7 thói quen xấu khi quản lý tài chính cá nhân bỏ càng sớm càng tốt
Quay trở lại với Series những bài viết chia sẻ về quản lý tài chính cá nhân. Bài viết hôm nay Cú sẽ cùng anh em thảo luận sâu về 7 thói quen xấu khi quản lý tài chính cá nhân. Và tất nhiên, đây sẽ là 7 thói quen phổ biến mà Cú nghĩ khi đọc anh em sẽ dễ bắt gặp hình ảnh bản thân đâu đó.
Đây cũng là 7 thói quen về tài chính của Cú đã từng. Có cái bỏ được, khắc phục được. Nhưng có cái cũng gần như ngấm sâu vào vô thức nên cứ lặp đi lặp lại. Vậy là chưa bỏ được hoàn toàn, hay bỏ một thời gian xong lại “tái phát”. Vậy nên bài viết này Cú không chỉ chia sẻ đến anh em mà cũng như một lời nhắc nhở bản thân.
Hy vọng sau bài viết này cả Cú và anh em sẽ khắc phục được những thói quen không tốt này. Và từ đó bỏ càng sớm càng tốt nhé.
Mở đầu
Chúng ta ai cũng đều biết tiền không mua được hạnh phúc. Tuy nhiên nếu không có tiền thì cũng sẽ gặp phải rất nhiều sự phiền nhiễu, khó khăn trong cuộc sống. Lúc đó ắt hạnh phúc cũng sẽ chạy trốn khỏi chúng ta.
Chính vì vậy, việc loại bỏ đi những thói quen không tốt trong quản lý tài chính cá nhân. Và học cách sử dụng đúng đồng tiền để thoát khỏi “kiếp nghèo”, khó khăn trong cuộc sống,… Là điều mà Cú nghĩ bất cứ anh em nào cũng phải và nên làm. Vậy nên anh em đã sẵn sàng cùng Cú tìm hiểu xem 7 thói quen xấu đó là gì để khắc phục hay chưa?
1. Thói quen xấu trong quản lý tài chính cá nhân số 1. Không tìm hiểu cặn kẽ về tiền bạc
Một lý do khá liên quan đến tư duy. Đó là rất nhiều anh em trong số chúng ta không có sự tìm hiểu cặn kẽ về tiền bạc để có kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hợp lý. Và trong số đó sẽ thường chia ra 2 thái cực như sau:
– Một là, nhiều người cho rằng tiền là thứ mà bắt buộc phải đánh đổi mọi thứ để có được. Cú xếp đây vào nhóm cuồng, đam mê tiền, nghiện tiền.
– Còn dạng thứ hai thì ngược lại. Nhóm này xa lánh tiền, cho rằng tiền là rất xấu. Và chính quan điểm này nên họ không muốn nghĩ đến, đề cập đến hay thảo luận về tiền. Họ cho rằng thảo luận về tiền, ngày nào cũng tiền, tiền, tiền là rất xấu.
Và cả 2 thái cực này: 1 là “nghiện tiền”, 2 là “ghét tiền”. Bản thân Cú nghĩ họ đều đang có góc nhìn chưa đúng về tiền.
Cú luôn nghĩ rằng tiền là một công cụ mang lại cho chúng ta rất nhiều thứ dễ chịu, tuyệt vời. Nhưng nếu phải đánh đổi tất cả mọi thứ để đạt được. Thì vô tình chúng ta đánh mất sự bình an trong tâm hồn, không còn là chính mình.
Anh em cứ thử nghĩ xem, nhu cầu của chúng ta thường ở một mức nhất định. Khi vượt qua những nhu cầu đó rồi thì chúng ta không còn gọi là kiếm tiền cho bản thân. Mà khi đó là kiếm tiền để làm những thứ to lớn hơn. Chứ không phải đơn giản là kiếm tiền để chi tiêu, hưởng thụ.
