Nhận biết gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính (P.1)
Gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính trên thế giới ngày càng gia tăng. Và đã trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp, chính phủ, và các nhà đầu tư. Đặc biệt là tại các quốc gia có thị trường vốn đang phát triển. Gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính đã đe dọa đến niềm tin của công chúng vào thông tin trên thị trường.
Gian lận doanh thu trên báo cáo tài chính là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt. Và mang tính thời sự sau hàng loạt sự kiện các công ty hàng đầu trên thế giới bị phá sản vào đầu thế kỷ 21. Như: Enron, Worldcom, Lehman Brothers, Xerox…
Báo cáo tài chính thể hiện sức khỏe, thực lực của một doanh nghiệp. Nó chính là điều kiện đầu tiên để các ngân hàng, nhà đầu tư xem xét cho vay vốn, đầu tư. Vì vậy, các doanh nghiệp đều muốn có một bản báo cáo tài chính đẹp, chỉnh chu. Và một điều tất nhiên các thủ thuật, mẹo gian lận doanh thu trong kế toán báo cáo tài chính được sử dụng.
Vậy gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính là gì? Nguyên nhân và hậu quả của gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính? Các hình thức gian lận doanh thu phổ biến?… Tất cả những kiến thức xoay quanh chủ đề gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ được Cú giải đáp ngay sau đây. Hãy cùng Cú theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm về gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính
Trong bối cảnh hiện nay, quá trình sử dụng thông tin đăng tải trên báo cáo tài chính ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong quản lý và đầu tư. Với tâm lý hạn chế rủi ro. Các nhà đầu tư muốn biết rõ về dòng tiền mà mình đầu tư sẽ được sử dụng có hiệu quả không.
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, hiện tượng chênh lệch kết quả giữa các báo tài chính trước và sau kiểm toán đã tạo ra những tâm lý nghi ngại. Nhân tố này có tác động tiêu cực đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến việc khiến dòng tiền lưu thông không hiệu quả. Gây ra nhiều hệ lụy cho cả nền kinh tế nếu không có những biện pháp cải thiện tình trạng này.
Các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam “học hỏi” rất nhanh các “chiêu trò” biến tấu số liệu báo cáo tài chính trên thị trường quốc tế. Các thủ thuật gian lận được học từ các sự kiện gian lận nổi tiếng. Như Enron, Worldcom, Lehman Brothers, Toshiba, Olympus. Hay các hãng công nghệ như Satyam, các hãng bán lẻ như Tesco.
Hiểu biết về các thủ thuật hay được áp dụng sẽ giúp các nhà đầu tư có thể tránh được những rủi ro. Vậy gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính là gì?
1.1 Gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính là gì?
Gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính. Do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện. Làm ảnh hưởng đến nguyên tắc trọng yếu của báo cáo tài chính.
Một công ty có thể giả mạo báo cáo tài chính của mình bằng cách phóng đại doanh thu. Hoặc phóng đại tài sản của mình, không ghi lại các khoản chi phí và nợ phải trả.
Trong thực tiễn khi kiểm toán, kiểm toán viên phải tìm kiếm, phát hiện, đánh giá những gian lận, sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm toán viên có thể vẫn phải chịu rủi ro kiểm toán. Vì không thể phát hiện và nhận biết được hết những gian lận và sai sót tồn tại trong báo cáo.
Có thể nói rằng, gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính là một hiện tượng phổ biến tại mọi quốc gia. Hay ngành công nghiệp, các công ty thuộc mọi quy mô. Gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đây là hành vi sai lệch thường xuyên xảy ra. Và thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và xã hộị.
1.2 Nguyên nhân dẫn đến gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính
Gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Quản lý lợi nhuận theo ý chủ quan của lãnh đạo.
Để thực hiện chủ ý tạo tiến độ về tăng doanh thu của doanh nghiệp. Như năm nay lỗ, sang năm lãi để có thể giảm lỗ của doanh nghiệp.
- Cố gắng thu hút vốn đầu tư, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn. Chứng minh năng lực tài chính với đối tác, khách hàng.
Với nhiều doanh nghiệp cần vốn để đầu tư nhưng kinh doanh lại không tốt. Nên khi lập báo cáo tài chính không tạo ra lợi nhuận như mong muốn. Nên đã nảy sinh động cơ để gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính.
- Do trình độ năng lực của kế toán tại công ty còn hạn chế.
Và sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ. Đây là nguyên nhân bắt nguồn từ ý kiến chủ quan của kế toán. Khi kế toán có thể tham ô từ kẽ hở của bộ máy kiểm soát nội bộ hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp. Để lợi dụng cho hành vi gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính.
- Do hệ thống chuẩn mực kế toán chưa bao phủ hết các tình huống trên thị trường
Với nhiều ngành nghề đa dạng, đội ngũ kế toán của công ty khó xử lý các tình huống thực tế. Khi sự việc xảy ra mà chưa được quy định, hướng dẫn chi tiết trong các quy định và chuẩn mực kế toán.
Ngoài ra trong khoảng những năm 40 của thế kỷ 20. Định nghĩa mô hình Tam giác gian lận được đưa ra bởi Donald Cressey. Khi ông phân tích trên 200 trường hợp tội phạm kinh tế nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi gian lận kế toán, vi phạm pháp luật. Theo lý thuyết về gian lận của Cressey. Thì gian lận có thể xuất hiện khi có 3 yếu tố: áp lực, cơ hội, khả năng hợp lý hóa hành động.
