Phân tích Dupont là gì? Từ A đến Z cho nhà đầu tư F0
Hiện nay, có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp được sử dụng. Như phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số, phương pháp phân tích nhân tố… Trong đó, phương pháp phân tích Dupont là một trong các phương pháp được sử dụng phổ biến. Đặc biệt trong phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính. Nhà đầu tư có thể phát hiện những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích doanh nghiệp. Các nhà phân tích tài chính thường xuyên vận dụng công thức Dupont.
Đặc biệt trong các phân tích mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, công cụ này lại khá đơn giản. Các nhà đầu tư theo trường phái cơ bản hoàn toàn có thể áp dụng. Từ đó để phân tích các chỉ số của doanh nghiệp và từ đó đưa ra quyết định đầu tư.
Vậy phân tích Dupont là gì? Ý nghĩa của phương pháp phân tích Dupont? Ưu nhược điểm của phương pháp phân tích Dupont? Cách thức thực hiện và vận dụng phương pháp phân tích này như thế nào? Tất cả sẽ được Cú giải đáp cụ thể và chi tiết qua bài viết ngay sau đây.
1. Khái niệm về phương pháp Dupont
1.1 Lịch sử của phương pháp phân tích Dupont
Phương pháp Dupont (hay mô hình Dupont hoặc phân tích Dupont). Là phương pháp do Donaldson Brown (1885 – 1965) – một chuyên viên cao cấp về tài chính. Và là giám đốc của Dupont và General Motor – vận dụng tại Công ty Dupont lần đầu tiên năm 1912. Khi ông trình bản báo cáo về việc sử dụng chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” (ROE – Return on equity) lên cho Ban giám đốc.
Một vài năm sau đó, khi Công ty Dupont mua lại 23% cổ phiếu của Tập đoàn General Motors (GM). Donaldson Brown được giao cho việc tái cấu trúc tình hình tài chính của nhà sản xuất xe hơi này. Nhờ sự đóng góp từ hệ thống hoạch định và kiểm soát của Brown. GM đã đạt được những thành công đáng kể. Từ đó, mô hình Dupont được sử dụng phổ biến trong các tập đoàn lớn tại Mỹ. Nhất là trong việc phân tích báo cáo tài chính. Và được xem là một trong những phương pháp phân tích hiệu quả mà các nhà quản trị cần sử dụng.
Công thức của Donaldson Brown kết hợp lợi nhuận, giá trị khoản đầu tư và vốn lưu động thành một con số duy nhất. Được ông gọi là Return on Equity (ROE) hay Tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu/ Lợi tức khoản đầu tư. Cũng là chỉ số Tỷ suất hoàn vốn.
Công thức Dupont trở thành thước đo tiêu chuẩn cho tất cả các phòng ban của Tập đoàn Dupont. Và sau này vì tính hữu dụng của nó đã được các doanh nghiệp khác áp dụng.
Cơ sở toán học của công thức này khá đơn giản. Với chỉ tiêu phân tích X là kết quả của tỷ số a/b. Với phương pháp Dupont, ta nhân cả tử và mẫu với c và d (là hai chỉ tiêu tài chính). Và có được kết quả như sau:
1.2 Phân tích Dupont là gì?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một nội dung quan trọng. Và rất cần thiết nhằm cung cấp thông tin tài chính cho các nhà quản lý. Trong đó, bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng hiểu sự quan trọng của chỉ số ROE (tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu). Đây là chỉ số tài chính giúp nhà đầu tư lựa chọn được cổ phiếu tiềm năng. Bằng cách đánh giá năng lực sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.
Và mô hình Dupont hay Dupont Analysis là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Thông qua phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Từ đó giúp nhà đầu tư có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Mô hình Dupont được thiết lập từ ROE – tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
*ROE (Return On Equity): Là tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ số đo lường khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Từ đó giúp đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty. ROE là một chỉ số quan trọng được dùng để lựa chọn cổ phiếu tiềm năng. Bởi trong dài hạn, giá trị cổ đông nhận được phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Theo mô hình Dupont, ROE được phân tích thành một chuỗi các chỉ số tài chính. Từ đó đánh giá những yếu tố riêng biệt ảnh hưởng tới chỉ số ROE của công ty.