Và đặc biệt nữa là chúng ta thường hay bị những câu chuyện cổ tích, phim ảnh, báo chí,… Nói rằng người giàu hay là phú ông, quan lại; giàu thì thường xấu tính, làm việc xấu mới giàu như thế. Và điều này gần như “ăn sâu bám rễ” vào quan điểm của nhiều người trong chúng ta. Cứ giàu là không tốt.
Cú cho rằng, nếu chúng ta tiếp tục nghĩ như vậy thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quan điểm sống và kiếm tiền. Vì tư tưởng đó sẽ không khuyến khích chúng ta đi tìm những phương pháp kiếm tiền, làm giàu. Cũng như cách quản lý tài chính cá nhân.
Thêm vào đó, việc nghĩ tiền là xấu sẽ làm chúng ta có những suy nghĩ tiêu cực về những người giàu, người kiếm được nhiều tiền. Vì cho rằng họ làm việc mờ ám, là đánh quả,… thì mới có thể giàu như vậy. Trong khi thực tế vẫn tồn tại nhiều người giàu quang minh chính đại. Họ có thể không phải là chân thiện mỹ gì nhưng họ đàng hoàng. Kiếm tiền nhờ việc làm ra của cải và tất nhiên cũng có sự cống hiến cho xã hội.
Vì vậy nếu chúng ta hiểu rõ bản chất về tiền thì sẽ tìm cho bản thân được những công thức, phương pháp kiếm tiền phù hợp. Còn nếu vẫn nghĩ kiếm tiền là xấu, là phải đánh đổi mọi thứ mới có được,… Hay đang xa lánh tiền, không muốn thảo luận về nó. Thì Cú nghĩ rằng chúng ta nên ngẫm lại về quan điểm này một chút. Xem thực tế có đúng như vậy hay không nhé. Để từ đó đưa ra quan điểm đúng nhất.
Tiền cũng chỉ là một công cụ và chúng ta đều có thể đạt được mục tiêu về tài chính theo thời gian, theo công thức, theo phương pháp đúng đắn,…
2. Thói quen xấu trong quản lý tài chính cá nhân số 2. Chú trọng vào lương thay vì cơ hội xây dựng tài sản
Mọi người thử tưởng tượng nếu có lương 1000$/tháng. Và chúng ta sẽ phải không chi, không tiêu trong suốt 83 năm liên tục thì mới tích lũy được 1 triệu đô. Trong khi con số này hiện rất nhiều người trên thế giới có được.
Vậy tại sao kiếm tiền lại trở nên khó khăn với những người làm công ăn lương như vậy? Cú nghĩ điều này không hẳn đúng. Vì cũng có nhiều anh/chị/em làm công ăn lương nhưng vẫn kiếm tiền giỏi. Bởi lẽ họ biết cách tích trữ, để tiền đúng nơi, đầu tư đúng chỗ, phân bổ thu nhập vào đầu tư.
Và đặc biệt, trong quá trình rất nhiều bạn trẻ đi làm việc. Chúng ta thường chú trọng vào thu nhập ngay từ đầu, chú trọng vào lương cao ngay từ đầu. Điều đó vô tình làm chúng ta quên đi muốn kiếm tiền luôn cần 3 yếu tố:
– Kiến thức
– Quan hệ
– Kinh nghiệm
Nếu chúng ta có kiến thức, quan hệ và kinh nghiệm thì chúng ta có thể có cơ hội để giải quyết một số vấn đề lớn. Hoặc thậm chí cả một số vấn đề rất lớn của xã hội bằng khả năng của chính mình. Khi đó chúng ta có thể thành lập công ty, bán giải pháp đó cho thị trường và kiếm tiền từ đó.
Còn để đi sâu về vấn đề này, về cách thức, môn khoa học làm sao để chúng ta tạo ra giá trị. Cũng như kiếm tiền một cách đàng hoàng, quang minh chính đại. Thì anh em có thể tham khảo video “Sự thật về tiền – Bí mật chưa ai kể” trên kênh Youtube của Cú nhé.
