7 Thói quen tài chính cá nhân vỡ lòng của người thành công
Chào anh em, bài viết hôm nay Cú sẽ tiếp tục chia sẻ chủ đề về tài chính cá nhân. Cụ thể là 7 thói quen tài chính vỡ lòng của người thành công thường áp dụng.
Tại sao Cú lại gọi là vỡ lòng? Vỡ lòng tức là trong trường hợp chúng ta cảm thấy rằng bản thân có một vài điều gì đó chưa hài lòng về tài chính. Và vì vậy chúng ta nhận thức được bản thân cần phải nâng level hơn nữa, thành công hơn nữa. Thì những thói quen này được xem là căn bản, nền tảng quan trọng để anh em bắt đầu. Và hãy tin Cú đi, dù ít hay nhiều thì những thói quen mà Cú sẽ trao đổi trong bài viết này. Cũng sẽ có ích cho anh em phần nào trong quản lý tài chính cá nhân dù ít hay nhiều.
Bài viết sẽ giúp anh em định nghĩa như thế nào là người thành công theo quan điểm của Cú. Sau đó đi vào làm rõ 7 thói quen mà một người thành công thường có là gì, bao gồm:
– Thói quen 1: Ý thức xây dựng tài sản
– Thói quen 2: Đầu tư cho bản thân
– Thói quen 3: Chi tiêu trong khả năng
– Thói quen 4: Làm việc để học hỏi
– Thói quen 5: Dành nhiều thời gian với người thành công hơn mình
– Thói quen 6: Chấp nhận rủi ro có tính toán
– Thói quen 7: Tin tưởng vào bản thân và thừa nhận yếu điểm
Phần 1. Thế nào là người thành công?
Người thành công theo quan điểm của Cú là người đó có 2 thứ:
– Thứ nhất là có thu nhập bị động lớn hơn tổng chi tiêu. Tức là không phải ông kiếm được 100 triệu sẽ là thành công hơn ông kiếm được 20 triệu/tháng. Nó nằm ở chỗ ông kiếm được 100 triệu/tháng nhưng chi tiêu tháng nào cũng tốn 150 triệu. Trong khi ông kiếm ra 20 triệu/tháng thì chỉ chi tiêu trong vòng 10 triệu.
Chỉ cần không kiểm soát được cuộc sống của bản thân. Phải gồng mình lên để kiếm tiền và có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ bất cứ lúc nào nếu cuộc sống, nếu thu nhập này thay đổi. Chính vì vậy, theo Cú muốn thành công, muốn tự do tài chính thì trước hết thu nhập bị động phải lớn hơn chi tiêu.
– Thứ hai chính là phải kiểm soát được cuộc sống của mình. Cả cuộc sống của mình cần được kiểm soát, được cân bằng. Công việc của mình có ý nghĩa cũng như rất nhiều thứ khác nữa.
Phần 2. Thói quen tài chính cá nhân thứ nhất: Ý thức xây dựng tài sản
Chúng ta thường nhìn thấy các bạn phú gia ở ngoài thị trường, trong và ngoài nước. Có nhà đẹp, xe đẹp, chi tiêu rất thoải mái, hoành tráng,… Thì sẽ nghĩ đến ngay thế hệ trước của họ đã phải xây dựng một nền móng tài sản vững chắc như thế nào cho con cái. Tức là bố mẹ, ông bà của họ đã xác lập ra những tài sản rất lớn. Lập ra kế hoạch tài chính và đầu tư cho họ từ rất sớm rồi.
Nếu chúng ta chưa có được sự may mắn như vậy thì Cú nghĩ cũng không nhất thiết phải trách đời bất công. Hay phân chia giàu nghèo. Thay vì đó là bắt đầu nỗ lực ngay từ bây giờ.
Xây dựng tài sản không đến sau một vài đêm, một vài tuần hay một vài tháng. Không phải là công việc một sớm một chiều. Mà nó cần thời gian, như một thói quen, cần thực hành kiên trì trong và chăm chỉ điều chỉnh nó liên tục trong vài hay nhiều năm. Khi đó chúng ta mới xây dựng và sở hữu được khối tài sản cho riêng mình.
