hoại thị trường.
- Thị trường chứng khoán đang có số lượng đầu tư lớn, trên dưới 5 triệu tài khoản. Trong đó có nhiều nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Đây là một đặc tính và cũng là sự rủi ro của thị trường. Chính vì lẽ đó, chỉ cần những tin đồn thất thiệt của những kẻ đầu cơ cũng có thể làm thị trường chao đảo.
- Những hội nhóm mạng xã hội với mục đích tư vấn đầu tư chứng khoán đang mọc lên nhan nhản. Đặc biệt ở nền tảng Telegram. Những hội nhóm này được đặt dưới những cái tên. Như: “Cổ phiếu hot trend”, “Chứng khoán 123”, “Tín hiệu thị trường”… Với cả chục ngàn thành viên, mỗi nhóm này thu hút lượt tương tác cao. Hầu hết các bài viết đều xoay quanh diễn biến thị trường chứng khoán, sự trồi sụt của mã cổ phiếu, tình hình doanh nghiệp…
Trong đó, một số nội dung lượng tương tác cao thường là những bài ở dạng “phím hàng”. Hay “dụ mồi” gợi ý mua mã, đi kèm với hứa hẹn lãi cao từ nhà đầu tư hay môi giới. Bên cạnh lợi ích là một kênh tham khảo. Những hội nhóm nêu trên cũng trở thành mảnh đất màu mỡ cho tin giả, tin đồn sinh sôi nảy nở, gây nhiễu loạn thị trường.
d) Nhà đầu tư cần tỉnh táo trước những tin tức mang tính thao túng thị trường chứng khoán
Anh em cũng có thể thấy rõ ràng thị trường đã chịu hệ lụy ngay lập tức bởi tin giả. Đặc biệt là thị trường tài chính, chứng khoán, bất động sản… Bởi đây là những thị trường của niềm tin. Đôi khi các doanh nghiệp bị ảnh hưởng chưa kịp phản ứng, xử lý. Thì sáng hôm sau khi mở phiên giao dịch đã có hệ lụy.
Không riêng gì những doanh nghiệp ở Việt Nam bị tung tin giả. Các doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng ảnh hưởng bởi tin giả. Như Tesla từng bị tung video xe điện không người lái đâm robot hay động cơ cháy ở Thượng Hải.
Vậy vấn đề đặt ra ai tung và ai bị tung tin giả? Những doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ hiếm khi bị tung tin giả. Thay vào đó là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đại chúng, có sức ảnh hưởng. Hoặc các doanh nghiệp không lớn nhưng chủ doanh nghiệp là những người nổi bật trong xã hội ở một khía cạnh nào đó.
Vậy ai là người tung, nếu vô tình tung tin giả cũng khó lan tỏa lớn và tần suất liên tiếp được. Mà phải là đối thủ, những mối quan hệ trong xã hội hoặc những người có lợi ích liên quan…
Với các doanh nghiệp lớn trên thế giới, họ có cả chiến lược bảo vệ rủi ro của công ty. Đó là các rủi ro về danh tiếng, tài chính, nhân sự… được xác định rõ. Và có những kế hoạch ứng phó hết sức nghiêm túc bởi với những công ty đại chúng. Rất dễ “bốc hơi” vốn hóa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ USD bởi những thông tin thất thiệt.
Chẳng hạn ở Việt Nam khi có doanh nghiệp diễn tập PCCC. Thì phải có cả những kịch bản và diễn tập, phòng ngừa tin giả. Điều này trở thành một phần quan trọng trong quản trị rủi ro công ty. Các doanh nghiệp này làm rất nghiêm túc. Thậm chí thuê các công ty công nghệ để rà soát khi tin giả mới manh nha. Và xử lý ngay lập tức nếu có nguy cơ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mình.
Tóm lại: Tin giả dù đến từ bất cứ nguồn nào, được truyền tải bằng con đường và cách thức nào đều nguy hiểm. Tin giả dưới dạng các tin đồn còn gây ra các hệ lụy lâu dài và không kiểm soát được. Đó là sự mất niềm tin vào truyền thông và các thiết chế chính thống. Trong việc bảo đảm trật tự và an toàn chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia.