Tóm lại: Phân tích Dupont (Dupont Analysis) là kỹ thuật được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp dựa trên các chỉ số tài chính. Là một biểu thức chia ROE (tỷ suất lợi tức vốn chủ sở hữu) thành các thành phần khác nhau. Mục đích để phân tích sự biến đổi trong cấu trúc làm thay đổi ROE của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích Dupont được đánh giá là đơn giản. Nhưng rất hiệu quả trong việc tìm hiểu nguyên nhân sâu xa cho các biến động của các chỉ số phân tích. Kết quả cho anh em có cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, anh em cũng cần lưu ý nguồn dữ liệu đầu vào sử dụng trong phương pháp phân tích. Cần đảm bảo độ chính xác, tin cậy và thống nhất để kết quả phân tích thu được là tốt nhất. Có thể phản ánh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3 Công thức tính mô hình Dupont
Mô hình Dupont:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân) = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x (Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu bình quân)
Hoặc: ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x (Doanh thu thuần / Tổng tài sản) x (Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu bình quân)
Hoặc: ROE = Tỷ suất lợi nhuận ròng x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính
Dựa vào mô hình Dupont. Anh em thấy rằng có 03 yếu tố có thể làm thay đổi chỉ số ROE doanh nghiệp:
- Tỷ suất lợi nhuận ròng:
Công thức:
Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận ròng cho thấy doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận từ một đồng doanh thu. Chỉ số này tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có lợi thế nhất định. Có thể tăng giá bán hoặc tiết giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.
- Vòng quay tài sản:
Công thức:
Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản
Vòng quay tài sản là thước đo khái quát nhất về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vòng quay tài sản tăng, cho thấy doanh nghiệp đang tạo ra được nhiều doanh thu hơn từ tài sản sẵn có.
- Đòn bẩy tài chính:
Công thức:
Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu bình quân
Đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản và nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đang vay vốn bên ngoài nhiều hơn để sản xuất kinh doanh.
Ví dụ 1: Khi áp dụng mô hình Dupont với Công ty cổ phần FPT trong giai đoạn năm 2021. Chúng ta sẽ có: (Đơn vị: tỷ đồng)
- Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế (3.786 tỷ đồng) / Doanh thu thuần (24.953 tỷ đồng).
- Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần (24.953 tỷ đồng) / Tổng tài sản (139.700 tỷ đồng).
- Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản (139.700 tỷ đồng) / Vốn chủ sở hữu bình quân (60.112 tỷ đồng).
Như vậy:
ROE của FPT năm 2021 = (Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần) x (Doanh thu thuần/ Tổng tài sản) x (Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu bình quân)
= (3.786 / 24.953) x (24.953 / 139.700) x (139.700 / 60.112)
= 0,152 x 0,179 x 2,324 = 6,3%
Những con số này của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel tương ứng là:
ROE của Viettel năm 2021 = 0,016 x 1,073 x 3,729 = 6,4%.
Anh em thấy tỷ suất lợi nhuận ròng của FPT cao hơn so với Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel. Còn tỷ lệ vòng quay tổng tài sản của FPT lại thấp hơn của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel.
Có thể thấy, mô hình Dupont trong ví dụ này giúp nhà đầu tư đánh giá về hai doanh nghiệp trong cùng một thời điểm. Phương pháp này còn hiệu quả ở việc đánh giá về các chỉ số qua các năm của cùng một doanh nghiệp.
Sử dụng mô hình Dupont, nhà đầu tư có thể hiểu rõ bản chất sự biến động của chỉ số ROE. Cũng như dự đoán chính xác hơn chỉ số này trong các năm tiếp theo. Mô hình Dupont cũng giúp các nhà quản lý có thể đưa ra các chính sách nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời. Thông qua nâng cao đòn bẩy tài chính, hiệu quả sử dụng vốn, tăng doanh thu, giảm chi phí…
Ví dụ 2: So sánh Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) năm 2021. Hai doanh nghiệp này có ROE khá giống nhau khoảng 38%.
Mặc dù cùng ROE nhưng:
(1) Doanh thu và lợi nhuận của HPG lớn hơn hẳn HSG. Nguyên nhân là HPG đi cả chuỗi giá trị từ đầu đến cuối trong sản xuất thép (từ phôi đến thép). Trong khi HSG chỉ là dạng bán lẻ (nhập thép HRC rồi cán thành tôn và bán).
(2) Cũng chính vì mô hình kinh doanh khác nhau nên HPG cần cấu trúc tài sản hữu hình lớn. Vì vậy Doanh thu/Tài sản của HPG thấp hơn HSG.
(3) Mặc dù nhìn sơ bộ thì hệ số tài sản/ vốn chủ sở hữu của cả HPG và HSG là ngang nhau. Nhưng Nợ vay/Vốn chủ sở hữu của HPG khoảng 0,8 lần và HSG là 0,5 lần. Có thể thấy rằng HPG đang dùng đòn bẩy tài chính cao hơn HSG. Nhưng thực chất việc phân tích này không nên dừng lại ở đây. Nguyên nhân HPG vay tiền là do tài trợ để xây nhà máy mới. Còn HSG lại không xây nhà máy mới. Nên có thể đánh giá động thái vay nợ thấp của HSG chưa hẳn đã an toàn hơn HPG.
