Niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán là gì? Quy trình từ A-Z
Niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán được coi là một bước ngoặt lớn trong quá hoạt động của doanh nghiệp. Bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp phát hành. Mà còn cho cả các nhà đầu tư, cũng như đối với toàn thị trường.
Nhưng liệu có phải doanh nghiệp nào cũng được niêm yết cổ phiếu? Điều kiện để niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch là gì? Anh em hãy cùng Cú phân tích và tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Mở đầu
Bảng giá chứng khoán hay còn gọi là bảng điện có lẽ là thứ mà anh em đầu tư chứng khoán chúng ta xem nhiều nhất trong ngày. Ngoại trừ thứ 7, chủ nhật. Trên đó thì không ai lạ lẫm gì với những chữ cái, con số. Nhưng tại sao những doanh nghiệp lại được niêm yết trên đó. Thì có lẽ không phải ai cũng nắm rõ. Bởi vậy mà đôi khi bắt gặp một doanh nghiệp đang làm ăn tốt. Anh em lại thắc mắc sao mình tìm mãi không ra mã chứng khoán của doanh nghiệp đó.
Mấu chốt nằm ở việc niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch. Chỉ những doanh nghiệp niêm yết mới có thể giao dịch trên sàn chứng khoán. Những doanh nghiệp không niêm yết chứng khoán sẽ không có mặt trên bảng điện.
Chính vì vậy, qua bài viết chuyên sâu về niêm yết chứng khoán. Cú mong rằng sẽ cung cấp tới anh em những kiến thức cần biết, những điểm cần lưu ý. Trước khi mua bất kỳ cổ phiếu của doanh nghiệp nào.
Phần 1: Niêm yết chứng khoán là gì?
Tiếp nối seri chủ đề đầu tư cổ phiếu, trong bài viết này. Cú sẽ giới thiệu tới anh em chi tiết hơn về thủ tục niêm yết chứng khoán của doanh nghiệp. Đặc biệt là những khái niệm, nội dung liên quan đến vấn đề pháp lý. Sẽ có những khái niệm vừa lạ, vừa quen. Vì vậy nếu có khái niệm nào anh em chưa hiểu rõ, hãy đừng ngần ngại inbox Cú theo trang page sau nhé. Cú sẽ cùng anh em phân tích nhé!
https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
1.1 Niêm yết cổ phiếu là gì?
1.1.1 Niêm yết cổ phiếu là gì?
Niêm yết cổ phiếu là công bố cổ phiếu đủ tiêu chuẩn được tiền dịch tại thị trường giao dịch tập trung. Là quá trình định danh các cổ phiếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
Đây là quá trình mà Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận. Cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Với điều kiện công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn. Về định lượng cũng như định tính mà Sở giao dịch chứng khoán đề ra.
Niêm yết cổ phiếu bao gồm:
– Niêm yết tên tổ chức phát hành
– Niêm yết giá cổ phiếu
1.1.2 Công ty niêm yết là gì?
Công ty niêm yết là một công ty công cộng. Mà trong đó cổ phiếu được phép mua bán trên các thị trường chứng khoán. Đây được xem là một hình thức phát triển cao nhất của một công ty. Bởi sau khi đã trở thành công ty niêm yết, tức sẽ phải chịu sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước.
Đồng thời với việc công ty phải công bố minh bạch các thông tin. Và nguyên tắc phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn. Do đó, động lực để trở thành công ty niêm yết chính là khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
1.2 Mục đích của việc niêm yết chứng khoán
– Thiết lập các mối quan hệ của công ty chịu trách nhiệm phát hành cổ phiếu niêm yết và Sở Giao dịch chứng khoán thông qua hợp đồng.
– Đảm bảo quy trình công ty phát hành chứng khoán niêm yết được thực hiện đúng quy trình. Mọi thông tin, trách nhiệm và nghĩa vụ sẽ được công bố thông tin chính xác nhất, công bằng và minh bạch.
– Thị trường sẽ hoạt động ổn định hơn, giao dịch mua bán giữa sàn sẽ được kiểm định khắt khe hơn.
– Đảm bảo nhà đầu tư có thể tìm hiểu rõ được các thông tin cổ phiếu niêm yết cũng như công ty phát hành. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ như chúng ta. Có thể tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp, cổ phiếu 1 cách dễ dàng và chính xác.
– Xác định được tính công bằng trên thị trường. Khi giá niêm yết được công khai, giá cổ phiếu sẽ được hình thành dựa vào mối quan hệ cung và cầu.
1.3 Phân loại niêm yết cổ phiếu
1.3.1 Niêm yết lần đầu (Initial Listing)
Niêm yết lần đầu là việc cho phép chứng khoán của tổ chức phát hành. Được đăng kí niêm yết giao dịch chứng khoán lần đầu tiên sau khi phát hành ra công chúng (IPO). Anh em tham khảo bài viết của Cú IPO là gì? Thủ tục chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng từ A-Z để hiểu thêm nhé. Khi tổ chức phát hành đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về niêm yết. Anh em lưu ý là không phải cổ phiếu sau IPO là được niêm yết trên sàn chứng khoán. Cụ thể về điều kiện thì Cú sẽ giới thiệu tới anh em ở phần sau.
