Cơ cấu và hoạt động của quỹ đầu tư – Cần biết trước khi đầu tư
Quỹ đầu tư chứng khoán là một định chế tài chính. Nó đã xuất hiện khá lâu ở các thị trường chứng khoán (TTCK) phát triển. Là một định chế đầu tư chuyên nghiệp với đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Sự xuất hiện của các quỹ đầu tư chứng khoán sẽ góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư vào TTCK. Mặt khác, với mục tiêu đầu tư dài hạn và những ưu điểm vượt trội về năng lực tài chính. Sự hình thành của các quỹ đầu tư chứng khoán sẽ góp phần bình ổn và dẫn dắt thị trường. Tạo điều kiện để TTCK Việt Nam phát triển. Nhanh chóng trở thành một kênh huy động vốn trung, dài hạn có hiệu quả cho nền kinh tế.
Ở nước ngoài, Quỹ đầu tư (QĐT) rất phổ biến và là kênh tài chính ưu chuộng. Còn tại Việt Nam, chắc hẳn sẽ có nhiều nhà đầu tư mới lần đầu nghe đến. Nếu anh em thiếu nguồn lực, kiến thức tài chính và thời gian để tự đầu tư. Thì việc tham gia vào các quỹ này là cách tăng trưởng nguồn thu tốt nhất và an toàn nhất.
Vậy Quỹ đầu tư là gì? Ý nghĩa của QĐT là gì? Có các loại QĐT nào và nó có an toàn không? Ưu nhược điểm của loại hình QĐT? Cách thức tham gia QĐT như thế nào? Tất cả sẽ được Cú giải đáp cụ thể và chi tiết qua bài viết ngay sau đây.
Trước khi cùng tìm hiểu về QĐT, chúng ta cần hiểu rõ Công ty quản lý quỹ là gì?
1. Công ty quản lý quỹ là gì?
Hiện nay, các công ty quản lý quỹ xuất hiện khá phổ biến để thực hiện các nghiệp vụ. Như quản lý QĐT chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Và tư vấn đầu tư chứng khoán. Vậy công ty quản lý quỹ là gì?
1.1 Khái niệm về Công ty quản lý quỹ
Công ty quản lý quỹ là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật chứng khoán. Để thực hiện các nghiệp vụ như quản lý QĐT chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Và tư vấn đầu tư chứng khoán. Có thể hiểu cách khác: Công ty quản lý quỹ là một loại hình doanh nghiệp trung gian tài chính và chuyên thành lập và quản lý các QĐT. Phục vụ nhu cầu đầu tư trung gian và dài hạn của công chúng.
Theo khái niệm trên về công ty quản lý QĐT (Management Company). Thì công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các QĐT. Các QĐT được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần. Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư để quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản lý quỹ đuợc toàn quyền quản lý danh mục đầu tư. Và mua bán chứng khóan phù hợp với các mục tiêu đầu tư của Quỹ.
Căn cứ vào Luật Chứng khoán ban hành tại Việt Nam. Thì công ty quản lý quỹ là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Thực hiện việc quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, quản lý QĐT chứng khóan. Và được phép huy động và quản lý các QĐT nước ngoài có mục tiêu đầu tư tại Việt Nam.
Hoạt động của công ty quản lý quỹ khác với hoạt động tự doanh chứng khoán và hoạt động đầu tư chứng khoán thông thường. Bởi vì công ty quản lý quỹ không sở hữu nguồn vốn đầu tư. Mà đó là của các nhà đầu tư uỷ thác.
Ví dụ 2: Tại điều lệ Quỹ đầu tư cổ phiếu hàng đầu VCBF. Thông tin công ty quản lý quỹ được nêu rõ tại Điều 6 của Điều lệ như sau:
1.2 Đặc điểm của công ty quản lý quỹ
- Công ty quản lý quỹ được thành lập và hoạt động theo pháp luật chứng khoán. Công ty phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xác minh năng lực kinh doanh và cấp phép hoạt động.
- Công ty quản lý QĐT chứng khoán bằng nguồn vốn của các nhà đầu tư cùng góp vào quỹ. Ngoài ra, công ty cũng thực hiện quản lý danh mục đầu tư theo sự uỷ thác của nhà đầu tư riêng lẻ.
- Vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ được quản lý tách biệt với tài sản ủy thác của khách hàng. Vì thế, tài sản ủy thác phải được lưu ký trước khi công ty quản lý quỹ có thể mang đi đầu tư.
1.3 Chức năng hoạt động và các sản phẩm của công ty quản lý quỹ
Thực chất về hoạt động của công ty quản lý quỹ là thực hiện chức năng về quản lý vốn tài sản. Thông qua việc đầu tư theo danh mục đầu tư hiệu quả nhất làm gia tăng giá trị của QĐT.
Công ty quản lý quỹ thường thực hiện 3 nghiệp vụ. Đó là quản lý QĐT, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán.
a) Quản lý quỹ đầu tư (Asset management)
- Công ty quản lý quỹ có nghiệp vụ huy động vốn từ nhà đầu tư và quản lý chúng. Công ty được huy động vốn trong và ngoài nước để thành lập và quản lý các QĐT chứng khoán.
- Công ty phải tập trung đề ra các chiến lược đầu tư. Đồng thời quản lý đầu tư có kế hoạch và chuyên nghiệp.
Các QĐT được quản lý bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu kinh nghiệm. Người mà được lựa chọn định kỳ căn cứ vào tổng lợi nhuận họ làm ra. Những chuyên gia không tạo ra lợi nhuận sẽ bị thay thế. Một trong những nhân tố quan trọng trong việc chọn lựa QĐT tốt là quỹ đó phải được quản lý tốt nhất.
