3 phút hiểu ngay tính năng Bác sĩ Tài chính trên app Cú Thông Thái
Không phải cứ kiếm được nhiều tiền là tài chính ổn đâu anh em ạ. Có người thu nhập tốt nhưng tiêu sạch, có người tiết kiệm được nhưng nợ âm thầm chất đống. Vấn đề là: mình không đo thì làm sao mà biết? Đó là lý do app Cú Thông Thái SStock ra mắt tính năng “Bác sĩ Tài chính” – công cụ giúp anh em kiểm tra định kỳ sức khỏe tài chính cá nhân. Bài viết này Cú sẽ chỉ anh em từng bước sử dụng tính năng Bác sĩ Tài chính trên app Cú Thông Thái cực nhanh và dễ dàng chỉ với 3 phút nhé!
1. Vì sao phải “khám” sức khỏe tài chính định kỳ?
Nhiều anh em vẫn đang đi làm đều, tiêu đều, thậm chí có đầu tư nhưng không biết rõ tình trạng tài chính của mình đang ở đâu: khỏe – yếu – hay “sắp gục”. Không phải vì lười đâu, mà vì chưa có thói quen “khám sức khỏe tài chính định kỳ”. Việc này cực kỳ quan trọng, vì nó giúp anh em hiểu rõ ví tiền của mình đang vận hành ra sao, từ đó mới có cách điều chỉnh cho hợp lý.
Dưới đây là loạt “triệu chứng” cho thấy việc bỏ qua khám tài chính sẽ khiến anh em dễ rơi vào thế bị động:
- Kiếm được nhưng không kiểm soát: Không biết mỗi tháng mình còn bao nhiêu, tiêu bao nhiêu, nợ bao nhiêu.
- Tưởng đang ổn nhưng thật ra đang… đuối: Lương cao mà chi còn cao hơn, nợ thì âm thầm tăng lên.
- Không biết gì về bản thân mình: Đã gần tới tự do tài chính hay còn đang lội bì bõm?
- Biến cố đến thì xoay không kịp: Không có quỹ dự phòng, không nắm được dòng tiền, phải đi vay nóng để xử lý.

Việc theo dõi các chỉ số “sức khỏe tài chính” như tài sản ròng, nợ so với thu nhập, chi tiêu thiết yếu và thu nhập thụ động giúp anh em “nhìn ví bằng con mắt của chuyên gia”, thấy rõ điểm mạnh – điểm yếu của mình.
Bây giờ đã có app Cú Thông Thái giúp anh em khám sức khỏe tài chính rồi! Chỉ cần dành vài phút mỗi tháng, vào mục Bác sĩ Tài chính trên SStock, đọc chỉ số và làm theo gợi ý là anh em đã đi trước khối người rồi. Không cần phải đợi có vấn đề mới bắt đầu – “phòng bệnh” vẫn luôn dễ hơn “chữa bệnh” mà phải không anh em?
2. Cách sử dụng tính năng Bác sĩ Tài chính trên app Cú Thông Thái
Dưới đây là từng bước để sử dụng hiệu quả tính năng Bác sĩ Tài chính trên app Cú Thông Thái SStock:
Bước 1: Truy cập mục “Bác sĩ tài chính”
Anh em tiến hành đăng nhập nhanh vào tài khoản của mình qua link chính chủ: https://app.sstock.com.vn/
Từ giao diện chính hoặc thanh menu dưới cùng, anh em chọn tính năng “Bác sĩ tài chính”.
Bước 2: Xác định nhóm sức khỏe tài chính của mình
App sẽ tự động phân tích các chỉ số của anh em và xếp hạng vào một trong 7 nhóm sau:
- Sống hôm nay, lo ngày mai
- Tạm đủ sống
- Dễ thở và có chút dư dả
- Ổn định tài chính
- Linh hoạt tài chính
- Tự do tài chính
- Huyền thoại tài chính
Dựa trên dữ liệu của anh em (thu nhập, chi tiêu, nợ, tài sản…), app sẽ mô tả tình trạng chi tiết kèm lời khuyên phù hợp.
