Kế hoạch hưu trí – Lợi ích và các bước lập kế hoạch (P3)
Kế hoạch hưu vốn dĩ là một kế hoạch nhiều chông gai. Không chỉ bởi những thông số để lập kế hoạch đều cần được dự toán. Mà còn bởi thời gian để ước lượng không phải là con số nhỏ. Thế giới luôn vận động kéo theo đó là những đổi thay mỗi ngày. Do đó, việc thực sự hiểu được sự cần thiết cũng như cách thức triển khai của một kế hoạch hưu trí là vô cùng quan trọng.
Một kế hoạch rõ ràng và sát với thực tế sẽ giúp ích nhiều cho anh em để chống lại những rủi ro, biến cố của cuộc đời. Nhưng liệu nó có dễ dàng thực hiện. Hay là bởi thứ chờ ta ở tương lai là gì? Chẳng phải ta chỉ có thời gian để dành cho riêng mình khi ta nghỉ hưu sao. Nhưng ta lại chưa chuẩn bị gì cho nó. Ngoài việc tiêu hao sức khỏe cùng những thói quen không hề tốt để kiếm được tiền. Chính vì vậy, hiểu về sức khỏe của chúng ta ở hiện tại. Cùng những dự đoán về tình trạng, chi phí chăm sóc sức khỏe trong tương lai. Là chủ đề mà Cú muốn gửi tới anh em trong bài viết này.
Mở đầu
Cuộc đời con người vốn trải qua nhiều giai đoạn. Những năm tháng đầu đời hỉ nộ ái ố đều có vòng tay chở che của cha mẹ. 30 năm sau là những năm gánh trên vai những nỗi lo toan, mua nhà, mua xe, nuôi nấng con cái, dựng vợ gả chồng. Chẳng biết có kịp thở không trước khi mình già. Già rồi cứ sống vậy rồi cũng sẽ qua. Có anh em than thở rằng liệu có giây phút nào từ khi không được cha mẹ chở che, ta được sống cho chính mình?
Sự thật là nếu ta sống có kế hoạch, chuẩn bị kỹ lưỡng tài chính thì mọi sự lại trở nên rất thoải mái và anh em sẽ dành nhiều thời gian hơn cho bản thân.
Chi tiết một bản kế hoạch hưu trí có lẽ không thể chỉ đọc 1 – 2 bài viết mà có thể làm ra ngay. Nhưng Cú tin rằng, với các bước lập kế hoạch mà Cú giới thiệu tới anh em trong bài viết này. Cùng sự giúp đỡ của chuyên gia tài chính. Anh em có thể xây dựng cho mình một kế hoạch hưu trí. Để có thể an nhàn dưỡng già, vui đùa cùng con cháu.
Phần 1: Kế hoạch hưu trí có ích lợi gì?
Đây là một bài viết chuyên sâu tiếp nối chủ đề quỹ hưu trí và kế hoạch hưu trí. Do đó, có thể sẽ có những khái niệm, nội dung khá mới mà anh em chưa biết. Nếu vậy, hãy đừng ngần ngại inbox Cú theo trang page sau nhé. Cú sẽ cùng anh em phân tích nhé!
https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
Sau khi nắm được những rủi ro khi lập kế hoạch hưu trí. Cũng như hiểu được về chi phí chăm sóc sức khỏe khi về già. Bước tiếp theo Cú muốn gửi tới anh em. Đó là hiểu được những lợi ích khi lập kế hoạch hưu trí. Bởi chỉ khi chúng ta hiểu rõ kế hoạch đó dùng để làm gì? Có những lợi ích gì? Thì chúng ta mới có đủ niềm tin, sự kiên định để luôn đi đúng hướng.
1.1 Kế hoạch hưu trí giúp giảm thiểu những rủi ro chính khi về hưu
Chẳng ai mong muốn có rủi ro nhưng đó là thứ luôn song hành đối với cuộc sống. Và điều thật không may là chúng ta lại không thể cắt bỏ được rủi ro đó. Làm sao ai có thể tự tin nói rằng mình sẽ không mắc bệnh? Ai có thể khẳng định nền kinh tế cứ luôn ổn định? Do đó, hiểu và hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra là điều đầu tiên mà kế hoạch hưu trí mang lại cho chúng ta.
Cụ thể trong bài viết Kế hoạch hưu trí – Những rủi ro cần tránh, Cú đã giới thiệu tới anh em 5 loại rủi ro. Bao gồm:
– Rủi ro tuổi thọ – Rủi ro sống lâu hơn so với số năm ước lượng trong kế hoạch.
– Rủi ro chi phí chăm sóc sức khỏe – Chi phí chăm sóc sức khỏe khi về hưu có thể sẽ cao hơn so với chi phí ước tính.
– Rủi ro lạm phát.
– Rủi ro phân bổ tài sản – Danh mục tài sản sẽ không sinh lời được như kỳ vọng.
– Rủi ro rút tiền quá định mức – Rủi ro rút nhiều tiền hơn so với dự tính trong kế hoạch hưu trí.
Khi đã lập kế hoạch và ước lượng 1 phần tài chính cho những rủi ro đó. Thì sẽ giúp anh em phần nào hạn chế được những tác động của các rủi ro. Đến cuộc sống khi nghỉ hưu của anh em. Tại sao Cú lại nói rằng chỉ hạn chế mà không thể triệt tiêu? Cũng có anh em nghĩ rằng vậy thì mình hãy để ra không chỉ là một phần mà nhiều hơn. Để có thể trang trải cho mọi rủi ro đó.
Câu chuyện ở đây sẽ là tiêu dùng ở tương lai cũng chính là tiết kiệm ở hiện tại. Nhưng cơm vẫn phải ăn, áo vẫn phải mặc, con vẫn phải đi học. Có thực sự dễ dàng để chỉ tiết kiệm cho tương lai? Hay thậm chí một sự tiết kiệm quá mức có thể khiến cuộc sống hiện tại khó khăn. Không đáp ứng được các nhu cầu của cuộc sống. Hoặc không thể tận hưởng hết vẻ đẹp của cuộc sống. Nhưng có thể lại là dư thừa, không cần dùng đến ở tương lai.
