Hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân cho học sinh, sinh viên
Quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng quan trọng mà các bạn học sinh, sinh viên nên chuẩn bị từ sớm. Thường các bạn ít khi để ý đến vấn đề này, mà luôn có suy nghĩ rằng “có bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu”. Đối với các bạn học sinh, sinh viên thì lại càng có nhiều những “cám dỗ” khiến các bạn mất kiểm soát chi tiêu.
Vậy làm thế nào để có thể quản lý tài chính cá nhân từ sớm? Chắc hẳn rất nhiều bạn đều đặt ra câu hỏi “Vậy nên bắt đầu từ đâu và làm gì để tự do tài chính?”
Học sinh, sinh viên thì lại càng cần học cách cân đối và quản lý tài chính thế nào sao cho phù hợp với bản thân. Bài viết hôm nay Cú sẽ cùng anh em thảo luận về chủ đề này, cũng như chia sẻ một số cách quản lý tài chính hiệu quả.
Phần 1. Muốn quản lý tài chính cá nhân: hãy tiết kiệm chi phí thuê trọ
Khoản chi phí cố định mà các bạn học sinh, sinh viên phải đối mặt hàng tháng đó là chi phí thuê trọ. Khoản này chắc hẳn sẽ chiếm một phần không hề nhỏ trong kế hoạch chi tiêu của các bạn. Hãy tìm và lựa chọn những căn phòng phù hợp với khả năng. Ví dụ, nếu chỉ ở một mình thì không nên chọn một căn phòng có thể ở được 2-3 người. Bởi khi đó các bạn sẽ phải tự mình gồng gánh tất cả các chi phí khác nữa, không chỉ tiền phòng.
Như vậy thì đâu còn khoản nào có thể tiết kiệm, các bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng mất kiểm soát tài chính. Trước khi đưa ra quyết định, hãy lên kế hoạch tài chính trước. Tiền phòng chỉ được chiếm bao nhiêu phần trăm trên tháng. Và sắp xếp phù hợp các khoản chi tiêu cần thiết. Đương nhiên là phải có cả các khoản cho trường hợp cấp bách.
Chỉ khi có kế hoạch cụ thể, các bạn mới có thể quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Để giảm chi phí thuê trọ xuống mức thấp nhất, các bạn có thể đăng ký ở ký túc xá của trường hoặc ở cùng bạn bè. Việc ở ghép sẽ giúp các bạn giảm gánh nặng phí thuê nhà. Và các bạn có thể để tiết kiệm được thêm một khoản tiền hàng tháng.
Khi tìm phòng trọ, hãy cân nhắc kỹ lưỡng, so sánh mức giá giữa các bên cho thuê. Bao gồm cả các khoản phụ phí như: tiền mạng internet, giá điện, giá nước, tiền vệ sinh… để tiết kiệm nhất.
Phần 2. Muốn quản lý tài chính cá nhân: Hãy Tiết Kiệm Và Chi Tiêu Hợp Lý
2.1 Tính toán trước các khoản chi tiêu cố định để quản lý tài chính cá nhân
Để tránh tình trạng bội chi hàng tháng, các bạn sinh viên nên xác định được các khoản chi phí cố định. Ví dụ như: tiền thuê nhà, tiền điện thoại, tiền internet, tiền điện nước, xăng xe… Sau khi đã xác định được chi phí cố định, nên bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu với số tiền còn lại sao cho phù hợp nhất.
Việc lên kế hoạch chi tiêu sẽ giúp các bạn sinh viên phân chia các khoản thu chi hàng tháng một cách khoa học. Việc này cũng sẽ giúp chúng ta hình thành được kỹ năng quản lý chi tiêu tài chính lành mạnh. Chúng ta có thể lường trước được các khoản chi phí cố định. Không bị động trước các khoản chi bất ngờ. Để lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả cho bản thân, các bạn có thể tiến hành theo 5 bước sau:
- Bước 1: Xác định thu nhập của bản thân.
- Bước 2: Xác định chi phí cố định hàng tháng.
- Bước 3: Xác định những khoản chi phí có thể phát sinh.
- Bước 4: Phân loại các khoản mục chi phí và đánh giá lại mức độ cần thiết của từng khoản mục.
- Bước 5: Điều chỉnh lại ngân sách bằng cách thu hẹp những mục chi phí không cần thiết. Và đầu tư vào những mục tiêu quan trọng hơn.