1.4 Hướng dẫn phân tích mô hình Dupont
Mô hình Dupont thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp có cùng mô hình kinh doanh, cùng mảng, phân khúc kinh doanh. Chẳng hạn, có thể so sánh NKG và HSG vì cùng mảng kinh doanh tôn mạ thuộc ngành thép. Và mô hình kinh doanh đều sản xuất khá giống nhau. Hoặc có thể sử dụng để đánh giá sự thay đổi của một doanh nghiệp giữa các năm.
Phương pháp dễ dàng sử dụng, đưa các số liệu từ báo cáo tài chính thành các chỉ số. Hoặc thậm chí có thể tìm kiếm các chỉ số đã được tính sẵn ở các báo cáo hoặc nền tảng web tính sẵn. Và cuối cùng so sánh giữa các chỉ số với nhau.
Tuy nhiên phương pháp Dupont thường được sử dụng để tìm ra các vấn đề trong hoạt động kinh doanh, tài chính. Chứ không phải dùng để trực tiếp đánh giá cơ hội đầu tư, đánh giá doanh nghiệp.
Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và của bảng cân đối kế toán. Và là kỹ thuật phân tích được sử dụng để phân tích khả năng sinh lợi của một công ty. Bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Để vận dụng mô hình Dupont, các nhà phân tích cần tiến hành thu thập các số liệu liên quan từ bộ phận kế toán. Rồi sử dụng các bảng tính để tính ra kết quả. Từ đó, đưa ra nhận xét và kết luận về kết quả phân tích. Trường hợp các nhận xét và kết luận đưa ra không thực tế, thiếu tính chân thực. Các nhà phân tích sẽ kiểm tra và tính toán lại số liệu.
Để vận dụng mô hình Dupont trong phân tích tài chính. Các nhà phân tích phải dựa vào mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính. Để biến đổi chỉ tiêu gốc thành một hàm số có nhiều biến số. Rồi thu thập số liệu liên quan, tính toán kết quả và nêu nhận xét, kết luận.
Do việc biến đổi bằng mô hình Dupont mà các chỉ tiêu phân tích tài chính đều có dạng một phân số. Vì thế, mỗi chỉ tiêu phân tích tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai nhân tố. Đó là mẫu số và tử số của phân số đó. Mặt khác, các chỉ tiêu phân tích tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau. Do việc chỉ tiêu gốc được trình bày bằng một vài chỉ tiêu tài chính khác. Chẳng hạn, khi phân tích chỉ tiêu ROE, trên cơ sở công thức gốc xác định ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân. Bằng cách nhân tử số và mẫu số của ROE với các chỉ tiêu tài chính. Rồi tiến hành sắp xếp lại, anh em sẽ có các mô hình Dupont. Cụ thể:
a) Mô hình Dupont cấp 1
Bằng cách nhân tử số và mẫu số của ROE với doanh thu thuần. Rồi tiến hành sắp xếp lại, anh em sẽ có:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x ( Doanh thu thuần / Vốn chủ sở hữu bình quân) [1.1]
Trong trường hợp này, ROE chịu ảnh hưởng của 2 bộ phận. Đó là khả năng sinh lợi của doanh thu thuần và hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu. Để tăng ROE, doanh nghiệp có thể tìm biện pháp để:
- Tăng khả năng sinh lợi của doanh thu thuần. Tức là tăng lợi nhuận sau thuế bằng cách tiết kiệm và sử dụng chi phí hợp lý.
- Tìm biện pháp tăng hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu. Bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng doanh thu…
b) Mô hình Dupont cấp 2
ROE lại có thể phân tích trong quan hệ giữa đòn bẩy tài chính (Financial leverage – FL). Với khả năng sinh lợi của tổng tài sản (Return on assets – ROA). Bằng cách nhân tử số và mẫu số trong công thức gốc với tổng tài sản bình quân. Khi đó anh em sẽ có:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Tài sản bình quân) x (Tài sản bình quân / Vốn chủ sở hữu bình quân) [1.2]
Hoặc: ROE = ROA x FL [1.3]
Trong quan hệ này, các nhà quản lý sẽ cân nhắc biện pháp để tăng ROE:
- Một là, tăng khả năng sinh lợi của tài sản. Bằng cách sử dụng chi phí hợp lý và tiết kiệm, sử dụng tối đa công suất tài sản.
- Hai là, tăng tổng số tài sản trên vốn chủ sở hữu (sử dụng công cụ nợ).
Khi xem xét ROE của công ty, nếu thấy ROE của công ty cao chủ yếu là do ROA. Và điều này khá ổn định qua nhiều năm. Thì có thể khẳng định: Rủi ro mà công ty đó mang lại cho nhà đầu tư cũng như chủ nợ thấp. Điều đó là do công ty hoạt động hiệu quả, sử dụng chi phí hợp lý và tiết kiệm. Sử dụng tối đa công suất của tài sản. Nói cách khác, công ty tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tốt nên thu được nhiều lợi nhuận. Điều này cũng chứng tỏ thành tích của bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh.
