Chứng chỉ quỹ ETF là gì? Hướng dẫn A-Z đầu tư tích sản vào ETF
Anh em còn nhớ bài Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho F0 của Cú chứ? Trong bài viết Cú đã giới thiệu đến anh em các loại hình đầu tư trong chứng khoán. Trong đó Cú có nhắc đến chứng chỉ quỹ. Đây là loại hình đầu tư được khá nhiều anh em quan tâm vì lãi suất lẫn mức độ an toàn được đánh giá tốt. Vậy nên sau bài viết, có khá nhiều anh em hỏi Cú về cách đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF.
Do đó, bài viết này Cú dành riêng cho những anh em nào quan tâm. Hoặc mới vào thị trường chứng khoán nhưng đang phân vân không biết chọn kênh nào. Anh em có thể xem nội dung bài viết dựa trên tính chất tham khảo. Vừa bổ sung kiến thức vừa hiểu rõ hơn về đầu tư chứng chỉ quỹ ETF là như thế nào nhé!
Mở đầu
Chứng chỉ quỹ ETF là một sản phẩm khá hay, phù hợp với phần đông anh em trên thị trường. Đặc biệt là những anh em không có quá nhiều thời gian để theo dõi thị trường chứng khoán. Trong khi biến động của ETF dao động khoảng 12-13%/năm. Cao hơn cả lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện nay.
Vì vậy, không cớ gì mà nhiều anh em lại chọn chứng chỉ quỹ ETF làm kênh đầu tư. Đặc biệt là đầu tư tích sản dài hạn. Còn bây giờ thì cùng Cú theo dõi hết bài viết này nhé!
Phần 1. Chứng chỉ quỹ uỹ ETF dành cho ai? Lợi nhuận? Rủi ro gì?
1.1. Giới thiệu chứng chỉ quỹ ETF
Trên thị trường như chúng ta biết thì hiện nay có khoảng 9 loại chứng chỉ quỹ được niêm yết.
Trong đó, chứng chỉ quỹ ETF phổ biến nhất anh em thường được nghe là ETF đầu tư vào VN30. Tức là đầu tư vào rổ cổ phiếu (nhóm cổ phiếu) lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Đầu tư vào đây thì lợi nhuận sẽ bằng chính sự tăng trưởng của VN30. Chẳng hạn như trong 5 năm qua, VN30 tăng được 136.45%. Vậy nếu anh em đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF của rổ 30 này thì trong vòng 5 năm sẽ có lợi nhuận 136.45%.
Con số này tương đương với lãi suất kép khoảng 17%/năm. Nghe có vẻ hấp dẫn đúng không anh em? Tự nhiên bỏ tiền ra đầu tư, không cần suy nghĩ tính toán phân tích gì cả. Mua một chứng chỉ quỹ đầu tư theo rổ VN30 thì đều được lợi nhuận như vậy. Với điều kiện anh em nắm giữ trong vòng 5 năm liên tục.
Và quan trọng nhất ở đây là anh em không phải suy nghĩ quá nhiều. Như cách anh em đầu tư vào cổ phiếu. Không phải chọn cổ phiếu, không phải trading hàng ngày, cũng không lo công ty phá sản,…
Vậy nên bản thân Cú tin rằng đây là một sản phẩm khá ưu Việt cho tất cả mọi người. Ngay cả các nước lớn trên thế giới, người dân cũng quan tâm chứng chỉ quỹ ETF rất nhiều.
1.2. So sánh chứng chỉ quỹ ETF với một số mã cổ phiếu phổ biến
Cú sẽ thử so sánh chứng chỉ quỹ ETF với một số mã cổ phiếu hiện nay nhé. Mặc dù dính vào nhiều vụ lùm xùm gần đây. Nhưng không thể phủ nhận trước đó mã này cũng được rất nhiều NĐT quan tâm. Xét về 5 năm thì FLC tăng trưởng cao hơn rổ VN30. Cụ thể ở mức khoảng 300%.
Nhưng chúng ta đã biết, mã cổ phiếu này khá biến động, có đôi lúc cắm xuống rất sâu. Tức là sự biến động giá tăng nhanh giảm mạnh. Vậy nên dễ khiến nhiều nhà đầu tư hoảng loạn vì thực tế không thể biết khi nào tăng giảm.