Nếu thông tin giả không được kiểm soát và ngăn chặn, xã hội dần dần sẽ mất trật tự, kỷ cương và ổn định. Sự tổn hại và lãng phí các nguồn lực vật chất sẽ gia tăng. Và tất cả các bên bao gồm Nhà nước, các tổ chức và người dân đều gánh chịu thiệt hại.
Chính vì thế, các nhà đầu tư cá nhân cần phải xác minh kỹ nguồn thông tin trước khi quyết định là cách tốt nhất để tránh khỏi sự thao túng thị trường chứng khoán. Có một cách có thể kiếm lời từ những thông tin giả đó. Là đợi cổ phiếu tăng đột biến cao hơn hoặc thấp hơn dựa trên những tin tức giả. Sau đó tham gia giao dịch theo hướng ngược lại.
2.2 Pump And Dump (Bẫy bơm xả) trong thao túng thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây đang thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, việc F0 chứng khoán mắc phải những cạm bẫy của thị trường là điều dễ xảy ra. Bẫy bơm xả (Pump and Dump) là một trong những bẫy phổ biến. Đánh vào tâm lý FOMO (viết tắt của Fear Of Missing Out – Hội chứng sợ bỏ lỡ cơ hội) của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trong phần này, Cú sẽ giúp anh em giải đáp câu hỏi Pump and Dump là gì? Và dấu hiệu nhận biết để bảo toàn vốn khi gặp bẫy bơm xả.
a) Pump and Dump là gì?
Pump and Dump là hành động thao túng giá chứng khoán của các “cá mập” hoặc “đội lái” của bên phát hành. Hành động này bao gồm 2 giai đoạn: Bơm (Pump) và Xả (Dump).
⋅ Giai đoạn bơm (Pump):
Ở giai đoạn bơm giá, các nhà đầu tư cá mập và đội lái sẽ mua một lượng lớn cổ phiếu. Điều này khiến giá cổ phiếu được đẩy lên cao. Các loại cổ phiếu được dùng để áp dụng bẫy bơm xả thường thuộc dòng cổ phiếu penny (Là những mã cổ phiếu của các công ty nhỏ niêm yết trên sàn chứng khoán). Cổ phiếu penny có giá thị trường thấp. Vậy nên nhóm cổ phiếu này sẽ thu hút được nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vào với số lượng lớn. Nhà đầu tư sẽ còn phấn khích hơn khi giá cổ phiếu đều tăng trần mỗi ngày.
Việc đẩy giá trần liên tục làm khơi dậy nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) của nhà đầu tư. Họ bất chấp mua vào và mặc kệ yếu tố cơ bản hay kỹ thuật của cổ phiếu. Một thời gian sau, cá mập và đội lái sẽ không cần phải mua thêm cổ phiếu nữa. Vì đã có nhà đầu tư nhỏ lẻ đẩy giá lên giúp họ.
⋅ Giai đoạn xả (Dump)
Sau khi bơm giá cao đến ngưỡng lý tưởng. Nhóm thao túng sẽ đồng loạt bán ra lượng cổ phiếu đang nắm giữ để thu lợi nhuận. Khi thấy giá giảm mạnh với thanh khoản lớn, nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ bán tháo trong sợ hãi. Điều này khiến giá cổ phiếu giảm mạnh. Và tạo nên mẫu hình “cây thông Noel” trên biểu đồ giá chứng khoán.
Ví dụ 1: Bẫy bơm xả trong cổ phiếu của Công ty cổ phần Louis Land (BII)
– Giai đoạn bơm (Pump):
Vào tháng 18/8/2021, thanh khoản của cổ phiếu BII tăng đột biến. Cá mập và đội lái bắt đầu mua vào khối lượng lớn. Ở giai đoạn này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ bất chấp mua vào. Với niềm tin giá cổ phiếu sẽ còn tăng cao hơn nữa. Đây chính là điều mà các nhà thao túng mong muốn xảy ra. Giá cổ phiếu tăng mạnh từ 10.000đ đến 34.000đ chỉ trong 1 tháng.
