Các gian lận báo cáo tài chính thực tế tại Việt Nam – Phần 5
Gian lận báo cáo tài chính để thu lợi là một điều không quá lạ lẫm đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là các tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán. Và gian lận báo cáo tài chính không chỉ là vấn nạn phổ biến tại Việt Nam. Mà trên cả thế giới từ rất nhiều năm trở lại đây.
Các hình thức về gian lận báo cáo tài chính cũng ngày càng phức tạp và muôn hình muôn vẻ. Thông thường thì các nhà phân tích về kiểm toán, tài chính sẽ chỉ nhận ra khi sự việc đã diễn ra. Và bị vỡ lở do một sự cố nào đó. Một phần vì những thủ thuật được sử dụng tinh vi và luôn thay đổi phương thức mới. Còn một phần vì sự tăng giá cổ phiếu khiến nhiều doanh nghiệp “nổi lòng tham” dẫn tới hành vi sai trái.
Tiếp sau bài viết “Các tình huống thực tế về gian lận báo cáo tài chính trên thế giới (P.4)” trong chuỗi series về gian lận báo cáo tài chính. Hãy cùng Cú khám phá những case study về gian lận báo cáo tài chính nổi tiếng trong giới kiểm toán tại Việt Nam ở bài viết này nhé!
1. Các tình huống thực tế về gian lận tại Việt Nam
1.1 Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT)
Bông Bạch Tuyết chắc hẳn là một thương hiệu rất nổi tiếng trên thị trường. Tuy nhiên, với nhiều nhà đầu tư thì đây là cổ phiếu lắm tài nhưng cũng nhiều tật.
1) Bông Bạch Tuyết là doanh nghiệp gì?
Bông Bạch Tuyết (BBT) vốn là một doanh nghiệp chuyên doanh trong lĩnh vực bông băng – gạc – thiết bị y tế. Tiền thân là một công ty nhà nước. Đến năm 1997, Bông Bạch Tuyết (BBT) chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
Mặc dù là một trong những đơn vị tiên phong niêm yết trên HOSE (năm 2004). Nhưng từ sau khi niêm yết BBT không còn hoạt động hiệu quả. Nội bộ công ty có sự đấu đá và cuối cùng là có hành vi gian lận trên báo cáo tài chính.
Tổng tài sản của công ty trong giai đoạn gian lận từ 2005-2008 chỉ khoảng 100-110 tỷ. Doanh thu chỉ khoảng 60-65 tỷ.
2) Sự việc gian lận tại BBT đã diễn ra thế nào?
Năm 2004, là thời gian mà công ty này niêm yết lần đầu. Tuy nhiên, những quy định của HOSE thời đó vẫn chưa chặt chẽ. BBT lên sàn với khoản lỗ 2,1 tỷ đồng.
Năm 2005, sau kiểm toán BBT công ty lãi 982 triệu đồng. Tuy nhiên, kiểm toán có nhiều ý kiến loại trừ với các khoản:
– Trích lập giảm giá hàng tồn kho.
– Thay đổi chính sách khấu hao làm giảm khấu hao hơn 1,2 tỷ.
– Sự bất thường trong việc sử dụng các khoản lương dự phòng để nộp BHYT, BHXH gần 147 triệu.
Năm 2006, BCTC trước kiểm toán của BBT cho thấy doanh nghiệp này lãi. Tuy nhiên, sau kiểm toán, công ty kiểm toán AISC chỉ đưa ra ý kiến chấp nhận có loại trừ.
Sự việc gian lận diễn ra tại Bông Bạch Tuyết
Cụ thể, AISC không chấp nhận nhiều khoản chi phí chưa trích đủ:
– Khấu hao thiếu 676 triệu đồng.
– Giảm giá vốn 3,540 triệu đồng.
– Trích dự phòng phải thu khó đòi thiếu 284 triệu đồng.
– Chi phí HĐQT sử dụng sai nguồn 161 triệu đồng
– Chi phí lãi chậm nộp tiền bán cổ phần Nhà nước 487 triệu đồng.
Có thêm một tình tiết đáng chú ý. Đó là ngày 31/12/2006, AISC không tham gia kiểm kê hàng tồn kho. Nên báo cáo cũng loại trừ ảnh hưởng của hàng tồn kho.
Kết thúc năm 2006 BBT ghi nhận lỗ 8,4 tỷ đồng.
Năm 2007, công ty thực hiện hồi tố các khoản ghi nhận sai trong năm 2006. Tổng kết năm công ty lỗ 6,8 tỷ đồng.
6 tháng đầu năm 2008 công ty lỗ hơn 4,5 tỷ đồng và ngừng sản xuất.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) ngày 14/7 của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết đã không thành công. Khi phương án phát hành thêm 8,16 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng vấp phải sự kháng cự của nhiều cổ đông. Trong đó có cổ đông lớn là CTCP Dệt may Gia Định.
3) Kết quả thanh tra
Thanh tra TPHCM sau khi thanh tra toàn diện giai đoạn hoạt động từ năm 2005 đến năm 2008 tại đơn vị này đã kết luận. Dù các công ty kiểm toán đã chỉ ra các yếu tố loại trừ mang tính trọng yếu. Nhưng lãnh đạo công ty không thực hiện điều chỉnh. Và tiếp tục để những sai phạm này (hạch toán chi phí không đúng, ghi nhận doanh thu khống, công nợ khống…) diễn ra vào các năm tiếp theo. Không chỉ vậy, lãnh đạo công ty còn chỉ đạo chỉnh sửa hồ sơ, sổ sách. Nhằm chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của công ty có lãi.
Sự việc nghiêm trọng đến mức độ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải chỉ đạo kiểm toán lại các báo cáo tài chính của BBT từ 2005-2008.
Vấn đề chính là nằm ở Tổng giám đốc Tạ Xuân Thọ cùng kế toán trưởng đã có hành vi tô vẽ.
Một số giao dịch và ghi nhận đáng chú ý. Như năm 2007, máy bông vệ sinh TIMTEX đã được đưa vào sản xuất từ rất lâu. Nhưng vẫn ghi nhận chi phí lắp đặt, chạy thử máy. Nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo khoản lãi giả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xưởng 16/2 Âu Cơ dù thực tế thanh lý là vào tháng 1/2008. Nhưng lại bị dời sang cuối năm 2007. Để hạch toán thu nhập vào năm 2007, đảm bảo hoạt động kinh doanh năm 2007 có lãi.