1.3.2 Niêm yết bổ sung (Additional Listing)
Niêm yết bổ sung là quá trình chấp thuận của Sở giao dịch chứng khoán. Cho một công ty niêm yết được niêm yết các cổ phiếu mới phát hành. Với mục đích tăng vốn hay vì các mục đích khác như sáp nhập, chi trả cổ tức, thực hiện các trái quyền. Hoặc thực hiện các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu…
Ví dụ 1: Công ty cổ phần Licogi 13 (LIG) ngày 14/02/2023 có niêm yết bổ sung. Để tăng số lượng cổ phiếu từ 69,384,569 lên 95,084,569.
1.3.3 Thay đổi niêm yết (Change Listing)
Thay đổi niêm yết phát sinh khi công ty niêm yết thay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, mệnh giá. Hoặc tổng giá trị chứng khoán được niêm yết của mình.
Ví dụ 2: Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh ngày 26/4/2022 có quyết định thay đổi số lượng cổ phiếu niêm yết. Số lượng cổ phiếu thay đổi niêm yết là 7,000,000 cổ phiếu tương đương với 70 tỷ đồng.
1.3.4 Niêm yết lại (Relisting)
Là việc cho phép một công ty phát hành được tiếp tục niêm yết trở lại các chứng khoán trước đây đã bị huỷ bỏ niêm yết. Vì các lý do không đáp ứng được các tiêu chuẩn duy trì niêm yết.
Ví dụ 3: Công ty cổ phần A đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Năm 2020, công ty muốn rút khỏi thị trường chứng khoán nên đã hủy niêm yết. Năm 2022, doanh nghiệp đã niêm yết lại cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Để tạo điều kiện cho giao dịch của các cổ đông.
1.3.5 Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần (Dual Listing & Partial listing)
– Niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng. Trên một Sở giao dịch chứng khoán trong nước hoặc nước ngoài.
– Niêm yết từng phần là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán đã phát hành ra công chúng của lần phát hành đó. Phần còn lại không hoặc chưa được niêm yết.
– Niêm yết từng phần thường diễn ra ở các công ty lớn do Chính phủ kiểm soát. Phần chứng khoán phát hành ra thị trường do các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ được niêm yết. Còn phần nắm giữ của Chính phủ hoặc tổ chức đại diện cho Chính phủ nắm giữ không được niêm yết.
Ví dụ 4: Công ty cổ phần B tiến hành phát hành cổ phiếu.
– Nếu công ty niêm yết toàn bộ bộ số cổ phiếu đã phát hành trên sàn giao dịch chứng khoán thì gọi là niêm yết toàn phần.
– Nếu công ty chỉ niêm yết 1 phần trong toàn bộ số cổ phiếu đã phát hành trên thị trường chứng khoán thì gọi là niêm yết từng phần.
1.3.6 Niêm yết cửa sau (Back Door Listing)
1.3.6.1 Khái niệm niêm yết cửa sau
Niêm yết cửa sau là một cách để một công ty tư nhân được niêm yết. Nếu nó không đáp ứng được các yêu cầu để được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Bằng cách mua lại một công ty niêm yết khác.
Bằng cách niêm yết cửa sau, công ty tư nhân tránh được quá trình chào bán công khai. Và được tự động đưa vào một sàn giao dịch chứng khoán. Sau khi mua lại, người mua có thể hợp nhất cả hai hoạt động của các công ty. Hoặc tạo ra một công ty vỏ bọc để hai công ty tiếp tục hoạt động độc lập với nhau.
Mặc dù không phổ biến, đôi khi một công ty tư nhân sẽ lựa chọn niêm yết cửa sau. Chỉ để tránh mất thời gian và chi phí khi tham gia vào một cuộc phát hành công khai lần đầu ra công chúng.
Ví dụ 5: Công ty cổ phần X đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch. Công ty Y chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch và đã mua lại công ty X. Sau khi mua lại thì công ty Y sẽ hợp nhất hoạt động với công ty X. Hợp thức hóa cổ phiếu của công ty X là của công ty Y. Công ty Y không phải tiến hành niêm yết cổ phiếu mà vẫn được niêm yết trên sàn giao dịch.
1.3.6.2 Vậy niêm yết cửa sau mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
– Một trong những lợi ích lớn niêm yết cửa sau là tiết kiệm chi phí cho quá trình một công ty tư nhân niêm yết trên sàn chứng khoán. Do có thể đạt được thỏa thuận với một công ty đại chúng. Nên công ty này không phải bỏ ra chi phí đăng ký pháp lý hoặc tài trợ để niêm yết.
– Các công ty tư nhân cũng có thể giúp đỡ cho một công ty gặp khó khăn. Mà không cần phải huy động thêm tiền từ thị trường. Công ty tư nhân không chỉ mang lại nhóm nhân viên mới. Mà có thể cả công nghệ, sản phẩm và ý tưởng tiếp thị mới cho công ty niêm yết.
– Ngoài ra còn có một số lợi ích cho các cổ đông của công ty niêm yết. Các cổ đông trong công ty mục tiêu cũng có thể nhận được một khoản tiền cho thỏa thuận mua lại và sáp nhập. Nếu việc sáp nhập thành công và hoạt động của hai công ty phối hợp chặt chẽ với nhau. Thì có thể gia tăng giá trị cho các cổ đông của doanh nghiệp mới.
1.3.6.3 Niêm yết cửa sau có những hạn chế nào?
Vì niêm yết cửa sau không phổ biến, nên có thể sẽ rất khó để giải thích cho các cổ đông, khiến họ bối rối.
Quá trình này cũng có thể dẫn đến phát hành cổ phiếu mới cho công ty tư nhân. Điều này dẫn đến sự pha loãng cổ phiếu. Có thể làm giảm quyền sở hữu và giá trị của các cổ đông hiện tại trong công ty niêm yết.