Ví dụ 3: Chiến lược đầu tư và phân bổ tài sản của Quỹ đầu tư Cổ phiếu hàng đầu VCBF:
b) Quản lý danh mục đầu tư
- Công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng ủy thác. Theo hợp đồng ủy thác đầu tư và quy định của pháp luật.
- Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm tổng hợp thông tin của khách hàng để làm cơ sở xây dựng chiến lược đầu tư. Những thông tin đó bao gồm mục tiêu đầu tư, khả năng tài chính, thời hạn, mức độ rủi ro có thể chấp nhận…
- Công ty quản lý quỹ phải xây dựng nguyên tắc và chính sách đầu tư phù hợp với nhu cầu khách hàng ủy thác. Chính sách đầu tư cần rõ ràng, cụ thể. Trong đó, phải có các nội dung như mức độ rủi ro, danh mục đầu tư mẫu. Cũng như chi phí quản lý, quyền và trách nhiệm của các bên.
Ví dụ 4: Quy định hạn mức đầu tư của Quỹ đầu tư Cổ phiếu hàng đầu VCBF:
c) Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính
- Công ty quản lý quỹ cung cấp dịch vụ tư vấn về đầu tư và quản trị cho khách hàng. Những thông tin tư vấn bao gồm phân bổ cơ cấu nguồn vốn. Loại tài sản và xác định giá trị tài sản đầu tư. Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo thêm về hình thức, số lượng, mức giá đầu tư phù hợp.
- Công ty có thể phát hành các ấn phẩm cung cấp thông tin về đầu tư chứng khoán. Ngoài ra, công ty có thể tổ chức chương trình giới thiệu hoặc đào tạo chuyên sâu về đầu tư.
- Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư.
- Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường. Phân tích giá trị tài chính và giá trị đầu tư. Và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên.
1.4 Vai trò của các công ty quản lý quỹ
Các công ty quản lý quỹ đóng vai trò là những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp. Sự xuất hiện của công ty quản lý quỹ đã mang lại cơ hội đầu tư mới cho công chúng. Đồng thời, các công ty này cũng góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển bền vững.
Ngoài ra, các công ty quản lý quỹ có thể huy động vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Điều này tạo ra một kênh dẫn vốn đầu tư an toàn từ nước ngoài về Việt Nam. Công ty quản lý quỹ phát triển cũng hình thành xu hướng đầu tư chuyên nghiệp và gần với thế giới hơn.
Các công ty quản lý quỹ cũng hỗ trợ quản lý tài sản cho các tổ chức tài chính lớn. Nhờ thế các hoạt động trên thị trường tài chính, ngân hàng được chuyên nghiệp hóa. Nhiều công ty bảo hiểm, ngân hàng và chứng khoán đã chuyển các hoạt động đầu tư tài chính sang các công ty quản lý quỹ. Nguyên nhân là vì hoạt động quản lý quỹ giúp các công ty đầu tư bài bản hơn. Theo các mô hình hiện đại trên thế giới.
1.5 Cơ chế giám sát của quỹ, công ty quản lý quỹ và các cơ quan chức năng theo quy định của Việt Nam
- Cơ quan quản lý chủ quản của công ty quản lý quỹ bao gồm: Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước Việt Nam (UBCKNN Việt Nam), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sát toàn bộ hoạt động của công ty quản lý quỹ, các QĐT.
- Ngân hàng giám sát: thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của QĐT chứng khoán. Và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
- Công ty quản lý quỹ: thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư được nêu trong cáo bạch của quỹ.
- Công ty kiểm toán: thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình hình hoạt động của QĐT. Bảo đảm sự chính xác và minh bạch.
2. Thế nào là quỹ đầu tư?
2.1 Khái niệm về quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư (QĐT) hay còn gọi là quỹ đại chúng. Là một hình thức quỹ được huy động vốn từ nhà đầu tư. Để thực hiện đầu tư vào các loại tài sản tuân thủ theo các mục tiêu đã được xác định. Nói một cách dễ hiểu hơn, QĐT được coi là định chế tài chính trung gian phi ngân hàng. Có khả năng thu hút tiền nhàn rỗi từ những nguồn khác nhau để đầu tư vào tiền tệ, trái phiếu, cổ phiếu. Hoặc các loại tài sản hợp pháp được pháp luật quy định.
QĐT được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia. Và chịu sự giám sát của các ngân hàng và cơ quan có thẩm quyền khác. Các quỹ hoạt động chuyên nghiệp, bài bản, có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về tài chính. Để tư vấn và hỗ trợ cho các nhà đầu tư về thông tin dự án, thị trường. Cũng như để thuyết phục nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ.
Công ty quản lý quỹ chính là đơn vị quản lý các QĐT. Hay nói một cách khác công ty quản lý quỹ cung cấp sản phẩm, dịch vụ là QĐT cho các khách hàng.
Việc tiếp cận và tham gia vào các QĐT này hiện nay diễn ra rất nhộn nhịp trên thị trường. Khi mà có rất nhiều công ty, tổ chức thực hiện phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Cũng như những giấy tờ có giá, chứng chỉ quỹ ra thị trường nhằm huy động nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Các nhà đầu tư lớn hay nhỏ đều sẽ tìm được những loại chứng khoán phù hợp với nhu cầu. Đối với QĐT chứng khoán, các nhà quản lý quỹ sẽ trực tiếp lựa chọn danh mục đầu tư, nghiên cứu và đưa ra quyết định. Các nhà đầu tư không cần phải làm việc đó, khi mà anh em chỉ có nghĩa vụ góp vốn vào quỹ. Đến thời hạn quy định trên hợp đồng thì anh em được nhận số lợi tức, lãi suất tùy theo số tiền góp vào.
