Hướng dẫn phân tích cổ phiếu cơ bản từ A-Z cho nhà đầu tư mới
Một chủ đề được rất nhiều anh em trong cộng đồng của Cú quan tâm. Đặc biệt là thời điểm khi mới vào thị trường chứng khoán. Chúng ta sẽ rất dễ rơi vào trạng thái “ngợp” giữa một bể thông tin và không biết bắt đầu từ đâu? Làm thế nào để chọn ra được một cổ phiếu tốt, đào thải cổ phiếu xấu ra khỏi tầm ngắm? Chính vì vậy mà bài viết hôm nay, Cú sẽ hướng dẫn anh em cách phân tích cổ phiếu cơ bản. Bài viết sẽ được trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu để anh em có thể dễ dàng nắm bắt.
Mở đầu
Việc thị trường chứng khoán ngày một phát triển cũng đồng nghĩa nhiều phương pháp đầu tư ra đời. Trong số đó sẽ có những phương pháp hiệu quả từ kinh nghiệm của các nhà đầu tư. Nhưng cũng không ít phương pháp “lởm” đến từ các chuyên gia tự xưng trên thị trường.
Họ không có kinh nghiệm mà chỉ xuất hiện để hô hào, phím hàng, vào mã này mã kia là đảm bảo “thắng chắc”.
Vì vậy nếu anh em là một người từng trải trên thị trường chứng khoán. Hay có nhiều năm kinh nghiệm đầu tư,… Thì rất dễ nhìn thấy những mánh khóe lừa đảo đó. Đồng thời cũng tự xây dựng cho bản thân những phương pháp phân tích cổ phiếu, đầu tư cho riêng mình. Còn không thì rất dễ sập bẫy. Chính vì vậy càng ngày tỷ lệ đầu tư thua lỗ của các nhà đầu tư F0 càng tăng cao.
Do đó, bài viết này Cú viết với hy vọng anh em F0 sẽ học được ít nhiều kiến thức về phân tích cổ phiếu. Bài viết khá dài nên anh em có thể share về để tham khảo từ từ. Phần nào không hiểu, hãy chủ động chụp lại và gửi về Fanpage cho Cú. Cú sẽ giải thích chi tiết cho anh em nên đừng ngại nhé!
Phần 1. 4 bước phân tích cổ phiếu cơ bản
1.1. Bước 1: Xác định rõ phong cách đầu tư của mình trước khi vào phân tích cổ phiếu
Cú vẫn thường nhắc anh em một câu quen thuộc “Mình nhảy nhạc gì, đầu tư cái gì, bản thân mình phải thực sự hiểu rõ”.
Vì mỗi một quan điểm, mỗi một trường phái đầu tư chúng ta sẽ có một cách thức tiếp cận khác nhau. Chúng ta không thể dựa trên quan điểm đầu tư giá trị để phân tích cổ phiếu đầu cơ được. Vì như vậy sẽ không khác gì việc nếu như Warren Buffett tranh luận với George Soros. Xem phương pháp của ai đúng, phương pháp ai sai. Trong khi một người theo hệ đầu tư giá trị còn một người là đầu cơ.
Hay Benjamin Graham tranh luận với Jesse Livermore. Một người chuyên đầu tư giá trị, đầu tư vào những công ty tăng trưởng trong nhiều năm. Người kia lại “không quan tâm đến cổ phiếu tốt hay xấu”, chỉ quan tâm đến “cổ phiếu tăng giá và giảm giá” mà thôi. Tức là 2 trường phái đầu tư đó khác nhau hoàn toàn.
Chính vì vậy, nếu anh em tiếp cận trường phái đầu tư giá trị. Thì không nên tiếp chuyện cùng người trong trường phái đầu cơ. Và ngược lại. Vì ngay từ ban đầu đã không chung phong cách, không chung mục tiêu đầu tư.
=> Xác định rõ phong cách đầu tư mà bản thân theo đuổi. Để lên đúng lộ trình, học đúng kiến thức, thực hành đúng cách và đi đúng hướng ngay từ đầu.
Con đường đầu tư thành công của chúng ta là không ai giống ai. Vậy nên sự khác biệt trong phương pháp đầu tư cũng là rất cần thiết. Vì có rất nhiều cách để anh em kiếm tiền trên thị trường. Và cách nào cũng có lý của nó. Nhưng miễn là nó có phù hợp với anh em hay không.
Trên kênh Youtube và Fanpage của Cú, có khá nhiều anh em đầu tư giá trị rất giỏi. Và cũng có những bạn lướt sóng xuất sắc, không thua kém ai. Nhưng không thể phủ nhận, đó là tố chất và kỹ năng riêng của các bạn đó.
Vì vậy Cú tin rằng nếu anh em tìm ra được phong cách phù hợp để khai thác thì sẽ có cơ hội thành công trong dài hạn.
Còn trong video này, Cú sẽ thiên về đầu tư cơ bản hơn. Đó là giúp chúng ta nhắm tới một công ty ngon, tăng trưởng với doanh thu, lợi nhuận vượt trội trong 5-10 năm. Sau đó phân tích cổ phiếu để cố gắng lựa chọn thời điểm, mua nó khi thị trường điều chỉnh. Làm sao để có thể mua cổ phiếu tốt với mức giá hời nhất, rẻ nhất. Vì chúng ta biết rằng trong 5-10 năm tới, hay lâu hơn nữa công ty vẫn tăng trưởng bền vững.
Và nhiều anh em đầu tư theo phong cách này đã thừa nhận một điều rằng. Rất khó để phán đoán thị trường.
