Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính có phải “lạm dụng”?
Đòn bẩy tài chính không phải là khái niệm xa lạ trong lĩnh vực tài chính. Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính để tạo ra tỷ suất sinh lời tốt hơn. Để có nhiều vốn tài trợ cho các dự án sản xuất, mở rộng. Hoặc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường.
Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính cũng là một con dao hai lưỡi. Bởi bên cạnh những lợi ích to lớn đó, nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi không thể kiểm soát những khoản nợ của mình. Hoặc sử dụng vốn huy động thông qua đòn bẩy một cách không hiệu quả. Từ đó có thể dẫn đến cảnh nợ nần, thậm chí phá sản nếu lạm dụng.
Với mong muốn mang lại cái nhìn chân thực, khách quan, từ nhiều góc độ về đòn bẩy tài chính. Cú sẽ chia sẻ với anh em trong bài ngày hôm nay. Anh em hãy cùng theo dõi nhé.
Mở đầu
“- Liệu có nên đầu tư vào một doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao?
– Doanh nghiệp nên dùng tỷ lệ đòn bẩy bao nhiêu là phù hợp?
– Doanh nghiệp đi vay nhiều như vậy liệu có vỡ nợ không?”
Dưới góc độ nhà đầu tư chứng khoán, Cú tin rằng đây là những câu hỏi phổ biến nhất. Khi anh em nhìn vào một khoản nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên nó lại cần khá nhiều thông tin, kiến thức để có thể đưa ra được câu trả lời. Đầu tiên phải kể đến đó là doanh nghiệp đó hoạt động trong lĩnh vực gì? Doanh nghiệp đó sử dụng đòn bẩy tài chính vào mục đích gì? Những ưu điểm, nhược điểm của việc sử dụng đòn bẩy tài chính đó?..
Việc sử dụng đòn bẩy sẽ khác nhau giữa các doanh nghiệp, ngành nghề. Và phụ thuộc nhiều vào tình hình tài chính hiện có của doanh nghiệp. Cũng như ý chí của ban lãnh đạo. Anh em chúng ta cần có trang bị kiến thức về tài chính nói chung. Và hiểu biết về đòn bẩy tài chính nói riêng để có thể đưa ra kết luận sát với thực tế nhất.
Phần 1: Đòn bẩy tài chính là gì?
Đầu tiên, hãy cùng Cú tìm hiểu chi tiết về định nghĩa, thành phần và ý nghĩa của đòn bẩy tài chính. Sơ qua thì đây là khái niệm bao gồm các thành phần nằm trong bảng cân đối kế toán. Nếu có khái niệm nào anh em chưa hiểu rõ, hãy đừng ngần ngại inbox Cú theo trang page sau nhé. Đó sẽ là một gợi ý thú vị cho chủ đề của bài tiếp theo Cú gửi tới anh em.
https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
1.1 Định nghĩa đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính hay Financial Leverage trong doanh nghiệp thể hiện mức độ. Mà doanh nghiệp sử dụng khoản vốn vay với mục đích nâng cao tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Khoản vốn này phụ thuộc vào nguồn vốn của công ty, được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của công ty đó.
Hay nói cách khác, đòn bẩy tài chính là một chỉ số đo lường giá trị khoản vay của doanh nghiệp. Chiếm bao nhiêu phần trăm so với nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp đó.
Việc tận dụng đòn bẩy ở mức độ cao. Giúp cho doanh nghiệp đạt được nhiều cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, nếu tận dụng quá mức sẽ mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn cho chính doanh nghiệp. Tỷ trọng giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cao thì đòn bẩy tài chính cao.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có vốn chủ sở hữu là 1 tỷ đồng. Doanh nghiệp A dùng toàn bộ số tiền vốn chủ sở hữu để xây dựng nhà xưởng sản xuất.
Doanh nghiệp B có vốn chủ sở hữu 1 tỷ đồng. Doanh nghiệp B vay thêm ngân hàng 500 triệu đồng để có 1.5 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng sản xuất.
=> Doanh nghiệp A không sử dụng đòn bẩy tài chính. Doanh nghiệp B sử dụng đòn bẩy tài chính. Để hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2 Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
Trong doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính có ý nghĩa rất quan trọng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa với nhiều chủ thể.
1.2.1 Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp
– Đối với các doanh nghiệp khi huy động vốn bằng cách sử dụng nợ. Chủ sở hữu sẽ được lợi. Là vẫn nắm được quyền điều khiển doanh nghiệp với một số vốn đóng góp ít. Hoặc không cần góp thêm vốn.
– Khi doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với tiền lãi phải trả. Thì phần lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu sẽ gia tăng. Vì vậy, việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Sẽ có tác động làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Hay không còn tùy thuộc theo mối tương quan giữa lãi suất tiền vay. Và tỷ lệ hoàn vốn của doanh nghiệp.
Cụ thể, các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ ít bị lỗ nếu có tỷ số nợ thấp. Các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao. Sẽ có cơ hội gia tăng lợi nhuận dành cho chủ sở hữu (lợi nhuận sau thuế) rất nhanh nếu có 1 tỷ số nợ cao.
