cuthongthai logo
  • Cú Làm Gì

      Mục tiêu:

      Công ty Quản Lý Tài Sản Cú Thông Thái chính là người hùng bảo vệ túi tiền của anh em trong thị trường chứng khoán đầy thách thức! Với đội ngũ chuyên gia cứng cựa sở hữu 20 năm kinh nghiệm, theo đuổi triết lý đầu tư giá trị đỉnh cao của huyền thoại Warren Buffett, Cú Thông Thái quản lý tài sản của Cú và các cổ đông một cách đỉnh của chóp – vừa hiệu quả vượt trội, vừa an toàn như gửi vàng. Cùng Cú đầu tư, anh em chỉ cần thư giãn và chờ ngày tài khoản nở hoa!

      Chuyên gia trong việc
      • Lập kế hoạch Tài chính dài hạn
      • Mua giá tốt Bán giá hời
      • Đầu tư SStock
      • Hướng dẫn App Cú Thông Thái
      Các kênh của Cú
      • Youtube Cú
      • Fanpage Cú
      • Tiktok Cú
      • Spotify Cú
      • Liên hệ Cú
  • Chứng Khoán Hôm Nay
      CHỨNG KHOÁN CÓ GÌ MỚI
      • Mã dẫn sóng
      • Mã tăng mạnh nhất
      • Mã nhiều người hóng
      • Trợ lý săn tin Nóng 24/7
      THỊ TRƯỜNG CÓ GÌ HAY
      • VNINDEX đi về đâu
      • Vốn hoá lớn nhất
      • Sắp niêm yết
      • Giá Vàng Đi Về Đâu
      • Bất Động Sản Thế Nào
      • Meme Vui Cười Lên
      HỐT MÃ NÀO HOT
      • Cổ phiếu AI
      • Cổ Phiếu Penny
      • Cổ phiếu tăng trưởng
      • Cổ tức cao
      • Cổ Phiếu Công Nghệ
      • Phòng thủ khi suy thoái
      BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU
      • Mở Tài Khoản Chứng Khoán
      • Mua Chứng chỉ quỹ ETF
      • Đầu tư Quỹ Mở
      • Review các Quỹ
      • Review App Chứng khoán
  • Hướng Dẫn Đầu Tư
      ĐẦU TƯ VỠ LÒNG
      • Cách đầu tư chứng khoán
      • Cách đầu tư Quỹ ETF
      • Cách đầu tư Quỹ mở
      • Cách đầu tư Quỹ Hưu Trí
      • Khoá học chứng khoán
      • Từ Điển Đầu Tư
      ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
      • Phân Tích Cơ Bản
      • Đọc Báo Cáo Tài Chính
      • Phân Tích Kỹ thuật
      • Chứng Khoán Phái Sinh
      • Danh Mục Đầu Tư
      • Cảm Xúc Đầu Tư
      CHUYÊN GIA PHÂN TÍCH
      • Hiểu Sóng Kinh Tế Vĩ Mô
      • Gian Lận Tài Chính
      • Định Giá Cổ Phiếu
      • Định Giá Trái Phiếu
      • Cổ Phiếu Ngân Hàng
      • Cổ Phiếu Bất Động Sản
      HUYỀN THOẠI ĐẦU TƯ
      • Warren Buffett Thư cổ đông
      • Howard Mark Bản ghi nhớ
      • IPO và Niêm yết Công ty
      • Quản Lý Tài Sản Gia Tộc
      • Tỷ phú Việt Nam
      • Tỷ phú Thế giới
  • Tự Do Tài Chính
      BAO NHIÊU LÀ ĐỦ
      • 7 Cấp độ sức khoẻ Tài chính
      • Sống hôm nay Lo ngày mai
      • Tạm đủ sống
      • Dễ thở và có chút Dư dả
      • Ổn định Tài chính
      • Linh hoạt Tài chính
      • Tự do tài chính
      • Huyền thoại tài chính
      KIẾM TIỀN GIỮ TIỀN
      • Kiếm nhiều tiền hơn
      • Chi tiêu ít lại
      • Quản Lý Tài Sản
      • Review App Quản lý tiền
      • Khi nào nghỉ hưu
      • Bảo hiểm sức khoẻ
      • Bảo hiểm nhân thọ
      HỌC KỸ NĂNG
      • Học AI
      • Tư duy phản biện
      • Thu nhập thụ động
      • Nghề HOT 10 năm tới
      • Khởi nghiệp
      THUẾ CÁ NHÂN
      • Thuế thu nhập Cá nhân
      • Thuế đầu tư
      • Thuế chuyển nhượng tài sản
      • Thuế thừa kế
      • App Etax Thuế
  • Nợ Xấu Nợ Tốt
      NỢ SAO CHO ĐÚNG
      • Nợ xấu và Nợ tốt
      • Chiến lược trả nợ
      • Khi nào nên vay nợ
      • Khi nào không nên vay
      • Cách vay được nhiều
      NỢ TIÊU DÙNG
      • Nợ thẻ tín dụng
      • Nợ vay tiêu dùng
      • Review Nợ vay tiêu dùng
      • Review Thẻ tín dụng
      NỢ MUA NHÀ
      • Cách Vay mua nhà
      • Vay mua nhà ở đâu rẻ
      • Lãi suất vay mua nhà
      • Review Vay mua nhà
      VỠ NỢ
      • Bẫy nợ
      • Trả Nợ

