Quản Lý Tiền Bạc Như Thế Nào Để Đạt Được Tự Do Tài Chính?
Tự do tài chính luôn là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Khi mà chúng ta luôn có những trăn trở, nỗi lo về tài chính trong cuộc sống.
Vậy làm thế nào để có thể tự do tài chính từ sớm? Xây dựng kế hoạch tài chính như nào để không bị áp lực? Quản lý tiền bạc của chúng ta như thế nào để đạt được tự do tài chính?
Anh em có muốn sống một cuộc đời tự do, không phải lo lắng về nguồn tài chính và có thể làm những gì mình yêu thích. Bài viết hôm nay Cú sẽ cùng anh em thảo luận về chủ đề này, cũng như chia sẻ các cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả nhé.
Phần 1. Câu chuyện thực tiễn về tự do tài chính
Cách đây không lâu, Cú có nhận được tâm sự của một bạn độc giả về câu chuyện của bản thân bạn ấy:
“Thưa anh!
Em là Việt, năm nay vừa tròn 38 tuổi. Em sinh ra và lớn lên tại một làng quê nghèo ở Quảng Bình. Lớn lên thì cũng đi chăn trâu, cắt cỏ. Thêm chút nữa thì đi làm thuê làm mướn cho người ta. Năm 2012 thì em lấy vợ, 2 vợ chồng cũng vất vả bươn chải làm ăn. Nhưng làm mãi cũng không để ra được đồng nào. Năm 2014 khi vợ có bầu thì em quyết định đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Với mong muốn kiếm tiền làm nhà cho kiên cố để tránh mưa bão. Em cầm sổ đỏ và vay mượn 150 triệu để đi.
Sau 8 năm ở xứ người thì em cũng làm được một ngôi nhà kiên cố. Điều mà mọi người dân ở quê em luôn khát khao và mơ ước, vì quê em mưa bão rất nhiều. Bắt đầu từ tháng 1 năm 2023 này, em sẽ có khoản dư hàng tháng khoảng 15 – 20 triệu trong ba năm. Em chưa biết phải làm gì với số tiền đó, để sau 10 năm nữa con em vào đại học. Em mong có thể lo đủ cho con và có một ít tiền, để 20 năm nữa có thể hưởng lương hưu. Sau 3 năm nữa, khi hết hạn 12 năm lao động ở đây. Em về nước đi làm ruộng hoặc làm công nhân. Cả 2 vợ chồng cũng chỉ đủ trang trải lo cho cuộc sống gia đình.
Sau khi nghe rất nhiều video trên kênh Youtube của anh, em thấy anh rất chân thành. Vậy em mong anh tư vấn giúp, mỗi tháng em có nên bỏ ra 10 triệu để mua chứng chỉ quỹ VN30. Còn lại thì mua cổ phiếu tăng trưởng và mua đều trong vòng 3 năm.
Nếu em làm theo cách đó thì có mạo hiểm gì không? Và liệu sau 10 năm nữa em có đủ điều kiện để cho con đi học đại học ở một trường công lập. Em rất băn khoăn và lo lắng. Vì 3 năm còn lại có thể là số tiền lớn nhất mà em có thể làm ra. Liệu có cơ hội thay đổi cuộc sống cho những người có trình độ thấp. Như đại đa số những người như em không anh?”
Qua câu chuyện của bạn Việt, Cú nghĩ chắc hẳn nhiều bạn đều có sự đồng cảm. Có những bạn cũng sẽ có những câu chuyện tương tự. Hoặc cảm thấy rất áp lực với vấn đề tài chính. Bởi vậy, mà nỗi lo tài chính luôn là vấn đề mà mọi người rất quan tâm.
Khi chúng ta đã xác định được vấn đề, từ đó mới có được hành động đúng đắn. Xác định mục tiêu, sau đó lên kế hoạch cho bản thân. Bài viết hôm nay Cú sẽ cùng anh em thảo luận về chủ đề này. Chúng ta nên làm thế nào? Giải quyết ra sao nhé.