Ở thói quen này, đối với những anh em chỉ vừa bắt đầu thì Cú nghĩ chúng ta nên xây dựng thành nhiều nấc thang trong plan để chinh phục từ từ. Bắt đầu bằng nấc thang an toàn rồi đến xây dựng tài sản lớn và làm giàu cho mình. Chúng ta làm giàu từng bước và gặt hái kết quả cuối cùng.
– Thứ nhất, trong đầu tư chúng ta cần 2 thứ. Một là tiền vốn, hai là thời gian. Anh em làm việc này càng sớm, hiệu quả càng cao. Còn nếu anh em bắt đầu muộn và nghĩ việc kiếm tiền sẽ là đánh quả hay thực hiện một deal gì đó. Thì khả năng thành công là có, nhưng đi kèm với đó cũng là rủi ro rất lớn.
– Thứ hai là xác lập kế hoạch tài chính. Một rủi ro nữa đó là nếu trong một khoảng thời gian dài nhưng chúng ta vẫn không xác lập được mục tiêu cho bản thân. Thì sẽ rất mệt mỏi.
– Thứ ba là nâng cao thu nhập. Nâng cao thu nhập ở đây dành cho anh em đang làm việc cho các tổ chức.
Nâng cao thu nhập bằng cách nào? Chúng ta phải có một chiến lược cụ thể cho phần này. Bằng cách chúng ta định hướng cụ thể.
=> Điều gì cần nhiều thời gian thì nên bắt đầu càng sớm càng tốt anh em nhé!
Phần 3. Thói quen tài chính cá nhân thứ 2: Đầu tư cho bản thân
Thói quen thứ 2 này là một thói quen đặc biệt quan trọng. Đó là đầu tư cho bản thân. Anh em ở đây chắc hẳn ai cũng từng ít nhiều nghe qua câu chuyện về 2 người tiều phu đi đốn củi đúng không?
Hai người tiều phu đi đốn củi và được phát cho 2 cây rìu giống nhau. Người chủ nói với họ rằng nếu ai mang lại nhiều cây trong buổi chiều hôm đó nhất thì sẽ được thưởng to. Anh tiều phu thứ nhất hăm hở lao vào rừng, đốn cật lực. Và hết ngày, sau 12 tiếng làm việc mồ hôi đổ nhễ nhại. Anh đốn được 10 cây gỗ lớn.
Ngược lại, anh tiều phu thứ hai thì ngồi từ sáng đến trưa không đốn cây. Vậy anh ta làm gì? Anh ta mài sắt cây rìu mà người chủ phát. Sau đó chọn vị thế, địa thế dễ thao tác nhất. Sau đó dùng nửa buổi chiều còn lại để đốn củi. Thời gian làm việc tính ra chỉ khoảng 6 tiếng, bằng nửa thời gian mà anh thứ nhất bỏ ra. Nhưng kết quả mang lại thì hoàn toàn khác. Anh đốn được 20 cái cây, gấp đôi anh thứ nhất.
Câu chuyện cho thấy rằng cùng mức độ chăm chỉ như nhau. Nhưng một người có công cụ tốt hơn, năng suất tốt hơn thì sẽ đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều.
Điều Cú muốn nhắn nhủ với anh em ở đây cũng hoàn toàn tương tự. Sự khác biệt của người có thu nhập cao và một người có thu nhập thấp đa phần là ở năng suất lao động. Người ta vẫn chăm như chúng ta, vất vả như chúng ta. Thậm chí người ta còn vất vả không bằng, đầu tư quỹ thời gian không bằng. Nhưng người ta đầu tư đúng kỹ năng và đúng nơi. Thì hiệu quả đó lại cao hơn rất nhiều. Anh em đã bao giờ nghĩ đến điều này hay chưa?
Nhìn sang đồng nghiệp hay anh bạn cùng lớp và tự hỏi tại sao thu nhập của họ lại cao hơn mình. Trong khi nhìn có vẻ họ lại không vất vả bằng mình. Vậy vấn đề ở đây là gì? Có thể là do mình đang thiếu kỹ năng giống như họ.
