Hướng dẫn lập bảng tài chính cá nhân đơn giản, dễ quản lý
Chủ đề hôm nay là một chủ đề rất vỡ lòng cho những anh em chưa biết cách quản lý tài sản cá nhân của mình. Đấy là chúng ta cùng nhau thẳng thắn nhìn lại tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Và lập ra bảng theo dõi tài chính cá nhân của mình có bao nhiêu tiền.
Đây sẽ là bước quan trọng đầu tiên trong quản lý tài chính cá nhân. Và cũng sẽ đơn giản thôi, cũng như việc chúng ta cùng nhìn vào doanh nghiệp. Muốn biết sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đó là như thế nào thì có phải sẽ nhìn vào bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp đó. Nên cá nhân như chúng ta cũng vậy. Bất kỳ anh em nào chưa thực sự chú ý đến tài sản của mình hoặc chưa có thời gian. Thì Cú nghĩ rằng đây là bước rất quan trọng.
Trong bài viết này, Cú sẽ làm mẫu cho anh em bảng cân đối tài sản để có thể tham khảo. Cú nghĩ khi đọc bài viết cùng với việc tham khảo cách Cú lập bảng tài chính cá nhân. Sẽ có nhiều anh em nhận ra những điểm quen thuộc với tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Bảng sẽ được Cú đưa ra cùng ví dụ cụ thể từ những người bạn xung quanh mình. Một bạn 25 tuổi, làm nghề chứng khoán. Thứ 2 là một bạn nữ 40 tuổi, làm doanh nghiệp và bây giờ cũng đang quan tâm đến việc đầu tư như thế nào.
Chúng ta hãy cùng nhau xem bảng tài sản cá nhân của 2 người này như thế nào. Để từ đó xem xét lại, nếu áp dụng vào tình huống của chúng ta thì thế nào là tốt, thế nào là xấu. Và chúng ta nên lựa chọn cách chơi như thế nào cho phù hợp. Bây giờ cùng Cú tham khảo bài viết nhé.
PHẦN 1: Bảng tài sản – quản lý tài chính cá nhân của môi giới chứng khoán 25 tuổi
Ở phần 1, Cú sẽ phân tích câu chuyện của cậu em tên là Tuấn, 25 tuổi. Nghề nghiệp chính hiện tại đang là môi giới chứng khoán ở một công ty khá lớn.
Hiện tại:
– Tài khoản chứng khoán của Tuấn có 850 triệu đồng.
– Tiết kiệm 20 triệu trích ra từ lương hàng tháng.
– Tuy nhiên cũng rất chịu khó mua đồng hồ, túi xách và áo quần hàng hiệu. Nên đồng hồ chiếm 40 triệu, đồ hiệu áo quần các thứ 150 triệu.
– Cuối cùng là xe máy với khoảng 45 triệu.
=> Tổng tài sản của Tuấn là 1,1 tỷ. 25 tuổi có trong tay 1,1 tỷ cũng không phải là ít mà cũng không phải quá nhiều.
Nhưng bù lại, Tuấn có một vấn đề đó là bạn đang nợ thẻ tín dụng rất nhiều. Tại sao lại nợ nhiều như thế? Khi Cú hỏi thì bạn bảo là em không có tiền, ban đầu bạn làm rất khó khăn. Do đó không có đủ tiền cũng như quỹ để chơi thế nên mới dùng lương ở công ty để mở thẻ ở mấy ngân hàng khác nhau. Sau đó mở thẻ tín dụng.
Mỗi thẻ tín dụng vay được 70 triệu thì rút ra để lấy tiền đó chơi chứng khoán. Sau đó hàng tháng lại tiết kiệm để nộp tiền vào. Vì thẻ tín dụng cho mình tối đa 45 ngày nên trước hạn bạn nộp tiền vào để không bị tính lãi, sau đó rút ra.