Ví dụ: Anh em đang ở nhóm “Tạm đủ sống” – tức là không thiếu, nhưng chưa thực sự an toàn, nếu có biến cố thì dễ bị “tụt mood tài chính”.
Bước 3: Nhận lộ trình cải thiện từ bác sĩ Cú Thông Thái
Ở phần dưới, anh em sẽ thấy các hành động cụ thể để “thoát nhóm” và tăng hạng tài chính. Chẳng hạn, anh em đang ở nhóm “Tạm đủ sống” thì Cú sẽ đưa ra lời khuyên như sau:
- Tiết kiệm 20 – 30% thu nhập mỗi tháng
- Giảm chi tiêu thiết yếu còn dưới 50% thu nhập
- Bắt đầu đầu tư dài hạn để tiền tự sinh lời
Có thể nhấn “Đầu tư ngay” để chuyển sang các quỹ tích sản SStock đã gợi ý sẵn, phù hợp với tình trạng tài chính của mỗi anh em!

Bước 4: Xem các chỉ số sức khỏe tài chính của bạn
Ở phần này, app sẽ hiển thị 4 chỉ số tài chính cực kỳ quan trọng – giống như bác sĩ đọc kết quả khám tổng quát vậy. Mỗi chỉ số đều có mô tả, đánh giá, và icon minh họa rất dễ hiểu.
(1) Tài sản ròng
Đây là phần tài sản “thật sự của anh em” sau khi trừ hết nợ.
Công thức: Tài sản ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ
Nếu tài sản ròng tương đương 12 tháng chi tiêu trở lên => anh em đang thuộc nhóm “của cải dồi dào”.
Lưu ý: Đừng chủ quan! Có tài sản nhưng nợ nhiều vẫn nguy hiểm nha.
(2) Nợ so với Thu nhập
Chỉ số này cho biết bao nhiêu % thu nhập hàng tháng đang dùng để trả nợ. Nếu > 50% => Báo động đỏ! Anh em đang bị nợ đè, rất rủi ro nếu lãi suất tăng hoặc thu nhập giảm.
Ví dụ: Lương 15 triệu mà trả nợ hơn 7 – 8 triệu/tháng thì sớm muộn cũng kiệt sức.
(3) Thu nhập thụ động
Thể hiện tỷ lệ tiền anh em kiếm được mà không phải “bán sức lao động”.
Nếu = 0% tức là anh em ăn xong lại phải đi làm tiếp, không có gì nuôi mình khi nghỉ việc hay hưu trí. Cần tập tạo dòng tiền thụ động từ đầu tư, cho thuê, lãi tiết kiệm, cổ tức…
(4) Chi tiêu thiết yếu
Cho biết bao nhiêu % thu nhập đang được dùng để trả các chi phí bắt buộc như ăn, ở, điện nước, đi lại… Nếu chiếm quá 50% => dễ rơi vào tình trạng sống đủ nhưng không dư.
App SStock sẽ đánh giá tốt khi anh em kiểm soát chi thiết yếu dưới 50%, phần còn lại dùng để tiết kiệm và đầu tư.

Bước 5: Theo dõi biểu đồ lịch sử sức khỏe tài chính
Biểu đồ này giống như “bản theo dõi tiến triển” qua thời gian, cực kỳ hữu ích để anh em biết mình đang đi lên, đi ngang hay đi lùi.
Cách xem biểu đồ:
Anh em có thể chọn mốc thời gian để xem biến động: 1M, 3M, 6M, 1Y, 3Y, 5Y.
Biểu đồ thể hiện 4 đường màu tương ứng với các chỉ số quan trọng:
Chỉ số | Màu hiển thị | Ý nghĩa |
Tài sản ròng | Xanh dương | Càng cao càng tốt – phản ánh tài chính vững |
Nợ/Thu nhập | Đỏ | Càng thấp càng an toàn – rủi ro thấp hơn |
Thu nhập thụ động | Xanh lá cây | Càng tăng càng khỏe – càng tự do tài chính |
Chi tiêu thiết yếu | Vàng (cam) | Dưới 50% là ổn – còn lại để dành đầu tư |
Tác dụng của biểu đồ:
- Giúp anh em so sánh giữa các tháng, biết lúc nào đang tiết kiệm tốt, lúc nào tiêu quá đà.
