Các tình huống về gian lận báo cáo tài chính trên thế giới – Phần 4
Báo cáo tài chính là đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó vừa là cơ sở để phân tích, phát hiện tiềm năng về kinh tế. Vừa giúp xác định xu hướng hoạt động của một doanh nghiệp. Khi mà nền kinh tế thế giới và trong nước càng ngày phát triển. Thì vai trò của báo cáo tài chính và gian lận báo cáo tài chính ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các thông tin tài chính không chỉ được sử dụng cho mục đích nội bộ. Mà còn được công bố rộng rãi ra công chúng.
Để đảm bảo người đọc báo cáo tài chính ngoài việc có thể đọc hiểu được bản chất. Sự biến động các chỉ tiêu, hiểu về cơ cấu của từng chỉ tiêu. Rủi ro về mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Thì tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin công bố trên các báo cáo tài chính là vô cùng cần thiết.
Vì vậy, việc nhận diện một cách hiệu quả các thủ thuật trong làm đẹp báo cáo tài chính là điều cần thiết. Đối với bất kỳ nhà đầu tư, cổ đông hoặc các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính khác như nhà cung cấp, khách hàng…
Tiếp sau bài viết “Gian lận sử dụng tài sản và dòng tiền trong doanh nghiệp – Phần 3” trong chuỗi series về gian lận báo cáo tài chính. Hãy cùng Cú tiếp tục tìm hiểu về các tình huống thực tế về gian lận báo cáo tài chính trên thế giới dưới đây nhé.
1. Một số thủ thuật gian lận báo cáo tài chính thường gặp khác
1.1. Sử dụng hai hệ thống sổ kế toán
Một số doanh nghiệp tại Việt Nam còn sử dụng hai hệ thống sổ kế toán. Nhằm đối phó với cơ quan quản lý Nhà nước và ngân hàng.
Hệ thống sổ kế toán đầu tiên là hệ thống nội bộ với các giao dịch, số liệu thông tin thực tế. Được sử dụng trong phạm vi nội bộ công ty và chỉ được dùng cho mục đích quản trị nội bộ.
Hệ thống sổ kế toán thứ hai là hệ thống dùng cho mục đích đối phó với các cơ quan quản lý. Và thông tin sẽ được báo cáo ra công chúng. Hệ thống sổ này thường được các doanh nghiệp đưa vào một số lượng lớn nghiệp vụ, số liệu giả mạo. Nhằm tạo ra các báo cáo tài chính với kết quả doanh thu và lợi nhuận tốt đẹp. Trên cơ sở đó thu hút các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tạo dựng bức tranh kết quả hoạt động kinh doanh tươi sáng. Từ đó, các công ty dễ dàng thu lợi bất chính.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn sử dụng các báo cáo tài chính từ hệ thống sổ thứ hai này dùng cho mục đích vay vốn ngân hàng. Khi ngân hàng dựa vào các số liệu ảo không đúng với năng lực của doanh nghiệp. Thì việc đánh giá tín nhiệm tín dụng của ngân hàng sẽ không còn đúng. Dẫn đến khả năng không thu hồi được vay nợ. Do thực lực doanh nghiệp trên thực tế là không có khả năng chi trả. Ngoài ra một số doanh nghiệp cũng sử dụng hệ thống sổ kế toán nội bộ nhằm chế biến số liệu. Và báo cáo với các cơ quan thuế với mục đích trốn thuế doanh nghiệp.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường). Trong thời gian từ năm 2014 – 2019, Ban lãnh đạo công ty đã chỉ đạo nhân viên lập 2 hệ thống sổ sách kế toán. Trong đó 1 hệ thống nội bộ, bí mật để theo dõi số liệu thực tế. Một hệ thống khác ghi nhận báo cáo tài chính, sổ sách kế toán để khai báo với cơ quan quản lý Nhà nước. Hai hệ thống này có sự chênh lệch về số liệu. Và theo kết quả giám định, Công ty Nhật Cường đã trốn đóng gần 27 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng. Và hơn 3,1 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2 Tận dụng “cam kết” của Ban lãnh đạo về tính trung thực của cách hạch toán nhằm làm đẹp báo cáo tài chính
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam dựa vào “cam kết” của Ban lãnh đạo doanh nghiệp. Để đảm bảo tính trung thực của các cách hạch toán. Nhằm giúp báo cáo tài chính cho kết quả như mong muốn của ban giám đốc. Chẳng hạn, một số công ty làm đẹp báo cáo tài chính bằng các giao dịch có cam kết hoàn lại. Mà chủ yếu là các hợp đồng giao dịch có cam kết mua lại trong các doanh nghiệp có nhiều khoản đầu tư tài chính.
Thông thường, các giao dịch này sẽ được thực hiện trước khi kết thúc năm tài chính. Với một điều khoản cho phép mua lại được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nhằm tránh phải hạch toán trích lập dự phòng các khoản đầu tư. Nhờ đó sẽ ghi nhận tăng lãi ảo trong kỳ. Trên thực tế, các công ty kiểm toán độc lập của các doanh nghiệp áp dụng thủ thuật này. Sẽ không gặp khó khăn trong việc phát hiện ra thủ thuật đã được doanh nghiệp áp dụng.
Tuy nhiên, do các công ty kiểm toán độc lập chủ động bỏ qua thủ thuật trên. Dựa vào “cam kết trách nhiệm” từ Ban lãnh đạo công ty mà không nêu bất kỳ lưu ý, ý kiến kèm theo trên báo cáo tài chính kiểm toán. Nên doanh nghiệp có thể dễ dàng “xào nấu” số liệu, che giấu các thủ thuật làm đẹp BCTC. Trong trường hợp này, nhà đầu tư, cổ đông sẽ không thể tiếp cận được thông tin tài chính đúng đắn và đầy đủ.
