Hành trình quản lý tài chính cá nhân – Cú Thông Thái chỉ đường từ A-Z
Nếu anh em từng rơi vào cảnh lương vừa về là bay màu, cuối tháng ăn mì gói, hay không biết tiền mình đi đâu về đâu, thì Cú hiểu mà! Đó là lý do app Cú Thông Thái ra đời như một người bạn tài chính giúp anh em quản lý tài sản, tiết kiệm đều đặn và đầu tư thông minh. Dù anh em chưa từng đầu tư, hay từng “toang” vì lỡ tay chi tiêu quá đà, thì Cú cũng sẽ đồng hành từ A-Z, chỉ cho anh em cách:
- Biến từng ngàn lẻ thành quỹ đầu tư sinh lời
- Kiểm soát thu – chi, quản lý tài sản – nợ rõ ràng từng đồng
- Tự đo “sức khỏe tài chính” như đi khám định kỳ
- Và đương nhiên, cập nhật tin nóng để không bị tụt hậu giữa rừng thông tin
Cùng khám phá ngay hành trình quản lý tài chính cá nhân cùng Cú Thông Thái nhé!
1. Giới thiệu về app Cú Thông Thái
1.1. Giới thiệu chung
Anh em nào từng rơi vào cảnh làm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, hay kiểu “lương về hôm trước – hôm sau hết sạch” thì chắc hiểu cảm giác lo tiền cuối tháng, sợ biến cố giữa chừng. Vấn đề không nằm ở thu nhập thấp, mà là không có chiến lược giữ và làm cho tiền sinh sôi.
Và đó là lý do app Cú Thông Thái SStock xuất hiện – như một siêu anh hùng tài chính đúng nghĩa.
App Cú Thông Thái là một ứng dụng tài chính thông minh, giúp anh em lên kế hoạch và tích lũy tài sản một cách chậm mà chắc thông qua các quỹ đầu tư mục tiêu. Tức là thay vì để tiền nằm im trong tài khoản, anh em có thể chia nó thành các quỹ rõ ràng: nào là quỹ mua nhà, quỹ cưới vợ, quỹ cho con, quỹ về hưu,… Mỗi quỹ đều có mục tiêu, thời gian và đường đi cụ thể.

Giao diện app thì dễ dùng, không hề khô khan, lại còn có nguyên vũ trụ “Cú Thông Thái” với các linh vật cực kỳ dễ thương – vừa vui mắt, vừa học được cách đầu tư mà không thấy áp lực.
Điểm Cú cực kết là cơ chế tích sản định kỳ – nghĩa là anh em không cần bỏ ngay hàng trăm triệu, mà chỉ cần bắt đầu từ vài triệu đồng mỗi tháng, tích đều là tới đích:
- Lợi nhuận dự kiến 15% – 20%/năm nếu đầu tư từ 12 tháng trở lên khi thị trường tốt.
- Lợi nhuận tối thiểu dự kiến 10%/năm kể cả khi thị trường xấu nếu đầu tư từ 12 tháng trở lên.
- Lợi nhuận tối thiểu dự kiến 6%/năm nếu rút trước 12 tháng.
Ngoài ra, app còn có nguyên bộ công cụ cho anh em quản lý thu chi, theo dõi tài sản, nợ nần với những biểu đồ trực quan và cả tính năng “Bác sĩ Tài chính” để tự đo sức khỏe tài chính của mình mỗi tháng.
Tóm lại, app Cú Thông Thái SStock được ví như một tấm bản đồ tài chính cá nhân để anh em không còn mơ hồ với câu hỏi: “Tiền mình đi đâu rồi?”, mà thay vào đó là câu trả lời: “À, tiền đang làm việc cho tương lai của mình!”
