Cách phân bổ và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả cho F0
Sau khi tìm hiểu những khái niệm cơ bản về chứng khoán. Cũng như học cách đầu tư từ A – Z qua những bài viết trước của Cú. Chắc hẳn anh em cũng có những định hình sơ khai về đầu tư chứng khoán rồi đúng không? Tuy nhiên, để có thể bắt đầu đầu tư. Hay nói cách khác là sử dụng vốn của mình vào chứng khoán. Anh em cần phải biết cách phân bổ nó như thế nào cho phù hợp. Thì bài viết này sẽ cung cấp cho anh em những kiến thức về việc phân bổ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Mở đầu
Một chủ đề mà có lẽ hầu hết các bạn F0 khi mới vào thị trường không ai không thắc mắc. Đó chính là cách giúp nhà đầu tư quản trị dòng tiền và phân bổ danh mục đầu tư hiệu quả. Vậy:
– Khi đầu tư chứng khoán, chúng ta sẽ cần phải chú ý tới những yếu tố nào?
– Nguyên tắc nào để chúng ta quản lý vốn và quản lý danh mục đầu tư là gì?
– Là một nhà đầu tư F0 chúng ta nên phân bổ dòng tiền và danh mục như thế nào cho phù hợp?
…
Tất cả sẽ được Cú chia sẻ qua các phần chính của bài viết như dưới đây. Anh em theo dõi cùng Cú để nắm rõ các nguyên tắc trong quản lý danh mục đầu tư nhé.
Phần 1. Khái niệm Danh mục đầu tư là gì trong chứng khoán?
Danh mục đầu tư trong chứng khoán là tập hợp các mã chứng khoán mà nhà đầu tư đang nắm giữ. Bao gồm các mã thuộc cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… Như trong bài viết Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z Cú từng đề cập về 4 loại chứng khoán. Nếu anh em nào chưa đọc, có thể bấm vào link Cú gắn ở đây. Để tham khảo những kiến thức, khái niệm căn bản nhất trong chứng khoán.
Ví dụ như danh mục đầu tư các mã cổ phiếu của anh em sẽ có những gì? Đó là tập hợp những mã cổ phiếu anh em mua sau khi phân tích và lựa chọn doanh nghiệp. Danh mục này sẽ không giới hạn bao nhiêu mã, tùy thuộc vào số lượng anh em mua và số vốn anh em có.
Chẳng hạn như hình Cú minh họa là các mã chứng khoán được niêm yết trên sàn HOSE. Anh em mua mã nào thì mã đó sẽ được liệt kê trong danh mục đầu tư của anh em.
Với những anh em mới bắt đầu học đầu tư chứng khoán và chưa mở tài khoản, mua cổ phiếu. Anh em cũng có thể mở tài khoản để theo dõi các mã cổ phiếu này. Rồi sau một thời gian học, phân tích,… có thể mua và hình thành danh mục đầu tư cho riêng mình.
Anh em có thể mở tài khoản miễn phí hoàn toàn online qua app TCBS. Cú đã trải nghiệm nhiều app chứng khoán thì thấy em này khá nhiều tiện ích. Đồng thời cũng dễ dàng sử dụng nên anh em có thể yên tâm trải nghiệm.
Cú sẽ để link đăng ký tài khoản miễn phí ở đây, anh em có thể mở tài khoản: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng: 105C912839
Bây giờ thì cùng Cú chuyển qua phần tiếp theo, là trọng tâm nội dung bài viết nhé.
Phần 2. Chia sẻ kinh nghiệm cho các nhà đầu tư F0 về một số nguyên tắc phân bổ dòng tiền phù hợp
2.1. Bản chất khi đầu tư chứng khoán
Chắc hẳn anh em nào đã follow Cú từ trước thì sẽ thấy có một điều Cú nhắc đi nhắc lại rất nhiều. Đó là chứng khoán là một kênh đầu tư lợi nhuận cao như rất rủi ro.
Rủi ro cao ở đây là do nhiều yếu tố và chủ yếu là đến từ biến động của thị trường. Ngoài ra sẽ không tránh khỏi các yếu tố như tâm lý nhà đầu tư, lừa đảo trên thị trường,… Như bất cứ kênh đầu tư nào. Đơn giản vì không một thị trường nào là không có tính 2 mặt. Đúng không anh em?