- Áp lực: Gian lận thường xuất hiện khi nhân viên, nhà quản lý hay tổ chức phải chịu áp lực. Áp lực có thể từ cuộc sống cá nhân, trong cuộc sống hoặc sức ép từ các bên. Một số trường hợp có thể dẫn đến áp lực gây ra hành vi gian lận. Như:
+ Sự ổn định tài chính hay khả năng sinh lời bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế. Ngành nghề kinh doanh hay điều kiện hoạt động của đơn vị.
+ Áp lực cao đối với Ban giám đốc nhằm đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên thứ 3. Các thông tin cho thấy, tình hình tài chính cá nhân của Ban giám đốc hoặc Ban quản trị bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
+ Áp lực cao đối với Ban giám đốc hoặc nhân sự điều hành để đạt được các mục tiêu tài chính mà Ban quản trị đặt ra. Bao gồm các chính sách khen thưởng theo doanh thu hay tỷ suất lợi nhuận.
Ví dụ 1: Quản lý bán hàng H làm việc tại công ty X được 2 năm. Nhưng trong suốt khoảng thời gian làm việc, quản lý H được đánh giá là có năng lực không tốt, cần sa thải để tuyển người mới. Trường hợp này, quản lý H được coi là có áp lực về việc tạo ra doanh thu bán hàng để không bị sa thải. Quản lý H sẽ cố nới lỏng chính sách bán hàng. Hoặc tạo ra doanh thu ảo để gia tăng doanh thu trong kỳ trước khi đánh giá cuối năm.
- Cơ hội: Tạo ra khả năng có thể thực hiện hành vi gian lận. Cơ hội thường xuất hiện khi kiểm soát nội bộ yếu kém. Công tác quản lý và giám sát bị hạn chế. Tại thời điểm thích hợp, người thực hiện sẽ nhìn ra được những điểm thiếu sót trong quy trình. Chính sách mà họ có thể lợi dụng để xử lý vấn đề của họ. Trong 3 yếu tố xuất hiện gian lận thì yếu tố cơ hội được các đơn vị áp dụng phổ biến. Nhằm hạn chế cơ hội để các cá nhân, tổ chức trong đơn vị thực hiện hành vi gian lận.
Ví dụ 2: Nhân viên kế toán lương D đảm nhiệm cùng lúc nhiều trách nhiệm là kế toán lương, trả lương. Ngoài ra, khâu kiểm soát tiền lương của công ty rất lỏng lẻo. Đây là cơ hội thuận lợi để nhân viên D làm giả bảng lương. Hoặc ghi nhận lương cao hơn số lương thực trả để biển thủ số tiền của công ty.
- Biện minh cho hành động: Sau khi thực hiện hành vi gian lận. Thì người thực hiện luôn có thái độ đưa ra lý lẽ để giải thích, bảo vệ hành vi gian lận của mình. Một số trường hợp về biện minh cho hành vi gian lận:
+ Cấp quản lý truyền đạt, thực hiện, hỗ trợ hoặc yêu cầu thực hiện văn hóa doanh nghiệp. Hoặc tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp không phù hợp và không hiệu quả.
+ Thành viên Ban giám đốc không có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về kế toán. Nhưng lại can thiệp quá sâu và có ý áp đặt về việc lập BCTC. Và yêu cầu về kết quả của báo cáo.
Ví dụ 3: Nhân viên kế toán A của Công ty dược liệu X. Do lỗi bất cẩn trong khi kiểm đếm hàng tồn kho đã làm đổ vỡ lô hàng nguyên vật liệu. Làm thiệt hại tài sản công ty 10 triệu đồng. Số tiền phạt bị trừ thẳng vào lương. Do cảm thấy không thỏa đáng, nhân viên A nghĩ rằng lỗi này không phải hoàn toàn do mình. Vì thế, nhân viên A cố gắng tìm cách để biển thủ tiền của công ty. Nhằm mục đích bù đắp số tiền lương bị trừ.
Mặc dù, bình thường nhân viên A là một người thẳng thắn, chính trực. Nhưng ở trường hợp này, với suy nghĩ rằng số tiền phạt là không thỏa đáng. Nhân viên A được coi là một ví dụ về phát sinh thái độ với gian lận.
1.3 Các loại hình gian lận thường gặp
– Ghi nhận doanh thu không có thật: Việc ghi nhận doanh thu không có thật có thể thực hiện thông qua nhiều cách. Như việc ghi nhận vào sổ sách nghiệp vụ bán hàng các khách hàng không có thực. Lập chứng từ giả mạo mặc dù hàng hóa không được giao. Hoặc đẩy hàng cho nhà phân phối và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại. Khai khống doanh thu bằng việc cố ý ghi tăng các yếu tố trên hóa đơn về giá trị gia tăng, đơn giá.
– Ghi nhận sai niên độ kế toán: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí không đúng với kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể được ghi nhận sang kỳ kế tiếp. Hay ngược lại nhằm mục đích làm tăng hoặc giảm lợi nhuận theo mong muốn.
– Che giấu công nợ và chi phí: Nhằm giảm chi phí trên BCTC để khai khống lợi nhuận. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số công nợ và chi phí che giấu. Bao gồm: Không ghi nhận công nợ và chi phí, không lập đầy đủ các khoản dự phòng. Vốn hóa chi phí. Không ghi nhận nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, các khoản giảm trừ. Và không trích trước chi phí.
– Định giá sai tài sản: Không ghi nhận giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng tồn kho đã hư hỏng. Hay việc không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi. Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
– Không khai báo đầy đủ các thông tin: Thông tin về các bên liên quan không được trình bày. Hoặc trình bày không đủ các nội dung theo quy định của chuẩn mực kế toán.
