cuthongthai logo
  • Cú Làm Gì

      Mục tiêu:

      Công ty Quản Lý Tài Sản Cú Thông Thái chính là người hùng bảo vệ túi tiền của anh em trong thị trường chứng khoán đầy thách thức! Với đội ngũ chuyên gia cứng cựa sở hữu 20 năm kinh nghiệm, theo đuổi triết lý đầu tư giá trị đỉnh cao của huyền thoại Warren Buffett, Cú Thông Thái quản lý tài sản của Cú và các cổ đông một cách đỉnh của chóp – vừa hiệu quả vượt trội, vừa an toàn như gửi vàng. Cùng Cú đầu tư, anh em chỉ cần thư giãn và chờ ngày tài khoản nở hoa!

      Chuyên gia trong việc
      • Lập kế hoạch Tài chính dài hạn
      • Mua giá tốt Bán giá hời
      • Đầu tư SStock
      Các kênh của Cú
      • Youtube Cú
      • Fanpage Cú
      • Tiktok Cú
      • Spotify Cú
      • Liên hệ Cú
  • Chứng Khoán Hôm Nay
      CHỨNG KHOÁN CÓ GÌ MỚI
      • Mã dẫn sóng
      • Mã tăng mạnh nhất
      • Mã nhiều người hóng
      • Trợ lý săn tin Nóng 24/7
      THỊ TRƯỜNG CÓ GÌ HAY
      • VNINDEX đi về đâu
      • Vốn hoá lớn nhất
      • Sắp niêm yết
      • Giá Vàng Đi Về Đâu
      • Bất Động Sản Thế Nào
      • Meme Vui Cười Lên
      HỐT MÃ NÀO HOT
      • Cổ phiếu AI
      • Cổ Phiếu Penny
      • Cổ phiếu tăng trưởng
      • Cổ tức cao
      • Cổ Phiếu Công Nghệ
      • Phòng thủ khi suy thoái
      BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU
      • Mở Tài Khoản Chứng Khoán
      • Mua Chứng chỉ quỹ ETF
      • Đầu tư Quỹ Mở
      • Review các Quỹ
      • Review App Chứng khoán
  • Hướng Dẫn Đầu Tư
      ĐẦU TƯ VỠ LÒNG
      • Cách đầu tư chứng khoán
      • Cách đầu tư Quỹ ETF
      • Cách đầu tư Quỹ mở
      • Cách đầu tư Quỹ Hưu Trí
      • Khoá học chứng khoán
      • Từ Điển Đầu Tư
      ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
      • Phân Tích Cơ Bản
      • Đọc Báo Cáo Tài Chính
      • Phân Tích Kỹ thuật
      • Chứng Khoán Phái Sinh
      • Danh Mục Đầu Tư
      • Cảm Xúc Đầu Tư
      CHUYÊN GIA PHÂN TÍCH
      • Hiểu Sóng Kinh Tế Vĩ Mô
      • Gian Lận Tài Chính
      • Định Giá Cổ Phiếu
      • Định Giá Trái Phiếu
      • Cổ Phiếu Ngân Hàng
      • Cổ Phiếu Bất Động Sản
      HUYỀN THOẠI ĐẦU TƯ
      • Warren Buffett Thư cổ đông
      • Howard Mark Bản ghi nhớ
      • IPO và Niêm yết Công ty
      • Quản Lý Tài Sản Gia Tộc
      • Tỷ phú Việt Nam
      • Tỷ phú Thế giới
  • Tự Do Tài Chính
      BAO NHIÊU LÀ ĐỦ
      • 7 Cấp độ sức khoẻ Tài chính
      • Sống hôm nay Lo ngày mai
      • Tạm đủ sống
      • Dễ thở và có chút Dư dả
      • Ổn định Tài chính
      • Linh hoạt Tài chính
      • Tự do tài chính
      • Huyền thoại tài chính
      KIẾM TIỀN GIỮ TIỀN
      • Kiếm nhiều tiền hơn
      • Chi tiêu ít lại
      • Quản Lý Tài Sản
      • Review App Quản lý tiền
      • Khi nào nghỉ hưu
      • Bảo hiểm sức khoẻ
      • Bảo hiểm nhân thọ
      HỌC KỸ NĂNG
      • Học AI
      • Tư duy phản biện
      • Thu nhập thụ động
      • Nghề HOT 10 năm tới
      • Khởi nghiệp
      THUẾ CÁ NHÂN
      • Thuế thu nhập Cá nhân
      • Thuế đầu tư
      • Thuế chuyển nhượng tài sản
      • Thuế thừa kế
      • App Etax Thuế
  • Nợ Xấu Nợ Tốt
      NỢ SAO CHO ĐÚNG
      • Nợ xấu và Nợ tốt
      • Chiến lược trả nợ
      • Khi nào nên vay nợ
      • Khi nào không nên vay
      • Cách vay được nhiều
      NỢ TIÊU DÙNG
      • Nợ thẻ tín dụng
      • Nợ vay tiêu dùng
      • Review Nợ vay tiêu dùng
      • Review Thẻ tín dụng
      NỢ MUA NHÀ
      • Cách Vay mua nhà
      • Vay mua nhà ở đâu rẻ
      • Lãi suất vay mua nhà
      • Review Vay mua nhà
      VỠ NỢ
      • Bẫy nợ
      • Trả Nợ

Chính sách cổ tức trong công ty cổ phần? Dễ nhất cho F0 (P.1)

Cú Thông Thái09/02/2023 0 Comment 372

Một doanh nghiệp luôn có ba quyết định tài chính quan trọng. Bao gồm quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức (chính sách cổ tức). Đây là ba quyết định độc lập, nhất quán nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung. Đó là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 

Quyết định cổ tức của doanh nghiệp là một quyết định năng động. Và chịu tác động của nhiều nhân tố vĩ mô và vi mô. Xu hướng chi trả cổ tức của các doanh nghiệp vì thế có thể điều chỉnh theo thời gian. Do sự thay đổi của tình hình kinh tế vĩ mô và nền tảng nội tại của doanh nghiệp. Nhà quản trị hành động vì lợi ích cổ đông sẽ điều chỉnh chính sách cổ tức phù hợp theo những thay đổi nói trên.

Vậy cổ tức là gì? Chính sách cổ tức trong doanh nghiệp là gì? Nội dung và vai trò của chính sách cổ tức đối với công ty cổ phần? Các hình thức chi trả cổ tức? … Tất cả những kiến thức xoay quanh chính sách cổ tức của doanh nghiệp sẽ được Cú giải đáp ngay sau đây. Hãy cùng Cú theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hiểu về cổ tức của công ty cổ phần

co-tuc-trong-cong-ty-co-phan-la-gi
Cổ tức trong công ty cổ phần là gì?