Ví dụ 2: Năm 2013 trên báo cáo tài chính Công ty Đầu tư Châu Á -Thái Bình Dương (Mã CK: API). Đã thành công khi đầu tư trên 20% vào Công ty Đầu tư Tài chính Quốc tế và Phát triển Doanh nghiệp IDJ. Với khoản đầu tư này, API hạch toán được khoản lợi nhuận hơn 34 tỷ đồng vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Do chênh lệch giá mua và giá trị sổ sách của lượng cổ phiếu tại thời điểm chuyển thành công ty liên kết.
Tuy nhiên, lợi nhuận thực sự từ khoản đầu tư này đã được hé lộ tại thời điểm sau quý I/2014. Giá cổ phiếu IDJ giảm thấp hơn giá mua bình quân của API. Thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách. Quý I/2014, IDJ không còn duy trì lãi trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
1.3 Hạch toán sai niên độ kế toán, thay đổi phương pháp khấu hao hoặc không ghi nhận, ghi nhận ít hơn một số khoản công nợ, chi phí
Một trong những thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính cũng hay được vận dụng bởi các công ty. Đó chính là hạch toán các nghiệp vụ doanh thu hoặc chi phí không đúng niên độ kế toán. Chỉ tiêu lợi nhuận luôn là một chỉ tiêu được nhà đầu tư và cổ đông quan tâm hàng đầu. Đây là lý do phổ biến nhất lý giải tại sao một số công ty sẽ chuyển bút toán hạch toán doanh thu. Hoặc chi phí được từ kỳ trước sang kỳ sau hoặc ngược lại. Trực tiếp thay đổi lợi nhuận theo mong muốn nhà quản lý.
Ví dụ 3: Năm 2002 vụ gian lận của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa. Được xem là một vụ gian lận được các doanh nghiệp và nhà đầu tư cực kỳ quan tâm. Bởi lẽ một trong những công ty thực phẩm bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam. Với uy tín và thương hiệu rất được yêu thích tại thị trường nội địa. Cụ thể, theo Báo cáo tài chính năm 2002, Công ty này đã thực hiện thủ thuật ghi nhận sai niên độ cho doanh thu và chi phí không đúng kỳ. Nhằm che giấu công nợ và chi phí để giúp báo cáo tài chính có kết quả như mong muốn.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn thực hiện việc thay đổi phương pháp tính khấu hao. Chẳng hạn thay đổi từ phương pháp khấu hao đường thẳng sang phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Một số doanh nghiệp xây dựng với số lượng máy móc thiết bị dày đặc cũng thường sử dụng phương pháp khấu hao chậm. Để làm giảm chi phí và tăng kết quả lợi nhuận cho công ty.
Đặc biệt, đối với một số công ty đang có nhu cầu huy động vốn từ ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Thì kết quả lợi nhuận cao cùng với một báo cáo tài chính đẹp sẽ rất hữu ích. Tuy nhiên, điều này làm cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng sẽ không thể đánh giá đúng tình hình tài chính. Cũng như bức tranh toàn diện của công ty trong năm.
Bên cạnh đó, một số công ty còn cố ý hạch toán ít hơn quy định đối với một số các khoản công nợ trong kỳ. Cụ thể liên quan đến chi phí lãi vay, lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội, hay lãi chậm nộp thuế… Nhờ đó, chi phí sẽ giảm khá nhiều. Giúp lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty tăng thêm. Cũng như bảng cân đối kế toán cuối kỳ cũng đẹp hơn do tỷ lệ nợ giảm xuống.
1.4 Ước lượng không hợp lý khối lượng công việc hoàn thành trong ghi nhận doanh thu
Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong bảng kết quả kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một năm tài chính kết thúc với kết quả doanh thu thực đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch. Luôn được mong chờ bởi các nhà đầu tư và các cổ đông. Vì vậy, các doanh nghiệp đa phần sẽ tìm các cách nhằm tăng doanh thu lên mức chỉ tiêu kỳ vọng. Và một trong những thủ thuật phổ biến là được áp dụng bởi các công ty xây dựng. Là ước lượng phần trăm hoàn thành công việc quá cao. Để ghi nhận cao hơn doanh thu thực tế đạt được trong kỳ.
Dù việc ước lượng phải dựa trên cơ sở hợp lý. Nhưng việc ước tính khối lượng công việc hoàn thành thường mang tính chủ quan khá cao. Vì phần lớn phụ thuộc vào nhận định, kinh nghiệm và thực tế tiến độ hoàn thành công việc.
Mặc dù các công ty kiểm toán độc lập khi xem xét số liệu và báo cáo tài chính. Họ sẽ đánh giá các ước lượng này dựa trên các cơ sở hợp lý. Nhưng các doanh nghiệp thường vẫn có thể đưa ra đầy đủ lý lẽ. Để chứng minh cho việc ghi nhận doanh thu của mình là đáng tin cậy để giải trình. Doanh thu đáng lẽ chưa đủ điều kiện ghi nhận. Nhưng lại xuất hiện trên Báo cáo tài chính ngay của kỳ hiện tại.
Ví dụ 4: Giai đoạn đầu năm 2017, việc ghi nhận doanh thu từ giao dịch bán tái thuê (Sales and leaseback) được chú ý. Trên BCTC của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet được nhiều nhà đầu tư, nhà nghiên cứu tài chính đặc biệt quan tâm. Gây ra khá nhiều tranh luận. Khi việc ghi nhận này đóng góp con số doanh thu, lợi nhuận không hề nhỏ cho công ty này.
Theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đối với khoản tiền nhận được từ việc bán tài sản trong giao dịch này. Bên đi thuê (bên bán) sẽ phải ghi nhận vào khoản mục doanh thu chưa thực hiện (Tức là một khoản nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán). Nếu bản chất của giao dịch tái thuê là thuê tài chính. Hoặc ghi nhận vào thu nhập khác trên báo cáo kết quả kinh doanh. Nếu bản chất của giao dịch tái thuê là thuê hoạt động.
Từ góc độ phân tích tài chính, do chi phí thuê máy bay sẽ cao hơn mức hợp lý trong tương lai. Nếu hãng hàng không bán tái thuê máy bay với giá cao tại thời điểm hiện tại. Nên việc ghi nhận doanh thu từ giao dịch bán tái thuê như trường hợp Vietjet Air là đang lấy lợi nhuận có thể đạt được trong tương lai để hạch toán vào BCTC của kỳ hiện tại. Đây cũng là một kỹ thuật làm đẹp số liệu doanh thu trên BCTC.
1.5 Không khai báo đầy đủ thông tin
Việc không khai báo đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng Báo cáo tài chính. Các thông tin thường không đựợc khai báo đầy đủ trong thuyết minh. Như nợ tiềm tàng, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán. Hoặc thông tin về bên có liên quan, các những thay đổi về chính sách kế toán…
Ví dụ 5: Trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Container Phía Nam (VSG). Kiểm toán viên lưu ý người sử dụng đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ cuối năm của khoản vay dài hạn. Với số tiền 33,16 tỷ đồng đang được ghi nhận trên chỉ tiêu “chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Điều này giúp cho người sử dụng hiểu được. Việc áp dụng TT 201/2009 giúp cho công ty giảm lỗ 33,16 tỷ đồng.
Nếu áp dụng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) 10. Thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính của công ty năm 2010 không phải con số lỗ 40,66 tỷ đồng. Mà là con số lỗ 73,82 tỷ đồng. Qua đó cho người sử dụng thấy một phần lợi nhuận được tạo ra (hoặc một phần giảm lỗ). Là do sự thay đổi cách hạch toán mà có. Chứ không phải do bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra.
2. Hậu quả của gian lận báo cáo tài chính
Gian lận báo cáo tài chính có thể đem lại những hậu quả khó lường cho doanh nghiệp và các bên liên quan. Cụ thể như sau:
2.1 Đối với tổ chức có hành vi gian lận:
- Làm suy giảm độ trung thực của báo cáo tài chính.
- Làm suy giảm tính trung thực, khách quan của ngành nghề kế toán. Gây sự không tin tưởng vào kế toán và ban giám đốc.
- Những người lập BCTC và các đơn vị trực tiếp liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính và hình sự (Có thể là bồi thường, hầu tòa, chịu án tù). Thậm chí chấm dứt hoạt động liên quan đến kế toán và tài chính.
- Đòi hỏi có những quy định chặt chẽ hơn liên quan tới gian lận báo cáo tài chính.
- Gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của thi trường tài chính. Ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị cáo buộc gian lận.
- Gây thiệt hại kinh tế cho công ty và các bện liên quan với công ty.
- Sụp đổ các tập đoàn kinh tế. Và gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế quốc gia. Làm chậm sự phát triển kinh tế của quốc gia.
2.2 Đối với các nhà đầu tư, cho vay vốn
- Nhà đầu tư kỳ vọng quá cao vào tổ chức. Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của vốn. Hoặc mất hoàn toàn vốn đã bỏ ra.
- Gây mất niềm tin vào thị trường vốn và giảm độ tin cậy của các thông tin tài chính. Làm cho thị trường vốn kém hiệu quả.
- Doanh nghiệp phải huy động vốn qua các kênh trung gian. Dẫn đến chi phí huy động tăng, làm giảm lợi nhuận.
- Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức mất khả năng thanh toán nợ. Sẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu tồn đọng trong các ngân hàng. Ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế quốc gia.
2.3 Đối với các cơ quan thuế và các cơ quan liên quan
- Thất thoát thuế, giảm thu ngân sách. Ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và thịnh vượng quốc gia.
- Đòi hỏi nhà nước và pháp luật cần có những quy định mới với mức độ can thiệp. Và kiểm soát cao hơn.
Tóm lại:
Khi mà nền kinh tế thế giới và trong nước càng ngày phát triển. Thì vai trò của báo cáo tài chính ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các thông tin tài chính không chỉ được sử dụng cho mục đích nội bộ. Mà còn được công bố rộng rãi ra công chúng.
Việc chế biến tạo các số liệu ảo, không đúng thông qua các SPEs (Đơn vị thành lập với mục đích đặc biệt). Hay hệ thống sổ kế toán thứ hai để đối phó với cơ quan quản lý nhà nước. Hay tận dụng “cam kết” của doanh nghiệp để bảo đảm nhằm đạt kết quả lợi nhuận, doanh thu như mong muốn ngày càng trở nên phổ biến. Trước mắt, các thủ thuật giúp doanh nghiệp thành công trong việc đạt được sự hài lòng nhà đầu tư. Hay các cổ đông với bức tranh kết quả kinh doanh đẹp đẽ.
Tuy nhiên về lâu dài khi mà các số liệu giả mạo bị phát hiện. Thì các doanh nghiệp này khó lòng có thể trụ vững. Vì đã mất uy tín đối với khách hàng, nhà cung cấp, suy giảm lòng tin từ nhà đầu tư. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng từ chối cho các doanh nghiệp này vay vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh. Kết cục phá sản chỉ là chuyện sớm muộn.