1.2. Các tính năng
App Cú Thông Thái SStock sở hữu 5 tính năng cực kỳ chiến lược – mỗi cái giải quyết một “nỗi đau tài chính” quen thuộc mà chúng mình hay gặp phải. Cú tóm tắt nhanh trong bảng bên dưới để anh em dễ hình dung:
Tính năng | Mô tả ngắn |
Quản lý Thu Chi | Quản lý tất cả các khoản thu – chi hàng tháng, theo dõi mọi khoản tiền ra – vào, dễ hình dung, dễ điều chỉnh. |
Quản lý Tài sản, Nợ | Tổng hợp toàn bộ tài sản + nợ nần, tính ra tài sản ròng thật sự của anh em |
Tích sản | Giúp anh em tạo các “quỹ mục tiêu” để đầu tư đều đặn và an toàn – không cần kiến thức cao siêu |
Bác sĩ Tài chính | Phân tích & chẩn đoán chỉ số tài chính, từ đó đưa ra lời khuyên để cải thiện mỗi tháng |
Tin nóng | Cập nhật nhanh gọn những tin tức tài chính – chứng khoán – đầu tư đang nóng hổi nhất |
Cú khuyên: Anh em nên sử dụng đều đặn cả 5 tính năng. Có như vậy thì ví mới khỏe, tài khoản mới tăng theo thời gian!
2. Hành trình quản lý tài chính cá nhân cùng Cú Thông Thái
Quản lý tài chính cá nhân không phải là chuyện của người giàu, mà là chuyện ai cũng cần làm để không bị đồng tiền “dắt mũi”. Và anh em không đơn độc đâu, vì Cú đã dọn sẵn một hành trình gồm từng bước rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng để anh em có thể làm chủ tiền bạc, sống vững vàng, và tích sản cho tương lai.
Hành trình này không hứa biến anh em thành triệu phú sau một đêm, nhưng chắc chắn sẽ giúp anh em biết mình đang ở đâu, nên làm gì và đi như thế nào để chạm đến tự do tài chính.

Trước khi bước vào hành trình quản lý tài chính cá nhân cùng Cú Thông Thái, anh em cần phải trang bị “vũ khí tối thượng” – đó chính là một tài khoản SStock. Anh em đăng ký ngay nhé!
>> Xem ngay: Hướng dẫn đăng ký tài khoản app SStock
Sau khi đăng ký và đăng nhập xong xuôi, anh em quay lại đây để bước vào hành trình quản lý tài chính cá nhân với Cú nhé!
2.1. Tích sản
Đối với nhiều anh em, “tích sản” là một khái niệm nghe sang nhưng xa, giống như cái gì đó chỉ dành cho người lương cao hoặc đã ổn định cuộc sống. Nhưng thực tế thì lại khác:
- Tiền để không thì mất giá, nhưng đầu tư thì lại sợ lỗ. Lỡ mất tiền thì biết bấu víu vào đâu?
- Không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu bao nhiêu là đủ. Vài trăm thì nghĩ nhỏ quá, vài triệu thì sợ không xoay được khi cần.
- Nghe nói tích sản định kỳ tốt nhưng không có kỷ luật, đầu tháng hăng hái – giữa tháng quên sạch.
- Và đặc biệt: không biết mục tiêu của mình là gì. Mỗi lần cầm tiền là rơi vào “chi tiêu vô định” để rồi than chẳng tiết kiệm được gì.
Cú hiểu tâm lý anh em, và đó là lý do tại sao tính năng “Tích sản” của app SStock ra đời. Không cần kiến thức đầu tư phức tạp, không cần cả trăm triệu mỗi tháng, anh em chỉ cần mục tiêu rõ ràng và bắt đầu đều đặn từ những khoản nhỏ chỉ vài triệu. Tích dần, lớn dần, và một ngày đẹp trời nó sẽ mang đến thành quả mà chính anh em cũng bất ngờ.

Bây giờ Cú chỉ anh em sử dụng tính năng “Tích sản” của app SStock nhé:
Phần 1: Tổng tài sản SStock
- Ở phần đầu màn hình, anh em sẽ thấy số dư tổng tài sản hiện tại (nếu chưa đầu tư gì thì nó sẽ hiện 0 VNĐ).
- Khi anh em bắt đầu đầu tư vào các quỹ trong app, số tiền sẽ được cập nhật ở đây.
