Hướng dẫn xây dựng quỹ dự phòng từ A-Z cho người mới bắt đầu
Chào anh em, chủ đề hôm nay Cú muốn chia sẻ cũng là một chủ đề rất vỡ lòng. Nằm trong series Quản lý tài chính cá nhân. Đó là xây dựng quỹ dự phòng và xác định mục tiêu tài chính cho bản thân.
Khi đầu tư chứng khoán – tài chính hay bất kỳ công việc khác. Thì mục tiêu của chúng ta luôn luôn là cuộc sống chất lượng và tốt đẹp hơn. Bằng việc có thêm nhiều tài sản lớn, sống cuộc sống mình mong muốn, có thêm nhiều tiền và nhiều lựa chọn hơn.
Để làm được như vậy thì bên cạnh việc chăm chỉ kiếm tiền, chăm chỉ đầu tư,… Cú cũng thường nhắc anh em phải chăm chỉ đầu tư vào 3 quỹ:
– Quỹ dự phòng
– Quỹ hưu trí
– Quỹ đầu tư.
Do đó, bài viết hôm nay Cú sẽ hướng dẫn anh em cách lập quỹ dự phòng đơn giản, dễ hiểu nhất.
Phần 1. Quỹ dự phòng dùng để làm gì?
Quỹ dự phòng tài chính được xây dựng dành cho những trường hợp khẩn cấp không lường trước được hay khủng hoảng. Giống như đợt khủng hoảng covid những năm vừa qua, rất nhiều người mất việc. Hay khủng hoảng chính công việc của chúng ta, chính công ty của chúng ta. Hoặc cũng có thể là chính bản thân chúng ta bị ốm đau, tai nạn,… Đây đều là những việc xảy ra mà không ai đoán trước được.
Nói một cách dễ hiểu, anh em có thể hình dung đó như tủ thuốc y tế của mình. Khi anh em mất việc hay tai nạn,… thì đây là thứ giúp chúng ta an tâm hơn. Rằng mình có đủ thời gian và ngân sách để vượt qua tình huống đó.
Tuy nhiên, với mỗi người chúng ta sẽ có quỹ dự phòng rủi ro khác nhau và có một dự trù khác nhau. Như anh em nào làm trong ngành rủi ro cao thì xác định sẽ phải để quỹ này lớn hơn.
Chẳng hạn anh em làm việc liên quan đến cầm đồ hay cờ bạc, hay lái xe đường dài,… cũng có thể là quân đội, công an. Những ngành này bao giờ rủi ro cũng cao hơn. Và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hơn,… Thì đòi hỏi tài khoản quỹ dự phòng tài chính phải nhiều hơn so với thông thường. Có thể là 12 tháng hoặc nhiều hơn nữa.
Vậy còn những anh em làm việc văn phòng, ngân hàng,… có thu nhập tốt, ổn định thì có thể giảm quỹ này xuống. Như cá nhân Cú hiện nay thì đang để tài khoản quỹ dự phòng cá nhân là 6 tháng sinh hoạt phí và nợ (những khoản nợ cần phải trả). Nhưng có những anh em để 3 tháng, 4 tháng hay thậm chí 12 tháng thì cũng không sao. Miễn đủ đáp ứng nhu cầu của anh em khi có tai nạn/rủi ro xảy ra.
Phần 2. Tài khoản Quỹ dự phòng cần bao nhiêu tiền?
2.1. Quỹ dự phòng cần bao nhiêu tiền?
Làm sao để biết được cần có bao nhiêu tiền cho quỹ dự phòng? Chúng ta cần thực hiện bước thống kê như mẫu Cú có để link dưới đây:
Ở đây có 2 phần quan trọng anh em cần note ra:
– Thứ nhất là những khoản chi tiêu sinh hoạt phí. Như những bài viết trước trong bài Hướng dẫn theo dõi chi tiêu hiệu quả. Cú có ví dụ về khoản sinh hoạt phí của anh Đức – chủ doanh nghiệp. Anh ấy có tất cả các khoản sinh hoạt phí là 41.9 triệu, tức một tháng gia đình anh tiêu hết chừng đó tiền.
Nhưng thực ra khoản này có thế giảm được. Nếu anh em cân đối lại những khoản tiền không cần thiết trong thời điểm khủng hoảng như đi chơi ABC.
– Thứ 2 là những khoản nợ. Chắc chắn là sau khi cấu trúc lại các khoản nợ. Chẳng hạn như bỏ các khoản tín dụng, giảm vay tiêu dùng xuống, vay ngân hàng đầu tư công ty,… thì nợ sẽ giảm xuống. Đó là 2 khoản chi phí chính của chúng ta.