3. Trách nghiệm của các bên trong phát hiện và ngăn chăn gian lận
3.1 Trách nhiệm của ban giám đốc
Trách nghiệm trong ngăn ngừa và phát hiện của ban giám đốc được Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) 240 quy định cụ thể tại Phần I, Đoạn 4:
“04. Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban quản trị. Và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán. Điều quan trọng là Ban Giám đốc, với sự giám sát của Ban quản trị. Phải đặc biệt chú ý đến việc ngăn ngừa gian lận. Nhằm làm giảm bớt các cơ hội thực hiện hành vi gian lận và phát hiện gian lận. Qua đó thuyết phục các cá nhân không thực hiện hành vi gian lận vì khả năng bị phát hiện và xử phạt. Trách nhiệm này bao gồm việc cam kết tạo ra văn hóa trung thực. Và hành vi có đạo đức mà có thể được tăng cường bằng hoạt động giám sát tích cực của Ban quản trị.
Trong khi thực hiện trách nhiệm giám sát của mình. Ban quản trị phải xem xét khả năng xảy ra hành vi khống chế kiểm soát. Hoặc hành động gây ảnh hưởng không thích hợp đến quy trình lập và trình bày báo cáo tài chính. Ví dụ việc Ban Giám đốc cố gắng điều chỉnh kết quả kinh doanh. Để các nhà phân tích hiểu không đúng về hiệu quả hoạt động. Và khả năng sinh lời của đơn vị được kiểm toán”.
3.2 Trách nghiệm của hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo Chuẩn mực Kiểm toán VN số 400 (MOF, 2001). Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng. Và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định. Để kiểm tra kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận và sai sót. Để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý. Nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.
Theo Ủy ban Treadway (Hoa Kỳ), hệ thống kiểm soát nội bộ một quá trình. Do hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các nhân viên khác triển khai thực hiện. Được thiết kế nhằm đưa ra mức độ đảm bảo hợp lý về việc đạt được mục tiêu trong các khía cạnh sau đây:
- Bảo toàn tài sản.
- Hiệu quả, hiệu suất của các hoạt động.
- Mức độ tin cậy của công tác báo cáo tài chính.
- Tuân thủ các luật lệ, quy định áp dụng.
Từ định nghĩa trên, hệ thống kiểm soát nội bộ có vai trò và trách nghiêm trong việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận báo cáo tài chính:
- Đảm bảo số liệu trên sổ sách kế toán và trong báo cáo tài chính của công ty. Được phản ánh trung thực, hợp lý, thận trọng tình trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giảm bớt rủi ro gian lận, trộm cắp tài sản của công ty.
- Giúp công ty thực hiện đúng chính sách, pháp luật của nhà nước. Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán.
- Ngăn ngừa các rủi ro khác ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp.
3.3 Trách nhiệm của kiểm toán viên
Trách nghiệm của kiểm toán viên được trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính. Được quy định rất rõ ràng, cụ thể tại Phần I, Đoạn 5 đến 9 (Chuẩn mực kiểm toán MOF, 2012):
“05. Khi thực hiện kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Kiểm toán viên chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính. Xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Do những hạn chế vốn có của kiểm toán. Nên có rủi ro không thể tránh khỏi. Là kiểm toán viên không phát hiện được một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”.
“06. Như đã đề cập tại đoạn A51 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200. Ảnh hưởng của các hạn chế vốn có là đặc biệt nghiêm trọng đối với các sai sót do gian lận. Rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận cao hơn rủi ro có sai sót trọng yếu do nhầm lẫn. Đó là do gian lận có thể được thực hiện thông qua các mánh khóe tinh vi. Và được tổ chức chặt chẽ nhằm che giấu hành vi gian lận. Như giả mạo hồ sơ, cố ý không ghi chép các giao dịch. Hoặc cố ý cung cấp các giải trình sai cho kiểm toán viên.
Hành động che giấu còn có thể khó phát hiện hơn khi có sự thông đồng thực hiện hành vi gian lận. Sự thông đồng có thể làm cho kiểm toán viên tin rằng bằng chứng kiểm toán là thuyết phục. Trong khi thực tế đó là những bằng chứng giả.
Khả năng phát hiện gian lận của kiểm toán viên phụ thuộc vào các yếu tố. Như kỹ năng của thủ phạm, tần suất và mức độ của hành vi thao túng, mức độ thông đồng. Giá trị của khoản tiền bị thao túng, cấp bậc của những cá nhân có hành vi gian lận. Mặc dù kiểm toán viên có thể xác định được các cơ hội thực hiện hành vi gian lận. Nhưng rất khó để có thể xác định được các sai sót trong các lĩnh vực mà họ xem xét. Như các ước tính kế toán, là do gian lận hay nhầm lẫn.”
“07. Ngoài ra, rủi ro về việc kiểm toán viên không phát hiện hết sai sót trọng yếu. Xuất phát từ hành vi gian lận của Ban Giám đốc là cao hơn so với việc phát hiện sai sót do gian lận của nhân viên. Bởi vì Ban Giám đốc thường xuyên có điều kiện trực tiếp hoặc gián tiếp thao túng việc ghi sổ kế toán. Trình bày các thông tin tài chính gian lận. Hoặc khống chế các thủ tục kiểm soát được thiết lập. Nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận tương tự của các nhân viên khác.”
“08. Để đạt được sự đảm bảo hợp lý. Kiểm toán viên phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình kiểm toán. Phải cân nhắc khả năng Ban Giám đốc có thể khống chế kiểm soát. Và phải nhận thức được thực tế là các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện nhầm lẫn một cách hiệu quả có thể không hiệu quả trong việc phát hiện gian lận. Các quy định của chuẩn mực kiểm toán này nhằm hỗ trợ kiểm toán viên trong việc xác định. Và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận. Và thiết lập các thủ tục nhằm phát hiện sai sót đó.”
