Hướng dẫn lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM (Từ A-Z)
Có rất nhiều bạn mới vào thị trường hỏi Cú là “Anh ơi, trên thị trường chứng khoán bây giờ có tận 1800 mã, nhiều mã như vậy thì lọc ra mã nào tốt mà đầu tư”. Hay “Em muốn đầu cơ lướt sóng, có cách nào lọc cổ phiếu nhanh không anh?”. Vì vậy, với bài viết này Cú sẽ hướng dẫn lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM cho anh em.
Đây là một trong những phương pháp lọc cổ phiếu của nhà đầu cơ William J. O’Neil. Một người có ảnh hưởng nhiều tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Và được rất nhiều anh em áp dụng, cùng Cú tìm hiểu nhé!
1. AI LÀ NGƯỜI SÁNG TẠO RA CANSLIM?
Chắc ở đây có một số anh em đã biết đến William O’neil rồi đúng không? Vâng, ông là nhà môi giới chứng khoán nổi tiếng 1958. Hồi đó ông được truyền cảm hứng từ 2 nhà đầu cơ vô cùng nổi tiếng là Jesse Livermore và Nicolas Darvas.
William J. O’Neil sinh ngày 25 tháng 3 năm 1933 tại Oklahoma và lớn lên tại Texas. Từ những sự tò mò tại sao các nhà đầu cơ lại có thể làm được những điều to lớn trên thị trường chứng khoán như vậy.
Bằng sự tò mò đó, ông bắt đầu dấn thân vào chứng khoán từ những năm còn trẻ. Ở độ tuổi 30, William J. O’Neil là nhà môi giới trẻ nhất mua chổ ngồi ở Sàn Giao dịch Chứng khoán New York.
Trong quá trình hoạt động và nghiên cứu của mình, ông đã đúc rút được phương pháp đầu tư riêng cho mình. Trong đó, bằng sự kết hợp cả thông tin cơ bản và kỹ thuật ông đã tạo ra Phương pháp CANSLIM.
Phương pháp CANSLIM của ông bao gồm 7 chữ cái như đúng tên gọi của nó. Nhờ phương pháp này mà William J. O’Neil biến $5000 thành $200,000 trong gần 2 năm.
Sau đó, ông lập quỹ vào năm 1963 và thành lập công ty nghiên cứu và tư vấn đầu tư. Đồng thời viết thêm 3 cuốn sách và trở thành gần như 1 huyền thoại với các nhà đầu tư cá nhân.
Nhưng có vẻ sau đó một thời gian, kết quả thực hànhcủa ông không được tốt lắm. Năm này là trước 1 năm mà Warren Buffett mua Berkshire 1 năm (1964). Điều này ít được mọi người nhắc đến khi nói về William J. O’Neil. Vì sao?
Để lý giải, bạn hãy cùng Cú thử so sánh kết quả đầu tư của ông với Warren Buffett sau 58 năm tới 2021. Với mức lợi nhuận bình quân là 20%/năm thì sau 58 năm, Warren Buffett nhân tài sản của mình lên 39,130 lần.
Trong khi đó giả sử William O’neil đầu tư $100,000 vào Berkshire thì thành $3,9 tỷ. Nhưng theo thống kê của Investor Business Daily, tài sản của ông tới 2020 chỉ là 100 triệu đô; tức là = 2.5% so với việc ông đầu tư vào Berkshire.
Như vậy, anh em có thể thấy kết quả của William O’neil cực kỳ ấn tượng trong vòng 18-20 tháng. Nhưng trong dài hạn, 60 năm thì kết quả đầu cơ không tốt lắm.
Vậy thì chúng ta có thể thấy, phương pháp CANSLIM của ông chỉ phù hợp với đầu cơ mà thôi. Đúng không? Còn nếu đầu tư trong dài hạn, Cú nghĩ anh em cần phải cân nhắc thêm một số thứ nữa.
Tiếp theo, Cú sẽ chỉ cho anh em chi tiết cách lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM. Anh em nào là người mới, đặc biệt có hứng thú với đầu cơ sinh lời thì theo dõi hết bài viết này nhé!
