Phí giao dịch chứng khoán từ A-Z cho nhà đầu tư F0
Khi các nhà đầu tư bắt đầu giao dịch trên thị trường chứng khoán. Điều đầu tiên họ quan tâm là “giao dịch chứng khoán có mất phí không?” Và so sánh phí giao dịch chứng khoán giữa các công ty chứng khoán (CTCK). Đối với một số nhà đầu tư thì không xem trọng và để ý đến phí này lắm. Vì họ cho rằng các loại phí phải trả khi đầu tư chứng khoán này nhỏ và không đáng kể. Thực tế, nếu chọn đúng công ty chứng khoán với số tiền giao dịch hàng tỷ trở lên. Mỗi năm các nhà đầu tư cũng sẽ tiết kiệm được hàng chục triệu đồng thuế và phí khi giao dịch chứng khoán.
Hiện nay Việt Nam có 73 công ty chứng khoán đang hoạt động. Nên việc lựa chọn mở tài khoản tại công ty chứng khoán nào xem ra thực sự cũng khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn. Tuy nhiên việc này cũng rất dễ dàng. Theo Cú anh em cứ lựa chọn những công ty chứng khoán lớn nhất và rẻ nhất (chi phí giao dịch thấp nhất) để mở tài khoản.
Vậy phí giao dịch chứng khoán là gì? Phí giao dịch chứng khoán của công ty nào thấp nhất?… Là câu hỏi cũng như thắc mắc không chỉ đối với nhà đầu tư mới mà cả nhà đầu tư lâu năm. Hôm nay Cú sẽ cho anh em biết tất tần tật về các loại phí trong giao dịch chứng khoán nhé! Tất cả sẽ được Cú giải đáp cụ thể và chi tiết qua bài viết ngay sau đây.
1. Khái niệm về phí giao dịch chứng khoán
1.1 Phí giao dịch chứng khoán là gì?
1.1.1 Khái niệm
Phí giao dịch chứng khoán là khoản phí mà khách hàng (nhà đầu tư) phải trả cho công ty chứng khoán khi giao dịch thành công (khớp lệnh mua và bán). Trên cơ sở sử dụng dịch vụ của công ty chứng khoán đó. Bởi vậy nên chi phí giao dịch chứng khoán đôi khi còn được gọi là phí môi giới chứng khoán. Thông thường, các giao dịch có giá trị càng lớn, phí giao dịch sẽ càng thấp. Tương tự với các khách hàng thân thiết, khách hàng quan trọng… thì chính sách phí cũng sẽ tốt hơn.
Ngoài ra, khi giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư còn phải chịu thêm các loại phí khác. Như phí lưu ký chứng khoán, phí ứng trước tiền bán chứng khoán, phí giao dịch ngoài sàn, phí dịch vụ tin nhắn SMS… Và một số khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp. Cú sẽ nói chi tiết ở các phần dưới đây sau.
Phí giao dịch chứng khoán được tính bằng phần trăm (%) giá trị giao dịch trong ngày của khách hàng. Mức phần trăm bao nhiêu là do công ty chứng khoán quy định. Và được điều chỉnh dựa trên độ lớn của tổng giá trị giao dịch trong ngày. Cũng như vị thế của khách hàng.
Ví dụ 1: Một khách hàng A trong ngày có đặt mua 1 lệnh duy nhất. Là lệnh mua 500 cổ phiếu VNM – VinaMilk với mức giá mua thành công là 148.000 đồng/cp. Thì tổng giá trị mua của khách hàng này trong 500 cổ phiếu x 148.000 đồng/cp = 74 triệu đồng. Giả sử mức phí mà khách hàng này phải chịu ở Công ty Chứng khoán X nào đó là 0,25%. Thì Phí giao dịch phải trả là: 74.000.000đ x 0,25% = 185.000đ.
1.1.2 Phí Giao dịch sẽ áp đầu Mua riêng và Bán riêng
Phí giao dịch chứng khoán là loại phí chiếm tỷ trọng lớn nhất. Xuất hiện khi có bất kỳ phát sinh giao dịch chứng khoán nào. Công ty chứng khoán sẽ thu cả hai chiều mua và bán dựa trên % giá trị giao dịch trong ngày của nhà đầu tư.
Với tổng số tiền giao dịch lớn thường có mức phí giao dịch thấp hơn. Đặc biệt ở một số công ty chứng khoán, nhà đầu tư khi giao dịch có thể thương lượng, đàm phán với công ty đó để có mức phí giao dịch thấp hơn. Mỗi công ty chứng khoán áp dụng mức phí giao dịch khác nhau.
Ngoài ra, nhà đầu tư còn cần lưu ý phí giao dịch sẽ còn phụ thuộc vào các chính sách khuyến mãi. Ưu đãi dành cho khách hàng VIP cũng như khách hàng mới. Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật thường xuyên trên website của công ty. Cũng như thông qua môi giới tư vấn.
1.1.3 Mức phí
Trước đó theo điều chỉnh của Thông tư số 241/2016/TT-BTC. Mức phí giao dịch được quy định trong khung từ 0,15% – 0,5% trên tổng giao dịch.
Với Thông tư 127/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2019. Bộ Tài chính đã quyết định loại bỏ mức sàn phí giao dịch. Và chỉ giới hạn mức trần là 0,5% trên tổng số tiền giao dịch. Chẳng hạn cũng với Lệnh giao dịch thành công mua VNM nói trên. Thì phí giao dịch tối đa được phép thu sẽ là: 74.000.000đ x 0,5% = 370.000đ (Khá cao). Thực tế là không có 1 Công ty Chứng khoán nào áp mức này cả.
Việc bỏ mức sàn (tối thiểu) phí giao dịch tạo điều kiện cho nhiều công ty chứng khoán đưa ra mức phí thấp. Hoặc miễn phí giao dịch để cạnh tranh. Điều này sẽ có lợi cho nhà đầu tư.