– Giai đoạn xả (Dump):
Sau khi giá được bơm tới ngưỡng hợp lý đối với các nhà thao túng (34.000đ). Họ bắt đầu bán ra hàng loạt với khối lượng lớn. Giá cổ phiếu BII đạt đỉnh vào ngày 16/9. Và liên tục những ngày sau là các phiên giao dịch giảm kịch sàn.
Bẫy bơm xả có thể sẽ là món hời nếu các nhà đầu tư theo dạng lướt sóng. Mua vào và bán ra sớm theo chân của nhà thao túng. Tuy nhiên, số người thành công trong phi vụ này là rất ít.
b) Dấu hiệu nhận biết của một đợt Pump and Dump (Bẫy bơm xả) là gì?
Điều đầu tiên nhà đầu tư có thể nhận biết được bẫy bơm xả. Đó chính là một mã cổ phiếu vô danh đột nhiên nổi lên. Cùng lúc đó, các tin tức tốt về doanh nghiệp sẽ được đăng liên tục trên mạng nhằm thu hút nhà đầu tư.
Tuy nhiên, những cổ phiếu này chỉ được xếp vào hàng penny hoặc low cap. Với vốn hóa thị trường và giá cổ phiếu thấp.
Bẫy bơm xả có 2 giai đoạn và mỗi giai đoạn đều có những dấu hiệu nhận biết riêng.
⋅ Dấu hiệu nhận biết giai đoạn bơm (Pump)
Ở giai đoạn bơm, hầu hết các cổ phiếu sẽ có thanh khoản tăng đột biến. Khối lượng mua vào nhiều hơn khối lượng bán ra. Trong giai đoạn đó, giá cổ phiếu thường tăng kịch trần.
Sau phiên bùng nổ thanh khoản. Giá cổ phiếu sẽ tăng trần liên tục ở các phiên giao dịch tiếp theo trong thời gian ngắn. Ở giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ phải lựa chọn: chốt lãi an toàn hoặc chấp nhận rủi ro, tiếp tục nắm giữ.
Hầu hết những nhà đầu tư chốt lãi sớm là những người tránh được đợt “xả hàng” của bên thao túng.
⋅ Dấu hiệu nhận biết giai đoạn xả (Dump)
Giai đoạn xả sẽ bắt đầu bằng một phiên bùng nổ thanh khoản. Với khối lượng bán nhiều hơn khối lượng mua. Đây chính là phiên giao dịch chốt lời của cá mập và đội lái.
Ở những phiên tiếp theo, nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ sợ hãi và bán tháo. Từ đó dẫn đến việc giá cổ phiếu bị giảm kịch sàn. Giai đoạn này sẽ kéo dài liên tục đến khi có yếu tố tích cực tác động. Như: Tin tốt về doanh nghiệp, doanh nghiệp có dự án mới tiềm năng,…
c) Kỹ thuật “Đẩy giá” và “Xả hàng” được thực hiện như thế nào để thao túng thị trường chứng khoán?
⋅ “Đẩy” thế nào?
Bên bán nhìn thấy khối lượng dư mua quá lớn. Thì dù có muốn bán cũng có ý nghĩ chờ đợi thêm vài phiên nữa để bán được giá cao hơn. Vì vậy khối lượng giao dịch thành công trong các phiên đẩy giá rất thấp. Giá có thể được đẩy lên liên tục vài ngày hoặc cá biệt đến vài tuần. Trong quá trình lên đến đỉnh cao, có một vài phiên giao dịch mạnh nhưng giá vẫn tăng gần trần hoặc trần.
Trường hợp này, nhà đầu tư chỉ nên tranh mua khi giá vừa chớm tăng trong giai đoạn đầu. Nếu không thể mua được thì không nên theo đuổi mua liên tục nhiều ngày. Mà có thể nghiên cứu cổ phiếu khác cùng ngành, có các chỉ số tốt để đầu tư. Vì thông thường các cổ phiếu cùng ngành có xu hướng gần giống nhau.