Nên một sự dự toán vừa đủ có lẽ là hợp lý nhất, cân bằng giữa cuộc sống hiện tại và tương lai. Có thể không thể trang trải hết được, nhưng cũng không làm ta quá nuối tiếc cuộc sống ta đang sống.
1.2 Kế hoạch hưu trí giúp xác định được các nguồn thu nhập khi nghỉ hưu
Đây cũng là một trong những bước lớn, quan trọng khi anh em lập kế hoạch hưu trí. Lên kế hoạch cho những nguồn thu nhập của mình khi mình giảm khả năng kiếm tiền. Cũng chính là bảo đảm cho anh em một cuộc sống an nhàn hơn khi về già.
Các nguồn thu nhập có thể đến từ:
– Tiền lương hưu nhận được từ quỹ bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội,…
– Tiền tiết kiệm, tiền từ quỹ hưu trí,…
– Tiền cho thuê nhà cửa, tài sản,…
– Tiền con cái phụng dưỡng, báo hiếu,…
Có rất nhiều phương án để có thu nhập khi về già. Nhưng? Thật đáng tiếc là lúc nào cũng có nhưng! Không phải ai cũng có thể sử dụng những phương án đó. Đâu phải ai cũng được nộp bảo hiểm xã hội đủ để có lương hưu? Đâu phải ai cũng có nhà, có đất để cho thuê? Hay buồn hơn là đâu phải cứ có con là được báo hiếu? Mà chúng ta, trên cương vị những người cha, người mẹ. Liệu có thực sự muốn trở thành gánh nặng của con mình?
Vậy nên, kế hoạch hưu trí sẽ giúp anh em đầu tiên có thể mường tượng ra những thu nhập trong tương lai của mình. Tiếp theo cũng là bước quan trọng chính là. Từ những mong muốn, kỳ vọng của bản thân, anh em có thể thiết kế, xây dựng những tài sản, quỹ tiền phục vụ cho mục đích của riêng mỗi người. Chi tiết và ví dụ Cú sẽ gửi tới anh em trong phần tiếp theo. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết này cùng Cú nhé!
1.3 Kế hoạch hưu trí giúp bạn luôn đi đúng hướng để sống cuộc sống hưu trí mà mình mong muốn
Và cuối cùng, cũng giống như ý nghĩa của bất kỳ bản kế hoạch nào. Kế hoạch hưu trí chính là con đường đã vạch sẵn. Thực hiện theo kế hoạch sẽ giúp anh em đi đến cái đích cuối cùng. Tuy nhiên, vì là một kế hoạch dài hạn, trường kỳ. Nên ngoài việc tuân thủ kỷ luật đã được đề ra. Anh em cũng cần có những lần xem xét lại, tinh chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. Thay đổi những cái cần thay đổi. Giảm bớt, thêm mới những điều mà ở thời điểm lập kế hoạch chúng ta chưa nghĩ đến hoặc chưa từng có tiền lệ…
Ở phần sau Cú cũng sẽ hướng dẫn anh em các mốc thời gian cũng như tại mỗi thời điểm ta cần xem xét lại những gì. Mời anh em theo dõi nhé!
Phần 2: Tối đa hóa nguồn thu nhập khi về hưu
Thu nhập khi về hưu chính là chìa khóa cho các sinh hoạt, hoạt động khi chúng ta về hưu. Bởi khi không có thu nhập hưu trí, dù có muốn, anh em cũng không thể thực hiện được. Cho dù đó có thể chỉ là một nhu cầu hết sức đơn giản.
Thậm chí dù đã có nguồn thu nhập khi nghỉ hưu, nhưng anh em lại bỏ qua những có hội để làm nó trở nên nhiều hơn. Thì cũng thực sự là điều rất đáng tiếc. Tuy nhiên, vì là tiền để dưỡng già, nên suy cho cùng, an toàn vẫn là điều cần ưu tiên nhất.
Do đó, trong phần này, Cú sẽ giới thiệu tới anh em những cách để tối ưu hóa nguồn thu nhập khi nghỉ hưu của mình. Tuy không phải khuôn mẫu cho tất cả, nhưng cũng rất đáng để tham khảo.
2.1 Đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng các chính sách an sinh xã hội
Bảo hiểm xã hội là một trong những nguồn thu nhập đầu tiên mà anh em có thể cân nhắc. Đặc biệt khi anh em là những người làm công ăn lương. Có rất nhiều công ty đóng bảo hiểm xã hội cho công, nhân viên của mình. Và lựa chọn một công ty như thế cũng là một trong những phương án hiệu quả. Bởi vì theo quy định xã hội, người lao động chỉ phải đóng 10.5%, công ty sẽ phải đóng 22%. Điều này cũng có nghĩa so với tự đóng bảo hiểm xã hội, anh em đã được lợi hơn 22% đó rồi.
Và sau khi đóng bảo hiểm đủ số năm quy định, anh em có thể được nhận từ 45 – 75% trung bình số tiền lương đóng trợ cấp. Đây có thể nói là một khoản đảm bảo cho các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của anh em. Tùy vào mức độ đóng góp mà phần tiền này có thể lớn có thể nhỏ. Khi lập kế hoạch hưu trí, anh em có thể dựa vào số tiền mình đang đóng bảo hiểm xã hội những năm qua. Ước lượng, tính toán để ra một con số tương đối cho số tiền trung bình lương đóng góp.