Vậy nên Tuấn tận dụng được 70 triệu đó. Nhưng chi phí hàng tháng của 70 triệu đó là hơn 2%. Bởi vì mặc dù bạn không phải trả lãi suất cho khoản tiền đó. Nhưng thay vào đó là mất công rút tiền ra, tức là sử dụng dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng. Mình mang tiền đến nộp vào xong lại rút ra. Mà có 6 cái thẻ tín dụng thì có phải xem như là mất 70 triệu rồi, đúng không?
Tiếp theo là khoản vay tiêu dùng. Tuấn cũng sử dụng tài khoản lương của công ty để vay một khoản. Là 200 triệu. Vay tiêu dùng hiện tại lãi suất cũng 2%/tháng và trả vào ngày 22 hàng tháng trong khi lương trả ngày mùng 5.
Ngoài ra, Tuấn còn còn phải vay thêm một khoản nữa là vay ký quỹ 300 triệu. Khoản này không phải trả hàng tháng mà tính lãi hàng tháng thôi, đang tính lãi là 1%.
Vậy là tổng các khoản nợ của cậu là 920 triệu trong khi tổng tài sản chỉ 1,1 tỷ lẻ 5 triệu. Thành ra sau khi lấy tổng tài sản trừ tổng nợ thì tài sản của Tuấn còn 185 triệu. Và 185 triệu đó nhìn đi nhìn lại cũng chỉ còn đúng những gì đeo trên người như đồng hồ, áo quần, túi xách,… mà thôi. Còn lại tất cả là đi vay hết.
Đây cũng sẽ là một vấn đề rất áp lực và rủi ro cho bạn đó. Mà chưa kể hàng tháng còn phải trả thêm mấy khoản lãi như Cú vừa nêu trên. Cũng mất tổng hàng tháng khoảng 15 triệu chi phí lãi cho tín dụng, vay tiêu dùng,… Chưa kể là những khoản chi tiêu khác.
Nhưng hôm nay Cú sẽ tập trung đi sâu vào mảng quản lý tài sản mà thôi. Còn những khoản chi tiêu, chi phí mình sẽ có bảng riêng nhé.
Vậy nên, ban đầu nhìn vào bảng tài sản của Tuấn thì có vẻ ok. Có tài khoản chứng khoán to, nhưng Tuấn đang all in đấy. Có thể kế hoạch của bạn ấy là sẽ tập trung vào chứng khoán nên dồn hết tài sản vào đầu tư, đánh cược vào để gây dựng tài sản từ đó.
Thế nhưng vay nợ đang quá nhiều. Đồng thời chi phí hàng tháng Tuấn cũng đang phải chi trả cũng không phải là 1 khoản nhỏ.
Cho nên Tuấn gần như đang rất áp lực. 15 triệu lãi hàng tháng cộng thêm các khoản phí sinh hoạt khác nữa tầm 11-12 triệu. Tổng chi phí mỗi tháng rơi vào 26-27 triệu. Trong khi đó lương không đủ nên đang phải lấy dần từ tài khoản chứng khoán để chi tiêu. Mà tài khoản này cũng đang được tài trợ bằng vốn vay. Tạo thành một vòng luẩn quẩn và rất khó để sinh lời, khó để phát triển lên một cách bền vững.
Trên đây là ví dụ về hoàn cảnh tài chính thực tế của Tuấn, 25 tuổi, một môi giới chứng khoán. Trước khi vào phân tích tình huống và hướng dẫn anh em cách lập bảng tài chính cá nhân. Cú sẽ lấy thêm một ví dụ nữa nhé.
PHẦN 2. Bảng tài sản của một chủ doanh nghiệp 40 tuổi.
Anh Đức, 40 tuổi và hiện đang là 1 chủ doanh nghiệp. Anh Đức cũng mới bắt đầu tìm hiểu về chứng khoán sau khi tìm hiểu về cách xây dựng quỹ hưu trí.