2. 7 TIÊU CHÍ LỌC CỔ PHIẾU THEO PHƯƠNG PHÁP CANSLIM
2.1. C – Current Quarterly Earnings Per Share: Với tiêu chí này nhà đầu tư cần quan tâm đến “Tăng trưởng thu nhập Quý hiện tại – EPS” đang là bao nhiêu.
EPS của quý gần nhất yêu cầu phải tăng dần và tăng trưởng càng cao càng tốt. Sau đó chúng ta sẽ so sánh với quý cùng kỳ năm ngoái để loại bỏ những tiêu chí về mặt chu kỳ.
Ví dụ như so sánh quý 3 năm nay với quý 3 năm ngoái. Thông thường con số này phải rơi vào khoảng 20 – 25% so với quý cùng kỳ. Và bạn cũng cần phải so sánh EPS với cùng kỳ năm trước để tránh các yếu tố mang tính thời vụ.
Đi sâu hơn vào thì EPS này phải đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Thay vì là đến từ các hoạt động khác như bán tài sản,…
2.2. A – Annual Earnings Increases: Mức độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp. Tăng trưởng hàng năm sẽ được lượng hóa bằng 2 chỉ số là ROE và EPS.
– ROE phải từ 17% trở lên. Tức là lợi nhuận trên vốn cổ phần.
– EPS hàng năm phải tăng trưởng từ 20-25%/năm.
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của doanh nghiệp là nhiều hay ít? Hãy nghiên cứu tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp trong 3 – 4 năm liên tiếp và nhớ kết hợp với tỷ lệ EPS bình quân hàng năm phải từ 20% trở lên thì bạn có thể đưa doanh nghiệp đó vào danh sách nghiên cứu.
2.3. N – New Products, New Management, New Highs: Doanh nghiệp, công ty cần có tính đột phá, mới lạ so với thị trường. Từ đó mới có thể tạo ra tính cạnh tranh riêng biệt và dễ dàng giúp công ty tăng giá hơn.
2.4. S – Supply and Demand: Nói về cung cầu của cổ phiếu. Cung cầu phải thế hiện được những yếu tố tốt về mặt:
– Đồ thị kỹ thuật.
– Khối lượng giao dịch trung bình ở mức tốt.
– Ban lãnh đạo có động thái mua vào.
…
Nhà đầu tư cần kết hợp phân tích đan xen giữa doanh nghiệp và cung cầu của thị trường. Kiểm tra cung – cầu cổ phiếu đó liệu có đang cân bằng hay không, lực mua cổ phiếu có đang đều đặn hay không?
2.5. L – Leader or Laggard: Đội sổ/dẫn đầu. William J. O’Neil khuyến khích chúng ta nên mua những cổ phiếu mang tính dẫn đầu. Thể hiện qua các yếu tố như:
– Cổ phiếu đó mạnh hay yếu.
– Các chỉ số đo lường có dẫn đầu hay không? Bằng chỉ số ROS mà chút nữa phía dưới Cú sẽ chỉ chi tiết cho anh em.
Hãy kiểm tra xem cổ phiếu anh em đang nghiên cứu, nhắm tới có phải cổ phiếu Top 1 thị trường hay là cổ phiếu đội sổ.
2.6. I – Institutional Sponsorship: Sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn trên thị trường đến cổ phiếu anh em đang nhắm tơi.
Chúng ta hầu hết đều là nhà đầu tư cá nhân. Khi chúng ta mua được những cổ phiếu mà công ty đó được nhiều nhà đầu tư hàng đầu quan tâm. Đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức thì điều đó sẽ hỗ trợ rất nhiều.
Hãy tìm hiểu liệu cổ phiếu có được nắm giữ bởi các tổ chức: quỹ đầu tư, ngân hàng,… Một điều lưu ý ở tiêu chí này đó là anh em cần tìm hiểu về thành tích của các tổ chức đó. Cũng như tiêu chí hay quan điểm đầu tư của họ để có thể nhận định chung tình hình.
2.7. M – Market Direction: Xu hướng của thị trường chung. Trong yếu tố này CANSLIM khẳng định rằng chúng ta chỉ nên giao dịch khi thị trường tăng giá. Chúng ta chỉ nên mua cổ phiếu vào xu hướng tăng của thị trường. Bỏ qua giai đoạn thị trường tích lũy ban đầu, bỏ qua giai đoạn thị trường downtrend. Và chỉ nên mua, chỉ nên đầu cơ giá lên khi thị trường tăng giá.
