Hướng dẫn lọc cổ phiếu – đãi cát tìm vàng (Chi tiết từ A – Z)
Chào anh em, quay trở lại với Series hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư mới bắt đầu. Bài viết hôm nay Cú sẽ hướng dẫn mọi người cách lọc cổ phiếu. Hay một số anh em vẫn thường gọi là đãi cát tìm vàng.
Tại sao Cú lại viết bài viết này? Vì có một số anh em hiện nay đang tìm kiếm mua các bộ lọc từ bên ngoài thị trường. Và một số chỗ bán giá rất cao, vài triệu cũng có hay vài chục triệu, trăm triệu cũng có. Trong khi đó bản thân Cú thấy việc lọc cổ phiếu mặc dù rất quan trọng nhưng cũng không đến mức anh em phải chi nhiều tiền đến như vậy.
Vì sao? Bởi vì công cụ hầu như sẵn có, rất dễ dùng nên chúng ta chỉ cần tuân thủ đúng bước của mình. Và hiểu rằng lọc cổ phiếu chỉ mang lại cho anh em một góc nhìn rất sơ khởi ban đầu. Chính vì vậy, với bài viết này Cú sẽ cầm tay chỉ việc hướng dẫn cho anh em lọc từng bước 1 từ A – Z. Đồng thời chúng ta sẽ nhận xét được xem lọc cổ phiếu có ưu – nhược điểm gì?
Cùng Cú theo dõi hết bài viết Hướng dẫn lọc cổ phiếu – Đãi cát tìm vàng nhé!
Phần 1. Hiểu đúng về lọc cổ phiếu
Hiện nay, các công cụ lọc cổ phiếu gần như đang được anh em chứng sĩ dùng rất phổ biến. Rất nhiều công ty chứng khoán, app chứng khoán, trang web như Cafef, VietStock,… Hay những phần mềm như FireAnt, Tradingview,… Anh em có thể dùng rất nhiều phần mềm để lọc cổ phiếu.
Nhưng bản chất của việc lọc cổ phiếu là giúp chúng ta sàng lọc được những mã theo tiêu chí mình đặt ra. Chẳng hạn như các tiêu chí về:
– Định giá
– Chỉ số về kỹ thuật
– Chỉ số về mặt cơ bản
…
Để từ đó giúp chúng ta dễ dàng sàng lọc được những mã cổ phiếu theo nhóm này.
Tuy nhiên, đó là những bước sàng lọc cơ bản ban đầu mà thôi. Những cổ phiếu mà chúng ta tìm ra đều cần phải đi sâu nghiên cứu rất nhiều. Đằng sau những chỉ số đó có rất nhiều yếu tố để chúng ta cần làm rõ.
– Tại sao ROE lại như vậy?
– Tại sao nợ lại cao/thấy hay thay đổi như thế này?
– Tại sao EPS của công ty đó lại như thế kia?
…
Và chỉ khi đi sâu vào nghiên cứu như vậy thì chúng ta mới tìm được bức tranh tổng thể. Lúc đó mới cho chúng ta được gợi ý về mua và bán nhé. Còn nếu anh em nào vẫn đang nghĩ có những bộ lọc cổ phiếu thần kỳ. Công ty quản lý quỹ này có 30 chỉ số khác nhau. Và chỉ cần mình áp dụng đúng 30 chỉ số đó là sẽ ra những cổ phiếu ngon. Đầu tư đâu thắng đó. Thì điều này Cú xin khẳng định là hoàn toàn không có nhé.
Bởi vì đa phần chỉ có 5-7 chỉ số để chúng ta lọc trên phần mềm. Còn đâu chỉ khoảng 20 chỉ số khác nếu mà chúng ta quan tâm đủ sâu, chuyên nghiệp như là quỹ. Thì gần như phải tự tìm hiểu thông qua ban lãnh đạo, mô hình kinh doanh,… Và đấy lại là một câu chuyện dài đằng sau.
Còn ngày hôm nay chúng ta nên cùng với nhau giải quyết khâu ban đầu là lọc cổ phiếu để cùng nhau tìm ra những cổ phiếu đáp ứng những tiêu chí ban đầu trước khi đi vào nghiên cứu sâu anh em nhé.
