Cổ phiếu ngành Ngân hàng – Chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu tín dụng (P.1)
Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc thù. Với mô hình hoạt động khác với các doanh nghiệp sản xuất thông thường. Bản chất của ngành ngân hàng đó là nhận vốn gửi từ các cá nhân, tổ chức. Và cho vay lại nguồn vốn đó. Với bản chất này, khi đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng. Anh em cần lưu ý tìm hiểu và phân tích những chỉ số là đặc trưng chính của ngân hàng. Từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp với loại hình cổ phiếu ngành ngân hàng.
Cổ phiếu ngành ngân hàng luôn được nhà đầu tư quan tâm bởi ngân hàng là một trong những trụ cột của nền kinh tế. Cổ phiếu ngành ngân hàng luôn được xếp vào nhóm cổ phiếu có tính an toàn cao. Cực kỳ thích hợp với những người mới gia nhập thị trường. Tỷ trọng vốn hóa các cổ phiếu ngành ngân hàng tại Việt Nam chiếm khoảng 1/4 thị trường chứng khoán. Và giữ vai trò điều phối phần lớn thị trường chung.
Chủ đề trong bài viết này Cú sẽ thực hiện việc phân tích với anh em. Đó chính là về những chỉ số đặc trưng của cổ phiếu ngành ngân hàng nói riêng và ngành ngân hàng nói chung. Ngân hàng là một trong những nhóm cổ phiếu trụ cột, đứng đầu về tổng vốn hóa thị trường. Đây là nhóm cổ phiếu vừa có nhiều tiềm năng tăng trưởng nhưng cũng sẽ ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Vì thế nên trong bài viết này, Cú sẽ phân tích chi tiết các chỉ số đặc trưng khi phân tích và đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng.
Vậy hãy cùng Cú tìm hiểu về những vấn đề đặc trưng khi phân tích ngành ngân hàng nhà đầu tư cần lưu ý trong bài viết dưới đây. Để giúp anh em đưa ra những quyết định hợp lý và đúng đắn hơn trong những cơ hội đầu tư nhé!
1. Phân tích cổ phiếu ngành Ngân Hàng – Chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu tín dụng
1.1 Hiểu về Khái niệm về Dư nợ cho vay khi phân tích cổ phiếu ngành Ngân Hàng
Trong lĩnh vực ngân hàng có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động chính. Và đem lại nguồn thu khổng lồ cho ngành ngân hàng. Bên cạnh rủi ro tiềm ẩn thì ngân hàng cho vay thu được lãi suất phù hợp với các khoản vay đó. Và đó cũng là thu nhập chính của ngân hàng cho vay.
Dư nợ là một trong những thuật ngữ cực kỳ phổ biến trong ngành tài chính – ngân hàng. Đặc biệt là đối với lĩnh vực tín dụng. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều anh em chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy, dư nợ là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, anh em hãy cùng Cú tìm hiểu tất tần tật về dư nợ cho vay nhé!
a) Dư nợ là gì?
Dư nợ là số nợ đã phát sinh trong quá trình giao dịch tín dụng tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Hiểu đơn giản hơn, dư nợ là khoản tiền khách hàng đã vay. Nhưng hiện vẫn chưa trả ngân hàng hay các công ty tài chính. Các khoản vay này có thể là vay tín dụng, vay thế chấp, vay ngắn hạn, vay dài hạn… Thông thường, các khoản vay này đều quy định kỳ hạn trả nợ. Nếu khách hàng trả theo từng kỳ thì khi tới hạn, dư nợ sẽ về 0.
Ví dụ 1: Anh em vay 120 triệu của ngân hàng với lãi suất 12%/năm. Anh em trả theo từng tháng với kỳ hạn 12 tháng. Dưới đây là bảng thể hiện số tiền anh em phải trả mỗi tháng với dư nợ giảm dần. Cuối cùng, khi đáo hạn, dư nợ của anh em sẽ về 0.
Dư nợ tín dụng cũng hay còn được gọi là dư nợ cho vay hay tổng dư nợ. Là tổng số tiền mà người vay (dư nợ gốc) và số tiền lãi phát sinh trong suốt thời gian vay (dư nợ lãi). Thông thường tại thời điểm vay, dư nợ tín dụng chính là khoản tiền được ngân hàng giải ngân cho vay. Và được đề trên thỏa thuận của hai bên. Thể hiện trong hợp đồng tín dụng hoặc đề nghị giải ngân của từng lần giải ngân.
Về sau, nếu người vay trả nợ gốc dần thì dư nợ gốc sẽ giảm theo phần đã trả. Dư nợ lãi cũng giảm theo trên cơ sở dư nợ gốc giảm. Từ đó dư nợ tín dụng giảm và ngược lại.
Và một lưu ý quan trọng là dư nợ lãi bao gồm cả lãi cho khoản vay thông thường. Và lãi quá hạn khi người vay không trả nợ đúng hạn.
Dư nợ tín dụng thường được dùng làm căn cứ để ngân hàng và các tổ chức kinh tế đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hay độ uy tín của một công ty, cá nhân. Bên cạnh đó dư nợ tín dụng cũng giúp ngân hàng đánh giá lịch sử tín dụng. Và uy tín trong quá trình trả nợ các khoản vay.