Trong video anh em có thể tham khảo 2 cách và công thức đúng đắn để chúng ta kiếm tiền. Trong quá trình xem video nếu có ý nào chưa rõ anh em có thể inbox qua Fanpage cho Cú nhé.
Còn lời khuyên của Cú trong tình huống này là chúng ta nên chú trọng vào việc xây dựng kiến thức. Cũng như xây dựng quan hệ và kinh nghiệm, nhất là trong thời gian đầu mà chúng ta mới bắt đầu đi làm. Và sau đó khi chúng ta tích lũy đủ thì có thể tập trung nhiều hơn vào xây dựng thu nhập, tài sản.
Một điều nữa cũng không kém phần quan trọng, thiết yếu và cốt lõi. Đó là chúng ta phải học đầu tư từ sớm, học những kiến thức tài chính cá nhân căn bản. Để có thể đa dạng hóa thu nhập và giúp tiền sinh sôi nảy nở. Thay vì việc phải “nai lưng” đi kiếm tiền một cách vất vả nhưng dư giả thì không được bao nhiêu.
3. Thói quen xấu trong quản lý tài chính cá nhân số 3. Ưa thích rủi ro cao mà không tính toán
Một thói quen xấu thứ 3 của rất nhiều anh em trong số chúng ta. Đó là ưa thích rủi ro cao mà không có sự tính toán cẩn thận.
Tại vì sao? Tại vì khi chúng ta không biết cách kiếm tiền hiệu quả, kiếm tiền thông minh,… Thì rất dễ xa đà vào những cách kiếm tiền không hiệu quả và rủi ro cao. Rồi lại nghe những thông tin như “kiếm tiền đúng – đủ – đều”, “bảo hiểm vốn, “chuyên gia đặt lệnh”, “lãi ngày 1%”,… Rồi nghe đến những giải pháp về công nghệ mới, tài chính 4.0, crypto,… Thế là lao vào đầu tư mà không có sự tìm hiểu kỹ, hiểu rõ bản chất của từng loại. Xa đà vào sàn Forex, Ngoại hối,… Mà mỗi năm lại có đến nhiều nghìn tỷ đồng bị lừa đảo.
Hoặc đa dạng hóa những lĩnh vực mà bản thân không giỏi dẫn đến bị lừa, bị mất tiền, nợ nần,… không khác gì trò chơi cờ bạc.
Đây là những điều rất đáng buồn. Khi chúng ta không tìm ra công thức kiếm tiền rõ ràng, không tìm ra công thức kiếm tiền hiệu quả, không học đầu tư đàng hoàng,… Thì tiền ở trong túi cũng không thể nằm yên được. Lương về là lại khó chịu trong người, phải phi ra làm con lô con đề. Đến mùa World Cup, Euro,… xem không thiếu trận nào. Rất dễ xa đà vào cá cược, cờ bạc.
Những việc làm này Cú không phủ nhận là vẫn có người kiếm được tiền từ đó. Nhưng tỷ lệ rất thấp. Và sau cùng cũng chỉ có ông chủ sòng ăn lời. Còn đa số không mất nhà mất cửa thì cũng quay về tay không.
Vì vậy khi nghe đến một cơ hội nào thì cần phải tìm hiểu thật kỹ trước, hiểu rõ bản chất khi quyết định đầu tư hay giao dịch nhé. Nghe đến bất cứ cơ hội nào cũng phải tìm hiểu thật kỹ. Còn không hãy cứ để tiền nằm trong ngân hàng nếu chưa tìm ra kênh đầu tư phù hợp.
Thêm một sai lầm trong phần này đó là khá nhiều anh em đa dạng hóa các lĩnh vực mình không giỏi.