Ví dụ 1: Anh An 30 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội với số tiền đóng bảo hiểm xã hội là trung bình qua các năm là 10 triệu. Mỗi năm công ty tăng lương trung bình là 500,000 vào lương cơ bản, được đóng bảo hiểm. Lập bảng excel, số tiền kỳ vọng mà anh An sẽ đóng bảo hiểm trung bình năm khi đến năm 60 tuổi là khoảng 16.65 triệu. Cùng với đó là anh An đã đóng bảo hiểm 35 năm. Nên số tiền mà anh An nhận về khi nghỉ hưu sẽ là 16.65 *75% = 12.5 triệu nhân với hệ số. Hệ số này sẽ được quy định bởi bảo hiểm xã hội. Giả sử con số này là 1.3 thì số tiền đó sẽ là 12.5 * 1.5 = 16.25 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, đóng bảo hiểm xã hội cũng giúp anh em có thêm các chính sách an sinh xã hội khác. Bên cạnh bảo hiểm y tế giúp giảm thiểu chi phí chăm sóc sức khỏe. Còn có những hỗ trợ, trợ cấp như trong mùa dịch vừa rồi. Trợ cấp nhà trọ đối với những ai chưa có nhà ở nơi làm việc….
Một điều nữa, đặc biệt đối với những người hướng đến nghỉ hưu sớm. Thì việc quyết định đóng bảo hiểm bao nhiêu năm tương ứng với nhận về bao nhiêu tiền. Cũng là một điều rất cần được cân nhắc. 45 – 75% là một khoảng khá rộng. Và số tiền đó có thể ảnh hưởng khá lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Có thể không chỉ là để trang trải những chuyến đi xa, những bữa ăn sang trọng. Mà đôi khi là chỉ để phục vụ cho rất nhiều những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Có thể là khoản tiền để bù đắp vào mỗi lần đi viện…
Nên trước khi lập kế hoạch, chúng ta thực sự rất cần xác định rõ mốc thời gian nghỉ hưu. Cũng như những chính sách an sinh xã hội mà mình có thể được hưởng. Việc này cũng tùy thuộc vào nhu cầu cũng như tình trạng sức khỏe, kinh tế của mỗi người. Nếu tiền sử gia đình, bản thân có nguy cơ cao không sống thọ. Thì việc cân nhắc trợ cấp 1 lần hay nghỉ hưu sớm cũng là một lựa chọn khôn ngoan hơn…
2.2 Thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, cổ phiếu, quỹ hưu trí
Có lẽ tiền tiết kiệm cũng là một nguồn thu nhập khi nghỉ hưu của không ít anh em. Khi trẻ thì tiết kiệm mua nhà, nuôi con. Tới tuổi trung niên thì bắt đầu tiết kiệm để có một khoản lo dưỡng già. Cách thức này rất dễ hiểu. Bởi vì khi mua nhà, đa số chúng ta phải đi vay mượn thêm. Thì sẽ rất khó để mà không động tới một khoản tiết kiệm từ trước đó. Cái gì gấp thì cần ưu tiên. Tiền còn cần để đầu tư, kinh doanh chứ không thể để yên một chỗ được.
Cú biết nhiều anh em ngoài kia cũng vậy, cũng đang ở cái độ tuổi phải lo tiền mua nhà, lo tiền ăn tiền học. Nên tiền thường sẽ dùng để đầu tư chứ ít khi nằm trong sổ tiết kiệm. Nhưng hiểu được giá trị thời gian của tiền tệ, cũng như hiểu được những rủi ro khi đầu tư. Cú vẫn luôn cố gắng dành ra mỗi năm ít thôi. Chỉ 20 triệu/năm với nguyên tắc tái tiết kiệm lãi và gốc để có một khoản tiền chỉ dành cho việc nghỉ hưu. Với tính toán nếu để ra mỗi năm 20 triệu và lãi suất trung bình 7% năm. 30 năm sau, khi tới tuổi nghỉ hưu, Cú đã có 2,041 tỷ tiền để dưỡng già.
Ví dụ 2: Giả sử bây giờ con số không phải là 20 triệu/năm mà là 10 triệu/năm trong vòng 30 năm. Thì số tiền lúc này sẽ là 1.020 tỷ đồng. Và nếu thời gian giảm xuống còn 25 năm thì số tiền sẽ là 686 triệu đồng. Ít hơn khá nhiều so với chỉ cộng năm năm mỗi năm 10 triệu đồng đúng không anh em.
Tương tự nếu thời gian tăng lên là 35 năm với 10 triệu đồng/năm. Con số này sẽ là 1.489 tỷ đồng. Hơn rất nhiều so với con số 1.020 tỷ đồng của 30 năm. (Sử dụng máy tính tài chính để tính toán).
Do đó, một lời khuyên của Cú là anh em hãy cố dành ra một khoản nhỏ thôi. Chỉ 10 triệu đồng/năm và cố gắng chỉ tái đầu tư, không rút bất kỳ lãi, gốc nào. Sẽ có một món quà rất bất ngờ cho tương lai khi nghỉ hưu đó. Ngược lại nếu anh em chỉ tiết kiệm trong vòng 5 năm. Sau đó vì mua nhà, anh em rút ra số tiền cả gốc cả lãi tầm 70 triệu đồng. So với căn nhà 1,5 – 2 tỷ thì không đáng là bao nhiêu. Nhưng mà khi về già số tiền anh em hao hụt đi thì lại cả 4 – 500 triệu.
Ngoài ra, quỹ hưu trí cũng được xây dựng với mục đích như vậy. Tiết kiệm khoản nhỏ hôm nay để có được một khoản lớn trong tương lai. Anh em có thể cân nhắc để tìm hiểu và lựa chọn phù hợp với bản thân mình.
