Quỹ hưu trí – Thực trạng hiện nay
Quỹ hưu trí có lẽ là nguồn thu nhập khi về hưu của không ít người trong chúng ta khi về già. Đặc biệt là những người làm công ăn lương, nhân viên văn phòng, kỹ sư, bác sỹ… Nhưng đôi khi ta chỉ đơn giản công ty đóng cho bảo hiểm xã hội bao nhiêu thì ta đóng vậy. Không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà quỹ hưu trí mang lại.
Một phương án đóng góp quỹ hưu trí, bảo hiểm tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta khi về già. Bởi khi đóng góp càng nhiều thì ta sẽ càng có nhiều lương hưu khi già. Nhưng bên cạnh đó cũng có những hạn chế và rủi ro lạm phát là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, thông qua bài viết này, Cú sẽ gửi tới anh em cái nhìn toàn diện hơn về quỹ hưu trí. Và thực trạng quỹ hưu trí ở Việt Nam. Anh em hãy cùng theo dõi nhé!
Mở đầu
Quỹ hưu trí rất được quan tâm trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì có lẽ đây vẫn là khái niệm xa lạ đối với khá nhiều người. Những người có điều kiện thường sẽ nghĩ tới mua nhà, mua đất, gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán… Coi đó là cách để gia tăng tài sản và cũng là của để dành khi về già. Còn ít khi nghĩ tới việc tham gia vào quỹ hưu trí chứ đừng nói tới những người cơm ăn nay, lo bữa mai.
Quỹ hưu trí không giống như việc đầu tư kinh doanh. Bởi với mục đích là thu nhập khi về già, quỹ hưu trí sẽ chỉ tập trung vào những tài sản an toàn hơn, ít rủi ro hơn. Hơn nữa, không chỉ là những lợi ích về hưu trí, ở Việt Nam, khi tham gia bảo hiểm xã hội. Chúng ta còn được hưởng các lợi ích khác, như y tế, xã hội, tử tuất…
Chính vì vậy, qua bài viết chuyên sâu về quỹ hưu trí và kế hoạch hưu trí. Cú mong rằng sẽ cung cấp tới anh em những kiến thức cần biết, những điểm cần lưu ý. Để có được một tuổi già an nhàn, bớt lo âu muộn phiền.
Phần 1: Quỹ hưu trí là gì?
Đây là bài viết tiếp nối chủ đề kế hoạch hưu trí. Do đó, có thể sẽ có những khái niệm, nội dung khá mới mà anh em chưa biết. Nếu vậy, hãy đừng ngần ngại inbox Cú theo trang page sau nhé. Cú sẽ cùng anh em phân tích nhé!
https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
1.1 Nguyên tắc của quỹ hưu trí
Quỹ hưu trí (pension fund) là định chế tài chính quản lý tiền hưu trí tự nguyện và theo hợp đồng của cá nhân, công ty và chính phủ. Quỹ hưu trí hàng ngày thu tiền đóng góp của người thuê lao động và người lao động. Cũng như thanh toán tiền cho những người về hưu. Quỹ hưu trí chuyên môn hóa vào các khoản đầu tư dài hạn. Như mua cổ phiếu, trái phiếu công ty, chứng khoán chính phủ và bất động sản.
1.2 Đặc điểm của quỹ trợ cấp hưu trí
Các quỹ trợ cấp hưu trí có thể được tách biệt rõ rệt với các trung gian tài chính khác. Dựa trên các nguyên tắc xác định nguồn tài trợ và mức trợ cấp chi trả cho từng thành viên của quỹ.