Phần 2. 5 bước để lọc cổ phiếu
2.1. Bước 1: Chọn ra bộ chỉ số để lọc cổ phiếu mà mình quan tâm
Trên thị trường hiện nay cũng đã có 2000 mã cổ phiếu với hàng triệu nhà đầu tư từ F0 đến Fn. Số lượng những công ty quản lý quỹ, nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức,… càng ngày càng nhiều. Và tất nhiên, mỗi người, mỗi tổ chức sẽ đều có một cách chọn cổ phiếu khác nhau.
Và Cú tin rằng mỗi anh em trong chúng ta, mỗi nhà đầu tư thành công cũng đều có những cách chọn cổ phiếu khác nhau.
Trước khi chúng ta tìm cho riêng mình bộ chỉ số hiệu quả thì có thể tham khảo. Hay học những bộ chỉ số gợi ý của người khác, của các nhà đầu tư đi trước,… Cũng như tiếp theo Cú sẽ gợi ý cho anh em bộ 6 chỉ số để có thể tham khảo, làm quen và thực hành. Nhưng sau đó, Cú vẫn giữ quan điểm là tất cả đều mang tính chất tham khảo. Anh em có thể thêm một vài chỉ số hay bớt một vài chỉ số,… Miễn sao phù hợp với phương pháp đầu tư của bản thân, làm chủ chính phương pháp đó.
2.2. Bước 2: Lưu lại thành từng danh mục khi lọc cổ phiếu
Sau khi đã lọc ra các mã đúng với tiêu chí đặt ra thì cần lưu lại từng danh mục. Đây cũng chính là bước thứ 2.
Đối với những anh em nào chưa có tài khoản chứng khoán thì có thể mở miễn phí. Để sử dụng các bộ lọc trên app chứng khoán đó làm công cụ lọc cho bản thân nhé. Một trong những app chứng khoán Cú thường xuyên sử dụng và cũng đang dùng làm minh họa cho anh em trong bài viết này. Đó là app của TCBS.
Cú sẽ để link đăng ký tài khoản miễn phí ở đây, anh em có thể mở tài khoản: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng: 105C912839
Quay trở lại vấn đề, cụ thể chúng ta vào phần mềm lọc, sau đó lưu các mã đã lọc được ra từng danh sách khác nhau. Đặt tên cho từng danh mục tùy thuộc theo tiêu chí mà anh em lọc để tránh bị nhầm.
Khi tạo danh mục như vậy chúng ta sẽ dễ dàng trong việc theo dõi, phân tích sâu hơn những mã đó. Cũng như so sánh các mã với nhau.
2.3. Bước 3: Rà soát lại chỉ số cơ bản và đánh giá lần 3
Bước thứ 3 là chúng ta cần rà soát lại những chỉ số cơ bản và đánh giá lại. Tức là khi anh em tìm ra một số những tiêu chí để lọc cổ phiếu như mình mong muốn. Thì việc tiếp theo chúng ta cần làm chính là rà soát lại, phân tích thêm.
Phân tích thêm ở đây là gì? Ví dụ như anh em có thể tìm từng mã, vào phần phân tích cơ bản. Rồi tìm đọc, phân tích những chỉ số hàng năm của mã đó chẳng hạn như:
– Chỉ số về định giá
– Chỉ số về hiệu quả hoạt động
– Chỉ số về vốn
– Chỉ số về thanh khoản
…
Những chỉ số này có thay đổi như thế nào qua các năm? Có tiềm năng trong tương lai hay không?
Về phần phân tích Báo cáo tài chính này anh em có thể tham khảo thêm Series Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính trên kênh Youtube của Cú.
Ngoài ra chúng ta cũng cần xem những thông tin tổng quát như về Ban lãnh đạo doanh nghiệp. Nó nằm ở mục Hồ sơ doanh nghiệp khi anh em check từng mã.