Các QĐT hình thành và tự xây dựng chiến lược, chính sách và mục tiêu riêng. Đảm bảo mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Quỹ này sẽ tập trung chủ yếu vào một lĩnh vực cụ thể chứ không phải tham gia vào nhiều ngành. Cho nên nhà quản lý tốt hơn trong việc đánh giá khẩu vị rủi ro.
Theo khoản 37 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 quy định về quỹ đầu tư chứng khoán:
“Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích thu lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc vào các tài sản khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hằng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ”.
QĐT chứng khoán là mô hình đầu tư mà theo đó, nguồn vốn của quỹ được đầu tư chủ yếu vào chứng khoán và các nhà đầu tư uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quyền trực tiếp điều hành quỹ.
Dưới sự điều hành của công ty quản lý quỹ, thông qua QĐT, tiền đầu tư của các cá nhân và tổ chức được luân chuyển theo sơ đồ sau:
2.2 Đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khoán
Xét một cách khái quát, mô hình QĐT chứng khoán có những đặc điểm sau đây:
– QĐT chứng khoán luôn dành đa số vốn đầu tư của Quỹ để đầu tư vào chứng khoán.
Đặc điểm này phân biệt QĐT chứng khoán với các loại QĐT khác. Quỹ có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng và hợp lý theo quyết định của các nhà đầu tư. Nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Ngoài việc chủ yếu đầu tư vào chứng khoán. QĐT chứng khoán cũng có thể tiến hành đầu tư vào những lĩnh vực khác. Như góp vốn, kinh doanh bất động sản…
– QĐT chứng khoán được quản lý và đầu tư một cách chuyên nghiệp bởi công ty quản lý QĐT chứng khoán.
Nói một cách khác, các nhà đầu tư đã uỷ thác cho công ty quản lý QĐT chứng khoán việc quản lý quỹ. Và tiến hành hoạt động đầu tư chứng khoán từ số vốn của quỹ. Công ty quản lý quỹ có thể cử ra một cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý quỹ. Được gọi là nhà quản trị quỹ. Nhà quản trị được chọn thường phải là người có thành tích. Và được sự ủng hộ của đa số nhà đầu tư.
Để đảm bảo công ty quản lý QĐT chứng khoán tiến hành hoạt động đúng như mong muốn của các nhà đầu tư. QĐT chứng khoán cần phải có một ngân hàng giám sát. Ngân hàng này sẽ thay mặt các nhà đầu tư để giám sát. Cũng như giúp đỡ QĐT chứng khoán hoạt động đúng mục tiêu mà các nhà đầu tư đã đề ra. Tránh tình trạng công ty quản lý quỹ tiến hành các hoạt động đi ngược lại lợi ích của nhà đầu tư.
– QĐT chứng khoán có tài sản độc lập với tài sản của công ty quản lý quỹ và các quỹ khác do công ty này quản lý.
Đặc điểm này đảm bảo việc đầu tư của QĐT chứng khoán tuân thủ đúng mục đích đầu tư. Không bị chi phối bởi lợi ích khác của công ty quản lý quỹ. Sự tách bạch về tài sản giữa công ty quản lý quỹ và QĐT chứng khoán. Nhằm đảm bảo công ty quản lý quỹ hoạt động quản lý vì lợi ích của các nhà đầu tư vào quỹ. Chứ không vì mục đích của riêng mình. Từ yêu cầu tách bạch về tài sản đã chi phối rất lớn đến nội dung những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ.
2.2 Các loại hình quỹ đầu tư
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình QĐT căn cứ theo tiêu chí phân loại khác nhau.
2.2.1 Căn cứ vào nguồn vốn huy động
a) Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng/ Quỹ tương hỗ)
Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Những người đầu tư có thể là thể nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư. Giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao. Do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại.
Đây còn gọi là QĐT tập thể. Là những QĐT được hình thành từ vốn góp của rất nhiều nhà đầu tư. Và uỷ thác cho một công ty quản lý quỹ để thực hiện các hoạt động đầu tư của quỹ.
Thuật ngữ Mutual Fund có nghĩa là quỹ tương hỗ. Thuật ngữ này được dùng rất nhiều ở Mỹ, nơi có hệ thống các QĐT rất phát triển. Thuật ngữ này cũng là một cách gọi đối với các quỹ công chúng.
Ví dụ về một số quỹ công chúng như:
- VFMVN30 ETF: Quỹ ETF theo chỉ số VN30 được quản lý bởi VinaCapital.
- SSIAM VNFIN LEAD ETF: Quỹ ETF theo chỉ số VNFin Lead được quản lý bởi SSI Asset Management.
- VCBF Blue Chip Fund: Quỹ đầu tư chứng khoán do Vietcombank Fund Management quản lý.
- HSCF High Dividend Fund: Quỹ đầu tư chứng khoán tăng trưởng và trả cổ tức do HSC Fund Management quản lý.
- VinaWealth Equity Opportunity Fund: Quỹ đầu tư chứng khoán tăng trưởng do VinaWealth quản lý.
Việc huy động vốn của các quỹ này được thực hiện thông qua những đợt phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng. Khi tham gia vào các quỹ công chúng, các nhà đầu tư được hưởng các lợi ích sau:
- Được hưởng lợi từ việc đầu tư đa dạng hóa. Nhờ đó, giảm thiểu các rủi ro không hệ thống.
- Được hưởng lợi nhờ giảm thiểu các chi phí đầu tư. Do quy mô đầu tư của các quỹ thường lớn.
- Vốn của các nhà đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia đầu tư có chuyên môn. Và giàu kinh nghiệm của một công ty quản lý quỹ.
