Làm Thế Nào Để Tự Do Tài Chính Từ Khi Còn Trẻ?
Các bạn trẻ bây giờ thường không ý thức được tầm quan trọng của tự do tài chính. Nên không biết cách quản lý tài chính thế nào cho đúng và phù hợp. Với suy nghĩ “nước đến chân mới nhảy”, “khi nào mình gặp phải rồi tính”.
Khi mà không đạt được mục tiêu như mong muốn, các bạn hay có câu nói “thôi thì năm nay nháp, năm sau làm lại”. Và cứ như thế, cuối cùng thành năm nào cũng là năm nháp. Đến khi gặp khó khăn khi không có tài chính, mới nhận ra được tầm quan trọng của việc tự do tài chính.
Chính vì cuộc sống hiện đại, cũng như những tư tưởng này mà chúng ta đã mắc phải những sai lầm tài chính, nhất là các bạn trẻ. Tự do tài chính từ sớm sẽ có lợi như thế nào? Làm thế nào để tự do tài chính từ khi còn trẻ?
Bài viết hôm nay Cú sẽ cùng anh em thảo luận về chủ đề này, cũng như chia sẻ cách xây dựng kế hoạch tựu do tài chính cá nhân hiệu quả nhé.
Phần 1. Thói quen ăn tiêu không kiểm soát và không biết cách quản lý tài chính của giới trẻ
“Tuổi trẻ, cứ sống hết mình với thanh xuân” hay “hãy sống hết mình vì tuổi trẻ không bao giờ quay lại”,… Đây đều là các câu nói hay nhất khi nhắc đến thời thanh xuân. Nhưng không phải lúc nào, chúng ta cũng vin vào những câu nói này để giấu đi thói quen ăn tiêu phung phí của mình.
Để bằng bạn bằng bè, các bạn trẻ có thể sẵn sàng bỏ tất cả tiền của bản thân, thậm chí là vay nợ thêm. Vì nếu theo hình thức trả góp thì “xấu hổ lắm”. Và không thể cùng lúc vừa có Iphone 14 Pro, Apple watch, laptop được.
Ăn chơi hết mình không phải là thuật ngữ đáng tự hào. Dù chúng ta có thể kiếm được nhiều tiền, cuộc sống chất lượng cao. Nhưng thói tiêu xài phung phí ở mọi thời điểm như này, cũng không đáng tuyên dương. Hoặc để ngụy biện cho câu “làm được thì chơi được”.
Đối với các bạn trẻ mới đi làm, các bạn sinh viên mới tốt nghiệp thì những năm đầu ra là giai đoạn thích nghi với nghề nghiệp rất quan trọng. Sau khi đã tích lũy kinh nghiệm, nếu không thể có cho mình một khoản tiết kiệm riêng. Điều này cho thấy chúng ta đang vướng vào những rắc rối khi không thể quản lý tài chính.
Ngoại trừ các lý do cần thiết khác, chúng ta phải điều chỉnh nguồn thu nhập, chi tiêu hiện tại. Bằng cách bỏ đi thói quen tiêu xài không kiểm soát này. Hạn chế những cuộc ăn chơi vô bổ. Thậm chí có nhiều bạn còn “vứt tiền qua cửa sổ” với những thứ không thực sự cần thiết.
Một câu nói đang khá hot thời gian gần đây mà Cú được các bạn trẻ chia sẻ “Lương em 5 triệu, nhưng em lại tiêu xài như người lương 25 triệu”. Chắc hẳn là việc khá quen thuộc đối với một số bạn trẻ ngày nay.
Hãy đặt ra mục tiêu cho bản thân từ sớm, quản lý tài chính cá nhân. Sau đó lập cho mình một kế hoạch tài chính phù hợp. Nếu không sẽ khó để có một khoản đề phòng cho các trường hợp xấu có thể xảy ra trong tương lai.