Anh em cũng cần lưu ý, quan trọng nhất đối với cổ phiếu ngành ngân hàng là chất lượng tài sản, chứ không phải chỉ là hiệu quả kinh doanh.
Ví dụ 2: Theo báo cáo tài chính hợp nhất của 27 ngân hàng kết thúc năm 2022. Về quy mô tín dụng, nhóm 3 ngân hàng lớn (BID, CTG, VCB – hay còn gọi nhóm SOEs) chiếm 45,3% tổng dư nợ tín dụng. Nhóm 6 ngân hàng quy mô tầm trung (MBB, VPB, TCB, STB, ACB, SHB) chiếm 30,9% quy mô dư nợ. Nhóm 18 ngân hàng còn lại chỉ chiếm 23,7% quy mô dư nợ tín dụng.
Qua đây, anh em vẫn thấy sự vượt trội của 3 ông lớn nhà nước về cả quy mô huy động và cho vay. Do đó, chính sách lãi suất của các ông lớn này sẽ ảnh hưởng nhất định đối với lãi suất thị trường chung. Chưa tính Agribank có quy mô tín dụng hơn 1,44 triệu tỷ VND.
b) Một số định nghĩa về Dư nợ cần biết khi phân tích cổ phiếu ngành Ngân hàng
Nếu đã hiểu dư nợ là gì? Hãy cùng Cú tìm hiểu các loại dư nợ phổ biến trong phần này nhé!
⋅ Dư nợ cho vay?
Dư nợ hay còn được gọi là Outstanding Balance trong tiếng Anh. Nó phản ánh số dư nợ còn lại của khách hàng tại một thời điểm cụ thể. Dựa vào số dư nợ cho vay, ngân hàng có thể nắm được số tiền còn phải thu hồi từ khách hàng. Số tiền này được tính dựa trên tiền gốc và lãi phát sinh như hợp đồng quy định.
⋅ Dư nợ thẻ tín dụng?
Dư nợ thẻ tín dụng là khoản nợ xuất hiện khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng là loại thẻ anh em sẽ ứng tiền từ ngân hàng để tiêu trước. Sau đó, anh em phải có nghĩa vụ hoàn trả lại ngân hàng khoản tiền này. Dư nợ thẻ tín dụng sẽ phản ánh số tiền mà anh em đã tiêu. Tức khoản tiền mà anh em phải hoàn trả lại ngân hàng.
Thời gian trả nợ thẻ tín dụng luôn được quy định rõ ràng. Do đó, anh em hãy lưu ý để trả nợ đúng hạn. Nếu quá thời hạn mà anh em vẫn chưa trả nợ tín dụng thì sẽ bị trừ điểm tín dụng. Thậm chí nghiêm trọng hơn, chúng có thể thành nợ xấu. Và ảnh hưởng tới độ tín nhiệm của anh em.
Dư nợ thẻ tín dụng là một yếu tố để ngân hàng đánh giá nếu anh em muốn vay tiền. Nếu lịch sử cho thấy anh em trả nợ không đúng hạn hoặc có nợ xấu. Rất có khả năng hồ sơ vay vốn của anh em sẽ không được chấp nhận. Vì thế, nếu thường xuyên phải làm việc với ngân hàng thì tốt nhất anh em nên trả nợ đúng hạn.
⋅ Dư nợ đầu kỳ/ cuối kỳ là gì?
Dư nợ đầu kỳ là số tiền ban đầu mà khách hàng phải trải. Ngược lại, dư nợ cuối kỳ là số tiền còn lại phải trả trong kỳ cuối. Nếu khách hàng trả theo đúng kỳ hạn đặt ra, sau khi trả hết kỳ cuối thì dư nợ sẽ về 0.
⋅ Dư nợ giảm dần?
Dư nợ giảm dần thường xuất hiện trong các khoản vay trả góp tại ngân hàng. Tức là số nợ của anh em sẽ được giảm dần theo thời gian dựa trên nền tảng anh em trả khoản vay theo từng thời kỳ nhất định. Cụ thể:
Dư nợ giảm dần = Dư nợ ban đầu – Số tiền đã trả
Ví dụ 3: Anh em vay ngân hàng 100 triệu và đã trả được 2 đợt, mỗi đợt 20 triệu.
Vậy dư nợ giảm dần đợt 1 là: 100 – 20 = 80 triệu.
Dư nợ giảm dần đợt 2 là: 80 – 20 = 60 triệu.
⋅ Dư nợ bình quân là gì?
Dư nợ bình quân là thước đo thường được các chủ nợ sử dụng để xác định mức dư nợ của danh mục cho vay. Giá trị trung bình được lấy bằng cách xem xét giá trị đầu và cuối của một khoảng thời gian cụ thể.
Dư nợ bình quân được tính = (Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm) / 2
⋅ Dư nợ bảo lãnh là gì?
Dư nợ bảo lãnh là khoản tiền nợ phát sinh từ các chứng từ bảo lãnh mà khách vay thực hiện với tổ chức tín dụng. Cụ thể dư nợ bảo lãnh là khoản mà tổ chức tín dụng trả thay cá nhân, tổ chức. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến kỳ hạn thanh toán nợ.