- Các chứng chỉ quỹ cũng có tính thanh khoản như một loại cổ phiếu. Nhờ đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng bán các chứng chỉ quỹ khi cần thiết.
Do nguồn vốn của quỹ công chúng được huy động từ nhiều nhà đầu tư. Nên hoạt động đầu tư của quỹ công chúng phải tuân thủ rất nhiều hạn chế nghiêm ngặt của pháp luật. Công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý cũng phải tuân thủ rất nhiều điều kiện khắt khe trong hoạt động quản lý các quỹ này. Mục đích của các hạn chế trên là nhằm đảm bảo sự an toàn cho QĐT chứng khoán. Bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của các nhà đầu tư.
b) Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên/ Quỹ tư nhân)
Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư. Có thể được lựa chọn trước. Là các thể nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường với lượng vốn lớn. Và đổi lại, họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ.
Về bản chất, Quỹ thành viên là một dạng QĐT chứng khoán. Tuy nhiên, quỹ này chỉ giới hạn ở một số ít nhà đầu tư tham gia góp vốn.
Mục tiêu chủ yếu của việc thành lập các Quỹ thành viên là để thực hiện các hoạt động đầu tư có tính chất tương đối mạo hiểm. Các hoạt động đầu tư này có thể mạng lại những khoản lợi nhuận tiềm năng rất cao cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên rủi ro cũng rất lớn.
Ví dụ về một số quỹ đầu tư thành viên:
- Quỹ đầu tư Sao Mai – được thành lập bởi Tập đoàn Sao Mai.
- Quỹ đầu tư VinaWealth – được thành lập bởi VinaCapital.
- Quỹ đầu tư SSI – được thành lập bởi CTCP Chứng khoán SSI.
- Quỹ đầu tư Techcom Capital – được thành lập bởi Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.
- Quỹ đầu tư Vietnam Opportunity Fund – được thành lập bởi VinaCapital.
- Quỹ đầu tư Dragon Capital Vietnam – được thành lập bởi Dragon Capital Group.
Với tính chất rủi ro như vậy. Các quỹ thành viên không phù hợp với việc huy động vốn từ công chúng. Quy mô và phạm vi huy động vốn của quỹ chỉ tập trung vào một số ít nhà đầu tư lớn. Có tiềm lực tài chính và có khả năng chấp nhận những rủi ro cao trong hoạt động đầu tư. Chính vì vậy, để tham gia vào quỹ thành viên. Các nhà đầu tư phải đạt được những điều kiện nhất định do pháp luật đặt ra.
Với tính chất và mục tiêu đầu tư như trên, các quỹ thành viên thường không phải chịu các hạn chế như quỹ công chúng. Hiện tại, hầu hết các nước có thị trường chứng khoán phát triển đều có hình thức QĐT này.
2.2.2 Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn
a) Quỹ đóng
Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ. Và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/ chứng chỉ QĐT khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ). Các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ QĐT của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động.
Ví dụ một số quỹ đầu tư đóng tại Việt Nam:
- Templeton Vietnam Fund.
- Pyn Elite Fund.
- Vietnam Enterprise Investments Limited.
- Vietnam Holding Limited.
- Dragon Capital Vietnam Fund.
- VinaCapital Vietnam Opportunity Fund.
- Vietnam Phoenix Fund Limited.
- VinaWealth Equity Opportunity Fund.
- Mirae Asset Vietnam Equity Fund.
- Asia Frontier Vietnam Fund.
Đặc điểm của QĐT đóng:
- Số lượng cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ hiện hành cố định.
- Chào bán ra công chúng/ phát hành chỉ 1 lần.
- Quỹ không mua lại các cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đã phát hành.
- Cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ được giao dịch trên thị trường chính thức hoặc thị trường phi tập trung (OTC).
- Giá giao dịch được xác định theo giá trị cung cầu. Do đó giá mua có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá trị tài sản thuần.
b) Quỹ mở
Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch. Do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ. Và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch.
Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ. Và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này thường tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán tương đối phát triển. Tại Việt Nam hiện nay đã có hình thức quỹ mở này tồn tại.
Ví dụ về một số quỹ mở tại Việt Nam:
- Mirae Asset Vietnam Fund.
- VPB Growth Fund.
- Manulife Progressive Fund.
- Techcom Value Partners Fund.
- VFMVN Diamond ETF Fund.
- VinaWealth Equity Opportunity Fund.
- Vietcombank Fund Management (VCBF).
- VinaCapital Vietnam Equity Fund.
- SSI Sustainable Competitive Advantage Fund.
- ACB Equity Fund.
Đặc điểm của QĐT mở:
- Số lượng cổ phiếu phát hành luôn luôn thay đổi.
- Có thể chào bán ra công chúng/ phát hành nhiều lần.
- Quỹ sẵn sàng mua lại các cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đã phát hành.
- Cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ được phép mua trực tiếp từ QĐT. Hoặc người bảo lãnh phát hành hay môi giới, các đại lý được ủy quyền.
- Giá giao dịch là giá trị tài sản thuần cộng/ hoặc trừ phí hoa hồng.
2.2.3 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ
a) Quỹ đầu tư dạng công ty
Trong mô hình này, QĐT là một pháp nhân. Tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra. Có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ. Lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ. Và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ.
Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư. Chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư. Và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của UBCKNN, QĐT không có tư cách pháp nhân.
Ví dụ về một số quỹ đầu tư dạng công ty:
- VinaCapital – Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu tại Việt Nam. Hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư vốn riêng tư, quản lý tài sản, đầu tư mạo hiểm và phát triển bất động sản.
- Dragon Capital – Một trong những công ty quản lý quỹ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư vốn riêng tư, quản lý tài sản và mua bán chứng khoán.
- SSI Asset Management – Hoạt động trong các lĩnh vực quản lý tài sản, quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư.
