Cổ phiếu Penny – những điều nhà đầu tư phải biết trước khi chơi
Có nhiều anh em F0 khi mới vào thị trường chứng khoán thường có một xu hướng chung. Đó là chọn mua những cổ phiếu penny vì 3 tiêu chí:
– Thứ nhất là rẻ, hợp túi tiền, số vốn đang có.
– Thứ 2 vì giá cổ phiếu penny rẻ nên nhà đầu tư sẽ kỳ vọng giá tăng cao trong tương lai.
– Thứ 3 là tâm lý người mới, muốn trải nghiệm. Đầu tư cổ phiếu penny nếu có thua lỗ, mất tiền thì cũng đỡ tiếc.
Chính vì vậy mà không ít anh em nhắn tin về Fanpage cho Cú. Và hỏi những câu hỏi quen thuộc như:
– Anh ơi đầu tư cổ phiếu penny có được không?
– Đầu tư cổ phiếu penny thì như thế nào?
– Cách chơi cổ phiếu penny? Có lưu ý gì hay không?
…
Và rất nhiều câu hỏi tương tự. Vì vậy trong bài viết hôm nay Cú sẽ chia sẻ anh em một số nguyên tắc phải biết khi đầu tư cổ phiếu penny.
Bài viết hoàn toàn là những kinh nghiệm và quan điểm cá nhân của riêng Cú. Vì vậy nếu anh em thực sự quan tâm chủ đề này cũng như muốn lướt sóng thử. Thì cùng Cú khám phá hết bài viết chia sẻ này nhé.
Còn nếu muốn tư vấn hay giải đáp thêm, anh em có thể inbox về Fanpage cho Cú.
https://www.youtube.com/watch?v=YSKG7LikNfE&t=740s
Phần 1. Cổ phiếu penny là gì?
1.1. Các loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trên thị trường chứng khoán, người ta thường chia cổ phiếu ra làm 3 loại:
1.1.1. Nhóm cổ phiếu bluechip trên thị trường chứng khoán
Loại to nhất, lớn nhất thường xếp vào nhóm cổ phiếu bluechip. Ví dụ đơn giản cho anh em hình dung đó chính là nhóm cổ phiếu VN30 chẳng hạn.
Nhắc đến VN30 thì chắc hẳn không anh em nào là không biết. Đó là nhóm 30 cổ phiếu lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Thường có mệnh giá lớn hơn 30.000 VNĐ/cổ phiếu. Nhưng bù lại, những cổ phiếu này lại chiếm đến tổng 60% giá trị toàn thị trường. Hay chúng ta hay gọi là Market cap – vốn hóa toàn thị trường.
Có 30 cổ phiếu trên sàn giao dịch mà chiếm đến 60% giá trị toàn thị trường. Trong khi toàn thị trường có gần đến 2000 cổ phiếu. Vì vậy đây mới được xếp vào nhóm lớn nhất thị trường chứng khoán.
1.1.2. Nhóm cổ phiếu midcap trên thị trường chứng khoán
Xếp hạng sau nhóm bluechip là nhóm cổ phiếu midcap với vốn hóa ở mức trung bình trên thị trường chứng khoán. Mid ở đây anh em hiểu là từ middle – trung bình, còn Cap là capital – vốn hóa.
Nhóm này thường có giá cổ phiếu lớn hơn 10.000 VNĐ/cổ phiếu. Nhóm này cũng có vài trăm cổ phiếu và chiếm khoảng 30% giá trị toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong nhóm midcap này có những cổ phiếu có tiềm năng trở thành bluechip. Tức là tiềm năng phát triển, tăng giá trong tương lai. Và khi quy mô của nó lớn lên, giá trị của nó lớn lên, giá cổ phiếu tăng, chia tách nhiều lần,… Thì sẽ trở thành bluechip. Và ngược lại cũng có một số bluechip dần trở thành midcap. Bởi vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cổ phiếu lởm, yếu kém dần.
1.1.3. Nhóm cổ phiếu penny trên thị trường chứng khoán
Và cuối cùng là nhóm cổ phiếu penny mà bài viết hôm nay Cú muốn đề cập với anh em. Đây là nhóm những doanh nghiệp nhỏ nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Gần như giá cổ phiếu của nhóm này chỉ nhỏ hơn 10.00 VNĐ/cổ phiếu.