Các công ty chứng khoán như VPS – Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS (VPS), Công Ty TNHH Chứng Khoán Mirae Asset Việt Nam (MiraeAsset), Công ty Cổ phần chứng khoán Vina (VNSC)… đã từng áp dụng biểu phí giao dịch 0% trong thời gian ngắn sau khi Thông tư 127/2018/TT-BTC được ban hành. Tuy nhiên, chính sách trên không được nhiều CTCK triển khai trong dài hạn. Chỉ được triển khai trong một thời gian ngắn nhằm thu hút khách hàng.
Thực tế, mức phí giao dịch chứng khoán đang dao động trong khoảng 0,1% đến 0,35%. Các công ty chứng khoán lâu đời thường có mức phí cao hơn các công ty mới hoạt động. Vì đã có tệp khách ổn định nên không cần hạ phí để thu hút khách mới.
Ví dụ 2: Ví dụ về phí giao dịch:
Nhà đầu tư A đặt mua thành công 1.000 cổ phiếu X giá 43.000đ/cp. Tổng giá trị giao dịch trong ngày là 1.000 x 43.000đ = 43.000.000đ.
Phí giao dịch hiện tại là 0,2%, tương đương 43.000.000đ x 0.2% = 86.000đ. Tổng số tiền bạn phải trải là 43.000.000đ + 86.000đ = 43.086.000đ.
Sau đó, nhà đầu tư A quyết định bán 1.000 cổ phiếu, hiện đã tăng giá đến mức 50.000đ/cp. Lệnh bán thực hiện thành công với tổng giá trị là 1.000 x 50.000đ = 50.000.000đ. Phí giao dịch 0,2% áp dụng tương đương 50.000.000đ x 0,2% = 100.000đ.
Như vậy, tổng phí giao dịch phát sinh ở cả chiều mua và bán là: 86.000đ + 100.000đ = 186.000đ.
1.2 Hiện nay có công ty chứng khoán nào đang miễn phí giao dịch không?
Câu trả lời là Có. Hiện nay có 4 công ty chứng khoán còn áp dụng mức phí giao dịch 0% là:
- Công ty CP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS): được thành lập từ năm 2008. Là công ty con của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Techcombank là ngân hàng tư nhân lớn thứ 2 Việt Nam. Và là ngân hàng có vốn hóa lớn thứ 5 Việt Nam. TCBS thuộc Top 5 thi phí môi giới cổ phiếu lớn nhất trên sàn HOSE. TCBS đứng vị trí số 1 thị trường về lĩnh vực môi giới trái phiếu doanh nghiệp trong 6 năm liên tiếp từ 2016 – 2021. Từ năm 2019 đến nay, TCBS đã trở thành một trong những công ty chứng khoán có lợi nhuận lớn nhất. Và hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam. Kể từ ngày 01/01/2023, để tri ân khách hàng. TCBS miễn phí toàn bộ phí giao dịch (zero fee hay phí giao dịch 0%) cho tất cả khách hàng.
- Công ty CP Chứng khoán Pinetree: thành lập tháng 20/2002 có vốn điều lệ 815 tỷ đồng. Tiền thân là Công ty CP Chứng khoán HFT, và có tên như hiện nay từ tháng 11/2019. Là thành viên của Hanwha Group – Tập đoàn kinh tế hàng đầu Hàn Quốc. Có mức phí giao dịch chứng khoán là 0%. Hay nói cách khác là miễn phí giao dịch chứng khoán tại Pinetree.
- Công ty CP Chứng khoán DNSE (DNSE): tiền thân là Công ty CP Chứng khoán Đại Nam. Được thành lập từ 30/10/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 38 tỷ đồng. Tháng 7/2021, DNSE đã tăng vốn điều lệ thành công lên 1.000 tỷ đồng. Và trở thành 1 trong 27 công ty chứng khoán có vốn điều lệ hàng đầu Việt Nam.
- Công ty CP Chứng khoán AIS: thành lập tháng 09/2007 có vốn điều lệ 915 tỷ đồng. Hiện có ưu đãi là miễn phí phí giao dịch chứng khoán. Phí giao dịch 0% trong 3 tháng đầu. Sau 3 tháng thì áp dụng mức phí giao dịch trực tuyến là 0,1%.
Tuy nhiên dù có phí hay miễn phí thì nhà đầu tư luôn chịu một khoản phí cố định là 0,03% trên tổng giá trị giao dịch trong ngày. Đây là phí bắt buộc trả cho Sở giao dịch chứng khoán. Bao gồm Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – sàn HOSE. Và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội – sàn HNX theo quy định của Bộ Tài chính. Mức phí này thường đã bao gồm trong mức phí giao dịch của các công ty chứng khoán.
1.3 Một số điểm quan trọng nhà đầu tư cần chú ý về phí giao dịch chứng khoán
- Mức thu phí:
Không được vượt quá mức 0,5% của giá trị giao dịch và không quy định mức tối thiểu. Trên thực tế thì mức phí giao dịch hiện nay tại các CTCK nằm trong khoảng 0,1% – 0,35%. Các công ty chứng khoán lâu năm thường có mức phí cao hơn các công ty mới. Nguyên nhân là do đã có số lượng khách hàng ổn định. Nên không cần giảm phí để thu hút khách hàng mới.
- Phí được tính cả KHI MUA và cả KHI BÁN:
Khi mua cổ phiếu nhà đầu tư cũng phải mất phí, và khi bán nhà đầu tư cũng phải mất phí.
Chẳng hạn khi anh em mua 1 tỷ đồng cổ phiếu Vietcombank (VCB). Thì anh em phải trả 1 triệu đồng phí giao dịch. Khi anh em bán cổ phiếu này đi thì anh em phải trả thêm 1 triệu đồng (giả sử giá VCB đứng yên, không tăng không giảm). Vậy là sau 1 lượt mua và bán cổ phiếu VCB. Anh em mất 2 triệu đồng (đây là áp dụng cho mức phí thấp là 0,1%).