Nhà đầu tư cần quan sát thị trường một cách cẩn trọng và khôn ngoan trước khi. Nếu các yếu tố trên xác định đều đúng nhưng anh em lại chọn sai thời điểm. Tức là lúc thị trường đang xuống thì dễ gặp phải thất bại.
Chính vì xu hướng này là xu hướng quan trọng nhất của CANSLIM nên chúng ta sẽ sang phần 3 để phân tích chi tiết. Phần 3 của bài viết hướng dẫn lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM chính là tư duy của CANSLIM.
3. TƯ DUY CỦA CANSLIM
Tư duy của canslim như Cú phân tích phía trên rõ ràng phù hợp với việc đầu cơ cổ phiếu tăng trưởng.
Và ông cho rằng”cổ phiếu ngon mà đang bứt phá thì sẽ có xu hướng tăng cao hơn nữa. Còn cổ phiếu rẻ, cổ phiếu lởm mà đang yếu đi, thì có thể còn rẻ hơn nữa. Hay nói đơn giản thì cổ phiếu ngon thì ngày càng ngon, cổ phiếu lởm thì ngày càng lởm.
Theo William J. O’Neil, chúng ta nên tránh xa việc mua cổ phiếu đang giảm giá. Hay là mua trung bình giá,… Đây là tư duy rất cốt lõi của canslim là đầu cơ cổ phiếu tăng trưởng.
Và ông cũng đưa ra 1 số quy tắc bán quan trọng như là:
3.1 QUY TẮC BÁN
– Thứ nhất là lỗ 7% thì nhà đầu tư nên bán
– Thứ 2, lãi 20%-25% nên review lại xem cổ phiếu có đáp ứng những tiêu chí cốt lõi của canslim không. Nếu đáp ứng được thì giữ tiếp còn không chúng ta có thể bán chốt lời.
Khi vĩ mô bất ngờ chuyển xấu cũng bán. Cổ phiếu ngon cũng phải bán, thị trường chuyển biến xấu cũng phải bán.
Mã bị yếu đi đột ngột (RS yếu). Tức là tự nhiên mã đang tăng giá ngon mà lại không tăng giá nữa thì bán. Sau đó chuyển sang những mã khoẻ hơn để mua.
Về phần này Cú thấy rằng tư duy của CANSLIM là phù hợp với việc đầu cơ. Nhưng việc đầu cơ này, chúng ta hãy cân nhắc với 1 số vốn nhỏ trong danh mục của mình. Nhất là với những bạn mới và không thông thạo đầu cơ nhưng vẫn muốn trải nghiệm.
Còn những bạn đầu cơ tốt thì đây cũng được xem như là 1 cái chỉ dẫn. Nó giúp chúng ta tìm những cái cổ phiếu nền tốt, có tính chất cơ bản đủ tốt để đầu cơ. Như vậy sẽ an toàn hơn.
Tiếp theo chúng ta sẽ chuyển sang Phần 4 – Thực hành lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM. Phần này Cú sẽ chia ra thành các bước cụ thể theo sát từng tiêu chí trong 7 chữ cái của phương pháp. Bao gồm C-A-N-S-L-I-M.
Anh em có thể dựa vào từng bước để thực hành lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM nhé!
4. THỰC HÀNH LỌC CỔ PHIẾU THEO PHƯƠNG PHÁP CANSLIM
Trong phần này anh em có thẻ sử dụng bộ lọc của các app chứng khoán khác nhau. Chẳng hạn như Cú sử dụng app Tcbs của ngân hàng Techcombank. Vì sau khi trải nghiệm thì Cú thấy bộ lọc của Tcbs dễ nhìn và dễ sử dụng.
Còn anh em nào chưa có tài khoản Tcbs thì có thể mở. Hoàn toàn miễn phí với các bước nhanh gọn.
Link mở tài khoản App TCBS Cú để sẵn ở đây: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng nhé: 105C912839
App chứng khoán của Tcbs mở hoàn toàn online. Anh em sẽ không cần phải ra quầy làm giấy tờ, thủ tục hay lấy chữ ký. Ngoài ra cũng có thể tham khảo thêm video app chứng khoán nào tốt của Cú để trải nghiệm và lựa chọn nhé!