1.2.1 Nguyên tắc xác định nguồn tài trợ
Tại nhiều nước trên thế giới hiện nay, bao gồm cả Việt Nam, các quỹ trợ cấp hưu trí hoạt động theo mô hình “pay-as-you-go”. Nghĩa là tiền lương hưu chi trả cho những người đã về hưu ở thời điểm hiện tại. Được lấy từ những đóng góp cho quỹ lương hưu của những người đang lao động. Tuy nhiên hệ thống này về mặt lý thuyết và thực tiễn đã bộc lộ tính không bền vững trong dài hạn. Thể hiện ở những khía cạnh sau:
– Việc huy động đóng góp của lao động hiện tại để chi trả trợ cấp cho những người đã về hưu (đã đóng góp trước đó). Sẽ vấn phát huy hiệu quả khi lượng đóng góp cao hơn lượng chi trả. Tuy nhiên, đối với những quốc gia có quá trình già hóa dân số. Đặc biệt là các nước phát triển, thì lượng đóng góp có thể không đủ bù đắp lượng chi trả. Dẫn đến hậu quả mức trợ cấp hưu trí trung bình của một người sẽ giảm mạnh. Và có thể không bảo đảm một mức sống bình thường cho họ.
– Mức đóng góp và chi trả của quỹ trợ cấp cũng cho thấy sự mất cân bằng trong dài hạn. Khi mà mức sống tuổi thọ trung bình đang ngày càng tăng lên. Thời gian nghỉ học trung bình cũng kéo dài thêm. Điều này đồng nghĩa với việc quỹ sẽ phải trả mức trợ cấp ngày càng lớn. Và có nguy cơ vượt quá khả năng tài chính của quỹ.
– Mô hình quỹ trợ cấp tiền lương này cũng cho thấy sự không công bằng giữa các thế hệ. Khi mà gánh nặng trợ cấp hưu trí ngày càng lớn. Và người chịu trách nhiệm đóng góp với mức ngày càng cao lại là thế hệ trẻ.
Những hạn chế của mô hình “pay-as-you-go” cho thấy cần xây dựng một mô hình quỹ trợ cấp hưu trí mới. Có tính cân bằng về mặt tài chính trong dài hạn. Cũng như cần công bằng hơn giữa các thế hệ. Nếu không những hệ lụy mà xã hội có thể phải gánh chịu sẽ khó lường hết được.
1.2.2 Nguyên tắc xác định mức trợ cấp
Các chương trình trợ cấp hưu trí hiện nay xác định mức trợ cấp chi trả cho các thành viên tham gia theo hai nguyên tắc:
– Căn cứ vào mức độ đóng góp
Đây là nguyên tắc trong đó số tiền nhận được của những người tham gia. Phụ thuộc vào số tiền đã đóng góp và khoản lãi từ việc đầu tư các khoản đóng góp đó. Người sử dụng lao động thực hiện các kế hoạch đóng góp cụ thể cho người lao động. Thường phù hợp với các mức độ khác nhau dựa vào những đóng góp của nhân viên. Lợi ích cuối cùng mà nhân viên nhận được phụ thuộc vào hiệu quả đầu tư của chương trình.
Trách nhiệm của công ty, doanh nghiệp chỉ là dừng lại ở việc trả một khoản đóng cụ thể. Thông thường chương trình hưu trí có nghĩa là chương trình hưu trí xác định mức độ trợ cấp. Với một khoản thanh toán được thiết lập, được tài trợ và kiểm soát hoàn toàn bởi người sử dụng lao động.
– Căn cứ vào mức độ trợ cấp
Đây là nguyên tắc trong đó số tiền người tham gia được hưởng khi về hưu. Được xác định căn cứ vào thời gian làm việc và mức lương của người đó. Người sử dụng lao động đảm bảo rằng nhân viên nhận được một lượng lợi ích nhất định khi nghỉ hưu. Bất kể kết quả của các khoản đầu tư bằng tiền đóng góp.
Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm cho một khoản thanh toán lương cụ thể cho người nghỉ hưu. Số tiền được xác định theo công thức, thường dựa trên thu nhập và số năm phục vụ. Và nếu tài sản trong kế hoạch lương hưu không đủ điều kiện để trả các khoản trợ cấp. Công ty chịu trách nhiệm cho phần còn lại của khoản thanh toán.