Phần 2. “Năm nay nháp, năm sau làm lại” – Lời ngụy biện cho việc không thể tự do tài chính.
Đối với các bạn, đang còn trẻ, có sức khỏe chính là lợi thế mà không phải ai đã trải qua độ tuổi này có được. Vậy nên hãy “sống hết mình với thanh xuân” thật ý nghĩa, để khi nhìn lại chúng ta sẽ không cảm thấy hối hận.
Và đương nhiên không có năm nào là nháp cả. Chúng ta cần phải đặt mục tiêu rõ ràng cho bản thân. Ai cũng biết chắc chắn rằng không có con đường đi đến thành công nào mà lại trải đầy hoa hồng. Đi qua tất cả những thử thách đó, chúng ta mới có thể chạm đến những mục tiêu mà mình đã đặt ra.
“Nếu bạn thật sự muốn điều gì, cả vũ trụ sẽ hợp lực giúp bạn đạt được điều đó”. Tinh thần kiên trì, có mục tiêu rõ ràng. Cùng với ý chí, mạnh mẽ đứng lên sau vấp ngã thì năm nào cũng là cơ hội. Năm nào cũng là bàn đạp, là đúng thời điểm.
Xác định được mục tiêu, con đường mình sẽ đi rồi, thì chúng ta sẽ biết cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân.
Ai cũng đều có một năm 365 ngày, một tuần 7 ngày và một ngày 24 tiếng. Trong khi chúng ta gọi năm nào đó là “nháp” thì với người khác, năm đó là cơ hội. Trong khi chúng ta đang “nháp” thì đã bị người khác bỏ xa. Trong khi chúng ta đang loay hoay với những rủi ro bất ngờ ập đến. Thì người khác đã độc lập tài chính, họ có thể dễ dàng giải quyết những vấn đề đó.
Sau này, chúng ta sẽ chỉ cảm thấy hối hận về những việc mà bản thân không làm từ khi còn trẻ. Còn những việc đã làm rồi, kể cả thất bại, chúng ta sẽ không bao giờ thấy hối hận. Năm đó có “nháp” hay không là ở mình. Nhưng nên nhớ rằng, quỹ thời gian của chúng ta không nhiều đến mức để có thể nháp từ năm này sang năm khác.
Đừng lãng phí những quỹ thời gian quý giá vào những việc không cần thiết cho tương lai sau này. Hãy trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng tài chính, tham khảo đầu tư. Đây sẽ là con đường phù hợp nhất cho việc tự do tài chính.
Nếu anh em đã tốt nghiệp đại học mà vẫn giữ thói tiêu xài hết mình như thời sinh viên. Nếu anh em đã tốt nghiệp được một thời gian nhưng vẫn không tiết kiệm được 20% thu nhập mỗi năm. Nếu trên 25 tuổi nhưng anh em chưa từng tiếp xúc với bất kỳ con đường đầu tư nào khác. Nếu chưa làm được bất kỳ điều nào trên, thì chúng ta cần phải học và tìm hiểu cách xây dựng kế hoạch tài chính ngay bây giờ.
Phần 3. Một số hiểu lầm phổ biến về quản lý tài chính của giới trẻ ngày nay
Các bạn trẻ ngày nay, đa số đều có chung những sai lầm tài chính. Mà không phải ai cũng có thể nhận ra được những sai lầm đó. Vậy sai lầm tài chính của giới trẻ ngày nay là gì? Bắt đầu từ khi nào đã mắc phải những sai lầm này? Cú sẽ liệt kê ra một vài hiểu lầm cực kỳ phổ biến về quản lý tài chính của giới trẻ hiện tại:
Đầu tiên, với những suy nghĩ kiểu như “tôi không có tiền, vì vậy tôi không cần quản lý tài chính”. Các bạn trẻ luôn mang quan điểm rằng “khi nào có vài tỷ trong tay thì lúc ấy mới cần quản lý”. Nhưng với nhu cầu cuộc sống như hiện tại, dù các bạn chỉ có vài trăm nghìn. Hay có đến vài chục tỷ thì cũng không bao giờ là đủ.