Phần 2. Ai cũng muốn tự do tài chính, nhưng…
Ai cũng muốn tự do tài chính, nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để có thể vượt qua nỗi sợ và khó khăn của bản thân. Qua lời tâm sự của bạn Việt, có thể thấy được bạn ấy cũng đã phải vật lộn với nỗi lo tài chính như thế nào. Khi không chỉ là vì mỗi bản thân, mà còn là trọng trách trụ cột gia đình.
Chắc ở đây cũng nhiều anh em đang đồng cảnh ngộ như Việt. Sinh ra không ở vạch đích, lại không có điều kiện học hành đầy đủ. Vậy nên việc kiếm một công ăn việc làm ổn định cũng rất khó khăn. Nhiều người còn phải tha phương cầu thực nơi xứ người…
Thậm chí, đôi khi phải ngậm ngùi mà sống, qua được ngày nào hay ngày đó… Nhiều khi nghĩ, đồng tiền thật khó kiếm và cũng thật đáng giá là bao. Có câu “Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra”. Đúng không anh em? Cũng có rất nhiều anh em gửi tâm sự về cho Cú. Mỗi người một hoàn cảnh, một khó khăn riêng. Trong đó, Cú nhận thấy một số anh em rất có tinh thần vượt qua hoàn cảnh. Nhưng không ít vì quá mệt mỏi với việc vượt lên chính mình mà họ chọn từ bỏ.
– “Hoàn cảnh đã vậy, chắc em sẽ chấp nhận số phận mà sống. Tới đâu hay đó”
– “Cố gắng hoài mà vẫn không có kết quả, có lẽ số đã định, cố thêm cũng không thay đổi được gì”
Hầu như chúng ta đều chọn đổ lỗi cho số phận mà từ bỏ nỗ lực kiếm tiền, tự do tài chính. Thế nhưng, cả đời người là mấy chục năm.Và trong mấy chục năm đó ai biết trước được điều gì, đúng không?
– Có thể sự nỗ lực ngày hôm nay của anh em chưa được đền đáp. Không có nghĩa tương lai cũng vậy.
– Nhưng nếu ngày hôm nay anh em bỏ cuộc thì chắc chắn tương lai đã biết trước kết quả.
Vì vậy, Cú rất khuyến khích và ngưỡng mộ những anh em có ý chí vượt lên hoàn cảnh.
Nếu chúng ta kiên trì. Không có khó khăn nào không vượt qua được, khi mà chúng ta chưa cố hết sức mình. Chưa chủ động tìm ra vấn đề đang khúc mắc ở đâu. Từ đó xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch tự do tài chính. Sau đó đưa ra các phương pháp phù hợp để giải quyết vấn đề đó.
Phần 3. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả: con đường ngắn nhất để tự do tài chính
Bất kể chúng ta làm công việc gì, đi làm đã lâu hay vừa lập nghiệp. Thì việc đặt ra kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là hết sức cần thiết. Đặt mục tiêu sẽ giúp chúng ta có định hướng rõ ràng và động lực để cố gắng theo đuổi nó. Mua nhà, mua xe, đi du lịch, thực hiện dự án cá nhân…
Ngoài việc rèn luyện bản thân, thì nếu không tự do tài chính, con đường đi đến thành công sẽ khá khó khăn. Một bí quyết nho nhỏ cho việc thiết lập mục tiêu trước tiên: hãy xác định đâu là những thứ quan trọng với mình và muốn tương lai của mình ra sao. Chỉ có chúng ta mới hiểu rõ điều gì là tốt nhất cho chính mình. Đừng đặt mục tiêu của bản thân theo những gì mà người khác cho là quan trọng.