Ngoài ra các chương trình trợ cấp hưu trí còn có quy định về thời gian tối thiểu phải tham gia đóng góp. Hoặc số năm tối thiểu phải làm việc tại một công ty để nhận trợ cấp từ quỹ trợ cấp hưu trí của công ty đó.
Tuy nhiên, trên thực tế, quỹ hưu trí không quá được quan tâm ở Việt Nam. Chúng ta thường ỷ lại vào quỹ hưu trí của Nhà nước. Mà không chuẩn bị cho mình những phương án dự phòng riêng. Vậy liệu có là phương án đầy đủ và hợp lý nhất không? Anh em hãy cùng Cú tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé
Phần 2: Tại sao cần thành lập một quỹ hưu trí cho riêng mình?
Trước hết, chúng ta cần hiểu quỹ hưu trí là một phương án đảm bảo tài chính cho tuổi già. Tuổi mà việc kiếm tiền phần lớn sẽ trở nên khó khăn hơn đối với nhiều người. Vậy hãy cùng Cú lướt qua thực trạng của người già trên khắp thế giới, không chỉ ở Việt Nam đang sống như thế nào nhé!
Không khó để bắt gặp những người già hạnh phúc xung quanh ta. Cuộc sống viên mãn, con cháu thảo hiền, quây quần chăm sóc. Nhưng có lẽ càng dễ dàng hơn để gặp những người già vẫn đang vất vả mưu sinh. Nghỉ hưu, an nhàn có lẽ thực sự là những điều chưa từng được nghĩ tới. Hầu hết chúng ta đều biết tới điều này, nhưng có lẽ chỉ dừng lại ở việc đồng cảm. Chẳng mấy ai lo lắng cuộc sống về già sau này của mình. Bởi chúng ta tin mình đã làm việc chăm chỉ cả đời rồi. Mình có con cái để nương tựa, mình có lương hưu nhà nước lo. Nhưng liệu chúng ta có quá chủ quan khi mà có lẽ cuộc đời nhiều những biến cố hơn thế nữa.
2.1 Lý do nên có quỹ hưu trí
2.1.1 Thực trạng cuộc sống người già ở Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cả nước có 11.41 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 12% dân số. Trong đó có 1,918,987 người từ 80 tuổi trở lên (chiếm 17% tổng số người cao tuổi). Có 7,294,100 người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn (chiếm 41.9%). Tỷ lệ người cao tuổi thuộc hộ nghèo cao hơn bình quân chung của cả nước. người cao tuổi là dân tộc thiểu số chiếm gần 10%.
Khoảng 3.1 triệu người cao tuổi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, chiếm 27.1% tổng số người cao tuổi. Trong đó người cao tuổi hưởng lương hưu là 1.8 triệu người, chiếm 15,8% tổng số người cao tuổi. Gần 1,7 triệu người cao tuổi được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng, chiếm 14.8% tổng số người cao tuổi. 1.4 triệu người cao tuổi hưởng chính sách người có công, chiếm 12,3%.
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2036 nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm khoảng 14,17% tổng dân số. Khi đó Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già.
Nhìn vào con số thống kê này, anh em có thể thấy số người già ở Việt Nam có lương, được hỗ trợ là rất nhỏ. Vậy mà quỹ bảo hiểm xã hội luôn ở trong tình trạng áp lực khi chi trả hưu trí. Trong khi chỉ 13 năm nữa thôi, chúng ta sẽ bước vào một giai đoạn khó khăn hơn, thời kỳ già hóa dân số. Cũng có nghĩa là so với tình hình hiện tại của quỹ bảo hiểm xã hội. Giai đoạn từ năm 2036 trở đi sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Gánh nặng chi trả lương hưu có thể sẽ trở thành những thách thức to lớn của toàn xã hội. Đây có lẽ cũng là một trong những lý do đầu tiên để chúng ta cần có một kế hoạch riêng cho mình. Để có thể chủ động hơn, tích cực hơn đối ứng với những biến cố trong tương lai.