⋅ Dư nợ quá hạn là gì?
Dư nợ quá hạn là khoản nợ của người đi vay (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) đến kỳ hạn nhưng chưa thanh toán tiền nợ và lãi theo hợp đồng với tổ chức tín dụng. Dư nợ quá hạn được ngân hàng chia ra nhiều mức cụ thể dựa vào thời gian quá hạn thanh toán. Tùy vào mức độ để đánh giá khả năng thanh toán cũng như chấm điểm tín dụng của khách hàng.
c) Tác hại của việc trả nợ không đúng hạn
Như đã đề cập sơ qua thì việc trả nợ quá hạn sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn. Cụ thể như sau:
- Nếu trả nợ muộn, anh em sẽ phải chịu một vài loại phí phạt như phí phạt trễ hạn, phí trả chậm… Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề quá lớn. Điều nghiêm trọng là nếu anh em để nó quá hạn quá lâu, nó có thể trở thành nợ xấu. Nếu vậy, các thủ tục vay hoặc mở thẻ sau này của anh em sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Trong trường hợp khách hàng vay thế chấp với tài sản có sẵn. Nếu anh em không trả nợ đúng hạn, rất có khả năng tài sản đảm bảo của bạn sẽ bị thu hồi.
Cho dù sau khi quá hạn, anh em có hoàn trả số nợ thì lịch sử tín dụng của anh em vẫn có vết xấu. Phải mất một thời gian dài sau đó để nó trở về mức bình thường.
1.2 Phân tích cổ phiếu ngành Ngân hàng – Tốc độ tăng dư nợ tín dụng (Tăng trưởng tín dụng)
Nhóm ngân hàng chịu sự quản lý, giám sát của ngân hàng nhà nước. Nên cổ phiếu ngành ngân hàng cũng có sự uy tín và minh bạch cao. Trong đó, Ngân hàng nhà nước có những quy định về hạn mức tăng trưởng tín dụng hàng năm. Để hạn chế việc ngân hàng thương mại (NHTM) tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng số tiền cho vay ra tới vô cùng. Từ đó dẫn tới nợ xấu ngân hàng. Vậy tăng trưởng tín dụng và hạn mức tăng trưởng tín dụng là gì? Anh em hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
a) Tăng trưởng tín dụng là gì?
Tăng trưởng tín dụng là sự tăng lên của các khoản tín dụng do các ngân hàng cung cấp cho các tổ chức và các cá nhân trong nền kinh tế. Việc ngân hàng gia tăng các khoản tín dụng là điều rất cần thiết. Để phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng về vốn của các tổ chức và các cá nhân trong tiến trình phát triển của xã hội.
Theo góc độ tính toán, tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ phần trăm tăng lên (hoặc giảm xuống). Được tính theo dư nợ tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho cho các cá nhân, tổ chức khác của mình trong nền kinh tế ở kỳ này so với kỳ trước.
- Tín dụng tăng trưởng dương. Thì nền kinh tế có thêm lượng cung tiền tương ứng được lưu thông trong nền kinh tế.
- Tín dụng tăng trưởng âm biểu hiện một xu hướng eo hẹp hơn trong dòng cung tiền. Kéo theo tác động nhất định đến kinh tế.
Khi anh em muốn đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng. Việc phân tích để tìm ra cổ phiếu ngành ngân hàng tốt nhất và có tiềm năng tăng trưởng nhất. Thì yếu tố tăng trưởng tín dụng của ngân hàng không thể bỏ qua.
Dưới đây là công thức tính tăng trưởng tín dụng của ngân hàng:
Hay cụ thể hơn như sau:
Tăng trưởng tín dụng = [(Cho vay khách hàng + Chứng khoán đầu tư) năm nay/ số năm ngoái] – 1
Lưu ý: Mỗi năm sẽ có khoảng 2 đợt nới room tín dụng cho các ngân hàng. Được nới nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình cho vay của năm ngoái và hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó.
Vậy để tính tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thì số liệu ta lấy ở đâu. Câu trả lời là chính từ báo cáo tài chính của ngân hàng.
Ví dụ 4: Để anh em dễ hình dung Cú sẽ lấy ví dụ về ngân hàng ACB trong năm 2022. Để tìm được mục “Cho vay khách hàng” và “chứng khoán đầu tư” thì trong báo cáo tài chính anh em kéo xuống mục Tài Sản nhé (Xem chi tiết như hình bên dưới).
Cú sẽ tính tăng trưởng tín dụng năm 2022 của cổ phiếu ngân hàng ACB so với năm 2021.
- Tín dụng năm 2021 = 356.050 + 59.474 = 415.524 tỷ đồng.
- Tín dụng năm 2022 = 408.856 + 75.534 = 484.390 tỷ đồng.
Tăng trưởng tín dụng năm 2022 của ACB = (484.390 / 415.524) – 1 =16,5%.
Như vậy tăng trưởng tín dụng năm 2022 của ngân hàng ACB là 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
b) Hạn mức tăng trưởng tín dụng là gì?
Hạn mức tăng trưởng tín dụng hay còn thường được gọi là “Room” tín dụng. Trong tiếng Anh, “room” có nghĩa là căn phòng, còn có nghĩa là phạm vi. Room tín dụng hay hạn mức tín dụng được hiểu đơn giản là giới hạn cho vay ra của một ngân hàng.