Đó là khi mà các bạn có thói quen ăn tiêu không kiểm soát, chỉ để thỏa mãn nhu cầu bản thân. Và trên thực tế, số dư hàng tháng trong tài khoản của một số bạn thậm chí còn không đủ một cốc trà sữa. Bởi chúng đã được tiêu hết vào những cuộc ăn chơi, shopping,… không suy nghĩ.
Có một câu nói rằng: “Khi tôi còn trẻ, tôi có thời gian nhưng không có tiền. Khi tôi có tiền, tôi không có thời gian.” Điều này cho thấy một số bạn gặp vấn đề về tài chính, nhưng không biết cách tận dụng thời gian để giải quyết nó.
Một vài bạn đã không thể kiểm soát được tài chính cá nhân mà chọn cách tìm đến sử dụng các khoản vay. Các khoản này chỉ giải quyết cho các bạn một số vấn đề trước mắt. Còn về lâu về dài thì không thể giải quyết một cách ổn thỏa được. Vậy tại sao chúng ta không sử dụng những khoản vay ấy một cách hữu dụng hơn. Ví dụ, anh em có thể mua xe, mua nhà trả góp.
Tận hưởng cuộc sống chất lượng cao hơn trong phạm vi có thể kiểm soát. Hay học cách đầu tư để tăng thêm lợi nhuận cho tương lai. Anh em có thể tìm hiểu đầu tư chứng chỉ quỹ, đầu tư tích sản. Đây đều là các loại hình đầu tư ít rủi ro, phù hợp đối với các bạn trẻ mới tìm hiểu về chứng khoán. Nhất là đối với các bạn là học sinh, sinh viên, bởi số vốn để bắt đầu không quá cao.
Loại hình đầu tư này sẽ phù hợp với các bạn muốn sinh lời từ khoản tiền nhàn rỗi. Nhưng không biết sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý.
Với các bạn muốn đầu tư tích sản, chuẩn bị cho quỹ hưu trí, quỹ bảo đảm,… nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Và với các bạn lo sợ đầu tư chứng khoán thì thiếu kiến thức, thua lỗ, lừa đảo. Gửi tiết kiệm ngân hàng thì lãi suất thấp, quan trọng là số vốn để bắt đầu cũng không cần quá nhiều.
Em họ Cú – Hưng là một trường hợp điển hình khi biết cách xây dựng kế hoạch tài chính từ sớm. Sau khi tốt nghiệp đại học, Hưng đã kết hôn với người bạn gái đã yêu nhiều năm. Giá nhà đất ở Hà Nội rất cao. Thực tế cho rằng “phải mất đến 45 năm một lao động thu nhập trung bình mới có thể mua được nhà Hà Nội”. Nhưng sau một thời gian suy nghĩ, Hưng vẫn nghiến răng vay mượn bố mẹ hai bên. Để có thể đủ tiền trả trước mua một căn nhà nhỏ.
Cả bố mẹ hai bên đều là những người lao động bình thường. Việc vay tiền mua nhà là một việc mà Hưng phải rút hết sức can đảm. Sau năm đó, giá nhà đất tại Hà Nội tăng cao. Căn nhà của Hưng đã tăng gấp đôi giá trị. Đi làm được ba năm, vừa tiết kiệm, vừa tìm cách gia tăng thu nhập. Cơ bản cuộc sống của Hưng đã ổn định, nhà đã trả xong nợ và bạn ấy lại tiếp tục vay mua ô tô.
Sai lầm thứ hai chính là cho phép bản thân “tự do tài chính” – thích tiêu gì cũng được. Mọi người đều dùng Iphone đời mới nhất, mình cũng phải có chiếc tương tự. Vậy mới bằng bạn bằng bè. Chính vì thế mà tự do tài chính là một mục tiêu lý tưởng, không phải chỉ nói suông là có thể đạt được. Cũng gần giống như việc một người cố gắng đạt đến trình độ của Warren Buffett (doanh nhân nổi tiếng người Mỹ) khi mới bắt đầu đầu tư là rất khó.