Tuy nhiên nếu nhìn vào tất cả thời gian thì FLC tăng chậm hơn nhóm VN30. 10 năm FLC tăng 199% trong khi đó VN30 tăng gần 400 cũng trong 10 năm đó.
Hay chúng ta thử so sánh với cổ phiếu HPG. Thời gian trước HPG tăng trưởng khá vượt trội so với VN30. Nhưng mấy khi chúng ta mua cổ phiếu ngon tích lũy. Vì để mua được 1 cổ phiếu ngon thì thường mất nhiều thời gian để phân tích. Mà điều này, Cú tin rằng hầu hết anh em khi mới tham gia sẽ bị hạn chế về cả mặt thời gian và kiến thức.
Vậy nên, khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF như rổ VN30 thì họ sẽ thay chúng ta đầu tư. Đã có đội ngũ chọn lọc cổ phiếu và đầu tư vào tất cả 30 cổ phiếu lớn nhất thị trường. Hầu hết 30 mã này đều có nền tảng khá ok. Thỉnh thoảng có thể lọt vào một vài mã lởm nhưng cũng bị loại ra sớm. Nên hầu hết cổ phiếu trong nhóm VN30 đều tốt.
Vậy nên thay vì anh em mua lẻ tẻ từng cổ phiếu hoặc phải chọn mã này mã kia. Thì người ta sẽ chọn thay anh em và đầu tư vào tất cả những mã này. Đồng thời chia nhỏ chứng chỉ quỹ ra.
Trong dài hạn sẽ giống như anh em nắm giữ tất cả các mã cổ phiếu này. Hoặc làm ra bao nhiêu họ chia lại lợi nhuận cho anh em. Và giá cổ phiếu cứ thế tăng thì anh em hưởng trọn lợi nhuận trong vòng nhiều năm. Không cần làm gì, không phải suy nghĩ, có người nhận cổ tức thay mình,… Anh em chỉ việc ngồi yên và hưởng.
Và đặc biệt mức lãi suất cũng không hề tệ. Nếu thống kê 5 năm khoảng 17% thì 10 năm cũng tầm 12-13%/năm. Rất phù hợp cho những anh em đang có nhiều tiền gửi trong ngân hàng hoặc không biết đầu tư vào đâu. Trong khi đó lại không có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để bám sát thị trường.
1.3. Chứng chỉ quỹ dành cho ai?
Bảng này Cú đã tổng hợp về 5 loại tài sản khác nhau với mức đánh giá mang tính tương đối. Để giúp anh em có thể tham khảo và dễ dàng đánh giá, so sánh các loại hình đầu tư chứng khoán.
Cú cũng có riêng một bài viết trên Fanpage nói về các loại tài sản này. Anh em có thể tham khảo theo link này nhé:
– Nhà đầu tư F0 nên đầu tư vào loại chứng khoán nào là tốt nhất?
Với cột đầu tiên là kỳ vọng lãi suất và rủi ro của nhà đầu tư. Hay ở đây là của chính anh em:
1.3.1. Trái phiếu
Nếu anh em đầu tư vào trái phiếu hoặc quỹ trái phiếu thì thường mức kỳ vọng là 8-10%/năm. Cũng có những lô trái phiếu trên thị trường rơi vào khoảng 11-12%/năm. Nhưng anh em phải lưu ý với mức lãi suất cao đột biến đó thì rất dễ đi kèm với rủi ro. Một ví dụ điển hình mà chắc hầu hết anh em đều được nghe đến là trái phiếu Tân Hoàng Minh.
Chính vì vậy mà hiện nay chính phủ càng ngày càng có những biện pháp thắt chặt thị trường. Vì vậy mức lãi suất 8-10%/năm được xem là khá an toàn với nhà đầu tư. Và thời gian đầu tư sẽ rơi vào 3-6-9 hoặc 12 tháng. Tương đương ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tùy thuộc vào nhu cầu của anh em.
Còn với những loại đầu tư Cú liệt kê phía dưới thì đương nhiên lãi suất cao hơn. Nhưng song song với đó là rủi ro cũng sẽ cao hơn.