Phần 2: Quỹ đầu tư của bạn
Đây là nơi anh em tạo và theo dõi các quỹ đầu tư cá nhân theo từng mục tiêu cụ thể.
Cách sử dụng:
Bước 1: Tạo quỹ mới
Nhấn nút “Tạo quỹ mới” để thiết lập một mục tiêu đầu tư mới.
Chọn tên quỹ anh em muốn tạo rồi nhấn nút “Tạo quỹ này”, sau đó nhấn “Lưu” => bấm vào nút “Đầu tư ngay”. Lúc này, anh em có thể điều chỉnh mục tiêu số tiền, thời gian dự kiến và khoản đầu tư định kỳ.
App sẽ đưa ra ước tính hiệu quả đầu tư với biểu đồ thể hiện chi tiết cùng khoản lợi nhuận kỳ vọng cụ thể mà anh em sẽ nhận được sau khi quỹ đầu tư tới hạn.
Khi đã chốt phương án đầu tư này, anh em nhấn “Đặt lệnh”, sau đó thêm tài khoản ngân hàng của mình vào app để dễ dàng thanh toán.
Tiếp theo, anh em nhấn nút “Ký hợp đồng và chuyển tiền” => thực hiện quét mã QR chuyển tiền => Bấm nút đã chuyển để hoàn thành việc lập quỹ đầu tư.
*Lưu ý: anh em có thể tạo nhiều quỹ cùng một lúc để dễ quản lý mục tiêu tài chính riêng biệt (mua nhà, học hành, du lịch…).



Bước 2: Theo dõi các quỹ đã tạo
Anh em có thể theo dõi tất cả các quỹ mà mình đang đầu tư trong phần “Quỹ đầu tư của bạn”.
Bấm vào “Xem thêm” để xem chi tiết quỹ: số tiền, tiến độ đầu tư, mục tiêu, mô tả,…
Phần 3: Tích sản đầu tư
Đây là phần giúp anh em gửi tiền đầu tư vào app SStock với các mức lợi nhuận dự kiến như:
- Lợi nhuận dự kiến 15% – 20%/năm nếu đầu tư từ 12 tháng trở lên khi thị trường tốt.
- Lợi nhuận tối thiểu dự kiến 10%/năm kể cả khi thị trường xấu nếu đầu tư từ 12 tháng trở lên.
- Lợi nhuận tối thiểu dự kiến 6%/năm nếu rút trước 12 tháng.
Cách sử dụng:
Bước 1: Nhấn vào mục “SStock” trong mục “Tích sản đầu tư” để bắt đầu gửi tiền.
Bước 2: Lựa chọn số tiền đầu tư mong muốn, tiếp theo lựa chọn chu kỳ và số tiền tái đầu tư.
Bước 3: Sau khi đã chốt khoản đầu tư, anh em nhấn “Đặt lệnh” rồi kiểm tra lại toàn bộ các thông tin. Cuối cùng nhấn “Ký hợp đồng và chuyển tiền” để hoàn thành.
Nếu chưa thêm tài khoản ngân hàng thì anh em bấm nút “Thêm ngân hàng” rồi điền thông tin để thanh toán nhanh hơn nhé.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn Tích sản Đầu tư trên app SStock
Phần 4: Lịch sử đầu tư
Đây là nơi hiển thị các khoản đầu tư mà anh em đã thực hiện, bao gồm:
- Ngày đầu tư
- Số tiền
- Lãi/lỗ
- Tình trạng: đang sinh lời/đã rút/kết thúc
Cách sử dụng:
Nhấn vào mũi tên hình tam giác ngược bên cạnh ô “Đang sinh lời” để lọc theo trạng thái đầu tư. Anh em có thể lọc theo trạng thái để tiện theo dõi, chẳng hạn:
- Ký hợp đồng
- Chờ xác nhận
- Đang sinh lời
- Từ chối
- Đã hủy
Phần 5: Lịch sử rút tiền
Đây là nơi để anh em dễ dàng theo dõi những lần rút tiền từ quỹ về tài khoản. Trong phần này, mình có thể kiểm tra được các thông tin như:
- Ngày rút
- Số tiền rút
- Tài khoản nhận
2.2. Quản lý thu chi
Trong hành trình tài chính, quản lý thu chi nghe thì đơn giản nhưng thực tế lại là nút thắt khiến ví anh em cứ mãi thủng mà không biết vì sao.

