Hướng dẫn lọc cổ phiếu có dòng tiền mạnh cho nhà đầu tư F0
Chủ đề bài viết ngày hôm nay cũng là một trong những chủ đề Cú nhận được nhiều câu hỏi từ anh em. Nhất là trong thời điểm gần đây khi thị trường chứng khoán đang dần có những tín hiệu tích cực hơn. Đó là về vấn đề lọc cổ phiếu có dòng tiền mạnh.
Trên thị trường chứng khoán hiện nay có rất nhiều loại cổ phiếu. Và cổ phiếu có dòng tiền mạnh không bắt buộc nó là lớn hay nhỏ. Nhưng chính vì vậy, việc nhận diện và lọc cổ phiếu có dòng tiền mạnh như vậy cũng không dễ. Vì vậy, hôm nay Cú sẽ hướng dẫn lọc cổ phiếu có dòng tiền mạnh chi tiết. Anh em cùng theo dõi hết bài viết nhé!
Mở đầu
Một cổ phiếu bất kể lớn hay nhỏ, thuộc nhóm Bluechip hay Midcap, Penny,… Nhưng khi đã có dòng tiền mạnh thì ắt phải có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vì vậy, với bài viết này Cú không những chỉ cho anh em cách lọc cổ phiếu theo dòng tiền. Mà còn chỉ cho anh em một số những công cụ mà đang được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng.
Mặc dù đây sẽ không phải là những công cụ thần thánh gì để tìm ra cổ phiếu siêu lợi nhuận. Nhưng chắc chắn sẽ rất có ích cho anh em, đặc biệt là các bạn F0.
Đồng thời Cú cũng sẽ chỉ ra một số lưu ý cho anh em khi thực hành. Vì bản chất rủi ro và mang tính đầu cơ cao là điều chúng ta không thể phủ nhận được. Vậy nên, bài viết không chỉ đơn thuần là hướng dẫn cách lọc cổ phiếu tốt, có dòng tiền. Mà còn là những chia sẻ, lưu ý, khuyến nghị và quan điểm của cá nhân Cú.
Và mục tiêu cuối cùng vẫn là giúp anh em hiểu hơn về thị trường. Đồng thời tích lũy được những phương pháp lọc cổ phiếu, đầu tư hiệu quả. Cùng Cú theo dõi hết bài viết nhé.
Bước 1. Khi nào nên lọc cổ phiếu và chọn game như thế nào?
Ở bước 1 này, anh em cần phải ý thức thật rõ cho Cú 1 vấn đề. Đó là dù lọc cổ phiếu bằng cách nào, phương pháp nào hay công cụ nào,… Thì chúng ta đều phải chú ý đến yếu tố cơ bản và câu chuyện của nó. Bởi vì các yếu tố như giá hay kỹ thuật cũng đều chỉ phản ánh sau đó. Còn nếu anh em không nắm rõ được câu chuyện thì việc lọc cổ phiếu cũng có thể trở nên nguy hiểm.
Tức là anh em phải trả lời được câu hỏi “Câu chuyện này, game này là như thế nào?”.
1.1. Ví dụ
Từ khi vào thị trường chứng khoán, chắc chắn anh em sẽ thấy có những thời điểm, một vài dòng sẽ dẫn đầu thị trường. Chẳng hạn như dòng chứng và dòng bank.
Tuy nhiên, dù dẫn đầu thị trường nhưng không phải mã chứng hay mã bank nào cũng tăng. Nhất là nói đến việc tăng đồng đều giữa các mã thuộc 2 dòng này, là không phải.
Vì vậy rất nhiều anh em sẽ thắc mắc chung 1 vấn đề. Đó là rất nhiều mã chứng khoán lớn đã rục rịch tăng giá rồi. Đã chia thưởng và đưa ra thông tin tốt rồi. Vậy còn nhóm mã chứng khoán nhỏ thì như thế nào? Những nhóm có báo cáo kết quả kinh doanh tốt, PE thấp,… thì sao?