Mặc dù niêm yết cửa sau có thể giúp thúc đẩy hoạt động của công ty đại chúng. Nhưng nó cũng có thể có tác dụng ngược nếu hai công ty không hoạt động tương thích với nhau, lợi nhuận sẽ chịu tác động tiêu cực.
Ví dụ 6: Tiếp ví dụ 5, công ty X là công ty công nghệ thông tin. Công ty Y là công ty sản xuất. Khi 2 công ty hợp nhất. doanh nghiệp Y áp dụng chính sách và cách điều hành của mình vào công ty X. Nhưng do 2 ngành nghề khác nhau, nên chính sách không phát huy tác dụng. Mà lại khiến cho tổng lợi nhuận của 2 công ty giảm sút.
1.4 Quy trình niêm yết cổ phiếu
Sau đây là quy trình nộp hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán lên sở giao dịch chứng khoán. Anh em hãy cùng theo dõi nhé.
1.4.1 Sở giao dịch chứng khoán thẩm định hồ sơ
Đây là bước kiểm tra đầu tiên trong quy trình. Được dựa trên cơ sở các tài liệu trong hồ sơ đăng ký niêm yết. Do tổ chức đăng ký niêm yết cung cấp. Hầu hết các tổ chức đăng ký niêm yết không đáp ứng được các điều kiện do Sở giao dịch chứng khoán đặt ra. Thì đều bị loại ngay khi thẩm định sơ bộ trước khi nộp đơn xin niêm yết chính thức.
Khi thẩm định sơ bộ, sở giao dịch thường chú trọng đến các vấn đề sau:
– Các điều khoản thành lập công ty, công ty con và các chi nhánh. Tổ chức nội bộ, chi tiết nhân sự về hội đồng quản trị, ban giám đốc, kiểm soát và lực lượng lao động. Việc nắm giữ chứng khoán, tham gia chia lợi nhuận. Quyền lợi của hội đồng quản trị, ban giám đốc và của các cố đông chính trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào liên quan đến công ty.
– Các vấn đề về nợ, việc kiện tụng chưa hoàn thành và ảnh hưởng của nó tới công ty.
– Khả năng sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty. Và các tác động của chính sách thu nhập, phân phối thu nhập trong tương lai. Thường xuyên tổ chức công bố thông tin về mọi mặt hoạt động của công ty. Đặc biệt là các thông tin về tài chính. Như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời, cơ cấu vốn. Cơ cấu nắm giữ khối lượng chứng khoán trong những năm qua, mức độ thanh khoản của chứng khoán.
Tiến trình thẩm định sơ bộ hồ sơ của SGDCK gồm các bước sau:
– Sở giao dịch chứng khoán kiểm tra các tài liệu do công ty xin niêm yết nộp.
– Sở giao dịch chứng khoán đặt các câu hỏi cho công ty xin niêm yết về các tài liệu đã nộp.
– Công ty xin niêm yết trả lời câu hỏi của Sở giao dịch chứng khoán. Về các thủ tục từ bước 1 đến bước 3. Và lặp đi lặp lại cho đến khi các chi tiết được sáng tỏ hoàn toàn.
– Sở giao dịch chứng khoán tìm hiểu thêm về công ty xin niêm yết. Và có thể đến công ty để kiểm tra các tài liệu. Và thu thập thêm các thông tin cần thiết cho việc thẩm định niêm yết chính thức.
– Nhân viên Sở giao dịch chứng khoán thảo luận về kết quả của việc thẩm tra. Trong đó có các kết quả khi thực hiện tìm hiểu công ty.
– Sở giao dịch chứng khoán đưa ra quyết định cuối cùng. Và thông báo quyết định này cho công ty niêm yết.
1.4.2 Nộp đơn xin phép niêm yết chính thức lên Sở giao dịch chứng khoán
Sau khi nhận được thông báo kết quả thẩm định sơ bộ hồ sơ xin niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán. Với quyết định chấp thuận hồ sơ. Công ty đăng ký niêm yết phải nộp đơn kèm hồ sơ xin niêm yết chính thức lên Sở giao dịch chứng khoán. Ngoài các tài liệu trong hồ sơ thẩm định sơ bộ trước đây, hồ sơ xin niêm yết chính thức cần có thêm các tài liệu sau:
– Đơn xin niêm yết theo mẫu quy định của sở giao dịch trong đó nêu rõ lý do xin niêm yết.
– Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đã được phê chuẩn.
– Mẫu chứng chỉ chứng khoán niêm yết, mệnh giá, các đặc quyền. Và đặc ân, số lượng mỗi loại chứng khoán cần được niêm yết.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Một số tài liệu khác theo yêu cầu cụ thể của từng Sở giao dịch chứng khoán.
Cùng với việc nộp đơn xin phép niêm yết chính thức. Công ty đăng ký niêm yết sẽ ký hợp đồng niêm yết với Sở giao dịch chứng khoán. Hợp đồng niêm yết thường có những nội dung sau:
– Đảm bảo việc công bố thông tin theo định kỳ.
– Đảm bảo việc công bố các bản báo cáo tài chính theo chuẩn mực. Và nguyên tắc kế toán quốc tế một cách thường xuyên và định kỳ.
– Cung cấp cho Sở giao dịch chứng khoán thông tin theo định kỳ. Nhằm giúp họ thực hiện tốt chức năng duy trì một thị trường có trật tự.
– Ngăn chặn công ty thực hiện kinh doanh thiếu lành mạnh.