Cụ thể như sau:
– Đầu tư vào chứng chỉ quỹ 200 triệu, crypto 100 triệu.
– Tiền tiết kiệm không có nhiều, chỉ 100 triệu tiền tiết kiệm.
Anh là chủ doanh nghiệp nhưng với tình hình mấy năm dịch bệnh phức tạp, kinh doanh cũng chưa sinh ra lời, dòng tiền chưa đều. Và còn bị lỗ nên phần đầu tư công ty tạm thời để là 0 đồng.
– Nhưng bù lại, anh Đức cũng rất chịu chi, đầu tư vào mua đồ hiệu. Tài sản như túi Hermes, LV, đồng hồ hạng sang, anh Đức cũng rất chịu chi cho những khoản này. Đâu đó cũng đến 1 tỷ.
– Đất bố mẹ để lại cho là 4 tỷ, ô tô 1.1 tỷ, xe máy 45 triệu. Và mua một nhà rất là to, chung cư nhưng là hạng sang 6.5 tỷ.
=> Chung quy lại tổng tài sản là 12,945 tỷ, xấp xỉ 13 tỷ.
Nhưng anh em có nhận ra được một vấn đề ở đây không? Đó chính là tiền thanh khoản của anh Đức rất là ít. Tiền tiết kiệm rất ít, chỉ 100 triệu. Trong khi đó hàng hiệu thì nhiều, tài sản, xe cộ nhà cửa cũng nhiều. Chắc là tiền thanh khoản còn ít hơn rất nhiều so mới một số anh em trong kênh của Cú.
Anh Đức cũng gặp một vấn đề như bạn Tuấn đó là nợ rất nhiều. Ban đầu cũng chỉ vay mua nhà (4.3 tỷ) và vay trả góp ô tô (900 triệu) rồi tiền đầu tư vào công ty (3 tỷ). Dùng tài khoản đất 4 tỷ bố mẹ để lại để tài trợ cho khoản vay 3 tỷ đầu tư vào công ty. Mua nhà 6.5 tỷ thì cũng vay mất 4.7 tỷ. Xe ô tô 1.1 tỷ thì vay mất 900 triệu. Sau đó còn vay thêm tín chấp tiêu dùng lẫn thẻ tín dụng.
Bởi vì khi anh ấy làm doanh nghiệp, ban đầu có dòng tiền thì mấy công ty hàng hiệu rồi ngân hàng làm thẻ tìm đến, tài trợ, offer lãi suất rất tốt, chương trình ok,… Chưa kể rất nhiều thẻ ưu đãi giảm giá cho anh ấy mua đồ đẹp, xe sang. Nên là quyết định vay luôn 1 tỷ khoản này.
Và thời điểm Cú gặp thì anh Đức cũng đã phải dùng đến thẻ tín dụng để quay vòng.
Dùng tiền để đi chi trả chi phí. Bây giờ thì ổn hơn một chút nhưng lúc đấy thì có vẻ rất là căng.
Tổng nợ của anh Đức là 9.9 tỷ. Lấy tổng tài sản gần 13 tỷ trừ đi thì số dư còn lại là 2 tỷ 9, chưa đến 3 tỷ. Tức là vay nợ đến gần 80% tổng tài sản.
Nhưng nếu anh em nhìn anh ấy ngoài đời có lẽ không nhận ra được vì sao lại vay nợ nhiều đến thế. Đồ hiệu từ đầu đến chân, xe đẹp, đất đai, chủ của một doanh nghiệp. Trông rất sang trọng, nhiều người ngưỡng mộ.
Thế nhưng có một áp lực rất lớn đối với anh ấy, đó là hàng tháng phải trả gốc hàng tháng (tính 5 năm chia ra 60 tháng). Thì mỗi tháng phải trả 276 triệu, kèm 91 triệu/tháng tiền lãi. Tức là mỗi tháng phải trả đến gần 400 triệu gốc lẫn lãi. Trong khi đó tài khoản và thanh khoản chỉ có 200 triệu chứng chỉ quỹ và 100 triệu crypto.