Mà khi PE thấp đến mức như vậy thì chúng ta cũng tin rằng cả ngành chứng khoán tăng trưởng như vậy. Và những công ty chứng khoán nhỏ chưa có tín hiệu, chưa nhiều người mua thì cũng có thể tăng trong thời gian tới.
Đây có thể xem là 1 manh mối, 1 ví dụ về game. Hoặc anh em cũng có thể nói, sau đại dịch covid, nước ta đã có sự mở cửa trở lại thì tất yếu ngành hàng không, du lịch sẽ tăng trở lại. Vậy nên sẽ không ít anh em đã có sự chuyển hướng sang phân tích các cổ phiếu hàng không. Hay là cổ phiếu ngành du lịch:
– Đã giảm về mức giá ngon chưa?
– Tích lũy đủ chưa?
– Dòng tiền như thế nào?
– Tăng trưởng trở lại hay chưa?
…
Tức là chúng ta đang dự đoán. Và yếu tố quan trọng nhất của phần này đó là việc anh em đưa ra 1 dự đoán nào đó. Dựa trên phân tích vĩ mô, phân tích thị trường của chúng ta.
Hoặc đơn giản hơn nữa là anh em có quan hệ và nghe ai đó tin cậy nói về game đó. Sau đấy tự mình xác minh lại.
1.2. Kết luận
Chính vì vậy, ở bước 1 này, anh em cần xác định và chọn cho mình 1 game phù hợp. Chọn một nhóm ngành nào mà anh em nghĩ chưa tăng và nghĩ rằng trong tương lai sẽ tăng. Sẽ có khả năng đuổi theo thị trường. Những cổ phiếu nào cơ bản tốt nhưng vì một vấn nào đó dẫn đến chưa tăng,…
Và từ đó, sau khi đã xác định thì mới đi sâu vào khai thác, phân tích.
Bước một này nghe thì có vẻ đơn giản. Nhưng với Cú là vô cùng quan trọng. Vì nếu chọn sai game thì song song với đó là rủi ro rất cao. Đầu xuôi đuôi lọt, nếu anh em chọn đúng game thì khả năng thắng cũng sẽ cao hơn.
Bước 2. Những chỉ số cần lưu ý khi lọc cổ phiếu RSI, RS, Phá nền mua, vốn hóa + khối lượng giao dịch
Đầu tiên, anh em sẽ giả định những mã nào có cơ hội tăng trong thời gian tới nhờ cơ hội của thị trường. Để từ đó anh em triển khai lọc cổ phiếu.
Hiểu đơn giản là chẳng hạn như những mã nào đang có:
– Khối lượng giao dịch tăng gấp 2-3 lần khối lượng giao dịch trung bình. Trong vòng 20 ngày.
– Giá cũng tăng và tăng lên bao nhiêu, tăng trong ngày bao nhiêu?
– Tốc độ khớp lệnh bao nhiêu?
…
Cú sẽ từ từ cho anh em dễ hình dung như sau:
2.1. Chọn công cụ lọc cổ phiếu
Đầu tiên, anh em sẽ vào mục Tiện ích, sau đó chọn Bộ lọc trên app chứng khoán TCBS. Ngoài ra anh em cũng có thể thử ở Vietstock, CafeF,… đều có những công cụ như thế này. Còn Cú, sau khi trải nghiệm thì vẫn thích trải nghiệm của TCBS hơn vì dễ dàng sử dụng.
Nếu anh em nào chưa có tài khoản trên app TCBS thì có thể mở. Hoàn toàn miễn phí và thủ tục online nên không cần phải di chuyển ra quầy cũng có thể mở tài khoản.
Anh em có thể bấm vào link Cú để dưới đây để mở.
Link đăng ký tài khoản miễn phí: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng nhé: 105C912839
2.2. Chọn ngành khi lọc cổ phiếu có dòng tiền tốt
Sau khi có tài khoản, vào phần bộ lọc như Cú đã hướng dẫn ở trên. Anh em bắt đầu chọn ngành mà mình nghĩ sắp tới sẽ có khả năng tăng. (Bấm chọn ngành ở góc phải phía trên như hình ảnh Cú minh họa).