- Tân Việt Securities Investment Fund – Là công ty quản lý quỹ đầu tư chuyên nghiệp tại Việt Nam. Hoạt động trong các lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư.
- VietFund Management – Là công ty quản lý quỹ đầu tư chuyên nghiệp tại Việt Nam. Hoạt động trong các lĩnh vực quản lý tài sản, quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư.
b) Quỹ đầu tư dạng hợp đồng
Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình QĐT dạng công ty, ở mô hình này QĐT không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn. Thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ. Quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát. Trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Ví dụ về một số quỹ đầu tư dạng hợp đồng:
- Mirae Asset Wealth Management Vietnam Fund – Quỹ đầu tư tín thác của công ty quản lý tài sản Mirae Asset Global Investment. Hoạt động trong các lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư.
- PYN Elite Fund – Quỹ đầu tư tín thác do công ty PYN Elite Fund Management quản lý. Hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư chứng khoán, bất động sản và đầu tư công nghệ.
- Vietnam Equity Holding – Quỹ đầu tư tín thác của công ty quản lý tài sản Dragon Capital. Tập trung vào đầu tư vào các công ty Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng.
- Fubon Vietnam Fund – Quỹ đầu tư tín thác của tập đoàn tài chính Đài Loan Fubon Financial Holdings. Hoạt động trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, bất động sản và tài sản đa dạng hóa.
- VinaWealth Equity Opportunity Fund – Quỹ đầu tư tín thác của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư chứng khoán và đầu tư vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng.
Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như mô hình QĐT dạng công ty). Và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ.
Ngoài ra, theo thông lệ quốc tế, việc phân loại các QĐT cũng được xem xét theo hình thức đầu tư tập trung của Quỹ. Khi Quỹ được thành lập, trong bản cáo bạch của quỹ nêu rất rõ quỹ sẽ đầu tư lĩnh vực nào hoặc quốc gia nào… Hoặc có những Quỹ lại tập trung vào một lĩnh vực nào đó. Như: lĩnh vực công nghiệp, lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực sản xuất phần mềm…
2.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư
2.3.1 Cơ cấu tổ chức
– Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện cho các chủ sở hữu của QĐT do cổ đông bầu ra. Là cơ quan duy nhất có quyền quyết định mọi vấn đề của quỹ. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm triển khai các chính sách đầu tư. Chọn Công ty quản lý quỹ và giám sát việc tuân thủ các quyết định đề ra. Theo định kỳ Hội đồng quản trị của quỹ sẽ họp xem xét. Kiểm tra giám sát tình hình điều hành của Công ty quản lý quỹ để giải quyết những vấn đề nảy sinh. Chỉ có các QĐT dạng Công ty mới có có hội đồng quản trị quỹ.
– Ban đại diện quỹ: Là các thành viên đại diện quỹ do đại hội người đầu tư bầu ra. Và hoạt động theo những nguyên tắc được quy định trong điều lệ quỹ. Ban đại diện quỹ thường được thành lập trong các QĐT chứng khoán theo mô hình tín thác
Ví dụ 5: Quy định về Ban đại diện Đầu tư Cổ phiếu hàng đầu VCBF:
– Công ty quản lý quỹ: Là Công ty có chức năng quản lý, điều hành các QĐT chứng khoán.
– Công ty tư vấn đầu tư: Là Công ty có trách nhiệm lập các dự án đầu tư. Và phân tích các thông tin để trình Hội đồng quản trị quỹ xem xét. Đồng thời cùng Công ty quản lý quỹ thực hiện các dự án đầu tư. Thông thường Công ty quản lý quỹ kiêm luôn vai trò tư vấn đầu tư cho QĐT chứng khoán.
– Ngân hàng giám sát: Là ngân hàng thương mại. Thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ. Đồng thời giám sát Công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của cổ đông.
– Cổ đông của quỹ: Là những người mua góp vốn mua cổ phần do quỹ phát hành. Có quyền lợi như các cổ đông của các Công ty cổ phần bình thường.
– Người hưởng lợi: Là người mua chứng chỉ của các quỹ theo mô hình tín thác. Và được hưởng lợi trên kết quả hoạt động của quỹ. Tuy nhiên, nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ QĐT không có quyền biểu quyết. Cũng như thay đổi chính sách đầu tư của quỹ.
– Công ty kiểm toán: Là đơn vị kiểm toán và xác nhận báo cáo tài chính của QĐT.
2.3.2 Hoạt động của Quỹ đầu tư
a) Hoạt động huy động vốn:
- Phương thức phát hành
Đối với các QĐT dạng Công ty, quỹ phát hành cổ phần để huy động vốn hình thành nên quỹ. Tương tự như các Công ty cổ phần, cổ đông của quỹ cũng nhận được các cổ phiếu. Xác nhận số cổ phần mình sở hữu tại Công ty.
Đối với các QĐT dạng hợp đồng. Thông thường lượng vốn dự kiến hình thành nên quỹ được chia thành các đơn vị (tương tự như cổ phần của quỹ dạng Công ty). Quỹ sẽ phát hành chứng chỉ đầu tư. Xác nhận số đơn vị tương đương với số vốn góp của người đầu tư vào quỹ. Cũng như cổ phiếu phổ thông khác, chứng chỉ đầu tư có thể phát hành dưới hình thức ghi danh hoặc vô danh. Và có thể được chuyển nhượng như cổ phiếu.
- Định giá phát hành
Việc định giá cổ phiếu/ chứng chỉ đầu tư lần đầu để lập nên quỹ do các tổ chức đứng ra thành lập quỹ xác định. Đối với quỹ theo mô hình Công ty. Việc định giá cổ phiếu quỹ là do các tổ chức bảo lãnh phát hành xác định. Đối với QĐT dạng hợp đồng. Công ty quản lý quỹ sẽ xác định giá chào bán ban đầu các chứng chỉ đầu tư của quỹ.