Với mức phí 0,15% thì số tiền phí phải trả là 3 triệu đồng cho cả lượt mua và bán.
Với mức phí 0,20% thì số tiền phí bạn phải trả là 4 triệu đồng cho cả 2 lượt mua và bán.
- Phí được tạm tính khi đặt lệnh và được thực thu khi khớp lệnh thành công
Phí giao dịch được hệ thống tạm tính ngay khi anh em đặt xong lệnh. Và được hiển thị cùng với các thông số khác. Anh em chỉ mất phí khi khớp lệnh thành công. Nếu khớp lệnh không thành công hoặc anh em hủy lệnh. Thì hệ thống sẽ hoàn lại tiền vào tài khoản của anh em.
Công ty chứng khoán chỉ được phép thu phí khi lệnh giao dịch đã thực hiện thành công. Trường hợp lệnh đó chưa khớp, anh em có thể hủy lệnh đó. Thì cả phí và giá trị lệnh đặt sẽ được hoàn lại ngay để anh em thực hiện đặt lệnh mua khác hoặc rút tiền về.
Ví dụ 3: Nhà đầu tư B trong buổi sáng đã mua thành công 500 cổ phiếu VNM giá 148.000 đồng là hết 74 triệu đồng. Đến buổi chiều, nhà đầu tư B đang có 200 cổ phiếu MWG (Thế giới Di động). Và quyết định bán giá 172.500 đồng tức là tổng giá trị bán là 34,5 triệu đồng.
Như vậy nếu giả sử nhà đầu tư giao dịch bên HSC thì với từng lệnh riêng lẻ nhà đầu tư B sẽ chịu mức phí giao dịch là 0,35%. Tuy nhiên đến cuối ngày giao dịch, nhà đầu tư B xem lại sao kê lịch sử giao dịch. Thì sẽ thấy hệ thống công ty chứng khoán sẽ tính lại mức phí cho nhà đầu tư theo mốc mới là 0,3%. Vì tổng giá trị cả mua bán trong ngày của nhà đầu tư là 74 triệu đồng + 34,5 triệu đồng = 108,5 triệu đồng. Ở mức lớn hơn >100 triệu đồng và nhỏ hơn < 300 triệu đồng. Và Phí giao dịch ngày hôm đó nhà đầu tư phải chịu sẽ là 108.500.000 đồng x 0,3% = 325.500 đồng.
Vậy nên, mức phí 0,35% lúc đặt riêng lẻ trong giờ giao dịch chỉ mang tính tạm thời tạm tính. Vì hệ thống của Công ty chứng khoán làm sao biết được là cuối cùng thì hết ngày hôm nay nhà đầu tư mua bán chính xác thành công tổng giá trị bao nhiêu đâu. Cứ phải hết ngày mới có số và bắt đầu tính được.
- Giao dịch càng nhiều tiền, mức phí càng rẻ hơn
Tùy theo chiến lược kinh doanh mà phí giao dịch của các công ty chứng khoán khác nhau. Và phí giao dịch của khách hàng sẽ được tính tạm thời theo từng giao dịch riêng lẻ. Mức phí này vào cuối ngày sẽ được quyết toán lại dựa trên lịch sử giao dịch của khách hàng (tổng số tiền giao dịch trong ngày).
Chẳng hạn: Anh em mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Công ty CP chứng khoán FPT (FPTS). Nếu trong một ngày tổng số tiền anh em giao dịch được tổng hợp lại như sau:
Dưới 200 triệu đồng thì mức phí là 0,15%. Từ 10 tỷ đến 15 tỷ thì mức phí là 0,1%. Từ 20 tỷ trở lên thì mức phí là 0,08%.
2. Cách tính phí giao dịch chứng khoán
2.1 Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở
Chứng khoán cơ sở là cụm từ để nói về các loại cổ phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam. Các loại cổ phiếu này được niêm yết và giao dịch trên các sàn giao dịch như HOSE, HNX và UPCOM. Nhà đầu tư có thể mua và bán các loại cổ phiếu trên thông qua các sàn giao dịch này.
Sở dĩ được gọi là chứng khoán cơ sở vì chúng là cơ sở để xác định mức giá cho các loại tài sản khác. Như chỉ số chứng khoán, chứng quyền, phái sinh.
Chẳng hạn: Chỉ số VN30 để mô tả về 30 mã cổ phiếu của 30 doanh nghiệp tại Việt Nam trên sàn giao dịch HOSE. Hay nói cách khác thì 30 mã cổ phiếu này là chứng khoán cơ sở cho ra kết quả của chỉ số VN30.
Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở sẽ gồm chứng khoán cơ sở mua với tiền của mình. Và sử dụng Margin (đòn bẩy tài chính/ đi vay) để mua.
a) Với nhà đầu tư không sử dụng Margin chứng khoán
Có nghĩa là có bao nhiêu tiền thì giao dịch bấy nhiêu.
Phí mua = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0,03% (phí trả cho sở giao dịch CK)
Phí bán = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0,03% (phí trả cho sở giao dịch CK) + 0,1% (thuế thu nhập cá nhân)
Ví dụ 4: Một khách hàng X trong ngày có đặt mua 1 lệnh duy nhất là Lệnh mua 500 cổ phiếu SAB – Sabeco. Với mức giá mua thành công là 190.000đ/cp. Thì tổng giá trị mua của khách hàng này trong 500 cổ phiếu x 190.000đ/cp = 95 triệu đồng. Giả sử mức phí mà khách hàng này phải chịu ở Công ty Chứng khoán A nào đó là 0,25%. Thì Phí giao dịch mua phải trả là: 95.000.000đ x 0,25% = 237.500 đồng.
Khi 2 tuần sau mua, nhà đầu tư thấy SAB nhích nhẹ lên giá 200.000đ/cp. Và đã quyết bán để chốt chút lời. Lúc này Tổng giá trị bán là 500 x 200.000đ = 100 triệu đồng. Vẫn ở Công ty Chứng khoán đó nên mức phí khi bán vẫn là 0,25%. Nên Phí giao dịch phải trả khi bán là: 100.000.000đ x 0,25% = 250.000đ.