Ngoài ra, công ty còn cố ý cung cấp không đúng số liệu thực tế. Thể hiện qua các bản xác nhận công nợ giữa công ty với khách hàng có những số liệu khác nhau trong cùng thời điểm. Theo nhận xét của một đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính công ty. Điều này cho thấy có sự gian lận với sự đồng thuận giữa Công ty CP BBT và khách hàng. Làm việc với đoàn thanh tra, các nguyên tổng giám đốc, nguyên kế toán trưởng công ty qua các thời kỳ thừa nhận. Họ đã chỉ đạo và thực hiện điều chỉnh các bút toán. Với mục đích báo cáo tài chính có lãi để có thể phát hành thêm cổ phiếu.
Công ty cấu kết với khách hàng hạch toán “2 sổ” cùng 1 giao dịch. Nhưng có những ghi nhận khác nhau giữa thực tế và giấy tờ giao dịch.
Quá trình thanh tra cũng phát hiện Công ty CP BBT có nhiều sai phạm nghiêm trọng về tài chính, kế toán. Cụ thể:
Năm 2006 – 2008, công ty bán phế liệu với tổng giá trị 490 triệu đồng. Nhưng không xuất hóa đơn tài chính.
Năm 2008 các giao dịch trục lợi của ban lãnh đạo công ty được nhìn thấy rõ ràng nhất. Khi mà có đến 217 triệu đồng được chi ra không có hóa đơn chứng từ.
Nhiều khoản chi vượt quy chế công ty như tiếp khách, hội họp, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi lên đến 6,09% so với tổng chi phí trong năm. Trong khi theo Quy chế tài chính của công ty là không quá 5%.
Đáng chú ý là dù công ty lỗ. Nhưng lương thưởng cho tổng giám đốc cũng vượt quá hạn mức.
Điều nực cười nhất là bệnh viện Bạch Tuyết dù đã chi gần 464 triệu đồng và triển khai được 8 tháng. Nhưng vẫn chưa có một hạng mục nào được hoàn thành. Chỉ thấy một điều rất lạ. Đó là các khoản cho tiếp khách lại chiếm hơn 76% tức là gần 355 triệu đồng.
Bên cạnh đó, BBT cũng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước tại thời điểm cổ phần hóa.
Trong các năm 1998 – 2003, công ty kinh doanh có lãi. Đã thanh toán cổ tức đầy đủ cho các cổ đông khác. Nhưng lại không thanh toán dứt điểm khoản cổ tức phát sinh của cổ đông Nhà nước. Đến thời điểm 31-12-2008, công ty nợ tồn đọng tiền bán phần vốn Nhà nước. Cổ tức giai đoạn 2000 – 2003 và lãi phạt. Tổng cộng hơn 5,2 tỷ đồng.
Cuối cùng ban lãnh đạo công ty cũng đã thừa nhận đã trực tiếp chỉ đạo các sai phạm. Mục đích chỉ để làm đẹp báo cáo phát hành thêm cổ phiếu.
4) Kết luận
Trong cả giai đoạn từ 2004 – 2008, BCTC của BBT đã tồn tại hầu như tất cả các loại gian lận. Bao gồm: Che giấu công nợ và chi phí, đánh giá sai tài sản, ghi nhận sai kỳ kế toán và cố tình che giấu thông tin. Các sai phạm này mang tính hệ thống, có sự tham gia từ nhiều phía. Và nhằm mục đích làm đẹp BCTC, ghi nhận khoản lãi ảo để che giấu tình hình kinh doanh thua lỗ. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sức ép thị trường. Mà một phần nguyên nhân quan trọng chính là đạo đức nghề nghiệp. Sự liêm khiết của lãnh đạo và nhân viên công ty.
1.2 Công ty Cổ phần Container phía Nam (Mã chứng khoán VSG)
1) CTCP Container phía Nam là doanh nghiệp gì?
CTCP Container Phía Nam (UPCOM: VSG) được thành lập từ năm 1976. Năm 2008, Công ty niêm yết lên sàn HOSE với vốn điều lệ hơn 110 tỷ đồng. Sau khi lên sàn không lâu, tới năm 2010, Công ty bắt đầu chuỗi thua lỗ triền miên. Tới năm 2013, Công ty buộc phải hủy niêm yết và chuyển về giao dịch ở sàn UPCOM. Trong 10 năm liên tiếp, Công ty liên tục báo lỗ hàng chục tỷ mỗi năm.
2) Ý kiến của Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C) về báo cáo tài chính hợp nhất tại ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Công ty CP Container Phía Nam:
“Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính tổng hợp sau khi được điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên. Đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty CP container Phía Nam tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2010. Cũng như kết quả kinh doanh. Và các luồng lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày. Phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành. Và các quy định pháp lý có liên quan.
Các vấn đề lưu ý: Không phủ nhận các ý kiến đã nêu trên. Chúng tôi chỉ muốn lưu ý các điểm sau:
– Công ty thực hiện xử lý chênh lệch giá hối đoái do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ cuối năm. Theo hướng dẫn của thông tư 201/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ tài chính. Theo đó khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ cuối năm của khoản vay dài hạn với số tiền 33.163.744.082 VNĐ đang được ghi nhận trên chỉ tiêu Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Và được phân bổ vào các năm sau với thời gian không quá 5 năm.
– Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010, tổng nợ ngắn hạn của công ty vượt quá tổng tài sản ngắn hạn là 76.391.940.937 VNĐ. Công ty đang thực hiện đàm phán lại các khoản vay để có kế hoạch trả nợ phù hợp. Gian lận ở đây là Công ty Cổ phần Container Phía Nam đã không khai báo đầy đủ thông tin trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Container Phía Nam (VSG). Kiểm toán viên lưu ý người sử dụng đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ cuối năm của khoản vay dài hạn với số tiền 33,16 tỷ đồng đang được ghi nhận trên chỉ tiêu “chênh lệch tỷ giá hối đoái”.
Điều này giúp cho người sử dụng hiểu được việc áp dụng TT 201/2009 giúp cho công ty giảm lỗ 33,16 tỷ đồng. Nếu áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính của công ty năm 2010 không phải con số lỗ 40,66 tỷ đồng. Mà là con số lỗ 73,82 tỷ đồng. Qua đó cho người sử dụng thấy một phần lợi nhuận được tạo ra (hoặc một phần giảm lỗ). Là do sự thay đổi cách hạch toán mà có. Chứ không phải do bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra.
Như vậy, việc không khai báo đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng Báo cáo tài chính. Các thông tin thường không đựợc khai báo đầy đủ trong thuyết minh như nợ tiềm tàng. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán. Thông tin về bên có liên quan, các những thay đổi về chính sách kế toán.