Ví dụ, có anh em làm streamer – youtuber rất giỏi, chơi game rất giỏi. Và đang làm tốt, kiếm tiền đều đều. Nhưng thay vì chúng ta nghĩ cách làm sao để công việc đó tốt hơn, hiệu quả hơn. Để mở rộng quy mô, để kiếm tiền quảng cáo, donate,… từ lĩnh vực mình vừa giỏi vừa đam mê đó. Thì anh em lại nhảy qua kinh doanh cafe, bánh mì,… hay bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào mà anh em không hiểu rõ về nó. Thế là tiền trăm, tiềm triệu, tiền tỷ,… đổ sông đổ bể.
Bản thân Cú nghĩ đây là một vấn đề mà chúng ta cần hết sức thận trọng khi chọn kinh doanh một lĩnh vực mới. Nhất là lĩnh vực đó chúng ta không giỏi. Chúng ta cần đi những bước đi rất thận trọng, học hỏi thêm nhiều thứ, thử nghiệm thêm nhiều điều,… Thì mới tìm ra được công thức của sự thành công.
Đây là một sai lầm, lưu ý quan trọng cho anh em trong việc xây dựng và quản lý tài chính cá nhân. Nhiều anh em cũng làm công ăn lương, công ty đa quốc gia rất giỏi,… Thế nhưng chỉ cần chuyển sang khởi nghiệp là lại thất bại. Và những vấn đề này thường để lại hậu quả rất mệt mỏi. Vậy mới nói, khi muốn khởi sự kinh doanh chúng ta cần tính toán thật kỹ. Về mặt rủi ro lẫn những kịch bản có thể xảy ra với số vốn anh em bỏ ra.
Để làm gì? Để hạn chế rủi ro, rào cản và không bị xa đà anh em nhé!
3. Thói quen xấu trong quản lý tài chính cá nhân số 4. Không có kế hoạch cho bản thân và gia đình
Thói quen thứ 4 mà Cú muốn đề cập đến đó là chúng ta thường không có kế hoạch quản lý tài chính cá nhân rõ ràng cho bản thân và gia đình.
Tình trạng có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, lương về là bắt đầu tiệc tùng, ăn uống, mua sắm,… Dư ra mới bắt đầu tiết kiệm còn không thì thôi. Muốn mua một tài sản lớn như nhà, xe… lại đi vay mượn người thân, bạn bè, ngân hàng.
Không suy nghĩ cũng không chuẩn bị cho tương lai mình sẽ chi tiêu như thế nào? Cho cái gì? Cũng không có kế hoạch cho quỹ bảo đảm, quỹ hưu trí. Lại càng không nghĩ đến việc đang dạng hóa thu nhập, đầu tư tích lũy,… thì rất mệt.
Đây là một sai lầm rất lớn mà ngày xưa Cú cũng gặp phải. Không biết quản lý tài chính cá nhân, quản trị tiền bạc như thế nào cho phù hợp. Vì cũng không được tiếp xúc nhiều với kiến thức tài chính là một phần. Cũng một phần vì bản thân chưa ý thức được việc đó. Và kết quả Cú đã phải trả giá khá nhiều khi kiếm được tiền nhưng vẫn không giữ được. Tệ hơn là còn không biết tiền đi đâu mà hết.
Vậy nên chúng ta cần nên ý thức sớm về việc lập kế hoạch cho cuộc đời của mình từ sớm. Thu nhập, tài chính cá nhân, chi tiêu, đầu tư, học tập,… tất cả đều đòi hỏi có kế hoạch rõ ràng.
Bằng cách nào? Anh em nên bắt đầu bằng cách lập bảng cân đối tài sản, bảng kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,… cho mình. Và khi anh em đã có chính sách rõ ràng đó thì sẽ dễ dàng hơn trong việc chi tiêu và quản lý tài chính cá nhân. Từ đó làm nền tảng để xây dựng tài chính vững vàng, an toàn cho tương lai.