1.3.2. Chứng chỉ quỹ
Dòng thứ 2 mà Cú liệt kê là chứng chỉ quỹ. Loại này có mức lãi suất rơi vào khoảng 12-15%/năm và được đánh giá khá an toàn. Nó an toàn vì gần như chúng ta đã giao tiền cho những chuyên gia rồi. Như Cú đã trình bày ở phần giới thiệu về chứng chỉ quỹ ETF vậy.
Trước mắt, khi gửi tiền cho đội ngũ chuyên gia đáng tin cậy đó thì cũng phần nào ăn ngon ngủ yên rồi đúng không? Đặc biệt là hiện nay khi các chứng chỉ quỹ này đều được lưu ký ở ngân hàng. Thì cho dù các quỹ này có mất đi thì tiền của chúng ta cũng khá an toàn. Vì vậy anh em cũng không phải quá lo lắng về việc bị mất tiền khi chọn chứng chỉ quỹ.
1.3.3. Cổ phiếu tăng trưởng
Dòng thứ 3 là cổ phiếu tăng trưởng, chọn mua những công ty ngon, công ty tốt với giá rẻ. Việc đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng hay đầu cơ, phái sinh,… lại đòi hỏi chúng ta có nhiều kỹ năng. Đó là những kỹ năng đầu tư hết sức quan trọng mà F0 mới vào thị trường cần học.
Cú tin rằng nếu anh em nào mới vào thị trường, chưa có kỹ năng, phương pháp,… Mà anh em có thể kiếm tiền từ chứng khoán thì phần lớn đang dựa vào sự may mắn. Đồng thời là từ cơ hội thị trường đang uptrend nên dễ dàng sinh lời hơn.
Chính vì vậy chúng ta phải học hỏi, tiềm kiếm cách phân bổ tài sản, vốn,… Để làm gì? Để có thể duy trì được sự may mắn đó lâu hơn nữa trên thị trường chứng khoán.
Còn nếu tiếp tục giữ suy nghĩ “Ôi thị trường này dễ ăn quá” và tiếp tục bỏ tiền vào những mã đầu cơ. Hay mua những chứng quyền ABCD… mà chúng ta không hề hiểu rõ. Thì Cú nghĩ, sớm hay muộn cũng mất tiền.
Vì bản chất trong đầu cơ là chúng ta phải biết cách quản lý vốn. Khi đã kiếm được tiền thì phải quản lý như thế nào để mất thật ít mà lời thật nhiều.
Hiện tại Cú có cung cấp các khóa học chứng khoán cho anh em F0. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Form dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm nhé!
1.3.4. Cổ phiếu đầu cơ/chứng khoán phái sinh
Thứ 4 ở đây là cổ phiếu đầu cơ/chứng khoán phái sinh. Lãi suất của loại này xếp vào hàng cao. Cú nghĩ anh em nào tham gia thị trường chứng khoán cũng sẽ ao ước đạt được mức này. Tuy nhiên lợi nhuận luôn đi đôi với rủi ro. Rủi ro của loại này nhẹ thì thua lỗ, nặng thì cháy tài khoản. Chưa kể anh em nào dùng vốn vay thì cũng có thể vỡ nợ trong một sớm một chiều.
Và đặc biệt, để có thể lướt sóng hay đánh phái sinh anh em cần rất nhiều kỹ năng. Từ quản lý vốn, tâm lý, danh mục đầu tư,… Đến biết cách phân tích xu hướng, kỹ thuật, đồ thị,… Vì vậy, nếu không chuẩn bị kỹ mà bỏ nhiêu tiền lao vào thì chỉ có “ném tiền qua cửa sổ” mà thôi.
Song song với khóa học chứng khoán cơ sở, Cú cũng có cung cấp khóa phái sinh. Đương nhiên cũng sẽ là những bài giảng đi từ cơ bản đến nâng cao. Kèm theo đó là những tài liệu miễn phí và chia sẻ những kinh nghiệp, bí quyết từ Cú.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể check thông tin về khóa học. Đồng thời đăng ký khóa học chứng khoán Phái sinh từ A-Z về chứng khoán của Cú.
1.3.5. Long/Short, Đầu cơ theo game, theo trend
Loại cuối cùng này thì lợi nhuận cực cao nhưng Cú chưa khuyến khích cho anh em F0. Bản thân Cú nghĩ loại nên chỉ dành cho những anh em thực sự master trong ngành. Bởi vì rủi ro cực cao, hơn cả “được ăn cả, ngã về không”.