Cổ đông khi mua cổ phần luôn quan tâm đến cổ phiếu và cổ tức. Trong đó, cổ tức xuất phát từ những khoản lợi nhuận của công ty. Sau khi được hoàn thành các nghĩa vụ khác, khoản lợi nhuận còn lại sẽ được chia cho cổ đông.

Để trả lời cho câu hỏi cổ tức là gì? Thì trước hết cần phải biết cổ tức là một khái niệm phổ biến trong công ty cổ phần. Hãy cùng Cú tìm hiểu về khái niệm cổ phần và các loại cổ phần trong doanh nghiệp nhé.

1.1 Cổ phần và các loại cổ phần

a) Khái niệm cổ phần

khai-niem-co-phan-trong-doanh-nghiep
Khái niệm về cổ phần trong doanh nghiệp

Cổ phần (CP) là khái niệm chỉ các chứng nhận hợp lệ về quyền sở hữu một phần đơn vị nhỏ nhất của một cá nhân hay tổ chức trong Công ty cổ phần. Ở các quốc gia khác nhau, thuật ngữ “CP” được hiểu theo các cách khác nhau. Nhưng bản chất của nó vẫn thể hiện quyền sở hữu đối với Công ty cổ phần.

Ở Philippin, Singapore, Malaysia… phần vốn góp trong Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân. Hoặc các Công ty đóng và các Công ty công cộng đều được coi là cổ phần. Cổ phần ở các Công ty này chỉ khác nhau là có được chào bán ra công chúng. Và có được niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán hay không. Ở các quốc gia này, CP được xem như là đơn vị để phân chia quyền sở hữu của Công ty. Và mỗi CP có thể gồm nhiều cổ phiếu có giá danh nghĩa như nhau.

Ở Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới. Cổ phần là phần chia nhỏ nhất và bằng nhau của vốn điều lệ. Là từ “tượng trưng” cho quyền sở hữu của cổ đông và được cụ thể hóa bằng một cổ phiếu. Quyền sở hữu này dù chỉ là một phần cũng cho phép người sở hữu CP những đặc quyền nhất định. Thường bao gồm các quyền như sau:

quyen-của-co-dong-khi-so-huu-co-phan-doanh-nghiep
Quyền của cổ đông khi sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp
  • Hưởng một phần tương ứng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh. Thông qua phần chia lãi sau thuế. 
  • Quyền được tham gia quyết định kinh doanh quan trọng trong các phiên họp thường niên hay bất thường. Sức mạnh quyền này tỷ lệ với số CP nắm giữ. 
  • Quyền được tiếp tục tham gia đóng góp vốn khi doanh nghiệp phát hành bổ sung các CP mới. Hoặc phát triển các dự án mới cần gọi .
  • Và một số quyền khác tùy theo quy định pháp luật.
luu-y-ve-co-phan-co-phieu
Lưu ý về phân biết cổ phần và cổ phiếu trong công ty cổ phần

Lưu ý: Như đã đề cập trên thì cổ phần là phần chia nhỏ nhất và bằng nhau của vốn điều lệ. Và được cụ thể hóa bằng một cổ phiếu, chỉ có Công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty cổ phần. Và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.

Cổ phiếu là chứng chỉ do Công ty cổ phần phát hành. Hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số CP của Công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Như vậy, cổ phiếu trên thực tế là giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông. Trong trường hợp cổ phiếu tồn tại dưới dạng bút toán ghi sổ. Thì bút toán ghi sổ đó là cơ sở để xác định phần quyền sở hữu của cổ đông.

b) Các loại cổ phần

cac-loai-co-phan-trong-cong-ty-co-phan
Các loại cổ phần trong công ty cổ phần

Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Còn cổ phần ưu đãi là loại cổ phần không bắt buộc phải có trong Công ty cổ phần. Bao gồm:

+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết.

+ Cổ phần ưu đãi cổ tức.

+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại.

+ Các loại cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ Công ty quy định. 

Cổ phần phổ thông được hiểu là loại CP có thu nhập không ổn định. Cổ đông nắm giữ CP phổ thông được trả cổ tức hàng năm tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của Công ty. Và có những quyền cơ bản nhất như biểu quyết, tham gia bầu cử. Và ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát Công ty. Chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình.

Luật doanh nghiệp cũng không đưa ra khái niệm chung cho “CP ưu đãi”. Mà mỗi CP ưu đãi đều có khái niệm riêng và đem lại cho người nắm giữ những quyền đặc biệt. Thực chất, CP ưu đãi có nguồn gốc từ CP phổ thông. Chẳng qua từ cái gốc chính đó, người ta giảm đi các yếu tố quyền căn bản để tạo ra những CP ưu đãi khác nhau.

co-phan-uu-dai-trong-cong-ty-co-phan
Cổ phần ưu đãi trong công ty cổ phần

Trong đó:

– Cổ phần ưu đãi biểu quyết là CP có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với CP phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một CP ưu đãi biểu quyết do Điều lệ Công ty quy định. Như vậy, so với các cổ đông phổ thông. Cổ đông ưu đãi biểu quyết sẽ có tiếng nói nhiều hơn trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Luật doanh nghiệp không hạn chế tối đa số phiếu biểu quyết của CP ưu đãi biểu quyết. Và cũng không hạn chế tỷ lệ CP ưu đãi biểu quyết nói riêng. Mà chỉ hạn chế về chủ thể có quyền nắm giữ loại CP này. Nhằm hạn chế cổ đông đưa ra các quyết định bất lợi cho Công ty cổ phần. Theo đó, chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ CP ưu đãi biểu quyết.

co-phan-uu-dai-bieu-quyet
Cổ phần ưu đãi biểu quyết

– Cổ phần ưu đãi cổ tức là CP được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của CP phổ thông. Hoặc có thể là mức ổn định hằng năm. Loại CP này thực ra đã tồn tại ở các nước phát triển từ rất lâu. Đây là loại CP phù hợp với các cổ đông thiểu số và những cổ đông không có nhu cầu quản trị Công ty. Đối với các cổ đông thiểu số thường chọn loại CP này để có được lợi ích cao hơn trong việc nhận cổ tức. Vì họ biết rằng với ngần ấy CP ít ỏi thì quyền biểu quyết, quyền quản trị Công ty (nếu có) cũng trở nên vô nghĩa.