Ngoài ra, còn một khoản nữa là tiền chữa bệnh. Chúng ta cần dự phòng cho bệnh tật đúng không anh em? Chứ khi ốm đau bệnh tật mà chỉ có mỗi cơm và nước thì cũng không thể chữa nổi. Vì vậy mới cần đến khoản bảo đảm cho những trường hợp này. Anh em chắc hẳn cũng biết chi phí y tế ngày nay đắt đỏ như thế nào rồi đúng không?
Thêm một khoản nữa mà anh em sẽ được cộng đó là bảo hiểm thất nghiệp. Phần này anh em sẽ được nhà nước chi trả nếu làm cho những công ty có đóng bảo hiểm đầy đủ trong vòng 12 tháng liên tiếp. Tức là có thể anh em chuyển việc công ty nọ, công ty kia nhưng vẫn đảm bảo đóng bảo hiểm đều đặn trong 12 tháng. Phần này sẽ được 60% của 6 tháng lương gần nhất.
Ví dụ mỗi tháng lương của anh em được 40 triệu, trong 6 tháng gần nhất thì sẽ được hỗ trợ 60%. Tức (40 triệu x 60%) x 6 = 144 triệu.
Tổng hợp lại có 3 khoản anh em phải chi tiêu là:
– Chi phí sinh hoạt
– Tiền chữa bệnh
– Tiền nợ phải thanh toán hàng tháng.
Kèm theo đó là 1 khoản được cộng thêm là bảo hiểm. Nhưng để nhận được cũng phải mất tầm 1-2 tháng. Còn quỹ của chúng ta thì chúng ta nên dự trù.
Chẳng hạn như trong trường hợp của anh Đức. Chúng ta lấy 41 triệu tiền sinh hoạt phí cộng với tiền nợ phải trả nhân với 6 tháng sẽ hơn 800 triệu. Vậy đây sẽ là số tiền mà anh phải để dành để có được sự an tâm khi lăn lộn ngoài thương trường. Chúng ta bơi, gồng gánh ngoài xã hội mà gặp bất kỳ vấn đề gì mà không được như ý muốn. Thì sẽ không đến mức như câu chuyện của Cú 10 năm trước đi vào cửa hàng cầm chai nước nhưng không có tiền nên đành phải đi ra. Hay thậm chí có nhiều trường hợp khác phải tang thương, mất mát rất nhiều thứ vì những vấn đề mà không ai đoán trước được.
Chúng ta làm việc, sinh sống và mơ ước những điều tốt đẹp nhất nhưng cũng phải cố gắng nghĩ đến những tình huống xấu nhất thì phải làm gì? Có phải nếu có quỹ dự phòng anh em sẽ sống vững hơn nhiều hay không?
Về phần này thường thì các bạn trẻ ít khi nghĩ đến. Nhưng những anh chị lớn hơn, có kinh nghiệm sống khoảng 10 năm rồi. Chắc hẳn anh em sẽ cảm thấy đầu tư như thế này là rất xứng đáng và thiết yếu. Bởi vì thị trường và cuộc sống luôn có những điều khó lường trước được. Nên Cú hy vọng qua nội dung này, không những các anh chị mà kể cả bạn trẻ ngoài kia cũng dần hình thành được cho mình ý thức như vậy.
2.2. Cần tiết kiệm trong bao lâu để xây dựng quỹ dự phòng?
Vậy, khi chúng ta đã có 6 tháng sinh hoạt phí như vậy rồi thì sẽ cần tiết kiệm trong bao nhiêu lâu?
Sinh hoạt phí đó sẽ được so sánh với tổng thu nhập của anh em. Tổng thu nhập là như thế nào? Chẳng hạn anh Đức trong ví dụ có tổng thu nhập là 104 triệu, thì 6 tháng tổng thu nhập sẽ là 624 triệu. Có vẻ như con số 624 triệu này đang thấp hơn mức tiền chi phí sinh hoạt phí và nợ phải trả trong 6 tháng. Vì anh Đức đang mất cân bằng trong tài chính.
Trong trường hợp này, Cú giả sử tổng sinh hoạt phí bằng 3 tháng lương của anh em. Lương của anh này là 104 triệu nhưng tổng chi đến 152 triệu, tức đang âm đến 48 triệu. Âm rất nặng, thành ra tổng chi phí bằng đến 8 tháng lương.