2.3 Thu nhập từ tiền cho thuê nhà, tài sản
Cũng giống như tiền tiết kiệm, thậm chí đối với người Việt Nam, nhà cửa đất đai là một tài sản có thể nói là đảm bảo nhất. Với tiêu chí tiền có thể mất giá nhưng nhà cửa thì không đi đâu cả. Chính vì vậy, ai cũng cố lo cho mình một ngôi nhà, không chỉ là để che nắng che mưa, ổn định cuộc sống. Mà còn là một tài sản vô cùng giá trị. Và khi có tài sản đó, anh em cũng có thể cân nhắc việc cho thuê nếu dư thừa. Để có thêm nguồn thu nhập khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, không phải bất cứ ngôi nhà nào, tài sản nào cũng có thể cho thuê được. Nên nếu đã tính đến nguồn thu nhập này trong kế hoạch hưu trí. Anh em cần lựa chọn tài sản cũng như vị trí phù hợp với việc cho thuê. Những vị trí nên hướng đến có thể là đất ở những nơi nhộn nhịp, đông dân cư sinh sống, các khu đô thị, thành phố … Bởi nếu mua ở nơi không có nhiều người sinh sống. Sẽ rất khó để tìm được người thuê nhà.
Tài sản cho thuê như nhà cửa, đất đai cũng được không ít người ưa thích. Vì nó vẫn có thể gia tăng thu nhập mà lại vẫn là tài sản có giá trị. Có thể bán đi khi tăng giá và cũng có thể là một tài sản dành cho con cháu về sau. Nên đương nhiên, ngay ở hiện tại, không phải ai cũng dễ dàng để có được một bất động sản như vậy. Có khi làm 20 – 30 năm cũng có nhiều người không thể mua nổi cho mình dù chỉ một căn nhà nhỏ. Do đó, phần nguồn thu nhập từ việc cho thuê nhà nên được dựa vào thực tế tình hình tài chính và triển vọng trong tương lai. Hơn là những mong muốn, ước mơ. Anh em hãy suy nghĩ thật kỹ về hạng mục này nhé.
2.4 Thu nhập từ tiền con cái phụng dưỡng, báo hiếu
Người Việt Nam vẫn có câu con cái là của để dành. Với phong tục tập quán con cái sẽ chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ khi về già. Nên không ít người, đặc biệt là thế hệ ông cha ta, vẫn là trẻ cậy cha, già cậy con.
Con cái sẽ chịu trách nhiệm chăm nom, lo lắng cho bố mẹ khi bố mẹ không còn khả năng lao động. Đây cũng là sự hiếu thảo của các con. Và có lẽ cũng là chỗ dựa duy nhất của rất nhiều người. Chúng ta dành hết tuổi trẻ, yêu thương để nuôi con trưởng thành. Và hoàn toàn cũng có quyền trông mong vào con lúc tuổi xế chiều. Nguồn hỗ trợ này là hoàn toàn xứng đáng.
Tuy nhiên, dưới góc độ tài chính, nó cũng bao hàm rất nhiều rủi ro. Liệu rằng con mình có đủ điều kiện kinh tế để lo cho mình không? Hay liệu nó có thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của nó không.
Điều này theo Cú không phải không có khả năng hạn chế. Anh em hãy chăm sóc nuôi và dạy con cái. Theo sát, uốn nắn con mình trở thành một người biết yêu thương, có ích cho xã hội. Sẽ là chìa khóa cho những điều tốt đẹp ở tương lai.
Ngoài ra, Cú nghĩ rằng chúng ta, nếu có thể hãy xây dựng một kế hoạch độc lập với sự trợ giúp của con cái. Đây cũng là cách hạn chế rủi ro tốt và cũng là một cách để chúng ta có thể ủng hộ và không tạo áp lực lên con của mình. Và khi ở những giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Anh em có thể thêm hoặc bớt nguồn thu nhập này tùy vào tình hình thực tế.
Phần 3: Chi tiết lập kế hoạch hưu trí
Chi tiết kế hoạch hưu trí bao gồm khá nhiều bước. Các khái niệm và nội dung chính của các bước cũng được Cú chia sẻ phần nào ở trong cái phần trước của seri này. Do đó, khi vào chi tiết, Cú sẽ chỉ nêu những cái tiêu biểu, đặc trưng. Để anh em dễ nhớ, dễ tổng hợp. Nội dung chi tiết hơn anh em hãy tìm đọc ở những phần trước đó nhé.
3.1 Xác định số tiền cần có khi nghỉ hưu
Có thể nói tìm được một con số chính xác cần có để nghỉ hưu là điều không thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể ước lượng một cách tương. Dựa vào thời gian hưu trí và các chi phí phát sinh phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Cú sẽ lấy ví dụ xuyên suốt để anh em dễ mường tượng. Nhưng hãy nhớ rằng đây không phải là con số hoàn toàn chính xác nhé.
3.1.1 Xác định thời gian hưu trí
Đầu tiên, thời gian hưu trí cần được xác định. Các câu hỏi để tìm ra con số phù hợp có thể tham khảo như dưới đây:
– Anh em có kế hoạch nghỉ hưu sớm không?
Nếu câu trả lời là có, thì việc lập kế hoạch hưu trí càng cần được triển khai khẩn trương. Và số tiền cần có để nghỉ hưu chắc chắn là sẽ lớn hơn nhiều.
– Tuổi nghỉ hưu của anh em là bao nhiêu?
Mốc thời gian nghỉ hưu là vô cùng quan trọng. Số năm hưu trí sẽ phụ thuộc vào biến số đầu tiên này. Rõ ràng, nghỉ hưu năm 60 tuổi sẽ khác rất nhiều so với năm 50 tuổi hay 40 tuổi.
– Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam nói chung, tiền sử gia đình nói riêng là bao nhiêu?
Theo tổng cục thống kê, trong năm 2022, tuổi thọ trung bình của nam là 71 tuổi và nữ là 76,4 tuổi. Đây cũng là con số được ước tính chung cho khá nhiều người. Tuy nhiên, anh em cần xem xét tiền sử gia đình mình, ông bà, bố mẹ, anh, chị,… Và những người có chung điều kiện, môi trường sống. Cũng như lịch sử sức khỏe của bản thân mình. Để tìm ra một con số phù hợp.
Ngoài ra để tránh rủi ro sống lâu hơn kỳ vọng, anh em có thể cộng thêm vào đó 2 – 5 năm. Không có một mẫu số chung nào cả. Tất cả đều xuất phát từ tính thận trọng cũng như điều kiện thực tế của mỗi người.