Khi anh em hoàn thành mở tài khoản thì có thể bắt đầu lọc cổ phiếu. Cú sẽ hướng dẫn thực hành CANSLIM chi tiết qua từng bước kèm hình ảnh để anh em dễ thực hành.
BƯỚC 1. Đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản
BƯỚC 2. Vào mục Tiện ích, chọn Bộ lọc
BƯỚC 3. Chọn Ngành muốn lọc (VD: Bất động sản)
Để bắt đầu lọc, Cú khuyến nghị anh em nên chọn ngành trước. Nếu lọc CANSLIM nhưng chúng ta không chọn ngành thì sẽ lẫn lộn ngành bất động sản, bán lẻ, dịch vụ tài chính,…
Chính vì vậy chúng ta sẽ không so sánh được cổ phiếu đó với các cổ phiếu khác trong cùng một ngành. Và sẽ không so sánh được các đối thủ của nhau.
Có rất nhiều ngành mà anh em có thể quan tâm, ở đây Cú sẽ ví dụ về ngành Bất động sản. Còn anh em có thể tương tự mà chọn ngành mình muốn đầu tư và lọc cổ phiếu.
BƯỚC 4. Chọn EPS 1 năm trong mục Tăng trưởng:
Đặt điều kiện EPS 1 năm > 19%. Vì Canslim yêu cầu EPS 1 năm phải từ 20-15% nên đặt điều kiện là lớn hơn 19% là ok.
BƯỚC 5. Chọn EPS 5 năm trong mục Tăng trưởng:
Đặt điều kiện EPS 5 năm > 19% (Vì Canslim yêu cầu EPS phải từ 20-15%).
BƯỚC 6. Chọn ROE trong mục Chỉ số tài chính: Đặt điều kiện ROE >16%
BƯỚC 7. Chọn RSI trong mục Tín hiệu kỹ thuật:
Đặt điều kiện RSI > 50. Chỉ số sức mạnh giá cho thấy thị trường đang có tín hiệu mua mạnh cổ phiếu này.
BƯỚC 8. Chọn RS trong mục Tín hiệu kỹ thuật: Đặt điều kiện RS 1 tháng > 60.
RS là chỉ số sức mạnh của cổ phiếu đó. Lớn hơn 60% cho thấy cổ phiếu đó đang nằm trong Top dẫn đầu hay “đội sổ” của ngành. So với thị trường là cổ phiếu mạnh hay yếu.
– Nếu RS yếu thì cổ phiếu đó thuộc dạng đội sổ, tăng trưởng kém so với thị trường.
– Còn cổ phiếu có RS cao tức là đang dẫn dắt tăng giá so với thị trường.
BƯỚC 9. Ở bước này anh em có thể lựa chọn thêm một số chỉ số khác để bổ trợ cho việc lọc cổ phiếu. Chẳng hạn như:
Chọn GTGD 1 tháng trong mục Biến động giá & KL. Ví dụ bây giờ anh em có tài khoản kha khá với mức giao dịch của thị trường khá cao trong một ngày thì có thể đặt chỉ tiêu:
Điều kiện GTGD 1 tháng > 50 tỷ. Có thể điều chỉnh theo xu hướng tăng giảm GTGD của thị trường tại thời điểm lọc cổ phiếu.
Hoặc tham khảo thêm các yếu tố về mặt kỹ thuật như:
– Phá nền mua: Tcbs cũng đưa ra một số tiêu chí như:
+ Một là giá cổ phiếu phải tích lũy tối thiểu một tháng trong biên động hẹp không quá 10%.
+ Hai là xuất hiện phiên phá vỡ nền tảng với giá tăng hơn 2%.
+ Khối lượng dự kiến ngày hiện tại gấp hơn 3 lần khối lượng trung bình 10 ngày gần nhất.
Cú nghĩ rằng đây cũng là một trong những dấu hiệu đáng để sử dụng khi anh em lọc cổ phiếu.
Sau khi hoàn thành các bước lọc thì chúng ta sẽ có kết quả lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM. Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình những mã đạt tiêu chuẩn. Từ những mã có được anh em tiếp tục thực hiện các bước sau theo hướng dẫn của Cú.
BƯỚC 10. Sau khi lọc theo những điều kiện trên, lưu những mã lọc được.