Sự gia tăng lợi nhuận sau thuế là điều mong muốn của các chủ sở hữu. Nhưng ngược lại họ không thích rủi ro. Do vậy, thông thường các quyết định tài chính phải dựa trên sự cân bằng giữa hai yếu tố lợi nhuận và rủi ro.
1.2.2 Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính đối với chủ nợ
– Chủ nợ nhìn vào tỷ số này để có thể thấy được tỷ lệ đóng góp vốn của chủ sở hữu. Để có thể an tâm cho các món nợ của mình. Nếu chủ sở hữu chỉ góp một phần nhỏ trên tổng số vốn của doanh nghiệp. Thì sự rủi ro trong kinh doanh chủ yếu sẽ do các chủ nợ gánh chịu.
– Các chủ nợ thường thích 1 tỷ số nợ vừa phải. Tỷ số nợ càng thấp, món nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản và ngược lại.
Để duy trì sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. Những ngành có rủi ro hoạt động cao thường chỉ cho phép các chủ sở hữu lựa chọn tỷ số nợ thấp. Và ngược lại, những ngành có rủi ro kinh doanh thấp. Có thể sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn.
Đòn bẩy tài chính có tác dụng khuếch đại tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Khi hiệu quả sử dụng tài sản cao. Nhưng ngược lại, nó cũng sẽ làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bị sụt giảm nhiều hơn. Khi suất sinh lời trên tài sản giảm.
Mặt khác cũng cần thấy rằng khi công ty huy động nợ cao. Thì rủi ro phá sản hoặc mất khả năng thanh toán càng lớn. Vì vậy người cho vay sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn. Để bù vào rủi ro mà họ sẽ phải gánh chịu. Và khi đó tác dụng của đòn bẩy tài chính sẽ giảm đi, thậm chí không còn tác dụng. Hoặc tác dụng tiêu cực đến suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.
1.3 Vai trò của đòn bẩy tài chính
– Là một phần trong hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp thường dùng đến nợ. Một mặt để bù đắp cho sự thiếu vốn của doanh nghiệp. Để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Duy trì hoặc mở rộng sản xuất. Đầu tư dự án…
– Mặt khác, với hy vọng tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Hoặc thu nhập trên cổ phiếu phổ thông (EPS). Nói cách khác, nếu tỷ suất lợi nhuận cao. Doanh nghiệp đầu tư càng nhiều thì thu lãi càng nhiều.
– Chưa kể rằng khoản lãi vay phải trả được coi là một khoản chi phí hợp lý. Và được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Giúp giảm số thuế doanh nghiệp phải nộp, làm tăng lợi nhuận. Đây được gọi là “lá chắn thuế”.
Lá chắn thuế được hiểu là khoản giảm trừ thu nhập chịu thuế của một cá nhân hay doanh nghiệp. Đạt được thông qua việc yêu cầu những khoản khấu trừ hợp lệ. Cụ thể như lãi thế chấp (có thể hiểu là lãi tiền vay mua nhà). Chi phí y tế, các khoản đóng góp từ thiện, và khấu hao.
1.3 Ưu, nhược điểm của đòn bẩy tài chính
Và cũng giống như bất kỳ công cụ tài chính nào, đòn bẩy tài chính luôn có ưu điểm và nhược điểm. Mặc dù mức độ ảnh hưởng lại không giống nhau giữa các doanh nghiệp. Nhưng cụ thể thì có thể kể đến như sau:
1.3.1 Ưu điểm của đòn bẩy tài chính
– Đòn bẩy là công cụ mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp. Nâng cao vốn khả dụng để giao dịch trên nhiều thị trường khác nhau. Hầu hết các doanh nghiệp đều không có đủ nguồn vốn tự có. Do đó, nếu họ tận dụng đòn bẩy tài chính một cách linh hoạt và thông minh. Để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Thì sẽ tạo ra một lợi nhuận lớn hơn rất nhiều.
– Khi sử dụng đòn bẩy tài chính, khoản lãi vay phải trả được coi là một khoản chi phí hợp lý. Và được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Giúp giảm số thuế doanh nghiệp phải nộp, làm tăng lợi nhuận. Đây được gọi là “lá chắn thuế”.
Lá chắn thuế được hiểu là khoản giảm trừ thu nhập chịu thuế của một cá nhân hay doanh nghiệp. Đạt được thông qua việc yêu cầu những khoản khấu trừ hợp lệ. Cụ thể như lãi thế chấp (có thể hiểu là lãi tiền vay mua nhà). Chi phí y tế, các khoản đóng góp từ thiện, và khấu hao.
– Đòn bẩy tài chính giúp tối ưu hóa và linh động nguồn vốn của doanh nghiệp. Chính đòn bẩy tài chính sẽ giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội kinh doanh kiếm lời. Vì nếu không có vốn thì sẽ không thể đầu tư. Sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn hợp pháp. Tạo thêm các cơ hội xoay vòng vốn và đầu tư.
– Các doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính để tài trợ cho tài sản. Nhằm tránh phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Điều này làm tăng giá trị của cổ đông. Bởi vì doanh nghiệp có nhiều tài sản hơn. Và giá trị cổ phiếu không bị suy giảm bởi sự tồn tại của nhiều cổ phiếu hơn.