Vậy nên đây không chỉ là trò chơi dành cho người có tiền mà phải thực sự “có gan”. Muốn trải nghiệm, mạo hiểm trên thị trường chứng khoán là như thế nào.
Còn với chứng chỉ quỹ ETF thì loại bỏ hoàn toàn câu chuyện rủi ro đó. Chúng ta không cần quan tâm thị trường tăng hay giảm. Bởi vì đã biết chắc chắn trong dài hạn chứng chỉ quỹ ETF sẽ lên.
Tại sao lại như thế? Bởi vì chúng ta đang đầu tư vào nhóm 30 cổ phiếu tốt nhất thị trường chứng khoán. Chỉ trừ khi cả 30 công ty đó đều phá sản, đúng không? Hoặc thị trường chứng khoán rơi vào khủng hoảng, tuyệt vọng, đen tối,…
Những điều này là hoàn toàn có căn cứ. Theo thống kê trên thế giới thì có những thời điểm down, lúc lại up,… Nhưng sau cùng đều là xu hướng đi lên. Bởi vì quỹ đang đầu tư vào những cổ phiếu lớn nhất trên thị trường chứng khoán. Và những mã cổ phiếu đó vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ công ty mở rộng thị phần, kinh doanh,…
Vậy có phải là anh em đang sở hữu 30 công ty tốt nhất thị trường hay không? Đồng thời mức lợi nhuận cũng khá an toàn. Tuy nhiên đầu tư vào chứng chỉ quỹ này đòi hỏi chúng ta phải thật kiên trì. Bỏ tiền vào và bỏ qua những biến động ngắn hạn của thị trường, những lúc báo chí, group hô hào lê đỉnh xuống đáy,…
1.3.6. Quan điểm của Cú
Tóm lại, Cú vẫn tin rằng chứng chỉ quỹ ETF rất phù hợp với đám đông. Đó là chúng ta mong muốn tích sản với mức lợi nhuận 12-15%/năm. Kỳ hạn đầu tư khoảng 2-3 năm hoặc càng lâu càng tốt.
Đặc biệt nó sẽ rất phù hợp cho anh em để phân bổ vào các loại quỹ mà Cú thường nhắc đến.
Cụ thể là quỹ hưu trí và quỹ đảm bảo để anh em chuẩn bị trước cho tương lai. Còn nếu anh thực sự có nhiều tiền nhàn rỗi mà không thể phân bổ được vào các chứng khoán dài hạn khác thì vẫn có lựa chọn nó. Sẽ tốt hơn nhiều so với tiền gửi ngân hàng hay trái phiếu. Bản thân Cú cũng vậy, nếu có nhiều tiền sẽ ưu tiền đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF hơn so với trái phiếu.
Sau khi hiểu đơn giản về chứng chỉ quỹ ETF, chắc hẳn nhiều anh em sẽ thắc mắc vậy nên chọn mua loại nào. Vậy thì cùng Cú chuyển sang phần 2, ở đây Cú sẽ nói rõ hơn về cách chọn và đầu tư nhé!
Phần 2. Nên mua chứng chỉ quỹ ETF nào?
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại chứng chỉ quỹ ETF. Trong đó có thể phân ra thành 2 nhóm chính:
– Nhóm chứng chỉ quỹ ETF đã được niêm yết.
– Nhóm chứng chỉ quỹ ETF chưa được niêm yết.
Cùng Cú tìm hiểu chi tiết về 2 nhóm này nhé.
2.1. Nhóm 1. Quỹ ETF đã niêm yết
Có 9 loại chứng chỉ quỹ ETF đã được niêm yết. Trong đó có những mã đầu tư vào VN30, là những mã có chữ VN30. Có mã lại đầu tư vào nhóm 50, với những cổ phiếu được lọc theo một tiêu chí khác. Cũng có mã đầu tư vào 100 mã cổ phiếu khác nhau trên thị trường.