Ngược lại, nếu ROE tăng chủ yếu do FL (cơ cấu giữa tổng tài sản hay tổng nguồn vốn với vốn chủ sở hữu). Rủi ro tài chính mà các nhà đầu tư và chủ nợ gánh chịu sẽ cao. Trong trường hợp này, công ty đã biết cách sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý để nâng cao ROE.
c) Mô hình Dupont cấp 3
Bên cạnh đó, có thể mở rộng phân tích ROE bằng cách: nhân cả tử số và mẫu số của ROE với doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân. Rồi sắp xếp lại trật tự, anh em sẽ được:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x (Doanh thu thuần / Tài sản bình quân) x (Tài sản bình quân / Vốn chủ sở hữu bình quân) [1.4]
Hoặc:
ROE = Sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS) x Số vòng quay của tổng tài sản (TAT) x Đòn bẩy tài chính (FL) [1.5]
Mối quan hệ này cho thấy: Để tăng ROE, bên cạnh sử dụng đòn bẩy tài chính (gắn với mức độ rủi ro cao. Và chỉ phù hợp trong điều kiện kinh doanh thuận lợi, hàng hóa, dịch vụ làm ra tiêu thụ tốt). Công ty cần phải tìm mọi biện pháp để tăng ROA.
Từ công thức [1.3] [1.4] [1.5] ở trên, anh em có thể thấy rõ. ROA phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của doanh thu thuần (Return on sales – ROS). Và số vòng quay tài sản (Total asset turnover – TAT). Để tăng khả năng sinh lợi của doanh thu thuần. Công ty phải tìm cách tăng lợi nhuận sau thuế bằng cách cắt giảm và sử dụng chi phí hợp lý, tiết kiệm. Điều này buộc công ty cần cơ cấu lại, cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết. Và xác định mức sản lượng kinh doanh phù hợp.
Mặt khác, để tăng số vòng quay của tài sản, công ty cần phải giảm tổng số tài sản. Điều này khó có thể áp dụng với tài sản dài hạn mà chỉ có thể áp dụng đối với tài sản ngắn hạn. Do vậy, để tăng số vòng quay của tài sản. Công ty phải áp dụng các biện pháp để giảm số tài sản ngắn hạn trong kinh doanh. Bằng cách: Xác định số dư tiền mặt phù hợp. Giảm khoản phải thu vừa phải để tăng sức cạnh tranh. Hoặc giảm dự trữ hàng tồn kho hợp lý…
d) Mô hình Dupont cấp 4
Hơn nữa, có thể mở rộng phân tích ROE bằng cách: nhân cả tử số và mẫu số của ROE với lợi nhuận trước thuế, EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay), doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân. Rồi sắp xếp lại trật tự, anh em sẽ được:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Lợi nhuận trước thuế) x (Lợi nhuận trước thuế / EBIT) x (EBIT / Doanh thu thuần) x (Doanh thu thuần / Tài sản bình quân) x (Tài sản bình quân / Vốn chủ sở hữu bình quân) [1.6]
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế / Lợi nhuận trước thuế: Sự ảnh hưởng của thuế suất.
- Lợi nhuận trước thuế / EBIT: Sự ảnh hưởng của chi phí lãi vay
- EBIT / Doanh thu thuần: Tỷ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
- Doanh thu thuần / Tài sản bình quân: Số vòng quay của tổng tài sản (TAT).
- Tài sản bình quân / Vốn chủ sở hữu bình quân: Đòn bẩy tài chính (FL).
Từ công thức [1.6] này, anh em có thể thấy rõ. Để tăng ROE, bên cạnh sử dụng đòn bẩy tài chính và tăng số vòng quay của tổng tài sản. Công ty cần chú ý tới sự ảnh hưởng của thuế suất và chi phí lãi vay. Công ty phải tìm cách tăng lợi nhuận sau thuế bằng cách cắt giảm chi phí thuế và lãi vay.
e) Ví dụ về Tập đoàn Hòa Phát qua các năm để phân tích Dupont
Phương pháp Dupont được các nhà phân tích tài chính ưa thích sử dụng để phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là phương pháp cơ bản, phổ biến để phân tích và đánh giá tài chính của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu và áp dụng phương pháp Dupont cho các doanh nghiệp mà anh em đang quan tâm, để có đánh giá tốt hơn nhé. Sau đây Cú sẽ lấy ví dụ về trường hợp của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG):
Dựa trên số liệu báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giai đoạn năm 2016 – 2020. Sau khi tính toán chúng ta có bảng số liệu như dưới đây:
Dựa trên mô hình Dupont của Hòa Phát từ năm 2016 – 2020. Thì có 3 chỉ số có sự thay đổi đáng kể mà anh em có thể đặc biệt chú ý. Đó là EBIT / Doanh thu thuần, vòng quay tổng tài sản, tổng tài sản/vốn chủ sở hữu bình quân:
- Chỉ số lợi nhuận sau thuế/lợi nhuận trước thuế không có nhiều thay đổi đáng kể qua các năm. Và thường ở mức lớn hơn 0,85. Cho thấy thuế suất mà Hòa Phát phải chịu thường ở khoảng thấp hơn 15%. Do các dự án nhà máy của Hòa Phát được hưởng các chính sách ưu đãi. Như dự án Dung Quất của Hòa Phát được hưởng chính sách thuế 10% trong vòng 30 năm.