“09. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực này trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về những quy định trong Chuẩn mực này. Để phối hợp công việc với doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên. Cũng như quản lý các mối quan hệ liên quan đến các thông tin đã được kiểm toán.”
2. Các tình huống thực tế về gian lận trên thế giới
Các vụ bê bối kế toán không phải điều gì quá mới mẻ. Và quy mô của mỗi vụ cũng thường khác nhau. Trong một số trường hợp, gian lận kế toán bị phát hiện có thể kéo theo sự sụp đổ của cả một công ty. Hay thậm chí là cả hãng kiểm toán.
Dưới đây là tổng hợp một số vụ gian lận kế toán nổi tiếng nhất:
2.1 Waste Management Inc. (1998)
Thông tin chung:
Waste Management Inc. là Doanh nghiệp quản lý rác thải và cung cấp dịch vụ môi trường ở phía Bắc nước Mỹ. Doanh nghiệp được thành lập năm 1971 bởi Dean Buntrock và Wayne Huizenga.
Mạng lưới của Công ty bao gồm 367 trạm thu thập, 346 trạm xử lý, 293 khu vực chứa. 16 nhà máy xử lý nước thải thành năng lượng, 146 nhà máy tái chế. Và 6 nhà máy sản xuất điện độc lập. Waste Management, Inc. cung cấp dịch vụ môi trường cho gần 27 triệu dân. Và các khu công nghiệp ở Mỹ, Canada, và Puerto Rico. Waste Management, Inc. cùng với Republic Service, Inc trở thành 02 nhà cung cấp dịch vụ môi trường lớn nhất ở Mỹ trong những năm hoạt động.
Doanh thu bán hàng của Doanh nghiệp tăng gấp đôi liên tiếp 5 năm Và đạt doanh thu 2 tỷ đô la năm 1985. Cuối những năm 1980, Waste Management thực hiện rất nhiều cuộc mua bán sát nhập. Và sau đó trở thành một trong những Doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành công nghiệp xử lý chất thải đầu những năm 1990.
Chuyện gì đã xảy ra?
Buntrock muốn kiếm được khoản doanh thu đã dự tính trước bằng cách điều chỉnh sổ sách kế toán. Tăng lợi nhuận lên 1 khoản 1.7 tỷ đô la. Đồng thời, Doanh nghiệp còn hối lộ doanh nghiệp kiểm toán Andersen để che giấu những sai lệch trên báo cáo tài chính.
Từ năm 1992 đến năm 1997. Các lãnh đạo cấp cao của Waste Management, Inc đã bắt đầu “xào nấu” sổ sách kế toán để tăng lợi nhuận bằng các phương pháp:
- Từ chối ghi nhận các chi phí không được phép vốn hóa (chủ yếu là các Dự án xây dựng khu đất chứa thải không thành công) vào chi phí trong kỳ.
- Vốn hóa các chi phí không có bản chất được vốn hóa.
- Ghi giảm chi phí khấu hao bằng cách ghi nhận cao giá trị thanh lý tài sản ước tính. Và kéo dài thời gian sử dụng hữu ích ước tính của hệ thống xe tải trở rác.
- Không ghi nhận giảm giá trị của các tài sản bị giảm giá trị trong kỳ.
Các lãnh đạo của doanh nghiệp bị buộc tội làm đẹp báo cáo tài chính theo ý muốn chủ quan của mình. Giá trị của khoản lợi nhuận được làm đẹp lên đến 1,7 tỷ USD (khoảng 50 nghìn tỷ VNĐ).
Ngày 29 tháng 10 năm 1997, CEO mới – Maurice Meyers được bổ nhiểm. Ông đã thực hiện soát xét lại toàn bộ sổ sách kế toán. Và phát hiện những sai lệch của Doanh nghiệp. Tháng 2 năm 1998, Waste Management thừa nhận đã thay đổi báo cáo tài chính từ năm 1992 đến năm 1996. Và 3 quý đầu tiên của năm 1997. Doanh nghiệp đã thực hiện khai khống doanh thu báo cáo trước thuế gần 1.7 tỷ đô la. Và làm giảm chi phí đóng thuế 1 khoản 190 triệu đô la.
Tại sao bị phát hiện?
Maurice Meyers cùng tổ kiểm toán mới của Andersen đã thực hiện cuộc rà soát lại các sổ sách kế toán. Đồng thời tiến hành lập lại báo cáo tài chính. Tổng chi phí điều chỉnh lại báo cáo tài chính và của quý IV năm 1997 là 3.6 tỷ đô la.
Những tác nhân chính
Sáu bị cáo chính của Doanh nghiệp Waste Management. Bao gồm Dean L. Buntrock, Phillip B. Rooney, James E. Koenig, Thomas C. Hau, Herbert A. Getz và Bruce D. Tobecksen đã thực hiện làm sai lệch về phương pháp tính khấu hao và làm khống giá trị cổ phiếu. Thêm vào đó là sự thông đồng của các kiểm toán Doanh nghiệp Andersen được hối lộ để che giấu. Và cung cấp ý kiến kiểm toán chấp thuận toàn phần trong liên tục các năm từ năm 1992 đến năm 1996.
Chuyện vui
Trước khi giao quyền điều hành cho CEO mới, Buntrock đã chỉ đạo Hau tạo ra bút toán gồm 5 triệu đô la cho việc xây dựng quỹ “Buntrock Commons”. Để tài trợ cho trường đại học mà ông đang xây dựng. Rất tiếc, CEO mới là Maurice đã đảo ngược lại bút toán đó trước khi Buntrock kịp thực hiện ý định của mình.