Vậy làm sao để anh em biết được quỹ nào tốt trong 9 loại trên? Sẽ có 3 cách như sau:
2.1.1. Làm sao biết chứng chỉ quỹ nào tốt?
Cách 1. Xem đồ thị
Với cách 1 này chúng ta sẽ phải đi xem. Xem thử quỹ nào khỏe, quỹ nào yếu. Tăng trưởng như thế nào trong thời gian qua 3-4-5 năm qua mã nào ok hơn.
Trong phần này anh em có thể sử dụng công cụ của TCBS để thực hành nhé.
Nếu anh em nào chưa có tài khoản ở TCBS thì có thể mở. Hoàn toàn miễn phí và mọi thủ tục đều online nên rất thuận tiện.
Cú sẽ để link đăng ký tài khoản miễn phí ở đây, anh em có thể mở tài khoản: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng nhé: 105C912839
Sau khi có tài khoản, anh em có thể vào phần công cụ của app. Cụ thể là phần Đồ thị kỹ thuật. Sau đó gõ tên chứng chỉ quỹ ETF mà anh em muốn xem, rồi bấm So sánh. Tức là chọn tên quỹ mà anh em muốn so sánh đấy.
Giống như hình minh họa, Cú đang so sánh quỹ FUEVN100, tức đồ thị hình nến với 100 cổ phiếu. Còn đường màu vàng chính là quỹ của nhóm cổ phiếu VN30 của Dragon Capital.
Nhìn vào hình chúng ta cũng dễ thấy 5 năm gần đây quỹ VN100 có vẻ tăng trưởng chậm hơn. Vì vậy đây cũng là một cách để anh em có thể so sánh xem quỹ nào tăng trưởng tốt hơn.
Cách 2. Quan tâm đến các loại phí
Cách thứ 2 mà anh em có thể quan tâm đó là phần phí. Về phần này anh em sẽ phải search. Chẳng hạn anh em tìm kiếm quỹ của Dragon Capital bằng cách truy cập vào website chính. Sau đó chọn mục sản phẩm sẽ sổ ra 1 list các loại quỹ của Dragon Capital đang cung cấp.
Ở đó anh em sẽ chọn chứng chỉ quỹ ETF.
Tại đây sẽ có các thông tin về quỹ cho anh em kiểm tra. Xem tỷ lệ chi phí trong vòng 12 tháng của quỹ là bao nhiêu %. Thông thường các chứng chỉ quỹ ETF sẽ có mức phí chênh lệch từ 0.55% đến 1%/năm.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể thấy vòng quay tài sản của quỹ này cũng khá cao. Tức là lượt mua vào bán ra của quỹ cũng nhiều. 92.7% ở đây nghĩa là 1 năm chúng ta đảo danh mục mua vào bán ra 1 lần là 100%. Ví dụ giá trị là 100 tỷ và trong năm đó chúng ta giao dịch được 100 tỷ thì tròn 100%.
Có thể thấy quỹ này với giá trị hơn 7 nghìn tỷ và % quay vòng hơn 90% như vậy thì cũng khá cao. Giao dịch như vậy tổn hại đến phí, mất phí giao dịch. Rồi việc mua vào bán ra như vậy cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của quỹ nữa.
Vậy nên thông thường anh em sẽ xem 2 chỉ số:
– Một là chi phí hàng tháng có cao hay không?
– Hai là vòng quay tài sản có cao hay không?
Vòng quay này càng cao thì càng làm cho phí của chúng ta cao hơn.
Cú sẽ đưa ra thêm 1 ví dụ nữa là quỹ của SSI. Anh em có thể search trên google vào quỹ của SSIAM và tìm ra quỹ SSIAM VN30 ETF.
Anh em có thể thấy phí quản lý của chứng chỉ quỹ ETF này là 0.55%. Đây chính là phần phí mà chúng ta cần để ý.
Có một phần nữa mà anh em cần xem đó là mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu. Phần này có trong ảnh minh họa của quỹ Dragon Capital mà Cú để trên. Anh em lưu ý mức này càng thấp sẽ càng tốt.
Vì sao? Bản chất của quỹ này là bám theo chỉ số của VN30 đúng không? Chính vì vậy nếu sai lệch nhiều quá. Tức là VN30 tăng nhưng quỹ lại không tăng bằng. Hoặc VN30 giảm nhưng nó lại giảm mạnh hơn. Như vậy sẽ rất mệt.