Về mặt dài hạn cùng kinh nghiệm theo sát thị trường hơn 15 năm nay. Cú có thể khẳng định rằng thị trường luôn luôn thắng. Nhưng trong ngắn hạn thì chúng ta sẽ không thể đoán được sự biến động, tăng giảm của thị trường. Vậy nên nếu đầu tư vào chứng khoán thì về mặt ngắn hạn chắc chắn sẽ không đoán trước được điều gì.
Chính vì vậy, khi các bạn F0 đầu tư vào chứng khoán. Và mong rằng 3 tháng, 6 tháng, hay 1 năm sau rút ra có lời. Thì Cú nghĩ rằng kỳ vọng này khó có thể thành hiện thực. Hoặc không thể lúc nào cũng có thể thành hiện thực được.
Bởi vì chúng ta là F0, chúng ta chưa hiểu hết thị trường. Khoảng thời gian một năm cũng không thể học hết được bản chất thì làm sao có thể sinh lời ngay như vậy. Ngoại trừ các yếu tố như may mắn, hên xui.
2.2. Cách phân bổ dòng tiền trong đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư F0
Chắc anh em cũng đã hiểu được bản chất khi đầu tư chứng khoán ngắn và dài hạn. Nên khi đầu tư vào chứng khoán, chúng ta nên sử dụng dòng tiền có thể để được lâu dài. Là dòng tiền mà chúng ta chưa cần sử dụng gấp. Hay hiểu đơn giản là tiền nhàn rỗi.
Còn với những bạn đã có một công việc chính như văn phòng, kinh doanh,… Thì có thể tiết kiệm một khoản tiền riêng cho việc đầu tư chứng khoán.
Ví dụ như thu nhập 1 tháng của anh em rơi vào khoảng 20 triệu. Thì anh em sẽ phân bổ tiền như thế nào?
Ở đây có anh em nào đã nghe về mô hình 4 chiếc lọ hoặc 6 chiếc lọ chưa nhỉ? Ở đây Cú sẽ ví dụ về 4 chiếc lọ và anh em có thu nhập 20 triệu/ tháng.
2.2.1. Chiếc lọ thứ nhất: Phân bổ dòng tiền cho đầu tư
Chiếc lọ thứ nhất để đầu tư cho chứng khoán, cho tương lai của chúng ta. Mỗi tháng chúng ta có thể bỏ ra 5-10% thu nhập cho vào chiếc lọ này. Tức là tầm 1-2 triệu/tháng. Còn nếu thu nhập thấp hơn thì 500-1 triệu/tháng cũng được.
Đây sẽ là chiếc lọ để anh em tích lũy tiền cho các khoản đầu tư chứng khoán, sinh lời của mình.Vì trong tương lai chúng ta sẽ cần một dòng tiền bền vững để trang trải nhiều thứ. Do đó cần ưu tiên chiếc lọ thứ nhất này trước.
Còn nếu ngay khi mới nhận lương, anh em sử dụng tiền đó đi ăn chơi, mua sắm,… Thì không mấy chốc cũng bay cả tháng lương mà chưa kịp tiết kiệm làm gì. Vì vậy nguyên tắc số 1 là luôn dành tiền đầu tư, tiết kiệm trước khi chi tiêu.
2.2.2. Chiếc lọ thứ hai: Phân bổ dòng tiền cho chi phí sinh hoạt
2.2.2.1. Chi phí sinh hoạt
Sau khi phân bổ thu nhập cho khoản đầu tư, tiết kiệm, chúng ta sẽ bắt đầu phân bổ kế hoạch chi phí, chi tiêu. Nó sẽ bao gồm những loại chi phí cơ bản hàng ngày. Chẳng hạn như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, ăn uống,…
Vì sao phải có chiếc lọ này? Vì chúng ta không thể chi tiêu một cách không có sắp xếp, kế hoạch. Như vậy sẽ thanh chóng hết 1 tháng lương mà vẫn cảm giác “chưa tiêu gì sao đã hết tiền”. Bởi vì chúng ta rất dễ gặp đâu mua đấy, mua sắm bốc đồng,… Vì vậy việc lên kế hoạch phân bổ chi tiêu sẽ giúp chúng ta kiểm soát tốt túi tiền hơn.