2. Các gian lận phổ biến trên báo cáo tài chính
Ủy ban Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange Commission) định nghĩa về gian lận. Là “việc sử dụng các thủ thuật khác nhau nhằm bóp méo báo cáo tài chính để đạt được mục tiêu kỳ vọng”. Hầu hết các gian lận đều có mục đích “Quản trị lợi nhuận” cho doanh nghiệp. Nhưng không phải kỹ thuật “Quản trị lợi nhuận” nào cũng là gian lận.
2.1 Các kỹ thuật quản trị lợi nhuận được chấp nhận
Các kỹ thuật quản trị lợi nhuận thường vẫn được chấp nhận. Và thường được đề cập đến với thuật ngữ “vùng xám”. Các kỹ thuật này không vi phạm pháp luật nhưng thường làm mất đi tính khách quan của báo cáo tài chính. Do ra đời nhằm phục vụ lợi ích của một nhóm người chứ không phải là công chúng và phần đa người đọc báo cáo tài chính. Các kỹ thuật quản trị lợi nhuận thường bao gồm:
- Thay đổi phương pháp tính khấu hao từ khấu hao nhanh sang khấu hao đường thẳng. Nhằm giảm chi phí khấu hao và tăng lợi nhuận. Hoặc ngược lại cho mục đích tăng khấu hao và giảm lợi nhuận.
- Thay đổi thời gian sử dụng hữu ích hoặc giá trị thanh lý ước tính. Nhằm thay đổi khấu hao từ đó thay đổi lợi nhuận.
- Lập dự phòng chưa phù hợp với bản chất về khả năng thu hồi của các khoản phải thu. Từ đó ảnh hưởng đến chi phí nợ xấu và lợi nhuận.
- Thay đổi các phương pháp tính giá của Hàng tồn kho. (Nhập trước xuất trước, giá trung bình, giá đích danh). Từ đó thay đổi giá vốn hàng bán và ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Khi người lập báo cáo tài chính lạm dụng quá đà các kỹ thuật quản trị lợi nhuận. Bằng việc thay đổi các chính sách kế toán. Mà không giải thích được các kỹ thuật đó giúp cho báo cáo tài chính trung thực và hợp lý hơn. Thì những hành động này sẽ được coi như một hình thức gian lận trên báo cáo tài chính.
Trong thực tế việc xác định được các “kỹ thuật quản trị lợi nhuận” có bị lạm dụng hay không là rất khó khăn. Do các doanh nghiệp thường viện cớ rằng họ xử lý theo nhu cầu của thị trường hoặc cổ đông. Mặc dù việc xử lý này có thể sẽ làm giảm đi tính minh bạch của các thông tin tài chính.
2.2 Các kỹ thuật quản trị lợi nhuận không được chấp nhận
Một vài kỹ thuật quản trị lợi nhuận nhằm thổi phồng lợi nhuận. Đã được xếp loại thẳng vào các kỹ thuật bị cấm sử dụng như:
- “Big Bath” là kỹ thuật cố gắng ghi nhận hết chi phí vào một năm. Và giảm lợi nhuận của năm đó nhằm mục đích tăng lợi nhuận của những năm tiếp theo. Ví dụ điển hình của kỹ thuật này thường liên quan đến hàng tồn kho.
Giả sử giá gốc của hàng tồn kho là 100$. Sau đó bị ghi nhận giảm giá trị xuống còn 50$ (Ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được. Và hàng tồn kho phải có dấu hiệu giảm giá nhưng doanh nghiệp đang ghi nhận giảm giá quá sâu). Trong năm đó chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ tăng lên 50$. Lợi nhuận giảm 50$ nhưng không hề ảnh hưởng đến dòng tiền. Trong những năm tiếp theo, hàng tồn kho sẽ được bán ra thị trường với giá 75$. Từ đó lợi nhuận 25$ sẽ được ghi nhận trên báo cáo lỗ lãi.
- “Creative acquisition accounting” là thuật ngữ mô tả những gian lận. Nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận mục tiêu thông qua việc vi phạm các nguyên tắc kế toán. Vốn hóa chi phí không tuân theo nguyên tắc phù hợp (matching principle). Chi phí tạo ra doanh thu trong kỳ nhưng lại được vốn hóa vào tài sản. Không ghi nhận chi phí và khoản nợ tương ứng đơn giản bằng cách không ghi nhận chúng vào hệ thống sổ sách kế toán. Ghi nhận sớm các khoản doanh thu mà sang kỳ sau mới đủ điều kiện ghi nhận doanh thu. Chuyển các khoản chi phí phát sinh kỳ hiện tại để ghi nhận sang kỳ sau.
- “Cookies jar” thường bao gồm hai trường hợp:
+ Trường hợp thứ nhất: doanh nghiệp sẽ cố gắng khai khống nợ xấu của doanh nghiệp để ghi nhận chi phí nợ xấu nhiều một năm. Nhằm mục đích ghi ít chi phí nợ xấu vào những năm tiếp theo để lợi nhuận cao hơn kỳ vọng.
+ Trường hợp thứ hai: là ghi nhận doanh thu dưới hình thức doanh thu chưa thực hiện vào một năm. Và để dành doanh thu cho những năm tiếp theo để lợi nhuận cao hơn kỳ vọng.
- “Revenue recognition irregularities” là trường hợp doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình ghi nhận doanh thu. Khi vẫn chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu để tăng lợi nhuận.
3. Gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính
3.1 Giới thiệu về gian lận doanh thu
Gian lận với doanh thu bao gồm: Ghi nhận doanh thu khống hoặc Ghi nhận doanh thu khi chưa đủ điều kiện ghi nhận. Đây là một trong những gian lận phổ biến trong quản trị lợi nhuận. Việc ghi nhận khống doanh thu có nghĩa là ghi nhận một doanh thu không có thật (không phát sinh). Còn ghi nhận doanh thu khi chưa đủ điều kiện ghi nhận thường là việc ghi nhận mà chưa đủ các điều kiện dưới đây:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro. Và các lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa. Hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
3.2 Các dạng gian lận doanh thu
1) Ký thêm phụ lục hợp đồng (Side agreement)
Dựa vào quy định về sửa đổi hợp đồng liên quan đến bán hàng. Các doanh nghiệp thường ký với nhau các điều khoản hợp đồng ban đầu. Rồi ký thêm phụ lục hợp đồng để sửa đổi những thỏa thuận ban đầu. Thường thì phụ lục hợp đồng sẽ quy định thêm về các điều khoản liên quan đến:
- Đổi trả hàng vô điều kiện.
- Hủy mua hàng bất kỳ lúc nào.
- Quyền tiếp tục thương thảo.
- Kéo dài thời gian chi trả.
Ví dụ 4: Doanh nghiệp A ký hợp đồng để bán với số lượng lớn hàng cho B. Nhưng B có thể sẽ không đồng ý nên hai bên ký thêm phụ lục hợp đồng. Để quy định thêm những điều khoản về đổi trả hàng vô điều kiện. Nếu quy định các điều khoản đổi trả hàng vô điều kiện trong hợp đồng chính. Khi đó doanh thu sẽ không được phép ghi nhận ngay cả khi doanh nghiệp đã chuyển giao hàng hóa cho bên mua. Nên doanh nghiệp sẽ ký thêm phụ lục hợp đồng để đảm bảo bên mua nhận hàng rồi giấu phụ lục đi. Nhằm qua mắt các bên liên quan.
Ví dụ 5: Doanh nghiệp X toàn cầu có phần mềm chăm sóc khách hàng. Và tiến hành bán cho doanh nghiệp Y tại Việt Nam. Để Y tiếp tục bán cho các doanh nghiệp khác trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Để đẩy mạnh doanh thu kỳ vọng, ban quản lý có hàng loạt các thỏa thuận. Và ký phụ lục hợp đồng với những điều khoản bất lợi cho X:
- Để cho Y có quyền trả lại phần mềm và nhận lại tiền ứng trước.
- Cam kết với Y về việc giúp Y tìm hộ khách hàng.
- Kéo dài thời gian chi trả lớn hơn 12 tháng cho Y.
- Đưa ra chính sách miễn chi phí lưu trữ cho khách hàng.
- Miễn phí cung cấp dịch vụ bảo hành phần mềm trong tương lai. Như một phần hoàn tiền mua phần mềm ở thời điểm hiện tại.
⇒ Kiểm toán viên cần thực hiện như sau:
- Thực hiện phỏng vấn ban quản trị, kế toán và phòng kinh doanh. Để có thể thu thập được đầy đủ toàn bộ phụ lục hợp đồng. Cũng như các điều khoản thỏa thuận với khách hàng. Đặc biệt là các điều khoản trả lại hàng hóa và hoàn tiền.
- Rà soát tất cả các chính sách bán hàng và đổi trả của doanh nghiệp. Và tìm hiểu các lý do hợp lý cho việc đổi trả hàng hóa.
2) Quyền tự do đổi trả, hoàn lại tiền (Liberal return)
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa. Hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh thu trong một vài trường hợp vẫn được phép ghi nhận trong cả trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa đã mua. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đều cho phép khách hàng trả lại hàng hóa cho người bán. Với những lý do hợp lý như hư hỏng, lỗi thời.
Lợi dụng điều này, doanh nghiệp cố tình thiết lập các chính sách kế toán. Hoặc các thỏa thuận bán hàng nới lỏng để gia tăng doanh thu trong kỳ hiện tại. Ghi nhận doanh thu kể cả trong trường hợp không đủ điều kiện ghi nhận doanh thu:
- Cấp cho khách hàng quyền lợi đổi trả tự do trong mọi trường hợp.
- Không ấn định giá bán.
- Điều khoản trên hợp đồng về thời hạn thanh toán không rõ ràng. Thời hạn thanh toán kéo dài bất thường: 10 năm, 12 năm…
Ví dụ 6: Doanh nghiệp Nanosoft là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực các sản phẩm về công nghệ nano. Nanosoft có các thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng rằng. Khách hàng được phép hoàn trả lại hàng hóa đã mua cho Nanosoft. Bất cứ khi nào phía khách hàng nhận thấy hàng hóa được mua là hỏng hóc, lỗi thời. Hoặc không thể sử dụng được hay bán được.
Trong quá trình lập báo cáo tài chính cho kỳ 20X1. Nhân viên của Doanh nghiệp đã chỉ ra rằng: Khoản dự phòng hàng bán bị trả lại được lập trên báo cáo thấp hơn bất thường so với số hàng thực tế bị trả lại trong vài tháng đầu năm 20X2. Hơn thế nữa, các nhân viên bộ phận kế toán và bộ phận bán hàng của Doanh nghiệp đã biết chính xác giá trị số hàng hóa bị trả lại trước khi kết thúc tháng 3 năm 20X2. Thời hạn kiểm toán báo cáo tài chính năm 20X1. Thay vì sửa đổi khoản dự phòng hàng bán bị trả lại. Nanosoft đã lập kế hoạch ngăn chặn kiểm toán viên phát hiện ra số dư chính xác. Nhằm mục đích không phải ghi nhận giảm doanh thu bán hàng.