Vì vậy mức chênh lệch này càng thấp càng tốt. Hoặc nếu loanh quanh khoảng 0.1 – 0.2% thì Cú nghĩ là ok. Còn nếu tăng vọt lên 0.3 – 0.4% thì thường là những quỹ nhỏ. Hoặc thuật toán của quỹ đó bị yếu. Vậy nên anh em cần để ý chỉ số này không được quá cao khi so sánh các loại chứng chỉ quỹ ETF nhé.
Cách 3. Chọn theo thanh khoản
Phần thứ 3 là chọn quỹ. Chúng ta sẽ chọn theo thanh khoản. Vậy thanh khoản là gì, xem ở đâu?
Thanh khoản ở đây chính là khối lượng giao dịch hàng ngày. Nếu anh em đầu tư vào 10 triệu thì khá đơn giản. Nhưng nếu đầu tư 100 – 200 triệu hoặc hơn. Và anh em mua một chứng chỉ quỹ ETF mà nhìn thanh khoản có 100 cổ phiếu thì mua kiểu gì đúng không? Rồi đến lúc bán ra thì bán kiểu gì? Rất dễ bị lỗ.
Vậy nên anh em cần phải chú ý đến thanh khoản của từng mã. Nếu thanh khoản nó tốt thì sẽ yên tâm hơn khi anh em giao dịch, mua/bán. Và chi phí khi chúng ta vào ra số lượng lớn, chênh lệch giữa giá mua giá bán sẽ nhỏ hơn.
Đây là 3 yếu tố quan trọng mà Cú muốn lưu ý đến anh em khi tìm hiểu về những chứng chỉ quỹ ETF đã được niêm yết trên sàn.
2.1.2. Cách mua với quỹ đã niêm yết
Vậy để mua anh em sẽ cần những gì? Rất đơn giản, anh em vào tài khoản chứng khoán và đặt lệnh bình thường.
Chẳng hạn như Cú vào bằng app TCBS. Cú sẽ gõ tên chứng chỉ quỹ muốn mua như FUEVN100 và bấm đặt lệnh.
Chúng ta mua nó như đặt lệnh mua một cổ phiếu bình thường. Có giá, khối lượng mua,… như một cổ phiếu bình thường. Sau đó thì nắm giữ mà không phải lo lắng gì cả bởi vì có thông tin gì sẽ thông báo cho anh em.
2.2. Nhóm 2. Các quỹ chưa niêm yết và cách mua
2.2.1. Tổng quan
Ngoài chứng chỉ quỹ ETF đã được niêm yết thì còn có những quỹ chưa được niêm yết. Những quỹ này chúng ta sẽ mua trực tiếp như tại các app chứng khoán. Ở đây Cú tiếp tục với ví dụ quỹ trên app TCBS để anh em dễ hình dung nhé.
Cụ thể anh em đăng nhập, chọn mục quỹ và sau đó chọn Đặt lệnh quỹ.
Ở đây cũng có nhiều loại quỹ mà Cú nghĩ khá hữu ích cho anh em lựa chọn. Chẳng hạn như quỹ TCEF cũng là quỹ đầu tư vào top 30 mã cổ phiếu mạnh nhất sàn. Nhưng khác biệt ở đây là chúng ta mua trực tiếp ở công ty quản lý quỹ.
Một điều đặc biệt nữa ở đây là anh em có thể đầu tư với số tiền tối thiểu là 10k. Rất phù hợp cho những anh em mới vào thị trường. Hoặc các bạn sinh viên khi chưa có nhiều vốn hay mới ra trường và chưa biết đầu tư vào đâu.
Còn nếu anh em đầu tư những chứng chỉ quỹ trên sàn với lô tối thiểu 100 chứng chỉ quỹ. Với quỹ rẻ nhất tầm 11k, 100 chứng chỉ quỹ vị chi cũng hơn 1 triệu. Vậy nên, nếu muốn trải nghiệm, anh em có thể thử quỹ trên app TCBS trước. 10k, 20k hay 100k, 200k trước và sau đó cảm thấy ok hứng thú thì mua thêm. Hoặc cảm thấy bản thân cần tích lũy và kỷ luật về tài chính hơn,… Thì sẽ thấy đây là mô hình đáng để trải nghiệm và tích lũy cho tương lai.