Cú nghe anh em than nhiều lắm:
- “Không hiểu tiêu cái gì mà chẳng để ra được đồng nào” – bởi vì anh em đang chi tiêu theo cảm tính, không có ai “nhắc khéo” mỗi lần cà thẻ.
- “Cuối tháng nhìn lại, không biết tiền đã đi đâu hết” – vì không ghi chép, không có cái nhìn tổng thể, nên chi nhỏ thành chi to lúc nào không hay.
- “Ghi chép thủ công thì nhanh nản, làm excel thì rối mắt” – dẫn tới bỏ dở giữa chừng, và… đâu lại vào đó.
- “Không biết mình đang chi tiêu nhiều nhất vào đâu” – ăn uống? mua sắm? hay Grab, coffee hàng ngày?
Tóm lại, không biết rõ dòng tiền ra vào thì làm sao mà lên kế hoạch tài chính cho đúng – đó chính là “lỗ hổng” mà nhiều anh em vấp phải. Hôm nay, Cú sẽ chỉ anh em tuyệt chiêu quản lý thu chi cực đỉnh cùng app SStock.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
Bước 1: Tạo khoản thu/chi mới
Trên màn hình, anh em sẽ thấy 2 nút chính:
- Thu mới – dùng để nhập các khoản thu nhập như lương, thưởng, tiền lãi,…
- Chi mới – dùng để ghi lại các khoản chi tiêu như ăn uống, mua sắm, đi lại,…
Mẹo hay: anh em có thể chụp ảnh hóa đơn bằng nút “Chụp hóa đơn” để hệ thống tự nhận diện và tạo mới khoản chi – giúp tiết kiệm thời gian nhập liệu.

Bước 2: Theo dõi ví cá nhân
Mỗi người dùng sẽ có một ví tiền riêng (chẳng hạn: “Ví của Hoàng Viruss”).
Ví này hiển thị tổng số dư còn lại sau thu – chi, và có thể chọn để xem chi tiết từng giao dịch.
Bước 3: Theo dõi tổng thu/chi hàng tháng
Anh em sẽ thấy 2 ô thống kê:
- Tổng thu: Tổng số tiền nhận được trong tháng.
- Tổng chi: Tổng số tiền đã tiêu.
Hệ thống còn tự so sánh với tháng trước để giúp anh em nhận diện xu hướng tiêu dùng.
Bước 4: Xem biểu đồ Thu nhập ròng
Biểu đồ thể hiện Thu nhập ròng = Tổng thu – Tổng chi qua các khoảng thời gian (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng…).
Các chỉ số màu sắc:
- Xanh dương: Tổng thu nhập
- Xanh lá: Tổng chi phí
- Vàng: Thu nhập ròng
- Đường đỏ: Tỷ lệ chi/thu
Bước 5: Xem phân tích chi tiết – Biến số liệu thành quyết định
Anh em có thể nhấn vào từng mục để xem phân tích sâu hơn dựa trên các biểu đồ thống kê trực quan:
- Thu nhập chủ động và thụ động: Giúp anh em nhận biết mình đang kiếm tiền chủ yếu từ công việc hay đầu tư.
- Thu – Chi theo danh mục: Anh em sẽ biết rõ mình đang tiêu tiền vào đâu: ăn uống, giải trí, y tế, đi lại,…
- Chi thiết yếu/Thu nhập chủ động: Anh em sẽ biết tỷ lệ chi tiêu cần thiết so với khoản thu nhập chính.
- Chi đầu tư/Tổng chi phí: Theo dõi tỷ lệ tiền anh em đầu tư để biết là mình đang “mua tương lai” thế nào.

Lưu ý dành cho người mới:
- Hãy dành vài phút mỗi ngày hoặc mỗi tuần để cập nhật giao dịch. Việc nhỏ nhưng sẽ giúp anh em kiểm soát dòng tiền cực kỳ hiệu quả.
