Chỉ số CCI là gì? Tìm hiểu về CCI từ A-Z cho nhà đầu tư mới bắt đầu 2022
CCI là công cụ then chốt để hiểu một phần quan trọng của nền kinh tế – tiêu dùng. Do đó nhà đầu tư cần hiểu rõ về chỉ số này. Không chỉ ứng dụng trong phân tích tài chính mà còn cả hoạt động đầu tư. Để giải đáp những thắc mắc trên, anh em có thể tham khảo bài viết Chỉ số CCI là gì? Tìm hiểu về CCI từ A-Z cho nhà đầu tư mới này của Cú nhé!
Bài viết này sẽ giúp anh em giải đáp các vấn đề xoay quanh như:
– Chỉ số CCI là gì?
– Tìm hiểu về CCI thế nào? Điểm khác nhau giữa CCI của các quốc gia là gì?
– Ảnh hưởng của CCI là gì? Làm sao nhà đầu tư ứng dụng thực tiễn nó?
1. Chỉ số CCI là gì?
Ở bài GDP là gì?, chúng ta thấy 1 trong những thành phần chính cấu tạo nên nó là chi tiêu tiêu dùng.
Dù công ty có là bán hàng hay dịch vụ thì mục đích chính vẫn là phục vụ khách hàng. Không lạ gì khi chi tiêu tiêu dùng là thành phần quan trọng nhất của các nền kinh tế.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, do đó chi tiêu tiêu dùng chiếm % thấp hơn nước dịch vụ như Mỹ.
Để dự báo chi tiêu dùng, ta phải biết người tiêu dùng có tâm lý thế nào trong tương lai. Do đó chỉ số CCI là cần thiết.
1.1. Khái niệm CCI là gì?
Chỉ số CCI là viết tắt của Consumer Confidence Index hay còn gọi Chỉ số niềm tin tiêu dùng.
Nó là chỉ số đo độ tin tưởng của người tiêu dùng vào tình hình kinh tế.
Khi anh em cảm thấy tương lai nền kinh tế bi quan, anh em có mở rộng hầu bao không? Hay nếu anh em thấy kinh tế có triển vọng liệu anh em có thắt lưng buộc bụng?
Chỉ số CCI cho ta biết câu trả lời cả 2 là “Không”. Qua đó ta thấy nó dự báo được nền kinh tế sẽ mở rộng hay thu hẹp trong tương lai. Quả là một công cụ hữu ích với nhà đầu tư phải không anh em!
1.2. Cách tính CCI là gì?
Vì CCI đo tâm lý nên ta cần khảo sát để tính CCI.
Giả sử nếu anh em là người được khảo sát, anh em sẽ được hỏi như:
- “Bạn thấy tình hình việc làm hiện giờ thế nào?”
- “Thu nhập cả gia đình bạn trong 6 tháng sẽ thay đổi ra sao?”
Câu trả lời sẽ được gán điểm và Cú sẽ dựa vào đó để biết kỳ vọng tương lai anh em.
CCI này được tổng hợp qua các tổ chức phi chính phủ. Hàng tháng, họ lấy ý kiến của vài nghìn gia đình. Cụ thể về 2 vấn đề chính: điều kiện hiện tại và kỳ vọng tương lai.
Các khảo sát này chia người tiêu dùng theo giới tính, độ tuổi, thu nhập… Để có góc nhìn cụ thể hơn về thái độ tiêu dùng trong tương lai. Lý do vì các tầng lớp này chịu ảnh hưởng khác nhau.
Giả sử CCI cho ta biết phụ nữ thu nhập thấp đang bi quan hơn hơn đàn ông. Cú sẽ nghi ngờ các ngành có nhân công đa phần là nữ giới như may mặc, chế biến… Tại sao? Vì chúng có thể cắt giảm nhân sự trong tương lai.
(Nguồn: Bộ công thương)
Bên trên là cách người ta tính CCI nói chung. Nhưng nếu anh em nhớ ở bài Lạm phát là gì? của Cú, việc tiêu dùng rất khác nhau ở mỗi nước.