Vậy nên phần này Cú đánh giá cá cao và tốt của công ty TCBS. Nó giúp cho mọi người có được sự tiếp cận rất sớm với chứng chỉ quỹ ETF. Thay vì việc phải đi đầu tư những lô lớn trên sàn.
2.2.2. Ưu điểm của chứng chỉ quỹ ETF trên app TCBS
Ở đây có một ưu điểm nữa Cú muốn nhắc đến là phần đặt lệnh định kỳ.
Ví dụ công ty anh em làm có tài khoản trả lương của Techcombank thì có thể liên kết trực tiếp với TCBS. Sau đó cài đặt lệnh định kỳ theo tuần/tháng/quý theo nhu cầu. Với giá trị định kỳ 1 lần bao nhiêu tiền đó. Nó cũng giống như ngày nhỏ anh em cho tiền vào lợn vậy.
Tháng nào lương về là tự động trừ đi 1 khoản mà anh em đã đặt lệnh định kỳ. Nó cũng như 1 nguyên tắc trong đầu tư là tiền về phải mua luôn. Đừng để chi tiêu đông tây đủ thứ rồi còn dư bao nhiêu mới tiết kiệm. Thay vì đó chúng ta nên đầu tư cho bản thân, cho các quỹ đảm bảo trước khi chi tiêu.
Đừng nên làm ngược, chi tiêu xong mới đầu tư. Đơn giản vì nếu có sẵn tiền đó liệu chúng ta có kiềm chế được chi tiêu hay không?
2.2.3. Lưu ý khi đầu tư vào các chứng chỉ quỹ ETF chưa niêm yết
Tuy nhiên khi đầu tư vào các chứng chỉ quỹ ETF nhưng chưa được niêm yết thì anh em cần lưu ý.
Đó là phí quản lý quỹ khá cao. Phí quản lý này sẽ không quá ghê gớm nếu chúng ta đầu tư dài hạn qua nhiều năm. Nhưng lại rất có vấn đề nếu chúng ta đầu tư ngắn hạn hay dùng nó để lướt sóng,…
Như trong bảng biểu phí giao dịch anh em cũng thấy TCBS đang để mức 1.2%. Mức này khá cao so với những quỹ khác. Ngoài ra còn phí mua lại, nếu chúng ta giữ trên 1 năm thì không mất tiền. Nhưng cứ mua đi bán lại sẽ mất phí.
Vì những quỹ này chưa niêm yết và chúng ta mua bán trực tiếp với công ty quản lý quỹ. Do đó mức phí thường sẽ cao hơn. Nhưng bù lại nó cũng có những tính năng ưu việt. Như mua lô lẻ, đặt lệnh định kỳ,… mà Cú đã trình bày.
Nhưng Cú nghĩ nếu anh em không hoặc chưa có ý định đầu tư lâu dài thì cân nhắc. Hoặc nếu muốn lướt sóng thì nên chọn cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu đầu cơ. Sau đó học cách lướt sóng thay vì lướt sóng chứng chỉ quỹ ETF. Vì vừa tốn kém, vừa mang lại giá trị không đáng bao nhiêu.
Phần 3. Một số những lưu ý khi mua chứng chỉ quỹ ETF
Chúng ta chuyển sang phần cuối cùng của bài viết ngày hôm nay. Đây cũng là nội dung mà anh em hay hỏi khi quan tâm đến đầu tư chứng chỉ quỹ ETF. Vì vậy anh em nhớ đọc hết để giải đáp những thắc mắc cá nhân nhé!
3.1 Có nên lướt sóng với chứng chỉ quỹ không?
Nhiều anh em đặt câu hỏi về cho Cú “Chúng ta có nên lướt sóng chứng chỉ quỹ ETF không anh?”. Như Cú đã trả lời phía trên thì anh em không nên chọn đây làm kênh đầu tư theo kiểu lướt sóng.
Tại vì chứng chỉ quỹ ETF là tài sản giúp chúng ta bỏ qua được biến động ngắn hạn của thị trường. Nó mang lại cho chúng ta lợi nhuận kép và không cần phải phân tích gì nhiều. Công ty nhận cổ tức, công ty tự đầu tư vào cổ phiếu,… Và cổ phiếu tiếp tục tăng trưởng từ năm này qua năm khác với lợi nhuận kép cho chúng ta.