Tuy nhiên nhóm này lại chiếm số đông trên thị trường. Thống kê đến vài trăm cổ phiếu penny đang niêm yết trên sàn giao dịch. Nhưng chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhóm này có một số điểm chính như sau:
– Có thể trở thành midcap. Thậm chí có một số cổ phiếu penny được đánh giá là tiềm năng, cổ phiếu vàng,… Cũng có khả năng trở thành cổ phiếu có lợi nhuận phi thường. Từ penny thành midcap, rồi từ midcap tăng trưởng, vươn lên trở thành một trong những cổ phiếu thuộc nhóm bluechip.
Tuy nhiên số lượng cổ phiếu được đánh giá cao như vậy thường không nhiều. Và xác suất để chúng ta “tìm vàng trong cát” như này là cực kỳ thấp, khó.
– Tương tự cũng có những cổ phiếu đang ở nhóm bluechip hay midcap cũng có thể rơi hạng. Trở thành cổ phiếu penny nếu cổ phiếu đó không chứng minh được năng lực phát triển, yếu kém theo thời gian.
Phần 2. 3 đặc điểm chính về cổ phiếu penny nhà đầu tư cần biết
2.1. Tình hình kinh doanh của nhóm cổ phiếu penny thường không nổi bật
Sở dĩ việc cổ phiếu nào đó có giá thấp và được xếp vào nhóm penny trên thị trường là đều có lý do.
Trên thị trường có rất nhiều nhà đầu tư gạo cội hơn chúng ta rất nhiều. Họ có thể là những tổ chức đầu tư hay công ty tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán,… Hay thậm chí là chính cổ đông nội bộ của những công ty xếp hạng penny đó. Nhưng tại sao họ lại không chọn mua những cổ phiếu này? Tại sao khi giá cổ phiếu còn rẻ họ không nhân cơ hội gom mua rồi chờ tăng giá?
Đó chính là vì tình hình kinh doanh của công ty còn yếu kém và chưa có dấu hiệu nào tiềm năng để tin tưởng đầu tư.
– Mô hình kinh doanh yếu
– Tình hình hoạt động không có gì nổi bật
– Lợi thế cạnh tranh kém
– Dễ bị tác động bởi những yếu tố ngoại cảnh của thị trường. Chẳng hạn như giá nguyên vật liệu tăng, đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường,… Thì họ gần như chống chọi kém trước những tác động đó.
Vì vậy mà tình hình kinh doanh chỉ đi ngang hoặc thậm chí đi xuống. Chính vì vậy mà giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này khó tăng.
2.2. Tình hình tài chính thường lỗ hoặc lãi ít
Tình hình tài chính của những cổ phiếu penny được đánh giá là kém. Ít khi thấy lợi nhuận vượt trội mà gần như là lãi ít, thậm chí lỗ. Chưa kể còn có những doanh nghiệp rơi vào tình trạng vay nợ nhiều, giật gấu vá vai, vay chỗ này vá chỗ kia. Mà không có một nguồn vốn dài hạn ổn định để làm chủ hoạt động kinh doanh.
Chỉ số P/E, P/B của nhiều doanh nghiệp thấp nhưng vì do tăng trưởng kém. Giá thấp, ít ai quan tâm đến. Đồng thời kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai cũng không nhiều.
Nhưng vì việc P/E, P/B thấp mà nhiều anh em khi mới vào thị trường hay thậm chí một số nhà đầu tư khác,… Lại cho rằng đây là cổ phiếu ngon, đáng đầu tư. Vì vậy ngoài việc nhìn vào chỉ số thì anh em cũng cần phân tích sâu vào các yếu tố khác, dòng tiền, dự án, mô hình kinh doanh, ban lãnh đạo, BCTC,…
Còn nếu muốn hiểu hơn về chỉ số P/E, P/B của doanh nghiệp, anh em có thể tham khảo Video trên kênh youtube của Cú.
2.3. Giá cổ phiếu penny vẫn có thể tăng sốt
Vì sao tình hình kinh doanh yếu kém, tình hình tài chính không tốt,… mà giá cổ phiếu penny vẫn có thể tăng sốt. Chắc hẳn nhiều anh em vẫn thắc mắc đúng không?
Có thể là do chính nội tại cổ phiếu đó tốt thật. Doanh nghiệp có dự án sinh lời hay tìm ra được một công nghệ mới đột phá, một nguồn vốn mới khủng,… Giúp thoát khỏi kiếp penny và vươn lên nhóm vốn hóa trung bình trên thị trường.
Tuy nhiên, cũng có một kịch bản nữa là do các nhà đầu cơ, đội lái đánh lên. Điều này được xem là vừa cơ hội mà cũng vừa rủi ro cho nhà đầu tư. Vì sao lại vậy?