Chẳng hạn như ở đây Cú đang lấy ví dụ về Ban lãnh đạo của HPG. Ở đây anh em sẽ được cung cấp sơ khai về quá trình thành lập và phát triển doanh nghiệp Hòa Phát ra sao trong các năm. Các cổ đông lớn nhỏ; công ty con, liên kết của Hòa Phát. Hay Ban lãnh đạo đứng đầu là ai, thành phần là ai,…
Anh em sẽ phải xem xét đổi ngũ ban lãnh đạo, đào sâu tìm hiểu về tin tức,… Xem gần đây có thay đổi gì không? Rồi vào mục Tin tức để xem các công bố gần đây của công ty,…
Ngoài ra có thể tham khảo thêm mục Đồ thị kỹ thuật, Chỉ số kỹ thuật, Đánh giá xếp hạng,… Phải ghi nhớ rằng phân tích sâu, càng kỹ, giải mã được nhiều câu hỏi đặt ra. Như vậy càng có lợi thế cho việc ra quyết định có nên đầu tư hay không.
2.4. Bước 4: Thiết lập cảnh báo và đưa ra các câu hỏi
Bước tiếp theo mà Cú muốn nhắc đến đó là việc thiết lập cảnh báo và đưa ra các câu hỏi cần trả lời.
Về Cảnh báo, anh em chọn mục Công Cụ phía trên góc phải app TCBS. Sau đó chọn mục Cảnh báo và bấm vào dấu cộng để set.
Cú ví dụ, anh em đang theo dõi một nhóm cổ phiếu thuộc ngành dầu khí. Và những cổ phiếu nào sắp tới có khối lượng tăng trưởng đột biến. Tức là về mặt chỉ số cơ bản gần như đã ok. Nhưng anh em muốn xem thêm một số tín hiệu về kỹ thuật nữa. Để xem nó có break-out vùng tích lũy hay không. Khi đó anh em sẽ đặt tên danh mục là Dầu khí – Khối lượng đột biến (Như trên hình Cú có minh họa) cho dễ tìm.
Ở dưới ô Tên, anh em chọn cho Cú dòng Danh mục theo dõi. Sau đó chọn chỉ số về mặt khối lượng. Ở đây Cú đang ví dụ về chỉ số Khối lượng so với SMA (20).
Chỉ tiêu này giúp phát hiện các mã cổ phiếu có giao dịch bùng nổ trong ngày, được tính toán bằng cách lấy khối lượng lũy kế tới thời điểm hiện tại chia cho khối lượng giao dịch trung bình 20 ngày gần nhất. Tỷ lệ này càng lớn càng thể hiện cổ phiếu đang thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia. Do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc mua khi giá cổ phiếu tăng, kết hợp với khối lượng gia tăng.
Anh em sẽ chọn Khối lượng so với SMA (20) >= 2 lần.
Sau đó chọn Thông tin đi kèm cảnh báo. Tức là ngày hôm đó ví dụ mã XXX khớp giá 20 thì sẽ báo cho anh em biết thị giá như thế nào? % giá tăng trong ngày ra sao? Dư mua dư bán? Phiên tăng/giảm liên tiếp,… Tất cả anh em đều có thể set theo nhu cầu mình muốn biết cái gì, muốn nhận thông tin gì.
Khi đã set xong các tiêu chí như Cú hướng dẫn, anh em Lưu lại là xong. Như vậy về sau anh em sẽ nhận được thông tin thông báo từ app.
2.5. Bước 5: Phân tích sâu hơn và thử nghiệm mua bán
Bước cuối cùng là anh em cần phân tích sâu hơn và thử nghiệm mua bán. Với những nhà đầu tư giá trị thì bộ lọc cổ phiếu này là những bước cơ bản ban đầu. Còn để chúng ta tìm được một cổ phiếu giá trị trong list 3-5 cổ phiếu mà chúng ta đang tìm hiểu. Cũng như muốn nắm giữ dài hạn thì câu chuyện sau đó rất dài.
Còn lại, phần nhỏ danh mục để anh em lướt sóng thì có thể không cần quá nhiều thông tin về mặt cơ bản. Phần này chúng ta có thể lựa chọn để mua, để lướt theo thị trường. Nhưng bản thân Cú sẽ không khuyến nghị cho tất cả các anh em làm.
Chúng ta hiểu rằng, nhà đầu tư giá trị có cơ hội thắng cao hơn rất nhiều. Mặc dù lợi nhuận không cao bằng nhưng khả năng thắng thì cao hơn rất nhiều. Và cao hơn tiền gửi tiết kiệm, phù hợp với đa số anh em.