3 phút hiểu ngay tính năng Bác sĩ Tài chính trên app Cú Thông Thái 

Nguyễn Thị Thanh Ngoan04/07/2025 0 Comment 20

Không phải cứ kiếm được nhiều tiền là tài chính ổn đâu anh em ạ. Có người thu nhập tốt nhưng tiêu sạch, có người tiết kiệm được nhưng nợ âm thầm chất đống. Vấn đề là: mình không đo thì làm sao mà biết? Đó là lý do app Cú Thông Thái SStock ra mắt tính năng “Bác sĩ Tài chính” – công cụ giúp anh em kiểm tra định kỳ sức khỏe tài chính cá nhân. Bài viết này Cú sẽ chỉ anh em từng bước sử dụng tính năng Bác sĩ Tài chính trên app Cú Thông Thái cực nhanh và dễ dàng chỉ với 3 phút nhé!

1. Vì sao phải “khám” sức khỏe tài chính định kỳ?

Nhiều anh em vẫn đang đi làm đều, tiêu đều, thậm chí có đầu tư nhưng không biết rõ tình trạng tài chính của mình đang ở đâu: khỏe – yếu – hay “sắp gục”. Không phải vì lười đâu, mà vì chưa có thói quen “khám sức khỏe tài chính định kỳ”. Việc này cực kỳ quan trọng, vì nó giúp anh em hiểu rõ ví tiền của mình đang vận hành ra sao, từ đó mới có cách điều chỉnh cho hợp lý.

Dưới đây là loạt “triệu chứng” cho thấy việc bỏ qua khám tài chính sẽ khiến anh em dễ rơi vào thế bị động:

  • Kiếm được nhưng không kiểm soát: Không biết mỗi tháng mình còn bao nhiêu, tiêu bao nhiêu, nợ bao nhiêu.
  • Tưởng đang ổn nhưng thật ra đang… đuối: Lương cao mà chi còn cao hơn, nợ thì âm thầm tăng lên.
  • Không biết gì về bản thân mình: Đã gần tới tự do tài chính hay còn đang lội bì bõm?
  • Biến cố đến thì xoay không kịp: Không có quỹ dự phòng, không nắm được dòng tiền, phải đi vay nóng để xử lý.
Vì sao phải khám sức khỏe tài chính định kỳ
Vì sao phải “khám” sức khỏe tài chính định kỳ

Việc theo dõi các chỉ số “sức khỏe tài chính” như tài sản ròng, nợ so với thu nhập, chi tiêu thiết yếu và thu nhập thụ động giúp anh em “nhìn ví bằng con mắt của chuyên gia”, thấy rõ điểm mạnh – điểm yếu của mình. 