Vì tăng nóng như vậy cũng đồng nghĩa với xác suất những cổ phiếu đó có thể đảo chiều giảm rất nhanh. Và khi giảm nhanh như vậy thì rất lâu mới phục hồi trở lại.
Ví dụ như cổ phiếu NHP từ 2017 giá còn 18.000 VNĐ/cổ phiếu mà đến bây giờ 5 năm giá chỉ dưới 1.000 VNĐ/cổ phiếu. Anh em hình dung mình bỏ vào đây 100 triệu, sau 5 năm còn không nổi 5 triệu, có phải là rất đau và mệt mỏi hay không?
Và còn rất nhiều cổ phiếu penny có cái tương tự như NHP trên thị trường, chẳng hạn HKB. Cũng nhiều nhà đầu tư dính phải game của đội lái, lỡ ôm hàng khi tăng nóng và cổ phiếu nhanh chóng đảo chiều. Cái kết thì chắc hẳn anh em cũng phần nào hình dung được rồi đúng không?
Vậy, để tìm hiểu rõ hơn về việc nhiều cổ phiếu penny tăng giá đột ngột, anh em cùng Cú chuyển qua phần tiếp theo của bài viết nhé.
Phần 3. Những điều cần biết về cổ phiếu penny
3.1. Lý do cổ phiếu penny tăng giá đột ngột?
Điểm lưu ý đầu tiên Cú muốn lưu ý anh em khi đầu tư cổ phiếu penny. Đó là giá của nhóm này có thể tăng một cách đột ngột. Và thường động cơ lớn nhất dẫn đến sự tăng giá đột ngột đó của nhóm cổ phiếu này là do đội lái đánh lên.
Còn những cổ phiếu được đánh giá là ngon, nội tại tốt thì thường đã tăng giá từ trước. Vì thị trường thường sẽ phản ánh một phần lớn về giá trị thực của cổ phiếu. Cũng giống như Peter Lynch – Nhà đầu tư, nhà quản lý quỹ nổi tiếng người Mỹ từng nói như sau:
“Về dài hạn, mối tương quan giữa thành công trong hoạt động của doanh nghiệp và thành công trên thị trường chứng khoán là 100%. Sự chênh lệch này là chìa khóa để kiếm tiền”.
Còn những cổ phiếu penny đằng sau mà không tăng giá được thì anh em cũng cần thực sự hiểu được bản chất.
– Tại sao những cổ phiếu đó lại không tăng giá được trên thị trường chứng khoán?
– Thậm chí, bỏ qua những giai đoạn chứng khoán downtrend thì những lúc thị trường phục hồi hay uptrend,… Những cổ phiếu đó vẫn không tăng giá và trở thành nhóm midcap trên thị trường? Thay vì đó, giá vẫn chỉ loanh quanh ở mức thấp mãi không bứt phá lên được?
– Và nếu thực sự là cổ phiếu tốt, cổ phiếu tiềm năng,… Thì tại sao các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán lại có thể bỏ qua “con mồi béo bở” như vậy được? Mà để tận đến một ngày nào đó nó lại tăng một cách đột ngột, không ai lường trước như thế?
Vậy thì anh em phải hiểu, cổ phiếu penny ở mức giá thấp là vì có lý do của nó. Tức là hiện tại, về năng lực nội tại của nhóm cổ phiếu này chỉ đến mức đó. Thị trường chỉ đến thế. Mô hình kinh doanh của những doanh nghiệp được xếp vào nhóm penny chỉ đạt đến level, đến mức đó mà thôi.
Hay nói một cách thẳng thắn, bản thân Cú đánh giá hầu hết các cổ phiếu penny đều có năng lực nội tại khá kém, chưa được bứt phá. Đồng thời cũng rất ít doanh nghiệp, ít cổ phiếu có sự đột phá về mặt kết quả hoạt động kinh doanh.
Còn nếu anh em có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, nhận định khách quan và tìm ra cổ phiếu tốt trong rổ penny. Thì điều đó được ví như nhặt được vàng. Mua một cổ phiếu có giá trị nội tại cao với mức giá hời và chờ tăng giá thì còn gì bằng đúng không? Nhưng Cú nghĩ rất ít cổ phiếu penny đột phá được như vậy.
Vì vậy, sự tăng giá đột biến đó hầu như đều nằm trong kế hoạch của đội lái.
3.2. Đội lái đã làm như thế nào để giá cổ phiếu penny có thể tăng chóng mặt như vậy?