Chẳng hạn thu nhập hàng tháng là X triệu thì sẽ chia bao nhiêu % cho sinh hoạt. Bao nhiêu % cho các khoản nợ, bảo hiểm, đầu tư, học hành, vui chơi,… Càng rõ ràng, bám sát mục tiêu càng tốt.
Một gợi ý của Cú cho anh em khi lập kế hoạch chi tiêu các nhân hàng tháng là:
+ 55% cho các khoản phí bao gồm cả nợ. Các khoản nợ không được vượt quá 30% trong tổng 55% trích ra này
+ 20% đầu tư vào ba quỹ: đảm bảo, hưu trí và đầu tư
+ 10% cho hoạt động vui chơi, hiếu hỉ, tang lễ,… Trong khả năng cho phép và không bắt buộc
+ 15% cho học tập: các khóa học, lớp kỹ năng,… để nâng cao bản thân mỗi ngày
⇒ Dựa trên những con số này anh em có thể phân bổ ngân sách cho bảng dự toán chi tiêu hàng tháng một cách dễ dàng.
Hoặc anh em có thể tham khảo Bảng quản lý tài chính cá nhân mà Cú đã lập sẵn theo link dưới đây nhé.
5. Thói quen xấu trong quản lý tài chính cá nhân số 5. Chi tiêu quá mức
Một thói quen không tốt nữa mà Cú nghĩ ai trong chúng ta cũng từng mắc phải. Ít ai có thể khẳng định bản thân chưa từng như vậy trong 1 giai đoạn nhất định của cuộc đời. Đó là việc chúng ta chi tiêu quá mức vượt khả năng tài chính và thiếu kiểm soát.
– Thu nhập trung lưu nhưng lại chi tiêu như giới thượng lưu.
– Thu nhập của người mới ra trường nhưng chi tiêu như những trưởng phòng.
– Thu nhập của trưởng phòng nhưng lại mua sắm, chi tiêu như tổng giám đốc.
– Lên chức tổng giám đốc lại “vung tay quá trán” chi tiêu như chủ tịch,…
Có một câu chuyện mà không biết anh em đã từng nghe qua. Về Mike Tyson – một anh chàng đấm bốc cực kỳ giỏi. Có thể xem là huyền thoại thế giới. Trong cả cuộc đời ông kiếm được hơn 300 triệu đô la. Nhưng đến cuối đời anh em biết ông ấy sở hữu khối tài sản như thế nào không?
Nợ đầm đìa, vay nợ mấy chục triệu đô để chi tiêu và đến cuối đời vẫn phải đi làm, đi đóng phim để kiếm tiền. Vậy thì tiền đi đâu hết? Vì Mike Tyson kiếm tiền như triệu phú nhưng có lối chi tiêu không khác gì một tỷ phú.
Tất cả chúng ta ai cũng có những thời điểm “vung tay quá trán” như vậy. Chi tiêu quá mức, quá khả năng cho phép. Nhưng nếu để việc này kéo dài thì tiền nhiều mấy cũng hết và chúng ta sẽ mãi không thoát được kiếp nghèo. Lương 30 triệu, chi tiêu 60 triệu; mua nhà mua xe; trang sức hạng sang,… Cho đến du lịch check-in sang chảnh ở các khu Resort view triệu đô khi túi tiền chỉ có trăm đô.
Việc này sẽ mang lại cho chúng ta một cảm giác sung sướng, hưởng thụ trong ngắn hạn. Nhưng về dài hạn chúng ta sẽ thầm trách bản thân khi mở mắt ra mỗi ngày là đống bill thanh toán, tín dụng,… Chủ nợ gọi ráo riết không thiếu một ngày. Khi đó chỉ biết trách bản thân vì sao lại chi tiêu thiếu kiểm soát như thế? Tại sao mình không kiểm soát bản thân tốt hơn?