2.2.2.2. Bảo hiểm sức khỏe
Có một vấn đề rất quan trọng nhưng chúng ta thường ít khi chú ý hay chuẩn bị trước. Đó là sức khỏe. Thường thì khi gặp vấn đề chúng ta mới quan tâm đến nó. Nhưng thường những vấn đề sức khỏe lại tiêu tốn khá nhiều chi phí của anh em.
Chẳng hạn một ngày nào đó sức khỏe của anh em hoặc người thân, bạn bè,… Hay bất kỳ ai mà gặp vấn đề nghiêm trọng không lường trước được. Phải đi thăm khám, phẫu thuật, nhập viện, nằm viện dài ngày,… thì sẽ rất tốt kém.
Khi đó anh em nào làm ở những công ty tốt, có chế độ bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên. Anh em hoàn toàn có thể yên tâm.
Còn với những anh em chưa có bảo hiểm sức khỏe thì nên chú ý. Dành ra vài triệu/năm mua 1 gói bảo hiểm sức khỏe.
Chú ý là bảo hiểm sức khỏe khác với gói bảo hiểm nhân thọ vài chục triệu nhé. Chẳng hạn như Cú đang sử dụng gói hơn 2 triệu bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt. Khi thăm khám, phẫu thuật, nằm viện,… bảo hiểm sẽ chi trả hầu hết các khoản phí chỉ cần anh em cấp đủ hóa đơn điện tử có dấu đỏ.
2.2.3. Chiếc lọ thứ ba: Phân bổ dòng tiền cho việc học
Khoản thứ 3 mà Cú muốn nhắc đến ở đây là đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng của bản thân. Tức là đầu tư vào việc học.
– Mua sách, tài liệu
– Đăng ký khóa học
– Sử dụng tiền để thực hành các kỹ năng,…
Có rất nhiều cách để chúng ta nâng cao những kỹ năng còn thiếu của bản thân. Khoản đầu tư này với Cú là khoản đầu tư không bao giờ lỗ.
Cũng giống như Cú từng nghe đâu đó câu nói:
“Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức.
Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm.
Không kiếm được kinh nghiệm, thì kiếm được trải nghiệm.
Khi kiếm được những thứ trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.”
Vậy mới nói việc đầu tư vào kiến thức, kỹ năng, chuyên môn chưa bao giờ là dư thừa. Không vận dụng được vào việc này anh em cũng có thể làm được việc khác. Cơ hội đa dạng hóa nguồn thu nhập, sự nghiệp cũng rộng mở hơn,…
Còn nếu anh là nhà đầu tư F0, đang tìm kiếm khóa học chứng khoán. Anh em cũng có thể tham khảo các khóa học qua mạng xã hội. Đồng thời Cú cũng đang cung cấp Khóa học chứng khoán căn bản cho nhà đầu tư mới. Nếu quan tâm anh em có thể inbox nhận tư vấn miễn phí theo đường link màu xanh.
2.2.4. Chiếc lọ thứ hai: Phân bổ dòng tiền cho vui chơi, giải trí
Khoản cuối cùng là khoản dành cho vui chơi, giải trí. Chúng ta không thể mãi làm, mãi đẩy bản thân vào vòng xoáy tiền bạc, deadline,… đúng không.
– Ai cũng cần có những khoảng thời gian dành riêng cho bản thân và những mối quan hệ xung quanh.
– Ai cũng cần nạp lại năng lượng sau chuỗi ngày nỗ lực làm việc, kiếm tiền, phát triển bản thân,…
Tuy nhiên, ăn chơi cũng cần có kế hoạch, có chừng mực. Tức là ăn chơi trong phạm vi khả năng cho phép.
Chính vì vậy chiếc lọ thứ 4 ra đời và không kém phần quan trọng. Thu nhập 50 triệu/ tháng chơi kiểu 50 triệu, thu nhập 10-20 triệu/ tháng ăn chơi kiểu khác,… Miễn là chúng ta dành ra một khoản tiền đủ cho nhu cầu vui chơi giải trí. Và chi tiêu trong khoản cho phép đó để không ảnh hưởng đến các lọ chi tiêu còn lại.