1.4.3 Sở giao dịch chứng khoán tiến hành kiểm tra niêm yết
Khi nhận được đơn xin niêm yết và ký hợp đồng niêm yết với công ty đăng ký niêm yết. Sở giao dịch chứng khoán tiến hành kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của thông tin. Và kiểm tra, đối chiếu vở các điều kiện về niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán trên cơ sở các tài liệu báo cáo và đánh giá, so sánh với thực tế.
Các nội dung trọng tâm mà Sở giao dịch chứng khoán chú ý kiểm tra gồm:
– Khả năng sinh lợi và ổn định của công ty.
– Lợi ích của công chúng và việc đảm bảo quyền lợi của công ty.
– Tổ chức quản lý và hoạt động của công ty.
1.4.4 Sở giao dịch chứng khoán phê chuẩn niêm yết
Khi xét thấy công ty đăng ký niêm yết đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về niêm yết chứng khoán. Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán sẽ phê chuẩn cho chứng khoán đó được niềm yết. Để chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
1.4.5 Khai trương niêm yết
Sau khi được phê chuẩn niêm yết, Sở giao dịch chứng khoán sẽ quy định cụ thể thời gian sẽ niêm yết. Và mời chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và tổng giám đốc, giám đốc điều hành của công ty niêm yết. Để định ngày giao dịch đầu tiên trên Sở giao dịch chứng khoán đối với chứng khoán đã được phê chuẩn cho phép niêm yết.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết đầy đủ và hợp lệ. Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận niêm yết. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được chấp thuận niêm yết. Tổ chức đăng ký niêm yết phải đưa chứng khoán vào giao dịch.
1.5 Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán
Căn cứ tại điều 57 Nghị định 58/2012/NĐ-CP, quy định về hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán như sau:
Tổ chức đăng ký niêm yết chứng khoán phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho Sở giao dịch chứng khoán. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu bao gồm:
– Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu.
– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông kỳ gần nhất thông qua việc niêm yết cổ phiếu.
– Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết. Được lập trong thời hạn 01 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết.
– Bản cáo bạch theo mẫu của Bộ Tài chính.
– Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị. Ban Kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng. Và cam kết của cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng. Của công ty nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết. Và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo.
– Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có).
– Giấy cam kết hạn chế tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực kinh doanh đặc thù (nếu có).
– Danh sách những người có liên quan đến các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và Kế toán trưởng.
– Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán. Về việc cổ phiếu của tổ chức đó đã đăng ký, lưu ký tập trung.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương.
– Báo cáo tài chính trong 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết của tổ chức đăng ký niêm yết.
– Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng cổ phần.
Phần 2: Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán
Hiện tại Việt Nam có 3 sàn giao dịch chứng khoán. Trong số đó bao gồm 2 sàn giao dịch chứng khoán niêm yết là sàn HOSE và sàn HNX. Một sàn giao dịch của các công ty đại chúng nhưng chưa niêm yết là sàn UPCOM.
Thông thường, khi niêm yết cổ phiếu, doanh nghiệp có thể niêm yết trực tiếp trên 2 sàn giao dịch HOSE và HNX. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của doanh nghiệp. Hoặc là niêm yết trên sàn UPCOM sau đó khi chuyển sàn lên sàn HOSE, HNX để thành cổ phiếu niêm yết.
Do đó, trong bài này ngoài 2 sàn giao dịch cổ phiếu niêm yết HOSE, HNX. Cú sẽ giới thiệu thêm về sàn UPCOM để anh em tham khảo nhé.
2.1 Điều kiện để niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch HOSE
Sàn giao dịch HOSE hay còn gọi là Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Là nơi mà hầu hết các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán. Và là nơi phân phối các sản phẩm chứng khoán ra thị trường. Là sàn giao dịch chứng khoán tập trung lớn nhất tại Việt Nam. Sàn HOSE sẽ thiết lập một chỉ số giá trong các phiên giao dịch của những công ty đã niêm yết. Gọi là chỉ số VNIndex, đánh giá biến động của toàn thị trường.
Chính vì vậy đây cũng là sàn có điều kiện khắt khe nhất. Anh em hãy cùng Cú tìm hiểu cụ thể nhé.
2.1.1 Yêu cầu về vốn điều lệ
Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán phải từ 120 tỷ đồng trở lên tính trên báo cáo kiểm toán. (Nguồn: Quyết định 85/QĐ-SGDHCM)
2.1.2 Thời gian và tình hình hoạt động của công ty
– Công ty hoạt động ít nhất 02 năm dưới hình thức là công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết. Nghĩa là công ty trước khi muốn niêm yết trên sàn HOSE. Thì buộc phải chuyển sang hình thức công ty cổ phần từ 2 năm trở lên.
– 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết, công ty phải hoạt động kinh doanh có lãi.
– Lợi nhuận của công ty trong thời điểm gần nhất từ thời điểm đăng ký niêm yết. ROE đạt ít nhất 5% trên số vốn. Ngoài ra, công ty không có nợ quá hạn trên 01 năm. Không có lỗ luỹ kế tính tới thời điểm đăng ký niêm yết.
– Công ty không thuộc trường hợp vi phạm pháp luật. Hay các vi phạm liên quan đến vấn đề kế toán và báo cáo tài chính.
– Công ty và người đại diện theo pháp luật không bị xử lý vi phạm. Trong vòng 02 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết. Do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2.1.3 Cơ cấu cổ đông
– Công ty phải có tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 300 cổ đông không phải là cổ đông lớn nắm giữ.