Tiêu dùng khác nhau dẫn đến CCI khác nhau. Đây là lý do tại sao so sánh CCI giữa các nước luôn “khập khiễng”. Cú sẽ cùng anh em tìm hiểu tại sao qua DailyFX.
2. Tìm hiểu về CCI thế giới qua DailyFX
Qua đây Cú đã giới thiệu với anh em chỉ số CCI là gì và cách tính CCI. Nhưng làm sao để anh em tìm hiểu về CCI?
Một cách đơn giản là anh em có thể lên trang DailyFX. Đây là lịch báo kinh tế mà rất nhiều chuyên gia cùng sử dụng. Anh em nên tìm đọc DailyFX vì nó rất tiện. Các chỉ số không chỉ được sắp xếp theo ngày mà còn cả sức ảnh hưởng, khiến nó hữu dụng cho cả người mới.
2.1. Các khó khăn của tìm hiểu về CCI qua DailyFX
CCI chỉ là tên gọi chung cho tâm lý người tiêu dùng về tương lai. Với mỗi quốc gia, người ta lại có cách đo khác nhau. Thậm chí ở nhiều nước, tên gọi cũng khác nhau. Mỹ gọi nó là consumer sentiment, Châu Âu gọi nó là Gfk, Hàn Quốc gọi nó là CCSI…
Nghĩa là nếu anh em lên các DailyFX, anh em sẽ khó lòng tìm thấy chỉ 1 chỉ số. Không như GDP hay lạm phát, CCI không phải là một chỉ số “cố định”.
Anh em là người Việt chắc cũng hay xem bóng đá. Tìm hiểu về CCI giống như đánh giá cầu thủ. Cú có thể bảo Công Vinh hay Bùi Tiến Dũng là cầu thủ tốt. Nhưng nếu anh em không biết họ chơi ở vị trí nào, câu đấy ít có ý nghĩa.
Tại sao? Vì thủ môn và tiền đạo được đánh giá khác nhau. Thủ môn sẽ không bị yêu cầu khả năng chuyền bóng tốt hay kỹ năng sút phạt. Ngược lại, người ta sẽ không đòi hỏi tiền đạo bắt bóng tốt hay cản phá bằng tay.
Như vậy, cùng mục đích “đánh giá cầu thủ” nhưng kết quả khác nhau. Tất cả vì mỗi vị trí có cách đo đạc khác nhau. Tìm hiểu về CCI là gì ở các nước cũng tương tự như vậy.
Sau đây Cú sẽ cùng anh em tìm hiểu về CCI qua 3 cách tính CCI chính.
2.2. Ở Anh quốc, CCI là gì (chỉ số từ DailyFX)?
Nếu anh em sống ở Anh và vài nước khác, người ta sẽ gọi chỉ số này là Gfk. Như các nước khác, anh em thấy Gfk cũng đo niềm tin của người tiêu dùng. Điểm khác biệt là Gfk tập trung nhiều vào so sánh quá khứ VS tương lai hơn.
2.2.1. Cách đọc đồ thị CCI Anh Quốc
(Nguồn: DailyFX.com)
Trong đồ thị trên, trục ngang đại diện cho thời gian. Chỉ số CCI là gì trong này? Chính là các cột dọc. Chúng chạy từ tháng 8 năm nay đến tháng 7 năm sau. Ở đây anh em thấy có rất nhiều dấu âm. Các dấu âm nghĩa là người Anh khá bi quan về nhu cầu chi tiêu của mình trong tương lai gần.
2.2.2. Đặc thù của CCI Anh Quốc
Logic của Gfk là “tiền nhàn rỗi” ít có ảnh hưởng đến tương lai. “Tiền nhàn rỗi” là tiền dôi ra sau khi anh em trừ chi phí sinh hoạt hằng tháng.
Người Anh hay bỏ tiền nhàn rỗi vào ngân hàng. Do đó khi tính chỉ số CCI họ coi trọng tiền tiết kiệm và các khoản mua lớn hơn.