Gõ tên từng mã ở mục Tìm kiếm để đọc tin tức về công ty.
Tại sao chúng ta phải lưu những mã lọc được mà tìm kiếm thông tin từng mã? Vì những chỉ số Cú chỉ cho anh em vừa rồi vẫn chưa thực hiện đủ hết yêu cầu trong 7 chữ cái của CANSLIM.
Cụ thể là chưa có chữ N – New Products, New Management, New Highs. Rồi phải xem xét về yếu tố Market Direction như thế nào. Vì vậy cần phải lưu lại để tiếp tục lọc thông tin và so sánh.
Sau khi lưu, chúng ta sẽ gõ từng mã trong danh mục vừa lưu để đi vào chi tiết tìm hiểu từng mã. Cụ thêr được Cú trình bày ở bước tiếp theo.
BƯỚC 11. Vào mục Tin tức (News) của từng mã.
Ở phần thông tin này anh em sẽ lướt xem có thông tin gì mới gần đây về doanh nghiệp được công bố không. Hay có văn bản nào, quyết định nào được công khai không. Sau đó bấm vào từng tin tức đó, tực đọc, phân tích và nghiên cứu. Nhằm mục đích xem có thể hỗ trợ gì trong việc so sánh với doanh nghiệp khác.
Xem thông tin trong vòng 1 quý gần nhất, thời gian gần nhất, xem thêm các báo cáo phân tích,…
Tìm kiếm xem công ty có thông tin gì đột phá giúp tạo ra lợi nhuận trong tương lai hay không. Tham khảo thêm bảng cáo bạch:
– Công ty sử dụng vốn của nhà đầu tư để làm gì?
– Họ có những dự án gì sắp triển khai trong thời gian tới hay không?
– Báo cao doanh thu, lợi nhuận trong những quý gần đây như thế nào? Tăng trưởng ra sao?
Về phần này Cú nghĩ anh em phải dành thời gian để đọc. Đọc xem họ tăng vốn để làm gì, dự báo quý tới, năm tới ra làm sao. Chi tiết như thế nào,…
BƯỚC 12. Vào mục Hồ sơ doanh nghiệp của từng mã.
Xem Cổ đông lớn của công ty (Là ai, thành tích như thế nào,…). Ban lãnh đạo của công ty (Có phải là chuyên gia trong ngành? Năng lực ra sao?…). Search thêm thông tin trên Internet về những người này.
Bước này thuộc phần chữ I trong CANSLIM. Về phần này anh em nên chú trọng tìm hiểu thông tin về các cổ đông lớn trong công ty mình đang nghiên cứu. Cổ đông lớn là ai, nắm giữ bao nhiêu %, thông tin công khai minh bạch hay không,…
Ngoài ra về phần Hồ sơ doanh nghiệp trong Tcbs còn có cung cấp thông tin về công ty con, công ty liên kết. Anh em cũng có thể check họ là ai, tổ chức nào, nắm giữ nhiều hay ít cổ phần của doanh nghiệp,…
Chúng ta phải xem xét kỹ các anh chị này có thành tích như thế nào, khả năng lãnh đạo ra làm sao,…
– Để đánh giá chi tiết về ban lãnh đạo công ty có tiềm năng hay không.
– Họ có đủ chính trực trong việc dẫn dắt doanh nghiệp hoạt động hay không.
– Họ có phải chuyên gia trong ngành của họ bao nhiêu năm nay hay không.
– Đặc biệt quan trọng là có khả năng lèo lái, dẫn dắt công ty đi lên đỉnh cao mới trong tương lai hay không.
Nhưng bản thân Cú nghĩ nếu chỉ xem trên Tcbs thì chưa đủ. Vì vậy anh em có thể xem đây là thông tin cơ bản. Rồi sau đó dựa vào những cái tên trong danh sách Ban lãnh đạo này, search thêm trên Internet.
Thêm vào đó, anh em cũng có thể đi sâu hơn vào phần các chỉ số của doanh nghiệp đó. Nếu anh em quan tâm nhiều đến các yếu tố định giá, cân đối tài chính,… Tuy nhiên trong CANSLIM lại ít nói về phần này nên Cú bổ sung thêm cho anh em tham khảo.
BƯỚC 13. Phân tích chữ M – Market Direction – Xu hướng của thị trường trong CANSLIM.