2.2 Sử dụng các phương tiện công cộng để giảm chi phí
Các bạn học sinh, sinh viên ngoại trừ đã có sẵn phương tiện di chuyển từ trước đó. Thì các bạn có thể sử dụng thêm cả phương tiện công cộng để giảm bớt chi phí đi lại. Ví dụ như xe buýt hay tàu điện trên cao cũng là một trong những cách tiết kiệm chi tiêu cho sinh viên. Điều này sẽ giúp các bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí đi lại như tiền xăng xe, sửa chữa xe,…
Hoặc nếu phòng trọ ở gần trường học thì các bạn nên đi bộ hoặc xe đạp. Vừa tiết kiệm, vừa rèn luyện sức khỏe cho bản thân. Tập thể dục hàng ngày cũng sẽ giúp các bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
Nói như thế không có nghĩa là chúng ta nói không với các phương tiện khác. Mà hãy tùy vào tình huống lựa chọn phương tiện phù hợp. Vì xe máy, ô tô,… vẫn là những phương tiện tất yếu. Các bạn sinh viên hãy linh động kết hợp các loại phương tiện sao cho tối ưu chi phí nhất có thể.
2.3 Hạn chế việc phải học và thi lại để quản lý tài chính cá nhân
Đây là tình trạng khá phổ biến ở các bạn sinh viên. Chủ yếu là do các bạn không chú trọng vào việc học hành từ đầu. Với suy nghĩ cuộc sống đại học sẽ dễ dàng hơn, tự do hơn. Một số bạn đã bỏ bê việc học, chỉ đến điểm danh cho có mặt. Hay thậm chí là bỏ học để đi chơi, một số bạn khác thì vì đi làm.
Chỉ đến để điểm danh hay lên lớp mệt mỏi và ngủ gật vì những giờ làm thêm. Khiến kết quả học tập của các bạn sa sút. Việc học và thi lại sẽ khiến chúng ta phải chi thêm một khoản tiền không có trong kế hoạch.
Từ đó dễ làm cho các bạn mất kiểm soát tài chính. Bởi khoản phát sinh này có thể khiến các bạn phải đi vay nợ. Khi mà chi phí học, thi lại sẽ cao hơn 1,5-2 lần so với mức học phí ban đầu. Việc quản lý tài chính của các bạn sẽ gặp rắc rối khi vướng phải chuyện này.
Vậy nên hãy chú trọng việc học từ đầu, nắm vững kiến thức để không phải học và thi lại. Nếu có kết quả xuất sắc, các bạn còn có cơ hội nhận học bổng. Kết quả học tập tốt sẽ giúp các bạn tiết kiệm chi tiêu. Một trong những giải pháp quản lý tài chính mà ít ai để ý tới.
2.4 Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng để không rơi vào sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân
Các bạn học sinh, sinh viên hiện nay thường có thói quen chi tiêu không kiểm soát. Làm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu, thích gì mua đó. Nếu chưa đủ điều kiện mua thì phải tìm mọi cách để sở hữu nó. Chỉ đơn giản vì đó là sở thích, mong muốn của bản thân.
Dù có kiếm được nhiều tiền nhưng với lối sống phung phí như vậy. Các bạn sẽ không thể quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Hạn chế tụ tập, ăn uống, tiệc tùng và mua sắm những đồ vật không thực sự cần thiết. Với những lời mời gọi, rủ rê hấp dẫn các bạn hãy biết cách chọn lọc. Nếu đó là những mối quan hệ nên giữ, hoặc tốt cho tương lai của mình thì hẵng “đầu tư”.
Ngoài ra, các bạn có thể tự nấu ăn ở nhà, hạn chế ăn ngoài. Đồ ăn ngoài tuy tiện lợi nhưng không đảm bảo vệ sinh, cũng như tốn kém hơn. Để tiết kiệm chi phí ăn uống hàng tháng, nên mua đồ ăn tươi sống ngoài chợ và chế biến.
Hình thành thói quen này sẽ giúp các bạn đảm bảo vệ sinh thực phẩm, tốt cho sức khỏe. Quan trọng hơn là các bạn tiết kiệm được chi phí sinh hoạt. Bỏ đi những bữa ăn hàng đắt đỏ, không đáng có sẽ giúp chúng ta có thêm khoản tiền để phục vụ các mục đích cá nhân khác.