Còn nếu chúng ta muốn lướt sóng thì những cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu đầu cơ,… Với những tài sản này sẽ mang lại cơ hội lướt sóng tốt hơn cho anh em.
Về phần này, nếu anh em nào quan tâm đến đầu cơ cổ phiếu tăng trưởng hay phái sinh. Anh em có thể tham khảo Khóa học chứng khoán Phái sinh của Cú. Anh em bấm vào đường link Khóa học chứng khoán Phái sinh để nhận tư vấn miễn phí nhé!
Còn kết luận lại thì anh em không nên đầu cơ hay lướt sóng chứng chỉ quỹ ETF.
3.2 Đầu tư hàng tháng hay khi nào có tiền mới đầu tư?
Câu hỏi thứ 2 mà Cú cũng thường gặp đó là hàng tháng đầu tư có được hay không. Hay khi nào có tiền mới đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF. Rồi có tháng dư nhiều, có tháng dư ít tiền,… thì làm như thế nào.
Về phần này Cú nghĩ bất cứ khi nào anh em kiếm được tiền cũng nên bỏ “lợn” một ít. Có thể theo tuần, tháng hay quý. Ví dụ như tuần này, tháng này có việc gấp cần xử lý thì anh em đầu tư theo quý.
Quan trọng trong đầu tư chứng chỉ quỹ ETF hay kể cả các loại đầu tư khác không phải hoàn toàn phụ thuộc vào đoán đúng. Hay đầu tư mua vào bán ra như thế nào. Mà là việc chúng ta biết cách tích lũy và đầu tư sớm. Càng sớm càng tốt. Và đầu tư đều đặn, liên tục.
Có một thứ mà không ai học được của nhau là sự kiên nhẫn. Kỹ năng này đòi hỏi chúng ta phải tự rèn luyện.
Kiên nhẫn và chờ đợi. Đây chính là sự khác biệt của một nhà đầu tư lão luyện và một nhà đầu tư mới. Vậy nên Cú hy vọng anh em học được phần này.
3.3 Nên đầu tư vào chứng chỉ quỹ bao nhiêu % danh mục
Một lưu ý nữa dành cho anh em. Đó là nhiều anh em thắc mắc nên đầu tư nhiều, 70% – 100% cho danh mục. Hay tầm 50%, hay ít hơn.
Theo Cú, nếu là nhà đầu tư mới thì có thể đầu tư vào đây khoảng 60-70% tài sản cho an toàn. Sau đó có thể tìm kiếm cơ hội, cổ phiếu tăng trưởng khoảng 20%, đầu cơ cổ phiếu 20%,… Sau đó sẽ tối ưu dần. Nếu tương lai cảm thấy có thể bắt đầu quản trị được rủi ro tốt. Thì anh em có thể tăng tỷ lệ cổ phiếu tăng trưởng hay đầu cơ lên.
Vì khi đã học được cách quản lý vốn, quản lý rủi ro,… Thì Cú tin việc đầu cơ cổ phiếu, tăng trưởng sẽ chỉ còn là một câu chuyện quản lý rủi ro của anh em.
Vậy nên, khi bắt đầu hãy chọn cách an toàn để mang lại khởi đầu tốt. Rồi từ đó trải nghiệm dần, tích lũy dần. Sau đó phát triển từ từ và tăng cơ hội kiếm tiền bền vững từ thị trường chứng khoán.
Kết luận
Vậy là Cú đã chia sẻ tới anh em khá nhiều kiến thức về chứng chỉ quỹ ETF. Hy vọng, sau bài viết này anh em sẽ hiểu rõ hơn về loại hình đầu tư này. Đồng thời lựa chọn cho mình được một kênh đầu tư thích hợp để tích lũy tài sản.
Luôn luôn nhớ rằng dù đầu tư tích sản hay tăng trưởng thì anh em đều phải có bước đà và chuẩn bị cho tương lai. Vì vậy nếu có thể, hãy thử trải nghiệm với đầu tư chứng chỉ quỹ ETF nhé!
Ngoài ra nếu anh em quan tâm nhiều hơn đến đầu chứng khoán. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969