– Đòn bẩy tài chính có thể được coi là khoản vay không tính lãi, nó được cấp bởi các nhà môi giới để đổi lấy một khoản ký quỹ để doanh nghiệp có được vị trí tốt hơn trên thị trường.
1.3.1 Nhược điểm của đòn bẩy tài chính
Vì lý do tương tự, đòn bẩy tài chính có thể thúc đẩy lợi nhuận từ các khoản đầu tư. Thì cũng có thể làm tăng lỗ. Đòn bẩy có thể là một hình thức tài chính rủi ro đặc biệt. Do đó, việc sử dụng cần hết sức thận trọng.
Lỗ có thể xảy ra khi giá trị của một khoản đầu tư không vượt quá chi phí để vay tiền.
Ví dụ 2: Nếu doanh nghiệp vay 5 tỷ đồng để mua một mảnh đất. Nhưng giá của mảnh đất đó chỉ tăng chỉ tăng 4 tỷ đồng, thì việc mua tài sản đó đã khiến doanh nghiệp mất đi 1 tỷ đồng.
Công cụ đòn bẩy cũng có thể làm tăng thiệt hại của người sử dụng. Khi giá trị của tài sản đi xuống. Nếu giá trị giảm đủ xa, chúng có thể có giá trị thấp hơn khoản vay của bạn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ mắc nợ ngay cả khi bạn đã bán tài sản.
Đòn bẩy tài chính có thể đặc biệt rủi ro ở những doanh nghiệp có rào cản gia nhập thấp hoặc chu kỳ bán hàng theo chu kỳ. Trong cả hai trường hợp này, lợi nhuận có thể dao động dữ dội từ năm này sang năm khác, hoặc thậm chí trong cùng một năm. Điều này gây khó khăn cho việc thanh toán các khoản vay một cách nhất quán và làm tăng tỷ lệ vỡ nợ.
Có một số tác dụng phụ của công cụ đòn bẩy. Các công ty sử dụng đòn bẩy cao thường thấy lợi nhuận của họ thay đổi lớn khi họ xử lý nợ. Sự biến động lợi nhuận này có thể làm cho giá cổ phiếu cũng bị ảnh hưởng.
Các công ty có đòn bẩy cao cũng giảm khả năng tiếp cận nợ. Rốt cuộc, điều hợp lý là những người cho vay sẽ phải thận trọng khi cho vay đối với một công ty đã có một đống nợ. Điều này có thể là thảm họa nếu một công ty cần tiền mặt khẩn cấp cho trường hợp khẩn cấp hoặc một cơ hội không thể vượt qua. Nếu ngân hàng không quyết định cho vay đối với một công ty đòn bẩy cao, bạn có thể đặt cược các điều khoản sẽ được xếp chồng lên nhau trong lợi nhuận của ngân hàng với rất nhiều sự quan tâm và lệ phí để giúp đỡ họ vượt qua những rủi ro.
Phần 2: Phân tích các chỉ số đòn bẩy tài chính
Có rất nhiều chỉ số phân tích khi tìm hiểu về đòn bẩy tài chính. Hiểu về những chỉ số này sẽ giúp anh em có cái nhìn khách quan hơn. Về nợ vay cũng như tài sản của doanh nghiệp.
2.1 Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính
Có rất nhiều chỉ số để đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những chỉ số đó thường dùng để đánh khi đã thực hiện các khoản vay. Hoặc là để đánh giá tình trạng hiện tại của doanh nghiệp đó. Do đó, Cú sẽ giới thiệu tới anh em một công thức. Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy tài chính. Để hiểu xem liệu với đòn bẩy tài chính như vậy thì tỷ suất lợi của doanh nghiệp biến đổi như nào.
Công thức tính:
DFL = Tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu/ Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế
DFL = (ΔEPS/EPSo)/(ΔEBIT/EBITo)
Trong đó:
EBIT: lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay
EPS: lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần
Ngoài ra, để tính đòn bẩy tài chính khi có thêm khoản lãi vay (I), công thức sẽ thay đổi như sau:
DFL = EBITo/(EBITo – I) = (Q x (p-v)/(FQ x (p-v)-F-I)
Trong đó:
F: Chi phí cố định kinh doanh không bao gồm lãi vay
v: Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm
p: Giá
Q: Số lượng sản phẩm bán ra
Xem xét đòn bẩy tài chính có thể rút ra:
– Ở mỗi mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế khác nhau. Thì mức ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính cũng có sự khác nhau.
– Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính cũng là một trong những thước đo mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Từ công thức trên chúng ta có công thức đo lường sự tác động của đòn bẩy tài chính. Đến sự thay đổi hệ số sinh lời tài chính (ROE) như sau:
Tỷ lệ thay đổi của ROE = Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính x Tỷ lệ thay đổi của EBIT
Trong đó:
– EBIT là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Là một chỉ số về lợi nhuận của doanh nghiệp. Được xác định bằng doanh thu trừ chi phí. Không bao gồm thuế và lãi vay phải trả.