- Sau khi dùng 1 – 2 tháng, anh em sẽ thấy bức tranh tài chính rõ ràng hơn, dễ điều chỉnh hơn rất nhiều.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn Quản lý Thu Chi trên app SStock
2.3. Quản lý Tài sản, Nợ
Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất mà anh em gặp phải trên hành trình tài chính đó là:
“Tôi có nhà, có xe, chắc là ổn áp rồi!”
Nhưng thực tế, nhiều anh em đang gồng gánh một đống nợ mà không hề nhận ra – từ khoản vay mua nhà, góp xe, tới thẻ tín dụng chưa trả…
Cú đã gặp rất nhiều trường hợp:
- Không biết chính xác tổng tài sản mình đang sở hữu là bao nhiêu => dẫn đến việc tiêu thoải mái vì tưởng “mình giàu”.
- Không theo dõi khoản nợ đang gánh mỗi tháng => tới kỳ trả mới giật mình, lại phải xoay sở đủ kiểu.
- Không biết tài sản ròng là gì, càng không biết nó đang tăng hay giảm => nghĩa là đang đi hành trình tài chính mà… không có bản đồ.
Vấn đề không nằm ở việc anh em có nợ hay không, mà là anh em không kiểm soát được toàn cảnh bức tranh tài chính của chính mình.
Lúc này, app SStock giúp anh em gom hết tài sản và nợ về một chỗ, nhìn phát là biết mình đang “có của” hay đang “còng lưng gánh nợ”. Không còn phải đoán mò nữa – mọi con số đều rõ ràng, minh bạch, dễ theo dõi như xem bảng điểm.

Dưới đây Cú sẽ hướng dẫn để anh em làm theo nhé:
Bước 1: Thêm tài sản hoặc khoản nợ
Trên đầu giao diện, anh em sẽ thấy hai nút quan trọng:
- Thêm tài sản: Dùng để nhập các loại tài sản anh em đang sở hữu như tiền mặt, sổ tiết kiệm, bất động sản, cổ phiếu, vàng, xe cộ,…
- Thêm khoản nợ: Ghi lại các khoản nợ như nợ ngân hàng, nợ cá nhân, vay trả góp,…
Sau khi thêm xong, hệ thống sẽ tự động tính tài sản ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ cho anh em.
Bước 2: Theo dõi tổng tài sản – nợ theo tháng
- Tổng tài sản (màu xanh dương): Giá trị tổng tài sản anh em có trong tháng.
- Tổng nợ (màu xanh lá): Tổng số nợ anh em đang gánh.
Biểu đồ cột bên dưới giúp so sánh trực quan giữa tài sản và nợ.
Mẹo nhỏ: Hãy cập nhật lại tài sản và nợ khi có biến động lớn như mua nhà, bán xe, hoặc trả hết nợ để số liệu luôn chính xác.
Bước 3: Xem biểu đồ tài sản ròng
Chọn khoảng thời gian: 1M (1 tháng), 3M, 6M,… để xem biến động tài sản ròng theo thời gian.
Biểu đồ sẽ hiển thị 3 chỉ số:
- Tổng tài sản (xanh dương)
- Tổng nợ (xanh lá)
- Tài sản ròng (vàng)
Hệ thống còn cho biết % thay đổi so với đầu kỳ, giúp anh em đánh giá xu hướng tài chính trong dài hạn.

Bước 4: Xem chi tiết tài sản và nợ
Kéo xuống dưới, anh em sẽ thấy 2 mục mở rộng:
- Tổng tài sản: Biểu đồ thể hiện chi tiết các loại tài sản bạn đã thêm.
- Tổng nợ: Biểu đồ thể hiện các khoản nợ kèm hạn trả, lãi suất (nếu có).
Nhấn vào biểu tượng (i) bên cạnh Tổng tài sản hoặc Tổng nợ để đọc thông tin chi tiết.
Gợi ý cho người mới:
- Hãy tạo thói quen cập nhật mỗi khi có biến động lớn về tài sản/nợ.