Sau khi phát hiện ra gian lận, CEO mới (Maurice Meyers) đã thành lập đường dây nóng trong nội bộ doanh nghiệp. Để nhân viên có thể tố cáo trực tiếp về các hành động thiếu trung thực trong các hoạt động.
2.2 The Great Salad Oil Swindle (1963)
Thông tin chung:
Tino de Angelis là người sáng lập Doanh nghiệp Allied Crude Vegetable Oil Refining Co. năm 1955. Là tập đoàn chuyên cung cấp dầu thực vật của Mỹ. Một nguyên liệu không thể thiếu cho món salad. Tập đoàn của Tino thuê một trang trại ở Bayonne, New Jersey với các bể chứa cũ để đựng dầu. Với số vốn ban đầu là 0.5 triệu đô la. Tino bán sản phẩm của mình cho các Doanh nghiệp xuất khẩu với giá rẻ một cách đáng ngờ. Lợi dụng các hợp đồng của chính phủ Mỹ trong chương trình Food for Peace để kiếm lợi nhuận.
Chuyện gì đã xảy ra?
Doanh nghiệp của Tino phát triển rất thuận lợi ngay từ khi thành lập. Với giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Tập đoàn Allied đã giành được thị trường với các đơn hàng đến từ châu Âu. Đầu tiên, Doanh nghiệp này bán số lượng khổng lồ chất béo và dầu thực vật sang châu Âu. Sau đó mở rộng kinh doanh sang bông gòn và đậu nành.
Năm 1962, Doanh nghiệp của Tino chiếm được một thị phần nhất định trong thị trường dầu thực vật. Điều này khiến anh ta tự tin rằng mình có thể chiếm tiếp được thị trường về đậu nành.
Kế hoạch của Tino là vay tiền từ các ngân hàng ở phố Wall. Từ đó có tiền mở rộng kinh doanh bằng cách thế chấp lượng hàng tồn kho của mình. Việc mua dầu đậu nành đã giúp tăng giá trị của cả dầu thực vật. Cũng như có thể giúp Tino kiếm được lợi nhuận từ các hợp đồng kỳ hạn. American Express cho tập đoàn Allied vay với hy vọng việc đầu tư của họ thành công. Tuy vậy, Tino đã làm giả các chứng từ xuất nhập dầu thực vật.
Không chỉ vậy, các bể chứa dầu của Tino chỉ có dầu nổi ở trên bề mặt, còn ở phía dưới đều là nước biển. Và các bể chứa dầu này được thiết kế thông với nhau để qua mặt các thanh tra của American Express. Cứ như vậy, các bể chứa dầu giả này của Tino qua mặt 51 Doanh nghiệp. Trong đó có các tổ chức lớn như American Express, Bunge Ltd., Staley, Proctor and Gamble, and The Bank of America.
Ngày 19 tháng 11 năm 1963, một trong những vụ gian lận hàng tồn kho nổi tiếng nhất nước Mỹ đã bị phát hiện. Tập đoàn Allied của Tino phá sản vì bị phát hiện gian lận trong việc thay thế dầu thực vật bằng nước biển. Tino đã làm sai lệch các chứng từ vận chuyển, tạo ra hàng tồn kho ảo. Và trốn thuế thu nhập cá nhân lên tới 1.5 triệu đô la. Việc bán dầu với giá thấp hơn thị trường làm cho tập đoàn Allied bị lỗ một khoản không nhỏ. Sau đó, Doanh nghiệp lại tiếp tục dùng các khoản vay để bù đắp những thất thoát của Doanh nghiệp.
Tại sao bị phát hiện?
Các thanh tra của chính phủ nhận ra rằng: Số lượng hàng tồn kho của tập đoàn Allied nhiều hơn gấp đôi so với số lượng dầu thực vật của cả nước Mỹ (theo báo cáo phân tích của Bộ Nông nghiệp). Sau khi doanh nghiệp của Tino phá sản. Người ta phát hiện được các bể chứa dầu toàn là nước biển.
Những tác nhân chính
Tino de Angelis làm khống hàng tồn kho. Và các nhân viên, thanh tra được Tino đút lót để che giấu sự thật.
Chuyện vui
Tuy không hiểu vì sao giá dầu của Allied lại thấp một cách bất thường. 51 Doanh nghiệp vẫn chấp nhận cho Tino vay vì nghĩ rằng họ có thể kiếm lời.
2.3 Enron corporation (2001)
Thông tin chung:
Enron Corporation là một Tập đoàn năng lượng của Mỹ thành lập năm 1985. Từ sự hợp nhất của Houston Natural Gas và InterNorth. Enron Corporation có 20.000 nhân viên. Và là một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ về cung cấp điện, gas, viễn thông. Với doanh thu lên đến 101 tỷ USD trong năm 2000. Enron Corporation đã từng được Tạp chí Fortune bình chọn trong 06 năm liền với giải thưởng “Doanh nghiệp sáng tạo nhất nước Mỹ”.
Chuyện gì đã xảy ra?
Từ những năm 1990, Các quản lý cấp cao của Enron Corporation đã thành lập hàng loạt các Công ty trách nhiệm hữu hạn (Một trong những thông lệ của các Doanh nghiệp năng lượng thời bấy giờ). Tuy nhiên ngoài mục đích là thông lệ kinh doanh. Enron còn sử dụng các Công ty con này với mục đích giấu các khoản nợ phải trả để tăng điểm tín dụng. Từ đó lấy được lòng tin của các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư. Tài sản và lợi nhuận của Enron cũng bị thổi phồng bằng các gian lận kế toán nhằm che mắt nhà đầu tư:
- Lập các Công ty con cho mục đích giấu nợ và các khoản lỗ của Công ty mẹ.