EBIT cũng được gọi là thu nhập hoạt động. Lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Ở Việt Nam, chỉ tiêu này thường được gọi là lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Như vậy đòn bẩy tài chính thể hiện cách thức sử dụng nguồn tài trợ vốn của doanh nghiệp.
Ví dụ 3: Doanh nghiệp A tiến hành kinh doanh sản phẩm B với tổng số vốn là 300.000.000 VND. Trong đó, có 200.000.000 VND là khoản tiền đi vay với lãi suất 8%/năm. Năm 2022, công ty dự kiến tiêu thụ 20.000 sản phẩm với giá 40.000 VND/sản phẩm. Chi phí biến đổi mỗi sản phẩm là 31.000 VND. Tổng chi phí kinh doanh cố định là 70.000.000 VND. Xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính với doanh nghiệp A?
I = 200.000.000 x 8% = 16.000.000 VND
F = 70.000.000 VND
v = 31.000 VND
p = 40.000 VND
Q = 25.000 sản phẩm
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính lên công ty X:
EBITo = 20.000 x (40.000 – 30.000) – 70.000.000 = 130.000.000 VNĐ
DFL = EBITo / (EBITo – I) = 130.000.0000/ (130.000.000 – 16.000.000) ≈ 1,14
Với EBIT = 130.000.000 VND (mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay). Khi doanh nghiệp khi tăng/giảm 1% số lợi nhuận này. Thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm 1,14%.
Sau khi hiểu được mức độ tác động của đòn bẩy tài chính với mỗi dự án. Mối quan tâm của những anh em chúng ta. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ là những chỉ số có thể tính toán được. Dựa trên những dữ liệu được công bố rộng rãi và chính xác của doanh nghiệp. Như các báo cáo tài chính của doanh nghiệp hay là thông tin bổ sung chính thống.
Chi tiết anh em hãy theo dõi dưới đây nhé. Để hệ thống kiến thức một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Cú sẽ lấy ví dụ xuyên suốt về các chỉ số của HPG. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.
2.2 Chỉ số nợ trên tổng tài sản
2.2.1 Định nghĩa
Chỉ số nợ trên tổng tài sản là một loại tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản. Cho phép so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các doanh nghiệp khác nhau.
Chỉ số nợ trên tổng tài sản càng cao thì doanh nghiệp có mức độ đòn bẩy kinh doanh (DoL) càng cao và do đó, rủi ro tài chính càng lớn. DOL là từ viết tắt tiếng anh của Degree of Operating Leverage. Thuật ngữ này được sử dụng làm cơ sở để xác định mức độ ảnh hưởng. Của kết cấu giữa các khoản chi phí kinh doanh biến đổi và cố định trong một doanh nghiệp. Hoặc anh em có thể hiểu đơn giản, đòn bẩy kinh doanh là để phản ánh các mức chi phí hoạt động đến lợi nhuận trước thuế. Và khoản lãi vay khi doanh thu thay đổi của một doanh nghiệp.
Vì vậy tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh DOL là các chỉ số miêu tả hiệu ứng. Về mức độ nợ của một doanh nghiệp trong quá trình tạo ra doanh thu trước thuế và lãi vay. Nếu một doanh nghiệp có kết cấu chi phí hoạt động giữ nguyên ổn định. Thì đồng nghĩa rằng độ lớn của đòn bẩy kinh doanh. Sẽ chứng minh được tỷ lệ phần trăm thay đổi của khoản lãi vay. Khi doanh thu cùng lợi nhuận trước thuế cùng với thay đổi là 1%.
Chỉ số nợ trên tài sản là một tỷ lệ để phân tích bảng cân đối kế toán của một công ty. Chỉ số này bao gồm các thành phần như tổng nợ của doanh nghiệp. Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Cũng như tổng tài sản của doanh nghiệp (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn).
Công thức:
Chỉ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ/ Tổng tài sản
Tổng nợ = Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn
2.2.2 Ý nghĩa của chỉ số nợ trên tổng tài sản
Nếu chỉ số nợ trên tổng tài sản lớn hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp có tổng nợ lớn hơn cả tài sản của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp sẽ gặp vô vàn khó khăn khi có bất kỳ biến động nhỏ nào về mặt kinh doanh hay lãi suất.
Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp đều có chỉ số nợ trên tổng tài sản nhỏ hơn 1. Giả sử khi một doanh nghiệp có chỉ số nợ trên tổng tài sản là 35%. Có nghĩa là 35% tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ vay bên ngoài. Và 65% tài sản còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp có chỉ số nợ trên tổng tài sản càng cao thì càng có nhiều rủi ro hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều động lực để có thể mang lại lợi nhuận cao hơn.
Anh em có thể sử dụng chỉ số này để:
– Đánh giá doanh nghiệp có đủ nguồn lực để trả các nghĩa vụ nợ hiện tại không?
– Nếu đầu tư vào doanh nghiệp đó thì có khả năng lấy lại được khoản tiền đầu tư đó hay không? Nếu chỉ số này quá cao thì sẽ khiến cho nhà đầu tư lo ngại về khả năng hoàn trả khoản vay.