Ví dụ 3: Anh An là nhân viên văn phòng, hiện đang 30 tuổi. Có kỳ vọng nghỉ hưu năm 60 tuổi. Năm anh nghỉ hưu là năm 2053. Tiền sử gia đình có tuổi thọ khoảng từ 73 – 78 tuổi. Lấy con số rủi ro tuổi thọ là 2 năm. Anh An ước lượng số năm hưu trí của mình sẽ khoảng 77 tuổi. Thời gian hưu trí dự tính là 17 năm.
3.1.2 Phân loại các chi phí hưu trí
Việc tiếp theo mà anh em cần làm đó là phân loại các chi phí khi anh em nghỉ hưu. Các chi phí sẽ được sắp xếp vào một trong 2 loại dưới đây:
– Chi phí thiết yếu: Đây là các chi phí liên tục, bắt buộc phải chi tiêu của mỗi người. Như ăn uống, chỗ ở, phương tiện đi lại, chăm sóc sức khỏe và các nhu yếu phẩm khác.
– Chi phí tùy ý: Là chi phí phụ thuộc nhiều vào bản thân của mỗi người khi lập kế hoạch. Hơn là mức độ phải có của nó trong cuộc sống.
Lý do nên phân loại các chi phí này là để chúng ta có thể phân bổ, dự tính chi phí tổng thể một cách khoa học. Tránh trường hợp ước tính quá đà, vượt xa thu nhập thực tế. Điều kiện tiên quyết là chúng ta cần ưu tiên chi phí thiết yếu hơn so với chi phí tùy ý. Bởi nguồn tiền là có hạn, nên các chi phí cần được thống kê và xem xét một cách hệ thống, có chọn lọc.
Ví dụ 4: Anh An hiện đang có vợ và có 2 con. Dự tính khi anh An và và vợ nghỉ hưu sẽ không còn chi phí nuôi con nhỏ. Số tiền ăn uống cho gia đình hiện tại là 8 triệu đồng. Nên anh An ước tính nếu chỉ 2 vợ chồng số tiền đó rơi vào khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Hiện tại anh An và vợ đều có sức khỏe tốt, tiền sử gia đình không có bệnh tật mãn tính gì. Nên tính theo ước tính trung bình chi phí chăm sóc sức khỏe sẽ khoảng 2.5 triệu/năm cho 1 người. 2 người là 5 triệu/năm. Tuy nhiên chi phí chăm sóc người già cao hơn trung bình nên số tiền chăm sóc sức khỏe anh An ước tính khi về già của anh An khoảng 20 triệu đồng/năm.
Anh An có dự định sẽ mua nhà và tiếp tục sống ở thành phố khi về già. Anh An cũng hy vọng gia đình có thể đi du lịch cùng nhau năm 2 lần với những chuyến đi xa. Chi phí hiện tại rơi vào khoảng 15 triệu đồng/lần.
Chi phí sắm sửa đồ đạc, đám hiếu, đám hỉ, thăm hỏi… rơi vào khoảng 20 triệu/ năm.
Vậy chi phí khi về già nếu anh An nghỉ hưu năm nay sẽ khoảng 4 *12 + 20 + 30 + 20 = 118 triệu đồng/năm. Giả sử mức lạm phát trung bình 4% 1 năm thì số tiền sau 30 năm mà anh An cần sẽ vào khoảng 118 * (1+4%)^30 = 382.7 triệu đồng/ năm.
3.2 Xác định các nguồn thu nhập khi lập kế hoạch hưu trí
Như ở phần 2 Cú đã giới thiệu tới anh em các nguồn thu nhập khi về hưu. Mỗi chúng ta dựa trên thu nhập hiện tại của mình để có thể ước lượng các phương án. Bên cạnh đó là những tài sản sẵn có hiện tại. Một người đã có sẵn nhà cửa sẽ có một kế hoạch hưu trí hoàn toàn khác với người đang lo toan mong có thể mua được 1 căn nhà.
Người đóng bảo hiểm xã hội với các mức khác nhau cũng sẽ cho ra các giá trị thu nhập hưu trí khác nhau. Anh em đóng mức bảo hiểm y tế là 15 triệu đương nhiên có nguồn thu nhập tốt hơn so với anh em chỉ đóng mức 5 triệu.
Anh em nào tham gia hoặc có kế hoạch tham gia các gói tiết kiệm, hưu trí. Thì mới có thể liệt kê được khoản tiền đó vào trong kế hoạch hưu trí của mình.
Nguồn thu nhập hưu trí chính là nguồn lực để có thể thực hiện được kế hoạch hưu trí. Do đó, khi xác định nguồn thu nhập, những hạng mục nên được số hóa. Càng chi tiết thì kế hoạch càng hoàn thiện và chắc chắn.
Ví dụ 5: Anh An xác định nguồn thu nhập của gia đình mình. Hiện anh An đang đóng bảo hiểm xã hội với mức đóng là 20 triệu đồng/tháng. Vợ anh An đang đóng với mức 10 triệu đồng/tháng. Số tiền mức đóng bảo hiểm trung bình của 2 vợ chồng trong 5 năm qua là 18 triệu. Kỳ vọng mỗi năm mỗi người sẽ tăng mức đóng lên 500,000 đồng/tháng trong vòng 15 năm nữa và sau đó sẽ giữ nguyên. Vậy 30 năm sau, lập bảng excel và tính ta sẽ ra được con số tiền trung bình đóng bảo hiểm sẽ là 38 triệu đồng/tháng.
Vì làm đủ số thời gian hưởng mức 75% nên số tiền khi cả 2 vợ chồng anh An về hưu sẽ là 75% * 38 = 28.5 triệu/tháng. Theo đó một năm tiền lương hưu từ bảo hiểm xã hội của 2 vợ chồng là 28.5 * 12 = 342 triệu đồng/năm.