Còn đối với các cổ đông không có nhu cầu quản trị. Dù họ sở hữu một lượng lớn CP đã phát hành, lựa chọn loại CP này chủ yếu để nhận cổ tức. Các chủ thể này sẵn sàng hy sinh quyền bầu cử, ứng cử. Để lựa chọn CP ưu đãi cổ tức vì mức cổ tức hấp dẫn của nó.

co-phan-uu-dai-co-tuc
Cổ phần ưu đãi cổ tức

– Cổ phần ưu đãi hoàn lại là CP được Công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu. Hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của CP ưu đãi hoàn lại. CP ưu đãi loại này cũng là một trong những công cụ huy động vốn hữu hiệu của Công ty cổ phần. Đặc biệt là khi Công ty cần gấp một khoản vốn lớn để giải quyết những công việc cụ thể.

Có thể nói, đây cũng là một khoản vay của Công ty cổ phần trong quá trình hoạt động của mình. Chỉ khác là Công ty không phải trả lãi cho người nắm giữ nó. Và quyền ưu tiên nhận tài sản còn lại của Công ty cổ phần phải xếp sau người nắm giữ trái phiếu sau khi Công ty giải thể hoặc phá sản (nếu có).

co-phan-uu-dai-hoan-lai
Cổ phần ưu đãi hoàn lại

– Cổ phần ưu đãi khác, ngoài ba loại như đã phân tích ở trên. Thì Công ty cổ phần còn có thể có một số loại CP ưu đãi khác tùy thuộc vào Điều lệ quy định. Thậm chí, Công ty cổ phần có thể chỉ phát hành các loại CP ưu đãi khác do Điều lệ Công ty quy định. Mà không nhất thiết phải bao gồm ba loại CP nêu trên. Các CP ưu đãi khác bao gồm:

  • CP ưu đãi dự phần: CP ưu đãi dự phần (tham dự) là loại CP ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng, ngoài việc hưởng cổ tức ưu đãi theo quy định. Còn được hưởng thêm phần lợi tức phụ trội theo quy định khi công ty kinh doanh có lợi nhuận cao. Cụ thể gồm:

+ CP ưu đãi dự phần được chia cổ tức: Sau khi đã nhận được cổ tức ưu đãi. Các cổ đông ưu đãi dự phần được chia thêm cổ tức mà các cổ đông phổ thông được hưởng trong phạm vi quy định trong bản Điều lệ Công ty.

+ CP ưu đãi dự phần khi thanh lý: Sau khi đã nhận được tài sản thanh lý theo phần ưu đãi khi Công ty giải thể. Các cổ đông ưu đãi dự phần được nhận thêm tài sản phân chia cho các cổ đông phổ thông trong phạm vi được quy định trong bản điều lệ.

+ CP ưu đãi không dự phần được ưu đãi về cổ tức. Nhưng không được dự phần vào việc chia thêm tài sản thanh lý hay cổ tức thường.

cac-loai-co-phan-uu-dai-khac
Các loại cổ phần ưu đãi khác
  • CP ưu đãi phức hợp: Các CP ưu đãi có thể được phát hành có kèm theo các quyền như: Các CP ưu đãi không dự phần, không bầu cử. Các CP ưu đãi có thể mua lại được hoặc có thể chuyển đổi. Hoặc các CP ưu đãi có thể mua lại được và có thể chuyển đổi không dồn lãi dự phần. Hoặc các CP ưu đãi không dồn lãi dự phần

1.2 Khái niệm cổ tức và quy trình chi trả cổ tức

a) Cổ tức là gì?

co-tuc-trong-cong-ty-co-phan-la-gi
Cổ tức trong công ty cổ phần là gì?

Cổ tức được hiểu là một phần lợi nhuận của doanh nghiệp chia cho cổ đông. Được gọi là thu nhập của cổ đông. Trừ trường hợp cổ phiếu ưu đãi, cổ tức thường không cố định. Vì cổ tức là phần thu nhập hưởng trên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mà điều này không cố định nên đây là khoản bị lệ thuộc. 

Bên cạnh đó, giá cổ phiếu thay đổi theo thời gian và giá trị đầu tư vào một đơn vị CP cũng khác nhau theo thời gian. Nên không thể áp cách tính tương đối (%) cho mọi thời điểm sở hữu CP khác nhau. Nhà đầu tư khi nhận cổ tức là nhận một khoản chia lợi nhuận trên khoản đầu tư của mình.

b) Quy trình chi trả cổ tức

Các Công ty ở Mỹ thường trả cổ tức hàng quý, còn ở Việt Nam thì các Công ty thường trả cổ tức theo năm. Cổ tức thường được đề xuất bởi Hội đồng quản trị và sau đó được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông. Sau đây là sơ đồ quá trình chi trả cổ tức:

so-do-qua-trinh-chi-tra
Sơ đồ quá trình chi trả cổ tức

Ngày công bố cổ tức (dividend declaration date): Là ngày Công ty công bố mức chi trả cổ tức. Đây là ngày quan trọng bởi vì thông qua việc công bố cổ tức. Nhà đầu tư sẽ đánh giá được mức cổ tức là tăng hay giảm, hay vẫn được duy trì. Qua đó, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được những tín hiệu thông tin mà các Công ty phát ra. Vì vậy, nếu Công ty thay đổi cổ tức đột ngột. Thì đây là ngày mà phản ứng trên thị trường thường sẽ xuất hiện rất rõ.

Ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền (ex-dividend date): Là ngày cuối cùng được hưởng cổ tức. Tức là ngày mà nhà đầu tư nên mua cổ phiếu để được hưởng cổ tức. Do đó, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu sau ngày này thì sẽ không được hưởng cổ phiếu.

mot-so-thuat-ngu
Một số thuật ngữ trong quy trình chi trả cổ tức nhà đầu tư cần biết

Ngày chốt giao dịch không hưởng quyền: Là ngày mà nếu các nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ không được hưởng cổ tức. Do đó, giá tham chiếu của cổ phiếu ngày này thường được điều chỉnh xuống tương ứng với số cổ tức để đảm bảo bình đẳng giữa các cổ đông. Tức là cổ đông được lợi về cổ tức thì bị thiệt về giá và ngược lại.

Ngày khóa sổ hay ngày đăng ký cuối cùng (record date): Là ngày Trung tâm lưu ký đóng sổ. Và chốt danh sách những cổ đông được hưởng cổ tức. Ở Việt Nam, do quy chế giao dịch là T+3. Nên ngày chốt danh sách cổ đông thường sau 3 ngày so với ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền. Hay sau 2 ngày so với ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ngày thanh toán cổ tức (dividend payment date): là ngày mà các cổ đông sẽ nhận được cổ tức (thường là 2 – 3 tuần sau ngày chốt danh sách cổ đông).

1.3 Lợi nhuận và lợi nhuận giữ lại

1.3.1 Lợi nhuận

a) Khái niệm lợi nhuận

khai-niem-loi-nhuan
Khái niệm lợi nhuận

Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Và trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế. 