– Kỹ năng của mình bây giờ gần như có phải đã bị mai một rồi hay không?
– Hay kỹ năng của mình, ngoại ngữ, tin học, giao tiếp,… đang chưa tốt?
Và câu chuyện chung là gì? Quay trở lại vấn đề chính “làm sao để chúng ta nâng cao năng suất, gia tăng thu nhập?”.
Đó là chúng ta phải biết cách đầu tư cho bản thân phát triển, tiến bộ, cải thiện hơn mỗi ngày về:
– Kiến thức
– Sức khỏe
– Kỹ năng
– Công việc có ý nghĩa
– Nâng cao năng suất ở mức cao nhất có thể,…
Một người có chuyên môn, kỹ năng tốt kết hợp với thái độ làm việc cầu tiến, chuyên cần. Tất nhiên họ sẽ được trọng vọng, được trả mức lương tương xứng. Nhiều hơn một người làm việc không hiệu quả, không tạo ra năng suất. Hoặc là năng suất kém.
Cũng như vậy, trên thị trường tài chính, một công ty có năng suất cao, tạo ra doanh thu vượt trội, tiềm năng,… Thì cổ phiếu của công ty đó sẽ được quan tâm hơn, có giá cao hơn so với một công ty không tạo ra lợi nhuận, doanh thu. Đúng không anh em?
Vậy nên vấn đề năng suất có phải là vấn đề ý nghĩa tạo nên giá trị trong cuộc sống vật chất. Là cái thứ mà chúng ta phải nên đầu tư, rèn luyện mỗi ngày.
Đầu tư cho bản thân là khoản đầu tư không bao giờ lỗ. Tuy nhiên phải đầu tư một cách chọn lọc, đúng kỹ năng, đúng thời điểm,… để đảm bảo năng suất tối ưu nhất có thể sẽ mang lại cho anh em nhiều lợi ích nhất về cả thu nhập lẫn kinh nghiệm.
Rất đơn giản, hãy bắt đầu bằng một ngày dành ra 15-30 phút để học tập, đọc sách, mày mò các kiến thức mới, khóa học,… Đồng thời chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe. Một sức khỏe tốt, trí não minh mẫn, tinh thần lạc quan,… Thì đâu đó sẽ tìm ra những cơ hội kiếm tiền bằng chính nguồn lực anh em đang có sẵn. Và khi đó, chắc chắn anh em sẽ đạt được kết quả tuyệt vời, đạt được mục tiêu mà bản thân mong muốn.
Phần 4. Thói quen tài chính cá nhân thứ 3: Chi tiêu trong khả năng
Anh em ở đây có ai biết đến câu chuyện của Mike Tyson không nhỉ? Ông là một cựu vận động viên quyền Anh người Hoa Kỳ. Ông từng là nhà vô địch tuyệt đối hạng nặng ở môn quyền Anh, là võ sĩ trẻ nhất từng giành đai vô địch WBC, WBA và IBF khi mới 20 tuổi. Có thể nói Mike Tyson được mệnh danh là huyền thoại đấm bốc của cả thế giới một thời. Cho nên cả cuộc đời ông kiếm được rất nhiều tiền, thống kê cũng hơn 300 triệu đô la.
Nhưng vấn đề không nằm ở việc Mike Tyson kiếm ra bao nhiêu tiền. Mà nằm ở việc anh ta chi tiêu như thế nào.
Kiếm ra 300 triệu đô là, một con số khủng mà hàng trăm nghìn người trong anh em chúng ta cả đời cũng chưa dám nghĩ đến. Thế nhưng ông ta lại chi tiêu như thể mình làm ra 1000 triệu đô la. Và cuối đời thì kết cục cũng như bao người không biết cách quản lý tài chính cá nhân. Đó là hết tiền. Một điều rất đáng buồn đúng không? Và bây giờ ông vẫn còn những khoản nợ mấy chục triệu đô chưa trả. Ở cái tuổi người ta nghỉ hưu an dưỡng tuổi già thì ông vẫn phải tiếp tục làm việc kiếm tiền. Trong khi phong độ thì dần mai một, những tuyển thủ trẻ mới nổi thì không ít.