Còn thu nhập cao bao nhiêu hay chỉ ở mức vừa phải nhưng ăn chơi quá đà. Tháng nào cũng tiêu hết tháng đó. Không còn tài chính để làm việc này việc kia thì rất khó có thể phát triển về lâu dài. Hay nói gì là nghĩ đến tự do tài chính trong tương lai.
2.3. Kết luận phần 2
Vậy mới nói, đôi khi việc thu nhập nhiều hay ít chưa hẳn là vấn đề chính. Mà còn phụ thuộc vào cách chúng ta phân bổ chúng như thế nào. Thế nên anh em F0 lưu ý phần này cùng Cú nhé.
Việc đầu tiên trước khi đi vào phân bổ danh mục đầu tư, chúng ta cần làm gì? Cần biết cách phân bổ tiền mà chúng ta kiếm được hàng tháng một cách phù hợp. Như vậy sẽ đảm bảo chúng ta có một dòng tiền đầu tư an toàn và ổn định trong dài hạn. Từ đó sẽ dễ sinh lời hơn và tốt hơn trong tương lai dài cho anh em.
– Thứ nhất là ưu tiên đầu tư.
– Thứ hai là thanh toán các khoản chi phí.
– Thứ ba là đầu tư vào việc học, phát triển bản thân.
– Và cuối cùng là những khoản dành cho việc giải trí, ăn chơi của chúng ta.
Sau khi đã phân bổ được dòng tiền ổn định vào 4 chiếc lọ, chúng ta sẽ chuyển sang lọ đầu tư. Tức là khi đã có một khoản tiền nhất định hàng tháng cho việc đầu tư thì sẽ làm gì tiếp theo? Chúng ta sẽ đầu tư vào đâu, chọn những loại chứng khoán nào? Phân bổ danh mục đầu tư như thế nào cho phù hợp? Cùng Cú chuyển sang phần tiếu theo nhé.
Phần 3. 3 nguyên tắc khi phân bổ và quản lý danh mục đầu tư
Như Cú đã trình bày, đầu tư chứng khoán không phải trò chơi cảm xúc “một ăn cả, ngã về không”. Mỗi một quyết định giao dịch hay phân bổ nguồn vốn đều cần phải có nguyên tắc riêng.
Việc anh em phân bổ danh mục đầu tư theo nguồn vốn của mình cũng vậy.
– Không phải mã nào cũng có thể cho vào danh mục.
– Cũng không phải nghe ai phím mã nào cũng mua mã đó.
Mà tất cả đều phải có sự tính toán riêng để tránh tiền mất tật mang. Thậm chí còn cháy tài khoản, tay không làm nên đống nợ.
Dưới đây là 3 nguyên tắc khi phân bổ danh mục trong đầu tư chứng khoán mà Cú vẫn thường áp dụng. Cùng Cú tìm hiểu xem là 3 nguyên tắc gì nhé.
3.1. Nguyên tắc thứ nhất: Định vị bản thân muốn gì?
Nguyên tắc thứ nhất là định vị xem anh em muốn điều gì? Muốn thị trường chứng khoán sinh lời bao nhiêu %? Muốn tài sản anh em bỏ ra đầu tư sẽ tăng bao nhiêu % sau 1 năm? Và chúng ta chấp nhận được rủi ro đến đâu,…?
– Khi anh em đầu tư vào tiền gửi, 1 năm rơi khoảng 6-7%.
– Đầu tư vào trái phiếu lãi suất cũng khoản tầm 8-10%/năm. Cũng có doanh nghiệp phát hành với mức 11-12%/năm nhưng đương nhiên sẽ đi kèm với rủi ro. Nhưng trái phiếu thời điểm hiện tại đang rất nhiều vấn đề nên có lẽ cũng khá khó khăn để đầu tư.
– Chứng khoán khác. Chẳng hạn như cổ phiếu trên sàn, chứng khoán cơ sở với những cổ phiếu tốt. Với những cổ phiếu đó anh em có thể đầu tư và kỳ vọng mức sinh lời 20-25%/năm.