Chẳng hạn như Cú sẽ ví dụ minh họa bằng ngành dịch vụ tài chính.
Anh em hiểu đơn giản. Dòng tiền là có nhiều nhà đầu tư hoặc cổ đông lớn mua vào, hoặc là đội lái mua vào,… Tóm lại là thị trường đang rất quan tâm đến dòng đó, ngành đó, mã đó,… Nhờ vậy có nhiều tiền đổ vào nhờ nhiều người mua. Khi đó gọi là cổ phiếu có dòng tiền mạnh.
Vậy, sau khi đã xác định được ngành thì làm sao để lọc cổ phiếu có dòng tiền mạnh? Thể hiện như thế nào trên thị trường? Đó chính là khối lượng. Khối lượng tăng và giá tăng, theo kỹ thuật thì đây là tín hiệu tốt.
Để đi vào chi tiết từng chỉ số, Cú sẽ chuyển sang phần tiếp theo.
2.3. Các chỉ số quan trọng khi lọc cổ phiếu có dòng tiền tốt
2.3.1. Ví dụ một
– Đầu tiên là khối lượng tăng và giá tăng so với 50 ngày. Trong công cụ lọc sẽ là chỉ số Giá vs SMA (50), thuộc mục Biến động giá và Khối lượng. Như hình ảnh Cú minh họa dưới đây.
Nếu chưa rõ về chỉ số này, anh em có thể tìm hiểu theo ghi chú từ TCBS: “Giá vs SMA xác định trạng thái giá cổ phiếu so với trung bình 50 ngày (MA50). Giá vượt đường MA50 cho thấy giá hiện tại đang cao hơn bình quân 50 ngày gần nhất. Báo hiệu xu hướng có thể tăng giá trong trung hạn. Do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc mua khi giá cổ phiếu cắt lên trên đường MA50. Kết hợp với việc khối lượng và/hoặc tốc độ khớp lệnh tăng đột biến.
Ngược lại, giá cắt xuống dưới đường MA50 cho thấy giá hiện tại đang thấp hơn bình quân 50 ngày gần nhất. Báo hiệu xu hướng có thể giảm giá trong trung hạn. Do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc bán cổ phiếu khi giá cắt xuống dưới đường MA10. Kết hợp với việc khối lượng và/hoặc tốc độ khớp lệnh tăng đột biến”.
Sau khi hiểu về Giá vs SMA (50), anh em sẽ chọn tiếp phần Giá cắt lên SMA (50). Tức là để lọc ra những cổ phiếu đang có tín hiệu giá mạnh hơn so với trung bình giá của 50 ngày gần nhất.
– Sau đó chọn tiếp chỉ số Khối lượng so với SMA (50).
Đối với chỉ số Khối lượng so với SMA (50), Cú sẽ chọn lớn hơn 2 lần. Anh em có thể bấm vào số 2 để chỉnh sửa tăng/giảm số lần theo ý muốn.
Sau khi set các chỉ số anh em thử kéo xuống xem phần kết quả. Như hình ảnh Cú minh họa trên thì đã lọc được 5 mã thuộc ngành Dịch vụ tài chính. 5 mã này hiện đang có khối lượng so với trung bình 50 ngày là đều gấp hơn 2 lần đến gần 3 lần.
Anh em sẽ phải lưu ý những mã mình lọc ra chưa hẳn đã hoàn toàn ok 100%. Sẽ có một vài mã không có thanh khoản. Hoặc thanh khoản kém, vì nhiều lý do, và nhất là đây gần như đều là cổ phiếu penny.
Vậy nên anh em cũng cần chú ý và đừng vội có hành động ngay với những mã này.
Sau khi lọc cổ phiếu ra những mã này, anh em sẽ lưu lại. Để lưu lại, anh em chọn Thêm vào Danh mục. Sau đó chọn Tạo mới, tạo tên danh mục tùy ý và Lưu.
Việc lưu lại như thế này sẽ tiện cho anh em lúc tìm kiếm. Cũng như soi chiếu từng mã để đi vào phân tích cơ bản, chi tiết xem mã đó có xứng để đầu tư hay không.