Như Cú đã trình bày phía trên, việc một cổ phiếu trong rổ penny tăng giá đột ngột mà không phải do sự thúc đẩy của nội tại. Hay nhờ hoạt động kinh doanh nghiệp quả,… thì thường là do đội lái.
Vậy quy trình đánh penny của đội lái thường diễn ra như thế nào?
Ban đầu đội lái sẽ gom hàng. Tức là tích lũy khối lượng lớn của một hay nhiều mã penny. Anh em hình dung có những mã cổ phiếu penny trong một thời gian rất dài, chứng khoán tăng trưởng mà những cổ phiếu này không tăng. Chứng khoán downtrend thì giảm giá theo xu hướng. Gần như có thể nói là không có sự thay đổi, tăng trưởng giá đáng kể. Thậm chí không có xu hướng tăng.
Vì sao lại vậy? Vì như thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đội lái gom hàng, tất cả những cổ phiếu còn trôi nổi trên thị trường vào tài khoản mà họ quản lý. Và sau đó, khi đến đúng thời điểm, thường thì là khi những cổ phiếu lớn khác trên thị trường đã tăng lên rất mạnh. Đạt một vùng giá cao rồi, và thị trường đang có một dòng tiền mạnh ở trong, luân chuyển liên tục. Thì đây được xem là cơ hội tuyệt vời để các đội lại đẩy giá cổ phiếu penny lên.
Và khi họ tích lũy đủ khối lượng cổ phiếu cần thiết rồi. 70% – 80% hay thậm chí là 90% lượng cung ra thị trường thì gần như họ muốn nâng giá bao nhiêu cũng được. Bằng cách họ bắt đầu mua vào liên tục trên thị trường, dùng tài khoản này, tài khoản kia để mua. Cũng như sử dụng mối quan hệ để nhờ nhóm môi giới, nhóm tư vấn đầu tư, nhóm truyền thông,… Đồng loạt đưa tin ra thị trường về việc tăng giá cổ phiếu.
Bắt đầu có những dự án mới, thông tin như ban lãnh đạo mua vào, cổ đông lớn nước ngoài quan tâm đầu tư,… Rất nhiều thông tin tương tự như vậy, đẩy tin tốt ra liên tục cùng với việc giá cổ phiếu tăng chóng mặt. Hầu hết khắp mọi mặt trận, mọi diễn đàn của thị trường đồng loạt đưa tin cổ phiếu A, cổ phiếu B tăng liên tục.
Thậm chí bây giờ còn có cả việc tin nhắn spam đến từng khách hàng, nhà đầu tư cá nhân. Những tin nhắn từ số lạ gửi đến liên tục về cổ phiếu A, cổ phiếu B,… đang có game cực hay.
Và thường giá những cổ phiếu này sẽ tăng rất nhanh. Có thể 1-2-3 tháng hay 4 tháng tăng đến 4-5 lần là điều dễ thấy.
Vậy diễn biến tiếp theo của cổ phiếu đó sẽ như thế nào? Và bản thân anh em là nhà đầu tư thì cần làm gì muốn theo trend đó?
Khi đội lại đã nâng mức giá lên được như kỳ vọng, cùng với những tin tốt được tung ra thị trường như:
– Dự án lớn tiềm năng
– Kế hoạch cho hoạt động kinh doanh sắp tới
– Dự báo lợi nhuận
– Nhà đầu tư lớn quan tâm,…
Anh em lưu ý khi mà lượng tin tốt tung ra ngày càng dày đặc về số lượng thì gần như thời điểm đó họ đã bán ra rồi. Chứ không phải đợi tin xấu đảo chiều như một số anh em vẫn thường nghĩ. Bởi vì họ là đội lái và tin tốt hoàn toàn nằm trong tầm tay, sự kiểm soát của họ. Từ tin doanh nghiệp, dự án, nhà đầu tư đến truyền thông media,… đều họ kiểm soát.
Vậy nên khi tin tốt càng dày đặc là lúc họ đẩy mạnh việc bán. Nhưng chúng ta là rất ít khi có cách nào để biết được thời điểm mà đội lái muốn đảo chiều. Bởi vì ngay thời điểm tăng lên 2 lần, 3 lần họ đã rục rịch bán rồi.
Họ lựa sóng khi thị trường đang ồ ạt quan tâm, dòng tiền đổ vào chóng mặt thì sẽ mượn gió đẩy thuyền. Còn khi có tín hiệu thị trường không xuôi theo những gì mong đợi thì họ đập thuyền thoát ngay và luôn để tránh đêm dài lắm mộng.