Hay nếu anh em đầu tư dài hơn, lâu hơn, một cách năng động, tích cực,… Hay lướt sóng đầu cơ theo trend của thị trường thì có thể kỳ vọng mức sinh lời cao hơn nữa. 30% hoặc hơn. Nhưng tất nhiên, sẽ yêu cầu anh em phải có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm. Yêu cầu anh em phải học nhiều hơn. Và còn tùy thuộc vào tính cách của anh em có thể chấp nhận rủi ro cao hay không,…
Một khi anh em nhận định được bản thân:
– Mong muốn mức sinh lời bao nhiêu?
– Rủi ro có thể chấp nhận được là bao nhiêu?
… nó sẽ quyết định việc anh em phân bổ danh mục đầu tư như thế nào cho phù hợp? Nên cho tài sản vào kênh đầu tư nào, bao nhiêu %?
3.2. Nguyên tắc thứ hai: Lựa chọn tài sản
Có một bạn gần đây inbox hỏi Cú rằng em muốn đầu tư sinh lời cao hơn tiền gửi ngân hàng. Nhưng ưu tiên cao nhất của bạn ấy là không được để mất tiền. Cụ thể là bạn có 500 triệu sau khi đi làm ở Hàn Quốc về.
Bây giờ bạn vẫn làm việc và tiết kiệm, tích lũy tài chính. Nhưng lại chưa biết đầu tư số tiền đó vào đâu để sinh lời.
Trước câu hỏi đó Cú cũng có chỉ cho bạn 2 hình thức:
– Một là đầu tư vào các mã cổ phiếu cơ bản trên sàn nhưng khả năng sinh lời thì khá cao. Bạn có thể lựa chọn ra một vài ngành nghề mình am hiểu nhất và nghiên cứu thử. Sau đó đầu tư vào nó, khoảng 70%.
Còn 30% có thể đầu tư vào các mã top 2, nhỏ hơn một chút. Nhưng đương nhiên phải có độ tăng trưởng nhanh hoặc ổn định.
Bạn có thể sử dụng dòng tiền đó mua rải đều ra trong vòng vài tháng. Khi cảm thấy tự tin, có thể mua dần, mua dần thêm. Đồng thời mức độ rủi ro của tài sản này cũng thấp hơn so với các loại khác.
(Phần này Cú từng có một bài viết riêng post trên Fanpage. Anh em có thể click vào link Cú để dưới đây và tham khảo nhé:
Còn với những bạn rất an toàn, chắc chắn không muốn mất tiền thì làm sao? Chỉ còn một cách là đầu tư vào tiền gửi mà thôi.
Hoặc đầu tư vào trái phiếu của những doanh nghiệp lớn, cực lớn trên thị trường. Để đảm bảo không rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ hay phá sản. Lãi suất sẽ cao hơn ngân hàng và thấp hơn cổ phiếu, rơi vào 8-10% năm. Nhưng như Cú nói phía trên thì thời điểm này để đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp là rất nhiều vấn đề bất cập
Đây cũng nguyên tắc thứ 2 trong phân bổ danh mục đầu tư sau khi anh em đã xác định được mục tiêu. Chứng khoán cơ bản, trái phiếu hay chứng chỉ quỹ,… Hay thậm chí anh em có thể phân bổ qua bất động sản, vàng, bitcoin,…
Tùy vào số lượng tài sản anh em càng lớn thì sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Còn nếu tài sản ít thì ít lựa chọn hơn trong việc phân bổ danh mục đầu tư.
3.3. Nguyên tắc thứ ba: Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Nguyên tắc 3 trong việc quản lý danh mục đầu tư cũng không kém phần quan trọng. Đó là sau khi phân bổ danh mục đầu tư, anh em cần review lại danh mục của mình. Tức là chúng ta sẽ quản trị danh mục đầu tư của mình.
Vậy lý danh mục đầu tư hiệu quả bằng cách nào?
– Nếu anh em mua cổ phiếu nhờ việc nhận định được đó là cổ phiếu top 1 của ngành. Nhưng trong dài hạn vì tình hình kinh doanh thay đổi nên không còn là top 1 nữa. Khi đó chúng ta phải bán cổ phiếu đó để chuyển sang một doanh nghiệp khác ngon hơn. Đó chính là cách anh em quan sát và review lại danh mục của mình.