Còn phần lọc cổ phiếu chi tiết cho việc lướt sóng đầu cơ thật sự không phải ai cũng phù hợp. Vì vậy anh em chỉ nên tham khảo trước khi quyết định đầu tư. Và trước khi chưa chắc chắn với điều gì thì anh em đừng nên vội vàng. Đừng đâm đầu mua, lướt, khi chưa có sự chắc chắn vì sẽ rất nguy hiểm.
Phần 3. Thực hành lọc cổ phiếu
Như Cú đã đề cập phía trên, hiện nay có rất nhiều app chứng khoán cung cấp công cụ lọc cổ phiếu. Giống như ở bài viết này Cú đang thực hành trên app TCBS để minh họa cho anh em. Đây là app mà Cú sử dụng khá thường xuyên và cảm thấy có nhiều thông tin khai thác được.
Cú có để link mở tài khoản miễn phí ở đây anh em có thể sử dụng nhé:
https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng: 105C912839
Đầu tiên sau khi có tài khoản, anh em sẽ vào mục Tiện ích rồi chọn Bộ lọc như hình Cú minh họa.
3.1. Ví dụ 1: Lọc cổ phiếu theo từng chỉ số cụ thể
Trong bộ lọc cổ phiếu này sẽ có rất nhiều tiêu chí để anh em lựa chọn. Tùy thuộc theo phương pháp đầu tư mà anh em đang theo đuổi. Có các chỉ số:
- Cơ bản
- Tăng trưởng
- Tài chính
- Đánh giá
- Biến động
- Tín hiệu
…
Bây giờ Cú ví dụ, anh em muốn lọc ra những cổ phiếu có P/E từ 1-5. Anh em sẽ bấm vào chỉ số P/E sau đó chỉnh điều kiện của nó trong vùng 1-5. Như vậy sẽ lọc ra được danh sách cổ phiếu tương ứng.
Chẳng hạn như thời điểm Cú viết bài viết này thì lọc ra 98 cổ phiếu có P/E từ 1-5. Với mã có P/E thấp nhất là 1.4 và cao nhất là 5. Như vậy là với gần 2000 mã, chúng ta đã lọc ra được 98 mã. Vẫn còn khá nhiều đúng không anh em?
Vậy nên chúng ta cần hỗ trợ của những chỉ số khác. Chẳng hạn như trong danh sách 98 mã đó sẽ chọn ra những mã có vốn hóa lớn hơn 1500 tỷ.
Nhìn vào hình minh họa, anh em có thể thấy. Sau khi bổ sung thêm tiêu chí vốn hóa thì danh mục lọc của anh em còn 17 mã. Với 17 mã này có vẻ anh em đã có thể bắt tay vào phân tích từ từ được rồi. Bắt đầu đi sâu vào từng chỉ số được rồi. Khi đó anh em sẽ bấm vào ô Lưu bộ lọc để lưu lại danh mục này. Đặt tên danh mục là P/E từ 1-5 Vốn hóa trên 1500 tỷ để dễ nhận diện danh mục trong trường hợp chúng ta có thể có nhiều danh mục để phân tích.
Khi đó là anh em đã tạo thành công danh mục riêng cho mình như ở bước 2 – phần 2 Cú có đề cập. Tất nhiên, ở đây Cú đang thực hành mẫu cho anh em. Còn về thực tế anh em có thể linh động lựa chọn các tiêu chí để lọc chứ không phải mỗi P/E hay Vốn hóa như Cú lấy ví dụ nhé.
3.2. Ví dụ 2: Lọc cổ phiếu theo công ty chứng khoán khuyến nghị mua
Một ví dụ thực hành thứ 2 là anh em có thể lọc theo kiểu công ty chứng khoán khuyến nghị mua.
Anh em tiếp tục bào phần Bộ lọc, sau đó chọn điều kiện lọc là TCBS đánh giá, tiêu chí là TCBS khuyến nghị.
Chỉ tiêu này giúp nhà đầu tư chọn lọc cổ phiếu dựa trên các tín hiệu MUA, BÁN, CHỜ MUA, CHỜ BÁN của các chuyên gia phân tích TCBS. Ý nghĩa cụ thể của các tín hiệu này như sau:
– MUA: Khuyến nghị nhà đầu tư cân nhắc đặt mua tại vùng giá xung quanh mức giá khuyến nghị.