Quay lại cuộc sống hiện tại của những người có hưu trí. Những người mà giống chúng ta nhất trong tương lai. Sau khi về hưu, số tiền chi cho ăn mặc sẽ bớt đi vì “già rồi ăn được mấy đâu”. Cũng không còn những bữa “phải nhậu mới ra tiền”. Nhưng thay vào đó, số tiền chi cho thuốc thang, bệnh tật lại chiếm phần lớn trong tổng thu nhập. Số tiền lương 5 triệu liệu có đủ khi sống ở thủ đô?
Quả thật, quỹ lương hưu của bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh xã hội tuyệt vời. Nhưng có lẽ chúng ta cũng cần nhận định rằng. Đây chỉ là khoản tiền để giúp chúng ta trang trải những chi phí cơ bản nhất của cuộc sống. Chứ không thể đủ để đáp ứng hết các nhu cầu của chúng ta. Anh em hãy thử hỏi những cô chú xung quanh mình xem. Liệu mấy ai có thể sống an nhàn với số tiền lương hưu hiện có?
Nhìn lại số tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của bản thân mình. Với ước lượng sơ bộ và kỳ vọng tăng trong tương lai. Tối đa số tiền lương hưu nhận được trong tương lai 75% * số tiền hiện đóng. Cùng với kỳ vọng tăng số tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng năm. Anh em có thể ước lượng tương đối số tiền lương hưu của mình. 20 năm nữa sau khi về hưu, 8 triệu hay 10 triệu có thực sự đủ tiền thuốc men không? Khi mà áp lực không chỉ đè nặng lên cuộc sống của chúng ta mà còn không quên cột sống của ta nữa.
2.1.2 Bạn có muốn trở thành gánh nặng cho con cái
Cũng có rất nhiều anh em tin rằng. Mình đã dành hết cả cuộc đời để nuôi dạy, chăm sóc con cái. Mình đã dành những điều tốt nhất cho con, tình yêu thương, cơ sở vật chất… Mình có quyền được con cái chăm sóc, báo hiếu. Nhưng liệu anh em có thực sự mong muốn mình trở thành gánh nặng của con cái? Ừ thì ốm đau, bệnh tật không còn cách nào khác. Nhưng liệu chúng ta có thể mở lời xin con mình tiền để đi thăm, đi hỏi một người bạn ở xa… Chẳng ai muốn phải nhìn sắc mặt con dâu, con rể để mà sống qua ngày. Cũng có lẽ bởi tấm lòng cha mẹ chỉ muốn cho đi nhiều hơn là nhận lại đúng không nào!
Chưa kể có lẽ anh em cũng không xa lạ gì với những câu chuyện. Cả đời nuôi con lớn, tự hào có, hãnh diện có. Nhưng cuộc sống của chúng ta vốn dĩ là một thứ bất định. Mọi chuyện may rủi, hạnh phúc, buồn đau đều có thể xảy ra. Để rồi cuối đời lại một lần nữa sống vất vả, trả nợ thay con. Hay những câu chuyện, bố mẹ cắm sổ lương vay tiền cho con mua nhà Hà Nội cũng rõ ràng không phải là hiếm.
Cũng có rất nhiều trường hợp, hai ông bà có đều có lương. Đối với những nhu cầu cơ bản thì có thể nói là dư dả. Nhưng số tiền ấy lại trở nên chật hẹp khi phải đèo bồng nuôi cháu thay con… Thật sự có quá nhiều những câu chuyện, những rủi ro mà chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ rằng nó sẽ xảy ra với mình. Cũng từ đó mà chúng ta đã chủ quan. Để khi nhận lại những tình huống không được như kỳ vọng. Chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc loay hoay, chật vật giãy giụa.
Chính vì vậy nếu anh em không có một kế hoạch cụ thể. Để giảm thiểu các bất trắc của cuộc đời thì cuộc sống khi về hưu sẽ khó có thể an nhàn. Chỉ mong chờ thụ động sẽ không thể giúp chúng ta đáp ứng được các nhu cầu cả về vật chất và tinh thần.