1.3 Công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (Mã chứng khoán TTF)
1) Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành là doanh nghiệp gì?
Gỗ Trường Thành là Tập đoàn dẫn đầu về lĩnh vực chế biến gỗ tại Việt Nam. Với hệ thống nhà máy được trang bị công nghệ chế biến hiện đại của Châu Âu.
Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) là nhà sản xuất chuyên cung cấp, lắp đặt, thi công nội – ngoại thất được thành lập từ năm 1993 tại Đăk Lăk. TTF gồm 11 công ty con trải dài từ Bình Dương, Đăk Lăk, Bình Định, Phú Yên. Chủ yếu hoạt động trong ngành nội thất, chế biến gỗ và trồng rừng. Sản phẩm của TTF cung cấp cho các thương hiệu nổi tiếng ở các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Âu… Như Crate & Barrel, Four Hands, Natuzzi, Williams Sonoma, Restoration Hardware, Asahi…
Trong nước, TTF là đơn vị cung ứng nội thất lớn cho các nhà phát triển bất động sản hàng đầu. Như: Vingroup, Novaland, Sun Group, Vạn Thịnh Phát… Các dòng sản phẩm của TTF được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất hiện đại. Cho các khu căn hộ, villa, trung tâm thương mại, các khu nghỉ dưỡng cao cấp…
2) Sự việc gian lận tại TTF đã diễn ra thế nào?
Từng là doanh nghiệp đầu ngành của sản xuất và xuất khẩu gỗ Việt Nam. Trước năm 2010, TTF vay nợ rất nhiều để kinh doanh gỗ TEAK (một loại gỗ cao cấp). Tuy nhiên, do suy thoái kinh tế, xu hướng tiêu dùng chuyển sang phân khúc trung bình. TTF sa lầy trong các khoản nợ và hàng tồn kho. Năm 2011-2012, các khoản nợ phải trả gấp 4 lần vốn chủ sở hữu. Công ty đứng trước nguy cơ phá sản.
Tuy nhiên, cuộc tái cơ cấu cuối năm 2013 đem lại hy vọng cho TTF. Với một loạt các biện pháp được đưa ra. Như phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá, bán nợ xấu, được ngân hàng xóa lãi vay. Cùng với việc một công ty con của Vingroup mua lại 49,9% cổ phần và 1200 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. Từ mức giá 5000đ/cổ phiếu năm 2013, đến 18/7/2016, cổ phiếu TTF đạt mức kỷ lục 43.600đ/cổ phiếu.
Bất ngờ, vào ngày 19/7/2016, cổ đông của TTF nhận được thông báo Vingroup tạm dừng chuyển đổi khoản vay trị giá 1202 tỷ đồng. Do phát hiện một số “sai lệch nghiêm trọng” giữa thông tin, số liệu thực tế với thông tin, số liệu được công bố.
Ngày 2/8/2016, Gỗ Trường Thành lại khiến nhà đầu tư bị sốc khi công bố: Lỗ hơn 1.100 tỷ đồng trong quý 2. Nguyên nhân là do gần 1000 tỷ đồng giá trị hàng tồn kho bị “bốc hơi” so với số liệu trên sổ sách.
Ngày 31/8/2016, công ty kiểm toán E&Y đã công bố báo cáo soát xét báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF). Ý kiến của Kiểm toán đưa ra cho thấy tình hình tài chính của TTF thực sự không tốt. Hàng loạt dữ liệu đã được điều chỉnh hồi tố cho báo cáo tài chính năm 2015. Và các dữ liệu kiểm toán 6 tháng đầu năm 2016. Theo E&Y thì các điều kiện này cho thấy có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu. Có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của nhóm Công ty. Một số khoản mục phải điều chỉnh hồi tố đáng chú ý như sau:
- Chi phí lãi vay điều chỉnh tăng 23,9 tỷ đồng.
- Dự phòng phải thu khó đòi của năm 2014 và 2015 tăng lần lượt 132,7 và 224,7 tỷ đồng. Tương ứng tăng chi phí quản lý năm 2015 thêm 92 tỷ đồng.
- Phân loại lại 598,7 tỷ đồng từ “Vay chuyển đổi dài hạn” sang “Vay chuyển đổi ngắn hạn”.
- Loại trừ lãi chưa thực hiện từ việc thanh lý khoản đầu tư có giá trị 36 tỷ đồng.
- Ban giám đốc TTF đã ghi nhận khoản chênh lệch thiếu khi thực hiện kiểm kê hàng tồn kho. Với giá trị 1.051,92 tỷ đồng. Do vậy giảm giá trị hàng tồn kho với số tiền tương ứng. E&Y cho biết không thể xác định được thời điểm phát sinh khoản chênh lệch thiếu này là trong các kỳ báo cáo trước hay trong kỳ báo cáo hiện hành. Do đó, E&Y không thể xác định được liệu có cần điều chỉnh đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ. Và báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất giữa niên độ hay không.
Trong bản BCTC này, với việc ghi nhận hao hụt và mất mát hàng tồn kho xấp xỉ 1.052 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán của TTF đã tăng vọt lên 1.763 tỷ đồng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Gỗ Trường Thành âm tới 1.085,5 tỷ đồng.
Cùng với hàng tồn kho, một số giao dịch kinh doanh cũng bị E&Y nghi ngờ là “ảo”.
- Báo cáo soát xét cho biết TTF đã ghi nhận doanh thu từ các nghiệp vụ bán hàng cho một nhóm khách hàng. Với tổng số tiền là 520 tỷ đồng, chiếm gần 60% doanh thu. Dựa trên các thông tin được cung cấp, E&Y không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp. Để xác định tính hiện hữu của các nghiệp vụ bán hàng này. Do đó, E&Y không thể xác định liệu có cần điều chỉnh đối với doanh thu và giá vốn hàng bán. Đã ghi nhận từ các nghiệp vụ bán hàng này cho kỳ kế toán sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2016.
- Lớn nhất trong các giao dịch này là giao dịch với Thương mại và Xây dựng DLC (150,6 tỷ đồng). Đây là một đối tác hợp tác kinh doanh hàng ngoại thất xuất nhập khẩu với TTF. Dù không phải tổ chức có liên quan tới TTF. Nhưng được biết, năm 2015, TTF đã bảo lãnh tất cả các khoản vay của DLC tại VietABank với giá trị tối đa 420 tỷ đồng.