Chi phí chào bán lần đầu (bao gồm chi phí cho các đại lý, chi phí in ấn tài liệu…) được khấu trừ từ tổng giá trị của quỹ huy động được.
- Phương thức chào bán
Về cơ bản, có hai phương thức chào bán: chào bán qua các tổ chức bảo lãnh phát hành. Và do quỹ trực tiếp chào bán.
Chào bán qua các tổ chức bảo lãnh phát hành: Phương thức phổ biến nhất để bán cổ phần của QĐT theo mô hình Công ty là qua các tổ chức bảo lãnh phát hành. Theo phương thức này, người bảo lãnh của quỹ đóng vai trò như người bán buôn. Và người phân phối đối với các hãng kinh doanh và môi giới chứng khoán. Các Công ty này đến lượt mình lại bán các cổ phiếu cho công chúng qua các văn phòng chi nhánh của họ. Ngoài ra, QĐT có thể thông qua các đại lý chào bán là các ngân hàng thương mại. Hoặc các Công ty chứng khoán hoặc các Công ty tài chính để thực hiện việc chào bán.
Chào bán trực tiếp từ quỹ hoặc Công ty quản lý quỹ: Các quỹ được trực tiếp bán cổ phiếu của nó cho nhà đầu tư không thông qua một trung gian nào. Các QĐT dạng hợp đồng do Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập. Thường hay chào bán chứng chỉ đầu tư bằng hình thức này. Thông qua hệ thống mạng lưới của Công ty quản lý quỹ hoặc mạng lưới của ngân hàng giám sát. Các quỹ này hấp dẫn nhà đầu tư trước hết thông qua quảng cáo, thư trực tiếp. Cũng như bằng những bài diễn văn, các phương tiện quảng cáo hữu hiệu.
- Khái niệm giá trị tài sản ròng và việc giao dịch chứng chỉ đầu tư
Giá trị tài sản ròng của quỹ (Net asset value – NAV): Bằng tổng giá trị tài sản có và các khoản đầu tư của quỹ trừ đi các nghĩa vụ phải trả của quỹ. Đối với QĐT, giá trị tài sản ròng của quỹ là một trong các chỉ tiêu quan trọng. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ nói chung. Và là cơ sở để định giá chào bán cũng như xác định giá mua lại đối với các QĐT dạng mở.
Giao dịch chứng chỉ QĐT: Đối với các QĐT dạng đóng ở bất kỳ mô hình nào. Sau khi phát hành, chứng chỉ QĐT được niêm yết trên TTCK. Và thực hiện giao dịch như bất kỳ loại cổ phiếu niêm yết nào. Chính vì vậy, giá của chứng chỉ đầu tư do cung cầu thị trường quyết định. Và dao động xung quanh giá trị tài sản ròng. Đối với QĐT dạng mở, sau khi phát hành. Chứng chỉ đầu tư của quỹ được phát hành thêm và mua lại tại chính Công ty quản lý quỹ. Hoặc thông qua các đại lý của Công ty. Giá chứng chỉ đầu tư của quỹ luôn gắn liền với giá trị tài sản ròng của quỹ.
2.3.2 Hoạt động đầu tư
Bất kỳ QĐT chứng khoán nào được thành lập cũng nhằm đạt được những mục tiêu ban đầu như sau:
- Thu nhập: nhanh chóng có nguồn chi trả cổ tức.
- Lãi vốn: làm tăng giá trị các nguồn vốn ban đầu. Thông qua đánh giá các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của quỹ.
- Thu nhập và lãi vốn: sự kết hợp giữa hai yếu tố trên.
Để đạt được các mục tiêu ban đầu, mỗi quỹ đều hình thành các chính sách đầu tư riêng của mình. Trên cơ sở đó có thể xây dựng danh mục đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Người đầu tư sẽ lựa chọn và quyết định đầu tư vào quỹ theo khả năng và mức độ chịu rủi ro của mình. Dựa vào các thông tin về chính sách và mục tiêu đầu tư của quỹ. Chính sách và mục tiêu đầu tư của quỹ thường được thể hiện ở tên gọi của quỹ.
2.3.3 Các loại phí và chi phí thông thường của một quỹ
Phí và chi phí của một QĐT cho các dịch vụ quản lý và hành chính bao gồm 2 loại chính. Loại mà nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ. Và loại chi phí trực tiếp lên quỹ.
- Loại phí mà nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ:
+ Phí phát hành: Phí trả cho công ty quản lý quỹ khi đăng ký mua chứng chỉ quỹ.
+ Phí hoàn tiền: Phí trả cho công ty quản lý quỹ khi nhà đầu tư rút lại tiền từ quỹ.
Ví dụ 6: Phí dịch vụ phát hành và phí dịch vụ mua lại của Quỹ đầu tư Cổ phiếu hàng đầu VCBF:
- Loại chi phí trực tiếp lên quỹ:
+ Phí quản lý hàng năm: Phí trả hàng năm cho việc quản lý và hành chính của quỹ. Dựa trên phần trăm giá trị tài sản thuần trung bình của quỹ.
+ Phí thành công: Phí trả cho công ty quản lý quỹ dựa trên hoạt động của quỹ so với một mức lợi nhuận so sánh được một định mức đặt ra ban đầu. Thông thường là tính theo tỷ lệ phần trăm trên phần vượt định mức.
+ Ban giám đốc: Phí và chi phí trả cho ban giám đốc của quỹ.
