Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S dễ hiểu nhất (P.4)
Trong những năm gần đây thị trường chứng khoán phát triển rất nhanh. Và đặc biệt được nhiều nhà đầu tư tiếp cận quan tâm. Các nhà đầu tư coi chứng khoán là một kênh đầu tư cho tương lai của họ. Điểm chung nhất giữa các nhà đầu tư là đang rót những đồng tiền tiết kiệm được để mua cổ phiếu. Vì vậy để xác định được giá trị chính xác của cổ phiếu có vai trò vô cùng quan trọng. Từ đó giúp các nhà đầu tư tránh được rủi ro và có khả năng sinh lời cao.
Các chỉ số như P/S, P/E, P/B… Là những chỉ số tài chính được sử dụng thường xuyên để phân tích và định giá cổ phiếu. Trong đó, chỉ số P/S là một chỉ số quan trọng. Có thể đánh giá chính xác được tình hình thực tế của doanh nghiệp trong một số trường hợp nhất định. Đặc biệt là khi các chỉ số định giá còn lại không còn hiệu quả.
Sau đây, hãy cùng Cú tìm hiểu kỹ hơn về chỉ số P/S là gì? Các yếu tố tác động và công thức tính? Cũng như phương pháp định giá cổ phiếu dựa vào chỉ số P/S là gì? Hãy thử áp dụng ngay công thức định giá cổ phiếu dưới đây. Để giúp anh em đưa ra những quyết định hợp lý và đúng đắn hơn trong những cơ hội đầu tư nhé!
1. Tìm hiểu về chỉ số P/S
Thông thường nhiều nhà đầu tư vẫn dùng các chỉ số như P/E, P/B, ROE, ROA…trong việc phân tích và định giá cổ phiếu. Tuy nhiên trong trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh thu lỗ thì EPS âm. Dẫn tới các chỉ số trên không thể phát huy được nhiều vai trò. Bởi doanh nghiệp kinh doanh lỗ chưa chắc là tồi tệ. Vì có thể doanh nghiệp đang trong quá trình triển khai các dự án. Dẫn tới dòng tiền và lợi nhuận chưa thực sự cao tại thời điểm đó. Và không có nghĩa là nó sẽ không được cải thiện trong tương lai.
Và dĩ nhiên là anh em không thể trả một mức giá nhỏ hơn 0 cho doanh nghiệp đó. Vậy đã bao giờ anh em tự hỏi: “Nếu doanh nghiệp thua lỗ nên sử dụng chỉ số nào để thay thế P/E?”
Anh em cần một chỉ số khác để đánh giá doanh nghiệp. Và chỉ số P/S là một chỉ số hiệu quả để đánh giá doanh nghiệp trong trường hợp này. Chỉ số P/S được dùng để đo lường và định giá thị trường trả cho doanh thu trên mỗi cổ phần.
Hãy cùng Cú tìm hiểu chỉ số P/S là gì? Cách tính cũng như cách sử dụng chỉ số P/S trong phân tích cổ phiếu.
1.1 Chỉ số P/S là gì?
Chỉ số P/S hay hệ số P/S, trong tiếng Anh gọi là Price-To-Sales Ratio. Là chỉ số giá thị trường trên doanh thu ứng với mỗi cổ phiếu. Chỉ số này cho biết: Nhà đầu tư đang sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để mua 1 đồng doanh thu từ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông số này còn được các nhà phân tích sử dụng để so sánh giá trị tương đối của cổ phiếu ở hiện tại với giá trị của nó trong quá khứ. Hoặc so với giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Cú sẽ làm rõ điều này ở các phần dưới đây.
Nhà đầu tư sử dụng chỉ số P/S vì nghĩ rằng lợi nhuận dễ bị bóp méo nên P/E sẽ bị sai lệch. Hay giá trị sổ sách có thể không đúng nên P/B không đáng tin cậy. Trong khi đó doanh thu đáng tin cậy hơn vì thế P/S được ưa thích hơn.
1.2 Ý nghĩa của chỉ số P/S
Trong điều kiện doanh nghiệp đang trong chu kỳ ổn định với doanh thu được duy trì và tăng trưởng đều đặn. Nếu một chỉ số P/S được cho là quá thấp. Thì có thể thể hiện rằng doanh nghiệp đó đang bị định giá thấp. Và đây cũng có thể là cơ hội đầu tư tốt. Và ngược lại, một chỉ số P/S được cho là quá cao. Thể hiện rằng doanh nghiệp đang được định giá cao hơn giá trị thật của nó.
Tuy nhiên, một chỉ số P/S thế nào được cho là cao hoặc thấp?
Nhà đầu tư cần một mốc khách quan để nhận biết. Cũng như chỉ số P/E, chỉ số P/S đem lại rất ít ý nghĩa nếu chúng ta chỉ sử dụng đơn độc. Thay vào đó, nhà đầu tư cần phải so sánh chỉ số này với:
- P/S trung bình của các doanh nghiệp trong ngành hoặc các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Dù thực tế, các chỉ số P/S của một doanh nghiệp và ngành thường không được phổ biến và sẵn có như chỉ số P/B, P/E hay ROE ngành. Nhưng anh em có thể xem và tham khảo chỉ số P/S tại các trang thông tin tài chính. Chẳng hạn như: investing.com, hay stockbiz.vn
Bên cạnh đó việc so sánh với chỉ số P/S của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp có cùng quy mô. Và trong điều kiện thị trường ổn định cũng là cách hiệu quả để đánh giá P/S của doanh nghiệp mục tiêu. Từ đó đưa ra kết luận liệu doanh nghiệp có đang hấp dẫn hay đang quá rủi ro.