Vậy phải tiết kiệm 8 tháng lương mới đủ chi trả cho sinh hoạt 6 tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp dành cho người mất cân đối thu chi. Còn với những người bình thường nếu anh em có sinh hoạt phí + nợ = 3 tháng lương, tức:
Hàng tháng sinh hoạt phí + trả nợ = 50% tổng thu nhập (3 tháng)
Vậy, bây giờ mỗi tháng chúng ta tiết kiệm 20% thu nhập trong tháng để tiết kiệm thì sẽ mất bao lâu. Trong trường hợp này anh em sẽ mất 15 tháng để tiết kiệm số tiền đó. Nếu mà khoản nợ của anh em ít, chi phí ít. Thì quỹ đảm bảo sẽ ít nhưng nếu con anh em đi học trường quốc tế, nuôi 3-4 đứa con rồi ở nhà sang, đi xe xịn,… Với khoản chi lớn như thế này cũng đồng nghĩa với quỹ của anh em cũng phải to. Mà quỹ to hơn thì anh em phải đóng góp vào đó nhiều hơn. Còn trong trường hợp bạn không có quá nhiều chi phí và khoản nợ thì sẽ mất khoảng 15 tháng để xây dựng quỹ dự phòng.
Còn như anh Đức trong ví dụ Cú nêu trên, anh mất đến 8 tháng lương để lập quỹ. Và mỗi tháng bỏ ra 20% thì phải mất đến 40 tháng mới hoàn thành. Vì chi phí hàng tháng, chi phí trả nợ của anh Đức đang quá lớn, hơn cả tổng thu nhập mỗi tháng. Hoặc là phải bù ra, tìm ra một khoản nào đó để cất vào thì khi đó có được 6 tháng sinh hoạt phí rồi sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều trong việc bôn ba ngoài xã hội.
Phần 3. Quỹ dự phòng nên đầu tư từ đâu?
Vậy quỹ này chúng ta nên đầu tư vào đâu thì hợp lý? Với Cú, bản chất của quỹ đảm bảo cũng phải an toàn rất cao và dễ dàng rút ra trong mọi tình huống. Nên có một số chỗ mà anh em có thể đầu tư như sau:
3.1. Tiền gửi tiết kiệm
Ở đây theo Cú anh em nên chọn những ngân hàng lớn để gửi. Chúng ta đừng bị đám lừa bởi lãi suất cao của ngân hàng nhỏ. Bởi vì nhớ rằng đây là khoản để dành của cả gia đình. Theo quan điểm cá nhân của Cú là như vậy. Tại sao lại như vậy? Vì bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam bây giờ khoảng 125 triệu, ví du như anh em gửi vào 1.2 tỷ. Nhưng nếu ngân hàng đó phá sản thì theo luật bảo hiểm, anh em sẽ được ngân hàng đền bù 125 triệu.
Cú nghĩ rằng trong tương lai có lẽ chưa có ngân hàng nào phá sản. Nhưng mà đừng vì bao nhiêu % đó rồi đặt bản thân vào thế rủi ro.
Do đó hãy ưu tiên gửi vào những ngân hàng lớn khoản tiền này. Để tránh tình trạng chúng ta phải đau đầu tính toán, suy nghĩ vì rủi ro có thể xảy ra. Nhưng bù lại, có thêm 1 lựa chọn khác là anh em có thể làm 1 thẻ tín dụng nhưng đừng chi tiêu nhiều.
Ví dụ anh em gửi tiền 1 tỷ thì có thể sử dụng 1 tỷ đó làm tài sản đảm bảo. Khi đó người ta sẽ phát hành cho anh em 1 thẻ tín dụng nhưng nhớ rằng phải bỏ riêng ra. Đến khi cần, chúng ta không nhất thiết phải dùng hết phải tiền 1 tỷ đó, chỉ cần 100-200 triệu. Và dùng trong 15-20 ngày thì anh em có thể sử dụng thẻ tín dụng đó để chi tiêu. Hoặc cũng có thể dùng chính sổ tiết kiệm để vay tiền ra chi tiêu với mức lãi suất cũng chỉ bằng lúc chúng ta gửi tiền.
Chẳng hạn như chúng ta gửi 6%/năm thì lúc vay ra có thể là 6.5-7%/năm. Những khoản tiền này rất là an toàn. Đây là một cách mà anh em có thể quan tâm nếu muốn tìm nơi an toàn và thanh khoản cao để gửi tiền.
3.2. Bảo hiểm sức khỏe
Hồi trẻ Cú cũng ít khi nghĩ đến vấn đề này. Tuy nhiên từ khi có vợ, có con rồi thêm vài lần ốm đau mới thấy nó thực sự quan trọng và cần thiết.
Chẳng hạn như Cú đang quan tâm đến một vài gói bảo hiểm sức khỏe của các công ty lớn. Rất đơn giản, anh em chỉ cần search là sẽ ra những công ty bảo hiểm lớn nhất rồi tìm ra một vài người để hỏi. Như vậy anh em sẽ nhanh chóng tìm ra được gói bảo hiểm phù hợp với mình.