Và vì thị trường là khó đoán, nên họ sẽ tập trung phân tích:
– Giá trị công ty
– Lợi thế cạnh tranh
– Lợi nhuận? Biên lợi nhuận?
– Khả năng tăng trưởng trong tương lai?
…
Và sau đó là lựa chọn thời điểm thị trường xấu để mua. Mua từ từ, mua tích lũy,…
Còn nếu anh em nào chỉ quan tâm đến cổ phiếu đầu tư tăng trưởng thì có thể tham khảo các bài viết này nhé:
1.2. Bước 2: Nghiên cứu về ngành và tìm kiếm manh mối
Ngành nào anh em quan tâm để tìm ra các chỉ số quan trọng nhất? Và từ đó chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời trọng tâm cho những nhóm ngành nào? Chứ không phải mỗi ngành áp dụng 1 phương pháp khác nhau.
Chẳng hạn như chúng ta không thể áp dụng các chỉ số phân tích cổ phiếu của ngành Ngân hàng cho Bất động sản được. Đúng không?
Tất nhiên, sẽ có một số chỉ tiêu chính, cơ bản, là giống nhau. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề đặc biệt sẽ có những chỉ tiêu mà ngành này quan trọng hơn ngành kia.
Ví dụ anh em đầu tư vào Ngân hàng sẽ có chỉ số cơ bản như:
– NIM – Net interest margin
– CASA – Current account – Savings account
…
Còn muốn phân tích cổ phiếu Bất động sản, chúng ta phải quan tâm đến:
– Hàng tồn kho như thế nào?
– Tình hình vay nợ của công ty ra sao?,…
Từng ngành sẽ có những chỉ tiêu nổi bật đặc trưng mà anh em cần phải chú ý khi nghiên cứu.
Và trong khi nghiên cứu về ngành, anh em có thể lưu ý những bước sau để thử:
1.2.1. Bước thứ nhất là tiếp cận theo Top Down từ trên xuống
Tức là anh em sẽ tìm đọc một số báo cáo ngành. Trong báo cáo ngành đó anh em sẽ phải tìm ra những công ty vượt trội nhất, tăng trưởng mạnh nhất ngành đó. Chẳng hạn như có:
– Doanh thu lớn nhất
– Biên lợi nhuận lớn nhất
…
Doanh thu lớn nhất để nói về quy mô, biên lợi nhuận lớn nhất để nói về hiệu quả. Chứng tỏ công ty đó có những yếu tố vượt trội xa so với ngành.
Hay công ty có một cơ hội nào đó tăng trưởng vượt trội trong tương lai nhờ công nghệ,… Vậy nên, khi anh em đọc khoảng 3-5 báo cáo ngành của một vài công ty khác nhau. Chẳng hạn như phân tích ngành Ngân hàng. Thì trong đầu anh em chắc chắn sẽ tìm ra được những cái tên đáng chú ý:
– Một là Ngân hàng to nhất
– Hai là ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao nhất
– Ba là ngân hàng về thúc đẩy tăng trưởng công nghệ lớn nhất
Anh em cố gắng tìm ra những lợi thế như vậy.
1.2.2. Bước thứ hai: Tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh
Bước này một phần liên quan khăng khít ở bước 1 khi anh em tìm ra công ty nào nổi trội trong ngành.
Đó là tìm hiểu sâu về việc công ty kinh doanh lĩnh vực gì? Có tiềm năng hay không?
Lưu ý là anh em hãy để ý vào quy mô và hiệu quả hoạt động của công ty. Để làm gì? Để phân tích cổ phiếu, xem công ty đó có đúng là vượt trội so với ngành, so với các đối thủ cạnh tranh hay không.
Bước này vừa giúp anh em hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Cũng là bước xác minh cho bước một.
1.2.3. Bước thứ ba: Phân tích ngành như thế nào?
Sau khi đã tìm được kinh doanh lĩnh vực gì, có lợi thế gì vượt trội hay không,… Thì chúng ta sẽ đi vào phân tích ngành và tìm xem ngành có tiềm năng tăng trưởng đến đâu.
Anh em có thể đi sâu vào từng ngành một.
Chúng ta có thể sử dụng những bảng báo cáo hàng ngày của TCBS. Trong đó họ thường xuyên cập nhật các chỉ số về ngành. Chúng ta khá dễ dàng trong việc tìm kiếm những cổ phiếu có chỉ số hiệu quả.
Nếu anh em nào chưa có tài khoản ở TCBS thì có thể mở. Hoàn toàn miễn phí và mọi thủ tục đều online nên rất thuận tiện.
Cú sẽ để link đăng ký tài khoản miễn phí ở đây, anh em có thể mở tài khoản: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng nhé: 105C912839
1.2.4. Bước thứ 4: Tìm ngành tốt, tiềm năng tăng trưởng ở đâu?
Với việc đầu tư giá trị, có một yếu tố đặc biệt quan trọng mà anh em cần lưu ý. Là anh em nên chọn 1 công ty trong ngành tăng trưởng. Và có nhu cầu tăng trưởng rất lớn trong tương lai.
Tại sao lại như vậy? Khi anh em đầu tư vào những công ty đó. Giả dụ ban đầu chúng ta có phân tích sai nhưng vì công ty đó đang ở trong một ngành rất ngon. Thì nó vẫn có khả năng tăng trưởng rất lớn.
Cũng giống như nhà đầu tư huyền thoại – tỷ phú Warren Buffett. Ông ấy rất thích đầu tư vào những công ty mà một thằng ngốc cũng có thể điều hành được. Tức là nó đã ở trong một ngành rất ngon, bộ máy set up rất ok. Và không cần đến một bộ máy điều hành quá xuất sắc kiểu như đội đặc nhiệm mới điều hành được. Vì như vậy chúng ta sẽ gặp phải một rủi ro là rất khó để duy trì được phong độ của đội đặc nhiệm đó.