- P/S của chính doanh nghiệp đó trong quá khứ.
Đối với những doanh nghiệp mang tính ổn định và vững mạnh. Thì so sánh với chính nó trong quá khứ là một ý tưởng đầu tư rất tốt. Thực tế anh em nên đánh giá chỉ số P/S so với chính quá khứ của doanh nghiệp cần đầu tư. Khi chỉ số P/S thấp hơn đáng kể so với trung bình quá khứ. Anh em có thể tiến hành mua vào và chờ đợi thành quả.
Ví dụ 1: Về chỉ số P/S của TIS – Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên trong 5 quý liền kề.
So sánh số liệu của quý 1/2022 với 4 quý liền kề trước đó. Anh em thấy P/S của TIS ở quý 1/2022 đạt mức thấp (0,13) so với mức đỉnh là 0,27 của quý 2/2021. Tuy nhiên, chỉ số này không phải là thấp hẳn so với những quý còn lại. Vậy nên để có đánh giá đúng hơn về mức độ cao thấp của hệ số P/S. Nên có thêm những so sánh với các doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành. Và so sánh với trung bình ngành cũng như kết hợp so sánh thêm với biên lợi nhuận gộp.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên kết hợp với các chỉ số khác. Từ đó để đưa ra một kết quả đầy đủ về giá trị thực của doanh nghiệp.
1.3 Ưu và nhược điểm của chỉ số P/S
Thông thường, chỉ số P/S sẽ được ưa chuộng hơn chỉ số P/E hay P/B vì 2 lý do chủ yếu:
- Thứ nhất, do nhà đầu tư lo sợ lợi nhuận bị doanh nghiệp thay đổi, bóp méo. Dẫn đến chỉ số P/E cho ra kết quả sai lệch.
- Thứ hai, lo sợ thông tin, giá trị sổ sách có thể không chính xác. Từ đó P/B không đáng tin cậy.
P/S dựa vào doanh thu thực tế của doanh nghiệp nên được đánh giá là đáng tin cậy hơn. Dựa vào chỉ số P/S các nhà đầu tư còn có thể xác định được giá trị tương đối của cổ phiếu ở hiện tại. So với quá khứ cũng như so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.
Để hiểu rõ hơn về chỉ số P/S và ứng dụng vào quá trình phân tích, đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư cần hiểu rõ các ưu – nhược điểm của chỉ số này.
1.3.1 Ưu điểm
- Đầu tiên, so với lợi nhuận, doanh thu ít khi bị thay đổi hơn. Điều đó giúp kết quả tính toán của P/S có tính chính xác. Lợi nhuận có thể bị bóp méo bởi các chiêu trò thao túng. Nhưng doanh thu luôn được kiểm tra chéo bởi chuyên gia, đối tác nên độ tin cậy được đảm bảo.
- Thứ hai, chỉ số P/S vẫn có thể sử dụng dù doanh nghiệp đang bị thua lỗ. Nhiều doanh nghiệp mới chưa thể tạo được lợi nhuận trong vài năm đầu tiên. Một số doanh nghiệp có thể hoạt động thua lỗ, lợi nhuận âm, đầu tư dự án bị lỗ, không có lợi nhuận. Lúc này, nhà đầu tư buộc phải sử dụng chỉ số P/S hiện tại để so sánh với P/S trong quá khứ. Và so với các tổ chức khác trong cùng ngành.
- Thứ ba, P/S có tính ổn định hơn. Do thông thường doanh thu biến động thấp hơn so với lợi nhuận. Một số lĩnh vực kinh doanh có yếu tố chu kỳ sẽ trải qua các mốc thời gian lên xuống. Từ đó lợi nhuận cũng biến động tương ứng. Chính vì vậy, P/S sẽ tốt hơn cho việc đo lường và phân tích.
1.3.2 Nhược điểm
- Mặc dù tính P/S dựa vào doanh thu. Nhưng nếu doanh thu tăng nhanh là do các khoản phải thu trong bảng cân đối kế toán. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp chỉ đang ghi nhận doanh thu sớm. Còn dòng tiền thực tế thì chưa có. Thậm chí là không có dòng tiền khi khoản phải thu đó là “ảo”.
- Chỉ số P/S không giúp nhà đầu tư nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí trong doanh nghiệp. Mà chỉ cung cấp thông tin về mặt bán hàng hóa/ cung cấp dịch vụ. Nói cách khác, chỉ số P/S có thể cung cấp cho anh em về bán hàng. Nhưng không thể nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty.
- Trường hợp chỉ số P/S ghi nhận doanh thu cao, nhưng doanh thu này chưa bù vào chi phí. Trong dài hạn doanh nghiệp vẫn có nguy cơ thua lỗ. Bởi vì bản chất của kinh doanh là dòng tiền cùng lợi nhuận. Dù doanh thu nhiều và tăng trưởng cao nhưng thu không bù chi trong dài hạn. Thì lợi nhuận sẽ âm, công ty sẽ bị phá sản. Do đó công ty chỉ có doanh thu thôi, thì không có ý nghĩa.
Chỉ số P/S là một trong số các chỉ số tài chính phổ biến được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá và lựa chọn cổ phiếu. P/S thích hợp khi định giá hầu hết các loại cổ phiếu. Đặc biệt là có ý nghĩa khi định giá doanh nghiệp non trẻ, doanh nghiệp chưa có lợi nhuận. Hay với những ngành có tính chu kỳ hoặc đang xuất hiện xu hướng mới. Tuy nhiên, giống các chỉ số định giá khác, không nên sử dụng một cách riêng lẻ. Mà nên kết hợp với các chỉ số định giá khác. Như P/B, P/E để có được cái nhìn toàn diện. Không bỏ sót bất kỳ trường hợp nào của doanh nghiệp. Từ đó để có thể đánh giá đầy đủ hơn về tiềm năng của doanh nghiệp.