Ngoài ra khi bán, nhà đầu tư X còn phải chịu thuế thu nhập cá nhân là: 100.000.000đ x 0,1% = 100.000đ.
Như vậy tổng mức phí khi bán là: 250.000đ + 100.000đ = 350.000đ. Như vậy kiếm được 5 triệu đồng từ 1 vòng mua bán thì đã mất 587,5 ngàn đồng cho phí. Khá tốn nếu ai thích kiểu mua đi bán lại suốt. Đặc biệt nếu chọn các Công ty Chứng khoán áp mức phí 0,35%. Thì mức phí còn lớn hơn rất nhiều 587,5 ngàn đồng.
b) Với nhà đầu tư sử dụng Margin (sử dụng đòn bẩy tài chính)
Phí mua = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0,03% (phí trả cho sở giao dịch chứng khoán).
Phí bán = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + Lãi vay Margin + 0,03% (phí trả cho sở giao dịch chứng khoán) + 0,1% (thuế thu nhập cá nhân)
Công thức tính lãi vay Margin:
Lãi vay margin = Số ngày vay x Số tiền vay x mức lãi (tính theo ngày)
Trong đó:
- Số ngày vay: là số ngày được tính từ ngày sử dụng margin đến ngày bán cổ phiếu. Lưu ý số ngày vay tính cả ngày nghỉ và ngày lễ.
- Số tiền vay: là khoản tiền vay, ví dụ tỷ lệ ký quỹ là 30%, nhà đầu tư có 30 triệu. Và công ty chứng khoán cho vay 70 triệu để mua cổ phiếu, thì 70 triệu là số tiền vay.
- Mức lãi: được tính theo biểu phí lãi margin chứng khoán. Phí vay lãi margin tùy thuộc theo từng công ty chứng khoán thu.
Lãi Margin được miễn lãi/phí phạt 01 ngày lịch. Margin bắt đầu tính lãi/phí phạt từ ngày thứ 02 trở đi.
Ví dụ 5: Cũng dựa vào ví dụ 4 ở trên. Trong trường hợp này, để mua 500 cổ phiếu SAB – Sabeco. Nhà đầu tư X đã sử dụng margin tỷ lệ 50% – 50%. Tức là trong tổng giá trị mua là 95 triệu đồng, thì X bỏ ra 47,5 triệu đồng. Còn lại 47,5 triệu đồng được công ty chứng khoán cho vay, với lãi suất 13%/năm.
Lúc này phí khi mua không thay đổi. Nhưng khi bán cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ phải trả thêm một khoản lãi vay margin như sau:
Lãi vay margin = 47,5 triệu đồng x 13% * 14 ngày / 365 = 236.849đ.
Như vậy:
Phí khi mua phải trả = 237.500đ.
Phí khi bán phải trả = 250.000đ + 100.000đ + 236.849đ = 586.849đ.
2.2 Cách tính phí giao dịch chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh được định nghĩa là một công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng. Mà trong đó giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào một hay nhiều loại tài sản cơ sở. Hiện tại, hình thức hợp đồng tương lai được chọn là sản phẩm đầu tiên triển khai trên thị trường phái sinh Việt Nam.
Cụ thể, hợp đồng tương lai xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền. Chuyển giao số lượng tài sản cơ sở vào thời điểm xác định trong tương lai với mức giá nhất định được thỏa thuận trước. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh cũng được quy định là chứng khoán, các chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác (thực phẩm, nông sản, kim loại…)
Hay hiểu một cách đơn giản hơn, tại thị trường Việt Nam. Các sản phẩm chứng khoán phái sinh cho phép nhà đầu tư đặt cược vào sự “tăng” hoặc “giảm” của tài sản cơ sở trong tương lai. Nếu sự thay đổi đó diễn ra đúng như dự đoán của nhà đầu tư, thì nhà đầu tư sẽ có lời.
Công thức tính các loại phí khi đầu tư chứng khoán phái sinh:
Phí đầu tư chứng khoán phái sinh = Phí công ty chứng khoán + Phí trả Sở + Phí trả VSD
Trong đó:
- Phí công ty chứng khoán: tùy theo mức thu của từng công ty chứng khoán.
- Phí trả Sở = 2.700đ/ hợp đồng.
- Phí trả VSD:
+ Quản lý vị thế: 2.550đ/HĐTL/tài khoản/ngày.
+ Quản lý tài sản ký quỹ: 0,0024% giá trị lũy kế số dư tài khoản ký quỹ (tiền + giá trị chứng khoán tính theo mệnh giá)/tài khoản/ngày.
Tối thiểu không thấp hơn 100.000đ/tài khoản/tháng.
Tối đa không quá 1.600.000đ/tài khoản/tháng.
Ví dụ 6: Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán phái sinh tại TCBS ngày 01/9/2022. Ngày 02/11/2022 mở 20 HĐTL chỉ số VN30. Trong phiên, nhà đầu tư đóng 8 HĐTL và chỉ còn nắm giữ 12 HĐTL. Tháng 11 có 31 ngày.
– Ngày 03/11/2021 NĐT đóng tiếp 2 vị thế, còn sở hữu 10 HĐTL.
– Ngày 15/11/2021 NĐT đóng nốt 10 HĐTL còn lại.
Như vậy NĐT sẽ phải nộp các loại phí sau:
- Phí giao dịch tại TCBS = 0 đồng (Miễn phí từ 01/01/2023 theo chương trình Zero Fee).
- Phí giao dịch trả Sở: Trả một lần vào sau ngày khớp lệnh.
– Ngày 2/11/2021: (20 + 8) x 2.700đ = 75.600đ.
– Ngày 3/11/2021: 2 x 2.700đ = 5.400đ.
– Ngày 15/11/2021: 10 x 2.700đ = 27.000đ.