2.2.3 Đặc điểm của chỉ số nợ trên tổng tài sản
Vì chỉ số nợ trên tổng tài sản là một chỉ số đo lường trong nhóm tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Nên nó đo lường mức độ sử dụng các khoản nợ vay của doanh nghiệp. Để tài trợ cho tổng tài sản của doanh nghiệp đó.
Anh em có thể hiểu đơn giản như sau. Hiện tại trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Có khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay được tài trợ. Trường hợp nếu như hệ số này cao sẽ khiến cho các chủ nợ gặp bất lợi. Tuy nhiên, nó lại có lợi cho chủ sở hữu nếu như số vốn được dùng có thể sinh ra lợi nhuận lớn. Ngược lại, nếu chỉ số này rất thấp. Cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được kênh huy động vốn bằng nợ. Có nghĩa là chưa khai thác tốt được đòn bẩy tài chính trong kinh doanh.
Hệ số nợ trên tổng tài sản phụ thuộc vào một số yếu tố như:
– Quy mô doanh nghiệp
– Loại hình
– Lĩnh vực hoạt động
– Mục đích vay
Cho nên, nếu muốn biết được chỉ số nợ này là cao hay thấp. Thì cần phải so sánh với chỉ số trung bình ngành. Nếu như chỉ số tổng nợ cao hơn tổng tài sản. Chứng tỏ doanh nghiệp đó tương lai sẽ rất khó huy động được tiền vay. Mặc dù là vay để tiến hành sản xuất kinh doanh cũng không được chấp thuận.
2.2.4 Hạn chế của hệ số nợ trên tổng tài sản
Chất lượng tài sản không được biết bởi nó được gộp những tài sản vô hình và hữu hình lại với nhau. Đây chính là hạn chế của chỉ số tổng nợ trên tổng tài sản mà ít người biết đến.
Cũng khá giống với những chỉ số khác. Chỉ số nợ trên tổng tài sản cần được xác định theo thời gian. Để đánh giá về rủi ro tài chính. Xem doanh nghiệp này có thể được cải thiện hay chuyển biến khác đi không.
Khi xu hướng của chỉ số nợ trên tổng tài sản ngày càng tăng. Là biểu hiện cho thấy doanh nghiệp không có sẵn tiền hoặc không thể trả được hết nợ. Điều này báo hiệu trong tương lai doanh nghiệp này có khả năng sẽ vỡ nợ và phá sản.
Các doanh nghiệp có chỉ số nợ trên tổng tài sản cao có thể gặp rủi ro. Đặc biệt trong điều kiện lãi suất ngày càng tăng. Các chủ nợ thích chỉ số này ở mức thấp. Vì chỉ số này càng thấp thì doanh nghiệp càng có nhiều nguồn tài chính vốn chủ sở hữu. Đóng vai trò như một tấm đệm chống lại thiệt hại của các chủ nợ. Nếu doanh nghiệp đó phá sản.
Ví dụ 4: Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát năm 2021 có
– Tổng nợ phải trả là 87,455 tỷ đồng
– Tổng tài sản là 178,236 tỷ đồng
=> Chỉ số nợ trên tổng tài sản là 87,455/ 178,236 * 100% = 49.1%
Chỉ số này cho biết tổng nợ phải trả của doanh nghiệp tương đương 49.1% tổng tài sản. Trong trường hợp cần thanh toán gấp toàn bộ nợ, doanh nghiệp vẫn có khả năng đối ứng bằng chính tài sản của mình. Tuy nhiên, chỉ số này cũng khá cao. Doanh nghiệp cần chú ý khi gia tăng tỷ trọng nợ vay của mình. HPG là một doanh nghiệp sản xuất. Do đó sẽ cần nhiều vốn để sản xuất kinh doanh, nên thường sử dụng đòn bẩy nhiều.
2.3 Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu
2.31. Định nghĩa
Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. Chỉ số này cho ta biết về tỷ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản. Bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng. Để chi trả cho hoạt động của mình.
Đây là một thước đo quan trọng được sử dụng trong tài chính doanh nghiệp. Đo mức độ công ty đang tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng nợ. Thay vì nguồn lực tự có, phản ánh mức độ phụ thuộc vào nợ của doanh nghiệp đó. Nói cách khác, thông qua chỉ số này, anh em có thể biết. Liệu doanh nghiệp khi sử dụng toàn bộ vốn sở hữu hiện có. Có thể hoàn trả, trang trải cho tổng số nợ công ty phải trả hay không?
Lấy một ví dụ trực quan về chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu như sau: Doanh nghiệp A có chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 75% hoặc 0.75. Có nghĩa là doanh nghiệp đang đi vay số tiền tương đương với 75% số vốn hiện có. Tỷ lệ này cũng thể hiện, doanh nghiệp có đủ năng lực trả nợ bằng chính nguồn vốn chủ sở hữu của mình.
Công thức tính:
Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu * 100%
Lưu ý: Tổng nợ bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của doanh nghiệp.
Trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp sẽ trình bày chi tiết. Về hai khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Mặc dù chúng đều nằm trong mục nguồn vốn. Nhưng lại có những đặc điểm khác nhau. Nhà đầu tư nên phân tích mối quan hệ để đánh giá lại cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
2.3.2 Ý nghĩa chỉ chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu thường được sử dụng. Như một thước đo để đo mức độ doanh nghiệp đang tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng nợ. Thay vì nguồn lực tự có. Phản ánh mức độ phụ thuộc vào nợ của doanh nghiệp đó.