Hay một tấm gương khác là Michael Jackson. Là một nam ca sĩ, nhạc sĩ và vũ công người Mỹ. Với biệt danh “Ông hoàng nhạc pop”, ông được coi là một trong những nhân vật văn hóa quan trọng nhất thế kỷ 20. Cuộc đời với danh tiếng và tài năng lừng lẫy đó, ông kiếm được 1.5 tỷ đô la. Thế mà cuối đời vẫn ôm khoản nợ đâu đó khoảng 500 triệu đô.
Tức là như anh em thấy đó, những người ở mức độ siêu giàu, giàu kinh khủng khiếp trên thế giới. Họ giàu, kiếm ra được rất nhiều tiền từ hàng chục năm trước khi anh em chúng ta mới bập bẹ vào đời, thậm chí còn đi học. Nhưng với thói quan chi tiêu hoành tráng, mạnh bạo của bản thân. Thì cuối cùng vẫn chung một kết cục đó là không giữ được tiền. Thậm chí còn mang theo vài khoản nợ đến cuối đời.
Vậy câu chuyện của chúng ta ở đây là gì? Người thành công chưa hẳn là người kiếm được rất nhiều tiền. Xong rồi chi tiêu hoành tráng, mua nhà sang xe xịn, du thuyền, hàng hiệu lên đến hàng trăm hàng tỷ đồng,… Cú không nghĩ đó hẳn là một phong cách sống đúng, nhưng cũng không hẳn là sai:
– Đúng ở đây là trong trường hợp người đó chi tiêu song song với tích lũy cho tương lai. Họ chi tiêu sang chảnh nhưng không quên dự phòng cho sau này, cho về già, cho con cháu,… Để đảm bảo cuộc sống sau này vẫn duy trì được phong độ. Nếu trong hoàn cảnh này thì hoàn toàn đúng, là tấm gương đáng ngưỡng mộ. Nhưng người đời mấy ai làm được như vậy? Đúng không?
– Còn sai ở đây là khi chúng ta chi tiêu sang chảnh, tận hưởng cuộc sống thượng lưu. Nhưng lại vượt quá khả năng tài chính của bản thân. Để rồi khi về già, khi có tuổi, hay tương lai gần hơn là khi cần đến tiền thì lại không có. Đơn giản chỉ có làm và tiêu, không có tích lũy. Thậm chí làm thì nhiều nhưng vẫn mang trong mình nhiều khoản nợ. Thu nhập 100 triệu/tháng cũng không dư giả bằng người thu nhập 20-30 triệu/tháng.
Vì vậy, Cú nghĩ rằng, mỗi chúng ta, dù đang ở giai đoạn nào trong cuộc đời. Cũng đều phải biết chi tiêu trong khả năng cho phép. Biết xây dựng kế hoạch và kiểm soát được cuộc sống. Khi đó chúng ta mới nắm bắt được dây cương của cuộc đời. Làm chủ đồng tiền, làm chủ vận mệnh của bản thân.
Chứ không phải chúng ta cứ chi tiêu cho thỏa mãn, cho sung sướng, sống tới đâu hay tới đó. Việc chi tiêu vượt khả năng sẽ dễ dẫn đến tình trạng rơi vào nợ nần ngập mặt. Phải quay cuồng trong công việc để kiếm tiền lấp nợ, không được tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.
Biết chi tiêu trong khả năng sẽ giúp chúng ta làm chủ cuộc đời, kiểm soát được cuộc sống đi đúng hướng, đúng mục tiêu bản thân đặt ra. Vì vậy đây cũng được xem là một trong những thói quen tài chính cá nhân tiên quyết mà không những anh em, kể cả Cú cũng vậy. Chúng ta cần luyện tập và kỷ luật càng sớm càng tốt.
Phần 5. Thói quen tài chính cá nhân thứ 4: Làm việc để học hỏi
Trong rất nhiều trường hợp chúng ta phải làm việc để học hỏi. Để làm gì?