Room tín dụng được chính thức áp dụng ở nước ta vào năm 2011. Khi nền kinh tế quốc gia trải qua một giai đoạn biến động với tỷ lệ lạm phát vô cùng cao. Nguyên nhân là do việc cung tiền gia tăng ở mức rất cao trong suốt nhiều năm. Cụ thể, khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2006. Nền kinh tế chứng kiến sự phát triển quá nóng với sự bùng nổ của khu vực tư nhân, nhà nước và đầu tư nước ngoài. Giai đoạn 2007 – 2011, tín dụng tăng trưởng 33%/năm. Và từng đạt mức tăng trưởng cao kỷ lục 53% vào năm 2007.
⋅ Tại sao cần quy định hạn mức tín dụng?
Room tín dụng được đặt ra nhằm quản lý chặt chẽ khả năng tăng trưởng và chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Hai mục tiêu này luôn song hành với nhau.
- Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng từng chạm ngưỡng 30 – 50% khi chưa có sự can thiệp của room tín dụng. Mức tăng trưởng này vượt quá khả năng quản trị của các ngân hàng thương mại gây ra nhiều hệ lụy cho ngành tài chính như lạm phát, mất cân đối vốn, mất khả năng thanh toán. Việc đặt ra room tín dụng là cần thiết nhằm bảo đảm ổn định và an toàn của hệ thống tài chính.
- Đảm bảo chất lượng tín dụng: Room tín dụng giúp các NHTM ý thức được khả năng cho vay là có giới hạn. Nên sẽ cẩn trọng hơn khi lựa chọn khách hàng. Đặt ra các tiêu chuẩn cho vay chặt chẽ và ưu tiên hồ sơ minh bạch. Từ đó hạn chế phát sinh nợ xấu.
Ở phía người vay là cá nhân, tổ chức có hiểu biết về room tín dụng sẽ hiểu rằng. Ngân hàng chỉ có thể cho vay trong một giới hạn nhất định. Từ đó cẩn trọng về số tiền vay cũng như phương thức sử dụng.
Ở một mức độ nào đó, cơ chế hạn mức tín dụng đã giúp hạn chế tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng. Khi mà các tiêu chuẩn về an toàn vốn cho các tổ chức tín dụng chưa phổ biến.
Nhằm hạn chế và ngăn chặn việc này xảy ra, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luôn quy định tăng trưởng tín dụng tối đa vào đầu mỗi năm và đến nay vẫn tiếp tục áp dụng như vậy.
Căn cứ vào mức tăng trưởng tín dụng của toàn kinh tế và sức khỏe tài chính. Cũng như hiệu quả quản lý tín dụng, chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Mà NHNN sẽ phân phối tỷ lệ room tín dụng cho các ngân hàng.
Hạn mức tín dụng được xác định như thế nào? Theo quy định, hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở dư nợ cho vay trong kỳ gốc cộng với một tốc độ tăng trưởng xác định. Trong đó, các loại khoản vay khác nhau có thể được xử lý bằng cách khác nhau.
Ví dụ 5: Chẳng hạn, đầu năm 2023, hạn mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng X là 9%. Ngân hàng X có quy mô tín dụng là 150.000 tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2023, ngân hàng X được cấp tín dụng tối đa là 150.000 x 109% = 163.000 tỷ đồng.
Ví dụ 6: Room tín dụng năm 2023 của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Theo báo cáo ngành ngân hàng của Công ty chứng khoán VNDirect (VND). Các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp room tín dụng 2023.
Theo đó, MSBBank là ngân hàng được cấp room tín dụng cao nhất 2023 ở mức 13,5%. HDBank 11%, ACB là 9,8%, Vietcombank 9,6%. Tiếp đó VIB và Techcombank cùng mức 9,5%.
Cụ thể theo dõi bảng sau: Hạn mức tín dụng lần 1 của các ngân hàng trong năm 2023.
Các chuyên gia nhận định rằng tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại. Và sẽ đạt khoảng 12% trong năm 2023. Bởi một số yếu tố như: thị trường bất động sản kém khả quan. Xuất khẩu giảm tăng trưởng và lãi suất cao. Bên cạnh đó, dự kiến lạm phát vẫn sẽ ở mức cao do mức tăng tiền lương 20,8% có hiệu lực từ tháng 7/2023. Cùng sự tăng giá ở các dịch vụ công cộng như y tế, vận tải…
c) Hết room tín dụng là gì?
Hết room tín dụng, hay cũng có thể gọi là cạn room tín dụng. Thuật ngữ để chỉ trường hợp ngân hàng đã sử dụng hết giới hạn tín dụng mà NHNN quy định trước đó. Và không thể tiếp tục cho vay. Việc ngân hàng hết room tín dụng gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngân hàng. Cũng như các cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay tín dụng. Bao gồm cả những người vay mua nhà đất, những nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản.