Khi đã có mục tiêu, bước tiếp theo chúng ta cần lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Điều này giúp theo đuổi mục tiêu dễ dàng hơn và có phương án dự phòng cho những rủi ro trong cuộc sống. Không ai có thể chắc chắn “rủi ro xảy ra cho bất kỳ ai, nhưng trừ tôi”. Và nếu chẳng may rủi ro ập tới, những ước mơ, dự định của bạn có thể phải gác lại. Vì vậy, thay vì có bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu, hãy lên kế hoạch ngay lúc này. Có như thế, mới quản lý được, sao cho chúng ở lại hoặc thậm chí là sinh sôi.
Phần 4. Xây dựng kế hoạch tự do tài chính cá nhân
Một số phương pháp sau có thể giúp bạn xây dựng tài chính cá nhân hiệu quả, phù hợp với bản thân mỗi người chúng ta. Nếu làm được các điều sau, thì việc tự do tài chính sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian mà bạn cần kiên trì thực hiện.
– Quản lý tài chính cá nhân để hiểu về tiền của mình
Giống như Quảng, bạn ấy cũng đã xác định được mục tiêu của bản thân. Nhưng lại chưa tìm ra được phương pháp lâu dài, để có thể tự do tài chính. Và bớt đi nỗi lo sau này, liệu cuộc sống có được thảnh thơi.
Một khi bạn quản lý tốt tài chính của mình từ việc kiểm soát chi tiêu. Đến việc kiểm soát vốn và các kênh đầu tư. Đồng thời hạn chế, tối giảm các rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống. Chúng ta sẽ nhanh chóng đạt được mức tự do tài chính như mong muốn. Lúc đó, ta sẽ có được cuộc sống thảnh thơi vô lo về áp lực tài chính.
– Đảm bảo tài chính ổn định nhờ quản lý tài chính đúng đắn
Bên cạnh thu nhập từ việc đi làm kiếm tiền, hàng tháng còn có những khoản chi tiêu. Do đó, để đảm bảo cân bằng về mặt tài chính. Chi tiêu hợp lí và có thể tiết kiệm từ thu nhập, chúng ta nên biết cách quản lý tài chính cá nhân sao cho hiệu quả nhất.
– Dễ dàng lập các mục tiêu tài chính cá nhân
Khi đã am hiểu về quản lý tài chính cá nhân, chúng ta có thể xây dựng được các mục tiêu tài chính trong tương lai. Như: mua nhà, mua xe, đầu tư… Bên cạnh đó chúng ta cũng biết được khả năng và thời gian đạt được của những mục tiêu này.
– Chủ động tài chính trong mọi trường hợp
Khoản dự phòng vô cùng quan trọng đối với cá nhân và gia đình mọi người. Giúp chúng ta chủ động tài chính trong mọi trường hợp bất ngờ.
– Quản lý và hạn chế các khoản nợ
Các khoản nợ thật ra không phải là vấn đề nghiêm trọng.Nhưng việc có quá nhiều khoản nợ và quản lý nợ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tài chính của chúng ta. Để hạn chế điều đó, hãy tránh các khoản bội chi và có kế hoạch trả nợ hợp lý.
– Gia tăng tài sản của bạn
Việc am hiểu về tài chính và lập các mục tiêu tương lai mà quản lý tài chính cá nhân mang lại. Sẽ giúp bạn phát triển tài sản của mình nhanh chóng. Giúp bạn đầu tư đúng đắn, loại bỏ các khoản nợ không cần thiết, gia tăng khoản tiết kiệm. Một số loại hình đầu tư như: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,… Hay đầu tư tích lũy dưới dạng cổ phiếu, tiền mặt
Loại hình đầu tư này sẽ phù hợp với các bạn muốn sinh lời từ khoản tiền nhàn rỗi. Nhưng không biết sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý?