- Đặt mục tiêu giảm nợ và tăng tài sản ròng mỗi quý.
- Sau vài tháng sử dụng, anh em sẽ có bức tranh tổng thể về sức khỏe tài chính của bản thân – điều mà trước đây có thể rất mơ hồ.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn Quản lý Tài sản và Nợ trên app SStock
2.4. Bác sĩ Tài chính
Trong hành trình quản lý tài chính, có một điều nguy hiểm nhất mà nhiều anh em mắc phải, đó là: Nghĩ mình khỏe – nhưng thật ra đang “viêm màng túi” mãn tính.
Cú gặp nhiều anh em có thu nhập cực tốt, tài sản cũng không ít, nhưng:
- Không có tiền khẩn cấp, chỉ cần bệnh đột xuất hoặc người nhà đi viện là phải mượn nợ.
- Chi tiêu cao hơn thu nhập, tháng nào cũng phải “gồng” tới cuối.
- Không có thu nhập thụ động, chỉ cần nghỉ làm là… tắt điện.
- Và đau hơn: không biết mình đang ở đâu trên bản đồ tài chính, cứ sống bằng cảm giác.
Tài chính cá nhân cũng giống như sức khỏe cơ thể – nếu không đo thường xuyên, không biết chỉ số nào đang yếu, thì có ngày “đổ bệnh” mà không kịp trở tay.

Thế thì dưới đây Cú sẽ hướng dẫn cách “Bác sĩ Tài chính” trong app SStock giúp anh em “khám và kê thuốc” cho túi tiền của mình nhé.
Bước 1: Truy cập tính năng “Bác sĩ Tài chính”
Tại màn hình chính hoặc menu, chọn mục “Bác sĩ Tài chính”. Tính năng này giúp anh em:
- Biết mình đang ở cấp độ tài chính nào (khỏe mạnh, tạm ổn hay yếu).
- Đưa ra các chỉ số và hành động cụ thể để cải thiện tình trạng tài chính cá nhân.
Bước 2: Xác định Nhóm Sức khỏe tài chính
Dựa vào những phân tích tài chính trên app SStock, hệ thống sẽ xếp anh em vào một nhóm sức khỏe cụ thể.
Ví dụ: Nếu anh em bị xếp vào nhóm “Sống hôm nay, lo ngày mai”, thì chứng tỏ anh em đang gặp rủi ro tài chính cao, với dấu hiệu như: không có tiền tiết kiệm, không có thu nhập thụ động, chi tiêu vượt quá thu nhập,…
Nhưng cũng đừng lo lắng quá! App SStock sẽ gợi ý hành động cụ thể như:
- Tiết kiệm 10% – 20% thu nhập mỗi tháng
- Lập quỹ khẩn cấp trong 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt
- Ngưng tiêu dùng không cần thiết – bắt đầu đầu tư nhỏ lẻ
Anh em có thể bấm nút “Đầu tư ngay” để chuyển hướng đến các công cụ đầu tư được gợi ý trong app.

Bước 3: Xem các chỉ số sức khỏe tài chính cá nhân
Tại phần “Các chỉ số sức khỏe tài chính của bạn”, anh em sẽ thấy:
- Tài sản ròng: Cho thấy giá trị tài sản sau khi trừ nợ. Ví dụ: anh em đang có “kho của cải dồi dào” – rất tốt!
- Nợ so với thu nhập: Chỉ số này quá cao là dấu hiệu rủi ro tài chính – anh em đang dùng hơn nửa thu nhập mỗi tháng để trả nợ.
- Thu nhập thụ động: Nếu = 0%, tức là anh em chưa có nguồn thu nào ngoài công việc chính. Cần học cách tạo thu nhập từ đầu tư, lãi suất, cho thuê,…
- Chi tiêu thiết yếu: Nếu chiếm hơn 50% thu nhập, anh em đang sống “chật vật” và không còn dư tiền tiết kiệm. Hãy tối ưu lại chi tiêu sinh hoạt.