Anh em phải nhớ mục đích của các chỉ số này là dự báo tương lai. Do đó họ cho rằng các khoản mua như nhà, xe,… mang dự báo tốt hơn.
Anh em thử nghĩ cái nào quan trọng hơn khi nói về tương lai? Việc anh em đủ tự tin để trả góp mua nhà, xe…? Hay việc tiền ăn, mặc… của anh em tháng sau tăng?
Giả sử anh em nghĩ mức chi của mình sẽ tăng vào dịp Tết. Đó là do như cầu anh em tăng hay do hàng hóa đắt lên?
Ở bài Lạm phát là gì? (inflation rate),Cú có nói về việc tăng chi vì giá cả tăng. Việc tăng chi tháng sau có thể do người dân nghĩ lạm phát sẽ tăng. Hoàn toàn không liên quan đến nhu cầu của họ trong tương lai.
Khi đó, Cú sẽ không hỏi anh em về thu nhập hay mức sống hiện tại. Cú sẽ hỏi anh em có định có mua nhà hay xe trong 6 tháng không? Lý do là vì các quyết định này ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
2.3. Ở Hàn Quốc, CCI là gì (chỉ số từ DailyFX)?
Vậy ở Hàn Quốc thì sao? Ở đó chỉ số CCI là gì? Khi tìm hiểu về CCI ở Hàn Quốc, ta sẽ thấy nó có tên CCSI.
Như các chỉ số CCI khác, nó đo lường độ lạc quan. Anh em càng “móc hầu bao” nhiều, người ta sẽ thấy càng lạc quan. Ngược lại, anh em mà “thắt lưng buộc bụng” thì nền kinh tế sẽ bi quan. Đồ thị CCI của nó thể hiện rõ điều này.
2.3.1. Cách đọc đồ thị CCI Hàn Quốc
(Nguồn: DailyFX.com)
Người ta tính CCI thế nào ở Hàn Quốc? Cú sẽ hỏi anh em “chất lượng sống bạn thế nào?” hay “thu nhập hằng tháng bạn bao nhiêu?”. Quan trọng nhất “Dự định chi tiêu tương lai 6 tháng của bạn là gì?”
Tương tự Anh, hàng ngang là thời gian đến 1 năm sau. Cột dọc là niềm tin của anh em vào tương lai. Khác Anh ở chỗ mốc đo bắt đầu từ 100. Nếu cột dọc trên 100 thì anh em đang lạc quan. Cột dọc dưới 100 thì anh em đang bi quan.
2.3.2. Đặc thù của CCI Hàn Quốc
Anh em thấy qua các câu hỏi trên, Hàn Quốc sẽ thiên vị một số ngành. Chúng là bất động sản, tiêu dùng, hàng xa xỉ… Vì chúng lên xuống theo mức chi của dân. Quan niệm của họ là những ngành “nhạy cảm” với thu nhập mới phản ánh được tương lai.
Nhưng chẳng phải nền kinh tế đi theo chu kỳ ư? Khi có ngành suy thoái thì cũng phải có ngành tăng trưởng chứ?
Chúng ta biết không phải người dân “thắt lưng buộc bụng” là cả nền kinh tế đi xuống. Các ngành y tế, năng lượng, hàng thiết yếu… sẽ tăng trưởng tốt. Bỏ qua chúng mà nói là tương lai bi quan có nóng vội quá không?
Đây là điểm mấu chốt Cú muốn anh em hiểu. Khi thu nhập đi xuống anh em sẽ ăn hàng ít đi. Nhưng anh em có uống thuốc nhiều lên không? Anh em có đi xe nhiều hơn không?
Câu trả lời là “không”. Khi Cú nói 1 ngành “tăng trưởng tốt” trong suy thoái, Cú đang nói tới giá trị cổ phiếu. Các ngành trên không sản xuất nhiều hơn trong suy thoái. Nhưng do thu nhập chúng ổn định nên giá cổ phiếu tăng.