Nếu chúng ta biết cách quản lý tài chính, chưa chắc đã giàu. Nhưng nếu chúng ta không biết cách quản lý tiền bạc, chắc chắn sẽ không thể giàu được. Một thực tế là sau nhiều chu kỳ tăng giá nhà đất ở Hà Nội, nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu ở đây không có vốn đầu tư đã vô tình bị bỏ lại phía sau.
Có khá nhiều bạn trẻ không chủ động học hỏi một số kiến thức tài chính cho bản thân. Không ngừng cố gắng quản lý tài chính cá nhân đến năm 25 tuổi. Vì điều này mà trong tương lai các bạn có thể sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối không tên.
Phần 4. Xây dựng kế hoạch tự do tài chính từ khi còn trẻ, để không phải hối hận sau này
Dưới đây là câu chuyện của anh bạn tên Huy, 47 tuổi, trưởng phòng kinh doanh một công ty xây dựng. Qua tâm sự của Huy, có thể cảm nhận qua từng câu chữ được sự tiếc nuối của anh ấy khi không thể tự do tài chính từ sớm.
“Nghèo sẽ bị người xung quanh khinh thường, anh Cú ạ.
Đây là câu chuyện khá lâu rồi, nhưng đó là lần e nhìn thấu hơn cả. Thấy được thế nào là sức mạnh của tài chính. Cách đây mấy năm, bố em ốm nặng. Sau một thời gian nằm viện tốn kha khá chi phí, thời gian này em phải chạy vạy khắp nơi. Gom góp với tiền tiết kiệm của mẹ để đóng viện phí cho bố. Bởi bố mẹ cũng chỉ có mỗi mình em, không có thêm con cái. Âu cũng chỉ vì nghĩ “nghèo thế này, đẻ ra không nuôi được thì thiệt cho nó”.
Đến hôm bố xuất viện, một người thân nhìn mẹ em hỏi:
– “Nhà xa thế gia đình tính đưa chú về bằng gì? Chắc đi xe máy chứ làm gì còn tiền thuê ô tô nhỉ?”.
Em nhìn bố rồi nhìn qua mẹ đang gượng cười đáp lại nhưng trong lòng chắc đau như cắt. Ánh mắt đầy sự khinh thường đó làm một người đàn ông, cũng có thể nói đã sống gần nửa cuộc đời như em hôm đó nhớ mãi. Cảm giác lúc ấy bất lực lắm anh, từng này tuổi mà vẫn chưa thể phụng dưỡng được cha mẹ già. Tâm trạng lúc ấy thật khó tả…
Gia đình tuy nghèo so với người ta, nhưng bố mẹ luôn dành cho em tất cả những gì tốt nhất mà họ có thể. Vậy nên em luôn thấy cuộc sống như vậy là “đủ ăn đủ mặc” rồi. Không cần quá cao sang, thêm vật chất làm gì. Đương nhiên là cuộc sống của em cũng rất đơn giản, mộc mạc hơn bao giờ hết. Có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, nhà người ta ăn sơn hào hải vị mới vui. Nhà mình đủ cơm canh rau muống là cũng được rồi. Và cái suy nghĩ này luôn theo em đến năm 32 tuổi…
Như những người bình thường khác, trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng. Em lập gia đình năm 32 tuổi. Bắt đầu từ đây chính là sự khởi nguồn của những áp lực tài chính. Đây là điều mà em chẳng bao giờ thèm quá để tâm. Có bằng nào tiêu bằng đấy, không có khoản dự trù, không có kế hoạch tài chính. Áp lực tài chính từ cuộc sống hàng ngày, khiến em như muốn phát điên. Vì phải lo tất cả, nên từ một người ung dung tự tại, thành một người nợ như chúa chổm.