- Phí trả cho VSD:
+ Phí quản lý vị thế: Trả hàng ngày cho các HĐTL còn nắm giữ trong ngày
– Ngày 2/11/2021: 12 x 2.550đ = 30.600đ.
– Ngày 3/11/2021: 10 x 2.550đ = 25.500đ.
– Từ 4/11/2021 đến 14/01/2021 mỗi ngày trả 25.500đ.
– Ngày 15/11/2021: 0đ do đã bán hết.
+ Phí quản lý tài sản ký quỹ: Cộng dồn hàng ngày và thu vào cuối tháng.
– Ngày 02/11 đến 03/11/2021 (1 ngày) NĐT ký quỹ 1 tỷ đồng.
Phí = 1 tỷ đồng x 1 x 0,0024% / 31 = 24.000đ.
– Ngày 3/11 đến 15/11/2021 (12 ngày) NĐT ký quỹ 800 triệu đồng.
Phí = 800 triệu đồng x 12 x 0,0024% / 31 = 230.400đ.
– Cuối tháng cộng lại tổng là 254.400đ, lớn hơn số tối thiểu nên sẽ thu 254.400đ.
Lưu ý:
– Để tránh mất nhiều Phí quản lý tài sản ký quỹ. Trong trường hợp anh em đang chờ cơ hội thị trường và chưa có nhu cầu giao dịch. Anh em nên rút hết tiền trên tài khoản ký quỹ tại VSD về Tài khoản phái sinh. Khi nào cần giao dịch thì anh em lại tiến hành nộp lại. Mặc dù có thể sẽ mất công và mất thêm phí nộp/ rút tiền ký quỹ. Nhưng anh em sẽ tiết kiệm được phần nào mức Phí quản lý tài sản ký quỹ phải nộp.
– Nếu đầu ngày bạn nộp tiền ký quỹ và cuối ngày rút ký quỹ về. Số dư tài khoản ký quỹ cuối ngày = 0 thì sẽ không bị tính Phí quản lý tài sản ký quỹ. Vì VSD chỉ tính Phí quản lý tài sản ký quỹ trên số dư tại cuối ngày. Nên cuối ngày số dư = 0 thì phí = 0. Tuy nhiên, anh em cũng cần chú ý rằng, 16h00 là hạn cuối trong ngày để nhà đầu tư rút tiền ký quỹ về. Số tiền chưa được thực hiện rút thành công vẫn bị tính Phí quản lý tài sản ký quỹ.
– Nếu giao dịch phát sinh lỗ, dù đã đóng hết vị thế. Cuối ngày không thể rút toàn bộ tiền trên tài khoản ký quỹ thì anh em vẫn phải trả Phí quản lý tài sản ký quỹ cho VSD. Ví dụ, nhà đầu tư có 20 triệu trên tài khoản ký quỹ, và lỗ 2 triệu. Cuối ngày, số tiền tối đa nhà đầu tư được phép rút về là 18 triệu. Như vậy, VSD vẫn tính Phí 1uản lý tài sản ký quỹ trên 2 triệu không thể rút về đó. Như vậy, anh em cần phải quản lý giao dịch và tài sản hợp lý để tránh phát sinh lỗ tại ngày cuối tháng. Từ đó khiến phải chịu khoản phí quản lý không đáng có.
3. Phí giao dịch tại các công ty chứng khoán lớn
Đa phần các công ty thường có mức phí giao dịch cố định cho loại hình giao dịch trực tuyến. Với giao dịch qua kênh khác, mức phí được chia ra nhiều mức tùy thuộc vào giá trị giao dịch của khách hàng.
Dưới đây là thông tin tham khảo về phí giao dịch tại một số công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn hiện nay (Dữ liệu được tổng hợp vào ngày 15/02/2023):
- Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI):
– Giao dịch trực tuyến: 0,25%.
– Giao dịch qua các kênh khác:
+ Dưới 100 triệu đồng: 0,35%.
+ Từ 100 đến dưới 500 triệu đồng: 0,3%.
+ Trên 500 triệu đồng: 0,25%.
- CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC):
– Giao dịch trực tuyến: 0,2%. Riêng giao dịch từ 1 tỷ đồng trở lên là 0,15%.
– Giao dịch qua các kênh khác:
+ Dưới 100 triệu đồng: 0,35%.
+ Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,3%.
+ Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25%.
+ Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,2%.
+ Từ 1 tỷ trở lên: 0,15%.
- CTCP Chứng khoán VNDIRECT (VND):
– Giao dịch trực tuyến: 0,1%.
– Giao dịch qua các kênh khác:
+ Giao dịch độc lập: 0,2%.
+ Giao dịch có hỗ trợ: 0,3%.
+ Giao dịch qua môi giới: 0,35%.
- Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS):
– Giao dịch trực tuyến: 0,12%
– Giao dịch qua các kênh khác:
+ Dưới 100 triệu đồng: 0,3% – 0,35%.
+ Từ 100 đên dưới 300 triệu đồng: 0,3% – 0,035%.
+ Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25% – 0,3%.
+ Từ 500 đến dưới 700 triệu đồng: 0,2% – 0,25%.
+ Từ 700 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,15% – 0,2%.
+ Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15%.
- CTCP Chứng khoán FPT (FPTS):
Dưới 2 tỷ đồng: 0,13%.
Từ 2 đến dưới 5 tỷ đồng: 0,12%.
Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng: 0,11%.
Từ 10 đến dưới 15 tỷ đồng: 0,1%.
Từ 15 đến dưới 20 tỷ đồng: 0,09%.
Từ 20 đến dưới 30 tỷ đồng: 0,08%.
Từ 30 đến dưới 50 tỷ đồng 0,07%.
Từ 50 tỷ đồng trở lên: 0,06%.
- Công ty cổ phần chứng khoán Kỹ thương (TCBS):
– Áp dụng 0,03% trên tất cả các kênh giao dịch. Đây là mức phí cố định nộp cho Sở giao dịch chứng khoán. Hiện tại TCBS miễn phí giao dịch từ 01/01/2023 theo chương trình Zero Fee để tri ân các khách hàng.