2.1.3 Liệu có nên cho trứng vào một giỏ?
“Vậy thì từ giờ tôi sẽ đầu tư. Tôi sẽ dùng hết tài sản của mình để đầu tư. Nào về già tôi sẽ có mấy cái nhà cho thuê. Chẳng phải lo tiền tiêu khi về già!”
Thực sự thì đó là một kế hoạch với kết quả giả định vô cùng lý tưởng. Nhưng như anh em đã biết. Đầu tư thường đi kèm với rủi ro. Và khi chúng ta kỳ vọng càng cao, phương thức đầu tư cũng cần thay đổi để phù hợp với mong mỏi ấy. Từ đó sẽ khiến chúng ta mạo hiểm hơn, dễ gặp rủi ro hơn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta đã dùng toàn bộ tài sản của mình để đầu tư nhưng lại mất trắng.
Đây là lý do Cú luôn khuyên anh em nên chia ra thành các phần tài sản khác nhau. Quỹ đảm bảo, quỹ hưu trí, quỹ mạo hiểm… Để khi mà chẳng may việc đầu tư mạo hiểm không thành công, anh em vẫn còn nhà để về, còn tiền để lo toan cho cuộc sống. Và việc phân định, thành lập và sử dụng các quỹ này nên được lập càng sớm càng tốt.
Anh em có thể phân chia tỷ lệ khác nhau tùy vào nhu cầu và kỳ vọng của từng người. Và cần đánh giá, điều chỉnh, cơ cấu lại danh mục thường xuyên để đảm bảo kết quả tối ưu. Có thể tăng tỷ lệ đầu tư mạo hiểm ở giai đoạn đầu và sau khi thành công, anh em cần chia lại tỷ lệ về một mức an toàn. Hay thay đổi cơ cấu danh mục tùy vào tình hình thực tế của thị trường đầu tư. Và với những anh em chưa có nhiều kinh nghiệm, việc lập kế hoạch, đầu tư cùng với chuyên gia là một điều vô cùng cần thiết.
2.1.4 Sẽ ra sao nếu anh em sống lâu hơn mình kỳ vọng
Ngoài ra, anh em chắc hẳn còn nhớ về rủi ro tuổi thọ Cú đã chia sẻ trước đấy. Anh em kỳ vọng sống vui vẻ khỏe mạnh tới 70 tuổi và chỉ chuẩn bị tiền cho tới năm mình 70 tuổi. Nhưng khi tới 70 tuổi, tiền đã tiêu hết nhưng mình vẫn rất khỏe mạnh và có thể sống lâu hơn nữa. Lúc này không biết nên vui hay nên buồn đây!
Tuổi thọ của con người ngày một tăng lên. Không chỉ bởi vì không có chiến tranh, nên số người mất mát ít hơn. Mà còn do các điều kiện y tế, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe ngày một tốt lên. Do đó, nếu có một ước lượng và kỳ vọng quá chênh lệch so với thực tế. Anh em sẽ phải đối mặt với những khó khăn, vất vả khi về già.
Có không ít những người già trên các nước, kể cả các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu… Những ông bà lão vẫn ngày ngày chật vật mưu sinh. Làm những công việc nặng nhọc, sống trong những ngôi nhà tồi tàn, thiếu tiện nghi. Thậm chí có những trường hợp, người già cố tình vi phạm pháp luật để vào tù dưỡng già. Còn ở Việt Nam, có lẽ điều này là không hề thiếu. 70 tuổi quay lại đường đua tìm việc – thực sự không hề dễ dàng. Chưa kể phải cạnh tranh với những người trẻ. Việc cạnh tranh với những người già vốn đã làm việc vất vả. Cũng là một điều vô cùng khó khăn.