Cứ nai lưng ra trả nợ, hết năm nay đến năm khác. Chưa hết khoản nọ đã đến khoản kia, cứ liên tục ập đến. Khoảng thời gian em 40 tuổi, em còn bị bệnh liệt giường. Không có khả năng lao động, nên mọi việc đành phải nhờ vợ lo liệu tất cả. Nợ càng thêm nợ, áp lực tài chính như muốn dồn em đến chân tường.
Khi nằm trên giường bệnh, có thời gian nhìn lại tất cả. Em mới thấy “sao mình không xây dựng kế hoạch tài chính từ sớm, để đến hôm nay không phải ra nông nỗi này. Ít ra bây giờ không đi làm được, thì vợ con cũng đỡ khổ khi mà có khoản dự trù trong nhà”.
Nghe xong câu chuyện của Huy, Cú cũng hiểu phần nào. Vì mình cũng đã từng phải sống dưới ánh nhìn của người khác. Và cũng đã từng bất lực khi chưa độc lập được tài chính. Vậy nên các bạn trẻ à, chúng ta đang có ưu thế về thời gian. Hãy biết cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân từ bây giờ. Thời điểm – khi mà các bạn đang ở ngưỡng 25-30 tuổi, là thời điểm vàng cho việc này.
Khi sở hữu số tiền đủ (với bản thân mỗi người), để không phải lo lắng cho tương lai. Một người trẻ sẽ tự tin “nghỉ hưu” sớm khi đã quản lý được tài chính. Có thể các bạn ấy đã làm nhiều việc, học cách đầu tư khôn ngoan hay đơn giản chỉ là gặp may trên đường đời. Nhưng dù sao, các bạn ấy cũng đã giải quyết được một phần nào đó về vấn đề tài chính sau này. Và chắc chắn bản thân đã thấy tự do và độc lập tài chính.
Phần 5. Vậy làm thế nào để tự do tài chính?
Nếu chúng ta không độc lập tài chính từ khi còn trẻ, áp lực tài chính sẽ ở gần chúng ta giống như quả bom nổ chậm vậy.
Quản lý tài chính cũng giống như mọi việc cần làm, chúng ta phải kiểm soát kỳ vọng của mình và đặt mục tiêu hợp lý. Nếu không chúng ta sẽ rất dễ để bỏ cuộc trên con đường đạt được tự do tài chính. Nhất là tâm lý của một số bạn trẻ ngày nay. Khi gặp phải khó khăn sẽ thấy nản ngay lập tức.
Quản lý tài chính đặc biệt đòi hỏi phải có sự tập trung để trì hoãn sự hài lòng, những nhu cầu, mong muốn về phương diện vật chất của chúng ta. Biết cân bằng và điều tiết chúng, bởi cũng không thể thờ ơ với bản thân mình. Đặc biệt, lòng tham tiền bạc, nhu cầu của con người thường khiến bản thân họ trở nên nóng nảy. Từ đó sẽ có nhiều hành động không suy nghĩ, bốc đồng xảy ra.
Hãy nhớ rằng, khi chúng ta mới ra trường đi làm thì cuộc sống cũng chỉ mới bắt đầu. Mới quản lý tài chính được hai ba tháng sẽ chưa thể có nhiều sự thay đổi. Nhưng trong 2 – 3 năm, cho dù chúng ta chỉ làm theo kế hoạch trước kia đề ra. Thì sự khác biệt về kết quả sẽ xuất hiện.
Vậy nên để có thể tự do tài chính từ sớm, chúng ta phải biết cách gia tăng tài sản của mình. Ngoài việc gửi tiết kiệm, hãy có cho mình những khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư. Đây cũng là một phương pháp giúp chúng ta sinh lời hơn so với bỏ lợn, hay gửi tiết kiệm ngân hàng. Một trong số các loại hình đầu tư dể sinh lời, hạn chế rủi ro nhất phù hợp với các bạn ở độ tuổi 25-30 đó là đầu tư tích lũy.