Doanh nghiệp không có đủ lý do để xác nhận rằng khách hàng đã chấp nhận nghĩa vụ nợ. Và sẽ thanh toán cho các sản phẩm mua từ Nanosoft trong tương lai. Trong khi đó, Nanosoft vẫn ghi nhận những giao dịch này là giao dịch bán hàng. Đồng thời ghi tăng doanh thu.
⇒ Kiểm toán viên cần thực hiện như sau để ngăn chặn gian lận doanh thu:
Kiểm toán viên cần xem xét cẩn thận các điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng. Xác định rõ quyền lợi của khách hàng về việc đổi trả sản phẩm đã được giao. Chỉ những trường hợp khách hàng bị giới hạn quyền đổi trả một cách hợp lý. (Ví dụ: hàng đã giao hỏng hóc mà lỗi đó phát sinh từ phía người bán). Hoặc không có quyền đổi trả thì doanh thu mới được ghi nhận.
Ngoài ra, kiểm toán viên cũng nên tìm hiểu về chính sách hoàn lại tiền. Và chính sách đổi trả hàng đã giao. Đối chiếu, xác nhận với nhân viên kho về giá trị hàng hóa bị trả lại. Địa điểm nhập kho, thời gian nhập kho và quy trình theo dõi hàng bị trả lại.
Kiểm toán viên cũng có thể chọn thực hiện các phân tích sau nhằm phát hiện ra gian lận:
- So sánh lợi nhuận, doanh thu kỳ này so với kỳ trước. Từ đó phát hiện ra giá trị tăng bất thường (nếu có).
- Xác định xem doanh thu có được ghi nhận một cách chính xác, kịp thời. (Chọn mẫu, sau đó xác nhận với nhân viên kho và khách hàng).
- Doanh nghiệp có thể cố ý làm chậm thủ tục xử lý, ghi nhận các khoản hàng bán bị trả lại. Nhằm tránh việc doanh thu bán hàng bị ghi nhận giảm trong kỳ hiện tại. Kiểm toán viên cần đảm bảo các thủ tục ghi nhận được xử lý kịp thời.
- So sánh tỷ lệ lợi nhuận biên (lợi nhuận/ doanh thu) các năm để phát hiện ra tỷ lệ tăng bất thường.
3) Nhồi kênh phân phối (Channel stuffing)
Nhồi kênh phân phối là thuật ngữ mô tả thông lệ đưa ra chiết khấu sâu. Các điều khoản thanh toán có lợi cho khách hàng để lôi kéo khách hàng mua sản phẩm ngay trong kỳ hiện tại. Ngay cả khi khách hàng chưa có nhu cầu thực sự. Và chưa chuyển giao lợi ích cũng như rủi ro gắn liền với hàng hóa ở kỳ hiện tại.
Ví dụ 7: Doanh nghiệp Vinamoon chuyên cung cấp và phân phối sản phẩm quạt điện cho thị trường Việt Nam. Công ty có đưa ra một chương trình ưu đãi vào thời điểm cuối năm nhằm tăng doanh số. Bằng cách giảm giá thêm 10% cho tất cả các nhà phân phối. Nếu họ mua các sản phẩm này trước ngày cuối năm. Vinamoon cũng đưa thêm các điều khoản về đổi trả miễn phí cho những sản phẩm này. Nếu các nhà phân phối không bán hết trong vòng 03 tháng kể từ ngày mua nhưng chỉ ký phụ lục và giấu toàn bộ thông tin (Side agreement).
Doanh nghiệp cũng không tuân thủ chuẩn mực. Bằng cách không thuyết minh toàn bộ thông tin liên quan đến chính sách bán hàng này trên báo cáo tài chính. Để người đọc hiểu hơn về sự chắc chắn của doanh thu cũng như lợi nhuận đang được ghi nhận.
Việc phát hiện ra “Channel stuffing” thường thông qua việc số lượng đơn hàng. Cũng như chi phí vận chuyển tăng nhanh vào cuối năm.
⇒ Để phát hiện dấu hiệu gian lận, kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục:
- Phỏng vấn xem có hàng hóa nào đang được bán với chiết khấu “sâu”.
- Rà soát hợp đồng và phụ lục hợp đồng xem có tồn tại các điều khoản về đổi trả hàng không. Việc rà soát các sự kiện xảy ra sau kỳ cũng giúp kiểm toán viên có thể phát hiện ra. Do các giao dịch trả hàng xảy ra liên tục. Và đó là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp không có đủ cơ sở để ghi nhận doanh thu hàng bán.
4) Giao sớm sản phẩm (Early delivery)
Các trường hợp giao sớm sản phẩm bao gồm:
- Giao sản phẩm chưa hoàn thành, bán thành phẩm cho khách hàng. Hoặc giao tại thời điểm mà khách hàng chưa sẵn sàng trong việc nhận hàng để ghi nhận doanh thu.
- Tham gia vào “soft sales” (giao cho khách hàng chưa đồng ý mua).
- Ghi nhận toàn bộ giá trị hợp đồng là doanh thu khi chưa bàn giao đầy đủ hàng hóa và dịch vụ.
- Ghi nhận toàn bộ tiền ứng trước từ khách hàng là doanh thu.
⇒ Kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục phân tích như sau:
- So sánh doanh thu bị trả lại giữa kỳ này với kỳ trước.
- So sánh chi phí giao hàng giữa kỳ này với kỳ trước.
- Kiểm toán viên cũng cần phỏng vấn các nhân sự không thuộc phòng tài chính để nhanh chóng tìm ra vấn đề như sau:
+ Nhân sự phòng giao hàng: Giao hàng có sớm hơn so với bình thường? Hàng tồn kho có được giao đến địa chỉ khác với địa chỉ của khách hàng? Có điều chỉnh trong ngày giao hàng không? Có hàng gửi bán không và địa điểm của hàng gửi bán?