Chính vì vậy việc lập kế hoạch hưu trí là vô cùng cần thiết. Kế hoạch đó cần được bao gồm nhiều thành phần. Và được tính toán ước lượng đến các loại rủi ro chính. Để có thể sát hơn so với thực tế của từng cá nhân.
2.2 Cuộc sống của anh em sẽ ra sao nếu có kế hoạch hưu trí
Ngược lại, nếu có một kế hoạch hưu trí cho riêng mình, anh em sẽ có một cuộc sống như thế nào? Hãy cùng Cú phân tích nhé!
2.2.1 Kế hoạch hưu trí giúp trang trải các chi phí cuộc sống khi nghỉ hưu
Khi bắt tay vào lập kế hoạch hưu trí, anh em đã xác định cho mình một phương án chủ động. Chủ động tiếp cận, chủ động xây dựng, chủ động nhu cầu, chủ động thanh toán cho những mục lớn của cuộc sống khi nghỉ hưu.
Chính vì vậy, các nhu cầu sẽ không chỉ dừng lại ở cơ bản. Mà sẽ được tính toán đến những nhu cầu tùy ý. Những cuộc gặp gỡ bạn bè, những chuyến đi xa, những môn thể thao yêu thích… sẽ có thể được thực hiện. Cuộc sống của chúng ta khi ấy chắc chắn rằng sẽ vui vẻ khỏe mạnh hơn. Bởi cả cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần đều được chăm sóc. Những biến cố ập đến có lẽ cũng “dịu dàng hơn”. Bởi chính ta đã có sự phòng bị.
Anh em tự tay vẽ nên viễn cảnh ấy, tự tay chăm sóc cho viễn cảnh ấy. Thì có lý do gì đâu mà viễn cảnh đó lại không đẹp như anh em mong mỏi. Dù rằng chỉ là kế hoạch, chắc chắn sẽ không đúng hoàn toàn so với thực tế. Lại là một thực tế ở xa xôi. Nhưng nhờ sự tinh chỉnh định kỳ cùng tâm huyết mà anh em gây dựng từ sớm. Khoảng cách giữa thực tế và kế hoạch sẽ gần hơn rất nhiều.
Tất nhiên, trong kế hoạch hưu trí có thể có bao gồm cả việc anh em tiếp tục làm việc để gia tăng thu nhập. Nhưng con số và tính khả thi cũng đã được tính toán và đề cập. Để đảm bảo sức khỏe và thời gian, tinh thần và kiến thức phù hợp với mỗi anh em. Giúp việc đi làm không còn là áp lực. Mà đôi khi thay bằng đam mê, cống hiến cho xã hội.
2.2.2 Kế hoạch hưu trí giúp anh em không trở thành gánh nặng của con cái
Các chi phí khi về già đã được ước lượng tính toán và tiết kiệm. Chính vì vậy, anh em có thể thỏa sức vui vầy cùng con cháu mà hiển nhiên không hề có gánh nặng nào cả. Đây cũng là một trong những điều mà chúng ta luôn mong mỏi. Không phải lo lắng cho bố mẹ, cũng chính là một trong những sự cổ vũ, giúp đỡ của chúng ta dành cho con cái. Để chúng có thể chạy nhanh hơn, xa hơn, lâu hơn cho tương lai của bản thân và con cái. Thay vì đeo thêm một bao tải lớn.
Những hành trang chúng ta mang đến cho con cái. Không chỉ là ngôi nhà ta tích lũy từ lâu, những nền tảng giáo dục tốt nhất ta có thể mang lại. Mà còn là cả những kiến thức tài chính, hưu trí, sự chuẩn bị cho một tương lai an nhàn. Có lẽ đó là sự trợ giúp thông thái nhất mà ta có thể dành cho con mình.