Ngân hàng đã yêu cầu TTF đưa ra phương án xử lý khi hiện DLC đang nợ quá hạn cả gốc lẫn lãi 90 tỷ đồng. So với số liệu công ty tự lập trước đó. Khoản lỗ 6 tháng đầu năm tăng thêm 13 tỷ đồng. Từ lỗ 1.072 tỷ đồng lên 1.083 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính đến 30/6/2016 tăng thêm 130 tỷ đồng so với số liệu do công ty tự lập đã công bố trước đây (từ 1.082 tỷ đồng lên 1.211 tỷ đồng). Nguyên nhân còn do lỗ lũy kế chưa phân phối kỳ trước đã có sự thay đổi. Tăng từ lỗ 9,35 tỷ đồng (báo cáo tự lập) lên lỗ 130 tỷ đồng (báo cáo soát xét).
- E&Y cũng nhấn mạnh tính hình tài chính hiện hiện nay của TTF với khoản lỗ riêng trong 6 tháng đầu năm 1.085 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tới ngày 30/6 đã lên tới 1.211,4 tỷ đồng. Vào ngày 30/6/2016, nợ phải trả ngắn hạn của TTF đã vượt hơn tài sản ngắn hạn với số tiền là 425 tỷ đồng. “Các điều kiện này cho thấy có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu. Có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Nhóm Công ty”.
- Việc phải điều chỉnh giảm tới 218 tỷ đồng khoản phải thu số liệu đã được Công ty kiểm toán DFK kiểm toán “chốt” cùng TTF vào cuối năm 2015. Vì phát hiện thiếu khi kiểm kê hàng tồn kho 6 tháng. Sau đó đã thể hiện một mối liên hệ với nhau giữa các số liệu này. Nghi vấn mà nhiều nhà đầu tư đưa ra là 218 tỷ đồng phải thu này nhiều khả năng là không “có thật”. Và liệu có tồn tại việc “bắt tay” nào giữa DFK và TTF hay không.
Không nói đến những nội dung E&Y không thể đưa ra kết luận. Ngay những khoản phải điều chỉnh hồi tố cũng đã cho thấy. Báo cáo tài chính của TTF có nhiều vấn đề như ghi thiếu công nợ và chi phí. Ghi khống doanh thu, đánh giá sai tài sản (trích lập thiếu dự phòng). Phân loại không đúng kỳ đối với khoản vay lên tới gần 600 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho bị mất quá lớn. Khiến người ta không thể nghĩ đến trường hợp biển thủ, ăn cắp tài sản. Mà buộc phải cho rằng có sự liên kết giữa TTF và công ty kiểm toán trong việc kê khống số tài sản khổng lồ cả về giá trị lẫn khối lượng này.
3) Nguyên nhân gian lận kế toán của công ty gỗ Trường Thành (TTF)
- Dự định chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp: Quay trở lại năm 2005, đây là giai đoạn TTF đạt kết quả kinh doanh tốt. Cụ thể trong 3 năm, từ 2005 – 2007, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của TTF đều tăng trưởng trên 100%.
Cũng trong giai đoạn này, đồ gỗ ngoại thất và nội thất lần lượt chiếm tỷ trọng lớn trong 4 nhóm sản phẩm của Công ty: 64,6% và 20,92%. Sở dĩ doanh thu nhóm đồ gỗ ngoại thất tăng vì nguyên liệu chủ yếu làm bằng gỗ Teak. Có giá trị cao gần gấp đôi gỗ khác. Nên khi tăng sản lượng dòng hàng làm bằng nguyên liệu này tác động mạnh đến doanh thu của TTF. Mục đích chuyển sang gỗ Teak của TTF cũng nhằm vào việc hạn chế đối thủ cạnh tranh (thay vì sử dụng gỗ hương).
Thêm nữa, vào năm 2006, tỷ lệ gỗ dùng trong sản xuất của TTF là Teak (chiếm 33%); bạch đằng (30%) (chủ yếu nhập từ châu Phi và Nam Mỹ); trâm, xoan… (15%); hương, căm xe… (9%). Thông thường, 80% nguyên liệu gỗ của TTF đều nhập từ nước ngoài. Có nguồn gốc phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Chỉ 20% còn lại là nguyên liệu trong nước, có giá trị thấp.
Teak là loại gỗ có giá trị, nên khi gỗ nguyên liệu tăng 20% thì giá thành đồ gỗ tăng 10%. Cho nên, giá bán của TTF luôn cao hơn giá bán của các công ty cùng ngành từ 5 – 10%. Do xuất khẩu vẫn tốt và Châu Âu là thị trường chủ lực. Nên việc lựa chọn phân khúc sản phẩm này thời điểm đó là phù hợp.
Khi thị trường bước vào khủng hoảng, nhu cầu về đồ gỗ đã thay đổi đáng kể. Việc dự trữ một lượng lớn những loại gỗ đắt tiền dành cho xuất khẩu khiến TTF chịu mất mát. Khách hàng không còn chuộng sản phẩm đắt đỏ. Mà quay sang lựa chọn các dòng rẻ tiền hơn. Khiến TTF bị chôn vốn, không có tiền để chuyển sang những mặt hàng rẻ hơn phục vụ thị trường. Và sau đó phải bán lỗ số gỗ quý.
Từ 2009 – 2011, tỷ lệ gỗ Teak sử dụng trên thực tế liên tục giảm từ 23% xuống còn 5%. Ngoài ra, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu và thị trường cũng có sự dịch chuyển rõ rệt. Nếu trước đây, Châu Âu là thị trường chiếm đến 60% sản lượng xuất khẩu của TTF. Và sản phẩm ngoại thất cao cấp chiếm tỷ trọng lớn. Thì khi kinh tế khủng hoảng, hàng nội thất trung bình và giá rẻ “lên ngôi”.
- Thiếu hụt nguồn tiền trả nợ do lượng hàng gỗ cao cấp ứ đọng: Để sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu mới. TTF phải nhập thêm các loại gỗ mà trước đây Công ty chưa có sự chuẩn bị như: cao su, tràm,… Như vậy, nguồn nguyên liệu gỗ Teak và bạch đằng xem như “không có đất dụng võ”. Diễn tiến thị trường đã không diễn ra như dự đoán của TTF.
Gỗ Teak ứ đọng đến mức, năm 2011, ban lãnh đạo TTF quyết bán hàng tồn kho. Mà công ty đã nhập dự trữ trước đó ở mức 250 – 300 tỷ đồng. Và chấp nhận lỗ lên đến 20% để giải quyết nguồn vốn ngắn hạn cho sản xuất. Và giải tỏa bớt áp lực về chi phí lãi vay.