Ví dụ: Người nắm giữ cổ phiếu (CP)
- Hiện nay: nắm giữ CP dài hạn để hưởng lãi suất kép: Giá cổ phiếu tăng trong dài hạn + Cổ tức hàng năm
- Khi có SStock, Lãi kép nhân đôi: Nhà đầu tư (NĐT) sử dụng CP để hợp tác đầu tư và SStock trả lợi nhuận = CP
Chẳng hạn, chúng ta hợp tác đầu tư 10,000 cổ phiếu HPG; cuối năm nhận về 10,500 cổ phiếu HPG. (mức lợi nhuận 5%)
NĐT hưởng lợi từ Số cổ phiếu tăng thêm + Giá CP tăng + Cổ tức hàng năm
Ví dụ NĐT nắm giữ nhiều tiền mặt, hoặc có dòng tiền đều hàng tháng muốn đầu tư an toàn, lợi nhuận hấp dẫn:
- Hiện nay: Đi gửi tiền LS không hấp dẫn, mua Trái phiếu không đủ thông tin…
- Khi có SStock: Hợp tác đầu tư an toàn LS cao hơn tiền gửi 3%- 4%/năm
Thay vì chúng ta chỉ giữ im cổ phiếu trong danh mục, chờ ngày thị trường về bờ. Một số bạn đã dùng chúng để đầu tư và hưởng thêm % lợi nhuận. Từ việc lựa chọn hợp tác đầu tư cùng SStock bằng số cổ phiếu mình đang nắm giữ.
Vậy là các bạn đó vừa có thêm lợi nhuận, vừa có thể để quỹ này là quỹ hưu trí, quỹ dự phòng. Giống như câu chuyện của anh Huy, khi hai vợ chồng không còn khả năng lao động, sẽ được an nhàn hơn. Không phiền hà đến con cái, và trang trải được cuộc sống.
Rất nhiều anh em hiện nay vẫn nghĩ đầu tư kiếm tiền là việc gì đó rất lớn lao và cần đến nhiều vốn. Hay đơn giản, đầu tư là câu chuyện chỉ dành cho người giàu! Nhưng chính vì những luồng suy nghĩ phiến diện đó mà vô tình chúng ta tự cho rằng bản thân không đủ khả năng, năng lực. Từ đó không dám đầu tư, không dám tìm hiểu về các hoạt động tài chính. Làm bỏ lỡ đi rất nhiều cơ hội đa dạng hóa và gia tăng thu nhập.
Thời gian, cộng với một số cơ hội thì chắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên vượt trội hơn so với những người có cùng xuất phát điểm. Nhưng lại không ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý, tự do tài chính.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Cú về chủ đề “Làm thế nào để tự do tài chính từ khi còn trẻ?”. Chúng ta nên xác định mục tiêu, lập cho mình kế hoạch tài chính ngay từ sớm. Trong quá trình đó, hãy biết cách gia tăng thêm tài sản của mình, tự do tài chính sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hy vọng thông qua câu chuyện của bạn Quảng, cũng như những chia sẻ trên. Anh em có thể hình dung việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân không phải là dễ dàng. Khi chúng ta không có mục tiêu, kế hoạch cụ thể thì sẽ rất dễ rơi vào tuyệt vọng.
Bài viết trên hoàn toàn là quan điểm cá nhân của Cú, mong là anh em sẽ đón nhận những chia sẻ này một cách khách quan.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính. Kênh Youtube của Cú
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách quản lý tài chính cá nhân, đầu tư chứng khoán. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân như:
>>Con gái không phải lo lắng việc xây dựng tài chính. Đúng hay sai?
>>18 tuổi làm gì để sớm tự do tài chính?
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969