– Công ty có yêu cầu niêm yết cần công khai mọi khoản nợ. Đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan.
– Về việc chuyển nhượng trong nội bộ công ty được yêu cầu đối với các cổ đông cá nhân, tổ chức và cổ đông lớn của Công ty. Phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu trong 06 tháng đầu. Và 50% số cổ phiếu trong 06 tháng tiếp theo. Không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước.
– Cổ phiếu đã giao dịch trên UPCOM tối thiểu 02 năm. Và được đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết. Trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết đã chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa.
– Công ty có yêu cầu đăng ký niêm yết có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ. Theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.4 Thông tin về cổ phiếu trên sàn HOSE
Theo dữ liệu của HSX, tính đến tháng 5/2023, trên sàn HOSE có 401 cổ phiếu đang giao dịch. Với tổng giá trị niêm yết là 1,410,186,128 triệu đồng. Được chia làm 11 ngành chính. Gồm:
– Chăm sóc sức khỏe 13 công ty
– Bất động sản 50 công ty
– Tài chính 39 công ty
– Dịch vụ tiện ích 27 công ty
– Dịch vụ viễn thông 3 công ty
– Năng lượng 9 công ty
– Công nghệ thông tin 4 công ty
– Tiêu dùng thiết yêu 33 công ty
– Công nghiệp 107 công ty
– Khu vực tiêu dùng 39 công ty
– Nguyên vật liệu 63 công ty.
Trong đó có thể kể đến những cổ phiếu thu hút được sự quan tâm của nhiều anh em đầu tư. Như là:
– Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM)
– Tập đoàn Vingroup – Công ty cổ phần (VIC)
– Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)
– Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
– Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX) và rất nhiều công ty khác.
2.2 Điều kiện để niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch HNX
Sàn giao dịch HNX hay còn gọi là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Là sàn giao dịch chứng khoán đứng thứ 2 cả nước sau sàn HOSE. Dựa vào giá và khối lượng cổ phiếu giao dịch, chỉ số HNX Index được thiết lập.
HNX cũng có những quy định riêng đối với việc niêm yết cổ phiếu. Cụ thể như sau:
2.2.1 Yêu cầu về vốn điều lệ
Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán phải từ 30 tỷ đồng trở lên tính trên báo cáo kiểm toán (Nguồn: HNX).
2.2.2 Thời gian và tình hình hoạt động của công ty
– Công ty hoạt động ít nhất 01 năm dưới hình thức là công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết. Ngoại trừ doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết. Hay còn gọi là tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước. Nghĩa là việc chào bán toàn bộ, hoặc một phần doanh nghiệp Nhà nước cho khu vực tư nhân.
– 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết, công ty phải hoạt động kinh doanh có lãi.
– Lợi nhuận của công ty trong thời điểm gần nhất từ thời điểm đăng ký niêm yết. Đạt ít nhất 5% trên số vốn.
+ Trường hợp thông thường, ROE sẽ được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu bình quân đầu kỳ và cuối kỳ.
+ Trường hợp có công ty con, ROE sẽ được tính. Là lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ được các định tại báo cáo hợp nhất. Chia cho vốn chủ sở hữu bình quân đầu kỳ và cuối kỳ tại báo cáo hợp nhất.
+ Trường hợp hoạt động chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong năm liền trước năm đăng ký niêm yết. ROE được tính bằng tổng lợi nhuận sau thuế của các giai đoạn hoạt động xác định tại báo cáo kiểm toán từng giai đoạn. Chia cho vốn chủ sở hữu bình quân đầu kỳ và cuối kỳ của các giai đoạn hoạt động xác định tại báo cáo kiểm toán từng giai đoạn.
Ngoài ra, công ty không có nợ quá hạn trên 01 năm. Không có lỗ luỹ kế tính tới thời điểm đăng ký niêm yết. Được xem xét trên báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất. Hoặc trên báo cáo tài chính hợp nhất/ báo cáo tổng hợp. Trong trường hợp có công ty con hoặc đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị trực thuộc.
– Công ty không thuộc trường hợp vi phạm pháp luật. Hay các vi phạm liên quan đến vấn đề kế toán và báo cáo tài chính.
– Công ty và người đại diện theo pháp luật không bị xử lý vi phạm. Trong vòng 02 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết. Do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2.2.3 Cơ cấu cổ đông
– Công ty phải có tối thiểu 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không phải là cổ đông lớn nắm giữ.
– Công ty có yêu cầu niêm yết cần công khai mọi khoản nợ. Đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan.
– Về việc chuyển nhượng trong nội bộ công ty được yêu cầu đối với các cổ đông cá nhân, tổ chức và cổ đông lớn của Công ty. Phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu trong 06 tháng đầu. Và 50% số cổ phiếu trong 06 tháng tiếp theo. Không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước. Không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.
– Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết có Giám đốc tài chính và Kế toán trưởng. Thì cả 2 chức danh đều phải cam kết. Cam kết còn áp dụng cho các chức danh tương đương: Quyền TGĐ, quyền PTGĐ, phụ trách kế toán …
2.2.4 Thông tin về cổ phiếu trên sàn HNX
Theo dữ liệu của HNX, tính đến tháng 5/2023, trên sàn HOSE có 333 cổ phiếu đang giao dịch. Với khối lượng niêm yết là 14,778,009,921 cổ phiếu. Được chia làm 10 ngành chính. Gồm:
– Công nghiệp 106 công ty
– Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ, hành chính và dịch vụ hỗ trợ 10 công ty
– Hoạt động kinh doanh bất động sản 15 công ty
– Khai khoáng và dầu khí 19 công ty
– Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 3 công ty
– Tài chính 21 công ty
– Thông tin truyền thông và các hoạt động khác 17 công ty
– Thương mại, dịch vụ lưu trú ăn uống 45 công ty
– Vận tải kho bãi 23 công ty
– Xây dựng 54 công ty
Trong đó có thể kể đến những cổ phiếu thu hút được sự quan tâm của nhiều anh em đầu tư. Như là:
– Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)
– Tổng công ty cổ phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí Việt Nam (PVS)
– Công ty cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO)
– Tổng Công ty IDICO – Công ty cổ phần (IDC)
– Công ty cổ phần Tasco (HUT) và rất nhiều công ty khác.
Các công ty căn cứ vào tình hình thực tế của mình cũng như phù hợp với quy định của sàn giao dịch để niêm yết cổ phiếu trên sàn đó.
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE đang chuyển sang sàn HNX. Nguyên nhân hiện tượng chuyển dịch cổ phiếu từ HOSE sang HNX bởi:
– Sàn HOSE có khối lượng giao dịch hàng ngày lớn. Gây tắc nghẽn hệ thống. Năm 2022, khi giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt ngưỡng 12000 tỷ, đã xuất hiện hiện tượng nghẽn lệnh, chặn đứng các thao tác và cơ hội của nhà đầu tư.
– Tình trạng tắc nghẽn kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch. Do vậy, một số doanh nghiệp có xu hướng chuyển đổi từ sàn HOSE sang sàn HNX để giảm tải.
Ngược lại, cũng có những doanh nghiệp chuyển sàn từ HNX sang HOSE. Chủ yếu bởi những nguyên nhân dưới đây:
– Chỉ số VN-Index mang tính đại diện cao cho thị trường chứng khoán. Và thường được các quỹ đầu tư sử dụng làm tham chiếu đo lường hiệu quả đầu tư. Chính vì vậy, việc chuyển sàn có thể làm tăng giá giá trị thị trường cổ phiếu và đem lại lợi ích cho các cổ đông tốt hơn.
– Sàn HOSE với những điều kiện niêm yết khắt khe hơn, yêu cầu về tính minh bạch cao hơn. Các công ty niêm yết trên sàn HOSE thường có công bố thông tin tốt hơn. Và sẵn sàng gặp gỡ các nhà đầu tư hơn. Do đó, sàn HOSE là nơi thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư, đặc biệt là các quỹ đầu tư ngoại.
– Thanh khoản trên sàn HOSE cũng tốt hơn so với sàn HNX. Cổ phiếu được định giá vì thế cũng sát hơn. Và các doanh nghiệp cũng thuận lợi hơn trong các kế hoạch huy động vốn mới để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
2.3 Điều kiện để niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch UPCOM
UPCOM là từ viết tắt của Unlisted Public Company Market. Là thị trường của những công ty đại chúng chưa niêm yết. Sàn UPCOM là nơi tập hợp những công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn. Phát hành chứng khoán ra công chúng nhưng chưa được niêm yết. Sàn hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Khi cổ phiếu của công ty chưa đăng ký hoặc không đủ điều kiện niêm yết trên sàn HOSE cũng như sàn HNX. Chúng sẽ được giao dịch trên sàn UPCOM
Nơi đây là trạm trung chuyển chứng khoán khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia đầu tư. Ra đời năm 2009, lúc ban đầu chỉ có 10 doanh nghiệp. Nhưng hiện nay đã lên đến hàng trăm công ty từ lớn đến nhỏ. Với sự minh bạch, công khai trong quy định và chính sách, giao dịch đơn giản, sàn UPCOM được yêu thích hơn bao giờ hết.
Dưới đây, anh em cùng Cú tìm hiểu những quy định về niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCOM nhé.
2.3.1 Đối tượng đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM
Theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán, đối tượng đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM gồm:
– Công ty đại chúng không niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
– Công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc hoặc hủy bỏ niêm yết tự nguyện
– Doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng phải đăng ký giao dịch. Theo quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước
Để trở thành công ty đại chúng, công ty cổ phần phải đảm bảo thỏa mãn một trong hai điều kiện theo quy định tại Điều 32 Luật Chứng khoán 2019 như sau:
– Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên. Và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ.
– Hoặc công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Như vậy, để trở thành đủ điều kiện giao dịch trên sàn UPCOM thì phải thỏa mãn là công ty đại chúng. Và thuộc một trong các đối tượng được đăng ký giao dịch như đã nêu.
2.3.2 Thủ tục đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM
2.3.2.1 Thời gian đăng ký
– Đối với công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Thời gian thực hiện đăng ký trong 30 ngày. Kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng. Hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
– Đối với công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết, Sở giao dịch chứng khoán cùng Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) thực hiện đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu. Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày hủy bỏ niêm yết có hiệu lực.
– Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp.
2.3.2.2 Hồ sơ đăng ký
a, Đối với công ty đại chúng có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên. Và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ:
– Giấy đề nghị đăng ký giao dịch cổ phiếu.
– Điều lệ công ty.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Bản công bố thông tin về công ty đại chúng. Bao gồm thông tin tóm tắt về mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh. Bộ máy quản lý, cơ cấu cổ đông, tài sản, tình hình tài chính và các thông tin khác.
– Báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty cổ phần được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập. Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất. Công ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán.
b, Trường hợp công ty cổ phần đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký giao dịch cổ phiếu.