+ Phí giám sát, lưu ký: Phí (thường dựa trên mức phần trăm của NAV trung bình hàng năm). Và các chi phí trả cho ngân hàng giám sát, lưu ký hay ban đại diện của quỹ.
+ Dịch vụ cho các nhà đầu tư: Chi phí đăng ký, hành chính, thanh toán cổ tức, phí kiểm toán.
+ Phí định giá: Phí trả cho công ty định giá, đánh giá độc lập.
+ Phí liên quan tới luật pháp: Phí phải trả cho các đơn vị luật pháp.
+ Phí vay: Chi phí, lãi vay cho các khoản vay của quỹ.
+ Thuế: Bất kỳ loại thuế nào mà quỹ phải trả.
+ Hội họp cổ đông: Chi phí hội họp cho các nhà đầu tư.
+ Phí pháp lý: Phí liên quan tới các hồ sơ thành lập, pháp lý.
+ Phí môi giới: Chi phí trong việc giao dịch tài sản của quỹ.
+ Phí thành lập: Thông thường cho các quỹ công ty, chi phí thành lập quỹ (bản cáo bạch, phí pháp lý, phí hành chính…). Và chi phí marketing (đối với hình thức quỹ đóng).
Ví dụ 7: Các chi phí hoạt động của Quỹ đầu tư Cổ phiếu hàng đầu VCBF:
- Phí quản lý: QĐT phải trả phí quản lý cho công ty quản lý quỹ hàng năm là từ 2% – 5%/ giá trị tài sản thuần của quỹ. Và được trả hàng tháng tương ứng bằng 1/12 của phí quản lý phải trả hàng năm (Khoản phí này được ghi rõ trong bản cáo bạch của từng quỹ).
2.4 Ưu điểm và Nhược điểm của quỹ đầu tư
2.4.1 Ưu điểm của quỹ đầu tư
Ngay khi loại hình đầu tư này ra đời, nó đã đem lại một số ưu điểm có lợi cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là những nhà đầu tư trẻ mới vào nghề. Các ưu điểm mà QĐT đem lại gồm:
- Thứ nhất, tận dụng tối ưu nguồn tiền nhàn rỗi.
Khi tham gia vào tổ chức QĐT, sẽ giúp nhà đầu tư nhỏ lẻ tận dụng tối ưu nguồn tiền nhàn rỗi thụ động. Thay vì để chúng nằm yên trong két sắt hay gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất thấp. Anh em có thể gửi chúng vào QĐT. Từ đó, anh em sẽ có một khoản lợi nhuận tiềm năng.
- Thứ hai, hạn chế tối thiểu rủi ro.
QĐT được xem là một trong những kênh đầu tư ít rủi ro. Nếu nhà đầu tư còn mơ hồ về những kiến thức của thị trường chứng khoán. Sẽ rất khó khăn khi phải một mình đầu tư. Nhà đầu tư phải tự mình đánh giá, đưa ra quyết định giao dịch.
Điều này làm tăng nguy cơ rủi ro cao. Nhà đầu tư có thể phải đối mặt với những khoản lỗ vốn nặng nếu không nắm bắt được xu hướng thị trường. Tuy nhiên, khi tham gia góp vốn cùng QĐT. Nhà đầu tư sẽ có sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm giúp đưa ra quyết định.
Ngay cả khi thị trường có những cơn biến động. Công ty quản lý quỹ cũng sẽ đánh giá và đưa đề xuất lựa chọn phù hợp nhất. Từ đó, có thể hạn chế rủi ro đầu tư đến mức tối thiểu.
- Thứ ba, đa dạng danh mục đầu tư.
Danh mục đầu tư của QĐT rất đa dạng hóa các loại cổ phiếu. Vì thế, khi tự mình đầu tư rất khó để nhà đầu tư tìm ra được một danh mục lớn như thế. Bởi để mua danh mục ấy cũng tiêu tốn của nhà đầu tư một khoản tiền có thể lên đến tới hàng trăm triệu đồng.
Khi tham gia đầu tư quỹ, sẽ giúp nhà đầu tư tạo ra ổn định trong danh mục. Duy trì tỷ lệ sinh lời ngay cả khi một số cổ phiếu bị tụt giá. Từ đó, cũng làm hạn chế rủi ro của nhà đầu tư khi đầu tư quỹ.
Mặt khác, QĐT đáp ứng được cả đội ngũ có dày dặn kinh nghiệm và có nguồn vốn lớn. Đây là điều kiện để có được một danh mục đầu tư ổn định, có tiềm năng sinh lời.Vì vậy, tham gia QĐT sẽ là lựa chọn hợp lý cho các nhà đầu tư ít vốn. Và không có nhiều kinh nghiệm về thị trường.
2.4.2 Nhược điểm của quỹ đầu tư
- Thứ nhất, nhà đầu tư không được quyền quyết định danh mục đầu tư.
- Thứ hai, nhà đầu tư phải tự chi trả các chi phí liên quan. Chẳng hạn như: phí mua bán chứng chỉ quỹ, phí quản lý, giám sát…
- Thứ ba, khả năng sinh lời không quá cao.
3. Cách thức hoạt động của quỹ đầu tư
QĐT được thiết kế và vận hành theo quy trình 3 bước như sau:
Bước 1: Huy động vốn
Nhà đầu tư tiến hành tham gia bằng cách mua các chứng chỉ quỹ được công ty quản lý quỹ phát hành. Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu góp vốn của nhà đầu tư. Khi tham gia, nhà đầu tư có thể được lợi nhuận hoặc chịu thua lỗ. Tùy vào hoạt động đầu tư có thành công hay không. Tuy nhiên, họ không được can thiệp vào các quyết định đầu tư của Quỹ.