Với Trường Thành, vấn đề không dừng lại ở đó, mà còn là hàng trăm tỷ đồng đầu tư ngoài ngành. Vào các lĩnh vực bất động sản, y tế, thủy sản… trong năm 2008. Và đều đặn chi tiền tỷ để đầu tư vào kênh này trong những năm tiếp theo. Đầu tư ngoài ngành với số tiền lớn trong nhiều năm nhưng chưa thể ghi nhận nguồn thu. Gỗ Trường Thành rơi vào cảnh nợ bủa vây và mất khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn. Vào giữa năm 2013, lượng tiền mặt của công ty lúc ấy chỉ còn vỏn vẹn 2 tỷ đồng. Nhưng phải chịu áp lực từ nhiều phía. Trong đó có áp lực biến động tăng gấp 2 thậm chí là gấp 3 lần của lãi suất tiền vay từ các ngân hàng.
- Nhu cầu thị trường chuyển sang loại gỗ giá rẻ nhưng công ty trở tay không kịp và thiếu hụt vốn: Năm 2010, trong khi tỷ trọng sử dụng gỗ Teak chỉ còn 8%. Thì nhu cầu về đồ gỗ làm từ gỗ cao su bỗng nhiên tăng vọt đến 43%. Giá nguyên liệu tăng mạnh do phía Trung Quốc, thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ hai khu vực Châu Á nhập khẩu ồ ạt.
Trong tình thế này. TTF hầu như không kịp trở tay. Ngược lại, đến năm 2011 – 2012, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu gỗ cao su chỉ còn 18%; tràm, keo, xoan đào… “đảo ngược” tình thế với 60%. Vì một lý do đơn giản là xu hướng hàng giá rẻ vẫn tồn tại, thậm chí lớn hơn trước. Tuy nhiên, với thị trường nội địa, đang chiếm khoảng 40% doanh thu của TTF lại chuộng gỗ cherry, gỗ đỏ, hương… để sử dụng để trang trí nội thất. Vì lẽ đó, TTF phải duy trì tồn kho nguyên liệu gỗ giá trị ở mức cao. Nhưng lại cần thời gian và vốn để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho những nhu cầu mới.
4) Hậu quả của việc gian lận kế toán của công ty gỗ Trường Thành (TTF)
Ngay khi thông tin này được công bố, cổ phiếu TTF đã có chuỗi giảm sàn kỷ lục tới 24 phiên liên tiếp. Bốc hơi hơn 80% giá trị từ 43.600 đồng xuống 8.100 đồng. Sau đó, khi công bố BCTC quý 2/2016. Gỗ Trường Thành đã giáng một đòn choáng váng vào các cổ đông. Với khoản lỗ bất ngờ lên đến 1.081 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2016 “kinh hoàng”, Gỗ Trường Thành báo lỗ ròng 1.271 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả lên đến 3.453 tỷ đồng. Trong khi đó vốn chủ sở hữu còn vỏn vẹn 132 tỷ đồng. Cổ phiếu TTF đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch. Cha con người sáng lập – ông Võ Trường Thành – đã phải đắng cay từ giã sự nghiệp cả đời của mình. Và đối mặt với việc đền bù thiệt hại đã gây ra cho công ty.
Thế nhưng, không dừng lại ở đó. “Đống đổ nát” ở TTF vẫn còn rất ngổn ngang. Khi năm 2019, ban quản trị công ty lúc này đã có sự thay đổi khi ông Mai Hữu Tín làm Chủ tịch HĐQT. Gỗ Trường Thành tiếp tục lỗ nặng, vốn chủ sở hữu âm hơn 500 tỷ đồng. Và đối mặt với án hủy niêm yết bắt buộc từ Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM theo Điều 60, Nghị định 58/2021/NĐ-CP.
Đối với các nhà đầu tư. Ngay khi thông tin kiểm kê phát hiện thiếu tới gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho. Và lỗ gộp tới 807 tỷ đồng, lỗ ròng 1.073 tỷ đồng được công bố: Đầu tháng 8/2016, Công ty Cổ phần Gỗ Trường Thành với mã niêm yết trên thị trường chứng khoán là TTF bất ngờ công bố lỗ hơn 1.100 tỷ đồng trong quý II/2016. Do phát hiện thiếu tới gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho. Và trích lập dự phòng đối với khoản phải thu khó đòi 227 tỷ đồng.
Khi thông tin được công bố, giá cổ phiếu của TTF đang từ mức hơn 43.700 đồng/cổ phiếu (ngày 19/7). Giảm giá một mạch đến 19/8 chỉ còn 8.100 đồng/CP. Cổ phiếu TTF mất giá đột ngột tới 80% đã khiến nhiều nhà đầu tư không kịp trở tay. Họ bức xúc vì bị thua lỗ nặng.
Giá cổ phiếu giảm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông. Cổ phiếu giảm thê thảm khiến các nhà đầu tư đang nắm giữ hai cổ phiếu này thua lỗ nặng. Ngoài ra, các cổ đông lớn còn đối mặt với nỗi lo phá sản của công ty.
Theo các nhà đầu tư chứng khoán. Từ trước đến nay, nhà đầu tư chỉ biết tin cậy vào báo cáo kiểm toán doanh nghiệp của các công ty kiểm toán để ra quyết định đầu tư. Chính vì vậy, gian lận kế toán, không trung thực. Hay cố tình lừa dối sẽ gây ra hậu quả là thua lỗ nặng nề cho các nhà đầu tư.
Ngoài việc thua lỗ nặng nề, TTF còn đánh mất hoàn toàn niềm tin của các nhà đầu tư mới trên thị trường chứng khoán vào thời điểm bấy giờ. Thậm chí, nó như một “vết nhơ” ít nhiều vẫn còn ảnh hưởng cho tới thời điểm hiện tại.
1.4 CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC)
Sáng ngày 08/08/2015, CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (HOSE: JVC) công bố BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2015. Với khoản lỗ ròng gần 1,336 tỷ đồng. Gấp hơn 2 lần so với con số trước đó trên BCTC tự lập của Công ty (lỗ ròng hơn 620 tỷ đồng). Ngoài ra, BCTC kiểm toán cũng hé lộ thêm hàng loạt vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn từ đợt phát hành trước đó. Và các giao dịch với các công ty con có liên quan đến các thành viên tiền nhiệm của Ban Giám đốc.
1) Vấn đề trên báo cáo tài chính
So với trước kiểm toán, doanh thu thuần của JVC tăng nhẹ lên gần 504 tỷ đồng (so với 423 tỷ đồng theo BCTC tự lập). Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng đột biến khiến lãi gộp chỉ còn vỏn vẹn gần 3.4 tỷ đồng. Giảm đáng kể so với con số hơn 347 tỷ đồng cùng kỳ năm 2014. Và gần 114 tỷ đồng theo BCTC đã công bố trước đó.