Đừng lãng phí quỹ thời gian quý giá hiện tại vào những việc không cần thiết cho tương lai sau này. Hãy trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng tài chính, tham khảo đầu tư. Đây sẽ là con đường phù hợp nhất cho việc tự do tài chính của sinh viên chúng ta.
2.5 Tận dụng thẻ sinh viên khi còn có thể
Lợi thế của các bạn sinh viên đó là các bạn có thể được hưởng một số ưu đãi đặc biệt khi có thẻ sinh viên. Việc này khá có lợi khi mà thi thoảng bạn muốn thử “đổi gió”, ăn ở một nhà hàng sang trọng để trải nghiệm. Các bạn sẽ nhận được những voucher, khuyến mãi chỉ dành cho học sinh, sinh viên. Vậy là vừa có thể trải nghiệm, mà không khiến bạn “rỗng túi”.
Các chương trình giảm giá dành cho sinh viên khi mua sắm ở các trung tâm khá nhiều. Một số sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,… thường xuyên có những chương trình ưu đãi hàng tháng cho các mặt hàng thiết yếu. Nắm bắt được cơ hội này, các bạn sinh viên sẽ có thể tiết kiệm được 10-20% số tiền so với việc mua sắm trực tiếp.
Tuy nhiên khi mua hàng giảm giá, hãy xem xét kỹ nơi mua uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đừng vì ham rẻ mà mua phải những món đồ kém chất lượng. Việc mua đồ rẻ nhưng không bền sẽ còn khiến các bạn tốn kém hơn rất nhiều. Thậm chí sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, như vậy các bạn sẽ bị mất thêm một khoản chi phí không đáng có.
2.6 Sử dụng tiền mặt thay vì thẻ ATM và hạn chế sử dụng đến thẻ tín dụng
Thời đại công nghệ 4.0 nên chắc hẳn bây giờ mỗi bạn sinh viên đều sử dụng tài khoản ngân hàng. Cũng như các dịch vụ thanh toán trực tuyến khác. Mặc dù mang lại sự tiện lợi nhưng việc thanh toán online bằng thẻ sẽ khiến các bạn khó kiểm soát được chi tiêu của mình.
Nếu được hãy thanh toán bằng tiền mặt, hình thức này được khuyên dùng đối với các bạn sinh viên. Dùng tiền mặt sẽ giúp các bạn dễ kiểm soát chi tiêu thực tế của mình hơn, cũng như cảm nhận được giá trị của đồng tiền. Bởi lẽ khi cầm tiền trên tay, các bạn sẽ nghĩ đến những vất vả để kiếm được đồng tiền đó. Điều này sẽ khiến các bạn cân nhắc hơn khi quyết định chi tiêu.
Chúng ta chỉ sử dụng đến thẻ tín dụng khi thực sự cần và chú ý thanh toán khoản nợ đúng hạn. Việc thanh toán không đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng sau này của các bạn khi có nhu cầu đấy nhé. Các ngân hàng sẽ check điểm tín dụng của các bạn. Nếu điểm tín dụng thấp, các bạn sẽ không đủ điều kiện để duyệt các khoản vay.
Thẻ tín dụng sẽ làm các bạn lúc nào cũng lầm tưởng rằng mình vẫn còn tiền. Vậy thì cứ tiêu trước đã, rồi trả sau cũng được. Khoản nợ ngày một nhiều hơn khi các bạn liên tục chi tiêu vô tội vạ. Cú biết có những bạn thậm chí còn tiêu hết hạn mức của thẻ. Lãi suất của thẻ tín dụng không hề thấp, đó là lý do vì sao mà không ít các bạn trẻ vướng phải nợ nần.
Phải nắm rõ tình hình tài chính cá nhân, từ đó các bạn có định hướng xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp. Nếu những bạn đã đi làm, có thu nhập cao, hãy dành ra một khoản tiền tiết kiệm. Đề phòng cho những trường hợp rủi ro bất ngờ ập đến.
Phần 3. Muốn Quản Lý Tài Chính Cá Nhân: Hãy Tìm Cách Gia Tăng Thu Nhập
3.1 Đi làm thêm sẽ giúp chúng ta gia tăng thu nhập
Bên cạnh các biện pháp tiết kiệm thì việc tạo thêm nguồn thu nhập cũng là một cách hiệu quả để quản lý tài chính cá nhân. Đi làm thêm không chỉ đem lại cho các bạn sinh viên nguồn thu nhập. Mà còn giúp mở rộng vốn hiểu biết, tạo ra các mối quan hệ, giúp sinh viên nâng cao các kỹ năng mềm.