– Hoặc chúng ta mua cổ phiếu tăng trưởng. Nhưng trong dài hạn khi review lại chúng ta thấy rằng nó không đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng đặt ra nữa. Doanh nghiệp thay đổi về mô hình kinh doanh, về ban lãnh đạo,… Đội ngũ ban lãnh đạo giỏi mà anh em tin tưởng không còn ở công ty nữa. Hay hoạt động kinh doanh chậm lại vì xuất hiện nhiều đối thủ đáng gờm hơn. Họ mạnh hơn, vượt trội hơn và phát triển hơn trên thị trường,…
Vô vàn các lý do dẫn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp anh em lựa chọn chậm lại. Khi đó anh em phải có sự review lại và tái cơ cấu. Chúng ta sẽ tái cơ cấu sang những mã phù hợp. Nói đơn giản là vẫn tiêu chí cũ như mã mới. Hoặc có thể nếu muốn, anh em cũng có thể xây dựng lại tiêu chí mới cho phù hợp.
Sở dĩ bước này quan trọng trong việc quản lý danh mục đầu tư là vì thị trường chứng khoán liên tục thay đổi. Đi cùng với đó là hoạt động của doanh nghiệp. Trước sự thay đổi, phát triển luân phiên của các ngành nghề. Chúng ta đòi hỏi phải có sự review lại theo từng giai đoạn để tránh sự tụt hậu. Đồng thời tránh việc nắm giữ những mã không còn tiềm năng trong danh mục của mình.
Phần 4. Một số kinh nghiệm khác cho F0 trong quản lý danh mục đầu tư
4.1. Trong quản lý danh mục đầu tư, có nên mua nhiều mã cùng 1 ngành không?
Một vấn đề cũng liên quan trực tiếp đến quản lý danh mục đầu tư. Vấn đề này Cú nhận được khá nhiều câu hỏi từ các anh em trên kênh Youtube của mình. Đó là có nên đầu tư nhiều mã cùng 1 ngành không?
Theo kinh nghiệm cá nhân của Cú thì anh em nên hạn chế việc đầu tư nhiều mã cùng 1 ngành. Vì sao lại vậy?
Thị trường chứng khoán có hơn 1800 mã niêm yết của rất rất nhiều doanh nghiệp. Và được chia ra rất nhiều nhóm ngành. Mỗi nhóm ngành sẽ có những doanh nghiệp top đầu. Và nếu anh em đang là F0, chưa hiểu biết nhiều thì không nên đầu tư nhiều mã 1 ngành.
Thay vì đó anh em có thể lựa chọn vài ngành nổi bật. Rồi từ những ngành nổi bật đó lại chọn những mã top 1, top 2. Phải thật sự nổi trội, phát triển tốt, dòng tiền ổn định,… Có như vậy thì khả năng thắng và sinh lời của anh em sẽ cao hơn.
Còn nếu anh em mua nhiều mã trong 1 ngành. Mua những mã nhỏ hơn,… thì phải nhìn thấy được tiềm năng tăng trưởng và mô hình kinh doanh của nó. Hoặc một lợi thế đặc biệt nào đó có thể giúp nó có khả năng tăng trưởng thành top 1, top 2. Khi đó mới nên lựa chọn đầu tư.
Còn nếu đầu tư nhiều mã trong 1 ngành thì gần như theo trường phái quỹ đầu tư, quỹ chỉ số. Chẳng hạn như các quỹ có thể mua 1 loạt mã dầu khí và bán lại cho những nhà đầu tư khác. Nhưng xét về hiệu quả thì chỉ theo hiệu quả của cả ngành mà thôi. Trừ khi anh em thấy ngành đó cực kỳ tăng trưởng. Chẳng hạn như những quỹ mạo hiểm đầu tư vào ngành công nghệ.
Vậy nên nếu chúng ta là những nhà đầu tư cá nhân và đang muốn tối ưu tiền nhàn rỗi. Thì chỉ nên chọn những cổ phiếu top 1, top 2 trong vài ngành lớn để trải nghiệm mà thôi.
4.2. F0 là sinh viên thì nên phân bổ và quản lý danh mục đầu tư như thế nào với vốn 1 triệu/tháng? Có nên mua ETF hay không?
Một câu hỏi nữa mà Cú nhận được đó là “Em là sinh viên thì nên phân giỏ hàng như thế nào với vốn 1 triệu/tháng? Có nên mua ETF hay không?”