Bất kỳ một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới. Mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận. Hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.

muc-tieu-tao-loi-nhuan
Mọi doanh nghiệp đều có mục tiêu tạo ra lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:

+ Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của Công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ. Như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và trừ giá vốn hàng bán.

+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.

cac-loai-loi-nhuan-trong-doanh-nghiep
Các loại lợi nhuận trong doanh nghiệp

+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm: Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. Lợi nhuận về cho thuê tài sản, lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác. Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng. Lợi nhuận cho vay vốn, lợi nhuận do bán ngoại tệ.

+ Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước. Hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới. Những khoản lợi nhuận bất thường này có thể là: Lợi nhuận từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng. Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ. Thu các khoản nợ không xác định được chủ. Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót…

loi-nhuan-co-vai-tro-vo-cung-quan-trong
Lợi nhuận có vai trò vô cùng quan trọng

b) Vai trò của lợi nhuận

  • Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ về mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định…
  • Lợi nhuận là nguồn thu điều tiết quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát triển đất nước.
  • Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Thành lập các Quỹ, nâng cao đời sống công nhân viên.
  • Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động. Và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Trên trên cơ có chính sách phân phối lợi nhuận một cách hợp lý.
vai-tro-loi-nhuan
Vai trò của lợi nhuận

Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào là sản xuất kinh doanh thật nhiều sản phẩm. Đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Nhà nước với giá thành thấp nhất. Và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp, tăng tích lũy mở rộng sản xuất. Là điều kiện cải thiện đời sống vật chất của người lao động trong doanh nghiệp, góp phần làm giàu mạnh đất nước. Ngược lại doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn tới tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn. Thiếu khả năng thanh toán, tình hình này kéo dài sẽ dẫn tới doanh nghiệp bị phá sản.

1.3.2 Lợi nhuận giữ lại

loi-nhuan-giu-lai-la-gi
Lợi nhuận giữ lại là gì?

a) Khái niệm lợi nhuận giữ lại

Trong Công ty cổ phần, một phần lợi nhuận sau thuế được dùng để chia cổ tức cho cổ đông. Phần lợi nhuận còn lại được gọi với thuật ngữ là lợi nhuận giữ lại hay lợi nhuận lưu giữ.

b) Vai trò của lợi nhuận giữ lại

Trong thực tế Công ty giữ lại lợi nhuận nhằm đầu tư vào các khu vực mà Công ty có thể tạo ra các cơ hội tăng trưởng tốt. Chẳng hạn như mua máy móc thiết bị mới. Hoặc chi tiền chi nhiều hơn cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D). Qua khái niệm của lợi nhuận giữ lại anh em có thể thấy lợi nhuận giữ lại có mối liên hệ mật thiết tới cổ tức chi trả cho cổ đông. Nếu đứng trên phương diện doanh nghiệp thì lợi nhuận giữ lại có một vai trò rất lớn trong việc tăng trưởng và phát triển của Công ty. 

loi-nhuan-giu-lai-cao-se-anh-huong-toi-ty-le-chi-tra
Lợi nhuận giữ lại cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ chi trả cổ tức của cổ đông

Tuy nhiên, đứng trên phương diện cổ đông tỷ lệ chi trả cổ tức hay tỷ lệ lợi nhuận giữ lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi cổ đông. Các cổ đông luôn muốn được nhận một khoản lợi tức chi trả là lớn nhất. Do đó, nếu Công ty muốn để lại một khoản lợi nhuận giữ lại lớn. Đồng nghĩa với việc phải đối mặt với chi phí cơ hội của việc sử dụng lợi nhuận giữ lại cũng lớn hơn. Bởi lẽ các nhà đầu tư đáng ra được nhận cổ tức vào cuối năm nhưng lợi ích đó bị Công ty giữ lại. Nên các cổ đông chỉ đồng ý cho doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận với điều kiện cụ thể.

Việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư sẽ tạo ra một tỷ suất sinh lời trong tương lai cao hơn tỷ lệ chi trả cổ tức hiện tại. Chính vì vậy những người lãnh đạo và quản lý Công ty luôn cân nhắc. Phải xem xét chính sách phân chia cổ tức sao cho phù hợp với tình hình của Công ty.

2. Chính sách cổ tức trong công ty cổ phần

chinh-sach-co-tuc-cong-ty-co-phan
Tìm hiểu về chính sách cổ tức trong công ty cổ phần

Hầu hết các nhà đầu tư khi rót vốn vào một Công ty cổ phần thông qua mua CP. Hoặc mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đều nhìn vào mức cổ tức mà Công ty đó trả. Đó là tâm lý của hầu hết những cổ đông đầu tư ngắn hạn. Coi việc mua CP tương tự như gửi tiền tiết kiệm. Do đó chính sách cổ tức là một trong ba quyết định quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp cổ phần nào.

Chính sách cổ tức là một vấn đề rất được quan tâm trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Đứng trên góc độ doanh nghiệp thì cổ tức là một nguồn tiền đáng kể phải trả ra bên ngoài. Câu hỏi liệu các doanh nghiệp nên trả cổ tức cho cổ đông. Hay giữ lại phần thu nhập đó để thực hiện tái đầu tư vì lợi ích của cổ đông vẫn là một câu hỏi mở.

2.1 Khái niệm về chính sách cổ tức

khai-niem-chinh-sach-co-tuc
Khái niệm về chính sách cổ tức

Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các nhà đầu tư một nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng tương lai thông qua tái đầu tư. Trong khi cổ tức cung cấp cho họ một phân phối hiện tại.

Nó ấn định mức lợi nhuận sau thuế của Công ty sẽ đem ra phân phối như thế nào? Bao nhiêu phần trăm được giữ lại để tái đầu tư? Và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Vì thế chính sách cổ tức sẽ có ảnh hưởng đến quy mô vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Và cả chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Ban giám đốc của Công ty là những người quyết định chính sách cổ tức. Ban giám đốc sẽ quyết định xem bao nhiêu phần trăm thu nhập được trả về cho các cổ đông. Và bao nhiêu phần trăm thu nhập được giữ lại. 

cau-hoi-khi-xay-dung-chinh-sach-co-tuc
Câu hỏi cần trả lời khi xây dựng chính sách cổ tức cho công ty

Một giám đốc tài chính khi xây dựng chính sách cổ tức cho Công ty phải trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận sau thuế là bao nhiêu?
  • Cổ tức cố định hay thay đổi như thế nào qua các năm?
  • Phương thức chi trả ra sao bằng tiền mặt, cổ phiếu hay phương thức khác?
  • Thời kỳ trả cổ tức là theo năm, quý hay tháng?

2.2 Nội dung của chính sách cổ tức

noi-dung-chinh-sach-co-tuc
Nội dung của chính sách cổ tức

Thứ nhất, chính sách cổ tức quy định việc phân phối lợi nhuận sau thuế.