Chính vì vậy, nếu anh em tìm được ngành có khả năng tăng trưởng vượt trội trong tương lai như thế thì đây được xem là cơ hội lớn.
1.2.5. Bước thứ 5: làm thế nào để đánh giá lại những thông tin phân tích
Chốt lại trong phần này, anh em cần tìm ra được một khái niệm vô cùng quan trọng. Cú nghĩ nó rất quan trọng đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đó là UNIT ECONOMIC – Tức là một giá trị kinh tế quan trọng trong ngành đó.
Là so sánh chỉ tiêu trong cùng 1 ngành với nhau.
Ví dụ về ngành Ngân hàng, khi anh em tìm hiểu sẽ có một chỉ số vô cùng quan trọng và đúc kết được tính hiệu quả của ngành ngân hàng. Đó chính là NIM – Net Interest Margin, biên lãi thuần. Tức là sự chênh lệch của lãi suất cho vay ra và lãi suất huy động của Ngân hàng.
Nôm na là Ngân hàng cho vay ra cho người đi mua nhà với lãi suất khoảng 12%. Nhưng họ chỉ huy động vốn khoảng 8% mà thôi.
Thì khi đó, NIM sẽ được tính như sau: 12% – 8% = 4%.
4% này chính là tỷ lệ sinh lời, biên lãi thuần của Ngân hàng. Nó thể hiện rằng ngân hàng này hoạt động hiệu quả như thế nào? Có huy động được vốn giá rẻ và cho vay được lãi cao hay không? Có như vậy thì Ngân hàng mới đang hoạt động hiệu quả.
Hay với ngành Bất động sản. Nếu anh em tìm kiếm đủ sâu được một công ty chuyên về phát triển dự án. Anh em biết được mỗi một m2 dự án họ sẽ lãi khoảng bao nhiêu tiền,… Đây được xem là những chỉ số rất tuyệt vời cho thấy chúng ta rất hiểu sâu về ngành mình đang phân tích.
Hoặc chẳng hạn như ngành Thép. Nếu tìm ra được mỗi một tấn thép công ty sẽ lãi khoảng được bao nhiêu tiền. Biết được như vậy sẽ rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và phân tích của anh em. Đây chính là UNIT ECONOMIC.
Nhưng trong thực tế để chúng ta trả lời được câu hỏi này là không hề dễ, nó rất khó. Đặc biệt đòi hỏi chúng ta phải rất hiểu về bản chất của công ty, của ngành đó. Nhưng nếu anh em trả lời được câu hỏi này thì khả năng cao sẽ trở thành chuyên gia trong việc đánh giá hiệu quả của công ty đó.
Còn nếu chưa có câu trả lời, chúng ta có thể tìm câu hỏi từ chỉ số biên lợi nhuận. Như Cú đánh giá thì biên lợi nhuận là một trong những chỉ số quan trọng nhất của một công ty. Để đánh giá xem công ty đó hiệu quả hoạt động ra làm sao.
Công ty càng có biên lợi nhuận cao với một quy mô đủ lớn thì sẽ càng ngon càng tốt. Và công ty khi đã có biên lợi nhuận cao mà đi kèm với chỉ số P/E cao thì cũng ok, những chỉ số khác về định giá cao cũng ok. Nhưng bởi vì nó tiềm năng, khả năng tăng trưởng trong tương lai là rất cao.
Ngoài ra, để có thêm thông tin về ngành và tìm kiếm manh mối phân tích cổ phiếu. Anh em có thể tham khảo thêm video “Cách tìm kiếm các thông tin quan trọng của Trader” trên kênh Youtube của Cú nhé.
1.3. Bước 3: Đưa ra thang điểm để sàng lọc và hạn chế quy mô
Trên thị trường bây giờ có đến khoảng 2000 công ty được niêm yết. Sau khi anh em nghiên cứu xong câu chuyện của ngành, tìm ra được UNIT ECONOMIC,… Hay một số chỉ tiêu quan trọng khác. Anh em nên đưa ra một số thang điểm về 3-4 tiêu chí quan trọng nhất như:
– Thanh khoản
– Vốn hóa
– Biên lợi nhuận
– Tăng trưởng doanh thu
…
Hay một số chỉ tiêu khác mà anh em cảm thấy quan trọng với ngành đó, doanh nghiệp đó. Càng đơn giản càng tốt, để chúng ta sàng lọc bớt. Vì sao? Vì một lúc chúng ta không thể nghiên cứu gần 50 công ty Ngân hàng hay 100 công ty Bất động sản được. Đúng không?
Vì vậy, ở bước sàng lọc này chúng ta chỉ nên giữ lại khoảng 10-20 công ty để nghiên cứu. Và sau khi nghiên cứu kỹ rồi, nếu cảm thấy muốn mở rộng thêm, tìm kiếm thêm những viên ngọc quý khác. Khi đó chúng ta vẫn có thể mở rộng tiếp ra những công ty khác.
Còn nếu ngay từ đầu anh em xác định nghiên cứu hết, đọc từng báo cáo ngành, từng doanh nghiệp,… Thì sẽ rất mệt, tốn thời gian mà chưa chắc đã mang lại hiệu quả tuyệt đối.