– BÁN: Khuyến nghị nhà đầu tư cân nhắc đặt bán tại vùng giá xung quanh mức giá khuyến nghị.
– CHỜ MUA: Khuyến nghị nhà đầu tư chưa thực hiện hành động mua mà theo dõi diễn biến của cổ phiếu. Hoặc diễn biến thị trường chung. Tìm kiếm cơ hội mua vào khi giá cổ phiếu điều chỉnh về vùng giá hấp dẫn. Hoặc khi tín hiệu tăng giá của cổ phiếu rõ ràng hơn
– CHỜ BÁN: Khuyến nghị nhà đầu tư chưa thực hiện hành động bán mà theo dõi diễn biến của cổ phiếu. Hoặc diễn biến thị trường chung. Tìm kiếm cơ hội bán ra khi giá cổ phiếu tăng lên mức cao hơn. Hoặc tín hiệu giảm giá của cổ phiếu rõ ràng hơn.
Về phần này anh em cũng có thể tham khảo và phân tích theo ngành. Chẳng hạn anh em chọn ngành Dịch vụ tài chính, và xem công ty khuyến nghị Chờ mua như thế nào. Những mã nào sẽ được lọc ra để khuyến nghị cho anh em?
Chẳng hạn như tại thời điểm Cú thực hành, có 6 mã thuộc ngành Dịch vụ tài chính được công ty khuyến nghị Chờ mua.
Sau khi lọc ra được những mã đó anh em cũng lưu danh mục lại. Có thể đặt tên là TCBS khuyến nghị Chờ mua chẳng hạn. Để tiếp theo có thể lục lại danh mục và tiến hành phân tích như Cú hướng dẫn phía trên. Phân tích sâu từng mã để xem có đúng là nên mua hay không.
Đây là những chỉ tiêu có thể sàng lọc được. Nó cho chúng ta một vài gợi ý là:
– Thị trường người ta nghĩ như thế nào?
– Dựa vào những thông tin cơ bản, một vài tiêu chí cơ bản thì các chuyên gia đánh giá cổ phiếu nào là phù hợp?
Để từ đó anh em có thể tham khảo và lọc ra danh mục riêng cho bản thân. Tất nhiên, mọi thứ chỉ mang tính khuyến nghị và tham khảo.
3.3. Ví dụ 3: Lọc cổ phiếu theo ngành
Loại thứ 3 mà anh em có thể tham khảo đó là lọc cổ phiếu theo ngành. Chẳng hạn anh em muốn lọc cổ phiếu theo ngành Dầu khí thì sẽ bấm vào ô Ngành để chọn Dầu khí.
Sau khi chọn ngành Dầu khí anh em sẽ thấy tool lọc ra cho mình 12 mã thuộc ngành này trên sàn. Tiếp theo anh em sẽ xem xét giá tăng, giá giảm 1 năm diễn biến như thế nào. Và bổ sung thêm những tiêu chí khác chẳng hạn như:
– Nợ không quá nhiều. Bởi vì dầu khí cũng là một ngành thâm dụng vốn rất nhiều. Cần trang bị rất nhiều tài sản lớn để cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
Khi đó anh em sẽ chọn chỉ số D/E (Tổng nợ/vốn chủ sở hữu) phải lớn hơn khoảng bao nhiêu lần đó. 1 lần, 2 lần hay 3 lần,…
– Sau đó anh em có thể tham khảo các chỉ số khác như EPS, P/E, biên lợi nhuận gộp,…
+ Chẳng hạn như % EPS tăng trưởng trong 5 năm ở mức 10%.
+ EPS ở mức > 1000 đồng.
+ TCBS có khuyến nghị mua hay chờ mua gì không.
Vẫn tiếp tục lưu danh mục vừa lọc được lại để phân tích chuyên sâu về sau như Cú đã hướng dẫn.
3.4. Ví dụ 4: Lọc cổ phiếu theo nhóm Bluechip tiềm năng (Vốn hóa từ 23.000 tỷ đến 1 tỷ đô)
Ví dụ thứ 4 mà Cú muốn hướng dẫn anh em đó là chúng ta sẽ lọc ra nhóm cổ phiếu Bluechip trên thị trường. Anh em cũng vào bộ lọc của app chứng khoán. Sau đó chọn tiêu chí lọc là vốn hóa > 23.000 tỷ. Kèm theo đó là điều kiện EPS > 1000 đồng, ROE > 15%. Và chọn thêm chỉ số P/E < 25 lần. Sau đó bấm vào mục xem kết quả để xem có bao nhiêu mã phù hợp với điều kiện lọc trên.