Như đã đề cập ở trên, tỷ lệ phân phối room tín dụng là bao nhiêu. Được NHNN đưa ra dựa trên sức khỏe tài chính của hiệu quả quản lý tín dụng của từng ngân hàng. Nếu NHTM được phân chia mức tỷ suất tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Hoặc thấp hơn các NHTM trong cùng hệ thống. Thì có thể hiểu rằng ngân hàng đó có mức rủi ro tài chính cao hơn trong quá khứ so với đối thủ cạnh tranh cùng mạng lưới.
⋅ Tại sao ngân hàng hết room tín dụng? Rủi ro này có thể đến từ việc ngân hàng cho vay lớn hơn nhiều lần so với vốn chủ sở hữu. Hoặc cũng có thể do ngân hàng cho vay tập trung vào các ngành có rủi ro cao. Như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…
d) Nới room tín dụng là gì?
NHNN thường sẽ áp room tín dụng cho từng NHTM. Để quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng. Tránh trường hợp NHTM có quá ít vốn nhưng lại cho khách vay quá nhiều. Khi hết room tín dụng, NHTM không thể cho khách vay nữa. Lúc này, các ngân hàng hết room tín dụng có thể yêu cầu NHNN nới room tín dụng.
Nhu cầu này có được đáp ứng hay không còn tùy thuộc vào quá trình rà soát, kiểm tra của NHNN. Như vậy, nới room tín dụng ngân hàng hiểu đơn giản là việc NHNN tăng mức giới hạn cho vay của NHTM. Đồng nghĩa với việc NHTM sẽ được phép cho vay vượt quá hạn mức tín dụng. Đây được coi là tín hiệu đáng mừng cho các ngành bất động sản. Hay chứng khoán khi có nguồn lực phát triển lớn hơn. Sau giai đoạn lợi nhuận bị chững lại, ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản cũng có cơ hội khởi sắc trở lại.
Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng đều được nới room tín dụng như nhau. Chẳng hạn, những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, quản trị rủi ro tốt. Như VPBank, Vietcombank, MB… thường được cấp hạn mức tín dụng cao hơn.
Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng dựa trên 2 cơ sở chính:
- Kết quả xếp hàng từng ngân hàng theo các tiêu chí được quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN.
- Theo định hướng, chủ trương của Chính phủ. Chẳng hạn như chủ trương giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Hay tiêu chí tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém. Đơn cử như Vietcombank và MB là hai ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém. Nên cũng sẽ có lợi thế được cấp room tín dụng.
e) Siết room tín dụng là gì?
Siết room tín dụng là hành động của NHNN nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng trong một số lĩnh vực nhằm hạn chế sự tăng trưởng quá mức. Điển hình là các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán.
Cụ thể, trong bối cảnh hiện nay, việc NHNN siết chặt tín dụng của bất động sản sẽ giúp giảm hiện tượng đầu cơ. Hay các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính và cá nhân lướt sóng BĐS. Từ đó từng bước làm minh bạch, chuyên nghiệp hóa thị trường. Tuy nhiên, điều này khiến các doanh nghiệp BĐS hiện đang rơi vào tình thế bĩ cực. Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp BĐS đã bên bờ vực phá sản. Các doanh nghiệp lớn hoạt động cầm chừng, cho nhân sự nghỉ việc để cắt giảm chi phí…
Trong bối cảnh này, doanh nghiệp BĐS phải tự tìm cách để cứu mình. Đây là thời điểm để các doanh nghiệp phải tái cấu trúc tài chính. Để cơ cấu các khoản nơ ngân hàng và trái phiếu. Để có cấu trúc tài chính an toàn, các doanh nghiệp phải bán bớt một số tài sản đầu tư. Tìm đối tác liên kết đầu tư dự án hay thực hiện M&A (mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp trên thị trường với những dự án đòi hỏi nguồn lực lớn, thời gian triển khai dài).
1.3 Tỷ trọng từng khoản dư nợ theo cách phân loại cơ cấu danh mục cho vay
a) Tỷ trọng dư nợ phân loại theo thời hạn khoản vay
Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng. Vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng nói chung. Cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng.
Thời gian cho vay càng dài thì rủi ro càng lớn nên lãi suất càng cao. Hơn nữa, việc phân chia theo thời gian còn giúp ngân hàng đảm bảo sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động được và số tiền cho vay.
Theo thời gian, các khoản vay của ngân hàng được phân thành:
- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng. Và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động cho các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
- Cho vay trung hạn: là các món vay có khoảng thời gian trên 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay trung hạn chủ yếu được mua sắm tài sản cố định. Hoặc cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Hình thành vốn lưu động thường xuyên của các DN, đặc biệt là những DN mới thành lập…
- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng. Và thời hạn tối đa có thể lên đến 20 – 30 năm. Cho vay dài hạn nhằm mục đích tài trợ cho các công trình xây dựng cơ bản. Như xây dựng nhà ở, sân bay, cầu đường, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới…
Không thể phủ nhận rằng, cho vay kỳ hạn dài thật sự hấp dẫn đối với các ngân hàng. Các khoản này thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ cho vay của các NHTM. Chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạt động cho vay đem lại. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải gặp rủi ro thanh khoản nhiều hơn. Nhất là trong điều kiện tỷ trọng vốn ngắn hạn vẫn chiếm trọng yếu trong cơ cấu nguồn vốn huy động.