Bây giờ đã có app Cú Thông Thái giúp anh em khám sức khỏe tài chính rồi! Chỉ cần dành vài phút mỗi tháng, vào mục Bác sĩ Tài chính trên SStock, đọc chỉ số và làm theo gợi ý là anh em đã đi trước khối người rồi. Không cần phải đợi có vấn đề mới bắt đầu – “phòng bệnh” vẫn luôn dễ hơn “chữa bệnh” mà phải không anh em?

2. Cách sử dụng tính năng Bác sĩ Tài chính trên app Cú Thông Thái

Dưới đây là từng bước để sử dụng hiệu quả tính năng Bác sĩ Tài chính trên app Cú Thông Thái SStock:

Bước 1: Truy cập mục “Bác sĩ tài chính”

Anh em tiến hành đăng nhập nhanh vào tài khoản của mình qua link chính chủ: https://app.sstock.com.vn/

Từ giao diện chính hoặc thanh menu dưới cùng, anh em chọn tính năng “Bác sĩ tài chính”.

Bước 2: Xác định nhóm sức khỏe tài chính của mình

App sẽ tự động phân tích các chỉ số của anh em và xếp hạng vào một trong 7 nhóm sau:

  • Sống hôm nay, lo ngày mai
  • Tạm đủ sống
  • Dễ thở và có chút dư dả
  • Ổn định tài chính
  • Linh hoạt tài chính 
  • Tự do tài chính
  • Huyền thoại tài chính 

Dựa trên dữ liệu của anh em (thu nhập, chi tiêu, nợ, tài sản…), app sẽ mô tả tình trạng chi tiết kèm lời khuyên phù hợp.

Ví dụ: Anh em đang ở nhóm “Tạm đủ sống” – tức là không thiếu, nhưng chưa thực sự an toàn, nếu có biến cố thì dễ bị “tụt mood tài chính”.

Bước 3: Nhận lộ trình cải thiện từ bác sĩ Cú Thông Thái

Ở phần dưới, anh em sẽ thấy các hành động cụ thể để “thoát nhóm” và tăng hạng tài chính. Chẳng hạn, anh em đang ở nhóm “Tạm đủ sống” thì Cú sẽ đưa ra lời khuyên như sau:

  • Tiết kiệm 20 – 30% thu nhập mỗi tháng
  • Giảm chi tiêu thiết yếu còn dưới 50% thu nhập
  • Bắt đầu đầu tư dài hạn để tiền tự sinh lời

Có thể nhấn “Đầu tư ngay” để chuyển sang các quỹ tích sản SStock đã gợi ý sẵn, phù hợp với tình trạng tài chính của mỗi anh em!

sử dụng tính năng Bác sĩ Tài chính trên app Cú Thông Thái
Sử dụng tính năng Bác sĩ Tài chính trên app Cú Thông Thái SStock

Bước 4: Xem các chỉ số sức khỏe tài chính của bạn

Ở phần này, app sẽ hiển thị 4 chỉ số tài chính cực kỳ quan trọng – giống như bác sĩ đọc kết quả khám tổng quát vậy. Mỗi chỉ số đều có mô tả, đánh giá, và icon minh họa rất dễ hiểu.

(1) Tài sản ròng

Đây là phần tài sản “thật sự của anh em” sau khi trừ hết nợ.

Công thức: Tài sản ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ

Nếu tài sản ròng tương đương 12 tháng chi tiêu trở lên => anh em đang thuộc nhóm “của cải dồi dào”.

Lưu ý: Đừng chủ quan! Có tài sản nhưng nợ nhiều vẫn nguy hiểm nha.