1.4 Cách tính chỉ số P/S
Có 3 yếu tố giúp nhà đầu tư tính toán chính xác chỉ số P/S:
- Thị giá cổ phiếu hiện đang giao dịch trên thị trường (Giá đóng cửa) – P – Market Price.
- Doanh thu thuần trên từng cổ phiếu – S – Sales per Share.
- Tổng lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.
Công thức tính:
Chỉ số P/S = (Thị giá cổ phiếu / Doanh thu thuần) * Tổng lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành = Thị giá cổ phiếu / Doanh thu mỗi cổ phiếu
Trong đó, kết quả phép tính:
Doanh thu mỗi cổ phiếu = Doanh thu thuần / Tổng lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
Trong đó: Doanh thu thuần là tổng doanh thu của 4 quý tài chính liền kề.
Thị giá cổ phiếu * Tổng lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành chính là vốn hóa thị trường (Equity Value). Vì vậy công thức trên sẽ được rút gọn thành dạng:
Chỉ số P/S = Vốn hóa thị trường / Doanh thu thuần
Ví dụ 2:
Thị giá cổ phiếu X hiện tại là 126,2 nghìn đồng. Khối lượng cổ phiếu lưu hành là 1,741 tỷ cổ phiếu.
Do vậy, vốn hóa thị trường = 126,2 nghìn đồng x 1,741 tỷ cổ phiếu = 219.714 tỷ đồng.
Giả sử tổng doanh thu thuần công ty X là 53.726 tỷ đồng.
Doanh thu thuần trên 1 cổ phiếu = Doanh thu 4 quý / Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành = 53.726 tỷ đồng / 1,741 tỷ cổ phiếu = 30,86 nghìn đồng.
Từ đó anh em có:
Chỉ số P/S = Thị giá cổ phiếu / Doanh thu thuần = 126,2/30,86 = 4,09.
Hoặc có thể áp dụng công thức: Chỉ số P/S = Vốn hóa thị trường/Tổng doanh thu thuần = 219.714/53.726= 4,09.
Như vậy, các nhà đầu tư có thể dễ dàng tính được chỉ số P/S của một doanh nghiệp nào đó. Chỉ với 3 dữ liệu cơ bản là thị giá cổ phiếu, doanh thu thuần, khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành. Những dữ liệu này có thể dễ dàng tìm được trên các kênh thông tin tài chính.
Ví dụ 3: Áp dụng tính chỉ số P/S trong thực tế:
Một ví dụ cụ thể về cách tính chỉ số P/S của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) như sau. Dựa vào các dữ liệu được công bố trên thị trường mà anh em dễ dàng tìm thấy được.
Từ các thông tin trên, anh em sẽ có:
- Giá cổ phiếu: 49,2 nghìn đồng.
- Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 458 triệu cổ phiếu.
- Vốn hoá thị trường: 22.512 tỷ đồng.
- Tổng doanh thu thuần 4 quý gần nhất: 513 + 848 + 1161 + 1082 = 3.604 tỷ đồng.
Doanh thu trên 1 cổ phiếu = Tổng doanh thu thuần 4 quý / Khối lượng cổ phiếu lưu hành = 3.604 / 0,458 = 7,87 nghìn đồng
Từ đó: Chỉ số P/S = Giá 1 cổ phiếu / Doanh thu 1 cổ phiếu = 49,2 / 7,87 = 6,25.
hoặc P/S = Vốn hóa thị trường / Tổng doanh thu thuần = 22.512 / 3.604 = 6,25.
Vậy tức là thị trường đang trả 6,25 đồng cho mỗi đồng doanh thu mà HSC tạo ra.
⋅ Xem chỉ số P/S qua website của các trang tài chính hoặc công ty chứng khoán (CTCK)
Thực tế là đôi khi cần dữ liệu gấp để định giá doanh nghiệp. Thì anh em cũng có thể dùng bộ dữ liệu trên website của các trang thông tin tài chính hoặc công ty chứng khoán.
Cụ thể tra cứu chỉ số P/S ở đâu? Hiện nay có rất nhiều website cho phép tra cứu miễn phí chỉ số P/S. Nhà đầu tư có thể tham khảo tại các trang sau đây:
- Tra cứu thông tin P/S cổ phiếu của Cafef: Xem tại đây.
- Tra cứu thông tin P/S cổ phiếu của Vietstock: Xem tại đây.
- Tra cứu thông tin P/S cổ phiếu của Fireant: Xem tại đây.
- Tra cứu thông tin P/S cổ phiếu của Cophieu68: Xem tại đây.
Ví dụ 4: Bộ dữ liệu trên trang thông tin tài chính investing.com như sau:
Anh em có thể dễ dàng thấy được chỉ số P/S của Vinamilk = 2,6 lần. Và chỉ số P/S trung bình ngành = 2,0 lần.
Ví dụ 5: Anh em cũng có thể dùng bộ dữ liệu trên website của CTCK Tân Việt.
Để sử dụng bộ dữ liệu này bạn chỉ cần truy cập trang chủ của CTCK: www.tvsi.com.vn. Và tìm kiếm các thông tin cần thiết như Cú hướng dẫn trên hình.