Do đó khi tin tốt dày đặc và giá đã tăng được khoảng 2-3 lần thì anh em cố gắng lưu ý. Để tránh đu theo vào thời điểm đội lái đang thoát hàng.
Phần 4. 3 lưu ý khi đầu tư cổ phiếu penny trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.1. Lưu ý đầu tiên: Lướt cùng tia chớp
Vì sao Cú lại lưu ý anh em khi chơi cổ phiếu penny như là việc lướt cùng tia chớp. Anh em hiểu đơn giản đó là vào nhanh thoát nhanh, nhanh như chớp vậy. Anh em hình dung T3 về tài khoản có lời thì đó được xem là một điều hạnh phúc.
Vì vậy anh em phải thật sự rất cẩn trọng để theo dõi những cổ phiếu penny đó. Dè chừng, theo dõi nó như cách anh em nhìn rổ trứng. Đi giữa chợ đông người, bê rổ trứng mà không chú ý va phải người này người kia thì có phải vỡ nguyên cả rổ?
Vì vậy chơi cổ phiếu penny là phải hết sức cẩn thận. Thấy có dấu hiệu manh nhe là nên chọn thời cơ thoát hàng, nếu đã có lời thì nên bán thay vì phá vỡ nguyên tắc đầu tư của mình.
Còn nếu thấy tín hiệu bất ổn mà vẫn kỳ vọng, không bán thì rất dễ rơi vào trạng thái lau sàn nhiều phiên. Và không thoát được hàng.
4.2. Lưu ý thứ hai: Hạn chế sử dụng margin
Một điểm mà Cú lưu ý với nhiều anh em khi đầu tư chứng khoán. Đặc biệt là những anh em hứng thú với đầu cơ lướt sóng, theo game các cổ phiếu penny của đội lái,… Đó là nên hạn chế việc sử dụng margin, càng hạn chế càng tốt.
Nếu được anh em nên sử dụng bằng tiền của mình vẫn là tốt nhất. Nhưng nói vậy, Cú biết vẫn nhiều nhà đầu tư máu lên hừng hực, tham vọng mức sinh lời cao rồi bất chấp. Hôm nay dùng 40 – 50% margin nhưng nếu ngày mai mà có ông bạn nào bên công ty chứng khoán ưu ái cho lên 80% chắc cũng chơi tới bến.
Nhưng Cú vẫn hy vọng anh em cực kỳ hạn chế. Còn nếu đã và đang lỡ dùng margin thì nên cẩn thận gấp đôi, gấp ba. Vì sao? Vì như anh em đã thấy biết bao trường hợp toang tài khoản chỉ vì chơi game mà còn dùng margin, đến khi không thoát được hàng, lau sàn vài phiên thì rơi vào diện báo động và bị công ty chứng khoán tự động cắt.
Đến lúc đó có phải tiền mất tật mang, tay không ôm đống nợ hay không?
4.3. Lưu ý thứ ba: Khi nghe tin tốt ở đỉnh cao thì nên chốt lời
Anh em cứ để ý xem, khi đội lái đưa tin tốt liên tục, về quỹ nọ, quỹ kia, mã này mã kia,… Hay công ty A, công ty B ra thông tin mua quỹ nọ, quỹ kia tiềm năng,… Nhưng thực tế họ lại không hề mua như thông tin công bố.
Tất cả chỉ là làm dịch vụ, đưa thông tin ra thị trường để thuận tiện cho việc lùa gà của các ông lớn trong game. Vì vậy, nếu anh em có thời gian tìm hiểu lại các cổ phiếu đầu cơ nổi tiếng trên thị trường, từng một thời làm sóng làm gió trên các diễn đàn. Chẳng hạn như họ dòng FXX hay dòng RXX thì có thể thấy rằng rất nhiều sóng lớn ngày xưa bất cứ khi nào quỹ mua là họ ra hàng. Thông tin tốt được đẩy lên đỉnh cao là họ lại ra hàng. Và thị trường sập khi nào không hay.
Bởi vì họ thường làm giá ở cuối những con sóng hoặc gần một đợt điều chỉnh. Sở dĩ vì những thời điểm đó dòng tiền đang xoay chuyển liên tục, khó xác định vào dòng nào. Cứ đảo liên tục từ ngân hàng sang bất động sản, sang tài chính,…
Do đó, anh em phải quan sát và theo dõi liên tục khi đội lái có bất cứ động thái nào trên thị trường. Nếu thấy tin tốt đã lên đến đỉnh cao thì nên có hành động chốt lời nhanh chóng thay vì chần chừ chờ tăng tiếp rồi bị kẹp hàng. Mình làm chủ cuộc chơi của mình thì cơ hội thành công sẽ cao hơn, đúng không anh em?