Chẳng hạn anh em có thể tham khảo:
1. Hướng dẫn các bạn cách lọc cổ phiếu theo Phương pháp 4M của Phil Town
Trong mỗi video Cú đều đã có hướng dẫn chi tiết kèm minh họa. Những tiêu chí này rất đơn giản và cơ bản. Nhưng nó cho chúng ta một câu chuyện nhanh, một câu chuyện ngắn gọn về cổ phiếu tốt cho ngành đó. Tất nhiên, mỗi phương pháp sẽ có những điểm mạnh – điểm yếu riêng. Và sẽ không thể đáp ứng được hết tất cả những câu hỏi của anh em một cách tuyệt đối.
Nhưng bằng việc bắt đầu với những yếu tố này, Cú tin anh em sẽ có những yếu tố để sàng lọc. Và từ đó khoanh vùng được quy mô mà mình mong muốn để phân tích. Vì vậy anh em có thể tham khảo thêm cho bước sàng lọc cổ phiếu của mình.
Ngoài ra Cú cũng có một bài viết về 4 Nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett.
Khi đầu tư vào một công ty, Warren Buffett thường quan tâm đến 4 yếu tố sau:
– Thứ nhất là công ty đó phải có tình hình tài chính lành mạnh. Đặc biệt, hạn chế dùng vay nợ. Đây là yếu tố tối kỵ mà Warren Buffett luôn để ý khi lựa chọn cổ phiếu. Vì ông luôn muốn một công ty có thể tồn tại qua khủng hoảng và trường tồn phát triển. 15 năm, 20 năm hay thậm chí 30 năm tồn tại và công ty phải luôn có những quỹ dự trữ, hoạt động tài chính ok. Nhằm tồn tại được qua khủng hoảng.
– Thứ 2, công ty đó phải có con hào kinh tế, chính là MOAT. Đây là một chỉ tiêu cũng được rất nhiều nhà kinh tế học, nhà đầu tư sử dụng rộng rãi. Trong đó có cả Phil Town. Nó nói đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Là lợi thế không công ty nào có mà chỉ mỗi doanh nghiệp đó làm tốt nhất. Vì vậy MOAT là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng.
– Thứ 3, Warren Buffett cũng chú trọng vào xem xét mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là mô hình kinh doanh phải đơn giản và có dòng tiền mạnh mẽ. Mô hình kinh doanh đơn giản để dễ dàng dự đoán trong tương lai. Còn dòng tiền mạnh để dễ dàng duy trì và dẫn đầu thị trường, mở rộng quy mô.
– Cuối cùng là chú trọng vào phát triển Ban lãnh đạo, vào đội ngũ điều hành. Mặc dù công ty ở trong một ngành khá ngon và có tiềm năng tăng trưởng. Những nhà lãnh đạo bình thường cũng có khả năng điều hành. Nhưng Warren Buffett luôn muốn phải tốt hơn nữa bằng cách phải chọn những ban lãnh đạo tuyệt vời. Phù hợp với quan điểm đầu tư của ông và tiếp tục bồi tạo, dẫn dắt, đào tạo cho ban lãnh đạo phát triển lên một tầm cao mới.
Chính vì vậy, ở phần này anh em có thể lọc ra từng chỉ số, cân nhắc mức thang điểm,… Để sàng lọc cổ phiếu một cách hiệu quả nhất có thể. Trọng tâm nhất có thể để nghiên cứu và đầu tư nhé.
1.4. Bước 4: 5 bước phân tích cổ phiếu chi tiết
1.4.1. Mô hình kinh doanh
Khi chúng ta đã chọn được doanh nghiệp để phân tích rồi. Thì bước đầu tiên, tiên quyết nhất đó là anh em phải hiểu được mô hình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Chúng ta phân tích mô hình kinh doanh và tìm ra được lợi thế cạnh tranh của công ty đó.
Anh em có thể tìm hiểu thông qua:
– Báo cáo ngành
– Báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán
…
Chúng ta tìm kiếm và xem công ty đó:
– Có chỉ số hiệu quả về biên lợi nhuận cao so với đối thủ hay không?
– Có nhà máy mới nào đang triển khai về công nghệ hay không?
– Có nguồn nguyên vật liệu dồi dào giá rẻ
– Có ban lãnh đạo rất sừng sỏ và từ khi ông lãnh đạo đó lên đứng đầu đã giúp doanh nghiệp tăng trưởng không ngừng,…
Để từ việc tìm ra những ưu điểm vượt trội này, anh em sẽ biết được MOAT của doanh nghiệp này là gì.
Đồng thời trong phần này anh em cần tìm ra được câu chuyện chính, động lực tăng trưởng của doanh nghiệp là gì. Bây giờ chúng ta mua, nhưng câu chuyện trong 3-5-10 năm tới đó là gì?
Nếu nó không có một câu chuyện rõ ràng thì cũng chỉ là một cổ phiếu đầu cơ theo trend mà thôi. Còn nếu có câu chuyện rõ ràng trong 3 năm, 5 năm hay thậm chí 10 năm. Thì xứng đáng là một doanh nghiệp đáng chú ý và để anh em cân nhắc cho vào danh mục đầu tư dài hạn.
Mục tiêu của chúng ta là tìm ra doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng ít nhất 20%/năm trong vòng 10 năm nữa.
1.4.2. Ban lãnh đạo
Doanh nghiệp tồn tại và phát triển do ai điều hành? Chính là ban lãnh đạo, bộ máy cốt cán của công ty. Ông CEO, chủ tịch, đội ngũ cố vấn, hội đồng quản trị,… điều hành. Mà họ lại đang nắm giữ rất nhiều tiền của chúng ta, từ cổ đông nhỏ lẻ đến cổ đông lớn, góp vốn vào.