Mặc dù vậy, các khoản chi phí mới là những khoản mục biến động nhất sau kiểm toán. Chi phí tài chính của JVC tăng lên gần 134 tỷ đồng. Gấp 6 lần so với trước kiểm toán. Nguyên nhân là do xuất hiện khoản mục chi phí dự phòng cho đầu tư tài chính dài hạn với giá trị 110.75 tỷ đồng. Mặc dù chi phí lãi vay giảm chỉ còn gần 16.5 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận hơn 1,159 tỷ đồng. Gấp gần 2 lần so với trước kiểm toán. Chủ yếu do dự phòng phải thu khó đòi.
Trong đó, theo thuyết minh BCTC, con số trên bao gồm gần 594 tỷ đồng là dự phòng được trích lập cho các khoản phải thu các công ty liên quan đến các thành viên tiền nhiệm của Ban Giám đốc. Hoặc các thành viên mật thiết trong gia đình họ.
Theo đó, lỗ ròng JVC ghi nhận trong năm 2015 lên tới gần 1,336 tỷ đồng. Gấp 2 lần so với con số đã công bố trước đó và giảm đáng kể so với kết quả năm 2014 (208 tỷ đồng). Khoản lỗ mà mỗi cổ phiếu JVC phải gánh là 11,874 đồng. Khoản mục lỗ lũy kế tính tới thời điểm 31/03/2016 của Công ty là hơn 990 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu chỉ còn hơn 556 tỷ đồng.
2) Nhân viên chủ chốt không cung cấp thông tin
Trong phần cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ. Công ty kiểm toán KPMG cho biết: “Chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ các thư xác nhận của một số nhân viên quản lý chủ chốt. Có quyền và trách nhiệm đối với việc lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát các hoạt động của Công ty. Và công ty con trong năm kết thúc ngày 31 tháng 3 năm 2016 về danh tính của các bên liên quan của họ. Do những hạn chế về thông tin, chúng tôi không thể hoàn tất được các thủ tục kiểm toán cần thiết. Để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính đầy đủ của các giao dịch với bên liên quan như được trình bày tại Thuyết minh 38 của báo cáo tài chính hợp nhất đính kèm”.
3) Sai phạm trong việc sử dụng nguồn vốn huy động từ chào bán cổ phiếu
Ngày 09/01/2015, Công ty đã hoàn tất việc chào bán ra công chúng hơn 50 triệu cổ phiếu. Với tổng số tiền thu về là gần 750 tỷ đồng. Với kế hoạch sử dụng vốn đã được phê duyệt điều chỉnh theo Nghị quyết số 01/2015 của ĐHĐCĐ ngày 19/11/2015. Tuy nhiên, theo kiểm toán viên, HĐQT JVC đã có sự thay đổi phương án sử dụng vốn. Mà không báo cáo với cổ đông và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Cụ thể, JVC đã sử dụng gần 104 tỷ đồng để thực hiện chi trả khoản thuế giá trị gia tăng. Và thuế TNDN, cũng như các khoản phạt chậm nộp thuế. Góp vốn vào công ty liên kết 500 triệu đồng.
Ngoài ra, do Công ty chưa hoàn tất hồ sơ chi tiết việc sử dụng thực tế của khoản vốn huy động từ phát hành cổ phiếu này. Nên kiểm toán viên không thể xác định được liệu các khoản vốn còn lại của đợt chào bán ngày 22/10/2014 trị giá hơn 645 tỷ đồng. Có được sử dụng theo đúng mục đích hay không. Theo đó, kiểm toán viên cũng đưa ra lưu ý: “Chúng tôi không thể xác định được các ảnh hưởng có thể có đối với BCTC hợp nhất đính kèm. Trong trường hợp khoản vốn này không được sử dụng đúng mục đích”.
Không chỉ liên quan đến sử dụng vốn, KPMG cũng lưu ý người đọc về việc: Ban lãnh đạo tiền nhiệm của JVC đã thực hiện các giao dịch bảo lãnh cho 2 công ty liên quan đến các thành viên tiền nhiệm của Ban Giám đốc. Mà chưa được ĐHCĐ phê duyệt như quy định về quản trị công ty đại chúng. Thực hiện các giao dịch bán hàng, mua hàng, tạm ứng, thanh toán hộ, đầu tư góp vốn vào các dự án liên kết thiết bị y tế với các bên liên quan đến các thành viên tiền nhiệm của Ban giám đốc mới bị phát hiện trong năm. Chính các giao dịch này là nguồn cơn của những khoản trích lập dự phòng khổng lồ mà JVC đã phải thực hiện.
4) Kết luận
Sau khi thay đổi đội ngũ lãnh đạo. Tình hình kinh doanh của JVC vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại. Công ty tiếp tục kinh doanh thua lỗ. Giá cổ phiếu, nhiều khoản dự phòng phải thu khó đòi liên quan đến gia đình của các thành viên tiền nhiệm nên rất khó xử lý. Đây là một áp lực rất lớn đối với HĐQT, các nhà quản lý và cả nhân viên công ty.
Nghi vấn về “465 tỷ đồng tiền mặt” vừa qua đi. Thì báo cáo tài chính năm 2015 sau kiểm toán của JVC tiếp tục chỉ ra những sai phạm trên báo cáo tài chính tự lập của công ty. Trong đó, các lỗi gian lận lớn nhất là che giấu chi phí (ghi nhận không đầy đủ giá vốn). Đánh giá sai tài sản (trích lập thiếu các khoản dự phòng). Và công bố không đầy đủ thông tin (ý kiến kiểm toán ngoại trừ về việc thay đổi mục đích sử dụng vốn và tính đầy đủ của giao dịch với các bên liên quan).
Ngay sau khi báo cáo tài chính sau kiểm toán được phát hành vào ngày 08/8/2016. Đến 15/08/2016 công ty bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Do “thường xuyên vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện cảnh báo. Và để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư”.
Tóm lại:
Như vậy, có rất nhiều cách thức mà các nhà quản lý doanh nghiệp có thể tạo ra sự gian lận trên báo cáo tài chính. Do đó, khi thực hiện các cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên luôn luôn phải có thái độ hoài nghi nghề nghiệp. Để có thể tìm ra được những nội dung đã bị sai lệch do những cá nhân trong đơn vị được kiểm toán tạo ra một cách có chủ ý. Vì các nội dung gian lận bao giờ cũng tạo ra các sai lệch mang tính chất trọng yếu. Và từ đó kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến kiểm toán trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của khách thể kiểm toán một cách thích hợp nhất.
3. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận báo cáo tài chính
3.1 Các đặc điểm của gian lận báo cáo tài chính
Sai sót trên báo cáo tài chính có thể phát sinh từ việc gian lận hoặc nhầm lẫn. Yếu tố để phân biệt giữa 2 loại sai sót này là: Liệu xem những hành vi dẫn đến gian lận trên báo cáo tài chính là có chủ ý hay không có chủ ý?
Mặc dù gian lận là một khái niệm pháp lý khá rộng. Nhưng để phục vụ cho mục tiêu của các chuẩn mực kiểm toán. Các kiểm toán viên chỉ phải quan tâm tới các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính. Hai loại gian lận liên quan tới nghề kiểm toán là: Gian lận xuất phát từ việc làm giả báo cáo tài chính và gian lận biển thủ tài sản.
Mặc dù kiểm toán viên có thể nghi ngờ. Hoặc trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể xác định được gian lận xảy ra. Nhưng kiểm toán viên không được đưa ra các quyết định pháp lý về việc những gian lận đó có thực sự tồn tại hay không.
3.2 Trách nhiệm của kiểm toán viên để ngăn chặn và phát hiện gian lận báo cáo tài chính
Khi kiểm toán viên thực hiện một cuộc kiểm toán liên quan tới chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Có trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng tổng thể báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc sai sót. Do những hạn chế vốn có của kiểm toán. Nên kể cả khi các cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế. Thì vẫn có những rủi ro không thể tránh khỏi trong việc phát hiện một số sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính.
Để đạt được sự đảm bảo hợp lý, kiểm toán viên phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình kiểm toán. Phải cân nhắc khả năng Ban Giám đốc lạm quyền kiểm soát. Và phải nhận thức được thực tế là các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện nhầm lẫn một cách hiệu quả. Có thể không hiệu quả trong việc phát hiện gian lận. Các quy định của chuẩn mực kiểm toán hỗ trợ kiểm toán viên trong việc xác định và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận. Và thiết kế các thủ tục cần thiết nhằm phát hiện những sai sót đó.
3.3 Những yêu cầu đối với kiểm toán viên
a) Thái độ hoài nghi nghề nghiệp
Kiểm toán viên phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp xuyên suốt cuộc kiểm toán. Phải nhận thức được khả năng có thể tồn tại sai sót trọng yếu do gian lận. Cho dù trong các cuộc kiểm toán trước. Kiểm toán viên đã biết về tính chính trực và trung thực của Ban Giám đốc. Cũng như Ban Quản trị của doanh nghiệp được kiểm toán.
Trừ khi kiểm toán viên có lý do để nghi ngờ sự sai lệch. Kiểm toán viên có thể thừa nhận tính chân thật của chứng từ và sổ kế toán. Nếu trong quá trình kiểm toán có các điều kiện làm cho kiểm toán viên tin rằng. Một tài liệu có thể là không chân thực hoặc có những phần đã bị sửa đổi mà không thông báo cho kiểm toán viên. Thì kiểm toán viên phải tiến hành điều tra thêm.
Trường hợp các giải trình của Ban Giám đốc hoặc Ban Quản trị theo yêu cầu của kiểm toán viên là không nhất quán. Thì kiểm toán viên phải tiến hành điều tra về các điểm không nhất quán đó.
b) Xác định và đánh giá rủi ro của các sai sót trọng yếu do gian lận báo cáo tài chính
Kiểm toán viên phải xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận ở cấp độ báo cáo tài chính. Và ở cấp độ cơ sở dẫn liệu của các nhóm giao dịch, số dư tài khoản. Và thuyết minh trên báo cáo tài chính.
Khi xác định và đánh giá rủi ro có các sai sót trọng yếu do gian lận. Kiểm toán viên phải đánh giá xem các loại doanh thu, các giao dịch. Hoặc các cơ sở dẫn liệu nào có liên quan đến doanh thu mà có thể dẫn đến các rủi ro đó. Dựa trên giả định rằng có rủi ro có gian lận trong việc ghi nhận doanh thu.
Kiểm toán viên phải coi các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận đã được đánh giá là rủi ro đáng kể. Và do đó, kiểm toán viên phải tìm hiểu về các kiểm soát có liên quan của doanh nghiệp. Kể cả các hoạt động kiểm soát liên quan đến các rủi ro đó.
c) Đánh giá bằng chứng kiểm toán
Kiểm toán viên phải đánh giá các thủ tục phân tích có được thực hiện ở giai đoạn cuối cuộc kiểm toán. Trước khi đưa ra kết luận tổng thể xem có dấu hiệu cho thấy có rủi ro, có sai sót trọng yếu do gian lận. Mà chưa được phát hiện trước đó hay không. Nhằm xác định sự nhất quán của báo cáo tài chính với hiểu biết của kiểm toán viên về doanh nghiệp được kiểm toán.
Nếu kiểm toán viên phát hiện ra sai sót. Kiểm toán viên đó sẽ phải đánh giá xem sai sót đó có phải là biểu hiện của sự gian lận hay không. Nếu có, kiểm toán viên sẽ phải đánh giá tác động của sai sót đó đến các mặt khác của cuộc kiểm toán. Đặc biệt là độ tin cậy trong giải trình của Ban Giám đốc. Và phải nhận thức được rằng gian lận thường không phải là cá biệt.
Nếu kiểm toán viên phát hiện ra sai sót, bất kể có trọng yếu hay không. Mà kiểm toán viên có lý do tin rằng sai sót đó xuất phát từ gian lận. Hoặc có thể xuất phát từ gian lận. Và có sự tham gia của Ban Giám đốc (đặc biệt là lãnh đạo cấp cao). Thì kiểm toán viên phải xem xét lại đánh giá của mình về rủi ro của các sai sót trọng yếu do gian lận. Và ảnh hưởng của sai sót đó đến nội dung, lịch trình. Và phạm vi của các thủ tục kiểm toán để xử lí rủi ro đã đánh giá.
Khi xem xét lại độ tin cậy của các bằng chứng đã kiểm toán trước đó. Kiểm toán viên cũng phải cân nhắc xem các tình huống hoặc các điều kiện nào có biểu hiện hành vi thông đồng. Liên quan đến các nhân viên, Ban Giám đốc hoặc các bên thứ ba hay không.
Khi kiểm toán viên khẳng định rằng báo cáo tài chính có chứa đựng sai sót trọng yếu. Hoặc không thể đưa ra kết luận được rằng báo cáo tài chính có chứa đựng sai sót trọng yếu do gian lận hay không. Thì kiểm toán viên phải đánh giá các tác động đối với cuộc kiểm toán.