Và đây cũng chính là 3 lưu ý mà Cú đúc rút được, muốn chia sẻ tới những anh em đang có mối quan tâm ít nhiều đến cổ phiếu penny. Và với kinh nghiệm của Cú, nếu anh em nào xác định chơi cổ phiếu penny thì chỉ nên dành khoảng 10% – 20% tài sản. Còn lại nên lựa chọn kênh đầu tư an toàn hơn để sinh lời như đầu tư cổ phiếu giá trị, tích lũy dài hạn.
Phần 5. Quan điểm cá nhân của Cú khi đầu tư cổ phiếu penny
5.1. Chơi cổ phiếu penny cần phải có một tinh thần vững hay không?
Bên cạnh một số nhà đầu tư “hiếu chiến” trước cổ phiếu penny, trước những game hấp dẫn của đội lái,… Thì vẫn rất còn nhiều anh em e dè vì đơn giản họ chưa đủ kinh nghiệm, phương pháp, kỹ thuật để theo những con sóng lớn như vậy. Nên khi bắt đầu thường trên tinh thần phải quản trị rủi ro, quản trị tâm lý thật vững.
Cú thấy sự cẩn trọng đó hoàn toàn cần thiết. Nó sẽ giúp anh em có tâm lý tốt hơn và tuân thủ nguyên tắc hơn.
Chúng ta có thể cẩn trọng và nguyên tắc nhưng không nên cấm bản thân mình ở bất cứ rào cản nào. Chúng ta có thể thử, có thể trải nghiệm,… để xem năng lực và sức chịu đựng của bản thân đến đâu.
Tuy nhiên, như Cú đã nhắc ở phần trên, chỉ nên đầu tư với một lượng tiền vừa phải. Khoảng 10-20% số vốn anh em có. Và hạn chế tối đa việc quá hưng phấn, quá kỳ vọng mà dùng margin hay bỏ qua những nguyên tắc đầu tư cốt lõi của bản thân.
5.2. Chơi cổ phiếu penny là phải lường trước được những rủi ro ngoài mong muốn
Như Cú đã nhắc ở trên, khi đầu tư cổ phiếu penny thì anh em cần cân nhắc thời điểm thoát hàng khi đã đủ mức sinh lời như kỳ vọng. Tránh để đến lúc sàn 3-4 phiên thì chỉ có toang tài khoản.
Tuy nhiên, tất cả đều phải nằm trong kịch bản rủi ro. Tức là anh em luôn phải đặt mình vào hoàn cảnh nếu giờ lỡ ôm và sàn 3-4 phiên như vậy thì nên làm gì? Thông thường khi thua lỗ kiểu vậy, chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái mất bình tĩnh và ra quyết định thiếu suy nghĩ. Rất đau, rất mệt mỏi, như bị tra tấn.
Vì vậy luôn phải có kịch bản sẵn cho những trường hợp xấu nhất. Hoặc là chấp nhận lỗ, cắt, làm lại. Hoặc là tìm ra phương án khác khả thi hơn tùy vào từng trường hợp.
Và tất nhiên, luôn phải có một tinh thần vững. Cái này đòi hỏi anh em phải tập luyện rất nhiều. Không phải ai mới vào thị trường cũng quản trị tâm lý tốt.
Ngày xưa Cú cũng vậy, cũng từng đổ lỗi, từng gỡ gạc bằng được rồi thua lỗ nối tiếp thua lỗ. Cái kết gần như muốn bỏ cuộc. Nhưng rồi bản thân cũng dần phục hồi và đi đến ngày hôm nay.
Vì vậy hy vọng anh em cũng sớm có những trải nghiệm, bài học riêng cho bản thân. Kiếm tiền là một việc nhưng làm sao để kiếm tiền, quản trị tâm lý như thế nào để không bị mất tiền cũng không kém phần quan trọng.
5.3. Từng chơi cổ phiếu penny mà thua lỗ thì nên làm gì?
Có một bạn từng chia sẻ với Cú về việc từng chơi cổ phiếu penny và thua lỗ. Sau đó bạn bỏ luôn và chỉ tập trung vào đầu tư tích lũy dài hạn.
Cú nghĩ đây cũng là một bài học cho tất cả các anh em khi muốn đầu tư cổ phiếu penny. Mọi hoạt động đầu tư đều mang tính xác suất khi thị trường là cái không ai đoán được, đúng không?