Có rất nhiều cơ hội đòi hỏi bạn phải có nhiều kiến thức mới, kinh nghiệm mới, mối quan hệ,… Có thể công việc mới đó nhiều khi sẽ không mang lại cho anh em thu nhập tốt. Nhưng có phải chúng ta hầu như ai cũng vậy, đã làm là muốn thu nhập cao. Đã làm là phải có phần thưởng lớn. Thì tất nhiên, chúng ta cũng phải học hỏi để có thể đáp ứng được yêu cầu cho việc tạo ra thu nhập cao đó. Đúng không?
Bởi vậy, những người thành công họ thường có tầm nhìn xa. Họ chấp nhận 1 năm, 2 năm hay thậm chí 5-10 năm để làm việc, để thuần thục, để phát triển và mở rộng mối quan hệ,… Họ thu nạp đủ kiến thức, kỹ năng, chuyên môn,… cho chính công việc đó. Và không ngừng update mỗi ngày để không bị tụt lại phía sau. Và đến một thời điểm, khi họ tự tin đã đủ năng lực để làm chủ cuộc chơi thì sẽ rất tự tin để giải quyết mọi vấn đề. Khi đó, họ sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng, thậm chí lớn hơn rất nhiều so với việc họ bỏ ra bao nhiêu.
Đây không hẳn là tư duy mới mẻ. Rất nhiều anh em trong số chúng ta biết được điều này. Có trau dồi mới có phát triển. Nhưng chúng ta lại thường dễ thỏa hiệp với bản thân, trì hoãn hoặc lười trong việc tiếp thu cái mới. Từ đó dẫn đến việc kỳ vọng thu nhập cao nhưng lại quên update bản thân thành một version, một phiên bản xứng đáng.
Vậy nên học hỏi được càng nhiều, càng sâu thì cơ hội càng rộng mở. Đây cũng là một cách có chiến lược để giúp anh em có được những công việc thu nhập tốt, đa dạng nguồn thu nhập cũng như phát triển bản thân.
Phần 6. Thói quen tài chính cá nhân thứ 5: Dành nhiều thời gian với người thành công hơn mình
Những người mang lại cho chúng ta sự vui vẻ, ăn chơi, nhậu nhẹt, chơi bời, đánh quả,… Là những người chỉ biết dạy chúng ta cách hưởng thụ và sống an nhàn trong ngắn hạn. Chúng ta sẽ không chối bỏ những mối quan hệ đó. Bởi vì không ai là không có nhu cầu được giải trí, được sống thoải mái sau những ngày làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên cũng cần sắp xếp và dành thời gian cho nhóm này một cách phù hợp. Đó là khi chúng ta cần giải trí, cần vui chơi, và họ cũng vậy.
Nhưng một khi đã cần học, cần hỏi, cần làm giàu, những những kỹ năng mới, tìm ra những kiến thức mới,… Thì việc giao lưu, dành nhiều thời gian cho người thành công sẽ giúp mang lại cho anh em rất nhiều lợi ích.
Chúng ta sẽ khó có thể khiến cuộc sống của mình khác biệt. Khi mà chỉ giao lưu với những người xung quanh. Người mà lâu nay chúng ta biết họ vẫn dậm chân tại chỗ, không có mong muốn phát triển bản thân. Hay chúng ta cũng sẽ khó thành công khi mãi học hỏi ở những người không mang lại cho mình kiến thức mới, kỹ năng mới.
Vậy nên, đây là một trong những điều mà chúng ta cần phải chú trọng. Tất nhiên phải trong hoàn cảnh bản thân chúng ta cũng ý thức được việc học hỏi cái mới. Còn không, dù chúng ta chơi với ai nhưng không có nhu cầu phát triển bản thân thì cũng mãi như vậy mà thôi.
Tuy nhiên, chúng ta giao lưu là để học hỏi, để tìm kiếm cơ hội, để nghiên cứu phương pháp làm giàu. Nhưng không đồng nghĩa với việc chúng ta ăn chơi, chơi bời, sống lối sống của người thành công, người giàu có,… Mà không phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.