Chỉ số này thay đổi theo ngành. Khi phân tích anh em cần so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Hoặc tự đo lường sự thay đổi về mức độ phụ thuộc vào khoản nợ của doanh nghiệp trong thời gian cụ thể.
Dưới đây là một số ý nghĩa cụ thể của chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu với doanh nghiệp và nhà đầu tư:
Đối với chủ doanh nghiệp:
– Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1. Nghĩa là nợ phải trả đang thấp hơn phần vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp đang quản lý khá tốt rủi ro từ những khoản nợ phải trả của mình. Doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính để thanh toán với khoản nợ này cùng một lúc. Chỉ số này càng nhỏ thì năng lực tài chính của doanh nghiệp càng mạnh.
– Khi chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1. Thể hiện doanh nghiệp đang có khoản nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán toàn bộ khoản nợ bằng nguồn lực vốn có của mình. Chứng tỏ khả năng quản lý công nợ của doanh nghiệp yếu kém. Và có rủi ro cực kỳ cao hoặc đang trên bờ vực phá sản. Doanh nghiệp cần phải có biện pháp cải tổ, xây dựng một chỉ số an toàn hơn.
Đối với nhà đầu tư:
– Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu < 1. Chứng tỏ khả năng quản lý nợ của doanh nghiệp đang tốt. Chỉ số càng nhỏ thì năng lực tài chính càng mạnh.
– Khi chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu > 1. Là nguy cơ doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản. Nợ nhiều hơn vốn nên rủi ro cực kỳ cao. Cần cân nhắc khi đầu từ vào những doanh nghiệp này.
Thông thường chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao cho thấy mức độ rủi ro nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này đặc biệt thấp. Cũng phần nào thấy được doanh nghiệp đang không tận dụng được việc vay nợ để mở rộng hoạt động. Vì đòn bẩy tài chính là một công cụ có tác động lớn đến sự tăng trưởng của tổ chức.
Vì thế, khi lựa chọn doanh nghiệp. Nhà đầu tư không nên vội vàng loại bỏ các doanh nghiệp có chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu > 1. Nếu doanh nghiệp biết cách tập trung, vận dụng nguồn vốn vay. Để tạo ra nhiều lợi nhuận và biến lợi nhuận thành vốn thì đây vẫn là cơ hội đầu tư tốt.
Thực tế khi sử dụng chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu để phân tích. Nhà đầu tư có xu hướng sửa đổi để xem xét khoản nợ dài hạn thay cho ngắn hạn. Vì mức độ rủi ro khoản nợ dài hạn thấp hơn.
2.3.3 Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu là bao nhiêu thì tốt?
Thông thường chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu dưới 1. Được nhiều chuyên giá đánh giá tốt. Tuy nhiên, tùy vào từng ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp. Mà giá trị chỉ số sẽ thay đổi. Thông thường, đối với các doanh nghiệp ngành sản xuất. Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu trên dưới mức 2 là điều bình thường. Nhưng các ngành về công nghệ lại chủ yếu xoay quanh mức 0.5.
Dựa vào chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư đo lường mức độ nợ. Mà doanh nghiệp đang gánh so với giá trị tài sản ròng của nợ phải trả. Nợ ở đây là khoản phải được hoàn trả. Hoặc tái cấp vốn, chịu áp lực lãi vay. Tệ nhất là tình trạng vỡ nợ làm chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu kém đi (cao hơn). Kèm mức rủi ro đầu tư cao vì doanh nghiệp chủ yếu dựa vào tài trợ bằng nợ.
Sự tăng trưởng bằng nợ có thể giúp tăng thu nhập và lợi nhuận. Cao hơn so với chi phí trả nợ. Lúc này cổ đông trở thành người hưởng lợi. Ngược lại nếu chi phí cho việc vay nợ lớn hơn nhiều. Giá cổ phiếu giảm, lợi tức cũng giảm.
Bên cạnh đó, chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu bao nhiêu là tốt? Còn phụ thuộc vào từng thời kỳ của nền kinh tế. Doanh nghiệp hoạt động sẽ chịu tác động ít nhiều bởi biến động chung từ thị trường.
2.3.4 Hạn chế của chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Việc tính toán chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Thực tế hai khoản này lại có những đặc điểm. Khiến nhà đầu tư khó có thể xác định chính xác nợ trên vốn chủ sở hữu:
– Phân tích khoản nợ: Cổ phiếu ưu đãi đôi khi được coi là vốn chủ sở hữu. Nhưng cổ tức, mệnh giá, quyền thanh lý lại làm cho nó trông giống khoản nợ hơn. Nếu bao gồm cổ phiếu ưu đãi vào khoản nợ. Kéo theo chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng dẫn đến rủi ro cao cho doanh nghiệp. Trong khi tính cổ phiếu ưu đãi vào phần vốn chủ sở hữu. Thì nợ trên vốn chủ sở hữu lại giảm. Sự không nhất quán trong xác định khoản nợ. Làm kết quả tính nợ trên vốn chủ sở hữu không hoàn toàn chính xác.