2.3.1. Ví dụ hai
Ngoài cách lọc theo những chỉ số mà Cú đưa ra ở ví dụ 1. Anh em có thể tham khảo thêm 1 ví dụ khác của Cú nhé.
Vẫn bắt đầu từ chọn ngành như hướng dẫn phía trên. Anh em có thể tiếp tục chọn ngành Dịch vụ tài chính để thực hành.
Tiếp theo, có một tín hiệu khá hay mà bên TCBS đưa ra, chúng ta có thể thử để xem kết quả ra sao. Đó là chỉ số Phá nền mua.
Trích dẫn từ TBBS thì Phá nền mua được giải thích như sau:
“Giá cổ phiếu tạo nền tích lũy khi có một chuỗi những phiên giao dịch với biên độ hẹp. Khi cổ phiếu có một phiên giao dịch bùng nổ với sự biến động giá và khối lượng đột biến. Là lúc hình thành xu hướng mới của cổ phiếu. Tùy vào diễn biến giá tăng hoặc giảm sẽ xác định xu hướng trong tương lai. Điều kiện cần thỏa mãn gồm có:
– Tín hiệu cảnh báo mua xuất hiện khi thỏa mãn đồng thời:
(1) Giá cổ phiếu tích lũy tối thiểu 1 tháng trong biên độ hẹp không quá 10%
(2) Xuất hiện phiên phá vỡ nền tảng với giá tăng hơn 2% so với giá đóng cửa cao nhất của vùng tích lũy
(3) Khối lượng dự kiến ngày hiện tại gấp hơn 3 lần khối lượng trung bình 10 ngày gần nhất”
Sau khi chọn chỉ số này, anh em bấm xem kết quả. Như hình ảnh minh họa anh em sẽ thấy tại thời điểm Cú lọc cổ phiếu, nếu chọn chỉ số Phá nền mua thì không một mã nào phù hợp. Nhưng Cú vẫn muốn đưa ra ví dụ để anh em dễ hình dung là có rất nhiều chỉ số đã được tối ưu. Và anh em có thể dựa vào đó để lọc cổ phiếu theo nhu cầu.
Và những chỉ số về khối lượng, bản chất của dòng tiền đó là khối lượng. Khi chúng ta đã có một hình mẫu tốt về mặt giá vượt đỉnh, vượt vùng tích lũy. Chúng ta có thể chọn những chỉ số liên quan đến khối lượng để lọc cổ phiếu.
Chẳng hạn như trong công cụ lọc của TCBS anh em có thể thấy thêm nhiều chỉ số khác như:
– Khối lượng so với SMA(5)
– Khối lượng so với SMA(10)
– Khối lượng so với SMA(20)
– Khối lượng so với SMA(50)
Đây đều là những chỉ số mà anh em có thể xem xét khi lọc cổ phiếu có dòng tiền tốt. Những chỉ số này đều liên quan đến sức mạnh giá, dòng tiền, vốn hóa và khối lượng giao dịch. Là những chỉ số cơ bản mà Cú gọi ý.
Ngoài ra anh em cũng có thể thử thêm nhiều chỉ số khác. Biết đâu lại tự tìm ra cho mình một phương pháp lọc cổ phiếu mới và hiệu quả hơn. Nếu còn điều gì thắc mắc về các chỉ số này, anh em có thể inbox về Fanpage cho Cú nhé.
Bước 3. Phân tích cơ bản những cổ phiếu nằm trong danh mục lưu ở bước 2 lọc cổ phiếu
Sau khi đã có một danh mục lọc được từ bước 2, chúng ta sẽ có thêm bước review lại. Như Cú đã nhắc, những mã trong danh mục vẫn chưa hoàn toàn là mã ngon. Có thể tại thời điểm chúng ta lọc cổ phiếu nó đáp được các chỉ số. Nhưng vẫn còn nhiều mặt khác để xem xét. Vì vậy chưa kể kết luận đó có phải cổ phiếu tốt hay không cũng như ra quyết định mua tức thời.