- Sử dụng phương pháp hạch toán theo giá thị trường (Mark to Market). Nhằm đẩy doanh thu thực từ 13,3 tỷ USD (năm 1996) lên 100,8 tỷ USD (năm 2000) (Bỏ qua tính thận trọng trong ghi nhận doanh thu bằng cách ghi nhận doanh thu ước tính bán được. Thay vì ghi nhận doanh thu thực bán được cho những mặt hàng đã được đặt trước).
- Tham gia 1 hợp đồng Swap trả trước (Prepaid forward sales contracts) mới 1 doanh nghiệp tên là Mahonia. Enron nhận tổng 1 cục tiền và đồng ý giao khí gas trong tương lai cho Mahonia. Mahonia lại làm 1 hợp đồng tương tự, nhận 1 cục tổng tiền từ JP và đồng ý giao gas trong tương lai cho JP. JP lại là cổ đông lớn sở hữu Mahonia. Vì vậy rủi ro của công ty con Mahonia cũng là rủi ro của JP. JP phòng ngừa rủi ro này với Enron.
Sau khi cấn trừ các nghiệp vụ này, Enron giao hàng cho Maho. Maho bán lại cho JP, JP lại bán lại hàng cho Enron. Cuối cùng coi như Enron không phải giao hàng mà lại nhận được tổng 1 cục tiền doanh thu bán hàng từ Maho. Trong khi đó chỉ phải trả tiền từng kỳ trong tương lai cho JP. Nói cách khác, nghiệp vụ này thực chất là JP cho Enron vay, Enron sẽ trả dần từng kỳ. Tuy nhiên nhờ thủ thuật trên, Enron không những không phải ghi nhận 1 khoản nợ từ JP. Mà còn được ghi nhận doanh thu bán hàng.
Tại sao bị phát hiện?
Được phát hiện bởi một người trong nội bộ doanh nghiệp tên là Sherron Watkins. Vì nghi ngờ Enron Corporation có gian lận vì giá cổ phiếu quá cao (90 USD vào giữa năm 2000).
Những tác nhân chính
02 lãnh đạo cao nhất Jeffrey Skilling và Kenneth Lay từ người hùng trở thành những “kẻ dối trá và lừa gạt vĩ đại”. Đã khoa trương quá mức tình trạng sức khỏe của công ty. Và đưa công ty tới thảm cảnh phá sản. Bên cạnh đó còn có sự tham gia và thông đồng của Doanh nghiệp Kiểm toán Authur Andersen.
Chuyện vui
Vụ bê bối Enron đã đưa họ tới giải Ig Nobel. “Sử dụng sáng tạo nhất những con số tưởng tượng” vào đầu năm 2002. Nhưng không một cựu thành viên nào trong ban quản lý Enron chịu nhận giải thưởng khét tiếng này.
2.4 Worldcom corporation (2002)
Thông tin chung:
WorldCom là một Tập đoàn Viễn thông của Mỹ thành lập năm 1983. Với tên gọi Long Distance Discount Services, Inc và có trụ sở tại Jackson, Mississippi. Vào năm 1997, WorldCom sáp nhập với MCI Communication với giá trị 37 tỷ USD. Và trở thành thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tổng tài sản của WorldCom được vốn hóa với giá trị 107 tỷ USD.
Chuyện gì đã xảy ra?
CEO Bernard Ebbers đã trở nên giàu có nhờ giá cổ phiếu phổ thông của WorldCom tăng giá bất thường vào cuối năm 1999. Từ những năm 1999 đến 2002, CEO và CFO của WorldCom đã sử dụng các thủ thuật nhằm làm đẹp Báo cáo Tài chính. Và giữ giá cổ phiếu của Doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. 02 phương pháp được sử dụng bao gồm:
- Vốn hóa các chi phí không đủ điều kiện vốn hóa. Thay vì ghi nhận chi phí trên Báo cáo Thu nhập. Tổng giá trị tài sản bị ghi khống lên đến 11 tỷ USD.
- Ghi nhận khống doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu.
Vụ bê bối này đã trở thành vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ cho đến tận năm 2008.
Tại sao bị phát hiện?
Một nhóm kiểm toán nội bộ của WorldCom làm việc bí mật vào ban đêm để tìm ra một khoản gian lận trị giá 3,8 tỷ USD. Ngay sau đó, ủy ban kiểm toán và HĐQT thông báo về vụ gian lận này. Khiến cho CFO và Kiểm soát tài chính của WorldCom bị sa thải. Hãng kiểm toán Authur Andersen rút lại ý kiến kiểm toán cho năm 2001.
Những tác nhân chính
CEO Bernard Ebbers và hệ thống Quản trị Công ty yếu.
Chuyện vui
Nhờ có scandal này mà Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Sarbanes-Oxley về Quản trị Công ty.
2.5 Tyco international (2002)
Thông tin chung:
Tyco International thành lập từ năm 1960 tại Mỹ và hoạt động ở trên 100 Quốc gia . Tyco được mệnh danh là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các thiết bị điện. Thiết kế và lắp đặt hệ thống viễn thông dưới biển. Hệ thống phòng chống hỏa hoạn và an toàn điện. Từ năm 1986, Tyco International đã có hơn 40 lần mua bán sáp nhập lớn nhỏ trên toàn thế giới.