– Giấy xác nhận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hoàn tất đăng ký công ty đại chúng.
– Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Và văn bản thông báo cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Về việc đăng ký ngày chốt danh sách cổ đông để đăng ký giao dịch.
– Bản cáo bạch kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán và báo cáo kết quả chào bán chứng khoán ra công chúng.
– Điều lệ công ty.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
c, Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa:
– Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đã hoàn tất việc chuyển sang công ty cổ phần. Hồ sơ đăng ký giao dịch bao gồm các tài liệu theo mục a.
– Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa không đáp ứng điều kiện về vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên. Và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ. Cần có thêm giấy xác nhận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hoàn tất đăng ký công ty đại chúng.
– Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa gắn với đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch. Hồ sơ đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCOM thực hiện theo quy định pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp.
2.3.2.3 Thời gian giải quyết
Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Sở giao dịch chứng khoán quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch . Đồng thời thực hiện công bố thông tin ra thị trường.
Trong 10 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán ban hành quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch. Tổ chức phát hành có trách nhiệm đưa cổ phiếu vào giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCOM.
2.3.3 Những ưu điểm của việc niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCOM
– Sàn UPCOM hoạt động công khai, minh bạch cam kết mang lại sự an toàn và uy tín cho khách hàng. Dưới sự giám sát, quản lý trực tiếp từ trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, sàn UPCOM được đánh giá tốt hơn so với sàn OTC.
– Nhà đầu tư có thể tiếp cận đến rất nhiều doanh nghiệp tốt thông qua cổng thông tin của sàn HNX. Vì sự liên kết chặt chẽ của hai sàn này mà quá trình giao dịch tập trung diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, an toàn cho cả người bán lẫn người mua.
– Các công ty lựa chọn sàn UPCOM để đo lường mức độ tăng trưởng của cổ phiếu phát hành. Việc giao dịch trên sàn UPCOM còn tạo đòn bẩy để việc thực hiện niêm yết trên sàn HOSE và HNX dễ dàng hơn sau này. Sàn UPCOM cũng là nơi để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nhiều nhà đầu tư.
Tuy nhiên sàn UPCOM cũng có những nhược điểm như sau:
– Tính rủi ro của chứng khoán tại sàn UPCOM cao hơn so với những sàn khác. Cũng vì vậy mà mức giá giao dịch khá thấp. Bạn vẫn có thể kiếm được tiền lời nếu chịu nghiên cứu và tìm hiểu kỹ.
– Một số mã chứng khoán không còn giao dịch, tính thanh khoản thấp.
– Sàn UPCOM có biên độ giao động giá cao nhất trong 3 sàn hiện nay. Biên độ giao động của sàn UPCOM là cộng trừ 15%. Trong khi các sàn HNX là cộng trừ 10% và sàn HOSE là cộng trừ 7.5%.
– Nếu so sánh với hai sàn lớn là HOSE và HNX thì tiêu chuẩn của sàn UPCOM thấp hơn.
2.3.4 Điều kiện để công ty đại chúng chuyển cổ phiếu từ UPCOM sang sàn HOSE
– Vốn điều lệ tại thời điểm chào bán trên sàn HOSE đạt 120 tỷ đồng, dựa trên các báo cáo kiểm toán.
– Thời gian hoạt động ít nhất 2 năm, dưới hình thức công ty cổ phần, cho đến thời điểm đăng ký niêm yết trên sàn HOSE.
– Lợi nhuận của doanh nghiệp cho đến thời điểm đăng ký niêm yết đạt 5% số vốn. Không có lỗ lũy kế hay nợ quá hạn trên 1 năm, tại thời điểm đăng ký.
– Công ty đại chúng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, tuân thủ quy định và luật chứng khoán trên sàn UPCOM. Không nằm trong danh sách nghiêm cấm do vi phạm luật chứng khoán.
– Công ty đại chúng đã giao dịch chứng khoán tại sàn UPCOM tối thiểu 2 năm. Hoạt động chuyển sang sàn HOSE được đại hội đồng cổ đông thông qua.
– Công ty đáp ứng đủ hồ sơ Đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ trên sàn HOSE, theo quy định.
Phần 3: Điều kiện hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán
Hủy niêm yết chứng khoán là việc loại bỏ mã chứng khoán đã được niêm yết ra khỏi sàn giao dịch. Có thể hiểu, hủy niêm yết chứng khoán là chấm dứt hoạt động của một mã tại một sở giao dịch chứng khoán. Sau thời gian hoạt động, nếu cổ phiếu không đáp ứng các điều kiện, yêu cầu của sàn giao dịch. Thì mã chứng khoán đó sẽ bị hủy niêm yết. Hoạt động hủy niêm yết chứng khoán diễn ra khá phổ biến và liên tục, được rà soát định kỳ.
3.1 Các hình thức hủy niêm yết chứng khoán
Chứng khoán hủy niêm yết trên sàn giao dịch được chia thành 2 hình thức:
– Hình thức hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc: Mã chứng khoán bị bắt buộc hủy niêm yết trên sàn hoặc sở giao dịch. Khi các mã cổ phiếu này không đáp ứng đủ các điều kiện, quy định cho việc niêm yết chứng khoán. Có thể do vi phạm về luật chứng khoán, không hoạt động kinh doanh từ 1 năm trở lên…
– Hình thức hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện: Mã chứng khoán của doanh nghiệp, tổ chức sẽ tự nguyện đề nghị hủy niêm yết trên sàn. Ví dụ, nếu công ty A muốn rút khỏi sàn chứng khoán. Và có hơn 50% số phiếu của các cổ đông, yêu cầu sẽ được chấp thuận.