+ Nhân sự phòng kinh doanh: Hàng hóa có được giao sớm hơn dự kiến theo yêu cầu của khách hàng không? Nhân sự phòng kinh doanh có quyền giao hàng cho khách hàng không? Nhân viên phòng kinh doanh có quyền được vào nhà kho của doanh nghiệp không?
+ Nhân sự thủ kho: Có sự hối thúc nào trong giao hàng từ các phòng ban khác hay không? Hàng hóa có được giao đến kho tạm trước khi giao đến kho của khách hàng hay không?
- Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện thêm:
+ So sánh ngày đặt hàng với ngày giao hàng để xem hàng có bị giao sớm không.
+ Xác định xem nhân sự phòng sales được chi trả dựa trên số lượng sản phẩm bán được. Hay dựa trên số tiền thu được (Nếu dựa trên số tiền thu được sẽ có khả năng cao là sales không bị khống).
+ Thực hiện tìm kiếm trên các kênh thông tin để đảm bảo khách hàng là có thật.
+ Rà soát chi phí vận chuyển gần ngày cuối năm.
+ Rà soát tỷ lệ trả hàng.
+ Kiểm tra các chứng từ giao hàng bị mất, bị sửa chữa hoặc thông tin bị sai lệch.
Một số thủ thuật Giao sớm sản phẩm (Early delivery) phổ biến các doanh nghiệp thường áp dụng có thể kể đến:
a) Ghi nhận doanh thu toàn bộ khi giao hàng một phần (Partial delivery)
Rất nhiều doanh nghiệp ghi nhận doanh thu sớm 100%. Mặc dù mới giao hàng một phần trong tổng số hàng hóa phải giao cho khách hàng. Trong trường hợp này doanh thu sẽ không được phép ghi nhận nếu phần lớn hàng hóa chưa được chuyển giao rủi ro và lợi ích. Việc cố tình giao một ít hàng để có “cớ” ghi nhận doanh thu toàn bộ. Đây là vi phạm chuẩn mực Kế toán Quốc tế số 18 (IAS18) & chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14) về ghi nhận doanh thu.
Ví dụ 8: Doanh nghiệp Sunbean phải giao 100 tấn đỗ cho khách hàng. Trước ngày 31/12 doanh nghiệp chưa gom đủ 100 tấn để chuyển giao cho khách hàng. Nhưng vẫn tiến hành giao 50 tấn đã gom được rồi xuất hóa đơn. Và ghi nhận doanh thu theo toàn bộ hợp đồng.
b) Hợp đồng giao hàng nhiều lần (Multiple deliveries)
Hầu hết các hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ đều là thương thảo giao hàng một lần. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp sản phẩm phải giao đến khách hàng bằng nhiều lần khác nhau. Vì không thể chuyển sản phẩm đến cùng một lúc. Hoặc phải cung cấp thêm các dịch vụ sau bán hàng thì hợp đồng bán hàng mới hoàn thành.
Trong những trường hợp giao hàng nhiều lần mới đến tay khách hàng. Doanh nghiệp thường ghi nhận doanh thu ngay từ khi kết thúc lần giao hàng đầu tiên. Thay vì ghi nhận doanh thu sau khi đã hoàn thành toàn bộ quá trình lắp đặt và bàn giao đưa vào sử dụng. Việc ghi nhận sớm doanh thu như trên là không phù hợp với chuẩn mực về các điều kiện ghi nhận doanh thu. Hợp đồng loại này thường chứa các điều khoản như sau:
- Người bán có nghĩa vụ thực hiện thêm việc lắp đặt, kích hoạt. Hoặc cung cấp dịch vụ sau khi giao hàng.
- Sản phẩm cần phải chạy thử trước khi thực hiện bàn giao hoặc thanh toán.
- Người bán cần phải đào tạo nhân sự sử dụng trước khi bàn giao hoặc thanh toán. Nếu ký hợp đồng giao hàng nhiều lần. Việc ghi nhận doanh thu chỉ được thực hiện khi các cấu phần tạo thành sản phẩm được giao đến cho người mua.
c) Ghi nhận doanh thu cho những khoản trả trước (Up-front fees)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa trong một thời gian dài và với giá trị lớn. Nên sẽ yêu cầu khách hàng ứng trước một phần giá trị hợp đồng. Dù chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu do hàng hóa chưa được chuyển giao lợi ích và rủi ro. Nhưng doanh nghiệp vẫn cố tình ghi nhận khoản tiền trả trước là doanh thu của doanh nghiệp.
5) Giao dịch Bill and hold (Bill and hold transactions)
Đây là trường hợp doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng, xử lý và sẵn sàng giao hàng cho khách. Nhưng vì một lý do nào đó khách hàng chưa sẵn sàng hoặc chưa có khả năng nhận hàng. Nên doanh nghiệp đẩy hàng sang nhà kho của một bên thứ ba. Cho đến khi khách hàng sẵn sàng nhận hàng.
Doanh nghiệp cố tình ghi nhận doanh thu mặc dù chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu. Vì hàng hóa chưa được chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích.
⇒ Với những trường hợp như thế này, kiểm toán viên cần:
- Kiểm tra vào ngày hàng lên tàu chứ không phải chứng từ giao nhận đơn thuần (Với các giao dịch kinh doanh và giao nhận quốc tế).
- Rà soát các chứng từ giao hàng đến quá nhiều một địa chỉ. Mà không phải địa chỉ chính của khách hàng (Có thể so sánh giữa các khách hàng với nhau nhưng lại giao đến cùng 1 địa chỉ. Thì địa chỉ đó có thể là kho tạm của doanh nghiệp. Nhằm lưu kho những hàng hóa theo dạng “bill and hold” chứ không phải cho khách hàng).