Mặc dù đây là cuộc chơi đầu cơ và vốn bỏ vào có thể mất. Nhưng bản chất của nó vẫn là tìm ra những cổ phiếu có thể trải nghiệm tốt nhất. Vừa mang lại những cảm xúc đầu cơ với thị trường. Vừa để có trải nghiệm với những quyết định của bản thân có đúng hay không. Từ đó tạo bài học cho những lần đầu tư/đầu cơ sau này. Và đương nhiên, với mỗi lần thử nghiệm thì Cú luôn khuyên anh em đầu tư với số vốn ít. Để nếu mất, sẽ mất ít còn nếu được sẽ được nhiều.
Đấy chính là game, là bản chất của cuộc chơi đầu cơ này. Vậy nên nếu anh em chưa phân tích kỹ. Thêm việc bỏ full vốn vào thì rất khó có đường lui. Bởi vì nó biến động rất nhanh. Và việc all in vào một thứ anh em chưa chắc chắn, không hiểu rõ như thế. Chỉ cần một lần thua là mất hết bình tĩnh, không kiểm soát nổi cảm xúc thì rất dễ bay tài khoản.
Vậy nên mới cần đến bước thứ 3 này: Check lại cơ bản của các mã cổ phiếu vừa lọc được.
Ở đây Cú sẽ ví dụ một mã bất kỳ cho anh em dễ hình dung. Anh em lưu ý tất cả những mã Cú nhắc đến chỉ là vì dụ để phân tích, không phải phím hàng. Vì vậy mong anh em đừng hiểu nhầm và đầu tư theo những mã Cú đưa ra làm ví dụ nhé!
Giống như mã SMB trên hình minh họa. Thoạt đầu anh em có thể lướt qua phần những chỉ số cơ bản như:
– Vốn hóa có lớn hay không?
– Khối lượng giao dịch là bao nhiêu? Lớn thì có vẻ khả quan còn nếu khối lượng giao dịch quá ít chứng tỏ ít nhà đầu tư quan tâm. Vì vậy anh em có thể bỏ qua.
– Rồi các chỉ số như P/E, P/B. EV/EBITDA,…
…
Những chỉ số này thường hiện ra ngay khi anh em em vào xem từng mã trên TCBS nên không phải mất công search.
Lướt qua những chỉ số này thấy ok thì anh em có thể bắt đầu vào xem chi tiết hơn.
3.1. Phân tích Ban lãnh đạo doanh nghiệp
Anh em vào mục Hồ sơ doanh nghiệp, xem Cổ đông lớn của công ty (Là ai, thành tích như thế nào,…). Ban lãnh đạo của công ty (Có phải là chuyên gia trong ngành? Năng lực ra sao?…). Sau đó search thêm thông tin trên Internet về những người này để xem gần đây có tin tốt/xấu gì không.
Về phần này anh em nên chú trọng tìm hiểu thông tin về các cổ đông lớn trong công ty mình đang nghiên cứu. Cổ đông lớn là ai, nắm giữ bao nhiêu %, thông tin công khai minh bạch hay không,…
Ngoài ra về phần Hồ sơ doanh nghiệp trong TCBS còn có cung cấp thông tin về công ty con, công ty liên kết. Anh em cũng có thể check họ là ai, tổ chức nào, nắm giữ nhiều hay ít cổ phần của doanh nghiệp,…
Chúng ta phải xem xét kỹ các anh chị này có thành tích như thế nào, khả năng lãnh đạo ra làm sao,…
– Để đánh giá chi tiết về ban lãnh đạo công ty có tiềm năng hay không.
– Họ có đủ chính trực trong việc dẫn dắt doanh nghiệp hoạt động hay không.
– Họ có phải chuyên gia trong ngành của họ bao nhiêu năm nay hay không.
– Đặc biệt quan trọng là có khả năng chèo lái, dẫn dắt công ty đi lên đỉnh cao mới trong tương lai hay không.
Nhưng bản thân Cú nghĩ nếu chỉ xem trên TCBS thì chưa đủ. Vì vậy anh em có thể xem đây là thông tin cơ bản. Rồi sau đó dựa vào những cái tên trong danh sách Ban lãnh đạo này, search thêm trên Internet.