CCI phải dự báo cho tương lai nền kinh tế. Nhưng giá cổ phiếu không đại diện cho cả nền kinh tế. Đây là lý do chứng khoán có thể đi lên giữa dịch.
(Nguồn: baotintuc.vn)
Nếu Hàn Quốc coi trọng những ngành “phòng thủ” khi tính CCI, họ sẽ đánh giá sai thực tế. Kết quả thu được sẽ lạc quan hơn so với dự tính của người dân.
2.4. Ở Mỹ, CCI là gì (chỉ số từ DailyFX)?
Ở Mỹ thì chỉ số CCI là gì và cách tính CCI khác gì? Về mặt khái niệm CCI, Mỹ cũng đánh giá người tiêu dùng nhận định tình hình tài chính thế nào.
2.4.1. Cách đọc đồ thị CCI Mỹ
(Nguồn: DailyFX.com)
Tương tự Hàn Quốc, mốc tính CCI của Mỹ bắt đầu từ 100. Cột dọc là chỉ số niềm tin vào tương lai, cột ngang là thời gian. Anh em dễ thấy trong 1 năm người dân Mỹ khá bi quan. Họ cho rằng kinh tế sẽ tệ đi, chí ít cho đến tháng 7 năm sau. Xu hướng đi xuống trông thấy của đồ thị thể hiện rõ quan điểm này
2.4.2. Đặc thù của CCI Mỹ
Ở Mỹ, anh em sẽ được hỏi tầm 50 câu. Khác với 2 ví dụ trên, and em bị hỏi nhiều cũng có lý do cả. Mỗi câu hỏi theo dõi một khía cạnh khác nhau của thái độ và kỳ vọng của người tiêu dùng. Nghe có vẻ phức tạp nhỉ. Cú sẽ lấy ví dụ cho anh em dễ hiểu.
Giả sử anh em làm kinh doanh nhỏ, còn Cú là người hỏi nhé. Ví dụ Cú sẽ hỏi những câu như:
- Môi trường kinh doanh hiện tại thế nào?
- Môi trường kinh doanh trong 6 tháng thế nào?
- Tình hình tháng này bạn làm ăn thế nào?
- Bạn nghĩ việc kinh doanh của bạn sẽ thế nào trong 6 tháng?
- Thu nhập gia đình trong 6 tháng của bạn là gì?
Anh em sẽ trả lời “tích cực”, “tiêu cực” hoặc “trung lập”. Mỗi câu trả lời được gắn 1 số điểm (Ví dụ tích cực = 2, tiêu cực = 0, trung lập = 1). Sau đó người ta cộng điểm chia trung bình để ra giá trị của 1 câu hỏi.
Anh em thấy trong 5 câu hỏi trên, có các câu 2, 4, 5 hỏi về hoàn cảnh tương lai. Chỉ có 1 và 3 hỏi về hiện tại. Từ đó, ta thấy tâm lý tương lai chiếm 60% và hiện tại chiếm 40%. Số điểm mỗi tháng có thể tính qua phương trình:
CCI tháng = (60% * Điểm câu hỏi tương lai + 40% * Điểm câu hỏi hiện tại) chia cho Số người được hỏi
2.5. Ở Việt Nam, CCI là gì?
Đáng tiếc là trên DailyFX không có Việt Nam. Tuy nhiên nó không có nghĩa là Việt Nam không có chỉ số CCI nhé. Hàng năm The Conference Board vẫn tiến hành khảo sát người tiêu dùng nước ta.
Ở các phần trên, Cú đã giới thiệu với anh em về hình thức khảo sát để tính CCI. Giờ để anh em dễ hiểu, Cú sẽ lấy ví dụ về CCI ở Việt Nam. Hy vọng anh em sẽ hiểu Cú thu được những gì qua các cuộc phỏng vấn người tiêu dùng.
2.5.1 Chỉ số CCI Việt Nam 2020
Tại Việt Nam, các số liệu cho thấy người tiêu dùng có triển vọng tích cực trong tương lai. Tuy nhiên Cú thấy có nhiều mặt đáng chú ý.