- Theo dõi được tốc độ trả nợ, tăng tài sản hay chuyển đổi nguồn thu nhập.
- Dữ liệu cực hữu ích để ra quyết định: Có nên vay thêm? Có đủ điều kiện đầu tư lớn?
Khi đã đo được sức khỏe tài chính qua từng chỉ số và từng tháng, anh em mới biết cần chỉnh chỗ nào – mạnh ở đâu, yếu ở đâu để ra quyết định chắc tay.

3. Làm gì khi sức khỏe tài chính báo động “đỏ”?
Sức khỏe tài chính báo động đỏ thì anh em đừng né, đừng hoảng. Biết rõ mình “đau ở đâu” là đã cứu được nửa cái ví rồi! Cú sẽ chỉ cách xử lý từng phần, dựa theo 4 chỉ số tài chính đang báo động như bên dưới đây:
3.1. Báo động: Tài sản ròng thấp hoặc âm
Tài sản ròng chính là phần anh em “thật sự sở hữu” sau khi trừ hết nợ. Khi nó về 0 hoặc âm, nghĩa là anh em đang sống bằng nợ hoặc không còn gì tích lũy.
Nguyên nhân phổ biến:
- Tài sản nằm rải rác, không sinh lời
- Nợ nhiều hơn tài sản
- Không có tích sản hoặc đầu tư
Cách xử lý:
- Rà lại toàn bộ tài sản, loại bỏ “tài sản chết”.
- Bắt đầu tích sản với mục tiêu rõ ràng qua app (bắt đầu từ vài trăm nghìn cũng được).
- Ưu tiên tăng tài sản sinh lời: gửi tiết kiệm kỳ hạn, tích sản định kỳ, quỹ đầu tư.
3.2. Báo động: Tỷ lệ Nợ/Thu nhập cao (>50%)
Nếu hơn một nửa thu nhập hàng tháng của anh em dùng để trả nợ, đó là dấu hiệu đang “gồng ví” quá sức. Dấu hiệu dễ nhận ra:
- Cứ tới cuối tháng là lo toan trả nợ
- Không có tiền tiết kiệm
- Lương tăng nhưng áp lực không giảm
Giải pháp “giảm áp lực” Cú đề xuất:
- Ghi chi tiết từng khoản nợ trong app (dù là nợ bạn bè hay thẻ tín dụng).
- Ưu tiên trả nợ lãi cao trước, chia nợ theo “nhóm nguy hiểm”.
- Dành sẵn 20 – 30% lương mỗi tháng để trả nợ đều.
- Trong lúc chưa ổn, tuyệt đối không vay thêm.
3.3. Báo động: Thu nhập thụ động = 0%
Tức là anh em đang sống 100% bằng sức lao động, nghỉ là hết tiền. Nguy hiểm nhất là khi mất việc, đau ốm hay về hưu không có nguồn thu nào khác.
Vì sao lại như vậy?
- Vì anh em chưa từng đầu tư.
- Vì sợ rủi ro nên để tiền “ngủ” trong tài khoản.
- Vì không biết cách phân bổ tiền để sinh lời.
Cách “khơi dòng tiền tự chạy về”:
- Trích 10 – 20% thu nhập mỗi tháng để đầu tư tích sản định kỳ.
- Chọn hình thức đơn giản: quỹ mục tiêu, tiết kiệm, trái phiếu.
- Bật tái đầu tư trong app Cú Thông Thái SStock để kích hoạt lãi kép.
- Tư duy: “Mỗi khoản đầu tư nhỏ hôm nay = nguồn thu tự động trong tương lai”.

3.4. Báo động: Chi tiêu thiết yếu > 50% thu nhập
Nếu tiền nhà, ăn uống, điện nước, đi lại… chiếm hết hơn nửa lương, anh em không còn dư để đầu tư hay phòng bị. Nguyên nhân thường thấy:
- Không lập ngân sách chi tiêu
- Lẫn lộn giữa “cần” và “muốn”
- Sống theo thói quen cũ – không tối ưu
Cách “chữa cháy”:
- Ghi lại tất cả chi tiêu hàng tháng bằng tính năng “Quản lý thu chi”.