Có loại chỉ 2 triệu/năm, cũng có loại 8-10 triệu/năm. Nhưng có đầy đủ các dịch vụ từ bảo lãnh viện phí, từ bệnh viện thường đến cao cấp đều có,… Anh em chỉ việc lấy hóa đơn điện tử, phiếu thu,… về nộp cho công ty bảo hiểm xét duyệt và thanh toán. Cú nghĩ 2 triệu/năm là phù hợp với số đông tất cả mọi người nên anh em có thể bỏ khoản tiền này ra để mua. Đơn giản cuộc sống ốm đau bệnh tật là những thứ mà chúng ta không thể lường trước được.
3.3. Bảo hiểm thất nghiệp
Còn để có 60% bảo hiểm thất nghiệp. Luôn luôn nhớ rằng, chỉ khi anh em làm việc tại những công ty có chính sách bảo hiểm mới nhận được chế độ này. Còn nếu họ không có thì chúng ta phải xem xét những lựa chọn khác về mặt lợi ích cho bản thân nhé.
3.4. Bảo hiểm nhân thọ
Cũng có một số anh em hỏi Cú vậy tiền này cho vào bảo hiểm nhân thọ được không? Cú cũng đã tham khảo thông tin của vài công ty nhưng thấy chưa được tốt vì lãi suất hàng năm khá là kém. Thậm chí kém hơn cả những ngân hàng bình thường. Cộng với quyền lợi đi kèm cũng chưa được tốt.
Chủ yếu quyền lợi bên bảo hiểm nhân thọ thường đi kèm là về sinh mạng. Chưa kể số tiền đóng liên tục hàng năm sau này cũng rất lớn. Trong khi bản thân chúng ta chỉ cần giới hạn quỹ này trong 6 tháng sinh hoạt phí. Tức là 3 tháng thu nhập của mình.
Còn như bảo hiểm nhân thọ thì phải đóng liên tục 5-7 năm thì mới nhận được những quyền đó. Do đó bản thân Cú thấy chưa phù hợp. Trong trường hợp anh em tìm thấy được gói vừa là bảo hiểm sức khỏe như Cú nhắc ở trên vừa hạn chế số tiền mà chúng ta phải đóng vào chỉ là 3-4 tháng thu nhập. Cú nghĩ nó mới phù hợp, mới đáng quan tâm. Còn như trong trường hợp này thì bảo hiểm nhân thọ chưa phù hợp.
3.5. Đầu tư trái phiếu
Vậy còn trái phiếu của doanh nghiệp lớn có được không? Thì hiện tại thị trường trái phiếu vẫn chưa ổn định.
Tuy nhiên nếu anh em đang cân nhắc trái phiếu của doanh nghiệp lớn thì cũng ok. Nhưng bản thân Cú vẫn ưu tiên lựa chọn tiền gửi hơn. Còn về trái phiếu doanh nghiệp thì anh em sẽ phải mất thêm một khoảng thời gian đi đáo hạn, đảo hàng. Nếu số tiền đủ lớn thì cũng xứng đáng để chúng ta làm việc đó. Còn số tiền vừa vừa thì sẽ cần sự an tâm nhiều hơn.
3.6. Đầu tư vào các kênh khác
Cũng có anh em hỏi Cú liệu đầu tư vào các kênh khác. Chẳng hạn như vàng hay chứng chỉ quỹ, bitcoin,… thì sao?
Theo quan điểm của các nhân Cú, đây đều là những tài sản cần thời gian dài mới có sự sinh lời. Đây là những tài sản tốt, bảo vệ chúng ta khỏi lạm phát. Vậy nên nếu anh em chấp nhận trong 6 tháng đó rủi ro xảy ra, trong khoảng một năm tới phải rút ra và chịu lỗ được vì trong ngắn hạn những tài sản này cũng có biến động khá mạnh. Nếu chấp nhận được rủi ro đó thì anh em có thể đầu tư.
Còn về bản thân Cú vẫn khuyến khích anh em nên đầu tư vào tiền gửi hoặc dùng thẻ, đầu tư trái phiếu rồi mua một ít bảo hiểm thì sẽ an toàn hơn nhiều.
Kết luận
Trên đây là những quan điểm cũng như kinh nghiệm cuộc sống có được sau khi trải qua những bài học, vấp ngã,… Nên Cú muốn chia sẻ đến anh em. Hy vọng những kinh nghiệm này có thể giúp anh em trong việc lập quỹ đảm bảo cho mình cũng như gia đình nhé!
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn theo dõi chi tiêu hiệu quả – Vỡ lòng tài chính cá nhân
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969