Nếu kiểm toán viên xác nhận rằng báo cáo tài chính có các sai sót trọng yếu là kết quả của việc gian lận. Kiểm toán viên sẽ phải đánh giá những hệ quả đối với cuộc kiểm toán.
d) Các thủ tục kiểm tra gian lận báo cáo tài chính cho kiểm toán viên
Trước khi thực hiện các thủ tục kiểm tra gian lận. Kiểm toán viên cần lên kế hoạch rõ ràng khi có cơ sở để tin rằng gian lận đã xảy ra. Mục đích của việc kiểm tra pháp lý gian lận là:
- Xác định các loại gian lận, khoảng thời gian mà gian lận xảy ra. Và chúng được che giấu như thế nào.
- Xác định các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện gian lận.
- Xác định khoản lỗ tài chính mà khách hàng phải chịu.
- Thu thập các bằng chứng để sử dụng trong quá trình cáo buộc.
- Đưa ra lời khuyên nhằm phòng ngừa việc gian lận sẽ tái diễn.
Kiểm toán viên nên thực hiện các thủ thuật dưới đây khi điều tra cáo buộc gian lận:
- Phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán:
+ Đánh giá của Ban Giám đốc về rủi ro báo cáo tài chính có thể có sai sót trọng yếu do gian lận. Bao gồm nội dung, phạm vi và tần suất của các đánh giá đó.
+ Quy trình của Ban Giám đốc về xác định và xử lý rủi ro có gian lận trong đơn vị. Bao gồm bất kỳ rủi ro có gian lận cụ thể nào mà Ban Giám đốc đã xác định. Hoặc đã được thông báo. Hoặc các nhóm giao dịch, số dư tài khoản, hoặc thuyết minh mà trong đó có thể tồn tại rủi ro có gian lận.
+ Việc trao đổi của Ban Giám đốc (nếu có) với Ban quản trị về quy trình xác định và xử lý rủi ro có gian lận trong đơn vị.
+ Việc trao đổi của Ban Giám đốc (nếu có) với các nhân viên về quan điểm của Ban Giám đốc về các hoạt động kinh doanh và hành vi đạo đức.
- Phỏng vấn Ban Giám đốc và các đối tượng khác trong đơn vị được kiểm toán. Để xác định xem họ có biết, nghi ngờ. Hay cáo buộc về bất kỳ gian lận nào trong thực tế hay không.
- Phỏng vấn bộ phận kiểm toán nội bộ, nếu có. Để xác định xem họ có biết, nghi ngờ hay cáo buộc về bất kỳ gian lận nào trong thực tế hay không. Và để tìm hiểu quan điểm của bộ phận kiểm toán nội bộ về rủi ro có gian lận.
- Phỏng vấn Ban Quản trị nhằm xem xét các thành viên có tham gia vào quá trình quản lý và điều hành đơn vị được kiểm toán hay không.
- Tìm hiểu cách thức mà Ban quản trị thực hiện chức năng giám sát quy trình xác định. Và xử lý rủi ro có gian lận trong đơn vị của Ban Giám đốc và kiểm soát nội bộ. Mà Ban Giám đốc thiết lập để giảm thiểu các rủi ro này.
- Đánh giá các mối quan hệ bất thường hoặc ngoài dự kiến đã được xác định trong quá trình thực hiện các thủ tục phân tích. Trong đó bao gồm các mối quan hệ liên quan đến các tài khoản liên quan đến doanh thu. Có thể có dấu hiệu về rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay không.
- Kiểm toán viên phải cân nhắc xem các thông tin khác do kiểm toán viên thu thập được. Có dấu hiệu về rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay không.
- Kiểm toán viên phải đánh giá xem các thông tin thu thập được từ các thủ tục đánh giá rủi ro. Và các hoạt động liên quan có cho thấy sự tồn tại của một hoặc nhiều yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận hay không. Vì các yếu tố này thường xuất hiện khi các hành vi gian lận đã xảy ra. Và do đó có thể cho thấy rủi ro có sai sót trọng yếu.
- Thực hiện các phân tích chi tiết được thiết kế để ngăn chặn các gian lận đang bị điều tra.
- Thực hiện kiểm tra chi tiết để xác định xem có bằng chứng hỗ trợ cho sự tồn tại của gian lận hay không. Các thủ tục điều tra chi tiết bao gồm:
+ Điều tra và xem xét lại các tài liệu. Như hợp đồng và các chứng từ, biên bản chuyển giao hàng hóa.
+ Xác nhận với khách hàng về các tài khoản liên quan đến doanh thu. Và số lượng hàng hóa đã vận chuyển.
+ Phân tích các giao dịch định khoản và chứng từ trên các tài khoản cụ thể. Tập trung vào các bút toán bị làm tròn ở cuối kỳ kế toán. Để thu thập các bằng chứng chi tiết, kiểm toán viên phải hiểu rõ về từng loại gian lận. Và chúng bị vi phạm như thế nào. Bằng chứng kiểm tra pháp lý có thể được thu thập bằng cách sử dụng rất nhiều thủ thuật.
Mặc dù vậy, thủ thuật phân tích tốt vẫn không thể thay thế tốt bằng việc có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Thậm chí, các kiểm toán viên với nhiều năm kinh nghiệm vẫn có thể bị qua mặt. Vì họ thiếu hiểu biết về doanh nghiệp. Vì vậy, sau mỗi cuộc kiểm toán và phỏng vấn. Kiểm toán viên phải xem xét lại các thông tin và kết quả thu được có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của khách hàng hay không. Kiểm toán viên cũng nên so sánh kết quả với các công ty khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Và đối chiếu với mức chuẩn của lĩnh vực đó.
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về các thủ thuận gian lận báo cáo tài chính phổ biến. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về gian lận là gì? Động cơ nào khiến các doanh nghiệp gian lận báo cáo tài chính? Cũng như những thủ thuật gian lận thông thường trong doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư phát hiện rủi ro, đánh giá sức khỏe tài chính. Và tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các thủ thuận gian lận báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể tìm hiểu series về Gian lận báo cáo tài chính của Cú gồm:
1. Nhận biết gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính (P.1)
2. Bật mí các loại gian lận báo cáo tài chính Phần 2 – Gian lận tài sản
3. Gian lận sử dụng tài sản và dòng tiền trong doanh nghiệp – Phần 3
4. Các tình huống về gian lận báo cáo tài chính trên thế giới – Phần 4
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969