Về xu hướng của thị trường sẽ đòi hỏi anh em phải phân tích được xu hướng về vĩ mô. Up trend của thị trường như thế nào? Về phần này anh em có thể tham khảo video Hướng dẫn phân tích kỹ thuật từ A-Z trên kênh Youtube của Cú.
Trong video sẽ hướng dẫn anh em đưa ra 3 nhóm chỉ số kỹ thuật. Để từ đó chúng ta có manh mối đánh giá rằng xu hướng của thị trường đang ở đâu. Bao gồm các nhóm sau:
- Xác định xu hướng qua nguyên lý sóng Dow và sóng Elliott.
- Xác định động lượng qua các đường MA, EMA, MACD, Bollinger Band.
- Xác định Ngưỡng hỗ trợ/kháng cự và hình mẫu đảo chiều.
Ngoài ra để dễ hiểu hơn về phần thực hành này, anh em cũng có thể tham khảo video của Cú. Cú đã làm một video hướng dẫn chi tiết về Hướng dẫn lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM trên kênh Youtube:
Sau khi lọc đủ 7 chữ cái theo phương pháp CANSLIM. Tổng hợp lại chúng ta có thể đưa ra quyết định nên mua cổ phiếu nào trong nhóm các cổ phiếu trên thị trường.
Đây là một cách mà đối với anh em nào mới vào thị trường chưa biết ngành này có mã nào hay. Hoặc chưa có manh mối để tìm ra mã cổ phiếu tốt. Nên lọc theo cách nào?… Thì có thể thử phương pháp này.
Sau khi lọc xong anh em có thể đi sâu vào nghiên cứu chi tiết từng mã. Ở phần này Cú nghĩ anh em nên đi sâu hơn nữa vào phân tích các chỉ số cơ bản. Để đánh giá xem:
– Mức độ tăng trưởng
– Cân đối tài chính
– Chỉ số sinh lời
– Chỉ số hiệu quả
– Chỉ số định giá
…
Có thực sự ngon hay không? Có ổn định trong nhiều năm liên tục hay không? Còn nếu chỉ bùng nổ một vài năm thị trường ngon còn những năm khác âm thì sẽ khá nguy hiểm. Nó không thể khẳng định được rằng trong năm tới doanh nghiệp đó sẽ tiếp tục ngon hay không.
Vậy, sau khi chỉ anh em cách lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM, Cú đánh giá như thế nào? Chúng ta cùng chuyển sang phần 5 Cú sẽ phân tích ưu – nhược điểm để anh em dễ hình dung nhé.
5. ƯU – NHƯỢC ĐIỂM KHI LỌC CỔ PHIẾU THEO PHƯƠNG PHÁP CANSLIM
5.1 ƯU ĐIỂM CỦA CANSLIM
– Dễ hiểu – dễ nhớ cho nhà đầu tư mới. Giúp chúng ta có 1 cái nhìn nhanh, đánh giá nhanh về 1 công ty khi mà chúng ta chưa biết nhiều về nó. Nó chỉ hợp với việc đầu cơ mà thôi.
Trong ngắn hạn, trong một xu hướng tăng uptrend chúng ta tối ưu lợi nhuận, tối ưu tài khoản thì chúng ta nên dùng canslim. Nhưng mà phương pháp canslim lại đi ngược với phương pháp của Warren Buffett, Philip Fisher, Ben Graham, Peter Lynch.
Vì William O Neil cho rằng không nên mua khi thị trường giảm giá. Còn các nhà đầu tư giá trị lại cho rằng khi mà tìm ra được 1 công ty rất ngon rồi. Công ty có khả năng tăng vượt trội so với thị trường thì khi thị trường giảm là 1 cơ hội tích lũy cổ phiếu .
Vậy nên anh em phải hiểu rõ rằng đây là phương pháp đầu cơ tăng trưởng.
5.2 NHƯỢC ĐIỂM CỦA CANSLIM
Có 3 nhược điểm chính mà Cú muốn làm rõ cho anh em:
– Thứ nhất, CANSLIM bỏ qua yếu tố định giá cổ phiếu. Bỏ qua yếu tố bản cân đối kế toán. Bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng trong việc phân tích báo cáo tài chính của công ty. Và những điều này rất quan trọng trong việc đánh giá một doanh nghiệp khi chọn mua cổ phiếu.