Số liệu gần đây nhất về CCI là từ năm 2020. Anh em hãy cùng Cú đi sâu vào tìm hiểu nhé.
(Nguồn: The Conference Board)
CCI của nước ta là 126 trong COVID. Điều đó chứng tỏ người dân vẫn quyết định tiêu dùng nhiều bất chấp dịch.
Nhưng Cú hỏi anh em tại 2020 anh em sẽ lo ngại vấn đề gì nhất? Khả năng cao sẽ có nhiều anh em bảo “sức khỏe”.
Người mắc COVID được BHYT chi trả. Nhưng mắc COVID không chỉ mỗi nằm viện. Nó còn dẫn đến cách ly lâu dài, làm giảm thu nhập của anh em. Thu nhập giảm sẽ khiến anh em kém lạc quan về tương lai.
GDP cũng là một lý do người Việt Nam lạc quan hơn. Nhưng chẳng phải GDP được dự báo 1 phần bởi CCI ư? Tại sao nó lại có tác động ngược như vậy? Cú sẽ giải thích cho anh em rõ hơn trong phần 3.3
2.5.2 Xu hướng tiêu dùng người Việt thể hiện qua chỉ số CCI
(Nguồn: The Conference Board)
Tuy nhiên chỉ số CCI nói chung không phải là thứ duy nhất Cú thu được qua phỏng vấn. Một số xu hướng khác cũng được thể hiện khá rõ.
Điểm rõ rệt nhất là người Việt có xu hướng “thờ” thương hiệu. 91% sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để lấy chất lượng. Nhưng ta cũng coi trọng thương hiệu hơn khuyến mại. Kết hợp 2 yếu tố này, anh em sẽ thấy người Việt cho rằng thương hiệu = chất lượng.
Nhưng nếu anh em chưa có thương hiệu tốt cũng đừng quá lo ngại. Anh em sẽ thấy 96% người Việt sẵn sàng thử thương hiệu mới. Vấn đề là 86% quyết định đấy bị ảnh hưởng bởi tiện nghi.
Về mặt này, rõ ràng thương hiệu lớn hơn có lợi thế hơn. Nhiều kênh phân phối sản phẩm luôn tiện hơn cho người tiêu dùng. Các nhãn hiệu nhỏ hơn có thể dựa vào bán hàng điện tử để cạnh tranh.
2.6. Mốc thời gian tính CCI là gì?
Qua các ví dụ trên, anh em thấy các nước sẽ tính CCI là gì qua các câu hỏi khác nhau. Nhưng có 1 điểm chung là chúng cùng có mốc thời gian tương lai là 6 tháng.
Tại sao Cú lại hỏi anh em kinh doanh thế nào trong 6 tháng? Vì sao không chọn 1 tháng hay 12 tháng nếu Cú hỏi anh em mỗi tháng 1 lần?
Anh em hãy tưởng tượng mình có dự định mua xe trong 3 mốc thời gian nhé. 3 mốc đó là sau 1 tháng, 6 tháng, và 12 tháng. Anh em nghĩ trong 3 mốc đó, mốc nào “chắc ăn” nhất?
Chắc hẳn phải là mốc 1 tháng rồi. Trong 1 tháng, ít có gì làm ảnh hưởng tới quyết định mua xe của anh em. Gần như nó không khác gì việc anh em mua xe ngày mai. Thời gian càng xa hiện tại thì quyết định này càng ít chắc chắn.
Nếu anh em quyết định 1 năm sau mua xe, chưa chắc đến lúc đó đã mua được. “Người tính không bằng trời tính”. Khi đó có thể giá xe ô tô lên cao do chính phủ cấm xe máy. Hoặc điều kiện thi bằng ngặt nghèo hơn nên anh em phải hoãn mua xe lại thì sao?