Chuyện gì đã xảy ra
CEO (Dennis Koslowski) cùng với CFO (Mark Swartz) của Tyco bị buộc tội. Vì đã tự cho mình hưởng những ưu đãi về lãi suất của những khoản vay cá nhân với Công ty. Mà thiếu sự phê duyệt của HĐQT. Những khoản vay phát sinh này là một phần của chương trình “Các khoản vay cho nhân viên ưu tú”. Những lãnh đạo cấp cao này còn bị buộc tội bán cổ phiếu phổ thông do mình nắm giữ. Nhưng không thông báo cho nhà đầu tư (Theo Ủy ban Chứng khoán thì nếu lãnh đạo cấp cao bán cổ phiếu cần được sự đồng ý của Đại hội đồng Cổ đông. Do lo sợ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp).
Cụ thể, CEO và CFO của Tyco đã bị buộc tội vì lấy trộm đến 600 triệu USD thông qua các khoản lương thưởng mà chưa được HĐQT phê duyệt. Các tin đồn về việc mua rèm phòng tắm lên đến 6.000 USD. Thùng rác 2.000 USD là minh chứng rất rõ ràng cho việc sử dụng sai ngân sách của doanh nghiệp. Các lãnh đạo cấp cao của Tyco đương nhiên là đã can thiệp vào hệ thống kế toán nhằm che dấu sự thật. Cũng như đối phó với sự giám sát của các thành viên HĐQT.
Tại sao bị phát hiện?
Năm 2002, Koslowski bị điều tra trốn thuế. Do không chi trả thuế giá trị gia tăng cho một tác phẩm nghệ thuật với giá trị 13 triệu USD bằng nguồn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời, Koslowski từ chức vì lý do “cá nhân” và được thay bởi người mới. Điều này càng làm tăng thêm nghi vấn về các vấn đề không minh bạch của doanh nghiệp. Tháng 09 năm 2002, các lãnh đạo cấp cao bao gồm cả CEO và CFO đều bị cáo buộc. Vì họ đã không thuyết minh các khoản vay của họ với Công ty cho Cổ đông. Ủy ban Chứng khoán đã yêu cầu cả hai bồi hoàn lại cho doanh nghiệp những khoản thiệt hại mà họ đã gây ra.
Những tác nhân chính
Thiếu đạo đức kinh doanh của tầng lớp quản lý cùng các điểm yếu trong hệ thống Quản trị Công ty.
Chuyện vui
Koslowski đã tổ chức sinh nhật cho vợ với chi phí lên đến 2 triệu USD tại một hòn đảo ở Italia.
2.6 Satyam company (2009)
Thông tin chung:
Satyam thành lập năm 1987 ở Ấn Độ. Và nhanh chóng trở thành Doanh nghiệp phát triển nhanh thứ 04 tại thị trường này với thị phần lên đến 9%. Satyam có 53.000 nhân viên với doanh thu hàng năm khoảng 2,1 tỷ USD. Và là doanh nghiệp đầu tiên của Ấn Độ niêm yết trên các sàn giao dịch Quốc tế như NYSE, DOW, EURONEXT.
Chuyện gì đã xảy ra:
- Raju và anh trai là Rama Raju đã bị bắt. Vì những cáo buộc vì phá vỡ niềm tin, lừa dối, và làm sai lệch các ghi nhận kế toán.
- Raju đã phá vỡ các quy tắc về gián điệp thông tin trong doanh nghiệp.
- Khai khống 13.000 nhân viên để chuyển khoản tiền lương của số nhân viên này về tài khoản cá nhân của mình. Như vậy số nhân viên thực tế của Satyam chỉ là 40.000. Thay vì 53.000 như các báo cáo chính thức.
- Raju cũng bị cáo buộc dùng tiền của Công ty cho các mục đích cá nhân. Đặc biệt là việc mua lại Công ty của con trai ông.
- Bảng cân đối kế toán của Satyam tại ngày 30 tháng 09 năm 2008 đã khai khống tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lên đến gần 1 tỷ USD. Một khoản chi phí phải trả khoảng 70 triệu USD. Khai thiếu một khoản nợ lên đến 200 triệu USD.
- Kiểm toán của Satyam (PwC Ấn Độ) được coi là một đồng lõa trong vụ bê bối này. Khi không thu thập đủ các bằng chứng kiểm toán. Như xác nhận ngân hàng, lãi vay và xác nhận phải thu khách hàng.
Tại sao bị phát hiện?
Một người trong doanh nghiệp viết email cho HĐQT nói về các câu chuyện đã xảy ra khiến CEO phải tự thú. Mọi chuyện đã đi quá xa nên Raju tự thú. “Mọi chuyện giống như ở trên lưng cọp, bạn không biết làm sao mà xuống được để không bị ăn thịt”.
Những tác nhân chính
Thiếu sự giám sát của HĐQT với các hoạt động của CEO (điểm yếu trong Quản trị Công ty) cùng sự thông đồng của Kiểm toán viên.
Chuyện vui
Vợ của Raju đã viết một cuốn sách để tặng Raju với chủ đề “Chủ nghĩa hiện sinh” (Một tình trạng mất định hướng và bối rối khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý).
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về các thủ thuận gian lận báo cáo tài chính phổ biến. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về gian lận là gì? Động cơ nào khiến các doanh nghiệp gian lận báo cáo tài chính? Cũng như những thủ thuật gian lận thông thường trong doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư phát hiện rủi ro, đánh giá sức khỏe tài chính. Và tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các thủ thuận gian lận báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể tìm hiểu series về Gian lận báo cáo tài chính của Cú như:
1. Nhận biết gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính (P.1)
2. Bật mí các loại gian lận báo cáo tài chính Phần 2 – Gian lận tài sản
3. Gian lận sử dụng tài sản và dòng tiền trong doanh nghiệp – Phần 3
4. Các gian lận báo cáo tài chính thực tế tại Việt Nam – Phần 5
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969