Đây là một nguồn dữ liệu được cập nhật đầy đủ, thường xuyên mà nhà đầu tư có thể tham khảo.
1.5 Chỉ số P/S như thế nào là tốt?
Như đã phân tích ở trên. Dựa vào chỉ số P/S nhà đầu tư có thể đánh giá được rất nhiều thông tin quan trọng:
- Nếu hệ số P/S thấp trong khi doanh nghiệp đang ở thời kỳ ổn định, doanh thu tăng trưởng cao. Điều này có nghĩa doanh nghiệp bị định giá thấp. Nhà đầu tư nên mua vào cổ phiếu của doanh nghiệp này. Ngược lại nếu hệ số P/S quá cao có thể là doanh nghiệp đang bị định giá cao.
- So sánh chỉ số P/S của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh cùng quy mô, ngành với điều kiện thị trường ổn định. Từ đó giúp đánh giá được công ty sẽ là cơ hội đầu tư hấp dẫn hay rủi ro cao.
- So sánh P/S trong quá khứ của chính doanh nghiệp. Nếu nhà đầu tư phân vân một doanh nghiệp đang có hoạt động tốt và vững mạnh không. Thì việc so sánh P/S của doanh nghiệp đó với quá khứ là một ý tưởng không tồi. Nếu P/S thấp hơn so với chỉ số P/S trung bình trong quá khứ. Nhà đầu tư nên mua cổ phiếu đó và ngược lại P/S cao hơn thì không nên mua.
⋅ Vậy chỉ số P/S bao nhiêu là tốt? Trong thực tế thì không có con số tuyệt đối nào chính xác để khẳng định rằng chỉ số P/S bao nhiêu là tốt nhất. Bản chất sử dụng P/S trong phân tích và định giá chỉ là phương pháp định giá tương đối.
Nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng, nên so sánh chỉ số P/S qua từng thời kỳ. Kết hợp với các chỉ số khác để so sánh và định giá giữa các doanh nghiệp với nhau. Nếu xét trên yếu tố lợi nhuận, doanh nghiệp có chỉ số P/S thấp so với chỉ số P/S của chính nó trong quá khứ (hoặc đối thủ cạnh tranh). Thì Nhà đầu tư nên ra quyết định đầu tư.
- Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao, lợi nhuận cao, ngành nghề ổn định. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao ⇒ chỉ số P/S thường sẽ cao.
- Nếu tính rủi ro doanh nghiệp cao, doanh thu giảm, lợi nhuận giảm. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu cao ⇒ chỉ số P/S thường ở mức thấp.
Tùy vào lĩnh vực, quy mô, cấu trúc, chiến lược hoạt động. Và rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới chỉ số P/S của doanh nghiệp. Do đó chỉ số P/S sẽ khác nhau. P/S chỉ thể hiện được góc nhìn của thị trường đối với chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp. Nhà đầu tư không thể chỉ dựa vào P/S này mà bỏ qua toàn bộ cơ cấu chi phí hay cấu trúc vay nợ. Bởi P/S không thể phản ánh hết bức tranh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Có thể thấy, chỉ số P/S là công cụ hữu ích mà nhà đầu tư có thể sử dụng để đánh giá. Cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt trên thị trường chứng khoán. Chỉ số P/S sử dụng được cho tất cả các loại hình ngành nghề, doanh nghiệp, kể cả sử dụng cho bất động sản. Với những thông tin trên, hy vọng anh em đã hiểu hơn về chỉ số P/S. Từ đó sử dụng hiệu quả trong quá trình đầu tư chứng khoán của bản thân.
1.5 Cách sử dụng chỉ số P/S hiệu quả
Như đã nói ở phần trên, tuy chỉ số này không phản ánh được đầy đủ hiệu quả hoạt động. Cũng như cơ cấu chi phí và cấu trúc vay nợ của doanh nghiệp. Nhưng vẫn có ích cho nhà đầu tư trong việc đánh giá doanh nghiệp và tìm kiếm các cơ hội đầu tư.
Rất nhiều nhà đầu tư sử dụng chỉ số P/S để định giá và phân tích một doanh nghiệp. Thông qua chỉ số này, nhà đầu tư có thể đưa ra các đánh giá cụ thể. Vậy nên sử dụng chỉ số P/S khi nào và vận dụng sao cho hiệu quả? Sau đây là một số trường hợp giúp nhà đầu tư dễ dàng nắm được thời điểm nên áp dụng chỉ số này:
a) Tìm kiếm cơ hội đầu tư trong ngành có tốc độ tăng trưởng cao
Chỉ số P/S sẽ phản ánh chính xác mức giá mà thị trường hiện đang sẵn sàng chi trả cho 1 đồng doanh thu của doanh nghiệp. Đối với những ngành có tốc độ tăng trưởng doanh thu mạnh từ 15 – 20%/năm trở lên. Từ đó nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số P/S để tìm kiếm cơ hội.