Ví dụ 7: Phân tích dự nợ cho vay theo thời gian cho vay của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB) năm 2022.
Anh em có thể thấy, kết thúc năm 2022, TCB có tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn lên tới 278 nghìn tỷ đồng. Chiếm khoảng 66% tổng dư nợ toàn ngân hàng. Đây là một mức khá cao (chiếm > 50% tổng dư nợ toàn ngân hàng). Trong khi nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn (tiền gửi < 12 tháng). Điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến thanh khoản của ngân hàng.
b) Tỷ trọng dư nợ phân loại theo ngành nghề kinh doanh
Theo ngành nghề kinh tế, danh mục cho vay của NHTM được chia theo các lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Cụ thể bao gồm các ngành nghề:
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Khai khoáng.
- Công nghệ chế biến, chế tạo.
- Xây dựng.
- Bán buôn và bán lẻ.
- Vận tải kho bãi.
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống.
- Thông tin và truyền thông.
- Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
- Hoạt động kinh doanh bất động sản.
- Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ.
- Giáo dục và đào tạo.
- Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội.
- Nghệ thuật, vui chơi và giải trí.
- Hoạt động dịch vụ khác.
Việc phân loại này giúp ngân hàng đánh giá, xếp loại những lĩnh vực cho vay nào nhiều rủi ro. Hoặc tập trung vốn cho lĩnh vực ưu tiên phát triển theo chính sách của từng ngân hàng, hay định hướng của NHNN.
Ví dụ 8: Phân tích dư nợ năm 2022 của Techcombank theo ngành nghề kinh doanh. Anh em có thể thấy dư nợ bất động sản của TCB chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành nghề. Đạt 108,8 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,87% tổng dư nợ. Và Techcombank cũng là ngân hàng đang cho vay bất động sản nhiều nhất trong hệ thống. Đây là lĩnh vực kinh doanh có tiềm ẩn nhiều rủi ro.
c) Tỷ trọng dư nợ phân loại dư nợ theo chất lượng khoản vay
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNH, những khoản cho vay khách hàng sẽ được phân chia thành 5 nhóm dựa trên mức độ rủi ro:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn.
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý.
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn.
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ.
- Nhóm 5: Nợ có khả năng bị mất vốn.
Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 3 tháng trở lên tính từ ngày bắt đầu đến hạn trả (nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5). Các tổ chức tín dụng sẽ căn cứ vào khả năng trả nợ của người vay để ghi nhận khoản vay vào nhóm nợ sao cho phù hợp.
Khi bị nợ xấu, anh em sẽ rất khó hoặc thậm chí không thể vay vốn tại bất cứ ngân hàng, công ty tài chính nào. Hiện nay có ít tổ chức tín dụng hỗ trợ vay vốn đối với những khách hàng có nợ xấu. Nếu có thì cũng chỉ là những khoản vay tín chấp có giá trị tương đối nhỏ.
⋅ Phân loại các nhóm nợ cụ thể
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn gồm có:
- Nợ trong hạn.
- Nợ đủ tiêu chuẩn.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý gồm có:
- Khoản nợ bị quá hạn từ 10 – 90 ngày.
- Những khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn gồm có:
- Nợ quá hạn từ ngày 91 ngày đến 180 ngày (3 – 6 tháng).
- Nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ lần đầu được cơ cấu lại.
- Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần hai.
- Nợ được miễn, giảm lãi bởi người vay không đủ khả năng trả lãi đủ theo hợp đồng.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn gồm có:
- Nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày.
- Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ quá hạn lần đầu từ 30 – 90 ngày.
- Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ quá hạn lần hai dưới 30 ngày.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn gồm có:
- Nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ quá hạn lần đầu từ 90 ngày đầu trở lên.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn lần hai từ 30 ngày trở lên.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn lần ba trở lên.
Ví dụ 9: Phân tích chất lượng các khoản nợ vay của TCB trong năm 2022. Anh em có thể thấy nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) có xu hướng tăng so với năm 2021. Tỷ trọng nợ xấu chiếm 0,72% (= 0,21 + 0,27 + 0,24) tổng dư nợ toàn ngân hàng. Đây là mức tỷ lệ khá an toàn đối với ngân hàng (< 1%).
Lưu ý: Ngoài ra ngân hàng có thể phân loại các khoản cho vay theo các tiêu chí sau đây:
⋅ Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay
- Cho vay sản xuất: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn chuyên để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Cho vay sản xuất gồm cho vay nông nghiệp, công nghiệp, lâm – ngư – diêm nghiệp.
- Cho vay lưu thông: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn vay chuyên để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cho vay lưu thông gồm có cho vay thương mại (mua – bán kinh doanh hàng hóa nội địa, kinh doanh xuất – nhập khẩu). Và cho vay kinh doanh dịch vụ.