Một số công việc làm thêm phổ biến mà các bạn sinh viên đang tham gia như: gia sư, nhân viên bán quần áo, phục vụ nhà hàng, xe ôm công nghệ, nhân viên quán cafe… Dù là công việc part-time hay full time thì hàng tháng các bạn đã có thêm cho mình một khoản thu nhập. Điều này sẽ giúp các bạn sớm đạt được mục tiêu tài chính mà mình đề ra.
Những công việc part – time sẽ có thời gian linh hoạt hơn, các bạn có thể vừa học vừa làm. Nếu được hãy chọn những công việc có liên quan trực tiếp đến chuyên ngành học của mình để tích lũy thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên, hãy nhớ phải cân bằng giữa việc học tập và làm thêm. Đừng vì quá chú trọng vào chuyện tiền bạc mà bỏ bê công việc chính là học tập.
3.2 Biết cách quản lý tài chính cá nhân sẽ khiến chúng ta trân trọng và hiểu được giá trị của đồng tiền
Nhớ lại những tâm sự của Hưng – người em kết nghĩa của Cú khi hai anh em lâu ngày gặp mặt. Người thật việc thật cho câu hỏi “liệu sinh viên có cần quản lý tài chính từ sớm”.
“Anh Cú ạ, khi còn nhỏ, nhìn bố mẹ tiết kiệm từng đồng. Hồi ấy đòi mua đồ chơi mà không được thì cứ nghĩ bố mẹ keo kiệt, không thương mình. Lớn lên, bố mẹ hay nhắc nhở học hành để có tấm bằng xin việc. Sau này ra trường mới kiếm được tiền, có thu nhập ổn định. Vẫn nghĩ bố mẹ lúc nào cũng tiền, một chữ cũng là tiền, nửa chữ cũng là tiền.
Cho đến khi em đi làm, quằn quại với hàng tá công việc mỗi ngày, Nhưng thu nhập vẫn không đủ trang trải cuộc sống. Tiền nhà, tiền điện nước, xăng xe, ăn uống, quần áo,… Chưa kể còn bạn bè, đám cưới, đám hỏi,… Rất nhiều khoản phải chi, tiền làm ra không đủ cho những nhu cầu căn bản mà ai cũng có…
Nên là đôi khi em còn nghĩ mình may mắn hơn một số người khác. Vì ra trường bố mẹ mua cho chiếc xe máy để đi làm. Chứ còn chờ bản thân tiết kiệm mua xe thì chắc mãi không thoát kiếp đi xe buýt công cộng. Thậm chí, bằng tuổi em ngày xưa bố mẹ đã có tiền chăm lo cho gia đình. Còn bây giờ, để nói mỗi tháng gửi về cho bố mẹ vài triệu cũng thực sự khó với em…
Biết thế hồi ấy nghe anh, biết quản lý tài chính sớm hơn thì giờ đỡ. May mà sau này theo anh học hỏi đầu tư, giờ cũng tạm gọi là ổn ổn. Cơ mà vẫn phải cố gắng nhiều…”
Chúng ta thường có cái nhìn đơn giản trước một hoàn cảnh của người khác khi được nghe hoặc kể lại. Và thường nói ra câu đơn giản “Chuyện đã thế, bây giờ chỉ biết cố gắng chứ biết sao giờ”. Nhưng thực ra, mọi thứ không hề đơn giản ở 2 chữ cố gắng.
Vì đơn giản khi ấy, đó là câu chuyện của người khác. Các bạn chưa từng trải qua như Hưng thì không thể thấu được tầm quan trọng của tự do tài chính từ sớm. Cho đến khi, bản thân các bạn trực tiếp rơi vào hoàn cảnh éo le:
– Ốm đau nằm viện không có tiền
– Tuổi già ập đến vẫn một thân một mình sống trong dãy trọ lụp xụp
– Hay nhìn con cái đưa mắt ngắm nghía những món đồ chơi trong tiệm nhưng ví tiền lại không có lấy một đồng,…
Lúc đó, mới thực sự thấm hai chữ giá trị của đồng tiền. Mới ngẫm lại câu chuyện của những người đi trước, thấy thương và thấy hình bóng mình trong đó. Vậy nên ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị tài chính cho tương lai. Xây dựng quỹ bảo đảm, tiết kiệm tiền mua bảo hiểm sức khỏe,… đừng bao giờ xem nhẹ. Cũng đừng chỉ cố gắng, mà hãy nỗ lực… càng sớm càng tốt.