Khi nhận thấy chỉ số P/S của doanh nghiệp đang thấp hơn P/S của trung bình ngành. Và thấp hơn cả chính đối thủ cạnh tranh. Nhưng doanh nghiệp này lại không ngừng cải thiện thị phần doanh thu và lợi nhuận qua các năm. Điều này có thể giải thích là doanh nghiệp đang chịu thua lỗ để tiếp tục tái đầu dư, phát triển hoạt động với tầm nhìn xa hơn. Đây chính là cơ hội đầu tư không nên bỏ lỡ.
b) Sử dụng chỉ số P/S thay thế cho chỉ số P/E
Chỉ số P/S sử dụng được cho tất cả các ngành nghề và loại hình doanh nghiệp. Trong lĩnh vực ngành mang yếu tố chu kỳ, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn đến P/E sai lệch. Lúc này, Chỉ số P/S là lựa chọn hoàn hảo để thay thế sự sai lệch của chỉ số P/E.
c) Khi ngành xuất hiện xu hướng chuyển dịch mới, nên sử dụng P/S
Xu hướng chuyển đổi trong các ngành nghề diễn ra rất nhiều. Nhất là thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Các lĩnh vực thường chịu nhiều tác động của xu hướng chuyển dịch. Như thương mại điện tử và bán lẻ truyền thống, năng lượng tái tạo và năng lượng truyền thống, ô tô tự lái và ô tô truyền thống… Thường có sự cạnh tranh giữa cái mới và cũ, sự tăng trưởng dẫn đến đột phá mới tốt hơn.
Tuy nhiên, quá trình này cần thời gian dài để phản ánh vào doanh thu. Và càng mất nhiều thời gian hơn thì mới tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi đó, chỉ số P/S sẽ có ý nghĩa hơn so với các chỉ số khác trong việc đánh giá tác động của xu hướng của doanh nghiệp.
d) Dựa vào chỉ số P/S để định giá cổ phiếu một doanh nghiệp đang thua lỗ
Chỉ số P/S không bị phụ thuộc vào yếu tố lợi nhuận như P/E. Nếu doanh nghiệp đang thua lỗ, P/E không có ý nghĩa. Vì khi đó, chỉ số này sẽ có giá trị nhỏ hơn 0. Nhưng chỉ số P/S vẫn có thể sử dụng trong phân tích và định giá.
Các doanh nghiệp startup (khởi nghiệp), họ chỉ tạo ra doanh thu chứ chưa thể đem về lợi nhuận. Kể cả các doanh nghiệp đã có sẵn thị phần nhưng bất ngờ rơi vào thua lỗ. Thì lúc này lợi nhuận nhỏ hơn 0 nên không thể sử dụng P/E.
Trong khi đó, nhà đầu tư có thể so sánh P/S của chính doanh nghiệp trong quá khứ. So sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành để có được đánh giá phù hợp nhất.
e) Chỉ số P/S được sử dụng ngay cả khi doanh nghiệp có dấu hiệu bóp méo lợi nhuận
Chỉ số P/S sẽ không bị hạn chế nếu doanh nghiệp cố ý thực hiện những thủ thuật kế toán. Nhiều doanh nghiệp thường có sự thay đổi thông tin khiến lợi nhuận bị chênh lệch so với thực tế. Và chênh nhiều hơn so với doanh thu. Thông thường, doanh nghiệp sẽ dùng các khoản khấu hao, lãi suất, chi phí thuế để thao túng lợi nhuận.
Vậy doanh thu có thể bị thao túng không? Nếu nhà đầu tư nhìn thấy chỉ số P/S bị sụt giảm bất thường nhờ tăng trưởng doanh thu. Nhà đầu tư có thể phát hiện ra điều không hợp lý dựa vào các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán. Trường hợp các khoản này tăng nhanh hơn nhiều so với doanh thu. Khả năng đây là các khoản phải thu được nhận sớm. Và thực tế dòng tiền vẫn chưa chảy vào doanh nghiệp.
Nếu dòng tiền trong hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ giảm. Ngay cả khi thu nhập ròng đang tăng thì đây là dấu hiệu nhà đầu tư cần cảnh giác. Điều này cho thấy doanh nghiệp không thu được tiền trong khi doanh số tăng trưởng.
Từ những điều trên có thể thấy P/S và P/E là mối quan hệ song song, bổ trợ cho nhau. Khi biết sử dụng kết hợp hai chỉ số này với nhau. Việc đánh giá doanh nghiệp sẽ được tối ưu hơn.
f) Khi kết hợp chỉ số P/S với biên lợi nhuận gộp để định giá cổ phiếu
Thông thường P/E được xem xét cùng với tăng trưởng về thu nhập và P/B với chỉ tiêu ROE. Thì P/S sẽ được xem xét cùng với biên lợi nhuận gộp hoặc biên lợi nhuận ròng để so sánh cổ phiếu qua các thời kỳ. Hoặc so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Từ các dữ liệu đó có thể rút ra được những đánh giá cho cổ phiếu mà nhà đầu tư đang muốn tìm hiểu.
Ví dụ 6: Ở phần này, cùng với chỉ số P/S. Nhà đầu tư có thể sử dụng Biên lợi nhuận gộp là chỉ tiêu so sánh cổ phiếu HPG qua các thời kỳ và với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Sau khi bổ sung chỉ tiêu biên lợi nhuận gộp. Anh em có thể dễ dàng lý giải phần nào nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm chỉ số P/S của HPG.
Cụ thể: Giai đoạn quý 01/2016 – quý 01/2017, biên lợi nhuận gộp của HPG tăng từ mức 21% lên 27%. Kéo theo chỉ số P/S bắt đầu tăng từ quý 01/2017 – quý 03/2017 từ mức 1,35 lên 2,15.
⋅ Vậy thị trường đã nghĩ gì?
Qua những số liệu trên có thể thấy thị trường cho rằng. Mỗi đồng doanh thu tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn xứng đáng được trả một mức giá cao hơn.
Và ngược lại khi biên lợi nhuận gộp suy giảm trong giai đoạn sau. Cũng sẽ kéo theo sự suy giảm của chỉ số P/S.