- Vào năm 2016 cũng có sự tăng mạnh về giá nguyên vật liệu là quặng sắt và than. Giúp đem lại biên lợi nhuận lớn cho Hòa phát. Có thể nhìn vào chỉ số EBIT/Doanh thu ở khoảng 0,24. Các năm sau đó có sự giảm dần do giá nguyên vật liệu không còn tăng đáng kể. Và có sụt giảm trong năm 2018 – 2019 khiến biên lợi nhuận bị thu hẹp đi. Trong năm 2020 thì bắt đầu trở lại chu kỳ tăng của giá cả nguyên vật liệu. Và biên lợi nhuận của Hòa Phát cũng tăng trở lại.
- Nhìn vào chỉ số vòng quay tổng tài sản trong 5 năm của HPG có sự sụt giảm. Nhưng không nên vội kết luận rằng công ty làm ăn đang kém hiệu quả đi. Nếu tìm hiểu kĩ vào doanh nghiệp thì anh em thấy được rằng. Từ năm 2017 – 2018 tập đoàn Hòa Phát đã huy động thêm vốn để đầu tư xây dựng nhà máy. Là dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát với giá trị khoảng 30 nghìn tỷ đồng. Sau khi nhà máy xây xong và đi vào hoạt động thì 2019. Thì doanh thu của HPG tăng hơn 40% trong năm 2020.
- Hòa Phát sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn. Thể hiện qua sự tăng trong chỉ số Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm. Trong đó nếu đi sâu vào báo cáo tài chính công ty. Thì công ty đang càng huy động được tiền từ vay ngắn hạn và vay dài hạn từ ngân hàng nhiều hơn. Cấu trúc tài chính cũng có thể đem lại rủi ro cho công ty nhiều hơn. Tuy nhiên, vị thế của công ty được các ngân hàng nhìn nhận uy tín. Và nhìn theo doanh thu và lợi nhuận công ty tăng trưởng tốt có thể thấy HPG đã sử dụng tốt đòn bẩy để mở rộng kinh doanh.
Nếu chỉ nhìn qua chỉ số ROE giảm qua các năm mà vội kết luận Hòa Phát đang hoạt động thiếu hiệu quả thì thật thiếu sót. Qua bóc tách các chỉ số để tìm sự thay đổi của công ty. Và đi tìm hiểu các lý do nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó có thể giúp chúng ta đánh giá chính xác hơn về doanh nghiệp. Đặc biệt Tập đoàn Hòa Phát là cổ phiếu quốc dân, sự giảm ROE không phải do làm ăn kém. Mà họ đang mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng nhà máy và đặt nhiều kỳ vọng vào tương lai.
1.5 Ưu điểm và Nhược điểm của mô hình Dupont
Việc sử dụng mô hình Dupont trong phân tích tài chính có khá nhiều thế mạnh. Cụ thể:
- Mô hình Dupont rất đơn giản, dễ vận dụng. Ngay cả nhà đầu tư F0 cũng dễ dàng tính và phân tích các chỉ số.
- Kết quả đưa ra nhờ sử dụng mô hình Dupont dễ dàng thuyết phục các nhà quản lý. Để họ đưa ra quyết định hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Công thức giúp nhà đầu tư hoặc chính doanh nghiệp xác định cụ thể chỉ số nào gây ảnh hưởng đến ROE qua các năm, từ đó tập trung sâu hơn vào chỉ số đó để theo dõi.
- Bản thân doanh nghiệp khi nhìn vào mô hình này cũng hình dung được các điểm cần cải thiện: Tăng tỷ suất lợi nhuận bằng cách giảm chi phí, tăng giá bán để tăng doanh thu, sử dụng đòn bẩy tài chính phù hợp để phát triển hoặc quản lý tài sản hiệu quả để tăng trưởng bền vững.
- Mặt khác, kết quả phân tích bằng mô hình Dupont đôi khi cũng giúp các nhà quản lý thấy rõ ràng. Cần nhìn vào thực trạng của công ty, thay vì tìm cách thôn tính công ty khác. Có thể tăng thêm lợi nhuận, bù đắp khả năng sinh lợi của mình bằng cách tận dụng lợi thế nhờ quy mô kinh doanh.
Tuy vậy, mô hình Dupont cũng có nhiều hạn chế trong vận dụng. Cụ thể:
- Trước hết, độ chính xác của mô hình này phụ thuộc nhiều vào độ chính xác của số liệu do bộ phận kế toán cung cấp. Tức là phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào.