Như tác giả Vương Nhĩ Đức từng nói: “Lúc tôi còn trẻ, vẫn luôn cho rằng tiền tài là quan trọng nhất, bây giờ già rồi, phát hiện ra câu nói đó không hề sai một chút nào”.
Nếu không áp lực mua nhà, chúng ta sẽ không biết tiền quan trọng như thế nào. Không thể hiểu được cảm giác của những người quanh năm thấp thỏm ở nhà thuê.
Nếu không trải qua việc trong nhà có người bị ốm. Chúng ta cũng không biết, tiền là thứ tuyệt đối không bao giờ được thiếu.
Nếu không trải qua cuộc sống với tiền lương ít ỏi chỉ có 5-7 triệu một tháng. Chúng ta sẽ không biết được mình kiếm tiền là vì cái gì.
Nếu không thất nghiệp, không trải qua việc nộp CV đến đâu bị từ chối đến đó. Thì sẽ không hiểu được cảm giác ao ước có nguồn thu nhập ổn định để trang trải như thế nào.
Nếu không trải qua cảm giác tuổi già ập đến nhưng ngày nào cũng phải thấp thỏm chuyện tiền bạc, cơm ăn áo mặc,… chứ không nói gì đến an nhàn dưỡng già. Chúng ta sẽ không biết được việc chuẩn bị tài chính quan trọng đến thế nào.
Vẫn biết cuộc sống có nhiều khía cạnh, nhiều điều giá trị, nhiều nhu cầu,… Nhưng có phải tài chính chiếm hữu gần hết các nhu cầu?
Vì vậy, không thừa khi nghe một ai đó khuyên chúng ta nên xây dựng tài chính. Và cũng không quá sớm để chúng ta hành động ngay từ bây giờ, càng sớm càng tốt.
Giai đoạn 25-35t là giai đoạn đẹp nhất để gia tăng mọi thứ. Qua giai đoạn đó chưa có gì thì gần như rất khó giai đoạn về sau gặt hái đc nhiều thứ khác. Có nhiều bạn nghĩ rằng hãy làm để nghỉ hưu sớm, còn trẻ là phải trải nghiệm hưởng thụ.
Được thôi, nhưng nếu khi đó các bạn đã có thể kiểm soát tài chính cá nhân. Lập được những kế hoạch cụ thể để quản lý tài chính. Hoặc đơn giản các bạn đã thực sự tự do tài chính.
Trong cuộc sống, nhiều khi sẽ có những chuyện không như mong muốn của chúng ta. Hay những việc bất ngờ ập đến mà chúng ta không thể lường trước. Thì tiền sẽ không phải là tất cả. Ngoài tiền chúng ta có thể tích sản đất, vàng, chung cư cho thuê…
3.3 Đầu tư thông minh để gia tăng thu nhập
Ngoài việc phân bổ chi tiêu của mình, các bạn cũng có thể tiết kiệm hay đầu tư để gia tăng thu nhập. Ví dụ như có thể bắt đầu với số tiền là 10.000 đồng mỗi ngày. Tiết kiệm hay đầu tư đều có thể. Chỉ với những số tiền nhỏ như vậy thôi nhưng các bạn sẽ có những khoản thu nhập lớn đến bất ngờ. “Tích tiểu thành đại” mà.
Đấy là dạng tiết kiệm tiền mặt thông thường mà chúng ta vẫn hay làm. Cũng với 10.000 đồng đó, các bạn có thể tìm hiểu và đầu tư ETF. Đây cũng là một dạng tiết kiệm khác, nhưng sinh lời và có lãi hơn. Đầu tư chứng chỉ quỹ khá phù hợp với các bạn sinh viên. Khi mà số vốn bỏ ra không cần quá cao, ít rủi ro hơn so với các loại đầu tư khác.
Ngoài ra, để gia tăng thu nhập, các bạn có thể lựa chọn phương pháp đầu tư phù hợp với tình hình tài chính. Với các bạn có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn hơn thì có thể lựa chọn đầu tư trực tiếp cổ phiếu, trái phiếu.