- Phân tích bằng biểu đồ Thu/Chi để thấy rõ khoản nào đang ngốn ví.
- Cắt hoặc giảm bớt các chi cố định (ăn hàng, mua sắm linh tinh, gói cước…).
- Áp dụng quy tắc chi tiêu: 50% thiết yếu – 30% tùy ý – 20% tiết kiệm/đầu tư.
App SStock không chỉ đưa ra những số liệu phân tích trực quan để cảnh báo anh em khi sức khỏe tài chính bị “yếu” mà còn đưa lộ trình và công cụ để anh em “chữa lành tài chính” từng bước một. Chỉ cần đều tay, biết mình yếu chỗ nào và xử lý đúng chỗ thì cái ví sẽ khỏe lại thôi.
4. Kết luận
Trên đây Cú đã chỉ cách sử dụng tính năng Bác sĩ Tài chính trên app Cú Thông Thái SStock cho anh em rồi. Theo dõi tình trạng sức khỏe tài chính thường xuyên thì anh em sẽ càng hiểu rõ mình đang “gãy” ở đâu – nợ, chi tiêu, thu nhập hay tích sản thì càng dễ lên kế hoạch “chữa lành”. Không cần thay đổi mọi thứ trong một đêm, chỉ cần điều chỉnh từng chỉ số tài chính cá nhân một cách đều đặn, có chiến lược là đủ.
App SStock không chỉ “bắt bệnh” cho ví tiền của anh em, mà còn giúp anh em từng bước “hồi sức ví tiền” bằng dữ liệu, công cụ và lời khuyên sát thực tế nhất. Cú Thông Thái tin rằng, chỉ cần bắt đầu từ hôm nay, mỗi tháng kiểm tra và điều chỉnh một chút, thì tài chính sẽ khỏe lại, vững vàng, và đưa anh em tới gần với tự do hơn bao giờ hết.
5. FAQ
5.1. “Bác sĩ Tài chính” là gì vậy Cú?
Đây là tính năng trên app Cú Thông Thái SStock giúp anh em đánh giá sức khỏe tài chính cá nhân dựa trên 4 chỉ số cốt lõi:
- Tài sản ròng
- Tỷ lệ nợ/thu nhập
- Chi tiêu thiết yếu
- Thu nhập thụ động
App Cú Thông Thái SStock sẽ đưa ra chẩn đoán anh em đang thuộc nhóm nào (tạm đủ sống, chật vật hay khỏe mạnh,…), rồi đưa ra gợi ý cải thiện cực dễ hiểu.
5.2. Có nên đánh giá sức khỏe tài chính hàng tháng không?
Rất nên! Thói quen kiểm tra định kỳ mỗi tháng sẽ giúp anh em:
- Phát hiện sớm các “cơn đau ví tiền”
- Chủ động xử lý trước khi toang
- Đo được tiến độ cải thiện từng chỉ số
Bác sĩ Tài chính trên app SStock đã có – chỉ cần mở ra và xem 2 phút là xong!
5.3. Tôi thấy chỉ số xấu nhưng không biết làm gì tiếp theo?
App sẽ hiển thị ngay các gợi ý hành động cụ thể cho từng vấn đề, như:
- Tăng tiết kiệm
- Bắt đầu đầu tư
- Giảm nợ
- Theo dõi chi tiêu sát hơn
Anh em chỉ cần bấm nút “Đầu tư ngay” hoặc chuyển sang phần liên quan là xử lý được luôn.
5.4. Tôi thấy biểu đồ nhưng không biết xem thế nào?
Biểu đồ theo thời gian (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm…) giúp anh em:
- Theo dõi tiến triển sức khỏe tài chính qua từng tháng
- Biết chỉ số nào đang tốt lên, chỉ số nào cần cải thiện
- So sánh giữa các thời kỳ => điều chỉnh kế hoạch tài chính
Cứ nhìn đường màu nào đi lên là vui, đi xuống thì xử lý liền nha!