– Có đôi khi không phải lúc nào nợ trên vốn chủ sở hữu cao hoặc thấp là tốt. Có những cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường. Có chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao so với mức trung bình. Dù hoạt động công ty tăng trưởng chậm. Nhưng vẫn đủ để duy trì dòng thu nhập ổn định, từ đó tổ chức có thể vay vốn với mức lãi suất thấp.
Doanh nghiệp trong các ngành có tốc độ tăng trưởng chậm. Có tỷ lệ đòn bẩy cao so với thu nhập. Đã phản ánh năng lực sử dụng vốn hiệu quả. Trong khi đó, tại các ngành hàng chủ lực như tiêu dùng. Thường có nợ trên vốn chủ sở hữu cao hơn, nhưng rõ ràng họ vẫn hoạt động tốt.
2.3.5 Lưu ý khi phân tích chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Dưới đây là những lưu ý Cú muốn gửi đến anh em khi phân tích chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Để có một kết luận khách quan nhất, sát nhất với thực tế
Lưu ý về yếu tố ngành
Có thể ở ngành này nợ trên vốn chủ sở hữu có xu hướng cao. Trong khi ở các ngành khác lại phổ biến thấp. Bởi vì mỗi ngành công nghiệp sẽ có nhu cầu về vốn. Và tốc độ tăng trưởng khác nhau. Dẫn đến sự thay đổi của nợ trên vốn chủ sở hữu tương ứng.
Cụ thể trên thị trường, chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu ngành xây dựng. Sẽ cao hơn so với ngành dịch vụ. Nguyên nhân ngành xây dựng cần đầu tư nguồn vốn ban đầu lớn. Cho vật liệu, trang thiết bị, nhân công, … Trong khi ngành dịch vụ không cần quá nhiều vốn lúc ban đầu. Chủ yếu sử dụng nguồn lực trí tuệ để mang lại hiệu quả công việc.
Kỳ hạn của khoản nợ
Khi dựa vào chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu để so sánh 2 doanh nghiệp. Cần lưu ý về kỳ hạn của nợ của chúng. Những doanh nghiệp có khoản nợ ngắn hạn phải trả ít hơn thường được ưu tiên hơn. Ngoại trừ trường hợp rủi ro do ngân hàng tăng lãi suất cho vay.
Mặc dù 2 doanh nghiệp có cùng chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Và vốn chủ sở hữu bằng nhau. Nhưng kỳ hạn của nợ sẽ phần nào phản ánh mức độ rủi ro. Cùng năng lực quản lý của công ty.
Kết hợp nhiều yếu tố khi phân tích
Không nên chỉ dựa vào mỗi chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu để đưa ra quyết định đầu tư. Nhà đầu tư chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá. Dựa trên nhiều yếu tố khác như doanh thu, dự án đầu tư, chỉ số P/E, P/B, … Như vậy anh em sẽ có được cái nhìn toàn diện. Không bỏ qua bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào, tăng hiệu quả đầu tư.
Ví dụ 5: Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát năm 2021 có
– Tổng nợ phải trả là 87,455 tỷ đồng
– Vốn chủ sở hữu là 90,780 tỷ đồng
=> Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 87,455/ 90,780*100% = 96.3%
Chỉ số này cho biết tổng nợ phải trả của doanh nghiệp tương đương 96.3% vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp cần thanh toán gấp toàn bộ nợ, doanh nghiệp vẫn có khả năng đối ứng bằng chính nguồn vốn tự có của mình. Tuy nhiên, chỉ số này cũng khá cao, tiệm cận đến 1. Doanh nghiệp cần chú ý khi gia tăng tỷ trọng nợ vay của mình. Một lưu ý nữa là đối với doanh nghiệp sản xuất, chỉ số này thường cao. Do doanh nghiệp sản xuất cần nhiều vốn để sản xuất kinh doanh, nên thường sử dụng đòn bẩy nhiều.
2.4 Chỉ số tài sản trên vốn chủ sở hữu
2.4.1 Định nghĩa
Chỉ số tài sản trên vốn chủ sở hữu là chỉ số thể hiện mối tương quan giữa tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Thông qua chỉ số này, anh em có thể thấy được cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Mức độ quy mô của tổng tài sản so với vốn chủ sở hữu hiện có. Đây là một chỉ số bổ sung cho chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Cung cấp cái nhìn dưới góc độ tổng tài sản của doanh nghiệp.
Công thức:
Chỉ số tài sản trên vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu
2.4.2 Ý nghĩa của chỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu
– Dựa vào chỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu, các nhà đầu tư biết. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp bao gồm chủ yếu là vốn chủ sở hữu hay nguồn nợ vay từ bên ngoài.
– Chỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu > 2. Cho thấy rằng doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay nợ hơn so với vốn chủ sở hữu . Anh em có thể sẽ gặp nhiều rủi ro hơn khi đầu tư vào những doanh nghiệp như thế.