Vậy thì, nếu họ không có sự chính trực, không có tầm nhìn chiến lược dài hạn, khả năng dẫn dắt, chèo lái,… Thì không khác gì chúng ta đang “gia trứng cho ác” đúng không? Chắc hẳn một năm qua anh em cũng thấy trên thị trường chứng khoán có bao nhiêu vụ lùm xùm. Từ ban lãnh đạo bị bắt, bị triệu tập để điều tra đến cổ phiếu bị hủy niêm yết trên sàn,… Cú không cần kể tên đích thị thì chắc anh em cũng biết.
Và nếu chúng ta đầu tư, dồn tiền mua cổ phiếu của những doanh nghiệp này. Thì kết quả sẽ rất mệt mỏi.
Chính vì vậy, Cú luôn tin rằng Ban lãnh đạo là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vừa mang tính quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Cũng là căn cứ để nhà đầu tư xem xét đầu tư khi phân tích cổ phiếu doanh nghiệp đó.
Nếu anh em thấy ban lãnh đạo doanh nghiệp nào có phốt. Hay không có đủ năng lực, lại còn chăm chỉ đánh cổ phiếu hơn là phát triển hoạt động kinh doanh. Thì đây là một yếu tố không tốt, cần cân nhắc kỹ khi đầu tư. Hoặc tệ hơn thì cũng đừng ngần ngại cho nó vào danh sách sàng lọc, bỏ qua để đỡ phí thời gian nghiên cứu.
Anh em cũng có thể tham khảo một số tips mà Cú thường xuyên sử dụng khi xem xét về ban lãnh đạo.
Anh em vào mục Hồ sơ doanh nghiệp, xem Cổ đông lớn của công ty (Là ai, thành tích như thế nào,…). Ban lãnh đạo của công ty (Có phải là chuyên gia trong ngành? Năng lực ra sao?…). Sau đó search thêm thông tin trên Internet về những người này để xem gần đây có tin tốt/xấu gì không.
Về phần này anh em nên chú trọng tìm hiểu thông tin về các cổ đông lớn trong công ty mình đang nghiên cứu. Cổ đông lớn là ai, nắm giữ bao nhiêu %, thông tin công khai minh bạch hay không,…
Ngoài ra về phần Hồ sơ doanh nghiệp trong TCBS còn có cung cấp thông tin về công ty con, công ty liên kết. Như ở hình ảnh minh họa mà Cú đang lấy ví dụ về cổ phiếu của Vietcombank.
Anh em cũng có thể check họ là ai, tổ chức nào, nắm giữ nhiều hay ít cổ phần của doanh nghiệp,…
Chúng ta phải xem xét kỹ các anh chị này có thành tích như thế nào, khả năng lãnh đạo ra làm sao,…
– Để đánh giá chi tiết về ban lãnh đạo công ty có tiềm năng hay không.
– Họ có đủ chính trực trong việc dẫn dắt doanh nghiệp hoạt động hay không.
– Họ có phải chuyên gia trong ngành của họ bao nhiêu năm nay hay không.
– Đặc biệt quan trọng là có khả năng chèo lái, dẫn dắt công ty đi lên đỉnh cao mới trong tương lai hay không.
Còn nếu anh em nào chưa có tài khoản trên app TCBS thì có thể mở. Hoàn toàn miễn phí và thủ tục online nên không cần phải di chuyển ra quầy cũng có thể mở tài khoản.
Anh em có thể bấm vào link Cú để dưới đây để mở.
Link đăng ký tài khoản miễn phí: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng nhé: 105C912839
Nhưng bản thân Cú nghĩ nếu chỉ xem trên TCBS thì chưa đủ. Vì vậy anh em có thể xem đây là thông tin cơ bản. Rồi sau đó dựa vào những cái tên trong danh sách Ban lãnh đạo này, search thêm trên Internet.
1.4.3. Hiệu quả hoạt động trong báo cáo tài chính
Về phần này, Cú cũng đã làm 1 video nói về 5 nhóm chỉ số tài chính doanh nghiệp quan trọng. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo chi tiết nội dung.
5 nhóm chỉ số này sẽ cho anh em biết chúng ta nên cân đối cái gì, đầu tư vào đâu,… Nhưng đặc biệt, nếu chúng ta muốn nhìn nhanh, đánh giá nhanh thì Cú nghĩ nhóm chỉ số về hiệu quả hoạt động là quan trọng nhất.
Một công ty có hiệu quả hoạt động thì đầu tiên phải ngon, nếu hiệu quả kém thì chưa cần bàn đến những thứ khác. Khi hiệu quả đã ngon rồi thì anh em mới bắt đầu đi xem:
– Cân đối đến đâu?
– Vay nợ như thế nào?
– Nguồn gốc của hiệu quả đó có phải nhờ đến từ việc sử dụng đòn bẩy quá lớn hay không?
– Còn nếu không phải đòn bẩy thì từ đâu, có phải từ năng suất, thực lực thực sự?
Thế nên đánh giá đầu tiên phải đến từ hiệu quả. Sau hiệu quả sẽ đi phân tích các chỉ số khác. Cứ tập trung xem doanh thu tăng trưởng như thế nào, biên lợi nhuận ra sao. EPS hàng năm có tăng trưởng hay không? Và nếu hiệu quả hoạt động tài chính ngon, tăng trưởng đạt kỳ vọng của chúng ta 15-20%/năm trở lên thì rất ok.
Khi đó chúng ta có thể đi sâu vào báo tài chính, vào bảng cân đối kế toán, dòng tiền,… Để kiểm tra xem hiệu quả đó đến từ đâu. Có thực là bền vững, là do chính năng suất tạo ra, từ sự dẫn dắt tài tình của ban lãnh đạo,… Nếu như vậy thì thật sự rất tuyệt vời. Còn ngược lại như Cú đã nhắc, đến từ một lợi thế nào ngắn hạn như vay vốn hay quan hệ ngắn hạn với một đối tác nào đó,… Thì tất nhiên câu chuyện đó chưa đủ bền vững để anh em dựa vào.