Ngoài ra anh An dự tính sẽ nộp hàng tháng vào quỹ tiết kiệm dành riêng cho hưu trí của 2 vợ chồng. Bắt đầu vào năm 45 tuổi với số tiền hàng năm là 20 triệu đồng. Thời gian tiết kiệm là 15 năm. Lãi suất ngân hàng dự tính theo hiện tại là tầm 6.5%. Khi bắt đầu nghỉ hưu vợ chồng anh An sẽ có 1 khoản tiền tiết kiệm khoảng 535 triệu.
Với thời gian hưu trí dự kiến 17 năm. Anh An dự định dành ra một khoản 200 triệu tiếp tục tiết kiệm với kỳ hạn 1 năm một. Dùng trong trường hợp biến cố lớn xảy ra. Còn 335 triệu anh dự định cho vào thu nhập hằng năm. Thì số tiền đến từ tiết kiệm là 335/17 = 19.7 triệu/năm.
Anh A và vợ dự tính chỉ mua một căn nhà dành để ở và sẽ ở khi về già cùng con cháu. Hiện tại 2 con của anh An đều còn nhỏ nên anh An không có kế hoạch cho số tiền phụng dưỡng của các con.
Vậy tổng số thu nhập của anh An sẽ khoảng 342 + 19.7 = 361 triệu/năm.
3.3 So sánh chi phí và thu nhập
Sau khi đã tính toán được sơ bộ chi phí cũng như thu nhập khi nghỉ hưu. Bước tiếp theo của chúng ta sẽ là so sánh mức chi phí và thu nhập đó. Vì kế hoạch hưu trí là kế hoạch của những năm về sau, cách khá xa hiện tại. Nên Cú đưa ra một tip là thu nhập nên lớn hơn chi phí khoảng 7 – 10%. Để đảm bảo hơn cho những rủi ro ở phía trước.
Nếu chi phí nhỏ hơn thu nhập, anh em có thể yên tâm cho một kế hoạch hưu trí thành công. Nếu chi phí lớn hơn thu nhập. Anh em buộc phải hoặc cắt giảm chi phí, hoặc tìm cách tăng thu nhập. Có thể kể đến như việc cắt giảm các chi phí tùy ý. Hoặc cố gắng gia tăng thu nhập hưu trí bằng cách tiết kiệm sớm hơn. Đầu tư vào các kênh đầu tư mang lại tỷ suất cao hơn như trái phiếu, chứng khoán… Nhưng anh em lưu ý, cần phải thận trọng hơn, vì số tiền này là dành cho tuổi già của mình. Không thể chỉ nghĩ tới mục tiêu lợi nhuận. Cần cân đối với rủi ro.
Ngoài ra, khi trong kế hoạch có những nguồn tiền rủi ro hơn (nguồn tiền từ cổ phiếu, trái phiếu, coin..). Thì anh em cũng nên cân nhắc dành nguồn tiền đó phục vụ cho những chi phí tùy ý. Những nguồn tiền chắc chắn hơn như hưu trí, tiết kiệm, cho thuê nhà cửa. Có thể trừ đi phần trăm sai số. Nên được dành cho các chi phí thiết yếu.
Ví dụ 6: Từ ví dụ 4 và 5, ta thấy chi phí hưu trí của anh An đang là 382.7 triệu/năm. Cao hơn so với thu nhập là 361.7 triệu. Có nghĩa là kế hoạch của anh An cần phải thay đổi. Anh An có thể thay đổi theo 2 phương án.
Phương án thứ 1 là cắt giảm chi phí. Chi phí tùy ý sẽ là ưu tiên được lựa chọn để cắt bỏ. Ví dụ như gia đình anh An có thể xem xét lại chi phí du lịch thay vì 30 triệu còn 20 triệu.
Phương án thứ 2 là anh An phải tăng nguồn thu nhập. Số thu nhập trong trường hợp này vẫn đủ để trang trải cho các nhu cầu thiết yếu. Do đó, anh An có thể thay đổi phương án tiết kiệm của mình. Hoặc là gia tăng thời gian tiết kiệm lên 5 – 10 năm nữa. Hoặc là anh An cần phải thay đổi phương án đầu tư. Thay vì tiết kiệm, anh An có thể cân nhắc thêm đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu để gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Từ đó gia tăng thu nhập.
Tránh tính đến những khả năng có xác suất lớn như trúng số, nhặt được tiền, tự nhiên thành tỷ phú…
3.4 Phân bổ danh mục đầu tư
Như đã giới thiệu ở Kế hoạch hưu trí Phần 1 Danh mục đầu tư ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập hưu trí của anh em. Danh mục đầu tư của số tiền dành cho hưu trí bắt buộc phải đảm bảo cân đối với rủi ro. Bởi đây là tiền danh cho khi về già chứ không phải là làm giàu. Không thể nào bất chấp được.
Ngoài ra, việc đầu tư cũng cần được cân nhắc trong dài hạn. Danh mục cần được xem xét lại và tái cơ cấu cho phù hợp với tình hình thực tế sau mỗi 6 tháng đến 1 năm. Anh em không nên dành hết tâm trí để xem bảng điện, sàn giao dịch mỗi ngày. Với mong muốn kiếm tiền qua từng giờ từng ngày. Vì điều đó làm ta quá tập trung, dễ bị fomo và khó để có thể đầu tư theo tháng, theo năm.
Các danh mục mẫu bao gồm danh mục thận trọng, danh mục cân bằng, danh mục tích cực và danh mục tích cực chủ động. Với độ rủi ro tăng dần theo thứ tự sắp xếp. Anh em nên lập kế hoạch hưu trí với một chuyên gia tài chính. Để đầu tiên có thể tiếp cận được với một danh mục mẫu phù hợp. Và có một gợi ý nhỏ là danh mục mẫu này cũng có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Nhưng để đảm bảo cho tính an toàn của tiền hưu trí. Sự thay đổi phần trăm nên là một con số nhỏ thôi, tránh biến động quá.