Và nếu chúng ta vượt qua được khó khăn là kiểm soát được ham muốn tiêu tiền nhất thời. Cũng như thói quen nhìn xa hơn về tương lai. Thì sẽ có một loại hạnh phúc mới được sản sinh ra trong não của chúng ta. Đó là khả năng tự kiểm soát được chính mình. Và hài lòng với bản thân mình, yêu thương chính mình hơn.
Yêu thương bản thân không có nghĩa là phải chiều chuộng, để bản thân buông thả muốn làm gì cũng được. Cho bản thân cái quyền chi tiêu thả ga thả phanh. Đấy chỉ mang lại hạnh phúc nhất thời mà hậu quả thì khôn lường.
Còn nếu chúng ta yêu thương đúng đắn, biết lo cho tương lai 5-10 năm nữa sẽ ra sao? Có gia đình sẽ ra sao? Về già sẽ ra sao? Thì những quyết định đúng đắn về tài chính hôm nay có tầm quan trọng rất lớn cho tương lai.
Vì vậy, nếu anh em đã từng hoặc đang mắc phải thói quen chi tiêu này. Thì hãy cố gắng để kiểm soát nó bằng cách lập kế hoạch như Cú đã trình bày phía trên nhé.
6. Thói quen xấu trong quản lý tài chính cá nhân số 6. Dành nhiều thời gian cho việc không có ích
Thói quen thứ 6 này Cú nghĩ cả Cú và anh em cũng thường mắc phải. Vì bây giờ mạng xã hội có quá nhiều thứ hay và hấp dẫn chúng ta. Đủ các thể loại content cho mọi lứa tuổi từ tin nóng trong ngày đến các hội nhóm câu view câu like,… Từ loài người đến thế giới động vật, từ khoa học đến xã hội,… Lướt cả ngày từ sáng tới tối cũng không chán. Và như thế là hết thời gian, nhìn lại vẫn chưa làm được việc gì.
Và một điểm rất hay ở chỗ các ông lớn, các tập đoàn tạo ra các nền tảng trên MXH đó nó biết người dùng thích cái gì. Cái mà anh em vẫn thường hay ví von “Hình như MXH có thiết bị nghe lén thì phải?”. Chỉ cần anh em nghĩ trong đầu, tìm kiếm 1 thứ gì đó hay nhắn tin cho bạn bè, người thân về chủ đề nào đó,… Thì ngay lập tức những thông tin về chủ đề đó, sản phẩm đó, dịch vụ đó,… lần lượt xuất hiện trên newfeed của anh em.
Đấy cũng là lý do mà nhiều anh em dành rất nhiều thời gian cho việc lướt facebook, tiktok, instagram,… mỗi ngày. Vì lướt đến đâu, content đúng tâm lý, đúng sở thích đến đấy. Nhưng hậu quả thì cũng rất khôn lường. Thỏa mãn nhu cầu “giải trí” như vậy cuối ngày anh em sẽ nhận ra hôm nay bản thân chưa làm được gì.
Tuy nhiên, phải thừa nhận thói quen này rất khó để kiểm soát. Vì vậy Cú có 1 tips là anh em có thể vào check điện thoại xem bản thân 1 ngày dành nhiều thời gian nhất cho cái gì. Nếu phần lớn thời gian đang dành cho các app giải trí, MXH, game,… Thì cần phải xem xét lại. Chúng có thực sự cần thiết và quan trọng hàng đầu trong cuộc sống hay không?
Để từ đó kiểm soát lại bản thân, đặt giờ báo thức, chia lại thời gian để có khung giờ làm việc hiệu quả hơn. Nhưng cũng đừng cố ép bản thân phải bỏ ngay, dứt ngay. Mỗi ngày anh em có thể set cho bản thân giới hạn 1 tiếng – 1 tiếng rưỡi để giải trí, lướt facebook, xem tiktok,… Hết giờ điện thoại sẽ tự động báo thức để anh em tiếp tục quay trở lại công việc. Dần dần sẽ tạo thành một thói quen tốt mà anh em không cần đến sự hỗ trợ của báo thức.