Tóm lại, cần chú trọng nhất, đó là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả không. Và phải tìm ra được động lực tăng trưởng. Đến từ đâu, có bền vững hay không, những chỉ số chính này có phù hợp với MOAT phía trên không?
1.4.4. Định giá
Phần 4 trong mục này là định giá. Định giá là anh em so sánh doanh nghiệp với những công ty khác trong ngành xem có nổi bật hơn không?
Phần này tương đối phức tạp, anh em có thể tận dụng công cụ có sẵn. Chẳng hạn như công cụ phân tích và định giá cổ phiếu của các công ty chứng khoán. Còn Cú thì vẫn thường xuyên sử dụng trên app chứng khoán TCBS.
Anh em để ý, TCBS sẽ có 2 phương pháp định giá chính:
– Một là định giá theo những chỉ số so sánh cơ bản như trên hình Cú minh họa. Là P/E, P/B và EV/EBITDA. So sánh cổ phiếu anh em đang nghiên cứu với ngành xem 3 chỉ số trên đang ở mức cao hay thấp. Ví dụ P/E của VCB đang là 13.8, so sánh với ngành là 7.9, P/E của thị trường là 11… Như vậy sẽ mang một ý nghĩa gì. Có gì vượt trội hơn hay thua kém so với toàn ngành hay không? Và kết quả định giá của cổ phiếu như thế nào? Anh em có thể check kết quả như hình minh họa Cú để phía dưới.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều cổ phiếu có P/E cực thấp nhưng rất lởm. Vì vậy chúng ta không chỉ dựa vào P/E, P/B mà đánh giá hết một doanh nghiệp. Tất cả các công cụ đều mang tính tham khảo và bổ trợ cho anh em khi phân tích. Còn chính và quyết định vẫn ở mỗi người.
– Phương pháp 2 là định giá theo chiết khấu dòng tiền (DCF). Tức là tính ra dòng tiền của những năm trong tương lai, cụ thể là dòng tiền của 5 năm tiếp theo. Và sau đó chiết khấu về hiện tại.
Đây sẽ là những cách để anh em so sánh mức độ đắt hay rẻ của cổ phiếu này so với thị trường.
Tiếp theo, vẫn ở app TCBS, anh em có thể kiểm tra dòng tiền của doanh nghiệp. TCBS đã có những thống kê và phân tích cơ bản chi tiết về phần này để anh em tham khảo.
Ví dụ 1. Dòng tiền của Hòa Phát – HPG
Anh em thấy 4 dòng dưới trong hình minh họa mục III. Lưu chuyển tiền tệ. Đó chính là thống kê dòng tiền của doanh nghiệp. Từ thống kê có thể thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng liên tục qua các năm. HPG đầu tư ra bên ngoài cũng rất ghê từ 2017 – 2021, qua 2022 có giảm nhưng 2023, 2024, 2025 lại tiếp tục đẩy mạnh. Nhưng bù lại, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cũng rất ngon. Gần như tăng trưởng đều qua các năm.
Chứng tỏ Hòa Phát là một công ty có dòng tiền thật và có khả năng tăng trưởng trong tương lai. Hay dòng tiền từ hoạt động tài chính cũng là dòng tiền thật, anh em có thể nhìn thấy những con số từ 2017-2020. Tuy nhiên, những năm sau lại có xu hướng giảm đi, có thể là trả nợ dần. Nhưng cốt lõi vẫn nằm ở hoạt động kinh doanh. Khi phân tích cổ phiếu thì đây cũng là một trong những dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang có dòng tiền. Nhờ vậy anh em có thể kết hợp với các yếu tố khác để nghiên cứu.
Ví dụ 2. Thủ Đức House – TDH
Thêm một ví dụ khác để anh em đánh giá. Nhìn vào mục Lưu chuyển tiền tệ của TDH anh em có thể thấy 2020 có dòng tiền từ bán dự án. Tuy nhiên những năm trước 2012-2019 đều âm, 2021-2022 cũng âm. Cho thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty rất lèo tèo. Nhìn vậy liệu có nhà đầu tư nào can đảm đổ tiền vào với kỳ vọng sinh lời dài hạn hay không?
Và với những công ty có dòng tiền âm như thế này, về cơ bản chúng ta sẽ không dự báo được. Cũng không định giá được. Chúng ta chỉ có thể định giá được khi mà ước tính được tương lai. Còn với những công ty kinh doanh như bài bạc thế này thì tính như thế nào được. Chỉ có đầu cơ mới phù hợp mà thôi. Đúng không?
Lưu ý: Tuy nhiên, anh em lưu ý một điểm. Là bộ lọc phần định giá trên app TCBS như Cú nhắc phía trên. Nó chỉ đúng trong trường hợp công ty hoạt động ổn định. Dễ dàng dự báo về dòng tiền, dễ dàng dự báo về kinh doanh. Khi đó mới định giá được.
Còn nếu anh em không thấy công ty hoạt động ổn về dòng tiền. Trong vòng 3-5 năm dòng tiền không ngon thì không nhất thiết phải sử dụng phương pháp định giá. Nó chỉ thuần về đầu cơ mà thôi. Vậy nên anh em cần lưu ý về phần này để không bị lừa khi P/E, P/B thấp.