Bước 4: Xem lịch sử chỉ số sức khỏe tài chính
Biểu đồ sẽ hiển thị diễn biến các chỉ số theo thời gian (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm…).
Anh em dễ dàng theo dõi sự cải thiện của tài sản, chi tiêu, thu nhập thụ động,…
Mẹo hay cho người mới:
- Anh em nên đánh giá sức khỏe tài chính định kỳ mỗi tháng.
- Áp dụng hành động cải thiện ngay khi nhận cảnh báo.
- So sánh biểu đồ từng tháng để thấy tiến triển trong sức khỏe tài chính.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn sử dụng tính năng Bác sĩ Tài chính trên app SStock
2.5. Tin nóng
Trên hành trình đầu tư tài chính, anh em nào cũng muốn cập nhật thông tin để ra quyết định đúng lúc, nhưng mà:
- Tin tức quá nhiều, không biết đâu là cái đáng đọc, đâu là tin “thổi”
- Bài thì dài lê thê, toàn thuật ngữ khó hiểu, đọc xong vẫn mù mờ
- Không biết tin đó ảnh hưởng gì tới ví tiền của mình – đọc cho có chứ chẳng áp dụng được gì!
>> Thế nên mới có cảnh: Người khác gom cổ phiếu giá đáy, mình thì đọc xong mới biết đã tăng 30% thì đã quá muộn.
Nếu anh em đang ở trong tình trạng trên thì app SStock sẽ giúp chọn lọc và tóm gọn tin tức tài chính mỗi ngày một cách dễ hiểu và đúng trọng tâm. Cú đọc trước, anh em chỉ cần lướt 1 phút là nắm được chuyện gì đang làm “rung ví thiên hạ”.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
Bước 1: Từ giao diện chính hoặc thanh công cụ dưới cùng, anh em tìm đến phần “Tin nóng”.
Tại đây, anh em sẽ được cập nhật:
- Các thông tin kinh tế, đầu tư nổi bật trong ngày
- Tin tức doanh nghiệp, công nghệ, bất động sản
- Phân tích xu hướng và các biến động có ảnh hưởng tới tài chính cá nhân

Bước 2: Anh em có thể cuộn xuống để xem các tin cũ hơn. Tin tức nóng hổi và đa dạng từ bất động sản, công nghiệp, nông nghiệp (ví dụ: tin Bầu Đức, bất động sản Florida), đến cổ phiếu, vàng, lãi suất FED,…
Lợi ích của mục “Tin nóng”:
- Cập nhật thông tin đầu tư và kinh tế toàn cầu kịp thời.
- Phân tích dễ hiểu, ngắn gọn, nhiều icon giúp anh em nắm bắt xu hướng thị trường.
- Giúp anh em ra quyết định tài chính thông minh hơn như: đầu tư vào đâu, né rủi ro nào, ngành nào đang tăng trưởng,…
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn sử dụng mục Tin nóng trên app SStock
3. Kết lại hành trình
Vậy là hành trình quản lý tài chính cá nhân cùng Cú Thông Thái đến đây tạm khép lại. Cú không hứa biến anh em thành triệu phú chỉ trong 1 đêm, nhưng nếu kiên trì làm từng bước nhỏ mỗi ngày, thì chắc chắn anh em sẽ thấy:
- Mỗi đồng chi tiêu đều có lý do
- Mỗi khoản tích lũy đều có mục tiêu
- Và mỗi lần đầu tư đều có chiến lược rõ ràng
Tài chính cá nhân không phải chuyện dành cho người giàu hay dân đầu tư chuyên nghiệp, mà là kỹ năng sống ai ai cũng cần. Quan trọng là anh em có một người bạn đồng hành trên suốt chặng đường – và đó chính là Cú cùng app SStock.
Giờ thì bản đồ đã có, công cụ đã sẵn, chỉ chờ anh em bước những bước đầu tiên trên hành trình quản lý tài chính cá nhân bền vững.
Tài chính khỏe, tinh thần vững – ta sống chủ động, không lo mỗi lần lương về. Cố lên anh em, Cú luôn ở bên cạnh, anh em cần là có!