Còn hàng hiệu các thứ thì lúc mua có vẻ đắt đỏ. Nhưng nếu bán lại, discount thì có thể cũng không còn bao nhiêu. Nên hết cách đang phải đi vay chỗ nọ bù chỗ kia. Đây gọi là tình trạng có tài sản nhưng thanh khoản không có. Như là giật gấu vá vai vậy đó anh em để k bị xiết nợ, nợ xấu.
Anh cũng tâm sự với mình là đang rất áp lực và bày tỏ rằng cũng đã mua hơi nhiều thứ không cần thiết quá như túi, hàng hiệu rồi nhà to quá,… Đặc biệt thứ không ngờ tới nhất đó là những năm dịch bệnh tới, không có quỹ dự phòng để đỡ nổi. Sau dịch bệnh là năm 2022 cũng không khấm khá hơn vì rơi vào giai đoạn thị trường khó khăn.
PHẦN 3. Bài học tài chính cá nhân qua 2 ví dụ
Qua 2 ví dụ mà Cú đưa ra, mình nghĩ có 3 điều mà anh em chúng ta phải quan tâm:
3.1. Thứ nhất, lập bảng tài sản để quản lý tài chính cá nhân
Nếu anh em không bắt tay vào lập bảng tài sản cho chính mình. Rồi việc chúng ta ở trong một căn nhà to, hàng ngày khoác lên người biết bao đồ hiệu, đồ đẹp,… Thế nhưng lại không chú trọng được việc quản lý tài chính cá nhân lẫn các khoản nợ. Khi đó có thể dẫn đến áp lực trả lãi và cả gốc rất là lớn.
Rồi cũng có những anh em đầu tư toàn bộ ngân sách mình có, các nguồn lực vào những tài sản lớn, vào chứng khoán,… Để kỳ vọng sinh lời nhanh chóng, giàu lên “một sớm một chiều”. Thế nhưng chi tiêu và trả gốc + lãi hàng tháng lại đang lớn hơn cả thu nhập.
Giống như Tuấn đang phải trả 27 triệu hàng tháng, lớn gấp rưỡi thu nhập. Và dẫn đến áp lực là dùng tiền chứng khoán sinh lời để chi.
Mà chưa kể chứng khoán lạo còn đang margin. Nên nếu chứng khoán chốt quyền hoặc rớt giá mà chưa kịp chốt là rất đau đầu. Tức là chúng ta đang sử dụng đòn bẩy hơi quá sức mình một chút. Do đó lại càng thêm mệt mỏi.
Đây chính là điểm thứ nhất mà chúng ta phải để ý rằng nếu không lập bảng tài sản thì rất dễ bị lạc lối. Cú sử dụng từ lạc lối ở đây có đúng không anh em? Nghe có vẻ nghiêm trọng. Nhưng thực ra chúng ta có thể bị lạc lối vì những khoản nợ rất nhiều đó còn tài sản thì lại không nhiều như chúng ta nghĩ.
Chúng ta thiết kế theo kiểu cho tất cả các tài sản có vào 1 bảng. Tốt nhất là viết theo giá thị trường ví dụ như hàng hiệu anh em mua 150 nhưng bây giờ bán đôi khi chỉ còn 120-100. Thậm chí chưa chắc đã được giá đó.
Còn phần nợ thì 1 bảng ngay bên dưới tài sản, nợ ghi số âm. Bảng mẫu và công thức Cú sẽ để ở phần link. Anh em chỉ cần linh động điền thêm vào đó thì ra ra cái tài sản thật của anh em hiện đang có.