- Kiểm tra các thông tin giao hàng bị thiếu.
- Rà soát chi phí giao hàng (tăng đột biến) vào cuối năm.
- Rà soát số lượng giao dịch bán hàng (tăng đột biến) vào cuối năm.
- Rà soát các giao dịch sau ngày cuối kỳ do doanh thu tháng liền kế ngày cuối kỳ. Hoặc các tháng sau (có thể sụt giảm) do hàng hóa bị trả lại.
6) Tạo ra doanh thu ảo (Fictitious sales)
Một trong nhưng phương pháp khá phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng để cải thiện doanh thu. Và ghi tăng lợi nhuận cao hơn thực tế là tạo ra doanh thu ảo. Doanh thu ảo được ghi nhận thông qua việc tạo ra các đơn đặt hàng không có thật. Các đơn hàng hư cấu cho những khách hàng hiện tại hoặc những khách hàng không có thực.
Để hợp lý hóa phần nào những gian lận về ghi nhận doanh thu. Doanh nghiệp tạo ra các hồ sơ khách hàng giả. Những chứng từ đi kèm giả chứng minh thu nhập đã phát sinh, hàng hóa đã được chuyển giao hoặc dịch vụ đã được cung cấp.
Ví dụ 9: Năm 2010, Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (nay là CTCP Kinh doanh LPG Việt Nam – PVG) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán. Lợi nhuận ròng trên báo cáo hợp nhất sau kiểm toán của PVG đạt 35,83 tỷ đồng, giảm 1,2 tỷ đồng so với báo cáo trước kiểm toán.
Đáng chú ý là đơn vị kiểm toán có ý kiến loại trừ việc ghi nhận cổ tức từ lợi nhuận năm 2010 của Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp (PGD), PVG tạm ghi nhận khoản cổ tức 9,28 tỷ đồng của PGD vào doanh thu hoạt động tài chính năm 2010. Tại ngày 31/12/2010, việc phân phối cổ tức nói trên chưa được đại hội cổ đông của PGD phê duyệt. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14) – Doanh thu và thu nhập khác, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông có quyền nhận cổ tức. Nếu Công ty áp dụng VAS 14, doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận trước thuế cho năm 2010 sẽ giảm một khoản tương ứng là 9,28 tỷ đồng.
⇒ Việc tạo ra doanh thu ảo có thể được phát hiện bằng những thủ tục kiểm toán như:
- Xem xét, rà soát các khoản doanh thu tăng đột biến vào những tháng cuối kỳ.
- Phát hiện những điều chỉnh doanh thu bất thường cuối kỳ báo cáo.
- Rà soát những khách hàng có tên hoặc địa chỉ không được xác nhận. Và khách hàng không có mối quan hệ kinh doanh rõ ràng với doanh nghiệp.
- Doanh thu bán hàng tăng nhưng giá vốn hàng bán và tỷ suất lợi nhuận gộp lại không tăng tương ứng.
- Tỷ lệ nợ xấu tăng theo tỷ lệ doanh thu.
- Doanh thu tăng nhưng chi phí vận chuyển không tăng.
Những gian lận doanh thu dạng này tương đối dễ điều tra. Khi thấy dấu hiệu gian lận có khả năng tồn tại như trên. Nhóm kiểm toán viên nên tập trung vào điều tra nhân viên phòng kế toán:
- Doanh thu được ghi nhận không theo quy trình lập hóa đơn thông thường.
- Chứng từ trong sổ nhật ký không có đầy đủ, hợp lệ và xác thực.
- Kế toán viên có chịu áp lực để thực hiện các điều chỉnh sổ nhật ký.
- Kế toán viên có chịu áp lực phải tạo ra hóa đơn giả để làm tăng doanh thu.
Kiểm toán viên cũng nên hỏi nhân viên bán hàng và nhân viên giao hàng về:
- Việc có hay không sự tồn tại những hóa đơn bán hàng.
- Việc giao hàng cho khách hàng những lô hàng cao bất thường. Mà khách hàng là những khách hàng mới, không quen thuộc.
Ngoài ra, kiểm toán viên cũng nên xem xét thực hiện các thủ tục phát hiện sau:
- Gửi xác nhận cho khách hàng đối với những giao dịch đáng ngờ.
- Xác minh tính chính xác của các chứng từ chứng minh những giao dịch đó.
- Xác định số tiền thu được trong kỳ sau.
- Xác nhận những doanh thu bán hàng bị trả lại trong kỳ sau.
- Thông qua cơ sở dữ liệu trực tuyến (ví dụ: mã số thuế), hồ sơ danh sách khách hàng. Để xác minh sự tồn tại và hợp pháp của khách hàng.
- Thực hiện các thủ tục để xác nhận hàng bán không bị trả lại một cách bất hợp lý.
7) Giao dịch lòng vòng (round tripping)
Thủ thuật “round tripping” bao gồm việc ghi nhận các giao dịch xảy ra giữa các doanh nghiệp. Nhưng không đem lại lợi ích kinh tế cho bất kì bên nào. Ví dụ, công ty A cung cấp khoản vay cho khách hàng. Để khách hàng đó sử dụng khoản vay cho mục đích mua lại sản phẩm của công ty A. Nếu khoản vay được cho vay mà không có triển vọng tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Thì khách hàng đó sẽ không cần thiết phải hoàn trả. Những giao dịch đó được thực hiện với mục đích duy nhất là làm khống doanh thu. Và tạo ra khối lượng lớn các hàng hóa được bán.