- Hơn nữa, khi xác định nhân tố ảnh hưởng, các nhà phân tích không hề đề cập đến chi phí vốn.
- Mặt khác, mô hình Dupont chỉ ra một phương án để tăng ROE: cắt giảm chi phí. Điều này không hoàn toàn phù hợp trong thời đại ngày nay. Bởi vì chi phí chưa hẳn là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẵn sàng bỏ thêm chi phí để xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu, marketing. Cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh thích hợp trong điều kiện kinh tế cạnh tranh và hội nhập.
Tóm lại: Phương pháp Dupont đã chỉ ra cho các nhà quản lý cách thức nâng cao ROE một cách hữu hiệu. Đó là để tăng ROE, công ty có thể tăng mức lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS). Hoặc tăng mức doanh thu thuần trên tài sản (TAT). Hay tăng tổng mức tài sản trên vốn chủ sở hữu (FL). Vận dụng mô hình Dupont trong phân tích tài chính trong bối cảnh kinh tế lạm phát như hiện nay. Sẽ thấy được ROE của công ty tăng chủ yếu do giá bán tăng. Kéo theo doanh thu thuần tăng, làm tăng số vòng quay của tài sản.
Phân tích Dupont là mô hình đơn giản, dễ hiểu. Giúp nhà đầu tư nắm vững các chỉ số căn bản để đo lường hoạt động của doanh nghiệp. Điểm quan trọng sau khi tính toán ROE, nhà đầu tư cần phân tích từng yếu tố trong công thức. Để từ đó xác định nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm của chỉ số.
Trong phân tích đầu tư, sự hợp lý là thứ luôn được ưu tiên. Không phải số tuyệt đối.
2. Vận dụng phương pháp phân tích Dupont vào phân tích chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong thực tế
2.1 Phân tích Dupont được vận dụng trong thực tế như thế nào?
Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu hoặc Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE). Là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư (vốn chủ sở hữu). Từ đó đo lường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là một chỉ số quan trọng được dùng để lựa chọn cổ phiếu tiềm năng. Bởi trong dài hạn, giá trị cổ đông nhận được phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Công thức xác định Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân
Trong đó: Vốn chủ sở hữu bình quân bằng trung bình cộng của vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ.
Áp dụng phương pháp Dupont. Nhân cả tử và mẫu của tỷ số trên với Doanh thu thuần, và Tài sản bình quân (bằng trung bình cộng của Tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ). Anh em có được công thức như sau:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x (Doanh thu thuần / Tài sản bình quân) x (Tài sản bình quân / Vốn chủ sở hữu bình quân)
Trong đó: Tài sản bình quân bằng trung bình cộng của tổng tài sản đầu kỳ và tổng tài sản cuối kỳ.
Theo đó, ta có:
ROE = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) x Số vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính
Như vậy, qua khai triển chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
- Số vòng quay tài sản.
- Đòn bẩy tài chính.
Thứ nhất: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Đây là chỉ tiêu quan trọng với các nhà quản trị dưới góc độ quản lý. Bởi nó cho biết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong việc kiểm soát chi phí hoạt động (với mục tiêu giảm thiểu chi phí để tối đa hóa lợi nhuận). Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng phần nào phản ánh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nếu doanh nghiệp hướng đến chiến lược kinh doanh tập trung mở rộng thị trường. Bằng cách tăng cường hoạt động marketing, giảm giá bán. Thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sẽ nhỏ.
- Ngược lại, nếu doanh nghiệp định hướng bán các sản phẩm với mức độ khác biệt cao, hướng tới khách hàng thu nhập cao. Thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sẽ cao.
Theo đó, kết quả chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động đúng chiến lược đặt ra hay chưa. Doanh nghiệp muốn tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thì cần có những biện pháp giảm chi phí, tăng doanh thu. Và giảm các khoản giảm trừ doanh thu (ngoại trừ thuế gián thu). Từ đó, tăng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Thứ hai: Số vòng quay tài sản. Chỉ tiêu này cho biết năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp. Với số vòng quay của tài sản thấp chứng tỏ doanh nghiệp chưa tối ưu được nguồn lực tài sản trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra doanh thu. Số vòng quay của tài sản càng cao chứng tỏ sự vận động trong các khâu của quá trình sản xuất là trôi chảy. Không ngừng trệ hay ứ đọng. Sức sản xuất của các tài sản càng nhanh, tài sản khai thác càng hiệu quả. Theo đó, tăng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Thứ ba: Đòn bẩy tài chính. Chỉ tiêu này thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Vay nợ nhiều sẽ cho thấy tỷ lệ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi nợ vay cao. Do chi phí sử dụng vốn vay thường thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Các doanh nghiệp thường có xu hướng vay nợ để tận dụng nguồn vốn, tối ưu hóa dòng tiền. Tận dụng các cơ hội kinh doanh, từ đó, gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu như sử dụng vốn vay không hiệu quả. Đòn bẩy tài chính cao làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán các khoản nợ.