Khi điền xong chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta có bao nhiêu tài sản. Và đang sống trên nợ vay hay đang sống bằng chính tài sản, bằng tiền của mình. Đây chính là bước đầu tiên để chúng ta đang ở trong giai đoạn nào. Để từ đó đưa ra phương pháp quản lý tài chính cá nhân hợp lý.
3.2. Thứ 2, thống kê nợ trên tổng tài sản xem đang ở tình trạng nào
Nếu nợ của anh em chiếm khoảng tầm 60-70% thì đang ở mức khá là nghiêm trọng. Nó cũng giống như khi anh em xem chỉ số của công ty: Debt/Asset để phân tích doanh nghiệp.
Như anh Đức ở ví dụ 2 mà Cú nêu. Anh Đức có rất nhiều tài sản như đất đai, nhà cửa, xe rồi đồ hàng hiệu,… Nhưng số nợ cũng vô cùng lớn. Và số nợ này sẽ tạo ra áp lực trả lãi rất lớn cho anh ấy.
Chưa kể nhỡ nào khi công việc không thuận lợi, thu nhập không tốt thì chỉ có đi luôn. Giật gấu vá vai, thanh lý tài sản,… Đấy là một cấu trúc không bền vững.
Do đó Nợ/Tổng tài sản nếu ở mức bình thường, ổn định thì nên ở mức 30% – 40% mà thôi.
3.3. Thứ 3, thống kê xem thu nhập so với các khoản nợ như thế nào?
Giống như trong doanh nghiệp có chỉ số EBITDA/lãi vay (lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao,…). Thì phải xem thu nhập của mình có trả được lãi vay không.
Ví dụ như anh Đức trả lãi hàng tháng là 91 triệu. Nhưng vấn đề là gốc cũng phải chia đều ra trả hàng tháng bởi vì vay cá nhân chứ không phải vay doanh nghiệp. Tức mỗi tháng cũng phải trả 367 triệu, trong thời kỳ khó khăn như thế này. Thì Cú nghĩ số thẻ tín dụng cũng tăng vọt. Lấy tiền ra để tiếp tục trả lãi vào đây bởi vì vay thẻ tín dụng lãi suất rất cao. Dù cho chúng ta có xoay vòng giỏi đến mấy thì cũng phải trên 2%/tháng.
Vậy nên ý thứ 3 mà Cú muốn nhấn mạnh. Đó là chúng ta đảm bảo được cái tổng thu nhập trên cho tiền lãi mà chúng ta phải trả phải lớn khoảng 3 lần. 3 lần ở đây tức là nếu anh Đức phải trả 367 triệu/tháng thì thu nhập cũng phải khoảng 1,1 tỷ – 1,2 tỷ mới được cho là an toàn. Trong khi đó bây giờ anh đang thu nhập ít, chỉ gọi là thôi trong khi đó lãi + gốc gần đến 400 triệu thì rất là mệt mỏi.
Hay như bạn Tuấn, trả lãi là 15 triệu/tháng, chưa tính gốc. Gốc nếu chia ra cũng phải tầm 30 triệu vậy thì thu nhập của Tuấn phải là khoảng 100 triệu mới được xem là an toàn. Nếu không thì rất rủi ro cao.
Rủi ro đó là gì? Rủi ro đó không phải là không làm được, vẫn có thể làm được. Nhưng rất khó và khả năng fail rất là cao. Tức là bạn đó hầu như không có cơ hội làm lại. Chúng ta biết khi kinh doanh thì rủi ro nó là vốn có. Nếu có một nền tảng vững chắc về mặt tài chính, đòn bẩy ít thì khi sai sẽ có cơ hội làm lại. Nhưng đôi khi sai, fail rồi mà không có cơ hội làm lại thì rất là mệt. Trừ khi cơ hội đó đã được nắm chắc trong tay rồi thì tình huống sẽ khác.
Còn một trường hợp nữa dành cho các anh em thích mạo hiểm cao hơn. Đó là nếu anh em muốn có đòn bẩy cao.