Ví dụ 7: Anh An quyết định sẽ thay đổi danh mục đầu tư. Với danh mục ở ví dụ 5 là tiền tiết kiệm 20 triệu/năm bắt đầu từ năm 45 tuổi. Sang danh mục tích cực ở những năm năm 45 – 50 tuổi. Với tỷ lệ cổ phiếu là 15 triệu đồng, đầu tư vào 2 mã cổ phiếu cơ bản trong VN30, những cổ phiếu có vốn hóa lớn, những công ty uy tín trên thị trường. 5 triệu đồng sẽ cho vào tiết kiệm với lãi suất dự kiến 6.5%.
Năm 50 – 55 tuổi, anh An sẽ phân bổ danh mục theo danh mục cân bằng. Với 10 triệu đồng đầu tư cổ phiếu trong VN30 và 10 triệu đồng gửi tiết kiệm.
Năm 55 – 60 tuổi, anh An sẽ đầu tư phần lớn vào gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu chính phủ chứ không tham gia bất kỳ loại hình đầu tư nào khác.
Mục đích của việc thay đổi danh mục đầu tư này để phù hợp với độ tuổi và khả năng sinh lời của các loại tài sản. Khi ở giai đoạn đầu, nếu lỡ có rủi ro, chúng ta vẫn còn cơ hội để sửa sai. Vẫn còn thời gian để kiếm tiền bằng cách khác để bù vào.
3.5 Theo dõi, tinh chỉnh kế hoạch hưu trí thường xuyên
Đây là bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất để giúp anh em không bị đi lạc hướng. Kế hoạch hưu trí cần phải được theo dõi và thực hiện 1 cách thường xuyên liên tục. Những biến số về chi phí cũng như thu nhập sẽ thay đổi theo từng năm, từng thời kỳ. Việc theo dõi và tinh chỉnh kế hoạch hưu trí sẽ giúp anh em cập nhật những thay đổi đó. Từ đó có những đối sách kịp thời để đảm bảo kế hoạch sẽ sát nhất so với thực tế.
Thời gian ít nhất của mỗi một lần đánh giá lại này được khuyến nghị là một năm. Và tốt nhất là nên so sánh với cùng kỳ năm trước để tìm ra được các chỉ số vĩ mô chung. Là biến số thay đổi những giá trị cụ thể trong bản kế hoạch.
Ví dụ 8: Sau 1 năm, anh An đánh giá lại bản kế hoạch của mình cùng với các điều kiện kinh tế vĩ mô chung. Lạm phát thay vì 4% như dự tính thì chỉ còn 3%. Trong bản chi tiết, anh An cần điều chỉnh lại con số lạm phát, ít nhất của 1 năm đã qua. Để tính ra số chi phí có ý nghĩa hơn so với thực tế.
Ngược lại, sau 1 năm, vợ chồng anh An được tăng lương nhiều hơn kỳ vọng. Tổng là 1.5 triệu/2 người. Nhưng số tiền được đóng bảo hiểm lại chỉ tăng 800,000 đồng thay cho 1 triệu đồng kỳ vọng ban đầu. Anh An cũng cần điều chỉnh số tiền đóng bảo hiểm cho đúng với thực tế. Đồng thời đưa ra các câu hỏi, phương án bù đắp số tiền thiếu nếu chỉ đóng bảo hiểm tăng lên 800,000/năm.
Việc đánh giá thường xuyên định kỳ là vô cùng cần thiết. Và sẽ có những trọng tâm khác nhau khi đánh giá lại kế hoạch hưu trí ở từng độ tuổi. Cụ thể như sau:
3.5.1 Giai đoạn khi bắt đầu lên kế hoạch hưu trí
Những nội dung sau sẽ là những key word cho việc xem xét lại kế hoạch:
– Khi nào thì anh em sẽ nghỉ hưu?
Có thể câu trả lời sẽ không giống nhau cho mỗi lần hỏi. Khi lần đầu tiên được hỏi, cũng là khi anh em đang mải mê kiếm tiền, làm giàu và vẫn chưa giàu. Làm bao nhiêu lâu cũng không thấy đủ. Thì câu trả lời có lẽ là “Nhà nước cho làm tới bao giờ thì ta nghỉ khi đó”.
Nhưng khi ở một độ tuổi khác hơn, 40 – 45 tuổi, vẫn đi làm, vẫn miệt mài kiếm tiền, nhưng mua được 1 căn nhà nho nhỏ cho riêng mình. Đôi khi ta lại dỗi vì một vài lời trách móc từ một người sếp trẻ tuổi. Ta quyết tâm chỉ cần con học xong đại học là sẽ không đi làm nữa. Ta sẽ làm chủ cuộc đời mình, tự do tự tại. Đừng hòng ai mắng mỏ được ta…
Cú chỉ ví dụ đùa vậy thôi, nhưng câu hỏi này vẫn sẽ luôn là câu hỏi cần được trả lời khi đánh giá lại kế hoạch hưu trí. Đặc biệt trong giai đoạn đầu.
– Khi nghỉ hưu thì anh em ở đâu, tiêu dùng thời gian để làm gì? Miêu tả một ngày cơ bản khi anh em nghỉ hưu?
Chỉ khi có sự hình dung, cũng như mong muốn càng rõ ràng một cuộc sống khi về hưu như thế nào. Thì anh em mới có thể thống kê đầy đủ và chi tiết các khoản chi phí sẽ tiêu dùng khi ấy. Và đó cũng một động lực để ta hướng đến khi lập kế hoạch.
3.5.2 Giai đoạn những năm 45 – 50 tuổi
– Hình dung, cập nhật về cuộc sống, phong cách sống khi về già.
Thời gian trôi về sau, cũng chính là khi chúng ta gần đến với cuộc sống thực tế hơn. 30 tuổi khi lập kế hoạch vẫn mơ mộng về già sống ở ngôi nhà nhỏ. Sáng sáng làm vườn, chiều nô đùa với lũ trẻ. Nhưng ở độ tuổi này, khi không phải là hoàn toàn, nhưng ta cũng khá rõ là ta sẽ ở đâu, ăn gì, làm gì, chơi gì lúc già. Thì những cập nhật đó lại càng trở nên hữu ích.