Tuy nhiên, ở thời điểm quý 01/2019. Nhà đầu tư đang trả 1,23 đồng cho 1 đồng doanh thu tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận. Trong khi đó tại thời điểm quý 01/2016, nhà đầu tư chỉ mất 1,1 đồng cho mỗi đồng doanh thu tạo ra 0,21 đồng lợi nhuận. Dễ dàng thấy đó là mức giá đắt cho HPG so với thời điểm trước đây năm 2016.
Để đổi lại sự kỳ vọng này của thị trường. HPG phải giữ ổn định được mức biên lợi nhuận gộp kèm theo đó là tăng trưởng mạnh về doanh thu. Bù đắp cho phần “premium” (phần chi phí tăng thêm) mà nhà đầu tư đang trả cho họ. Nếu không một sự sụt giảm giá trên thị trường là điều tất yếu.
Và HPG ở đâu nếu so sánh trong cùng ngành:
Không quá khó để nhận thấy vị thế số 1 của HPG trong ngành Thép Việt Nam. Với biên lợi nhuận gộp gấp đôi các đối thủ cùng ngành. Do đó HPG luôn có 1 mức P/S vượt trội hơn so với các đối thủ.
Trường hợp của POM và VIS, mặc dù biên lợi nhuận gộp của VIS thấp hơn và thậm chí âm trong 2 năm 2017 – 2018. Cùng với doanh thu chỉ bằng một nửa so với POM. Nhưng thị trường vẫn đang trả một mức P/S gấp đôi.
⋅ Vì sao vậy? Lý giải cho điều này, trong giai đoạn 2015 – 2016, Thái Hưng bắt đầu thâu tóm VIS với mục đích bán lại cho Thép Kyoei vào 2017 – 2018. Vốn là một trong những doanh nghiệp thép hàng đầu của Nhật Bản đang tham vọng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Nếu như không có lý do này, Cú nghĩ rằng anh em nên cẩn trọng với những doanh nghiệp đang bị trả một mức giá quá đắt như vậy.
2. Cách định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S trong đầu tư chứng khoán
Định giá cổ phiếu là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán cần biết. Để chọn được cổ phiếu tiềm năng khả năng sinh lời cao, hạn chế rủi ro. Nhà đầu tư phải biết cách định giá nó đắt hay rẻ. Có những kế hoạch và góc nhìn đúng đắn về thị trường chứng khoán.
Nếu như phương pháp P/E và P/B là những phương pháp quen thuộc. Và được sử dụng rộng rãi trong định giá cổ phiếu. Thì P/S có vẻ còn hơi xa lạ với những nhà đầu tư mới. Trong quá trình sử dụng anh em cần chú ý một số yếu tố để tránh ra quyết định sai lầm.
Sau đây, hãy cùng Cú tìm hiểu kỹ hơn về cách ứng dụng chỉ số P/S trong định giá cổ phiếu doanh nghiệp nhé!
2.1 Phương pháp định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S nên được sử dụng khi nào?
Chỉ số P/S được coi là một thước đo đặc biệt dùng để đánh giá các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao. Hoặc các công ty trong các ngành có tính chu kỳ. Và công ty đó có thể không cho thấy lợi nhuận ròng thực tế hàng năm.
Phương pháp định giá P/S cũng được áp dụng cho các công ty đang bị lỗ. Tại vì lợi nhuận có thể âm chứ doanh thu hiếm khi rơi vào trường hợp không có doanh thu. Đặc biệt là công ty khởi nghiệp (Startup) có thể là một ví dụ điển hình. Những doanh nghiệp Startup luôn tập trung vào gia tăng doanh thu và thị phần. Chứ lợi nhuận chưa phải là ưu tiên hàng đầu.
Nhưng điều này không có nghĩa là chỉ số P/S không áp dụng được trong việc phân tích và định giá các công ty hiện đang có lãi. Đây là phương pháp cực kỳ hữu ích khi muốn định giá các công ty hoạt động theo chu kỳ. Hoặc không có lãi hoặc các công ty startup.
Phương pháp định giá P/S hạn chế được việc bóp méo số liệu tài chính về lợi nhuận ròng thông qua các thủ thuật chỉnh sửa khấu hao, lợi nhuận khác… Vì doanh thu cũng biến động ít hơn lợi nhuận. Nên định giá P/S cũng ổn định hơn so với các phương pháp khác.
Nhưng phương pháp định giá P/S không phải không có những hạn chế nhất định:
- Một trong những nhược điểm của phương pháp định giá P/S là nó không tính đến việc liệu công ty có tạo ra được bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay không. Do đó, chỉ số P/S không thể được coi là yếu tố quyết định duy nhất của việc định giá. Không phải cứ công ty nào có chỉ số P/S thấp cũng sẽ được coi là hấp dẫn.
- Đối với các công ty có các khoản đầu tư vào công ty liên doanh – liên kết. Doanh thu sẽ không ghi nhận các khoản này (không hợp nhất doanh thu). Mà chỉ ghi nhận vào lợi nhuận. Lúc này P/S sẽ không bao quát được hết kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, các công ty kiểu như Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (UPCOM: VEA). CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE). Tập đoàn Dệt May Việt Nam (UPCOM: VGT)… thì sẽ không phù hợp với phương pháp P/S.
- Yếu tố giá biến động liên tục. Nên phương pháp P/S cũng chỉ mang tính chất thời điểm và cũng sẽ thay đổi liên tục. Phương pháp định giá P/S cũng không quan tâm đến việc sử dụng đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp. Việc so sánh các công ty trong các ngành khác nhau cũng có thể không chính xác. Ví dụ, các công ty bán lẻ trang sức sẽ có cách bán hàng khác nhau. Và khả năng tiêu thụ của thị trường cũng khác khi so sánh với các công ty bán lẻ thực phẩm.