3.2. Phân tích Kết quả hoạt động kinh doanh
Sau khi phân tích Ban lãnh đạo, anh em có thể vào mục Phân tích cơ bản.
Tại đây, TCBS đã tổng hợp các thông tin về báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm, quý. Anh em có thể đọc và tìm hiểu cho tiết để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp mình đang quan tâm.
– Tình kinh doanh qua các năm cũng như gần đây như thế nào?
– % tăng trưởng qua các quý, năm ra sao? Lãi hay lỗ?
– Tài sản, nợ,… có thay đổi như thế nào qua các giai đoạn? Tín hiệu tích cực hay tiêu cực?
– Hoạt động kinh doanh có cơ hội tăng trưởng trong thời gian tới hay không?
…
Sau khi xem hết các yếu tố về tài chính, anh em có thể xem thêm phần chỉ số, dòng tiền,…
– P/E hàng năm dao động ở mức nào?
– Tỷ suất cổ tức có hấp dẫn hay không?
– Biên lợi nhuận ra sao?
– Vòng quay vốn; vòng quay tài sản; mức độ sử dụng tài sản, vốn của doanh nghiệp có hiệu quả hay không?
…
Phân tích về mặt chỉ số xong, anh em chuyển qua xem phần đồ thị kỹ thuật. Để so sánh mức giá thay đổi, tăng/giảm như thế nào trong thời gian qua. Có điều gì bất thường hay không?
Nếu sau khi phân tích và thấy tự tin về mã nào anh em có thể note lại để cân nhắc quyết định đầu tư. Nhất là những mã cơ bản tốt và có dòng tiền.
3.3. Lưu ý
Có một điểm Cú luôn lưu ý đến anh em, nhất là những anh em đang tìm hiểu về đầu cơ. Bản chất của đầu cơ là cực kỳ khó đoán trong ngắn hạn, là một cuộc chơi ngắn hạn. Giống như chứng khoán phái sinh hay những con hàng có dòng tiền vào cũng vậy. Anh em nghiên cứu tốt, lọc cổ phiếu tốt, phân tích cơ bản ngon,… Thì nếu đúng cũng chỉ rơi vào khoảng 50-60% mà thôi.
Vì vậy, với bản chất này thì đòi hỏi anh em cần phải quản lý vốn tốt. Với cuộc chơi này, phải xác định ngay từ ban đầu là có thể lỗ. Nhưng lỗ thì lỗ ít thôi, bởi vì chúng ta phân bổ vốn ít. Còn nếu lãi thì phải lãi đậm, lãi nhiều. Có thể tăng 30-40% hay tài khoản gấp 2, gấp 3,… tùy theo mục tiêu của anh em. Nhưng luôn luôn phải chú trọng quản lý vốn và tuân thủ nguyên tắc đầu tư đặt ra anh em nhé.
Cú khuyến khích anh em chỉ nên giữ khoảng 20% vốn để đầu cơ. Nhiều lắm thì khoảng 30% nhé. Chứ đừng nên dùng hết vốn, tất tay vào đầu cơ rồi full margin nữa thì chỉ có mất nhà mất của khi xa đà mà thôi.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này anh em sẽ hiểu thế nào là cổ phiếu có dòng tiền tốt. Cũng như cách sử dụng công cụ để lọc cổ phiếu đấy. Anh em có thể tự thực hành và kiểm tra lại, đánh giá lại xem có đúng hay không.
Sau cùng, nếu đọc bài viết này vẫn còn nhiều thắc mắc. Anh em có thể inbox về Fanpage cho Cú để hỏi trực tiếp. Cú sẽ trả lời chi tiết nên anh em không việc gì phải ngại đâu nhé.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về đầu tư chứng khoán. Nhất là với những anh em F0 mới vào thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như tài chính. Sẽ biết thêm phương pháp lọc cổ phiếu có dòng tiền tốt. Làm sao để hoạt động đầu tư của mình, phân bổ danh mục càng hiệu quả, càng tốt nhé.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969