Với các bạn muốn đầu tư tích sản, chuẩn bị cho quỹ hưu trí, quỹ bảo đảm,… nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Và với các bạn lo sợ đầu tư chứng khoán thì thiếu kiến thức, thua lỗ, lừa đảo. Gửi tiết kiệm ngân hàng thì lãi suất thấp? Đầu tư bất động sản, vàng,… thì vốn cao?
– Quản lý tài chính cá nhân tốt giúp nâng cao mức sống
Kết quả của việc tự do tài chính cá nhân đúng đắn sẽ giúp chúng ta gia tăng tài sản. Ổn định tài chính và có các khoản dự phòng, an tâm hơn về cuộc sống. Từ đó sẽ có các khoản dư dả để đầu tư vào bản thân. Thỏa mãn các sở thích cá nhân như du lịch,…nâng cao mức sống.
Anh em có thể tham khảo một trong số các quy tắc quản lý tài chính cá nhân khá hiệu quả dưới đây
Hoặc có thể phân bổ như sau:
+ 55% cho các khoản phí (Nợ không được vượt quá 30%)
+ 10% cho các hoạt động vui chơi, hiếu hỉ, tang lễ,…
+ 15% cho quỹ học tập, rèn luyện các kỹ năng để nâng cao bản thân)
+ 20% cho 3 quỹ: Hưu trí, bảo đảm và đầu tư
Chúng ta áp dụng quy tắc tùy theo mục tiêu, mong muốn của mỗi người. Để sớm đạt được tự do tài chính, hãy xác định mục tiêu. Sau đó xây dựng kế hoạch cho bản thân, và tìm hiểu thêm một số cách tăng thêm thu nhập. Ví dụ như: gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư,…
Phần 5. Cuối cùng, vì sao chúng ta lại cần xây dựng tài chính cá nhân?
Vậy mục đích để chúng ta xây dựng tài chính để làm gì? Và tại sao lại cần tự do tài chính?
– Chúng ta xây dựng tài chính, chúng ta phấn đấu để đến một ngày được an nhàn mà sống, sông phai bo bóp từng đồng, nhịn cái này, nhịn cái kia chỉ để có đủ tiền trang trải.
– Chúng ta xây dựng tài chính, chúng ta phấn đấu để đến một ngày không chỉ bản thân chúng ta mà những người xung quanh cũng được tận hưởng đúng giá trị cuộc sống.
– Chúng ta xây dựng tài chính, chúng ta phấn đấu để đến một ngày khi con chúng ta lớn, chúng sẽ rất biết ơn vì được bố mẹ nuôi dưỡng đủ đầy và có một tương lai tốt hơn.
– Chúng ta xây dựng tài chính, chúng ta phấn đấu để đến một ngày khi tuổi già ập đến, chúng ta không phải lo lắng tiền thuốc thang, khám bệnh, ăn uống, sinh hoạt,… mà an nhiên tận tưởng những năm tháng còn lại của cuộc đời,…
Cũng giống như tâm sự của Việt, bạn ấy xác định được mục tiêu. Lên kế hoạch rõ ràng cho tương lai phía trước rồi. Nhưng vẫn còn trăn trở khá nhiều về tài chính, không biết liệu sau này cuộc sống có được an nhàn.
Vậy nên để có thể tự do tài chính từ sớm, chúng ta phải biết cách gia tăng tài sản của mình. Ngoài việc gửi tiết kiệm, hãy có cho mình những khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư. Đây cũng là một phương pháp giúp chúng ta sinh lời hơn so với bỏ lợn, hay gửi ngân hàng.
Một trong số các loại hình đầu tư để sinh lời, hạn chế rủi ro nhất đó là đầu tư tích lũy. Lúc đầu, Việt cũng dự định sẽ đầu tư vào quỹ như lời tâm sự với Cú. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về đầu tư tích lũy. Bạn ấy lại thấy phương pháp đầu tư này khá thích hợp cho tương lai sau này.