Phân phối lợi nhuận sau thuế như thế nào cho hợp lý không chỉ là câu hỏi đặt ra của riêng Công ty cổ phần. Mà còn là một quyết định tài chính rất quan trọng đối với hầu hết các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên do tính chất đặc biệt của Công ty cổ phần. Lợi nhuận sau thuế không chỉ được phân phối cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Mà còn phải trả một khoản lợi tức cho các cổ đông những người đã góp vốn cho hoạt động của Công ty. Đây chính là khoản tiền thưởng hay cũng chính là chi phí cơ hội của phần vốn mà các cổ đông đóng góp. 

Trong thực tế, một chính sách cổ tức sẽ thể hiện rằng doanh nghiệp xử lý phần lợi nhuận sau thuế đó như thế nào. Phân phối lợi nhuận nhắm mục đích chủ yếu là tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nó cũng khiến các cổ đông yên tâm về phần vốn mà họ đã bỏ ra. Giúp họ biết được nguồn lực của mình được sử dụng ra sao, có hiệu quả hay không?

chinh-sach-co-tuc-quy-dinh-phan-phoi-loi-nhuan-sau-thue
Chính sách cổ tức quy định việc phân phối lợi nhuận sau thuế

Về nguyên tắc, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được sử dụng một phần để chia lãi CP. Phần còn lại là lợi nhuận không chia. Ở các Công ty cổ phần thì tỷ lệ lợi nhuận chia lãi và lợi nhuận không chia được quy định cụ thể trong chính sách cổ tức mà Đại hội cổ đông thông qua trong mỗi thời kỳ nhất định. Có thể nói đây là một nội dung cơ bản nhất mà bất kỳ một chính sách cổ tức nào cũng đề cập tới. Hay nói cách khác một chính sách cổ tức là sự cân nhắc tính toán cẩn thận. Đảm bảo về sự hợp lý giữa tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức. Và tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để đầu tư.

Thứ hai, chính sách cổ tức quy định phương thức chi trả cổ tức.

phuong-thuc-chi-tra-co-tuc
Phương thức chi trả cổ tức

Chính sách cổ tức còn quy định rõ phương thức chi trả cổ tức cho cổ đông của Công ty. Phương thức chi trả cổ tức này phải được Hội đồng quản trị thông qua. Công ty cổ phần không bị giới hạn về cách thức chi trả cổ tức. Do đó sẽ có nhiều phương án đặt ra như Công ty có thể trả lại CP cho cổ đông dưới dạng tiền mặt (cổ tức). Hoặc bằng cổ phiếu.

Qua thực tế trải nghiệm, Cú thấy rằng việc trả cổ tức dưới dạng tiền mặt thường được ưa chuộng hơn. Đặc biệt là đối với các cổ đông nhỏ, những người chỉ quan tâm tới tiền lãi thu được ra sao. Mà ít có tầm nhìn cũng như sự tính toán lâu dài về triển vọng phát triển trong tương lai của Công ty. Tuy nhiên có lẽ đây là một tâm lý dễ hiểu của bất kì nhà đầu tư nào. Ai góp vốn cũng muốn nhanh chóng nhận được lãi cho mình. Đây là một nhu cầu chính đáng thường tình. Mọi thứ đều có giá và họ luôn muốn nhận được một cái giá cao cho sự hy sinh của mình càng sớm càng tốt.

tra-co-tuc-tien-mat
Trả cổ tức dưới dạng tiền mặt thường được ưa chuộng hơn

Điều thứ hai có thể cho thấy vì sao phương thức trả cổ tức lại ảnh hưởng tới các nhà đầu tư. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Người ta cũng nhận ra cổ đông nhỏ không quan tâm tới lợi thế của việc nắm giữ một số lượng cổ phiếu lớn của Công ty. Họ sẵn sàng tham gia các hoạt động đầu tư khác hoặc gửi tiết kiệm. Ngược lại, các cổ đông lớn lại có tầm nhìn khác. Họ chấp nhận bỏ đi quyền lợi nắm giữ một khoản tiền cổ tức. Để có thêm số lượng cổ phiếu, có thêm quyền lực trong Công ty. Những cổ đông này thường là thành viên Hội đồng quản trị. Hoặc chí ít cũng từng tham gia quản lý điều hành Công ty. 

Một chính sách cổ tức luôn luôn quy định phương thức chi trả cổ tức để đáp ứng những nhu cầu trên của các cổ đông. Việc thu hút được nhiều nhà đầu tư hay không? Chất lượng cổ đông ra sao có lẽ phụ thuộc rất nhiều vào nội dung này trong chính sách cổ tức.

Thứ ba, chính sách cổ tức đề cập đến sự ổn định của cổ tức là như thế nào? Và chiều hướng của sự thay đổi diễn ra như thế nào?

cong-ty-de-ra
Công ty cần đề ra những mục tiêu cụ thể cho tỷ lệ chi trả cổ tức ở những năm sắp tới

Nội dung thứ ba trong chính sách cổ tức là quyết định tính toán tỷ lệ trả cổ tức trong hiện tại. Điều này phải căn cứ vào những tài liệu trong quá khứ. Tỷ lệ chi trả cổ tức những năm trước, chiến lược phát triển của Công ty trong tương lai. Công ty cần phải có một ước tính cụ thể. Dự đoán hoặc đề ra những mục tiêu cụ thể cho tỷ lệ này ở những năm sắp tới. 

Sở dĩ có điều này là bởi Công ty cũng như các nhà cổ đông cần có một cái nhìn toàn cảnh. Một định hướng rõ ràng cho tương lai của mình. Một chính sách cổ tức với sự ổn định và chiều hướng thay đổi cụ thể, hợp lí sẽ cũng cố được niềm tin của các nhà đầu tư. Những người góp vốn sẽ biết được liệu rằng Công ty thực hiện những chiến dịch mở rộng đầu tư có thực sự hiệu quả. Nguồn vốn có được sử dụng tối ưu.

3. Tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách cổ tức trong Công ty cổ phần

3.1 Cơ sở của việc xây dựng chính sách cổ tức trong Công ty cổ phần

co-so-cua-viec-xay-dung-chinh-sach-co-tuc
Cơ sở của việc xây dựng chính sách cổ tức trong Công ty cổ phần

3.1.1 Cơ sở pháp lý

Toàn bộ các hoạt động của Công ty nói chung trong đó có hoạt động phân phối lợi nhuận nói riêng. Đều phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật. Đây có thể nói là căn cứ đầu tiên của bất kỳ doanh nghiệp nào. Về cơ bản các Công ty phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, Công ty chỉ được trả cổ tức khi kinh doanh có lãi. Nguồn chi trả cổ tức được trích từ lợi nhuận giữ lại của Công ty. Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Trích lập các quỹ Công ty và bù đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và điều lệ Công ty.