Trong số các anh em F0 chắc hẳn cũng có những bạn là học sinh, sinh viên. Thường sẽ có số vốn ít. Thậm chí là anh em đi làm nhưng thu nhập chưa cao. Và mỗi tháng chúng ta có khoảng 1 triệu tiết kiệm để đầu tư. Vậy thì nên phân bổ danh mục như thế nào cho phù hợp và an toàn.
4.2.1. Chứng chỉ quỹ ETF
Cú thấy ETF cũng là một trong những kênh đầu tư mà anh em có thể thử. Bởi vì ETF có một lợi thế là đi theo lợi nhuận chung của cả thị trường. Anh em mỗi tháng chỉ cần phân bổ tiền đều đặn vào, tối thiểu là 10k như đầu tư quỹ trên app TCBS.
Về phần này, nếu anh em nào chưa có app chứng khoán TCBS thì có thể mở để trải nghiệm nhé. Hoàn toàn miễn phí và mọi thủ tục đều online nên rất thuận tiện.
Cú sẽ để link đăng ký tài khoản miễn phí ở đây, anh em có thể mở tài khoản: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng nhé: 105C912839
Sau khi mở, muốn đầu tư vào chứng chỉ quỹ ở trên này anh em có thể tham khảo hướng dẫn của Cú. Cú có hướng dẫn chi tiết trong bài viết sau.
– Chứng chỉ quỹ ETF là gì? Hướng dẫn A-Z đầu tư tích sản vào ETF: http://cuthongthai.vn/chung-chi-quy-etf/
4.2.2. Cổ phiếu
Đó là dành cho những anh em muốn tháng nào đầu tư đều đặn tháng đó với số vốn 1 triệu. Còn nếu muốn đầu tư vào cổ phiếu, liệu có được không?
Tất nhiên là có, anh em có thể tích lũy và cho số tiền đó vào 1 quỹ nhất định. Cú gọi chung là quỹ đầu tư nhé. Đều đặn mỗi tháng cho đến khi anh em đủ tiền đầu tư vào mã cổ phiếu mình muốn.
Khi tích lũy đủ, anh em có thể lựa chọn mã cổ phiếu phù hợp, phân tích và đầu tư vào nó. Đương nhiên vẫn áp dụng những nguyên tắc phân bổ và quản lý danh mục đầu tư mà Cú đã nói trên. Kiên trì học hỏi, tuân thủ nguyên tắc, anh em sẽ làm được những điều mình muốn.
Còn nếu không có nhiều thời gian quan sát thị trường, phân tích doanh nghiệp,… Thì ETF vẫn là lựa chọn tốt hơn cho anh em.
Kết luận
Vậy là Cú vừa chia sẻ tới anh em những kinh nghiệm cũng như nguyên tắc quan trọng. Hy vọng với những gì Cú chia sẻ sẽ có ích cho việc quản lý danh mục đầu tư. Cũng như việc phân bổ và cơ cấu danh mục của anh em.
Còn nếu muốn đi vào từng tình huống cụ thể thì Cú nghĩ chúng ta sẽ phải nghiên cứu thêm. Khi đó mới có những nguyên tắc riêng dựa trên những nguyên tắc chung này:
– Thứ nhất là định vị bản thân bằng cách xác định mong muốn lợi nhuận khi đầu tư. Đồng thời là mức rủi ro có thể chấp nhận khi tham gia chứng khoán.
– Nguyên tắc số 2 chính là lựa chọn tài sản phù hợp để đầu tư. Tiền mặt, tiền gửi, trái phiếu, chứng chỉ phiếu hay cổ phiếu,…
– Cuối cùng trong quản lý danh mục đầu tư là review danh mục. Mục đích là để xem những tài sản đó trong trung và dài hạn,… Có còn đáp ứng tiêu chí ban đầu của chúng ta hay không. Nếu đáp ứng, chúng ta sẽ tiếp tục nắm giữ. Còn không, chúng ta có thể cân nhắc để chuyển sang mã khác phù hợp hơn.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em nào là nhà đầu tư mới, nhà đầu tư F0 hay bất kỳ anh em nào,… Chúng ta có thể ý thức được tốt hơn việc phân bổ và quản lý danh mục đầu tư. Làm sao để quản lý danh mục đầu tư càng hiệu quả, càng tốt nhé.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969