(2) Nợ so với Thu nhập

Chỉ số này cho biết bao nhiêu % thu nhập hàng tháng đang dùng để trả nợ. Nếu > 50% => Báo động đỏ! Anh em đang bị nợ đè, rất rủi ro nếu lãi suất tăng hoặc thu nhập giảm.

Ví dụ: Lương 15 triệu mà trả nợ hơn 7 – 8 triệu/tháng thì sớm muộn cũng kiệt sức.

(3) Thu nhập thụ động

Thể hiện tỷ lệ tiền anh em kiếm được mà không phải “bán sức lao động”.

Nếu = 0% tức là anh em ăn xong lại phải đi làm tiếp, không có gì nuôi mình khi nghỉ việc hay hưu trí. Cần tập tạo dòng tiền thụ động từ đầu tư, cho thuê, lãi tiết kiệm, cổ tức…

(4) Chi tiêu thiết yếu

Cho biết bao nhiêu % thu nhập đang được dùng để trả các chi phí bắt buộc như ăn, ở, điện nước, đi lại… Nếu chiếm quá 50% => dễ rơi vào tình trạng sống đủ nhưng không dư.

App SStock sẽ đánh giá tốt khi anh em kiểm soát chi thiết yếu dưới 50%, phần còn lại dùng để tiết kiệm và đầu tư.

Xem các chỉ số trong mục Bác sĩ Tài chính trên app Cú Thông Thái
Xem các chỉ số sức khỏe tài chính của bạn

Bước 5: Theo dõi biểu đồ lịch sử sức khỏe tài chính

Biểu đồ này giống như “bản theo dõi tiến triển” qua thời gian, cực kỳ hữu ích để anh em biết mình đang đi lên, đi ngang hay đi lùi.

Cách xem biểu đồ:

Anh em có thể chọn mốc thời gian để xem biến động: 1M, 3M, 6M, 1Y, 3Y, 5Y.

Biểu đồ thể hiện 4 đường màu tương ứng với các chỉ số quan trọng:

Chỉ sốMàu hiển thịÝ nghĩa
Tài sản ròngXanh dươngCàng cao càng tốt – phản ánh tài chính vững
Nợ/Thu nhậpĐỏCàng thấp càng an toàn – rủi ro thấp hơn
Thu nhập thụ độngXanh lá câyCàng tăng càng khỏe – càng tự do tài chính
Chi tiêu thiết yếuVàng (cam)Dưới 50% là ổn – còn lại để dành đầu tư

Tác dụng của biểu đồ:

  • Giúp anh em so sánh giữa các tháng, biết lúc nào đang tiết kiệm tốt, lúc nào tiêu quá đà.
  • Theo dõi được tốc độ trả nợ, tăng tài sản hay chuyển đổi nguồn thu nhập.
  • Dữ liệu cực hữu ích để ra quyết định: Có nên vay thêm? Có đủ điều kiện đầu tư lớn?

Khi đã đo được sức khỏe tài chính qua từng chỉ số và từng tháng, anh em mới biết cần chỉnh chỗ nào – mạnh ở đâu, yếu ở đâu để ra quyết định chắc tay.

biểu đồ lịch sử sức khỏe tài chính
Xem biểu đồ lịch sử sức khỏe tài chính

3. Làm gì khi sức khỏe tài chính báo động “đỏ”?

Sức khỏe tài chính báo động đỏ thì anh em đừng né, đừng hoảng. Biết rõ mình “đau ở đâu” là đã cứu được nửa cái ví rồi! Cú sẽ chỉ cách xử lý từng phần, dựa theo 4 chỉ số tài chính đang báo động như bên dưới đây: 

3.1. Báo động: Tài sản ròng thấp hoặc âm

Tài sản ròng chính là phần anh em “thật sự sở hữu” sau khi trừ hết nợ. Khi nó về 0 hoặc âm, nghĩa là anh em đang sống bằng nợ hoặc không còn gì tích lũy.