Ngoài ra, trong phần này nếu anh em muốn đi sâu nghiên cứu cặn kẽ. Thì có thể tham khảo cuốn sách “Đầu tư tài chính – Investments” của Bodie, Kane và Marcus nhé.
1.4.5. Phân tích kỹ thuật
Bước cuối cùng trong phần này là Phân tích kỹ thuật, lựa chọn điểm vào điểm ra.
Đã phân tích được một công ty ngon rồi thì bây giờ chúng ta chọn điểm mua – điểm bán như thế nào? Kể cả là đầu tư dài hạn nhưng khi chúng ta tận dụng được thời điểm tốt của thị trường để mua thì cũng sẽ mang lại lợi ích rất nhiều.
Về phần này, Cú cũng đã làm 1 video phân tích kỹ thuật trên kênh youtube. Anh em có thể tham khảo để thực hành.
1.4.6. Kết luận
Từ đầu bài đến giờ chúng ta đã cùng thảo luận rất nhiều thứ. Nhưng khi làm phân tích, nếu chúng ta bị rối, bị cuốn theo những thông tin này thông tin kia. Như vậy sẽ rất rối và khó đúc kết được. Vậy nên chốt lại trong phần này anh em chú ý 5 bước chi tiết như sau:
– Thứ nhất, mô hình kinh doanh đó là gì? Có tiềm năng hay không?
– Thứ hai, ban lãnh đạo là ai? Có khả năng dẫn dắt tổ chức không?
– Thứ ba, hiệu quả hoạt động như thế nào, chỉ số nào quan trọng nhất, động lực chính là gì?
– Thứ tư, định giá? Điểm quan trọng nhất trong định giá là gì?
– Thứ năm, phân tích kỹ thuật? Thời điểm nào là điểm mua/bán tốt nhất? Vì sao?
Và khi anh em đúc kết được 5 bước trên sẽ thấy câu chuyện của mình đã được hình thành.
Cũng tương tự như vậy, nếu anh em từng làm phân tích cho 1 công ty hay tổ chức. Thì nếu có phân tích khoảng chừng 50-70 trang thì sẽ luôn có 1 trang gọi là Highlight Investment. Tức là trang tổng hợp.
Càng ngắn gọn, càng dễ hiểu, càng tốt. Anh phân tích giỏi chỉ cần nói vài câu cũng đủ giúp người ta hiểu và nên mua hay không. Anh nào phân tích dài dòng lòng vòng nhưng không trọng tâm thì nói bao nhiêu cũng không thuyết phục.
1.4.7. Câu hỏi thường gặp
- Nếu bây giờ phân tích được một cổ phiếu ngon thì có nên mua ngay hay không?
Theo kinh nghiệm của Cú, chúng ta nên mua một ít trước. Ví dụ tính đầu tư 500 triệu thì bước đầu nên mua khoảng 50 triệu trước. Tại sao lại như vậy? Vì nếu nhiều khi chúng ta chần chừ quá, không mua mà để đó thì nhiều khi cổ phiếu tăng mất.
Tăng xong chúng ta lại ngồi thẫn thờ ra tiếc “biết thế mua sớm”. Chỉ vì hành động chậm mặc dù đã phân tích ra rồi. Nhưng khi chúng ta đã mua rồi và nếu cổ phiếu tăng hoặc đi đúng diễn biến như chúng ta dự báo. Chúng ta có thể mua liên tục từng tháng, giải ngân 100 triệu, 200 triệu, 300 triệu,…
Và bước mà chúng ta bắt đầu bỏ tiền vào cổ phiếu thì ngay lập tức sẽ chuyển sang hình thức quan tâm nó nhiều hơn. Khi đó chúng ta sẽ có động lực tập trung phân tích nó kỹ hơn, chuyên sâu hơn. Vì sao? Vì đó là tiền của chúng ta, chúng ta bắt đầu có lời, có lãi rồi.
Trong chứng khoán, hay trong Crypto, người ta hay gọi đây là Skin in the Game. Đây là một khái niệm nổi tiếng của Nicholas Taleb – Tác giả viết ra quyển sách Thiên nga đen.
Ông cho rằng tất cả mọi thứ chúng ta đều phải nhúng tay vào. Hay khi mọi người đưa ra quyết định về một vấn đề nào đó thì đều phải chịu trách nhiệm bởi quyết định của họ. Khi đó mới có thể đưa ra quyết định đúng được.
Cũng như khi chúng ta tìm thấy được một cổ phiếu tốt và cảm thấy ngon. Thì có thể bắt đầu bằng việc chúng ta mua một số lượng nhỏ cổ phiếu đó. Sau đó từ từ theo dõi phân tích, đánh giá lại. Để xem quyết định của mình có đúng hay không? Nếu đúng thì tiếp tục. Nếu sai thì phải chịu trách nhiệm với sai lầm của bản thân để làm lại tốt hơn.
Phần 2. Cách ứng dụng những gì đã học được từ bài hướng dẫn phân tích cổ phiếu của Cú
Sau khi đã có 4 bước phân tích cổ phiếu cơ bản và 5 bước phân tích chi tiết bên trong đó. Anh em sẽ cùng Cú thử ứng dụng nó xem như nào nhé.
2.1. Tìm ra cổ phiếu ngon thì đã đủ giúp chúng ta giàu hay chưa?
Bản thân Cú nghĩ là chưa. Việc tìm ra cổ phiếu ngon nó chỉ là một phần của câu chuyện mà thôi. 50-60% của việc thành công trong đầu tư dài hạn thì chọn thời điểm mua hay phong cách mua cũng rất quan trọng. Và bản chất của câu chuyện ngày hôm nay là khi chúng ta đã tìm ra được cổ phiếu ngon rồi. Thì chúng ta phải cố gắng mua nó với giá rẻ nhất có thể.