- Doanh thu vẫn có thể bị điều chỉnh bằng cách sử dụng các khoản phải thu hay phải trả. Và thực chất thì không có dòng tiền thật chảy vào hoặc ra khỏi doanh nghiệp.
2.2 Phương pháp định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S áp dụng vào loại hình doanh nghiệp nào?
Giống như các phương pháp so sánh ngang khác như định giá P/E, P/B. Phương pháp định giá P/S phù hợp nhất khi được áp dụng cho các công ty trong cùng lĩnh vực. Khoảng thời gian điển hình là 12 tháng được sử dụng khi tính về doanh thu thuần. Hoặc doanh thu 4 quý gần nhất hay là doanh thu cả năm trong quá khứ. Tỷ lệ P/S dựa trên doanh thu dự báo cho năm tương lai được gọi là tỷ lệ P/S dự phóng.
Phương pháp định giá P/S sử dụng được cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp. Kể cả cho bất động sản, startup, viễn thông, công nghệ thông tin…
2.3 Cách định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S cho cổ phiếu
Công thức định giá P/S cho cổ phiếu:
P = S* V * P/S ngành
Trong đó:
- P: Giá trị định giá của cổ phiếu
- S: Thu nhập doanh thu trên một cổ phần của cổ phiếu cần định giá.
- V: là tốc độ tăng trưởng dự phóng/ dự báo. Ở đây anh em có thể lựa chọn lấy tốc độ tăng trưởng doanh thu 4 quý gần nhất. Hoặc trung bình 3 năm gần nhất. Vì nhà đầu tư sẽ kỳ vọng cổ phiếu trong tương lai cũng có tốc độc tăng trưởng bằng với 4 quý gần nhất và trung bình 3 năm gần nhất.
- P/S ngành: Chỉ số trung bình của P/S 4 quý gần nhất của các cổ phiếu trong ngành. Nhà đầu tư có thể tính thủ công theo mục đích của mình. Bằng cách chọn ra các doanh nghiệp có cùng quy mô, cơ cấu rủi ro, tỷ suất lợi nhuận với cổ phiếu cần tính toán. Sau đó tính trung bình của P/S 4 quý gần nhất của các doanh nghiệp này.
2.4 Các bước định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S
Để định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/S, nhà đầu tư cần thực hiện các bước như sau:
Ví dụ 7: Xác định giá trị cổ phiếu DCM của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau
Bước 1: Tìm một nhóm các doanh nghiệp cùng ngành có quy mô bằng hoặc lớn hơn so với doanh nghiệp đang định giá. Sau đó tính chỉ số P/S của từng doanh nghiệp đó. Ví dụ ở đây anh em sẽ định giá cổ phiếu DCM. Là Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE) thuộc nhóm phân bón.
Bước 2: Dự phóng doanh thu của doanh nghiệp, ở đây anh em có thể sử dụng tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu 4 quý gần nhất. Và tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu 3 năm gần nhất để làm dự phóng doanh thu của doanh nghiệp.
Bước 3: Tính P/S trung bình của ngành.
Lưu ý:
- Nếu định giá cổ phiếu DCM thì phải loại bỏ DCM ra khỏi danh sách tính trung bình ngành. Nếu cho vào sẽ ra kết quả sai. Và nếu định giá cổ phiếu khác thì cũng loại bỏ cổ phiếu đó ra khỏi danh sách. Ví dụ định giá BFC thì loại bỏ BFC ra khỏi danh sách và đưa DCM vào lại danh sách.
- Khi tính P/S trung bình của ngành nên loại bỏ đi các giá trị ngoại lai. Tức là cá cổ phiếu ngành phân bón có giá trị P/S quá cao hoặc quá thấp. Ví dụ trong danh sách có 1 mã có P/S quá cao khác biệt so với phần còn lại. Thì khi tính trung bình làm cho P/S ngành bị sai theo. Do vậy khi loại bỏ chúng đi sẽ cho ra kết quả sát hơn.
Bước 4: Định giá cổ phiếu của doanh nghiệp bằng cách nhân P/S trung bình ngành với doanh thu trên mỗi cổ phần của doanh nghiệp và tốc độ dự phóng của doanh thu.
- Định giá P/S cho DCM = {(29.037,7 (Sale per share) * 0,22 (Trung bình ngành) * (1 + 85% (Tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu 4 quý gần nhất))) + (29.037,7 (Sale per share) * 0,22 (Trung bình ngành) * (1 + 14% (Tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu 3 năm gần nhất)))} / 2 = 9.550,5 VNĐ.
- Điểm mua cho đầu tư DCM (Giá chiết khấu) = 0,8 * 9.550,5 = 7.640 VNĐ.
Khi có kết quả định giá cổ phiếu, Nhà đầu tư cần xác định khoảng giá để mua cổ phiếu. Thông thường anh em có thể xác định là 70% – 80% của kết quả định giá. Ví dụ DCM có kết quả là 9.550,5 VNĐ. Vậy giá để mua cho đầu tư là nhỏ hơn hoặc bằng 0,8 * 9550.5 = 7.640 VNĐ.
Ví dụ 8: Xác định giá trị cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam – Petrolimex.
Bước 1: Tìm một nhóm các doanh nghiệp cùng ngành có quy mô bằng hoặc lớn hơn so với doanh nghiệp đang định giá. Sau đó tính P/S của từng doanh nghiệp đó.