Theo như thời điểm Cú thực hành thì có 26 mã đáp ứng các tiêu chí liệt kê trên. Anh em cũng có thể điều chỉnh danh sách này để công cụ sắp xếp các công ty theo thứ tự vốn hóa từ nhỏ đến to hay ngược lại. Hay các tiêu chí còn lại như EPS, ROE, P/E cũng được, miễn anh em quan tâm nhất.
Ví dụ như trong ảnh Cú minh họa có mã EIB là ROE thấp nhất với 15.4 %. ROE cao nhất là mã BSR với 32.6 %. Trong nhóm này P/E thấp nhất là mã BSR với 3.5 lần. Cũng như cao nhất là mã SAB với 23.3 lần.
Đây chính là cách để giúp chúng ta có thể chọn ra nhóm cổ phiếu Bluechip mà mình quan tâm. Và tất nhiên, sau khi lọc, anh em cũng không thể bỏ qua bước nghiên cứu tiếp theo như các ví dụ trên. Tìm kiếm thông tin xem 5-10 năm gần đây các công ty này hoạt động như thế nào? Tăng trưởng ra sao? Có tiềm năng trong tương lai hay không? Ban lãnh đạo có đã và đang dẫn dắt doanh nghiệp tốt?…
Mọi quyết định mua/bán, đầu tư đều phụ thuộc vào sự kết hợp chặt chẽ giữa các bước. Chứ không phải cứ lọc xong là mua mà không cần phân tích thêm.
3.5. Ví dụ 5: Lọc cổ phiếu theo nhóm Midcap tiềm năng (Vốn hóa từ 1000 tỷ đến 23.000 tỷ)
Tương tự như ví dụ số 4. Bây giờ anh em sẽ cùng Cú thực hành lọc nhóm cổ phiếu Midcap trên thị trường. Nhóm này có mức vốn hóa (market cap) nhỏ hơn Bluechip. Cụ thể nằm trong khoảng từ 1000 – 23.000 tỷ. Điều kiện lọc đi kèm là EPS > 1000 đồng, Doanh thu tăng trưởng 5 năm > 10%. Tăng trưởng EPS 5 năm cũng > 10%, ROE > 10%.
Những con số này Cú đang ví dụ minh họa. Còn khi anh em lọc có thể thay đổi để phù hợp theo mục tiêu đầu tư của bản thân.
Sau đó cũng xem kết quả ra bao nhiêu mã, check thử mã nào có vốn hóa lớn nhất/nhỏ nhất, EPS cao nhất/thấp nhất,… Để từ đó check xem hàng năm tăng trưởng ra sao. Chẳng hạn bây giờ EPS của mã XXX là ok nhất nhưng những năm vừa qua chỉ số này có tăng trưởng đều đặn không? Hay có bất cứ sự tăng trưởng nào bất ổn không?
Như vậy là anh em cũng đã có thể sàng lọc ra được một số cổ phiếu thuộc nhóm Midcap. Để từ đó có manh mối phân tích tiếp, đi sâu vào trong từng doanh nghiệp hơn.
3.6. Ví dụ 6: Lọc cổ phiếu theo nhóm Hàng nóng – Cát trộn vàng
Ở đây Cú cũng thực hành và muốn hướng dẫn anh em thêm một trường hợp lọc cổ phiếu nữa. Đó là lọc nhóm hàng nóng – cát trộn vàng. Gọi là cát nhưng đôi khi có những mã còn tệ hơn cả cát. Bởi vì hàng nóng theo kỹ thuật. Chỉ tiêu Cú đưa ra để lọc cho phần này cũng khá đơn giản để anh em thử và thực hành lọc cổ phiếu. Bao gồm:
– Vốn hóa > 300 tỷ
– EPS > 1000 đồng
– Chọn tiêu chí Phá nền tương ứng với điều kiện Cảnh báo mua
Phá nền theo TCBS được hiểu là:
Giá cổ phiếu tạo nền tích lũy khi có một chuỗi những phiên giao dịch với biên độ hẹp. Khi cổ phiếu có một phiên giao dịch bùng nổ với sự biến động giá và khối lượng đột biến là lúc hình thành xu hướng mới của cổ phiếu. Tuy vào diễn biến giá tăng hoặc giảm sẽ xác định xu hướng trong tương lai. Điều kiện cần thỏa mãn gồm có:
Tín hiệu cảnh báo mua xuất hiện khi thỏa mãn đồng thời:
(1) Giá cổ phiếu tích lũy tối thiểu 1 tháng trong biên độ hẹp không quá 10%.