7. Thói quen xấu trong quản lý tài chính cá nhân số 7. Dành nhiều thời gian bên người nghèo
Thói quen cuối cùng ảnh hưởng không tốt đến quản lý tài chính cá nhân của anh em. Đó là việc anh em đang dành thời gian quá nhiều với những người có điều kiện tài chính như hoặc kém hơn chúng ta.
Như anh em đã biết, muốn làm giàu thì chúng ta buộc phải sử dụng thời gian đúng cách. Mỗi ngày chỉ có 24h, ai cũng như ai, không hơn không kém. Vì vậy anh em càng phải tối ưu hóa hơn người khác thì mới nhanh chóng đạt được mục tiêu tự do tài chính.
Chúng ta muốn làm giàu thì cần sử dụng thời gian đúng cách để học tập. Đồng thời tích lũy kinh nghiệm, mối quan hệ và kiến thức. Phải tìm ra công thức quản lý tài chính cho riêng mình, giải quyết các vấn đề của bản thân cũng như xã hội. Hoặc tìm ra cách để đầu tư sinh lời tiền của chúng ta, đa dạng hóa thu nhập, kiếm tiền một cách thông minh.
Nếu chỉ mãi dành thời gian loanh quanh bên những người có level thấp hơn hoặc ngang hàng với mình. Cùng kiến thức, cùng quan hệ với mình thì rất khó để bản thân phát triển. Làm sao để lên level được? Làm sao nâng tầm bản thân được?
Thay vào đó hãy dành thời gian cho những thứ bổ ích hơn. Chẳng hạn như đọc sách, xem youtube, nghiên cứu, giao lưu với những cộng đồng lớn,… Đọc sách là một trong những kỹ năng rất quan trọng. Không chỉ là đọc mà là anh em đang trao đổi với chính tác giả về những chủ đề của họ. Những người đi trước, đã thực hành và đã thành công. Để anh em có thể học hỏi, tích lũy và phát triển bản thân hơn mỗi ngày.
Nhờ vậy anh em sẽ dần thấy bản thân đón nhận được nhiều cơ hội mới hơn, tốt hơn. Thay vì chúng ta chỉ mãi quẩn quanh với mạng lưới nhỏ bé của mình. Mở rộng ra, thiết lập mối quan hệ với những người đi trước, thành công. Học hỏi từ người khác cũng là cách giúp bản thân tối thiểu hóa rủi ro trong những lần thử nghiệm.
Kết luận
Trên đây là 7 thói quen xấu trong quản lý tài chính cá nhân mà chúng ta ai cũng rất dễ gặp phải. Bài viết không chỉ là những chia sẻ góc nhìn của Cú tới anh em. Mà còn là cách để Cú tự nhắc nhở bản thân phải tuân thủ kỷ luật hơn, sống quy tắc hơn.
Hy vọng sau bài viết này anh em nếu cũng đang gặp phải 1 trong những thói quen này. Hãy cùng Cú nghiệm lại và cố gắng loại bỏ càng sớm càng tốt. Thiết lập cho bản thân một thói quen xây dựng và quản lý tài chính phù hợp. Kỹ năng là những thứ đòi hỏi chúng ta phải học và rèn luyện. Để có được kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt cũng vậy. Anh em nhé!
Sau cùng, nếu đọc bài viết này vẫn còn nhiều thắc mắc. Anh em có thể inbox về Fanpage cho Cú để hỏi trực tiếp. Cú sẽ trả lời chi tiết nên anh em không việc gì phải ngại đâu nhé.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về đầu tư chứng khoán. Nhất là với những anh em F0 mới vào thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như tài chính. Sẽ biết thêm phương pháp lọc cổ phiếu có dòng tiền tốt. Làm sao để hoạt động đầu tư của mình, phân bổ danh mục càng hiệu quả, càng tốt nhé.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969