Như vậy, dựa vào phương pháp phân tích Dupont. Thay vì chỉ có thể giải thích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu dựa trên biến động của lợi nhuận. Anh em có thể giải thích được sự biến động của chỉ tiêu này thông qua sự biến động của ba chỉ tiêu. Là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay tài sản, và đòn bẩy tài chính. Cũng qua đó đánh giá mức độ tác động của từng chỉ tiêu đến tỷ suất vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Cũng từ phương trình Dupont cho thấy, doanh nghiệp muốn cải thiện Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Thì cần phải:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động hay khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp. Thể hiện thông qua chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
- Nâng cao hiệu quả khai thác tài sản của doanh nghiệp. Thể hiện thông qua chỉ tiêu Số vòng quay tài sản.
- Và lựa chọn cơ cấu vốn phù hợp (thể hiện qua chỉ tiêu Đòn bẩy tài chính).
Bên cạnh đó, khi kết hợp với phương pháp so sánh biến động của Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cùng các chỉ tiêu thành phần qua các năm. Doanh nghiệp sẽ thấy được xu hướng tăng trưởng hay suy giảm của các chỉ tiêu. Từ đó đánh giá tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung. Cũng như hiệu quả quản lý chi phí, hiệu quả khai thác tài sản và thay sư đổi của cơ cấu vốn nói riêng. Từ đó đưa ra các hành động điều chỉnh cho phù hợp. Làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ tới.
Ngoài ra, với nhà đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng. Phản ánh lợi nhuận mà các nhà đầu tư có thể nhận về. Việc áp dụng phương pháp Dupont sẽ giúp nhà đầu tư xác định nguyên nhân biến động (tăng/ giảm/ không đổi) của chỉ tiêu này là gì? Từ đó có những so sánh, đánh giá giữa các cơ hội đầu tư, để ra quyết định đầu tư cho phù hợp.
2.2 Ví dụ vận dụng phân tích Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu theo mô hình Dupont
Có thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của công ty ABC – Công ty kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ. Và số liệu trung bình ngành như sau:
Dựa trên số liệu bài cho, áp dụng phương pháp phân tích Dupont. Anh em có bảng phân tích Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) như sau:
Theo bảng số liệu tính toán trên. Anh em nhận thấy Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng giảm. Từ năm (N-2) đến năm (N-1), chỉ số này giảm tương đối từ xấp xỉ 50% xuống còn khoảng 43,61%. Mặc dù sang năm N chỉ số này đã tăng nhẹ lên trên 45%. Tuy nhiên vẫn thấp hơn mức chỉ số sinh lời của vốn chủ sở hữu trong năm (N-2) (thấp hơn 4,83%).
Mặc dù chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận có xu hướng tăng. Đặc biệt, doanh thu và lợi nhuận năm N cao nhất trong giai đoạn từ năm (N-2) đến năm N. Với mức tăng lần lượt là 33,15% và 7,63%. Tuy nhiên Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vẫn sụt giảm. Qua phân tích Dupont anh em nhận thấy. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sụt giảm là do mức tăng của Số vòng quay tài sản và Hệ số đòn bẩy tài chính không đủ để bù đắp sự sụt giảm của Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS). Cụ thể như sau:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sụt giảm từ 3,58% của năm (N-2) xuống còn 2,89% trong năm N (tương đương giảm 19% trong 3 năm). Mặc dù trong giai đoạn này doanh thu, lợi nhuận đều tăng. Nhưng mức tăng của lợi nhuận lại thấp hơn nhiều so với mức tăng của doanh thu. Cụ thể so sánh giữa năm N và năm (N–2). Mức tăng của doanh thu gần gấp 5 lần mức tăng của lợi nhuận. Điều này cho thấy mặc dù hoạt động kinh doanh đang được mở rộng. Có sự phát triển về doanh thu, thị phần. Tuy nhiên công ty chưa kiểm soát tốt chi phí. Công tác quản lý chi phí còn chưa hiệu quả, dẫn tới giảm mức sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
- Trong khi đó, số vòng quay tài sản đã có sự cải thiện, tăng 0,23 vòng lên mức 3,12 vòng trong năm N. Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy tài sản của công ty đã được sử dụng hiệu quả hơn. Và tạo ra nhiều giá trị hơn, giúp tăng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên mức tăng của số vòng quay tài sản chỉ khoảng trên 8%. Công ty cần có những biện pháp để tăng số vòng quay tài sản, đẩy mạnh hiệu quả sử dụng tài sản.