Khi mà có thể đầu tư tích lũy bằng cả cổ phiếu lẫn tiền mặt. Tức là Việt có thể sử dụng khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,… Và vẫn tiếp tục sinh lời thêm từ số cổ phiếu, tiền mặt đó, tức là được gấp đôi lợi nhuận.
Ví dụ: Người nắm giữ cổ phiếu (CP)
- Hiện nay: nắm giữ CP dài hạn để hưởng lãi suất kép: Giá cổ phiếu tăng trong dài hạn + Cổ tức hàng năm
- Khi có SStock, Lãi kép nhân đôi: Nhà đầu tư (NĐT) sử dụng CP để hợp tác đầu tư và SStock trả lợi nhuận = CP
Chẳng hạn, chúng ta hợp tác đầu tư 10,000 cổ phiếu HPG; cuối năm nhận về 10,500 cổ phiếu HPG. (mức lợi nhuận 5%)
NĐT hưởng lợi từ Số cổ phiếu tăng thêm + Giá CP tăng + Cổ tức hàng năm
Ví dụ NĐT nắm giữ nhiều tiền mặt, hoặc có dòng tiền đều hàng tháng muốn đầu tư an toàn, lợi nhuận hấp dẫn:
- Hiện nay: Đi gửi tiền LS không hấp dẫn, mua Trái phiếu không đủ thông tin…
- Khi có SStock: Hợp tác đầu tư an toàn LS cao hơn tiền gửi 3%- 4%/năm
Thay vì Việt chỉ giữ im cổ phiếu trong danh mục, chờ ngày thị trường về bờ. Bạn ấy đã dùng chúng để đầu tư và hưởng thêm % lợi nhuận. Từ việc lựa chọn hợp tác đầu tư cùng SStock bằng số cổ phiếu mình đang nắm giữ. Vậy là Việt vừa có thêm lợi nhuận, vừa có thể để quỹ này là quỹ hưu trí. Để sau này, khi hai vợ chồng không còn khả năng lao động, sẽ an nhàn hơn. Không phiền hà đến con cái, và trang trải được cuộc sống.
Rất nhiều bạn hiện nay vẫn nghĩ đầu tư kiếm tiền là việc gì đó rất lớn lao và cần đến nhiều vốn. Hay đơn giản, đầu tư là câu chuyện chỉ dành cho người giàu! Nhưng chính vì những luồng suy nghĩ phiến diện đó mà vô tình chúng ta tự cho rằng bản thân không đủ khả năng, năng lực.
Từ đó không dám đầu tư, không dám tìm hiểu về các hoạt động tài chính. Làm bỏ lỡ đi rất nhiều cơ hội đa dạng hóa và gia tăng thu nhập. Bây giờ là thời điểm để thay đổi. Hãy nghiêm túc lên kế hoạch tài chính và bắt tay ngay vào việc đầu tư tích lũy càng sớm càng tốt. Cơ hội sẽ không bao giờ đến với người không biết nắm bắt.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Cú về chủ đề “Quản lý tiền bạc như thế nào để đạt được tự do tài chính?”. Chúng ta nên xác định mục tiêu, lập cho mình kế hoạch tài chính ngay từ sớm. Trong quá trình đó, hãy biết cách gia tăng thêm tài sản của mình, tự do tài chính sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hy vọng thông qua câu chuyện của bạn Việt, cũng như những chia sẻ trên. Anh em có thể hình dung việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân không phải là dễ dàng. Khi chúng ta không có mục tiêu, kế hoạch cụ thể thì sẽ rất dễ rơi vào tuyệt vọng.
Bài viết trên hoàn toàn là quan điểm cá nhân của Cú, mong là anh em sẽ đón nhận những chia sẻ này một cách khách quan.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Kênh Youtube của Cú
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách quản lý tài chính cá nhân, đầu tư chứng khoán. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân như:
>>Con gái không phải lo lắng việc xây dựng tài chính. Đúng hay sai?
>>18 tuổi làm gì để sớm tự do tài chính?
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969