3.2 Điều kiện hủy niêm yết cổ phiếu
3.2.1 Điều kiện huỷ niêm yết chứng khoán bắt buộc
Quy định về điều kiện hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc được quy định tại khoản 1, Điều 60, Nghị định 58/2012/NĐ-CP. Các điều kiện và trường hợp cụ thể bị hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc như sau:
a, Công ty niêm yết chứng khoán không đáp ứng được điều kiện quy định trong thời hạn 1 năm. Chứng khoán là cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết, nếu công ty không đáp ứng các điều kiện:
– Số vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng (HOSE) hay 30 tỷ đồng (HNX)
– Không đủ 20% cổ phiếu có quyền biểu quyền của hơn 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ trên sàn HOSE. Hay 15% tương đương với 100 cổ đông lớn nắm giữ trên sàn HNX.
b, Công ty niêm yết ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh từ 1 năm trở lên
– Công ty có hoạt động kinh doanh chính bị ngừng sản xuất từ 1 năm trở lên. Sẽ bị yêu cầu hủy niêm yết bắt buộc. Tại đó, hoạt động kinh doanh nào có doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty sẽ được xem là hoạt động chính.
Hoạt động kinh doanh chính bị ngừng hoạt động có thể do nhiều nguyên nhân. Kinh doanh không hiệu quả, tạm ngừng để tái cơ cấu lại doanh nghiệp. Tạm ngừng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
c, Công ty niêm yết bị thu hồi giấy phép kinh doanh/giấy phép hoạt động chuyên ngành
- Các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh hay giấy phép hoạt động chuyên ngành bao gồm:
– Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là giả mạo.
– Doanh nghiệp có người thành lập là đối tượng bị cấm thành lập công ty (khoản 2 Điều 18, Luật doanh nghiệp 2014).
– Doanh nghiệp ngừng hoạt động hơn 01 năm, nhưng không báo với cơ quan chức năng.
– Các trường hợp khác, theo quy định của Tòa án.
– Thông tư 36/2018/TT-BCT có quy định cụ thể về thu hồi giấy phép hoạt động của một số ngành đặc biệt: Điện lực, tín dụng…
d, Cổ phiếu niêm yết không có hoạt động giao dịch tại sàn, trong thời gian 12 tháng
Các trường hợp cổ phiếu công ty không có bất kỳ hoạt động giao dịch, mua bán trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày niêm yết. Nguyên nhân có thể do: Kết quả kinh doanh không hiệu quả, thông tin không rõ ràng, mù mờ… khiến các nhà đầu tư e ngại.
e, Công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp
Doanh nghiệp kinh doanh hoặc sản xuất có doanh thu lỗ 03 năm gần nhất liên tiếp. Hoặc công ty có lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc. Doanh thu sẽ căn cứ dựa trên báo cáo tài chính năm gần nhất trước thời điểm xem xét.
Ví dụ 7: Công ty cổ phần Hoàng Hà HHG và công ty cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu inox Kim Vĩ Bị hủy niêm yết trên sàn HNX. Vì lý do báo cáo tài chính lỗ 3 năm liên tiếp. (Nguồn: HNX)
f, Công ty niêm yết bị phá sản, hoặc sáp nhập, phân tách
Trường hợp công ty niêm yết trước đó bị phá sản, không còn tồn tại hay khi công ty mới hình thành do hoạt động sáp nhập, phân tách… Nhưng không đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết. Thì cổ phiếu của công ty mới hình thành sẽ bị hủy bỏ.
Ngoài ra, công ty có thể bị huỷ niêm yết chứng khoán khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:
– Công ty niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính 03 năm liên tiếp.
– Công ty bị tổ chức kiểm toán từ chối hoạt động kiểm toán, báo cáo tài chính năm gần nhất
– Công ty niêm yết vi phạm nghiêm trọng việc công bố thông tin quan trọng. Chẳng hạn như thông tin liên quan đến hoạt động, kinh doanh, phát hành chứng khoán của đơn vị…
– Công ty niêm yết làm hồ sơ giả, thông tin sai lệch nghiêm trọng.
Kết luận
Cổ phiếu niêm yết là kênh đầu tư phổ biến nhất hiện nay đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Không chỉ bởi cơ hội tăng giá mà còn là tính minh bạch thông tin, dễ dàng tiếp cận cổ phiếu mình quan tâm. Tuy nhiên, việc niêm yết cổ phiếu cũng có những quy định pháp luật khác nhau. Và các cổ phiếu giao dịch ở trên các sàn khác nhau cũng có những điều kiện khác nhau. Chính vì vậy anh em hãy trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng. Cũng như tham khảo thêm các quy định pháp luật. Để có thể mua được cổ phiếu an toàn và hiệu quả nhất nhé.
Hy vọng rằng từ những kiến thức trên, anh em có thể xâu chuỗi với những với những kiến thức thực tế khác. Để đưa ra những đánh giá khách quan, nhiều chiều trái phiếu doanh nghiệp mình đang quan tâm. Áp dụng nó vào trong việc lựa chọn cổ phiếu. Để tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Ngoài ra, anh em cũng có thể tham khảo thêm các nguồn dữ liệu khác về họ. Thông qua sự đánh giá của nhân sự có chuyên môn về ban lãnh đạo. Hay những người tiếp xúc trực tiếp với họ hàng ngày.
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/1760947773896