- Bên cạnh đó, đòn bẩy tài chính cũng tăng nhẹ khoảng 3,42%. Trong nhiều năm, hệ số đòn bẩy tài chính duy trì ở mức khá cao, xấp xỉ 5 lần. Cho thấy tỷ lệ tài sản của công ty đang được tài trợ bởi nợ vay cao. Vay nợ chiếm xấp xỉ 80% tổng nguồn tài trợ. Mức độ tài trợ này được duy trì từ năm (N-2) đến năm N. Và đã đem lại các đóng góp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tỷ lệ vay nợ cao, mức sinh lợi ROE hiện còn khá thấp. Anh em cần thêm thông tin về mức độ tài trợ tài sản bằng nợ vay của các doanh nghiệp tương tự. Hoặc trung bình ngành và kết hợp tính toán xác định chi phí sử dụng vốn tối ưu. Từ đó chỉ rõ vay nợ có tiềm ẩn nhiều rủi ro hay không. Khi so với trung bình ngành, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng biến động tương tự như các doanh nghiệp trong ngành.
Tuy nhiên, khi so sánh biến động từng năm nhận thấy trong hai năm (N-2), (N-1), tỷ số này của công ty đều thấp hơn trung bình ngành. Đến năm N, tỷ số này đã tăng lên vượt mức trung bình ngành. Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đã có những chuyển biến tích cực hơn. Nhưng tỷ suất sinh lời vẫn khá thấp, nhất là so với lãi suất vay vốn trên thị trường. Do đó, nếu lãi suất vay vốn tăng hơn nữa trong điều kiện ROA cải thiện chậm sẽ rất dễ dẫn đến ROE sẽ suy giảm mạnh.
Như vậy, qua phân tích nhận thấy Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đang có xu hướng giảm. Mặc dù công ty đã sử dụng tài sản hiệu quả hơn. Đồng thời có chuyển biến từ sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, rủi ro hoàn trả nợ vay khá hiện hữu. Công ty cần có những phân tích sâu hơn về cơ cấu chi phí hiện tại. Xác định các khu vực chi phí trọng yếu, xây dựng các biện pháp để tiết kiệm chi phí. Từ đó tận dụng hiệu quả lợi thế từ đòn bẩy tài chính, gia tăng lợi nhuận. Gia tăng lợi ích của chủ sở hữu để có điều kiện xem xét cân nhắc lại đòn bẩy tài chính.
Một số biện pháp để cắt giảm chi phí đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trong thực tế hiện nay như:
- Tối giản hóa bộ máy quản lý, xác định cơ cấu quản lý cho phù hợp. Cắt giảm các khâu trung gian, từ đó tiết kiệm cả về nhân lực và vật lực.
- Hệ thống hóa, chuẩn hóa các quy trình trong doanh nghiệp. Tránh chồng chéo công việc, lãng phí nhân lực, quản lý khó khăn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng hoặc mua sắm phần mềm quản trị phù hợp với quy mô doanh nghiệp. Tích hợp các quy trình trong phần mềm. Từ đó giảm thời gian xử lý công việc. Đảm bảo phản ứng kịp thời khi có những sự thay đổi của thị trường. Cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực.
- Xây dựng định mức chi phí để tối ưu quản lý các khoản chi phí. Định mức này cần tuân theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể. Kết hợp với dữ liệu quá khứ, từ đó xây dựng định mức cho từng loại chi phí.
- So sánh chi phí thực tế phát sinh với định mức chi phí đã lập. Xác định nguyên nhân chênh lệch, khoanh vùng các chi phí có biến động bất thường. Để từ đó đưa ra các biện pháp kiểm soát chi phí cụ thể và phù hợp với từng loại chi phí.
- Xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí từ cấp lãnh đạo đến cấp nhân viên. Nâng cao ý thức về tầm quan trọng của kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư. Việc phân tích và đánh giá các chỉ số này một cách đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả đầu tư cao. Trên đây là cách thức vận dụng phương pháp Dupont vào phân tích chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Từ đó đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Với những thông tin này, hy vọng sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Nhất là trong việc đưa ra những quyết định kinh doanh, quyết định đầu tư đúng đắn.
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ của Cú về phương pháp phân tích Dupont. Đây là mô hình đơn giản, dễ hiểu. Giúp nhà đầu tư nắm vững các chỉ số căn bản để đo lường hoạt động của doanh nghiệp. Điểm quan trọng sau khi tính toán ROE, nhà đầu tư cần phân tích từng yếu tố trong công thức. Để từ đó xác định được nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm của chỉ số.
Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về mô hình phân tích Dupont. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán của Cú như:
Anh em có thể bắt đầu từ các bài viết về Lãi suất của Cú như:
1. Ngân hàng và Rủi ro Lãi suất – Các cách phòng ngừa cần biết (P.1)
2. Rủi ro lãi suất là gì? Cách phòng ngừa Rủi ro lãi suất cần biết (P.2)
3. Lãi suất là gì? Lãi suất kép là gì? Tất cả về Lãi suất (P1)
4. Lãi suất là gì? Lãi suất kép là gì? Tất cả về Lãi suất (P2)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969