Để làm rõ thì Cú sẽ kể cho anh em thêm một câu chuyện. Một bạn gái cũng khá có điều kiện, làm ở công ty chứng khoán. Bạn ấy dùng số tiền bán túi hàng hiệu để đi mua cổ phiếu.
Nhưng bạn mua cổ phiếu lại đánh theo kiểu không như bình thường mà dồn vào trong kho hàng để đánh. Mà trong kho hàng thì bạn đó được quan hệ để đánh với 20% ký quỹ mà thôi. Và chọn đánh con hàng có tính biến động rất lớn và xoay vòng. Đánh lãi được 20% vfa ký quỹ 200%, mua lên 100%. Và khi 100% lãi ra 5-7% thì bạn dùng cái tiền lãi đó gối đầu để mua tiếp. Và cứ thế tiền lên rất nhanh.
Tuy nhiên, khi vừa rồi cổ phiếu giảm thì tiền cũng giảm xuống rất nhanh. Nhưng bạn ấy làm thế bạn vẫn theo cuộc chơi được. Tại vì sao? Tại vì bạn ấy đang chơi cuộc chơi kiểu rủi ro cao nhưng lợi nhuận cũng phải rất cao. Vì bạn đó dùng đòn bẩy lớn, nếu mất là coi như mất hết. Nhưng nếu được thì được rất nhiều. Nhưng quan trọng nhất ở đây đó là giới hạn mất là chỉ được mất trong số tiền bán đồ hiệu bỏ vào chơi chứng khoán mà thôi. Phải xác định được như vậy thì hãng bắt đầu cuộc chơi.
Nhưng khi đó bạn ấy đã có một nền tảng khá vững rồi. Có tài chính vững, có một tài sản riêng và thu nhập ok. Vì vậy những cái gốc + lãi đó không quá áp lực nữa. Nếu anh em cũng như vậy thì có thể thử kiểu đấy.
Anh em thử hình dung nhé, nếu có một cái nền tốt, đang có nhà hoặc ở nhà cùng bố mẹ rồi. Hoặc có khoản chi tiêu nào đó để không phải lo lắng về việc phải làm ra dòng tiền trả lãi nữa thì có thể đánh bạc khoản tiền đó của mình. Có thể 500, 1 tỷ hay hơn thế. Nhưng số tiền đó anh em xác định là đánh bạc, xác định rủi ro, đầu cơ. Để cho vào những thứ rủi ro mà lợi nhuận cũng rất cao. Thì ok, đó là một kiểu chơi khác, lợi nhuận đi kèm với rủi ro và chúng ta phải hiểu cũng như chấp nhận được cuộc chơi đó.
Còn nếu chúng ta quản lý tài chính cá nhân mà sử dụng tư duy đó thì nó sẽ không ổn. Sẽ cực kỳ áp lực vì những chi phí này chúng ta phải trả hàng tháng. Không là cứ hàng tháng ngân hàng lại gõ, đầu tháng mùng 5 gọi, mùng 10 gọi rồi cuối tháng 25 cũng gọi, chậm một cái là ngày nào cũng gọi. Chưa kể nếu một ngân hàng bị chậm thì các ngân hàng khác cũng sẽ biết. Điều này sẽ khá “tra tấn”, sẽ rất mệt mỏi.
Vậy nên, bảng tài sản mẫu Cú đã làm sẵn như ở link phía trên mà anh em vừa lướt qua. Hy vọng anh em sẽ thực hành để bước đầu có tài sản an toàn nhé. Hãy bắt tay ngay vào thực hành, để biết được thực sự bản thân có bao nhiêu tiền? Có bao nhiêu tài sản? Bao nhiêu khoản nợ? Và nên sử dụng tài chính, đòn bẩy như thế nào cho thật hợp lý. Để mục tiêu cuối cùng là mang lại cho bản thân nguồn tài chính không dừng lại ở ổn định. Mà còn phải bền vững trong tương lai dài hạn, hướng đến tự do tài chính.