Ngoài ra, anh em có thể tự do tiêu tiền của chính mình, cho những điều mà mình muốn. Thay vì phải hỏi ý kiến của bất kỳ ai. Đặc biệt, anh em có thể sống cùng, chăm lo, giúp đỡ con cái dựa vào nhu cầu và mong muốn của chính mình. Dành cho con cái trọn vẹn yêu thương, thời gian và công sức. Trong trường hợp không may mắn, khi có xung đột xảy ra. Lúc đó thứ chúng ta quan tâm đầu tiên và hơn cả chính là tình cảm. Thay vì những lợi ích vật chất…
Hơn thế nữa, chúng ta cũng có thể sẽ giúp đỡ con cái cả về mặt tài chính. Những thứ ta cố gắng chăm chỉ, làm lụng ngày hôm nay. Chính là để mong con cái có một nền tảng tốt đẹp hơn. Không phải dò dẫm vất vả như ta phải trải qua ngày trước.
2.2.3 Kế hoạch hưu trí giúp anh em cởi mở hơn, sẵn sàng lựa chọn cuộc sống của chính mình
Lập một kế hoạch hưu trí chắc chắn không phải là một việc đơn giản qua loa. Chúng ta sẽ hiểu hơn về cuộc sống, về các lựa chọn, các rủi ro. Để có hướng tiếp cận thông minh, khoa học và phù hợp nhất đối với bản thân mình.
Vì vậy, khi hiểu được những điều đó, tâm trí của chúng ta cũng cởi mở hơn. Thấu hiểu, đồng cảm, chấp nhận, sẻ chia những thứ chúng ta vốn coi đó là rủi ro, đen đủi. Để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngoài ra các lựa chọn về cuộc sống tương lai cũng sẽ giúp chúng ta mường tượng ra các viễn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống. Các kiến thức bổ trợ trong quá trình lập kế hoạch hưu trí sẽ giúp ta sẵn sàng hơn trong các lựa chọn. Sẽ không còn những định kiến, những áp đặt khi phải sống như thế nào. Sẽ không còn những hoang mang lo lắng khi chính anh em có thể chinh phục một cuộc sống tự do, tự tại. Được làm những điều mình thích, được sống theo cách mình muốn. Mà thực tế ta đã dự dù, mường tượng từ rất lâu.
Anh em có thể lựa chọn sống theo cách mà mình muốn. Ở cùng con cái, gia đình, đi du lịch đó đây, ở viện dưỡng lão… Anh em sẽ hiểu được những hạnh phúc, khó khăn khi lựa chọn cuộc sống đó. Cũng như có đủ điều kiện tài chính để lựa chọn cuộc sống đó. Chẳng phải là sẽ rất thú vị và tuyệt vời sao!
Kết luận
Quỹ hưu trí thực sự có rất nhiều lợi ích. Lập kế hoạch hưu trí càng sớm sẽ càng giúp kế hoạch của chúng ta vững chãi hơn. Số tiền dành cho việc hưu trí cũng sẽ được tích lũy trong một khoảng thời gian dài hơn. Và từ đó áp lực tài chính lên các năm cho khoản hưu trí này trở nên ít hơn.
Chính vì vậy lên kế hoạch hưu trí thực sự là một trong những kế hoạch cần thiết đối với mỗi chúng ta. Chủ động thiết lập cuộc sống, tận hưởng cuộc sống sẽ khiến cho chúng ta an nhàn hơn. Làm được nhiều việc ý nghĩa hơn so với cuộc sống vô định và thụ động.
Hy vọng rằng từ những kiến thức trên, anh em có thể xâu chuỗi với những với những kiến thức thực tế khác. Để đưa ra những đánh giá khách quan, nhiều chiều để có thể chọn cho mình một kế hoạch hưu trí hoàn hảo nhất.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Lập kế hoạch hưu trí – Những rủi ro cần tránh (P1)
>>Lập kế hoạch hưu trí (P2) – Tips kiểm soát chi phí sức khoẻ
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Ngoài ra, anh em cũng có thể tham khảo thêm các nguồn dữ liệu khác về họ. Thông qua sự đánh giá của nhân sự có chuyên môn về ban lãnh đạo. Hay những người tiếp xúc trực tiếp với họ hàng ngày.
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/1760947773896