Cũng có trường hợp đẩy giá khéo léo (khó nhận biết hơn). Theo xu hướng chung của thị trường, kết hợp giữa bán và mua. Trường hợp này thường xảy ra với các cổ phiếu có nền tảng, có các chỉ số cơ bản tốt. Có thương hiệu mạnh, có tính thanh khoản cao. Khối lượng giao dịch bình quân mỗi ngày tương đối lớn.
Các nhà đầu tư lớn với các lợi thế về vốn, kinh nghiệm đầu tư, kiến thức tài chính. Cũng như khả năng nhận định xu hướng thị trường và tâm lý đám đông tốt… Có thể tiến hành đẩy giá theo hình thức này. Họ tiến hành bán ra mạnh ở mức giá cao gần trần trong tài khoản A. Các nhà đầu tư nhỏ nhận thấy lượng đặt bán ở giá cao nhiều quá. Nên nghĩ rằng giá khó tăng cao hơn nên họ bán ra ở các mức giá thấp hơn.
Khi khối lượng bán tăng cao và ở các mức giá thấp. Thì nhà đầu tư lớn tiến hành mua lại ở tài khoản B. Khối lượng bán suy giảm thì các nhà đầu tư nhỏ khác lại tranh mua giá cao hơn. Và nhà đầu tư lớn không tốn nhiều sức lực để đưa giá lên cao trở lại.
Với biến động 7% ở sàn HOSE và 10% ở sàn HNX. Thì biện pháp bán mua “xoay vòng đảo hàng” này rất hiệu quả. Vì vừa có lợi nhuận ngay trong ngày vừa đạt mục tiêu đẩy giá lên cao. Đặc điểm của cách thức đẩy giá này là khối lượng giao dịch vẫn tốt trong các phiên giao dịch. Giá vẫn tăng mặc dù có thể không tăng trần liên tiếp. Giá biến động trong các phiên giao dịch chứ không dư mua áp đảo.
Ở hình thức này các nhà đầu nhỏ có thể tham gia nếu nhận định tốt xu hướng của thị trường. Vì có thể mua được cổ phiếu trong quá trình giá tăng. Nhưng không nên mạo hiểm tham gia khi mức giá đã tăng quá cao. Thời gian qua, có một cổ phiếu đã tăng hơn 200% từ 26.000đ/CP lên đến đỉnh cao gần 80.000đ/CP trong trường hợp này.
⋅ Hai đẳng cấp “xả hàng”
Sau quá trình đẩy giá, các nhà đầu tư lớn sẽ hoạch định việc xả hàng ở các mức giá cao. Họ đặt mua ào ạt cổ phiếu ở giá trần nhằm tạo tâm lý hưng phấn cho các nhà đầu tư khác. Trên bảng điện tử xuất hiện một lượng lớn cổ phiếu được đặt mua giá trần. Các nhà đầu tư nghĩ rằng giá sẽ vẫn còn tiếp tục tăng mạnh. Nên cũng đặt mua ào ào theo ở giá trần. Khi thấy lượng đặt mua đủ lớn, nhà đầu tư lớn sẽ dùng tài khoản B bán dần cổ phiếu ra. Với số lượng bán lớn hơn số lượng đặt mua.
Cách thức đẳng cấp cao hơn là nhà đầu tư lớn đầu giờ đặt mua giá trần và lệnh ATO với khối lượng lớn. Các nhà đầu tư khác cũng tranh giành đặt lệnh mua giá trần để chờ khớp. Vì lượng mua quá lớn nên phiên đầu tiên khối lượng khớp thường không đáng kể. Trong phiên khớp lệnh liên tục nhà đầu tư lớn thực hiện huỷ lệnh mua giá trần đang ở thứ tự chờ khớp ưu tiên. Nhưng cũng đồng thời đặt lại ngay một lượng mua tương tự ở mức giá trần trong tài khoản khác.