Phần 4. Câu chuyện tài chính cá nhân của Cú
Ngày đầu trước khi biết đến những kiến thức tài chính này, Cú phải tự nhận mình cũng khá ngáo ngơ trong việc quản lý. Cũng từng làm ra tiền, cũng từng nghĩ mình có từng này, từng kia tiền thì chắc không cần phải lo lắng nhiều. Nhưng sau khi ngồi xuống, thống kê lại, viết ra các khoản thu, khoản chi và khoản nợ,… Thì mới thực sự bất ngờ.
Cũng đơn giản thôi, chúng ta thường bị lơ là với những thứ bên cạnh mình. Các khoản nợ đều nằm hết trong ngân hàng, đến tháng, đến ngày, đến kỳ hạn nếu quên thì mới được nhắc. Còn ngày thường chúng ta sẽ vô tình mà không nhớ đến sự tồn tại của nó. Vậy nên mới sinh ra những lần quên trả nợ. (Trừ trường hợp đến hạn nhưng không có đủ khả năng trả thì đấy là cố tình quên).
Thế nên đồng hồ, túi xách, xe cộ nhà cửa,… Những thứ hiện hữu hàng ngày lại nhiều ấn tượng với chúng ta hơn. Cho nên vô tình chúng ta sẽ nghĩ nó lo lớn, lớn lao hơn, quan trọng hơn.
Cho đến khi chịu ngồi xuống, thống kê lại mới vỡ òa. Các khoản nợ đang chiếm phần lớn trong danh mục tài chính của chúng ta. Thực trạng tài chính bấy lâu nay cũng không được tốt như chúng ta vẫn nghĩ.
Nhưng cái gì cũng có 2 mặt. Có sai có sửa, có ngồi xuống mới biết mình đang trong tình trạng như thế nào. Điều này lại hoàn toàn tốt cho mặt dài hạn, về mặt tư duy của chúng ta. Để chúng ta có thể đưa ra một phương hướng đúng đắn cũng như chính xác cho định hướng tài chính tương lai của mình.
Vậy nên, Cú hy vọng anh em cũng vậy. Kể cả đang kiểm soát tài chính tốt hay không. Cũng nên tạo thói quen quản lý chi tiêu chặt chẽ cho bản thân nhé.
Kết luận
Trên đây là những gì Cú mong muốn chia sẻ tới anh em. Cách lập bảng tài chính cá nhân. Cú để tựa đề là đơn giản nhưng thực tế nó còn phụ thuộc vào mỗi chúng ta. Phải kỷ luật, phải chịu khó, phải có mục tiêu tài chính rõ ràng và chịu tuân thủ nguyên tắc,… Thì mọi khó khăn cũng trở nên dễ dàng. Đúng không anh em?
Anh em sau khi tham khảo bài viết, tải link bảng tài sản về rồi thử nghiệm với chính mình. Còn điều gì không rõ hay cần giải đáp thì cứ comment dưới bài viết này cho Cú nhé. Hoặc nếu có nội dung gì thú vị cũng có thể comment để anh em cùng trao đổi, học hỏi lẫn nhau.
Sau cùng, nếu đọc bài viết này vẫn còn nhiều thắc mắc. Anh em có thể inbox về Fanpage cho Cú để hỏi trực tiếp. Cú sẽ trả lời chi tiết nên anh em không việc gì phải ngại đâu nhé.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về đầu tư chứng khoán. Nhất là với những anh em F0 mới vào thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như tài chính. Sẽ biết thêm phương pháp lọc cổ phiếu có dòng tiền tốt. Làm sao để hoạt động đầu tư của mình, phân bổ danh mục càng hiệu quả, càng tốt nhé.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về tài chính – chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về kiến thức tài chính, anh em có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây của Cú:
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969