Thủ thuật gian lận doanh thu này hiện đang diễn ra rộng rãi. Nhất là trong các ngành công nghiệp viễn thông, dầu khí và khí ga. Chẳng hạn, rất nhiều các công ty viễn thông khống số lượng hàng bán bằng việc chuyển đổi quyền sử dụng mạng lưới cáp quang với các doanh nghiệp viễn thông khác (Hình thức này còn được biết đến như “hoán đổi năng suất” trong ngành viễn thông). Những giao dịch này đôi khi được ghi nhận là các khoản doanh thu. Mặc dù việc hoán đổi không tạo ra doanh thu cho các công ty này.
8) Ghi nhận khống doanh thu với các bên liên quan (related party)
Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát. Hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động. Giao dịch với các bên liên quan luôn là một trong những vấn đề khó phát hiện khi kiểm toán báo cáo tài chính. Vì chúng thường bị giấu đi nhằm mục đích tư lợi cho doanh nghiệp.
Lợi dụng điều này, thời điểm cuối năm các doanh nghiệp có ý muốn gian lận doanh thu trong báo cáo. Sẽ tạo ra các giao dịch bán hàng khống với các bên liên quan. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu lớn bất thường vào thời điểm cuối năm. Qua đó làm tăng lợi nhuận và vốn chủ sở hữu. Thông thường, các giao dịch sẽ là giao dịch bán hàng của công ty mẹ cho công ty con hoặc ngược lại. Bằng việc bán hàng với một mức lợi nhuận nhất định. Công ty mẹ được ghi nhận một khoản lãi làm tăng lợi nhuận.
Ngoài ra, công ty mẹ còn tiết kiệm được một khoản chi phí bán hàng nhất định. Như chi phí quảng cáo, vận chuyển và một số chi phí liên quan khác (phí quản lý, luật sư, bảo hiểm…) không phát sinh khi bán cho bên liên quan. Qua đó, lợi nhuận công ty mẹ được tăng một cách đáng kể. Và số dư tài sản trên báo cáo tài chính hợp nhất sẽ tăng một khoản tương ứng với mức tăng lợi nhuận.
Ví dụ 10: Ngày 20 tháng 12 năm 2022, công ty mẹ bán một lô hàng trị giá 100.000 USD cho công ty con.
– Giá vốn hàng bán 80.000 USD.
– Chi phí bán hàng liên quan đến lô hàng này 500 USD (phí vận chuyển).
– Các giao dịch bán hàng thông thường với giá trị 100.000 USD sẽ phát sinh phí vận chuyển 1.000 USD.
– Phí hợp đồng (luật sư) 500 USD. Phí bảo hiểm 1.500 USD và các chi phí khác 500 USD.
Đây là các khoản chi phí công ty mẹ tiết kiệm được khi bán hàng cho công ty con 4.500 USD ($500 + $1.000 + $1.500 + $500).
Với giao dịch khống này, công ty mẹ sẽ chuyển lô hàng này từ kho của công ty mẹ sang kho công ty con. Và ghi nhận khoản lợi nhuận trị giá 19.500 USD ($100.000 – $80.000 – $500 ) trên báo cáo thu nhập của công ty mẹ.
Khi lên báo cáo tài chính hợp nhất cho tập đoàn, doanh nghiệp sẽ ghi nhận giao dịch này như giao dịch bán hàng thông thường ra bên ngoài. Thay vì ghi nhận là giao dịch bán hàng với các bên liên quan. Bên liên quan ở đây nghĩa là, về mặt bản chất, cùng chịu sự kiểm soát thao túng của một ông chủ. Nhưng về mặt sổ sách, pháp lý thì không có mối liên hệ gì. Nên không cần phải công bố trong BCTC. Bằng cách này, doanh thu 100.000 USD, giá vốn hàng bán 80.000 USD và phí vận chuyển 500 USD không bị trừ đi trên báo cáo thu nhập hợp nhất. Dẫn đến lợi nhuận trên báo cáo hợp nhất cao hơn thực tế 19.500 USD. Vốn chủ sở hữu cũng bị ghi tăng 19.500 USD.
Ngoài ra, trên bảng cân đối kế toán hợp nhất. Giá trị hàng tồn kho trị giá 80.000 USD bị ghi tăng lên 100.000 USD. Chi phí vận chuyển bị ghi tăng 500 USD. Như vậy, giá trị tài sản trên báo cáo hợp nhất bị ghi tăng cao hơn thực tế 19.500 USD. Thủ thuật gian lận doanh thu này diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam. Vì giao dịch giữa các bên liên quan rất khó phát hiện nếu doanh nghiệp cố tình giấu nhẹm đi giữa hàng ngàn giao dịch bán hàng thông thường. Lợi nhuận, vốn chủ sở hữu và tài sản của doanh nghiệp trên báo cáo được ghi tăng một cách dễ dàng. Chỉ thông qua một hợp đồng bán hàng thông thường.
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về các thủ thuận gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính phổ biến. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về gian lận là gì? Động cơ nào khiến các doanh nghiệp gian lận báo cáo tài chính? Cũng như những thủ thuật gian lận thông thường trong doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư phát hiện rủi ro, đánh giá sức khỏe tài chính. Và tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các thủ thuận gian lận báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể tìm hiểu series về gian lận báo cáo tài chính của Cú gồm:
1. Bật mí các loại gian lận báo cáo tài chính Phần 2 – Gian lận tài sản
2. Gian lận sử dụng tài sản và dòng tiền trong doanh nghiệp – Phần 3
3. Các tình huống về gian lận báo cáo tài chính trên thế giới – Phần 4
4. Các gian lận báo cáo tài chính thực tế tại Việt Nam – Phần 5
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969