Thứ hai, ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định. Công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Thứ ba, trong trường hợp Công ty có cổ phiếu ưu đãi cổ tức. Thì những cổ đông ưu tiên này phải được xem xét thực hiện quyền trước. Đảm bảo tổng số cổ tức mà các cổ đông này nhận được không thấp hơn mức cổ tức chi trả cho các cổ đông phổ thông.

dieu-kien-chi-tra-co-tuc
Quy định về các điều kiện để chi trả cổ tức

Thứ tư, Công ty đại chúng phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Và có đủ nguồn thực hiện từ các nguồn: Lợi nhuận tích luỹ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ thặng dư vốn (phần vốn Công ty cổ phần được hưởng theo chế độ).

  • Trường hợp thặng dư vốn do chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để thực hiện dự án đầu tư. Thì Công ty chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau ba năm kể từ khi dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng.
  • Trường hợp thặng dư vốn do chênh lệch giá bán với mệnh giá cổ phiếu phát hành thêm. Thì Công ty chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau một năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành.

3.1.2 Chính sách cổ tức gắn liền với chiến lược đầu tư cụ thể trong tương lai

chinh-sach-co-tuc-gan-lien-chien-luoc-dau-tu
Chính sách cổ tức gắn liền với chiến lược đầu tư cụ thể trong tương lai

Việc giữ lại lợi nhuận là rất cần thiết nhưng cần thiết hơn là việc sử dụng nguồn vốn đầu tư đó như thế nào. Cần phải tránh việc giữ lại lợi nhuận quá nhiều để rồi dư thừa tiền mặt. Nhằm hạn chế việc sử dụng phung phí, không hiệu quả hoặc bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích.

Việc quyết định chính sách cổ tức cũng cần dựa trên những căn cứ cơ bản sau, người quản lý cần phải quan tâm tới những điều sau:

  • Nhu cầu luồng tiền của đơn vị bình quân (có thể xác định qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ hằng năm của đơn vị). Để từ đó dự đoán luồng tiền trong tương lai. Tức là từ những số liệu về luồng tiền ra vào qua các năm trong quá khứ. Công ty cần có những kế hoạch chủ động để đảm bảo luồng tiền của Công ty trong tương lai. Đảm bảo đủ lượng tiền để Công ty có thể hoạt động hiệu quả.
  • Vị thế của Công ty trên thị trường nói chung và so với các đối thủ cùng ngành nói riêng. Nếu vị thế này cao, chứng tỏ các nhà đầu tư sẵn sàng chờ một mức cổ tức cao hơn. Hoặc lãi vốn trong tương lai và doanh nghiệp có thể mạnh dạn quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức không cao hoặc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. 
doanh-nghiep-lua-chon-chinh-sach-co-tuc
Doanh nghiệp cần lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp

Ngược lại, nếu Công ty được đánh giá là tốc độ tăng trưởng không cao. Lợi nhuận tương lai kỳ vọng mang lại khó bù đắp những rủi ro, trượt giá, thuế thu nhập cá nhân… Thì việc chỉ nhận cổ tức bằng cổ phiếu trong dài hạn mà không nhận được bất kỳ một khoản thu nhập “thực” nào. Sẽ khiến cho các cổ đông không đủ động lực để kiên nhẫn chờ đợi. Và sẽ bán ra những cổ phiếu đang nắm giữ để lựa chọn những cổ phiếu khác mang lại thu nhập nhanh hơn, tốt hơn. Công ty cần phải có những chiến lược cụ thể cho tương lai. Từ đó mới quyết định được nên đi theo chính sách cổ tức nào hợp lý nhất.

3.1.3 Chính sách cổ tức không giống nhau và đồng nhất cho tất cả các Công ty trong mọi thời điểm

chinh-sach-co-tuc-khong-dong-nhat
Chính sách cổ tức không giống nhau và đồng nhất cho tất cả các Công ty trong mọi thời điểm

Các Công ty khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng. Hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh tại những vùng miền riêng biệt. Và chịu tác động bởi những nhân tố khác nhau. Bởi vậy trong từng hoàn cảnh, điều kiện kinh doanh cụ thể. Các Công ty có chiến lược và quan điểm kinh doanh riêng. Nên không thể xây dựng chính sách cổ tức theo một chuẩn mực chung cho tất cả các Công ty.

3.1.4 Chính sách cổ tức cần ổn định, dài hạn, tránh gây ra những thay đổi đột ngột

Công ty cần phải theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định, dài hạn. Và tránh gây ra những thay đổi đột ngột. Nếu có sự thay đổi cần cân nhắc một cách kỹ lưỡng tác hại của sự thay đổi này trong dài hạn đối với giá trị Công ty. Chính sách cổ tức không nên thay đổi thường xuyên. Cần tập trung vào những vấn đề mà các cổ đông lớn hiện tại quan tâm. Và hướng tới các nhóm nhà đầu tư tiềm năng luôn sẵn sàng đầu tư vào Công ty.

chinh-sach-co-tuc-can-on-dinh
Chính sách cổ tức cần ổn định, dài hạn, tránh gây ra những thay đổi đột ngột

Quyết định chi trả cổ tức bao giờ cũng phụ thuộc vào mức thu nhập. Tỷ lệ chi trả và tỷ lệ giữ lại để tái đầu tư. Vì thế, một Công ty có thu nhập ổn định thường sẽ có khả năng chi trả cổ tức ổn định. 

Mặc dù hiện nay, việc đánh giá một Công ty không hoàn toàn phụ thuộc vào mức cổ tức mà Công ty đó chi trả. Nhưng một sụt giảm thay đổi trong cổ tức vẫn thường bị xem là dấu hiệu xấu. Xét dưới góc độ cổ đông, các nhà đầu tư dài hạn thường sẵn sàng chấp nhận việc Công ty giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư hơn là chia cổ tức. Nếu như mức lợi nhuận mà Công ty đạt được do tái đầu tư cao hơn mức lợi nhuận mà chính các nhà đầu tư có thể đạt được nếu tự đầu tư ở nơi khác.

Thế nhưng về phía Công ty, một khi đã sử dụng phần lợi nhuận giữ lại này để tái đầu tư. Thì bao giờ cũng phải chấp nhận rủi ro đầu tư. Nghĩa là mức lợi nhuận thu về từ dự án đầu tư mới không cao như kỳ vọng ban đầu. Vì thế đòi hỏi Công ty cũng cần phải dự tính trước. Nhằm chủ động trong việc hoạch định luồng tiền. Và lập kế hoạch chi trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu, ít nhất là duy trì như cũ.