– Với khách hàng đăng ký sử dụng gói ưu đãi Wealth Pro hoặc Trial: 0,15%.
Anh em có nhu cầu mở tài khoản chứng khoán tại TCBS có thể truy cập tại đây nhé. Cách mở tài khoản được hướng dẫn cụ thể tại đây nữa.
- Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC):
– Gói tư vấn đầu tư trực tuyến: 0,15%.
– Gói chuyên gia tư vấn: 0,18%.
- Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta):
– Giao dịch trực tuyến (tự giao dịch): 0,1%.
– Giao dịch qua các kênh khác:
+ Dưới 100 triệu đồng: 0,3%.
+ Từ 100 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25%.
+ Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,2%.
+ Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15%.
Ngoài các công ty chứng khoán lớn. Các đơn vị có thị phần nhỏ hơn đang có xu hướng cạnh tranh bằng phí giao dịch. Trong đó, Công ty Chứng khoán Pinetree dùng chiến lược miễn phí giao dịch để thu hút khách hàng. Công ty Chứng khoán Apec cũng tung chính sách miễn phí giao dịch trọn đời cho khách hàng tham gia những gói tài khoản nhất định.
Mới đây, Công ty Chứng khoán AIS cũng có chính sách miễn phí giao dịch trong 3 tháng đầu cho các tài khoản mở từ tháng 4/2021. Hay Công ty chứng khoán DNSE đang tiên phong ứng dụng mô hình “Freemium” (Free & Premium) từ lâu đã nổi tiếng trên thế giới. Trở thành xu hướng của các sản phẩm số hiện nay. Và DNSE là là CTCK Việt đầu tiên áp dụng miễn phí trọn đời không kèm bất cứ một điều kiện ràng buộc nào về giá trị tài khoản lớn hay nhỏ.
Vì hiện nay chỉ quy định mức phí trần giao dịch chứng khoán là 0,5% trên tổng số tiền giao dịch trong ngày. Và quy định mức sàn đã bị loại bỏ tạo điều kiện cho các công ty cạnh tranh với nhau. Giảm mức phí giao dịch chứng khoán rẻ nhất có thể để thu hút khách hàng.
Thực tế thì không có công ty chứng khoán nào áp dụng mức phí là 0,5%. Vì mức phí này được xem là quá cao so với mặt bằng chung của thị trường. Mức phí giao dịch chủ yếu dao động trong khoảng từ 0,1% đến 0,35%. Mức phí này được đa số các công ty chứng khoán áp dụng.
Khi mở tài khoản chứng khoán, ngoài phí giao dịch, nhà đầu tư cần cân nhắc nhiều yếu tố. Trong đó có chất lượng tư vấn của công ty chứng khoán. Không thể khẳng định các công ty miễn phí giao dịch, giảm nhiều loại phí sẽ có chất lượng tư vấn thấp. Ngược lại, các công ty thu phí cao chưa hẳn là sự lựa chọn an toàn tuyệt đối cho nhà đầu tư.
Những ai đã có kiến thức nhất định, có tần suất giao dịch cao. Thì phí giao dịch thấp có thể là một ưu tiên. Nhưng với những nhà đầu tư F0 lần đầu tham gia thị trường. Thì chất lượng tư vấn và sự hỗ trợ của những công ty chứng khoán có thể là yếu tố đáng quan tâm.
4. Một số loại phí khác khi giao dịch chứng khoán
Thực chất thì trong chứng khoán có rất nhiều loại phí khác nhau. Trong đó phí giao dịch chứng khoán như đã đề cập ở trên là quan trọng nhất. Và được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán.
Dưới đây là một số loại phí khác khi giao dịch chứng khoán để các nhà đầu tìm hiểu thêm.
4.1 Phí lưu ký chứng khoán
Là khoản chi phí nộp cho VSD – Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. Để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán trên tài khoản của khách hàng tại các Công ty chứng khoán.
Phí này được quy định khác nhau giữa các công ty chứng khoán nhưng không quá 0,5 đồng/cổ phiếu/tháng. Và là phí các công ty chứng khoán thu hộ cho VSD. Hiện tại mức phí lưu ký chứng khoán phổ biến được đa số công ty chứng khoán áp dụng là 0,27 đồng/cổ phiếu/tháng. Phí lưu ký chứng khoán được tính trên số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ. Không phân biệt đó là mã cổ phiếu nào hay giá hiện tại là bao nhiêu.
Phí lưu ký chứng khoán là rất nhỏ, không đáng để nhà đầu tư quan tâm.
Ví dụ 7: Nhà đầu tư B sở hữu 10.000 cổ phiếu Vietcombank (VCB). Thì phí lưu ký 10.000 cổ phiếu VCB của bạn trong 1 tháng là: 0,27 đồng x 10.000 = 2.700 đồng.
Với chỉ 2.700 đồng (giá 1 gói mì tôm) là anh em đã đủ trả phí lưu ký cho 10.000 cổ phiếu. Thật sự là một con số rất rẻ phải không nào?
4.2 Phí ứng tiền trước
Do thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch T+2. Tức là sau 2 ngày mua cổ phiếu thì cổ phiếu mới về tài khoản để thực hiện giao dịch bán. Và sau 2 ngày bán tiền bán cổ phiếu mới về tài khoản. Do đó khi nhà đầu tư muốn sử dụng tiền bán cổ phiếu ngay sau khi bán thì phải ứng tiền từ công ty chứng khoán. Và phải chịu mức phí ứng tiền do công ty chứng khoán quy định.
Ví dụ 8: Phí ứng trước tiền bán của Công ty CP Chứng khoán SSI là 0,0389%/ngày (tối thiểu 50.000 đồng/lần ứng). Nếu nhà đầu tư bán cổ phiếu Vinamilk thu được 1 tỷ đồng. Nhưng trong 2 ngày sau (T + 2) thì 1 tỷ đồng mới về trong tài khoản. Sau khi bán xong nếu nhà đầu tư muốn SSI ứng trước 1 tỷ đồng để mua cổ phiếu ngay lúc đó.