Vậy thì đầu cơ, lướt sóng, chơi cổ phiếu penny theo game,… lại càng mang tính xác suất cao hơn. Và việc thua lỗ là điều không tránh khỏi. Vậy khi đó, chúng ta nên làm gì?
Có câu nói Cú khá thích đó là “Cầm được thì buông được”. Nếu anh em đã trên tâm thế là muốn trải nghiệm thì dù kết quả nào cũng nên chấp nhận. Miễn sao không vì 1 lần thất bại mà từ bỏ mục tiêu chính khi vào thị trường chứng khoán. Anh em vẫn có thể tiếp tục tiết kiệm, đầu tư giá trị dài hạn để sinh lời và gia tăng thu nhập trong tương lai. Kiên trì 5-10-20 năm và đứng ngoài cuộc những con sóng ngắn hạn.
Còn nếu anh em nào thấy sự thất bại đó vẫn chấp nhận được. Anh em có thêm bài học, kinh nghiệm và muốn làm nên thành tích, không khuất phục,… Thì vẫn có thể tiếp tục. Nhưng luôn lưu ý đừng để 1 sai lầm lặp lại 2-3 lần, hãy sửa sai bằng cách trau dồi, học hỏi và thực hành nhiều hơn mỗi ngày.
5.4. Kinh nghiệm chơi cổ phiếu penny của Cú
Dành cho những anh em muốn thử sức với cổ phiếu penny. Đây là một số kinh nghiệm mà bản thân Cú đúc rút được, hy vọng phần nào có ích cho anh em.
– Thứ nhất, không những cổ phiếu penny mà khi đầu tư bất cứ thứ gì thì anh em đều phải thực sự hiểu về cuộc chơi. Chúng ta phải nằm trong nhóm có khả năng tiếp nhận thông tin rất sát với những nhóm đầu để không bị úp bô.
Anh em hình dung, khi bản thân không hiểu rõ cuộc chơi thì sẽ như thế nào. Thắng không biết vì sao mình thắng, thua cũng không biết vì sao mình thua. Cũng không biết đầu tư theo phương pháp nào là phù hợp,…
Cũng như cách anh em giải một bài toán, nếu không hiểu bản chất vấn đề thì có đọc đề 100 lần anh em cũng không giải ra được kết quả. Nhưng không giải được bài toán có thể kết quả không có gì mệt mỏi. Còn đầu tư mà không hiểu cuộc chơi, đến lúc thua lỗ, mất tiền thì thực sự rất mệt mỏi. Mất ăn, mất ngủ, tiếc tiền, nuôi tâm lý cờ bạc để gỡ gạc,… Dần dần anh em đi lệch ra khỏi bản chất thật của hoạt động đầu tư chứng khoán.
Vì vậy anh em phải thực sự hiểu cuộc chơi, hiểu quy luật.
Thời điểm nào penny hay dậy sóng? Thường là cuối sóng tăng. Khi chốt lời bluechip, chốt lời midcap, dòng tiền chạy loanh quanh,… Thì đâu đó khoảng cuối sóng tăng penny sẽ dậy sóng.
Kèm theo đó là kỹ năng phán đoán và hành động nhanh hơn người. Vào nhanh nhưng cũng phải ra nhanh. Tức là lướt cùng tia chớp. Khi thấy lợi nhuận đạt mục tiêu thì nên cân nhắc việc thoát hàng thật nhanh chứ đừng vì tiếc, giữ lại chờ tăng thêm mà dính lúc đảo chiều. Cú có thể khẳng định, chỉ cần sàng vài ba phiên là anh em đủ la liệt. Ôm hàng, thua lỗ, cháy tài khoản,… vì không một ai mua để anh em bán.
– Thứ 2 là phải thật chú ý gồng lời, cắt lỗ đúng thời điểm, nguyên tắc. Tuyệt đối không từ đầu cơ thành đầu tư dài hạn. Còn nếu anh em đang đầu cơ cổ phiếu penny mới mục tiêu sinh lời ngắn hạn đùng một phát thành đầu tư dài hạn, mà nhìn vào cái mốc 5-10 năm không hề tăng giá thì chỉ có mệt.
100 triệu bỏ vào chờ 5 – 10 năm để còn lại 5 triệu, 2 triệu. Chưa kể nếu dùng vốn vay thì càng tệ hơn. Anh em có muốn bản thân rơi vào tình cảnh đó hay không? Vì vậy, đầu tư là đầu tư, đầu cơ là đầu cơ, phải phân định rạch ròi. Luôn tuân thủ các nguyên tắc gồng lãi, cắt lỗ bản thân đã đặt ra để tránh tình trạng thua lỗ ngoài ý muốn.