3.1.5 Chính sách cổ tức an toàn, nhất quán

chinh-sach-co-tuc-an-toan-nhat-quan
Chính sách cổ tức an toàn và nhất quán

Công ty nên theo đuổi một chính sách cổ tức an toàn, nhất quán. Nhằm đảm bảo sự ổn định ngay cả trong trường hợp lợi nhuận hoạt động giảm. Một chính sách cổ tức an toàn không đồng nghĩa với một chính sách cổ tức thấp. Chính sách cổ tức thấp đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại. Nếu tiền mặt tích lũy từ lợi nhuận giữ lại quá lớn thì khiến nhà đầu tư suy diễn là Công ty bế tắc trong sự tăng trưởng. Và Công ty lãng phí do giữ tiền mặt quá nhiều ảnh hưởng không tốt đến giá cổ phiếu của Công ty.

Một chính sách cổ tức an toàn là một chính sách cổ tức có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý. Sao cho vừa thỏa mãn được nhu cầu có một nguồn thu nhập ổn định, nhất quán của cổ đông. Vừa đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại đủ để tài trợ cho những nhu cầu đầu tư bình thường. Nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững của Công ty.

chinh-sach-co-tuc-co-ty-le-chia-hop-ly
Một chính sách cổ tức an toàn là một chính sách cổ tức có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý

Đối với tổ chức phát hành có độ biến động lớn có thể áp dụng phương thức duy trì mức cổ tức thấp. Đồng thời chi trả những khoản cổ tức phụ trội vào các thời điểm hợp lý. Và khi thu nhập cho phép nhằm đảm bảo việc chi trả cổ tức luôn thực hiện đối với nhà đầu tư.

Công ty nên tránh việc cắt giảm cổ tức đột ngột mà phải tiến hành từng bước. Những cổ đông quan tâm đến dòng thu nhập tương lai ổn định và đáng tin cậy từ cổ tức. Sẽ rất quan tâm đến sự thay đổi chính sách cổ tức đột ngột của Công ty. Đặc biệt là khi cổ tức bị cắt giảm với lý do là dùng lợi nhuận giữ lại để đầu tư vào một dự án mới. Tạo ra giá trị gia tăng cho Công ty trong tương lai. 

Nếu Công ty không thể huy động đủ vốn từ nguồn tài trợ bên ngoài. Mà buộc phải cắt giảm cổ tức. Khi đó Công ty cần phải cung cấp thông tin đầy đủ. Và giải thích một cách rõ ràng cho các nhà đầu tư biết về chương trình đầu tư sắp tới. Cũng như nhu cầu tài chính cần thiết để tài trợ dự án đó. Để tối thiểu hóa những hậu quả gây ra từ một sự cắt giảm cổ tức đột ngột như thế.

3.1.6 Đa dạng hóa các phương thức chi trả cổ tức

da-dang-hoa-phuong-thuc-chi-tra-co-tuc
Đa dạng hóa các phương thức chi trả cổ tức

Phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu chỉ nên được thực hiện khi: Giá cổ phiếu của Công ty không có xu hướng giảm. Và Công ty có tình hình kinh doanh tốt. 

Trả cổ tức bằng cổ phiếu tạo điều kiện cho những Công ty thiếu tiền mặt tạm thời mà lợi nhuận thừa. Người nhận cổ tức bằng chứng khoán tạm thời có thể nắm giữ cho tới ngày đáo hạn. Hay có thể bán để lấy tiền ngay lập tức.

Bên cạnh đó các nhà quản lý cần có chính sách để hỗ trợ hình thức này. Như quy định thời hạn hoàn tất việc chi trả, lãi suất Công ty phải chịu khi trả chậm cổ tức. Không cho phép Công ty trả cổ tức toàn bộ bằng cổ phiếu tạm thời. Và buộc trả bằng tiền mặt hay cổ phiếu của Công ty khác.

cong-ty-tra-co-tuc-bang-co-phieu
Công ty có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu

Trường hợp Công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu ngân quỹ. Cần có những quy định cổ phiếu quỹ phải được mua lại từ nguồn lãi chưa phân phối. Hay lợi nhuận tích lũy để trả cổ tức cho cổ đông.

Trường hợp Công ty trả cổ tức bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Thì giá trị cổ phiếu mới có trị giá tương ứng với lợi nhuận chưa phân phối.

3.1.7 Một chính sách cổ tức khó có thể làm hài lòng tất cả các cổ đông

Công ty cần cân nhắc lợi ích toàn Công ty với lợi ích của từng nhóm cổ đông. Ngoài ra cần cân nhắc, dung hòa được lợi ích giữa cổ đông và ban quản lý. Cũng như lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ.

kho-hai-long-tat-ca-cac-co-dong
Một chính sách cổ tức khó có thể làm hài lòng tất cả các cổ đông

Trong thực tế, những cổ đông lớn thường thích được trả cổ tức bằng cổ phiếu. Nếu Công ty đang phát triển và có nhiều dự án đầu tư khả thi. Tuy nhiên những cổ đông nhỏ như cán bộ hưu trí, Công ty bảo hiểm… Sẽ thường có thói quen kế hoạch hóa và kỳ vọng có dòng tiền thu nhập tương lai ổn định và đáng tin cậy từ cổ tức. Họ là những cổ đông rất quan tâm đến sự thay đổi chính sách cổ tức đột ngột. Đặc biệt là khi cổ tức bị cắt giảm với lý do là dùng lợi nhuận giữ lại để đầu tư vào một dự án mới tạo giá trị gia tăng trong tương lai.

Về lý thuyết, điều này không làm thiệt hại gì đến quyền lợi của cổ đông. Vì họ sẽ được đền bù nhờ sự tăng giá khi Công ty đầu tư hiệu quả. Nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy. Bởi lẽ, sự sụt giảm đột ngột trong thu nhập từ cổ tức sẽ buộc những cổ đông này phải thay đổi mục tiêu lợi nhuận. Và điều này sẽ tốn kém không chỉ nguồn vốn mà còn cả chi phí cơ hội.

cong-ty-can-nhac-loi-ich
Công ty cần cân nhắc lợi ích toàn Công ty với lợi ích của từng nhóm cổ đông

Nhóm nhà đầu tư này có thể tiến hành bán ra cổ phiếu để tái cấu trúc danh mục đầu tư. Điều này sẽ khiến cho giá trị vốn hóa của doanh nghiệp bị giảm sút. Như vậy hình ảnh của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Thực tiễn cho thấy việc thiết lập và nhìn nhận một chính sách cổ tức hợp lý của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay là không đơn giản. Điều này bắt nguồn từ khái niệm “chính sách” cổ tức đối với nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá mơ hồ. Theo kiểu lãi nhiều chia nhiều, lãi ít chia ít hoặc không chia.