(2) Xuất hiện phiên phá vỡ nền tảng với giá tăng hơn 2% so với giá đóng cửa cao nhất của vùng tích lũy.
(3) Khối lượng dự kiến ngày hiện tại gấp hơn 3 lần khối lượng trung bình 10 ngày gần nhất.
Tín hiệu cảnh báo bán xuất hiện khi thỏa mãn đồng thời:
(1) Giá cổ phiếu tích lũy tối thiểu 1 tháng trong biên độ hẹp không quá 10%.
(2) Xuất hiện phiên phá vỡ nền tảng với giá giảm hơn 2% so với giá đóng cửa thấp nhất của vùng tích lũy.
Chỉ số này Cú thấy cũng khá thú vị để anh em tham khảo. Sau khi áp dụng các điều kiện nên trên, anh em có thể bấm xem kết quả. Tuy nhiên tất cả chỉ mang tính tham khảo, sẽ có những mã lọc ra anh em biết vì nó phổ biến. Nhưng cũng không tránh khỏi việc có những mã ít khi anh em nghe thấy.
Anh em có thể lưu nhóm này lại là Hàng nóng theo chu kỳ. Và cũng đi vào nghiên cứu chi tiết. Chẳng hạn với những điều kiện trên chỉ có duy nhất 1 mã đáp ứng là DHT – CTCP Dược phẩm Hà Tây. Anh em cũng sẽ vào xem phân tích cơ bản của mã này, báo cáo tài chính theo quý, theo năm ra sao?
Rồi phân tích chỉ số. Chẳng hạn như chỉ số P/E của DHT 5 năm vừa qua luôn duy trì trong khoáng 11 – 16 lần, ổn định. Tương tự các chỉ số khác như thế nào, anh em có thể từ từ phân tích.
Không chỉ dừng lại ở phân tích chỉ số, báo cáo tài chính,… Mà anh em cũng cần nắm bắt các thông tin, tin tức, cơ cấu cổ đông, đồ thị kỹ thuật, định giá, đánh giá xếp hạng,… của các doanh nghiệp lọc ra. Rất nhiều thứ mà anh em có thể tham khảo. Xem thực sự đây có phải là 1 doanh nghiệp tiềm năng hay không.
Chỉ ra quyết định mua/bán khi cảm thấy mình đủ hiểu và đủ tự tin về giao dịch đó, doanh nghiệp đó.
Vậy là Cú cũng vừa hướng dẫn xong cho anh em 6 cách lọc cổ phiếu cơ bản và dễ thực hành. Hy vọng anh em có thể dễ dàng hình dung được, nhất là với những anh em chưa có phương pháp lọc cổ phiếu riêng có mình. Thì có thể dựa vào những cách này để tìm ra những cổ phiếu theo đúng mục tiêu mà anh em đặt ra nhé.
Anh em hãy nhớ là thực hành, thử nghiệm, bổ sung vào chỉ số của mình rồi rút ra những chỉ số mà anh em cảm thấy không phù hợp. Và sau đó lưu lại để chúng ta phân tích sâu hơn cũng như tìm ra phương pháp thành công cho mình nhé.
Phần 4. Lọc cổ phiếu có thực sự cần thiết và quan trọng trong đầu tư chứng khoán?
Vậy, tóm lại lọc cổ phiếu có thực sự cần thiết hay không?
- Ưu điểm của việc lọc chính là:
– Giúp anh em tìm ra nhanh một nhóm cổ phiếu đáp ứng với quan điểm đầu tư của mình.
– Chúng ta không quá mất thời gian để theo dõi, theo sát các mã trên thị trường. Vì trong đó sẽ có những mã rác, những mã không cần thiết phải quan tâm trên thị trường.