Anh em cứ thử hình dung bây giờ đang có mức lương 20-30 triệu/tháng. Chi phí dành cho quỹ ăn chơi, giải trí khoảng 5 triệu. Nhưng lại chơi với những người suốt ngày đi resort lớn, nhà hàng sang chảnh, lên bar lên sàn,… Mỗi tháng cũng mất đến vài chục triệu, trăm triệu. Khi đó thì anh em liệu có đủ khả năng để ăn chơi giống họ.
Hãy tránh những cuộc chơi như vậy vì chúng ta chưa đủ khả năng, mục tiêu trước mắt của chúng ta chưa phải là những cuộc chơi như vậy. Thay vì đó, hãy gặp họ ở những nơi khác, những nơi mà chúng ta có thể học nhiều hơn chơi. Còn nếu cần thiết, chỉ tham gia những cuộc chơi một cách chọn lọc để vẫn giữ hòa khí, giữ mối quan hệ. Chọn những cuộc chơi phù hợp để tránh mất đi những nguồn tài chính một cách lãng phí. Và ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn của chúng ta.
Hãy gặp họ ở nơi làm việc, ở hội nhóm, hội thảo, sự kiện, diễn đàn,… Có rất nhiều cách để giao lưu học hỏi thay vì đi ăn nhậu, bay nhảy tối ngày mà không tạo ra bất kỳ giá trị nào. Dành thời gian đúng người, đúng lúc, đúng thời điểm để học hỏi.
Phần 7. Thói quen tài chính cá nhân thứ 6: Chấp nhận rủi ro có tính toán
Chấp nhận rủi ro có tính toán ở đây là gì? Trong quá trình xây dựng tài sản, khi chúng ta đầu tư chúng ta bỏ tiền ra học hành, đầu tư, kinh doanh,… Tất cả đều đi kèm rủi ro. Cơ hội càng lớn sẽ đi kèm với rủi ro càng lớn. Đó là điều không thể tránh khỏi.
Đầu tư chứng khoán, bất động sản hay bất kể loại hình kinh doanh đều không tránh khỏi. Có thể sinh lời thì cũng có thể mất vốn. Chứng khoán thì thị trường biến động, cung cầu bất ổn, vĩ mô không hỗ trợ, lái nọ lái kia, lừa đảo,… Còn kinh doanh thì nguồn hàng không tốt, vốn hóa không đủ, khó kêu gọi nhà đầu tư,… Mà chúng ta không có hướng giải quyết thì rất dễ mất vốn.
Vậy nên, khi chúng ta tham gia vào những cuộc chơi tài chính như vậy. Chúng ta phải cố gắng hiểu cuộc chơi của mình và cách quản trị rủi ro. Để tối thiểu những mất mát, sai lầm của bản thân.
Nếu chúng ta không làm gì cả, chỉ để tiền như vậy, không đầu tư, không kinh doanh,… Thì rủi ro đó cũng không kém phần bởi vì bản chất của tiền là bị mất giá theo thời gian. 50k 5 năm trước anh em có thể mua được 2 bát phở bò nhưng bây giờ chỉ tương đương 1 cốc cafe, 1 bát phở bò. Đồng tiền dường như trượt giá rất nhiều. Vì vậy nếu chỉ để tiền nằm im kê gối hay cho vào két bạc thì chúng ta không thể tăng trưởng nó, sinh lời nó. Mà còn làm nó mất giá.
Vì vậy cơ hội lớn nhất là phải am hiểu về tài chính để đầu tư, để tiền sinh ra tiền. Học thật kỹ những gì chúng ta có ý định làm, hiểu thật kỹ những gì chúng ta đầu tư. Và nhận thức được rủi ro, rào cản mà mình sẽ phải đương đầu khi nhập cuộc. Từ đó học cách quản lý rủi ro hơn là né tránh.
Về phần đầu tư chứng khoán, anh em có thể tìm kiếm rất nhiều video chia sẻ miễn phí trên kênh của Cú. Ở đó, Cú đã tổng hợp và làm khá nhiều video về nội dung đầu tư. Những kiến thức đều là từ quá trình học hỏi và tích lũy được xuyên suốt hơn 15 năm đầu tư của bản thân. Anh em có thể xem đó vừa là bài học, kiến thức nhưng cũng vừa là quan điểm, kinh nghiệm của một người đi trước muốn chia sẻ cùng mọi người.