Thì số tiền phí nhà đầu tư phải trả sau 2 ngày là: 1 tỷ đồng x 0,0389%/ngày x 2 ngày = 778.000 đồng.
4.3 Một số loại phí khác
- Phí chuyển quyền sở hữu: Có nghĩa là anh em đang sở hữu cổ phiếu hay trái phiếu tại một công ty chứng khoán nào đó. Nhưng muốn chuyển số chứng khoán đó cho người khác sở hữu. Thì phải có phí để bên công ty chứng khoán tiến hành việc chuyển quyền sở hữu.
- Phí tư vấn: Bên cạnh các dịch vụ môi giới thì các công ty chứng khoán còn có dịch vụ tư vấn. Cung cấp cho mọi người thông tin để mua bán chứng khoán, tư vấn nên mua loại nào, mua khi nào… thì phí tư vấn là để trả tiền cho người tư vấn đó.
- Phí nạp tiền: Muốn giao dịch chứng khoán trên các sàn mọi người phải nạp tiền vào tài khoản chứng khoán của mình để mua cổ phiếu/ trái phiếu. Và việc nạp tiền đó được tính phí dựa trên số tiền nộp đó.
- Phí rút tiền: Tương tự sau khi anh em đầu tư có lời hoặc không có nhu cầu giao dịch. Thì muốn rút tiền mặt hay rút tiền về tài khoản ngân hàng từ tài khoản chứng khoán đó. Thì phải trả phí cho việc rút tiền.
- Phí chuyển khoản chứng khoán: Bên cạnh việc nạp tiền, chuyển tiền, chuyển quyền sở hữu. Thì mọi người còn có có thể chuyển khoản chứng khoán như chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu cho 1 tài khoản chứng khoán khác. Quá trình đó sẽ được tính phí chuyển khoản chứng khoán.
- Phí cấp lại Sổ/ Giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Sau khi sở hữu 1 số lượng cổ phiếu, trái phiếu hay chứng chỉ ký quỹ. Thì bên công ty chứng khoán sẽ cấp cho mọi người sổ hoặc giấy chứng nhận đang có số lượng chứng khoán đó tại công ty. Và khi sổ hoặc giấy đó bị mất mọi người muốn cấp lại là phải mất phí.
- Phí phong tỏa chứng khoán: Không có nhu cầu giao dịch hay đang nghi ngờ tài khoản chứng khoán của mình có vấn đề. Thì có thể tiến hành phong tỏa tài khoản. Và số chứng khoán mà bản thân đang có đó, việc phong tỏa sẽ được tính phí.
- Phí xác nhận số dư tài khoản: Giống như xác nhận số dư tài khoản ngân hàng vậy. Để kiểm tra số dư tài khoản chứng khoán còn bao nhiêu thì cũng sẽ được tính phí theo phương thức xác nhận.
Và còn nhiều loại phí khác, nhưng trên đó là các mức phí cơ bản nhất nhà đầu tư nên nắm rõ khi giao dịch chứng khoán tại bất kỳ sàn giao dịch nào hiện nay ở Việt Nam.
5. Các loại thuế
5.1 Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ chuyển nhượng cổ phiếu
Là thuế nhà đầu tư phải nộp sau khi thực hiện bán cổ phiếu, áp dụng 0,1%/ giá trị bán khớp lệnh. Và mức thuế này sẽ chỉ đánh vào người bán ra, còn người mua sẽ không phải chịu. Tức là 1 vòng mua và bán thì sẽ có thêm đầu bán phải chịu thêm thuế 0,1%.
Ví dụ 9: Nhà đầu tư C sở hữu 10.000 cổ phiếu VCB có giá trị 1 tỷ đồng. Khi bán lượng cổ phiếu này ra thì Thuế thu nhập cá nhân C phải chịu là:
1 tỷ đồng x 0,1% = 1 triệu đồng.
Ví dụ 10: Khi anh em bán 1000 cổ phiếu TCB tổng giá trị giao dịch là 50.000.000đ. Giả sử nhà đầu tư sẽ mất 0,2% phí giao dịch chứng khoán tương đương 100.000đ theo tính toán mục phí giao dịch khi bán cổ phiếu.
Ngoài ra, nhà đầu tư sẽ mất thêm phần Thuế TNCN bán là 50.000.000đ * 0,1% = 50.000đ. Như vậy, tổng cộng thuế phí khi bán 1000 cổ phiếu TCB với giá 50.000đ/cp là :
100.000đ phí bán + 50.000đ thuế bán = 150.000đ.
Cuối cùng, nhà đầu tư thu về là 50.000.000đ – 150.000đ = 49.850.000đ.
5.2 Thuế cổ tức
⋅ Thuế cổ tức bằng tiền mặt
Thuế cổ tức bằng tiền mặt là loại thuế đánh vào toàn bộ các cổ tức bằng tiền mặt mà cổ đông được trả từ các công ty (nơi cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty đó) đó áp dụng 5% giá trị cổ tức là tiền mặt. Thông thường, thuế cổ tức bằng tiền mặt sẽ bị khấu trừ luôn tại nguồn (tức doanh nghiệp chi trả).
Cách thu thuế của cục thuế rất đơn giản, chỉ cho phép công ty niêm yết thực sự trả cho cổ đông 95% số tiền mặt nhận được từ cổ tức. Còn 5% họ thu ngay từ đầu của công ty niêm yết.
10.000cp x 2.000đ/cp x 5% = 1 triệu đồng.
Số tiền cổ tức nhà đầu tư thực nhận là: 10.000cp x 2.000đ/cp x 95% = 19 triệu đồng.
Ví dụ 11: Công ty cổ phần Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC). Có thông báo trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện 50% với 5.000đ/cp.