– Tăng khả năng mở rộng danh mục của bản thân. Bởi vì sẽ có những mã trong gần 2000 mã cổ phiếu anh em sẽ không biết đến. Hoặc nếu để chúng ta có thể dành thời gian đi nghiên cứu hết thì cũng rất khó. Vì vậy bộ lọc là để giúp chúng ta sàng lọc và sau đó đi sâu hơn.
Nếu anh em nào theo style nhà đầu cơ lướt sóng thì có thể tìm ngay những mã cổ phiếu break-out. Những mã cổ phiếu có khối lượng tăng trưởng đột biến, mô hình đột phá. Bằng cách là anh em đi theo đồ thị kỹ thuật về phá nền mua, phá nền bán, chỉ số up trend, chỉ số về mặt tăng khối lượng, tăng giá,…
Rất nhiều chỉ số để anh em có thể tham khảo và thỏa sức sáng tạo trong quá trình lọc cổ phiếu. Và cũng nên thực hành nhiều, cân nhắc kỹ trước khi mua bộ lọc từ bên ngoài. Tất nhiên, tham khảo để tìm ra phương pháp cho bản thân là tốt. Nhưng:
– Mỗi người có một mục tiêu đầu tư khác nhau.
– Một khả năng chấp nhận rủi ro khác nhau.
– Kỳ vọng lợi nhuận khác nhau.
Nên Cú luôn khuyến khích anh em thực hành, trải nghiệm và tự rút ra cho mình những phương pháp phù hợp. Tham khảo và nên tự làm bộ lọc cho riêng mình.
- Nhược điểm của việc lọc chính là:
– Chưa đủ thông tin để đánh giá hiệu quả ngay một doanh nghiệp. Vì câu chuyện của doanh nghiệp còn rất nhiều thứ phía sau nữa.
– Nếu chúng ta sử dụng bộ lọc một cách thiếu kiểm soát và kỷ luật. Thì rất dễ xa đà vào tư duy ngắn hạn. Mà đã xa đà vào tư duy ngắn hạn rồi thì rất mệt mỏi trong việc tìm kiếm và chiến thắng thị trường. Trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra được những cuộc chơi an toàn, bền vững hơn.
Và trước khi thử nghiệm, chúng ta cũng nên đặt ra kỳ vọng đúng đắn về bộ lọc cổ phiếu là như thế nào. Hiểu được ưu nhược điểm, bản chất của nó. Bộ lọc cổ phiếu là tất cả nhưng không mang tính quyết định thành công hay chưa.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn chi tiết của Cú về 5 bước lọc cổ phiếu, bao gồm:
– Bước 1: Chọn ra bộ chỉ số để lọc cổ phiếu mà mình quan tâm
– Bước 2: Lưu lại thành từng danh mục khi lọc cổ phiếu
– Bước 3: Rà soát lại chỉ số cơ bản và đánh giá lần 3
– Bước 4: Thiết lập cảnh báo và đưa ra các câu hỏi
– Bước 5: Phân tích sâu hơn và thử nghiệm mua bán
Và 5 ví dụ lọc cổ phiếu thực tế mà Cú vẫn thường hay áp dụng trong quá trình đầu tư. Hy vọng qua bài viết này, anh em sẽ tìm cho mình được cách lọc cổ phiếu phù hợp. Tham khảo và rút ra được phương pháp lọc, đầu tư cổ phiếu cho riêng mình. Vì mục tiêu cuối cùng của chúng ta cũng là tìm ra cách đầu tư chứng khoán hiệu quả, tạo ra lợi nhuận. Đúng không anh em?
Sau cùng, nếu đọc bài viết này vẫn còn nhiều thắc mắc. Anh em có thể inbox về Fanpage cho Cú để hỏi trực tiếp. Cú sẽ trả lời chi tiết nên anh em không việc gì phải ngại đâu nhé.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về đầu tư chứng khoán. Nhất là với những anh em F0 mới vào thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như tài chính. Sẽ biết thêm phương pháp lọc cổ phiếu có dòng tiền tốt. Làm sao để hoạt động đầu tư của mình, phân bổ danh mục càng hiệu quả, càng tốt nhé.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969