Như vậy, Cú hỏi anh em mốc càng xa thì tính dự báo càng kém chính xác. Ngược lại, Cú hỏi anh em mốc gần quá thì không khác gì hiện tại cả. Do đó, 6 tháng là mốc vừa phải để vừa dự báo được, vừa có tính khả thi cao.
3. Ảnh hưởng của CCI là gì và ứng dụng thực tiễn tới nhà đầu tư?
Qua tìm hiểu về CCI là gì, ta biết nó là một dự báo tương lai cho nền kinh tế. Như vậy anh em tìm hiểu về CCI thì cũng như tìm hiểu về thị trường. Nhưng nhà đầu tư như anh em nên làm gì khi thấy CCI tăng hoặc giảm?
Để thấy ảnh hưởng của CCI lên nhà đầu tư, anh em hãy cùng Cú đi từ CCI giảm nhé. CCI xấu đi tức kinh tế sắp suy thoái. Kinh tế suy thoái thì thu nhập mọi người sẽ bất ổn. Khi đó họ sẽ “thắt lưng buộc bụng” trong tương lai.
Khi đó nền kinh tế sẽ ra sao và anh em nên làm gì?
3.1. CCI giảm ảnh hưởng như thế nào đến nhà đầu tư
Thường khi CCI xấu đi thì thị trường sẽ hạ nhiệt. Nếu mọi người đều thắt lưng buộc bụng thì doanh nghiệp nào có lãi được? Dĩ nhiên, 1 số ngành có thể vẫn có thu nhập ổn định lúc này. Chúng là dược phẩm, hàng thiết yếu, vàng…
Nắm bắt được điều này, anh em có thể đầu cơ vàng. Lý do là vì người Việt có tâm lý trữ vàng cho “chắc ăn” tương lai. Vậy khi thấy CCI giảm mà thị trường biến động, anh em có thể đầu cơ vàng.
(Nguồn: laodong.vn)
Anh em có thể bán khống cổ phiếu để kiếm lời khi xuống giá. Bán khống là mua chịu cổ phiếu rồi bán ngay để chốt lời. Khi cổ phiếu xuống giá anh em mua lại với mức thấp hơn. Chênh lệch giữa giá bán đầu và giá mua sau chính là lợi tức.
Nhưng nhìn kỹ anh em sẽ thấy lời có mức tối đa. Đó là khi cổ phiếu về 0 VND (công ty phá sản). Khi đó anh em sẽ lời bằng mức mua lại ban đầu.
Ngược lại, lỗ anh em có thể tới vô hạn. Đơn giản vì anh em sẽ lỗ nếu cổ phiếu lên cao hơn mức bỏ ra ban đầu. Mà cổ phiếu lên giá thì không có điểm dừng!
Ngoài ra, trái phiếu cũng là 1 kênh đầu tư khi CCI giảm. Khi cổ phiếu giảm đều, 1 nguồn tiền ổn định sẽ rất quý giá với anh em. Trái phiếu sẽ đại diện cho dòng tiền đó. Nhưng đầu tư trái phiếu thế nào để hiệu quả?
Về phần này, Cú đang có dịch vụ tư vấn đầu tư trái phiếu miễn phí, nếu anh em nào có hứng thú thì có thể điền form Cú để đây nhé: https://share.hsforms.com/1bUE9-SZaR-qxbqWi4c3hlQ2n1gz?fbclid=IwAR3-uZglfuLB15m7Hx8ky05uPKpOF3kx1bN5fyLw1DJ5GO8ZVrLggDfXpOA.
3.2. CCI tăng ảnh hưởng như thế nào đến nhà đầu tư
CCI tăng nghĩa là người dân lạc quan về tương lai. Sự lạc quan này ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ.
Nếu biết mình không phải lo cơm áo gạo tiền trong tương lai, anh em sẽ tiêu “xả láng”. Điều này đồng nghĩa với chi tiêu dùng tăng. Để đáp ứng cho nhu cầu tăng này thì Cú sẽ phải mua thêm nhà kho, thuê nhân công… Nó tương đương với đầu tư sẽ tăng rồi!