Cũng có những doanh nghiệp, mặc dù chính sách cổ tức là hợp lý trong một giai đoạn cụ thể nào đó. Nhưng tại thời điểm khác lại không khả thi nếu Công ty tiếp tục sử dụng chính sách đó sẽ tạo ra nhiều hệ lụy. Trường hợp một doanh nghiệp liên tục tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu. Nếu trong giai đoạn khó khăn vẫn sử dụng biện pháp này lại có thể gây ra phản ứng ngược. Khi cổ đông lúc này lại thích tiền mặt hơn là nhận cổ phiếu.

chinhsach-phu-hop-giai-doan
Chính sách cổ tức cần phù hợp với từng giai đoạn

3.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách cổ tức

Như đã nói ở trên, chính sách cổ tức có ảnh hưởng lớn, trực tiếp tới cổ đông. Và những chính sách đầu tư của Công ty. 

vai-tro-cua-xay-dung-chinh-sach-co-tuc
Vai trò của việc xây dựng chính sách cổ tức trong công ty cổ phần

Trong Công ty cổ phần, việc quyết định phân chia lợi tức CP cho các cổ đông là điều hết sức quan trọng. Nó không đơn thuần chỉ là việc phân chia lãi cho các cổ đông. Mà nó còn liên quan mật thiết đến công tác quản lý tài chính của Công ty cổ phần. Những lý do được đưa ra để giải thích cho tầm quan trọng của chính sách cổ tức như sau:

Thứ nhất, chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của cổ đông.

Cổ tức cung cấp cho cổ đông một lợi nhuận hữu hình thường xuyên. Và là nguồn thu nhập duy nhất mà nhà đầu tư có thể nhận được ngay trong hiện tại khi họ đầu tư vào Công ty. Do vậy, những việc Công ty có duy trì trả cổ tức ổn định hay không ổn định đều đặn. Hay dao động thất thường đều làm ảnh hưởng tới quan điểm của nhà đầu tư với Công ty. Vì thế nó có thể dẫn đến sự biến động giá trị cổ phiếu của Công ty trên thị trường.

loi-ich-co-dong
Chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của cổ đông

Thứ hai, chính sách cổ tức ảnh hưởng tới chính sách tài trợ của Công ty.

Thông qua việc quyết định chính sách cổ tức mà Công ty cũng quyết định luôn chính sách tài trợ. Thì lợi nhuận giữ lại là nguồn quan trọng cho việc tài trợ vốn cổ phần cho khu vực tư nhân. Nên từ đó, chính sách cổ tức ảnh hưởng đến số lượng CP thường trong cấu trúc vốn của một doanh nghiệp. Và mở rộng ra ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra nếu chi trả cổ tức thì các doanh nghiệp phải bù trừ lại nguồn tài trợ thiếu hụt do lợi nhuận giữ lại ít. Bằng việc huy động vốn từ phía ngoài với nhiều thủ tục phức tạp và tốn nhiều chi phí hơn.

Thứ ba, chính sách cổ tức ảnh hưởng tới chính sách đầu tư của Công ty.

Với nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn thấp từ lợi nhuận giữ lại. Sẽ làm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp ở mức tương đối thấp. Và đồng thời lợi nhuận giữ lại luôn sẵn có tại doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn đầu tư vào các dự án có tỷ suất sinh lời cao. Như vậy lợi nhuận giữ lại có thể kích thích tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Và do đó có thể ảnh hưởng tới giá trị CP của doanh nghiệp trong tương lai.

chinh-sach-dau-tu
Chính sách cổ tức ảnh hưởng tới chính sách đầu tư của Công ty

Thứ tư, chính sách cổ tức là công cụ đảm bảo lợi ích cho cổ đông.

Đại bộ phận cổ đông đầu tư vào Công ty đều mong đợi được trả cổ tức. Do vậy chính sách phân chia cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các cổ đông. Nó thể hiện rõ những quyền lợi mà bất kỳ cổ đông nào cũng được hưởng. 

Lời kết

Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về chính sách cổ tức trong công ty cổ phần. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về cổ tức là gì? Và chính sách cổ tức trong doanh nghiệp có tầm quan trọng như thế nào? Cũng như những nội dụng của chính sách cổ tức trong công ty cổ phần. Đây là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính. Và tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về chính sách cổ tức của công ty qua các năm. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.

Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!

Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.

Anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.

Anh em có thể tìm hiểu thêm series về cổ tức của Cú như:

1. Chính sách cổ tức trong công ty cổ phần? Dễ hiểu cho F0 (P.2)

2. Chính sách cổ tức trong công ty cổ phần? Dễ hiểu cho F0 (P.3)

Các kênh liên lạc

Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:

| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/

| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA

| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai

| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/

| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V

| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969

Related posts:
  1. Định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu cổ tức dễ hiểu nhất (P.7)
  2. Chính sách cổ tức trong công ty cổ phần? Dễ hiểu cho F0 (P.3)
  3. Chính sách cổ tức trong công ty cổ phần? Dễ nhất cho F0 (P.2)
Tag: Các chính sách cổ tức trong doanh nghiệp, Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức, Chính sách cổ tức là gì, Cổ tức là gì, Khái niệm chính sách cổ tức, Sự khác biệt giữa các chính sách cổ tức, Vai trò của chính sách cổ tức, Ý nghĩa của chính sách cổ tức
No comments yet! You be the first to comment.

Để lại một bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

MỤC LỤC

  1. 1. Hiểu về cổ tức của công ty cổ phần
    1. 1.1 Cổ phần và các loại cổ phần
    2. 1.2 Khái niệm cổ tức và quy trình chi trả cổ tức
    3. 1.3 Lợi nhuận và lợi nhuận giữ lại
      1. 1.3.1 Lợi nhuận
      2. 1.3.2 Lợi nhuận giữ lại
  2. 2. Chính sách cổ tức trong công ty cổ phần
    1. 2.1 Khái niệm về chính sách cổ tức
    2. 2.2 Nội dung của chính sách cổ tức
  3. 3. Tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách cổ tức trong Công ty cổ phần
    1. 3.1 Cơ sở của việc xây dựng chính sách cổ tức trong Công ty cổ phần
    2. 3.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách cổ tức
  4. Lời kết
  5. Các kênh liên lạc
cuthongthai logo

CTCP Tập đoàn Quản Lý
Tài Sản Cú Thông Thái

Địa Chỉ: Tầng 6, Số 8A ngõ 41 Đông Tác, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Thông tin doanh nghiệp

  • Mã số DN/MST : 0109642372
  • Hotline: 0383 371 352
  • Email: [email protected]

@ Bản quyền thuộc về Cú Thông Thái

Điều khoản sử dụng

Zalo: 0383371352 Facebook Messenger