- Cho vay tiêu dùng: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn chuyên để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
⋅ Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay
- Cho vay tiêu dùng: là khoản cho vay để tài trợ cho việc tiêu dùng. Nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả. Tạo điều kiện cho người vay được hưởng mức sống cao hơn. Thông thường quy mô của những khoản vay này nhỏ và rủi ro cao. Vì phụ thuộc phần lớn vào thu nhập và ý thức trả nợ của khách hàng. Mà hiện nay, ở Việt Nam tỷ lệ thu nhập ngầm là rất cao (là những khoản thu nhập không kiểm soát được). Nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao. Đối tượng được vay là các cá nhân và hộ gia đình vay. Để phục vụ cho mục đích mua nhà, mua ôtô, du học, du lịch…
- Cho vay kinh doanh: Là loại hình cho vay của tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức. Như: cho vay công nghiệp, cho vay thương mại, cho vay nông nghiệp…
1.4 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn
a) Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn là gì?
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn là tỷ lệ mà một tổ chức tín dụng được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cấp vay cho các mục đích trung và dài hạn. Thông thường, nguồn vốn ngắn hạn bao gồm các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng, tiền mặt, tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Và các khoản nợ phải trả trong vòng một năm.
Tỷ lệ này cho phép tổ chức tín dụng có khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để hỗ trợ các hoạt động trung và dài hạn. Chẳng hạn như đầu tư vào dự án mới, mua sắm tài sản cố định hoặc mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có thể tạo ra rủi ro tài chính cho tổ chức nếu không được quản lý cẩn thận.
Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng xác định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo công thức sau đây:
A (%) = (B / C) * 100%
Trong đó:
– A: là Tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.
– B: là Tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn trừ đi tổng nguồn vốn trung hạn, dài hạn. Trong đó:
Tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn bao gồm:
- Các khoản cho vay có thời hạn còn lại trên 01 (một) năm.
- Các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cho vay.
- Các khoản mua, đầu tư vào giấy tờ có giá. Các khoản ủy thác mua, đầu tư giấy tờ có giá theo quy định pháp luật.
- Dư nợ gốc bị quá hạn của khoản cho vay, ủy thác cho vay. Số dư mua, đầu tư giấy tờ có giá, số dư ủy thác mua, đầu tư giấy tờ có giá theo quy định pháp luật.
Nguồn vốn trung hạn, dài hạn bao gồm số dư có thời hạn còn lại trên 01 (một) năm của các khoản sau đây:
- Tiền gửi của cá nhân.
- Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài, trừ tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước.
- Tiền vay tổ chức tài chính trong nước và ở nước ngoài.
- Vốn tài trợ ủy thác đầu tư nhận của Chính phủ mà ngân hàng chịu rủi ro.
- Tiền vay của tổ chức tín dụng đầu mối trong trường hợp ngân hàng tham gia cho vay lại đối với các dự án tài trợ, ủy thác đầu tư.
- Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.
- Vốn điều lệ, vốn được cấp, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính còn lại sau khi trừ đi lỗ lũy kế. Giá trị nguyên giá của các khoản mua, đầu tư tài sản cố định. Góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật.
- Thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận chưa phân phối còn lại sau khi mua cổ phiếu quỹ.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ.
– C: là Nguồn vốn ngắn hạn. Bao gồm số dư có thời hạn còn lại đến 01 (một) năm (gồm cả các khoản tiền gửi không kỳ hạn) của các khoản sau đây:
- Tiền gửi của cá nhân.
- Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài.
- Tiền vay tổ chức tài chính trong nước và ở nước ngoài.
- Vốn tài trợ ủy thác đầu tư nhận của Chính phủ.
- Tiền vay của tổ chức tín dụng đầu mối trong trường hợp ngân hàng tham gia cho vay lại đối với các dự án tài trợ, ủy thác đầu tư.
- Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.
Ví dụ 10: Thống kê tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng tại ngày 30/09/2022 như sau:
Theo thống kê anh em có thể thấy. Các ngân hàng đều đáp ứng tỷ lệ “tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn” là 37% (NHNN áp dụng từ 01/10/2021 đến ngày 30/09/2022). Trong đó, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại tư nhân cao hơn so với nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối.
Đáng chú ý, trường hợp hiếm hoi có đủ nguồn vốn trung dài hạn đáp ứng được nhu cầu cho vay kỳ hạn dài. Đó là Bắc A Bank và VBB khi 2 nhà băng này chỉ có dư nợ cho vay trung dài hạn lần lượt ở mức 46,027 tỷ đồng và 29,376 tỷ đồng. Trong khi nguồn vốn cho vay trung dài hạn đến 55,979 tỷ đồng và 40,835 tỷ đồng. Do đó, 2 ngân hàng không cần dùng đến nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn.
Các ngân hàng có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 10% trở xuống phải kể đến. Như: HDB (10%), CTG (9%), SSB (8%), VCB (7%) và VAB (5%).
b) Vì sao phải siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn?
Không phải ngẫu nhiên Ngân hàng Nhà nước ra quy định siết tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn. Bởi lẽ, lãi suất huy động vốn áp dụng cho kỳ hạn ngắn luôn thấp hơn kỳ hạn dài. Ngược lại, cho vay kỳ hạn dài lại có lãi suất cao hơn kỳ hạn ngắn. Thậm chí có thời điểm gấp 2 – 3 lần tùy khách hàng, tùy dự án. Do đó, việc dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn giúp ngân hàng có được biên lợi nhuận cao hơn.
Tuy nhiên, hoạt động “bóc ngắn cắn dài” cũng gây ra nhiều hệ luỵ. Khi dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ đẩy ngân hàng vào thế khó trong việc đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng theo cam kết.
Trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản, ngân hàng buộc phải đi vay tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Hoặc đẩy mạnh lãi suất huy động. Trước khi tìm đến “người mua bán cuối cùng” là Ngân hàng Nhà nước. Điều này làm gia tăng mặt bằng lãi suất. Ảnh hưởng an toàn hệ thống cũng như chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Để tránh sự mất cân bằng đó. NHNN mới quyết định áp lãi suất huy động trên những khoản tiền gửi dưới 1 năm. Để tránh việc các ngân hàng đẩy lãi suất tiền gửi 1 năm lên quá cao. Và lấy tiền gửi đó đem cho vay trung và dài hạn.
Trong quá khứ, vào năm 2011, có tới 9 ngân hàng trong diện buộc tái cơ cấu. Nguyên nhân là do mất thanh khoản. Mà căn nguyên là từ việc quá lạm dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Từ đó dẫn đến đứt thanh khoản.
Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã công bố thực hiện hợp nhất ba ngân hàng thương mại. Gồm Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa, Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất. Nguyên nhân là ba ngân hàng nói trên trong thời gian dài mất thanh khoản kỳ hạn. Và quá trình tái cơ cấu mất 3 năm mới hồi phục hoạt động như hiện nay.
Việc NHNN giảm dần mức trần vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là động thái làm cho hệ thống ngân hàng trở nên mạnh hơn. Tuy nhiên, việc giảm tỷ lệ tối đa này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các ngân hàng trong ngắn hạn. Khi họ phải tự cân đối nguồn vốn. Ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn khác là tiền gửi trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn. Đó là lý do các ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất huy động trên 1 năm. Và lãi suất huy động trên 1 năm cũng không bị NHNN giới hạn.
Khi lãi suất huy động trên 1 năm tăng sẽ giúp nguồn tiền gửi ngắn hạn dưới 1 năm dịch chuyển sang kỳ hạn trên 1 năm. Qua đó, về ngắn hạn, chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng sẽ bị thu hẹp lại, khiến NIM (tỷ lệ thu nhập lãi thuần) co lại. Về dài hạn, khi giảm được tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và tăng được huy động trung – dài hạn cho vay trung – dài hạn. Sẽ giúp ngân hàng mạnh hơn, chịu đựng được cú sốc lớn hơn từ bên ngoài.
Theo như quy định của Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 22/2019/TT-NHNN. Thì đến ngày 30/09/2023, các ngân hàng phải giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống mức 30%. Điều này khả năng sẽ làm tăng áp lực đối với các ngân hàng đang có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cao. Khi phải huy động nguồn vốn dài hạn với chi phí cao để có thể đáp ứng cho vay kỳ hạn dài. Dẫn đến làm giảm lợi thế của các ngân hàng này.
Cho nên, hầu hết các ngân hàng đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2023. Nhằm tăng nguồn vốn trung và dài hạn. Giảm thiểu áp lực trong việc giảm dần tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn trong tương lai.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tìm đến kênh trái phiếu để đa dạng nguồn vốn huy động của mình. Về bản chất, trái phiếu là vốn vay. Nhưng có kỳ hạn dài hơn vốn huy động là tiền gửi tiết kiệm. Và trái chủ không được rút vốn trước hạn như tiền gửi tiết kiệm.
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ của Cú về một số vấn đề đặc trưng khi phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng. Khi đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng, nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng để đánh giá được giá trị thực sự. Dựa vào những tiêu chí được gợi ý bên trên cũng như chiến lược đầu tư của bản thân. Nhà đầu tư có thể chọn lọc ra được cổ phiếu ngành ngân hàng phù hợp nhất. Đồng thời để giảm bớt rủi ro, nguồn vốn và danh mục đầu tư cũng cần được cân nhắc.
Nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu kỹ về hoạt động của các ngân hàng thương mai. Cập nhật thông tin thường xuyên sẽ giúp anh em tìm được thời điểm ra vào lệnh đúng đắn nhất. Tuy nhiên cần đảm bảo nguồn thông tin là chính thống và chính xác.
Hơn nữa, nhà đầu tư cũng cần kiểm soát tâm lý vững vàng. Cổ phiếu ngành ngân hàng thường phù hợp với đầu tư trung và dài hạn. Vì vậy, nhà đầu tư nên tránh bị ảnh hưởng bởi biến động nhỏ trên thị trường.
Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các đặc trưng trong phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể tham khảo bài viết khác về Định giá cổ phiếu của Cú như:
- Phương pháp định giá cổ phiếu hiệu quả cho nhà đầu tư chứng khoán (P1)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E dễ hiểu nhất (P.2)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B dễ hiểu nhất (P.3)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S dễ hiểu nhất (P.4)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số PEG dễ hiểu nhất (P.5)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số EV/EBITDA dễ hiểu nhất (P.6)
- Định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu cổ tức dễ hiểu nhất (P.7)
- Định giá cổ phiếu bằng cách chiết khấu dòng tiền tự do FCFF (P.8)
- Định giá cổ phiếu bằng cách chiết khấu dòng tiền tự do FCFE (P.9)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA?sub_confirmation=1
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969