Nhưng với bạn chưa có kinh nghiệm và lo sợ rủi ro, có thể chọn đầu tư tích sản trên SStock. Đầu tư tích sản sẽ phù hợp với các bạn muốn sinh lời từ khoản tiền nhàn rỗi. Nhưng không biết sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý.
Với việc đầu tư tích sản, các bạn sẽ chuẩn bị được quỹ hưu trí, quỹ bảo đảm,… sau này. Và phù hợp với các bạn lo sợ đầu tư chứng khoán thì thiếu kiến thức, thua lỗ, lừa đảo. Gửi tiết kiệm ngân hàng thì lãi suất thấp, quan trọng là số vốn để bắt đầu cũng không cần quá nhiều.
Nhờ học thêm một số kiến thức tài chính và kỹ năng đầu tư. Hưng cũng đã tạo được cho mình thêm những khoản thu nhập để ổn định cuộc sống. Ngoài đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, Hưng chọn đầu tư tích lũy như một dạng tiết kiệm sinh lời cho bản thân. Khi mà đầu tư tích sản, Hưng nhận thấy rủi ro thấp hơn. Nhưng lại có lợi nhuận cao hơn so với đầu tư thông thường.
Với hai hình thức đầu tư như sau:
Ví dụ: Người nắm giữ cổ phiếu (CP)
- Hiện nay: nắm giữ CP dài hạn để hưởng lãi suất kép: Giá cổ phiếu tăng trong dài hạn + Cổ tức hàng năm
- Khi có SStock, Lãi kép nhân đôi: Nhà đầu tư (NĐT) sử dụng CP để hợp tác đầu tư và SStock trả lợi nhuận = CP
Chẳng hạn, chúng ta hợp tác đầu tư 10,000 cổ phiếu HPG; cuối năm nhận về 10,500 cổ phiếu HPG. (mức lợi nhuận 5%)
NĐT hưởng lợi từ Số cổ phiếu tăng thêm + Giá CP tăng + Cổ tức hàng năm
Ví dụ NĐT nắm giữ nhiều tiền mặt, hoặc có dòng tiền đều hàng tháng muốn đầu tư an toàn, lợi nhuận hấp dẫn:
- Hiện nay: Đi gửi tiền LS không hấp dẫn, mua Trái phiếu không đủ thông tin…
- Khi có SStock: Hợp tác đầu tư an toàn LS cao hơn tiền gửi 3%- 4%/năm
Khi đầu tư, thay vì Hưng chỉ giữ im cổ phiếu trong danh mục, chờ ngày thị trường về bờ. Bạn ấy đã dùng chúng để đầu tư và hưởng thêm % lợi nhuận. Từ việc lựa chọn hợp tác đầu tư cùng SStock bằng số cổ phiếu mình đang nắm giữ.
Các bạn học sinh, sinh viên hãy xác định mục tiêu và có kế hoạch tự do tài chính từ sớm. Thời gian sẽ không chờ đợi ai cả, nên biết cách quản lý chi tiêu thì các bạn sẽ có cuộc sống an nhàn sau này. Và có nhiều cơ hội phát triển, không bị vướng bận bởi áp lực tài chính.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Cú về chủ đề“Hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân cho học sinh, sinh viên”. Chúng ta nên lập cho mình kế hoạch tài chính ngay từ sớm. Trong quá trình đó, hãy biết cách gia tăng thêm tài sản của mình. Cuộc sống sau này của các bạn sẽ an nhàn hơn.
Hy vọng thông qua những lời tâm sự của Hưng, và một số những giải pháp giúp các bạn tiết kiệm chi tiêu. Các bạn học sinh, sinh viên sẽ sớm nhận ra được giá trị của đồng tiền và quản lý tài chính từ bây giờ.
Bài viết trên hoàn toàn là quan điểm cá nhân của Cú, mong là anh em sẽ đón nhận những chia sẻ này một cách khách quan.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách quản lý tài chính cá nhân, đầu tư chứng khoán. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân như:
>>Con gái không phải lo lắng việc xây dựng tài chính. Đúng hay sai?
>>18 tuổi làm gì để sớm tự do tài chính?
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học:
- Phân tích cổ phiếu BĐS
- Chứng khoán cơ sở
- Chứng khoán phái sinh
Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969