Việc huỷ và đặt lệnh mua lại diễn ra rất nhanh trong tích tắc. Nên trên bảng điện tổng số lượng mua hầu như không đổi. Nhưng các nhà đầu tư khác đang ở thứ tự ưu tiên khớp đầu tiên. Lúc này nhà đầu tư lớn sẽ tiến hành bán số cổ phiếu phù hợp với lượng mua của các nhà đầu tư khác rồi tạm ngưng bán. Thấy số lượng mua giá trần vẫn còn nhiều (nhưng thực chất là lượng mua của chính nhà đầu tư lớn). Các nhà đầu tư khác “yên tâm” đặt mua giá trần, quá trình cứ thế tiếp diễn.
Tuy nhiên trong các trường hợp đặc biệt do biến động của thị trường. Nhà đầu tư lớn có thể chấp nhận bán dần ở giá thấp hoặc giá sàn để “xả hàng” mà không mua lại. Vì họ đã có được lợi nhuận cực lớn trong quá trình đưa giá từ các mức thấp lên đỉnh cao. Khi nhà đầu tư lớn không tiến hành mua lại nữa thì giá cổ phiếu sẽ đứng hoặc đi xuống. Các nhà đầu tư mua ở vùng giá đỉnh cao sẽ thiệt hại rất nặng.
d) Kết luận
Pump and Dump (Bẫy bơm xả) là một trong những bẫy phổ biến và thường xuyên xuất hiện trên thị trường tài chính. Không những được các cá mập và đội lái áp dụng trên cổ phiếu. Mà còn xuất hiện trên thị trường phái sinh, Forex, Crypto…
Đây là phương thức dùng để mua một lượng cổ phiếu lớn khiến giá và lượng tăng đột biến. Nhờ đó, giá cổ phiếu bị thổi lên vượt hơn rất nhiều giá trị thực, từ đó tạo tín hiệu khiến nhiều nhà đầu tư mua vào. Đến một thời điểm nhất định, người thực hiện bơm giá sẽ bán phần lớn hoặc toàn bộ cổ phiếu của mình để thu lợi. Sau đó, giá cổ phiếu sẽ lao dốc và khi các nhà đầu tư phát hiện ra thì đã muộn. Những người mua sau là những người gánh thiệt hại nhiều nhất.
Cách để bảo vệ bản thân khỏi những đợt bơm giá và bán phá giá. Đó là tránh mua các cổ phiếu đang tăng giá quá cao hơn mức bình thường. Nhà đầu tư cần phải tỉnh táo trong quyết định lựa chọn cổ phiếu. Kiểm soát được lòng tham và tránh xa hiệu ứng đám đông.
Trên thực tế, các nhà đầu tư nhỏ có thể kiếm được lời từ việc bơm giá bằng chiến lược thực hiện các giao dịch nghịch xu hướng thịnh hành để kiếm lợi nhuận.
(còn tiếp…)
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán phổ biến. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về thao túng thị trường chứng khoán là gì? Các bước thao túng thị trường chứng khoán, thao túng giá cổ phiếu được thực hiện như thế nào? Các minh chứng điển hình về hành vi thao túng thị trường chứng khoán? Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư phát hiện rủi ro, đánh giá sức khỏe tài chính. Và tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán cần chú ý của Cú như:
1. Tìm hiểu về thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam (P.1)
2. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Tin giả – Bẫy bơm xả (P.2)
3. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Đặt lệnh ảo – Thanh khoản ảo (P.3)
4. Đầu cơ giá xuống và một số thủ thuật khác trong thao túng thị trường chứng khoán (P.4)
5. Hậu quả và xử phạt hành vi thao túng thị trường chứng khoán (P.5)
6. Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu KSS, MTM, KSA (P.6)
7. Thao túng thị trường chứng khoán của cổ phiếu DCL và DVD (P.7)
8. Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu NHP, TGG, CDO (P.8)
9. Thao túng thị trường chứng khoán – FLC và Trịnh Văn Quyết (P.9)
10. Thao túng thị trường chứng khoán – ASA và Louis Holdings (P.10)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969