Phong cách này sẽ rất khác với những anh em đầu tư theo dòng tiền, đầu cơ ngắn hạn. Nhưng bản chất nếu anh em muốn hold, muốn tìm ra cổ phiếu ngon thì lựa chọn thời điểm nào thị trường sập, thị trường downtrend để mua. Hoặc liên tục mua nó khi có tiền nhàn rỗi.
Đấy cũng chính là câu chuyện của nhà đầu tư giá trị. Cũng như phía trên Cú đã trình bày, khác phương pháp, khác học thuyết thì không nói chuyện với nhau được. Phương pháp đầu tư nó cũng khác nhau.
– Một là anh em mua theo kiểu thị trường điều chỉnh, thị trường sập.
– Hai là anh em mua theo kiểu tích sản và sau đó review lại trong vòng 6 tháng sau. Để làm gì? Để xem các tiêu chí ban đầu mình thực hiện có đúng không, có hiệu quả không.
Xem về MOAT, xem về ban lãnh đạo, về chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, lợi thế cạnh tranh,…
Chính vì vậy sau khoảng 1-2 năm đầu tư một cổ phiếu liên tục, anh em sẽ hiểu rất rõ ngành đó. Hiểu được ngành đó có những ngôi sao nào, tiềm năng tăng trưởng ra làm sao. Và vì thế chúng ta sẽ đầu tư càng lúc càng tự tin. Khi chúng ta đã vừa hiểu ngành, vừa mua được giá tốt thì chỉ cần kiên trì tiếp tục đầu tư để hưởng thành quả.
2.2. Công cụ hỗ trợ
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ để tiện việc anh em theo dõi. Tất nhiên app nào cũng có ưu điểm, nhược điểm của nó. Vì vậy anh em có thể mở 3-4 tài khoản khác nhau để trải nghiệm. Và khi chúng ta đã tìm được công cụ rồi nên chọn lọc cho mình một công cụ đủ nhanh, đủ thông tin được update liên tục. Thì sẽ rất tốt cho anh em trong việc phân tích cổ phiếu và theo dõi tiến độ, hiệu quả đầu tư.
Thế nhưng Cú vẫn nghĩ anh em nên thử trải nghiệm bộ công cụ của TCBS. Như Cú đã trình bày phía trên, bản thân mình hơn 15 năm qua cũng trải nghiệm đủ các loại app. Nhưng TCBS phải nói là một trong những app ok nhất về độ tiện nghi, dễ dùng. Nó cũng có những tool hỗ trợ nhà đầu tư rất hữu hiệu.
Nếu anh em nào chưa có tài khoản ở TCBS thì có thể mở. Hoàn toàn miễn phí và mọi thủ tục đều online nên rất thuận tiện.
Cú sẽ để link đăng ký tài khoản miễn phí ở đây, anh em có thể mở tài khoản: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng nhé: 105C912839
2.3. Sách tham khảo về phân tích cổ phiếu cơ bản
Nếu anh em nào muốn đào sâu vào việc phân tích cổ phiếu cơ bản từ A-Z. Thì có 2 quyển sách mà Cú đặc biệt khuyến khích anh em nên đọc. Đó là Phân tích chứng khoán của Benjamin Graham và Đầu tư tài chính của Bodie – Kane và Marcus. 2 quyển này khá khó vì chuyên sâu nhưng rất có ích.
Do đó, anh em có thể chọn đọc những mục cơ bản dễ hiểu để nghiên cứu trước. Rồi phần nào khó thì tìm hiểu sau, từ từ từng phần một. Còn chỗ nào khó hiểu quá anh em có thể inbox về Fanpage cho Cú, chụp phần lý thuyết/kiến thức đó. Cú sẽ hỗ trợ giải đáp miễn phí cho anh em.
Và nếu anh em nghiên cứu được hết 2 cuốn này sau đó vận dụng vào đầu tư. Thì Cú nghĩ sẽ rất tuyệt vời.
Kết luận
Chia sẻ phía trên là toàn bộ những gì Cú đã và đang làm, thực hành mỗi ngày. Để giúp bản thân có thể phân tích và tìm ra những cổ phiếu tốt cho đầu tư giá trị. Những gì đúng với Cú, Cú thấy hiệu quả thì sẽ chia sẻ đến anh em. Tuy nhiên đây đều mang tính chất cá nhân nên có thể chưa chắc đã hiệu quả với số đông anh em.
Vì vậy Cú mong sau bài viết, anh em sẽ tìm ra được phương pháp cho chính mình. Hiểu được cấu trúc, bản chất của nó và sau đó thực hành, thêm bước này bớt bước kia cũng được. Miễn hiệu quả là được.
Hy vọng qua bài viết này anh em sẽ nắm rõ được những bước cơ bản trong phân tích cổ phiếu cơ bản. Cũng như cách sử dụng công cụ để lọc cổ phiếu. Bước cuối cùng nằm ở anh em, chắt lọc và chăm chỉ thực hành để trở thành một nhà đầu tư giá trị.
Sau cùng, nếu đọc bài viết này vẫn còn nhiều thắc mắc. Anh em có thể inbox về Fanpage cho Cú để hỏi trực tiếp. Cú sẽ trả lời chi tiết nên anh em không việc gì phải ngại đâu nhé.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về đầu tư chứng khoán. Nhất là với những anh em F0 mới vào thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như tài chính. Sẽ biết thêm phương pháp lọc cổ phiếu có dòng tiền tốt. Làm sao để hoạt động đầu tư của mình, phân bổ danh mục càng hiệu quả, càng tốt nhé.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969