– Thứ 2, tập trung vào đầu cơ giá lên trong ngắn hạn. Nnó là ưu điểm về việc tăng trưởng trong ngắn hạn khi thị trường giá lên.
Nhưng nhược điểm là không nói được kết quả lớn trong dài hạn. Điều này cũng cho thấy là quỹ của ông thì không quá thành công so với những quỹ lớn khác trên thị trường.
Tài sản của ông sau 60 năm chỉ khoảng 100 triệu đô thôi. Vẫn rất là tuyệt vời so với anh em chúng ta đúng không? Nhưng nếu so sánh với những quỹ đầu tư khác thì chưa phải là kết quả ấn tượng.
– Cuối cùng là phần của CANSLIM chưa nói tới phần quản trị vốn và cảm xúc trong đầu tư. Cú nghĩ bất kể là một nhà đầu cơ lướt sóng hay đầu tư giá trị thì 2 phần này thực sự quan trọng. Nhất là khi anh em quyết định nghiêm tức kiếm tiền trên thị trường chứng khoán.
Ok thì chốt lại, Cú thấy phần này của CANSLIM là manh mối, chỉ dẫn rất hay. Từ đó để chúng ta sàng lọc cổ phiếu và đưa ra những quan điểm về mặt đầu cơ trong ngắn hạn. Cách lọc này vừa nhanh vừa dễ thực hành cho cả những anh em mới bắt đầu hay lâu năm trên thị trường chứng khoán. Vì vậy Cú hy vọng với những hưỡng dẫn trên anh em sẽ hiểu rõ lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM là như thế nào.
5.3 Lưu ý khi lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM
Sau khi so sánh được hết các chữ cái C-A-N-S-L-I-M, tổng hợp lại thì chúng ta có thể đưa ra quyết định. Có thể là nên mua cổ phiếu nào, không nên mua cổ phiếu nào trong số những cổ phiếu được lọc ra.
Theo Cú, anh emcó thể đi sâu hơn vào nghiên cứu các chỉ số cơ bản nữa để bổ trợ cho phương pháp. Khi ứng dụng, chúng ta cần thêm vào những yếu tố mà phương pháp này còn thiếu. Ví dụ như chúng ta đi sâu hơn vào:
– Ban điều hành
– Những chỉ số tài chính
– Định giá
– Độ tăng trưởng
– Cân đối tài chính
– Chỉ số sinh lời
– Quản lý vốn và cảm xúc
…để xem công ty đó có thực sự tốt hay không? Có tiềm năng ổn định và phát triển lâu dài hay không? Khi đó anh em hãy quyết định mua/bán thật phù hợp.
Như cách Cú đã chia sẻ thì mình tin chắc anh em sẽ có 1 phương pháp hoàn thiện hơn nữa. Chỉ cần anh em chăm chỉ thực hành và rút ra kinh nghiệm, bài học riêng cho mình thì Cú nghĩ sẽ lọc được những cổ phiếu ngon trên thị trường.
Lời kết
Kết luận: Phương pháp Canslim được coi là phương pháp có sự kết hợp giữa phân tích kỹ thuật, phân tích thị trường cũng như phân tích doanh nghiệp. Phương pháp này sẽ giúp cho nhà đầu tư có một bức tranh tổng thể về doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
——————-
Trên đây những kiến thức cơ bản nhất về hướng dẫn lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM. Cú muốn chia sẻ một cách chi tiết để anh em dễ hình dung ngay từ đầu. Bài viết có mục lục, anh em có thể bấm đến những nội dung muốn tìm hiểu. Đồng thời đọc đi đọc lại những phần chưa hiểu rõ.
Nếu còn điều gì thắc mắc về phương pháp CANSLIM. Hay kiến thức đầu tư chứng khoán, anh em có thể inbox cho Cú. Ngoài ra Cú cũng có chia sẻ nhiều kiến thức chứng khoán – tài chính cho người mới bắt đầu. Anh em có thể truy cập website hoặc các kênh khác của Cú như Fanpage, Youtube để theo dõi và cập nhật kiến thức.
>> Là nhà đầu tư mới tìm hiểu về chứng khoán, đọc ngay bài viết này: Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu.
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSJJKgbU4/
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969