Để tận dụng thời cơ này anh em có thể đầu tư vào các ngành chạy theo thị trường. Chúng gồm bán lẻ, du lịch…thậm chí sử dụng đòn bẩy để đầu tư. Tuy nhiên việc này khá mạo hiểm nên Cú không khuyên anh em.
Có thể thấy đối với nhà đầu tư, chỉ số CCI có thể coi như một giấy “khám sức khỏe”. Nó báo tín hiệu xem xu hướng tương lai để nhà đầu tư kịp thời ứng biến.
(Nguồn: bnews.vn)
Tuy nhiên ảnh hưởng của CCI phải được đặt trong ngữ cảnh. Xu hướng phải được xem xét trong vài tháng trở lại. Không nên so sánh giữa con số tháng này với tháng khác hoặc tháng này với tháng năm ngoái.
Nếu anh em chỉ tập trung vào các số liệu hàng tháng mà không xem xét xu hướng thì sẽ mắc sai lầm đó.
3.3. Ảnh hưởng của CCI tới nền kinh tế chung và ngược lại
Khi tìm hiểu về CCI là gì, Cú có nhắc đến giá cổ phiếu không phản ánh hết nền kinh tế. Đó là vì quyết định tiêu dùng của người dân mới quyết định kinh tế có phát triển không.
Nhưng anh em phải nhớ CCI là chỉ số đo tâm lý người tiêu dùng. Anh em hãy tưởng tượng Cú hỏi mình:
“Bạn nghĩ tình hình kinh tế Việt Nam sẽ thế nào trong tương lai?”
Anh em sẽ dựa vào thông tin nào để trả lời? Khả năng cao là tin tức báo chí, thời sự mỗi ngày…phải không? Nhưng anh em thấy tin tức gì về kinh tế là phổ biến nhất? Đó là tin về thị trường chứng khoán.
Điều này khiến tin tức chứng khoán (mà chủ yếu là giá cổ phiếu) có ảnh hưởng tới CCI. Tức là người tiêu dùng coi cổ phiếu là chỉ số để dự báo tương lai. Nếu họ thay đổi tiêu dùng dựa trên các dự báo này, nó sẽ khiến điều đó thành sự thật.
Ở bài Lạm phát là gì? Cho người mới, Cú có nói về chuyện tương tự. Nếu ai cũng tin là sẽ có lạm phát trong tương lai, người ta sẽ tích trữ từ bây giờ. Điều này đẩy giá hàng hóa lên do cung không kịp cầu, dẫn đến lạm phát!
Lời kết
Qua bài viết này, Cú mong các bạn đã hiểu CCI là gì, cách tìm hiểu về CCI qua DailyFX, Ảnh hưởng của CCI, và ứng dụng thực tiễn với nhà đầu tư.
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về CCI là gì cũng như các tác động của CCI. Cú muốn chia sẻ một cách chi tiết để anh em dễ hình dung ngay từ đầu. Bài viết “CCI là gì” có mục lục, anh em có thể bấm đến những nội dung muốn tìm hiểu. Đồng thời đọc đi đọc lại những phần chưa hiểu rõ.
Nếu còn điều gì thắc mắc về CCI hay những chỉ số kinh tế khác, anh em có thể inbox cho Cú.
> Là nhà đầu tư mới muốn biết về GDP – chỉ số “mẹ” của CCI, nên đọc bài viết này: GDP là gì? Những điều nhà đầu tư chứng khoán mới cần biết
Dịch vụ Tư vấn đầu tư trái phiếu
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư trái phiếu miễn phí dành cho anh em. Cụ thể, Cú sẽ lọc ra những lô trái phiếu chất lượng trên thị trường về cả mặt lãi suất lẫn độ tin cậy, an toàn:
💯 Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo tốt.
💯 Có bảo lãnh thanh khoản tốt.
💯 Được Cú Thông Thái review chi tiết về doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể điền form đăng ký đầu tư trái phiếu bên chỗ Cú. Form dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSJJKgbU4/
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969