Những video này Cú đều hướng dẫn chi tiết về cách đầu tư từ A-Z. Hay nếu muốn đọc để ngâm cứu thì có thể tham khảo một số bài viết trên Website của Cú:
– Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
– 5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
– Hướng dẫn lọc cổ phiếu – đãi cát tìm vàng (Chi tiết từ A – Z)
…
Anh em có thể tham khảo để học cách đầu tư cơ bản, đầu tư giá trị. Cho đến học phân tích kỹ thuật để lướt sóng, đánh phái sinh,… Và rất nhiều kiến thức về tâm lý đầu tư cũng như quản lý vốn. Những điều này nếu anh em học hành chăm chỉ, thực hành,… Thì Cú tin rằng chúng ta sẽ dần hiểu rõ và điều khiển được chính cuộc chơi của mình. Khi đó sẽ xác định được cuộc chơi nào sẽ mang lại thắng lợi dài hạn cho mình.
Ngoài ra, hiện tại cũng đang cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao:
– Khóa học chứng khoán cơ sở cho nhà đầu tư F0.
– Khóa học chứng khoán phái sinh.
– Khóa học phân tích cổ phiếu bất động sản.
Nếu anh em quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về khóa học thì có thể inbox về cho Cú để nhận hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé.
Phần 8. Thói quen tài chính cá nhân thứ 7: Tin tưởng vào bản thân và thừa nhận yếu điểm
Thói quen thứ 7, một thói quen rất quan trọng mà Cú nghĩ nếu thiếu thì chúng ta cũng khó có thể đi đến thành công. Đó chính là niềm tin vào chính bản thân cũng như biết nhìn nhận vào điểm mạnh – điểm yếu của mình.
Tại sao lại như vậy? Sự tin tưởng của người thành công vào chính bản thân là điều tiên quyết. Nếu chúng ta không tin tưởng ngay chính bản thân mình thì ai tin vào chúng ta. Ngay cả khi người ta hiểu sai mình, nói xấu mình, thì anh em cũng phải tin việc mình làm là đúng. Tất nhiên việc đó từ bản chất của nó cũng đã là đúng rồi.
– Bản chất của nó là chúng ta muốn giải quyết vấn đề cho xã hội.
– Bản chất của nó là chúng ta muốn tạo ra nhiều sản phẩm hơn, nhiều dịch vụ hơn.
– Bản chất của nó là chúng ta muốn làm việc tốt, tạo ra giá trị.
Thế nhưng trong quá trình làm, chúng ta không thể kỳ vọng rằng ai cũng tin tưởng, cũng đánh giá cao. Cũng không thể kỳ vọng rằng tất cả mọi người sẽ hiểu chúng ta và hiểu được mục tiêu chúng ta đang phấn đấu.
Vậy nên việc anh em đặt niềm tin vào bản thân. Vào chính việc mình đang làm, con đường mình đang đi và tương lai mình sẽ đến. Đây là điều rất quan trọng và cốt yếu.
Trong quá trình anh em làm, con đường anh em đi. Sẽ có những người tin tưởng nhưng cũng có người không tin vào định hướng của anh em. Những thời điểm đó chúng ta cần có lòng tin vào chính mình, mình làm được, mình cần kiên trì, mình không nên gió chiều nào theo chiều đó,…
Tuy nhiên, tin tưởng vào bản thân không đồng nghĩa với việc tự tin quá. Cho rằng bản thân hoàn hảo mà phải biết thừa nhận điểm yếu. Có rất nhiều người trong số chúng ta có yếu điểm. Chẳng hạn như thuyết trình, nói trước đám đông kém. Hay kỹ năng tiếng anh chưa được tốt,… Nhưng khi người khác nhắc đến, đề cập đến lại dễ chạnh lòng, giận giữ, bảo thủ,… Và bỏ cuộc chơi, rời khỏi công ty, bỏ về,… Hay làm những hành động khác tương tự cho thấy rằng anh em đang không thừa nhận điểm yếu của mình. Cho thấy rằng anh em đang không chấp nhận góp ý từ người xung quanh. Tất cả là để khỏa lấp đi, che dấu đi yếu điểm đó của bản thân.