Giả sử nhà đầu tư đang sở hữu 1000 cổ phiếu NTC. Thì tổng số tiền cổ tức bạn nhận được là: 1000cp * 5000đ = 5.000.000đ.
Thuế cổ tức bằng tiền mặt nhà đầu tư bị giữ lại là: 1000cp * 5000đ * 5% = 250.000đ.
Số tiền thực tế nhận được là: 5.000.000đ – 250.000đ = 4.750.000đ sẽ được chuyển vào tài khoản của nhà đầu tư.
Ví dụ 12: VNM – Vinamilk công bố trả cổ tức bằng tiền mặt đợt 02/2019. Tỷ lệ trả là 20%/mệnh giá tức 01 cổ phiếu nhận được 2.000 đồng. Ngày chốt danh sách để được hưởng là 05/05/2020 còn ngày thanh toán là 22/05/2020. Giả sử anh em đang sở hữu 1.000 cổ phiếu VNM và vẫn cầm lâu dài. Thì đợt này sẽ được nhận số tiền cổ tức sẽ là: 1.000cp x 2.000đ = 2.000.000đ.
Tuy nhiên theo quy định của Luật thì anh em sẽ bị đánh thuế 5%. Nên thực ra chỉ nhận được đúng 95% là 2.000.000đ x 95% = 1.900.000đ là số tiền thực nhận cổ tức của anh em. Còn số tiền còn lại 100.000đ thì VNM sẽ thay mặt anh em để chuyển trả về cho Cục thuế TP. Hồ Chí Minh (Nơi VNM đóng trụ sở). Và đương nhiên số tiền 1,9 triệu đồng kia sẽ chuyển thẳng vào tài khoản chứng khoán của anh em (không phải làm thêm thủ tục gì).
⋅ Thuế cổ tức bằng cổ phiếu
Đây là loại thuế TNCN được áp dụng cho các cổ đông khi họ được nhận cổ tức. Áp dụng 5%/ giá trị cổ phiếu là cổ tức sau khi bán. Ở đây có nghĩa là nếu nhà đầu tư nhận được cổ tức là cổ phiếu. Thì sau này khi bán số cổ phiếu này thì nhà đầu tư sẽ bị đánh thuế thêm 5% trên tổng giá trị giao dịch.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế x Giá tính thuế
Giá tính thuế:
- Nếu Giá bán/chuyển nhượng >= Mệnh giá (10.000đ): Giá tính thuế = Mệnh giá.
- Nếu Giá bán/chuyển nhượng <= Mệnh giá (10.000đ): Giá bán là giá khớp bình quân gia quyền của các lệnh bán trong ngày. Thì tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.
Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế: là số lượng cổ phiếu từ việc nhận cổ tức cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng.
Ví dụ 10: Nhà đầu tư A có mua 2.000cp HPG (Hòa Phát) vào ngày 14/04/2021 với giá 53.000 đồng/cp. Tới ngày 01/06/2021 thì HPG có chốt danh sách thực hiện cổ tức cổ phiếu theo tỷ lệ 20:7 hay 35%. Nên nhà đầu tư A được nhận thêm 700cp HPG từ cổ tức cổ phiếu từ ngày 28/06/2021. Khi nhà đầu tư A bán cổ phiếu HPG. Thực hiện tính thuế thu nhập từ đầu tư vốn và thuế chuyển nhượng cổ phiếu như sau:
+ Lần 1: Bán toàn bộ 2.000 cổ phiếu gốc với giá 55.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 04/06/2021.
- Giá trị bán: 2.000cp x 55.000đ = 55.000.000đ.
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn: 0 đồng (do đây là Cổ phiếu gốc).
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán: (2.000cp × Giá bán 55.000đ) × 0,1% = 11.000đ.
+ Lần 2: Bán toàn bộ 700 cổ phiếu từ cổ tức được chia với giá 52.800 đồng/cổ phiếu vào ngày 01/07/2021.
- Giá trị bán: 700cp x 52.800đ = 36.960.000đ hay 36,96 triệu đồng.
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn: (700cp x Mệnh giá 10.000đ) x 5% = 350.000đ (do đây là cổ phiếu từ cổ tức cổ phiếu).
Lưu ý là nếu lô cổ tức cổ phiếu Giá thực bán < Mệnh giá 10.000đ. Như chỉ bán được 8.000đ chẳng hạn. Thì khi đó Thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn là:
(700cp x Thị giá 8.000đ) x 5% = 280.000đ (Đúng 5% của Giá trị bán gốc là 5,6 triệu đồng).
Kinh nghiệm cũng cho thấy khi giá cổ phiếu càng cao thì % ảnh hưởng của loại thuế cổ tức cổ phiếu này càng nhỏ. Ví dụ: sau chia cổ phiếu vẫn giá 100.000đ thì (Mệnh giá 10.000đ/Thị giá 100.000đ) x 5% thuế suất = 0,5% (Là Giá trị mà anh em phải thực nộp trên giá trị bán ra khi giá cổ phiếu lúc đó là 100.000đ).
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ của Cú về các loại phí trong giao dịch chứng khoán. Trước khi bắt đầu tham gia giao dịch chứng khoán cơ sở. Nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ biểu phí tại các công ty chứng khoán và các cơ quan liên quan. Cũng như phương pháp khấu trừ các khoản phí giao dịch này, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả đầu tư.
Nhà đầu tư có thể lựa chọn công ty áp dụng mức phí thấp hoặc miễn phí giao dịch để ra quyết định tạo tài khoản tham gia đầu tư. Trong bài viết này, Cú đề cập tới những phí giao dịch chứng khoán cơ bản mà các nhà đầu tư cần phải trả khi giao dịch chứng khoán cơ sở cập nhất mới nhất 2023. Hy vọng sẽ giúp ích được anh em trong việc quyết định lựa chọn công ty chứng khoán để mở tài khoản giao dịch.
Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các mức phí trong giao dịch chứng khoán. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán của Cú như:
Anh em có thể tham khảo bài viết khác về Đầu tư chứng khoán của Cú như:
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969