Ví dụ ở đây anh em sẽ định giá về PLX và tìm nhóm các công ty cùng ngành với nó. Do PLX là doanh nghiệp ở vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối, bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam. Vì vậy, khó có thể tìm được doanh nghiệp cùng ngành có quy mô tương tự PLX. Do vậy anh em có thể sử dụng các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực. Như của các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc… làm cơ sở tính giá trị hợp lý của cổ phiếu.
Bước 2: Dự phóng doanh thu của doanh nghiệp
Cú giả định trong ví dụ này, anh em mới chỉ có doanh thu 9 tháng năm 2022. Khi đó chúng ta cần làm gì? Anh em sẽ cần tiến hành dự phóng doanh thu cho cả năm 2022 bằng cách tính tốc độ tăng trưởng 9 tháng năm 2022 so với năm 2021. Sau đó giả định tốc độ tăng trưởng cho cả năm 2022.
Bước 3: Tính P/S trung bình của ngành.
Bước 4: Định giá cổ phiếu của doanh nghiệp bằng cách nhân P/S trung bình ngành với Doanh thu trên mỗi cổ phần của doanh nghiệp.
- Định giá P/S cho PLX = {(131.093 (Sale per share) * 0.49 (Trung bình ngành) * (1 + 52% (Tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu 4 quý gần nhất))) + (131.093 (Sale per share) * 0.49 (Trung bình ngành) * (1 + 27% (Tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu 3 năm gần nhất)))} / 2 = 89.609 VNĐ
- Điểm mua cho đầu tư PLX (Giá chiết khấu) = 0.7 * 89.609 = 62.726 VNĐ.
Khi có kết quả định giá cổ phiếu, Nhà đầu tư cần xác định khoảng giá để mua cổ phiếu. Thông thường anh em có thể xác định là 70% – 80% của kết quả định giá. Ví dụ PLX có kết quả là 62.726 VNĐ.
Tóm lại, chỉ số P/S có thể sử dụng để định giá hầu hết các loại cổ phiếu. Tuy nhiên giống với các chỉ số khác như P/E, P/B, … P/S không nên sử dụng riêng lẻ mà cần phải kết hợp với các chỉ số tài chính khác. Cũng như kết hợp với các điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, GDP… Cùng với các yếu tố về lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính của doanh nghiệp. Từ đó để có thể có được những đánh giá chính xác và khách quan. Cú hy vọng bài việt này sẽ giúp nhà đầu tư hiểu hơn về chỉ số P/S. Cũng như cách sử dụng hiệu quả chỉ số này trong đầu tư chứng khoán.
Kết luận:
Giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường không phải lúc nào cũng phản ánh đúng và chính xác giá trị thực của nó. Nhiều trường hợp giá cổ phiếu sẽ bị định giá cao hoặc thấp hơn. Ngoài yếu tố về thị giá, nhà đầu tư cần xem xét tới giá trị thực của cổ phiếu. Từ đó để nhận định chính xác có nên đầu tư vào cổ phiếu đó hay không. Vì vậy nhu cầu định giá cổ phiếu để đầu tư, mua bán đặc biệt được quan tâm. Vì vậy định giá cổ phiếu chính xác với giá trị thật sẽ tạo nên sự thành công cho các nhà đầu tư. Và công ty trong hoạt động đầu tư, mua bán trên thị trường.
Với phương pháp định giá nhanh P/S. Nhà đầu tư có thể nhanh chóng xem xét cổ phiếu nào đang được định giá rẻ so với trung bình ngành. Với kỳ vọng giá cổ phiếu tiến về mức định giá P/S ngành. Chỉ số P/S thích hợp để sử dụng khi định giá hầu hết các loại cổ phiếu.
Đặc biệt chỉ số P/S có ý nghĩa nhất khi định giá doanh nghiệp non trẻ. Doanh nghiệp chưa có lợi nhuận. Hay với những ngành có tính chu kỳ hoặc đang xuất hiện xu hướng mới.
Tuy nhiên, giống các chỉ số định giá khác, nó không nên sử dụng một cách riêng rẽ. Mà nên sử dụng kết hợp với các chỉ số định giá khác để có đánh giá đầy đủ hơn về giá trị của doanh nghiệp.
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ của Cú về phương pháp định giá cổ phiếu theo P/S. Định giá cổ phiếu là một trong những kỹ năng quan trọng khi đầu tư cổ phiếu. Sau khi định giá, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua nếu giá cổ phiếu rẻ hơn giá trị thực. Và có thể bán ra nếu giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực. Đây là nguyên lý cơ bản cho việc lời lãi khi đầu tư, mua bán cổ phiếu. Trong nhiều trường hợp người đầu tư không thể bán cổ phiếu với mức giá cao hơn hoặc bằng giá trị thực. Chúng ta gọi đó là không thể thanh khoản.
Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về định giá cổ phiếu theo P/S nhé. Đây là công thức đơn giản và hiệu quả mà các nhà đầu tư đều có thể dễ dàng áp dụng. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán của Cú như:
Anh em có thể tham khảo bài viết khác về Định giá cổ phiếu của Cú như:
- Phương pháp định giá cổ phiếu hiệu quả cho nhà đầu tư chứng khoán (P1)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E dễ hiểu nhất (P.2)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B dễ hiểu nhất (P.3)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S dễ hiểu nhất (P.4)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số PEG dễ hiểu nhất (P.5)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số EV/EBITDA dễ hiểu nhất (P.6)
- Định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu cổ tức dễ hiểu nhất (P.7)
- Định giá cổ phiếu bằng cách chiết khấu dòng tiền tự do FCFF (P.8)
- Định giá cổ phiếu bằng cách chiết khấu dòng tiền tự do FCFE (P.9)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969