Bước 2: Đầu tư
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của công ty quản lý quỹ tiến hành phân tích thị trường. Sau đó đầu tư vào sản phẩm mục tiêu (chứng khoán, bất động sản, trái phiếu hoặc cổ phiếu) để sinh lời, gia tăng giá trị tài sản.
Bước 3: Định giá, phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ
Công ty quản lý quỹ tiến hành thẩm định giá trị chứng chỉ quỹ theo công thức:
Giá chứng chỉ quỹ = Tổng giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV)/ Tổng số chứng chỉ quỹ đã phát hành (CCQ)
Trong đó:
- Trường hợp quỹ đóng: Giá của chứng chỉ quỹ phụ thuộc vào nhu cầu trên thị trường, tương tự với cổ phiếu.
- Trường hợp quỹ mở: Giá của chứng chỉ quỹ bằng “NAV / CCQ + phí giao dịch”. Đối với quỹ mở, công ty quản lý quỹ sẽ mua lại chứng chỉ quỹ từ nhà đầu tư nếu nhà đầu tư có nhu cầu bán.
4. Khả năng sinh lời của quỹ đầu tư chứng khoán
So với việc dùng tiền để mua vàng, gửi tiết kiệm tại ngân hàng, mua nhà đất, xe cộ… Thì QĐT chứng khoán có được những đặc điểm đặc biệt. Theo đó, quỹ này không bắt buộc nhà đầu tư phải tài giỏi trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư chỉ cần góp vốn vào quỹ. Mọi quyết định đầu tư đều được thực hiện bởi các chuyên gia đầu tư chứng khoán. Đảm bảo việc đầu tư có ít rủi ro và mang lại lợi nhuận tốt cho chính nhà đầu tư.
QĐT chứng khoán còn là đơn vị trung gian giúp các công ty huy động vốn một cách dễ dàng. Thị trường chứng khoán, nơi tập trung những loại “hàng hóa” là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ cùng các giấy tờ có giá khác. Các công ty có nhu cầu huy động vốn sẽ phát hành những hàng hóa đặc biệt này. Nhà đầu tư từ khắp nơi tiến hành mua bán hoặc chuyển nhượng để sở hữu chúng. Công ty, tổ chức có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà đầu tư. Thông qua loại chứng khoán họ phát hành.
Ví dụ 1: Lợi nhuận qua các năm của quỹ VCBF – BCF (Quỹ Đầu Tư Cổ Phiếu Hàng Đầu VCBF) như sau:
Có thể thấy, tỷ suất lợi nhuận của quỹ VCBF – BCF biến động khá lớn qua các năm. Và gắn liền với biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Lợi nhuận đầu tư Quỹ VCBF – BCF là 11,11% trung bình mỗi năm kể từ khi quỹ thành lập ngày 22/8/2014 tính đến ngày 31/12/2022. Cao hơn tương đối với lãi tiền gửi tiết kiệm (~ 7% – 8%/năm).
Tuy nhiên, có rất ít các nhà đầu tư có thể tiếp cận đến các công ty phát hành. Hoặc họ không có đủ vốn để mua số lượng lớn chứng khoán. Theo chính sách phát hành của từng tổ chức.
Do đó, các công ty này liên hệ với các QĐT chứng khoán để họ làm trung gian phát hành. Công ty chỉ cần đưa ra số lượng vốn yêu cầu. Số lượng cổ phiếu, trái phiếu phát ra là bao nhiêu. QĐT sẽ tự đưa ra kế hoạch phát hành phù hợp với nhu cầu của từng công ty. Sau đó thực hiện phát hành chúng ra thị trường tự do. Và thực hiện các giao dịch cơ bản với những nhà đầu tư. Tất nhiên, những quỹ này luôn hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Và đảm bảo lợi ích tối đa cho những người góp vốn.
Vấn đề rủi ro là điều không thể tránh khỏi khi đầu tư. QĐT chứng khoán chắc chắn giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Tuy nhiên trước những diễn biến bất ngờ từ thị trường. Hoạt động của các công ty huy động vốn có thể bị ảnh hưởng nhưng rất thấp. Có thể lợi nhuận thu về ít nhiều bị ảnh hưởng. Nhưng song hành với điều đó chính là khả năng kiếm lợi của QĐT chứng khoán nhanh hơn so với bất kỳ các kênh đầu tư nào khác.
Bởi vì, quỹ có thể thực hiện bán số cổ phiếu đang sở hữu nếu thấy diễn biến thị trường theo hướng tốt. Sau đó mua lại những giấy tờ có giá đang có giá tốt và chờ thời gian có tăng giá trị. Hoặc chờ đợi để nhận cổ tức, lãi suất theo từng kỳ hạn. Nếu anh em muốn tìm kiếm kênh đầu tư ít rủi ro và kiếm lợi nhanh chóng. Đây là lựa chọn rất tốt. Tất nhiên anh em vẫn phải nghiên cứu để lựa chọn ra một QĐT tốt nhất. Trong số hàng loạt những QĐT có trên thị trường.
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ của Cú về quỹ đầu tư – một kênh đầu tư khá phổ biến trong giới kinh doanh, đầu tư. QĐT phù hợp với những nhà đầu tư trẻ, còn ít kinh nghiệm. Bởi độ ổn định mà hạn chế tối thiểu những rủi ro không đáng có. Điều quan trọng là có thể lựa chọn ra được một QĐT tốt nhất trong số rất nhiều QĐT có trên thị trường. Để từ đó xác định được chứng chỉ quỹ nào sẽ được anh em mua vào
Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các loại hình QĐT trên thị trường. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán của Cú như:
Anh em có thể tham khảo bài viết khác về Quỹ đầu tư của Cú như:
1. Tìm hiểu hoạt động các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam (P.2)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969