– Ngược lại, khi doanh nghiệp chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu. Và khả năng vay nợ thấp, điều đó có nghĩa là chỉ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cũng thấp. Tuy nhiên nếu hệ số quá thấp, tiến gần tới 1. Thể hiện doanh nghiệp không tận dụng được sức mạnh, lợi thế của đòn bẩy tài chính. Từ đó có thể đã tự mình hạn chế những khả năng phát triển, mở rộng sản xuất trong tương lai.
Doanh nghiệp cần xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để tạo ra một chỉ số hợp lý. Phù hợp với ngành hoạt động của mình. Cũng như để cân bằng giữa lợi ích và rủi ro của việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
– Đặc biệt, chỉ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu được sử dụng nhiều nhất. Trong các trường hợp kiểm tra, đánh giá sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp. Chỉ số này nên được so sánh qua các năm. Cũng như so sánh với ngành để đưa ra được cái nhìn khách quan nhất về tình hình, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
2.4.3 Hạn chế của hệ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu
Tương tự như những chỉ số bên trên, chỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu cũng có những hạn chế nhất định.
Việc tính toán tài sản cũng như vốn chủ sở hữu cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số. Như là việc tính toán giá trị tài sản vô hình. Hay xác định đâu là vốn chủ sở hữu. Cũng là một trong những vấn đề đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Ngoài ra, Chỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu cũng cần được xác định theo thời gian. Để đánh giá về rủi ro tài chính. Xem doanh nghiệp này có thể được cải thiện hay chuyển biến khác đi không.
Khi xu hướng của chỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu ngày càng tăng. Cho thấy doanh nghiệp đang có xu hướng gia tăng khoản vay nợ. Điều này báo hiệu trong tương lai doanh nghiệp này có khả năng sẽ vỡ nợ và phá sản.
Các doanh nghiệp có chỉ số nợ trên tổng tài sản cao có thể gặp rủi ro. Đặc biệt trong điều kiện lãi suất ngày càng tăng. Các chủ nợ thích chỉ số này ở mức thấp. Vì chỉ số này càng thấp thì doanh nghiệp càng có nhiều nguồn tài chính vốn chủ sở hữu. Đóng vai trò như một tấm đệm chống lại thiệt hại của các chủ nợ. Nếu doanh nghiệp đó phá sản.
Ví dụ 6: Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát năm 2021 có
– Tổng tài sản là 178,236 tỷ đồng
– Vốn chủ sở hữu là 90,780 tỷ đồng
=> Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 178,236/ 90,780 = 1.96
Chỉ số này cho tổng tài sản hiện tại của HPG đang có tương đương với 1.96 lần vốn chủ sở hữu. Hay còn nói cách khác, doanh nghiệp đang có số nợ vay gần bằng vốn chủ sở hữu hiện có. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, HPG là một doanh nghiệp sản xuất, nên chỉ số ở mức này là có thể hiểu được. Chỉ số này có thể dùng kết hợp hoặc thay thế chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Vì đây là 2 chỉ số có sự liên quan mật thiết với nhau. Do tổng tài sản bằng chính nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cộng lại.
Các chỉ số trên là một trong những chỉ số rất hữu ích khi đánh giá doanh nghiệp. Ngoài ra, anh em có thể theo dõi và sử dụng công cụ TCAnalysis. Để cập nhật thêm các chỉ số hay phân tích cơ bản. Cũng như phân tích kỹ thuật đối với HPG hay các mã cổ phiếu khác. Có rất nhiều chỉ số hữu ích cho việc nghiên cứu doanh nghiệp.
Cú sẽ để link đăng ký tài khoản miễn phí ở đây, anh em có thể mở tài khoản: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng: 105C912839
Kết luận
Qua bài đọc này, Cú tin rằng anh em đã có thể đọc hiểu được về đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Những ví dụ minh họa, cũng như những điểm cần lưu ý khi phân tích tài sản doanh nghiệp. Cũng được Cú trình bày rất rõ ràng, dễ hiểu và chi tiết. Anh em hãy áp dụng những kiến thức này để hiểu về một doanh nghiệp. Trước khi đưa ra quyết định đầu tư nữa nhé!
Mối quan hệ giữa nợ và tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Của nhà đầu tư cũng như ban lãnh đạo doanh nghiệp. Khi phân tích lựa chọn đầu tư hay không. Do đó, hiểu được cách thức cũng như ý nghĩa của các chỉ số đòn bẩy tài chính. Sẽ giúp cho cho anh em hiểu về doanh nghiệp. Hiểu về cách thức vận hành, cơ cấu tổ chức cũng như sức mạnh nội tại của doanh nghiệp. Qua đó có thể thấy được ý chỉ của chủ doanh nghiệp có tâm huyết, có dài hạn hay không.
Đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi thế của các khoản vay. Để có thể có nhiều hơn những cơ hội gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó nếu lạm dụng việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế khó khăn hay có nhiều thay đổi không tích cực.
Hy vọng rằng từ những kiến thức trên, anh em có thể xâu chuỗi với những với những kiến thức thực tế khác. Để đưa ra những đánh giá khách quan, nhiều chiều về tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp mình đang quan tâm. Áp dụng nó vào trong việc lựa chọn cổ phiếu. Để tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969