Nhưng vấn đề nằm ở việc, khi chúng ta không chấp nhận mình yếu chỗ này mạnh chỗ kia. Rồi không tìm ra hướng giải quyết, hướng khắc phục thì sẽ mãi như vậy, không tiến bộ.
Còn với một người thành công, họ sẽ thừa nhận việc này mình chưa giỏi, điểm này còn nhiều thiếu sót. Khi một vấn đề bản thân thừa nhận mình không giỏi thì ngay lập tức sẽ trút được gánh nặng trong lồng ngực. Tự thừa nhận, không cần phải giấu giếm, che giấu gì nữa. Cũng không phải gồng lên đấu tranh rằng tôi không có nhược điểm nữa. Thay vào đó chúng ta chấp nhận nó. Chấp nhận hậu quả, chấp nhận đối mặt và chấp nhận giải quyết. Hay nôm na như mọi người hay có câu là “Tôi chấp nhận trả giá”.
Nhưng sau khi thừa nhận không có nghĩa là chúng ta bỏ qua. Mà phải giải quyết bằng cách đương đầu với yếu điểm. Học thêm về nó, thực tập về nó, làm đi làm lại cho nhuần nhuyễn, cho yếu điểm thành ưu điểm. Hoặc nếu không cũng phải tìm giải pháp khác để khắc phục như nhờ đồng nghiệp, nhờ sếp, nhờ chuyên gia cố vấn, xử lý,…
Tất nhiên, việc này cần một sự dũng cảm và sức mạnh rất nhiều trong chúng ta. Không gì dễ dàng khi nhận bản thân yếu kém, đúng không? Nhưng nếu vượt qua được ranh giới thì đó lại là nguồn động lực tiến bộ to lớn. Từ việc thừa nhận đó chúng ta mới có động lực cải thiện nhược điểm thành ưu điểm, tăng niềm tin vào bản thân hơn,…
Vì vậy, Cú hy vọng anh em sẽ ứng dụng thói quen này không những trong đầu tư, tài chính, kinh tế,… Mà còn nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Để cùng nâng cấp bản thân cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của mình và gia đình tốt hơn mỗi ngày.
Kết luận
Nếu anh em đang cảm thấy chưa hài lòng về bản thân. Và muốn mình phải tốt hơn nữa, thành công hơn nữa. Thì theo Cú 7 thói quen này là rất quan trọng. Việc mà anh em rèn luyện và thành thục một trong những thói quen này sẽ rất có ích trong việc cải thiện bản thân và cuộc sống của bạn hơn rất nhiều.
7 thói quen tài chính này rất vỡ lòng mà Cú tin rằng rất nhiều anh em trong số chúng ta chưa có. Hoặc nếu anh em đang có 3-4 hay thậm chí 5-6 thói quen mà Cú liệt kê trên thì có thể bắt đầu thực hành. Chúng ta thực hành được bao nhiêu, luyện tập được bao nhiêu thì sẽ tốt bất nhiêu. Cũng như sẽ thấy cuộc sống của mình cải thiện hơn qua mỗi ngày.
Những thói quen này là vô cùng quan trọng. Nhưng để hình thành được phương pháp quản lý tài chính cá nhân hay thói quen này là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, Cú tin rằng nếu anh em rèn luyện một cách chuyên cần, có kế hoạch và kiên trì thì chắc chắn sẽ thành công.
Sau cùng, nếu đọc bài viết này vẫn còn nhiều thắc mắc. Anh em có thể inbox về Fanpage cho Cú để hỏi trực tiếp. Cú sẽ trả lời chi tiết nên anh em không việc gì phải ngại đâu nhé.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về đầu tư chứng khoán. Nhất là với những anh em F0 mới vào thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như tài chính. Sẽ biết thêm phương pháp lọc cổ phiếu có dòng tiền tốt. Làm sao để hoạt động đầu tư của mình, phân bổ danh mục càng hiệu quả, càng tốt nhé.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969