– Thứ 3 là kiểm soát vốn. Không bao giờ gấp thếp, mua mà lỗ thì cắt, đừng nên nghĩ đến việc gỡ gạc rồi mua tiếp. Anh em cũng chứng kiến rất nhiều cổ phiếu từng được rất quan tâm, giá trên 100.000 VNĐ, nhưng cũng giảm liên tục không biết đâu là đáy.
Vậy nên quản trị vốn là điều vô cùng quan trọng. Cổ phiếu thường cẩn thận 5 thì cổ phiếu penny cẩn thận 50 lần thì chắc hẳn mới an toàn được.
– Thứ 4 là tuyệt đối trong đầu cơ cổ phiếu penny, không bao giờ mua trung bình giá. Tuyệt đối, dù cho ông này bà kia, chuyên gia, môi giới,… có phím cũng không được mua trung bình giá.
Anh em có thể thắng 1 vài lần nhờ trung bình giá. Nhưng khi cháy thì bay sạch tài khoản, mà anh em vẫn thường gọi là còn cái nịt. Bởi vì số vốn đổ vào penny là vốn đầu cơ, rất nóng. Có thể giúp anh em sinh lời nhiều nhưng khi mất cũng mất rất nhiều. Vì vậy một khi đã quyết định chấp nhận rủi ro cao thì lợi nhuận phải mang lại cực kỳ cao mới xứng đáng với những gì anh em đánh đổi. Còn không, đừng bao giờ chấp nhận rủi ro cao với một mức lợi nhuận bình thường.
– Thứ 5, trên thị trường còn có rất nhiều cơ hội khác để anh em sinh lời. Nếu chưa đủ kỹ năng, kinh nghiệm và quản trị vốn – rủi ro chưa tốt,… Thì tại sao phải bắt buộc bản thân phải đầu tư vào cổ phiếu penny?
Vậy nên, nếu với số vốn vừa phải hoặc nhỏ. Và anh em muốn sinh lời đều đặn, dài hạn, an toàn,… thì có thể lựa chọn chứng chỉ quỹ chẳng hạn. Hoặc để dành tiền đầu tư vào VN30, cổ phiếu ngon, có giá trị nội tại tốt,…
Hoặc hiện tại Cú đang có dự án đầu tư sinh lời với số vốn không quá lớn. Cam kết an toàn, lợi nhuận ổn định từ 8-14%/năm. Dưới dạng đầu tư bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu. Anh em có thể tham khảo hình ảnh minh họa Cú để bên dưới. Nếu muốn tư vấn đầu tư thì inbox theo đường link Cú để sẵn ở đây nhé.
(Danh sách cổ phiếu sẽ được Cú update liên tục tùy thuộc theo xu hướng của thị trường nên anh em hoàn toàn có thể yên tâm)
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ khách quan của Cú về cổ phiếu penny. Từ khái niệm, đến đặc điểm, một số lưu ý khi chơi cổ phiếu penny,… Đến quan điểm cá nhân của Cú đưa ra để anh em tham khảo.
Anh em luôn lưu ý rằng chứng khoán không hẳn là rủi ro cao, lợi nhuận cao như nhiều người đồn đoán. Chỉ là trong chứng khoán có những loại hình đầu tư khác nhau, mức độ rủi ro tương xứng với mức sinh lời nó mang lại.
Vì vậy, nếu anh em thực sự hứng thú với cổ phiếu penny, sau khi đọc bài viết này vẫn còn nhiều thắc mắc. Anh em có thể inbox về Fanpage cho Cú để hỏi trực tiếp. Cú sẽ trả lời chi tiết nên anh em không việc gì phải ngại đâu nhé.
Còn nếu anh em vẫn lấn cấn là cảm thấy đây chưa thực sự là mô hình đầu tư phù hợp với bản thân. Thì có thể lựa chọn những gợi ý khác như chứng chỉ quỹ, cổ phiếu dài hạn,… Để gia tăng thu nhập bền bỉ, an toàn.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em sẽ có thêm những góc nhìn hay ho về cổ phiếu penny. Từ đó rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình khi quyết định nên đầu tư hay đầu cơ trên thị trường chứng khoán. Làm sao để hoạt động đầu tư của mình, danh mục chứng khoán càng hiệu quả, càng tốt nhé.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học:
- Khóa học phân tích cổ phiếu BĐS
- Khóa học chứng khoán cơ sở
- Khóa học chứng khoán phái sinh.
Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969