– Thiết kế, cập nhật lại bản kế hoạch hưu trí.
Kế hoạch hưu trí với 2 phần chi phí và thu nhập cần được xem xét lại một lần nữa. Tốc độ tăng trưởng trong thu nhập và chi phí cần được đánh giá lại một cách thận trọng. Ở độ tuổi mà không thể so với nhiệt huyết tuổi trẻ, năng lực của chúng ta phụ thuộc nhiều hơn vào kinh nghiệm. Những mục tiêu nghề nghiệp cũng nên được đánh giá lại cùng với các kỳ vọng lương, thưởng…
Tất nhiên, có rất nhiều anh em tuổi đó mới là tuổi chín muồi, mới là thời kỳ thành đạt nhất. Thì cũng cần cập nhật để sửa đổi vào bản kế hoạch của mình. 50 tuổi – dù không nói là hết cuộc đời. Nhưng giàu hay nghèo, thành hay bại cũng có thể phần nào tự nắm bắt được.
– Đánh giá lại tài sản hiện có.
Tài sản hiện có lúc này đã rõ ràng hơn nhiều so với kế hoạch của 10 năm trước đó. Xem xét, kiểm kê, gia tăng hoặc loại trừ những tài sản khác so với kế hoạch ban đầu. Từ đó đưa ra các phương án để đạt được mục tiêu thu nhập hưu trí. Hoặc trong trường hợp có nhiều hơn số tiền so với kỳ vọng thì anh em hoàn toàn có thể thay đổi mục đích sử dụng khoản tiền đó. Không phải sẽ chỉ dành cho hưu trí mà còn cho các nhu cầu, mục đích khác,…
3.5.3 Giai đoạn những năm 55 – 60 tuổi
– Đánh giá lại các chi phí và thu nhập hưu trí
Đây là độ tuổi sát với tuổi nghỉ hưu nhất. Nên các chi phí cũng như thu nhập sẽ sát hơn so với thực tế. Việc cập nhật nó là vô cùng quan trọng.
– Xác định lại các phương án chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội
Dựa vào tình trạng sức khỏe của bản thân, cũng như các chính sách an sinh xã hội. Hay có thể tham khảo thêm các loại bảo hiểm sức khỏe khác. Để có đánh giá và lựa chọn tối ưu cho phương án chăm sóc sức khỏe của mình.
– Xây dựng lại một bản kế hoạch tài chính hưu trí chi tiết từ những dữ liệu cập nhật bên trên
Có lẽ đây sẽ là bản kế hoạch tài chính chi tiết nhất, bao gồm các hạng mục phù hợp nhất với thời gian hưu trí. Trong vòng 1-5 năm, con số lạm phát, mức chi tiêu thực tế sẽ sát hơn nhiều nhất. Lập lại, tinh chỉnh để không thiếu cũng không quá thiếu là ưu tiên hàng đầu.
– Xem xét lại các nguồn thu nhập trọn đời
Thu nhập trọn đời như lương hằng năm từ bảo hiểm xã hội. Tiền lãi từ một khoản gửi tiết kiệm không có ý định rút gốc, tiền cho thuê nhà …. Chính là phần thu nhập đảm bảo nhất cho cuộc sống hưu trí của mỗi người. Do đó bắt buộc vào giai đoạn này, con số này cần được xác định 1 cách đúng đắn nhất.
Để tiện cho anh em tham khảo thêm về một bản kế hoạch hưu trí hoàn chỉnh. Cú có gắn link excel kế hoạch chi tiết, anh em có thể tính toán dựa trên các điều kiện kinh tế của mình. Rất hữu ích đó.
Lập kế hoạch hưu trí càng ngày càng trở nên quan trọng. Bởi cuộc sống của chúng ta có quá nhiều những bất trắc, rủi ro. Đến từ chu kỳ nền kinh tế, thiên tai, dịch bệnh. Nếu không được lập kế hoạch, ta sẽ chẳng biết về già ta sẽ đi về đâu. Và đương nhiên, càng khoa học, càng hiện đại ta lại càng mong mỏi tự do. Tự do tài chính!
Kết luận
Trên đây là những bước cơ bản trong việc lập kế hoạch hưu trí. Không có một con số cụ thể chung cho tất cả mọi người. Nhưng khi hiểu được các chi phí và lựa chọn bảo hiểm. Sẽ giúp anh em xây dựng một kế hoạch hoàn thiện hơn, sát với thực tế hơn.
Tất nhiên, rủi ro và chi phí trong tương lai không thể tính toán 1 cách chắc chắn. Nhưng khi ta hiểu về nó, và đưa ra các dự phòng. Thì chúng ta có thể làm chủ được những ngày tháng sau này của mình. Có thể không thể trang trải được toàn bộ chi phí. Nhưng mà cũng phần nào đóng góp cho cuộc sống, chi phí tối thiểu của anh em khi về già.
Hy vọng rằng từ những kiến thức trên, anh em có thể xâu chuỗi với những với những kiến thức thực tế khác. Để đưa ra những đánh giá khách quan, nhiều chiều về kế hoạch, dự định nghỉ hưu của anh em. Cũng như lập ra được một kế hoạch sát nhất với thực tiễn trong tương lai.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Tự do tài chính từ sớm liệu có thực sự cần thiết?
>>Làm thế nào để tự do tài chính từ khi còn trẻ
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Ngoài ra, nếu anh em có nhu cầu được tư vấn về Lập kế hoạch hưu trí cho bản thân và gia đình. Hãy liên lạc với Cú qua fanpage Cú thông thái.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A – Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A – Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Ngoài ra, anh em cũng có thể tham khảo thêm các nguồn dữ liệu khác về họ. Thông qua sự đánh giá của nhân sự có chuyên môn về ban lãnh đạo. Hay những người tiếp xúc trực tiếp với họ hàng ngày.
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/1760947773896