Nguyên nhân phổ biến:

  • Tài sản nằm rải rác, không sinh lời
  • Nợ nhiều hơn tài sản
  • Không có tích sản hoặc đầu tư

Cách xử lý:

  • Rà lại toàn bộ tài sản, loại bỏ “tài sản chết”.
  • Bắt đầu tích sản với mục tiêu rõ ràng qua app (bắt đầu từ vài trăm nghìn cũng được).
  • Ưu tiên tăng tài sản sinh lời: gửi tiết kiệm kỳ hạn, tích sản định kỳ, quỹ đầu tư.

3.2. Báo động: Tỷ lệ Nợ/Thu nhập cao (>50%)

Nếu hơn một nửa thu nhập hàng tháng của anh em dùng để trả nợ, đó là dấu hiệu đang “gồng ví” quá sức. Dấu hiệu dễ nhận ra:

  • Cứ tới cuối tháng là lo toan trả nợ
  • Không có tiền tiết kiệm
  • Lương tăng nhưng áp lực không giảm

Giải pháp “giảm áp lực” Cú đề xuất:

  • Ghi chi tiết từng khoản nợ trong app (dù là nợ bạn bè hay thẻ tín dụng).
  • Ưu tiên trả nợ lãi cao trước, chia nợ theo “nhóm nguy hiểm”.
  • Dành sẵn 20 – 30% lương mỗi tháng để trả nợ đều.
  • Trong lúc chưa ổn, tuyệt đối không vay thêm.

3.3. Báo động: Thu nhập thụ động = 0%

Tức là anh em đang sống 100% bằng sức lao động, nghỉ là hết tiền. Nguy hiểm nhất là khi mất việc, đau ốm hay về hưu không có nguồn thu nào khác.

Vì sao lại như vậy?

  • Vì anh em chưa từng đầu tư.
  • Vì sợ rủi ro nên để tiền “ngủ” trong tài khoản.
  • Vì không biết cách phân bổ tiền để sinh lời.

Cách “khơi dòng tiền tự chạy về”:

  • Trích 10 – 20% thu nhập mỗi tháng để đầu tư tích sản định kỳ.
  • Chọn hình thức đơn giản: quỹ mục tiêu, tiết kiệm, trái phiếu.
  • Bật tái đầu tư trong app Cú Thông Thái SStock để kích hoạt lãi kép.
  • Tư duy: “Mỗi khoản đầu tư nhỏ hôm nay = nguồn thu tự động trong tương lai”.
đầu tư tích sản định kỳ để có thu nhập thụ động
Đầu tư tích sản định kỳ để có thu nhập thụ động

3.4. Báo động: Chi tiêu thiết yếu > 50% thu nhập

Nếu tiền nhà, ăn uống, điện nước, đi lại… chiếm hết hơn nửa lương, anh em không còn dư để đầu tư hay phòng bị. Nguyên nhân thường thấy:

  • Không lập ngân sách chi tiêu
  • Lẫn lộn giữa “cần” và “muốn”
  • Sống theo thói quen cũ – không tối ưu

Cách “chữa cháy”:

  • Ghi lại tất cả chi tiêu hàng tháng bằng tính năng “Quản lý thu chi”.
  • Phân tích bằng biểu đồ Thu/Chi để thấy rõ khoản nào đang ngốn ví.
  • Cắt hoặc giảm bớt các chi cố định (ăn hàng, mua sắm linh tinh, gói cước…).
  • Áp dụng quy tắc chi tiêu: 50% thiết yếu – 30% tùy ý – 20% tiết kiệm/đầu tư.

App SStock không chỉ đưa ra những số liệu phân tích trực quan để cảnh báo anh em khi sức khỏe tài chính bị “yếu” mà còn đưa lộ trình và công cụ để anh em “chữa lành tài chính” từng bước một. Chỉ cần đều tay, biết mình yếu chỗ nào và xử lý đúng chỗ thì cái ví sẽ khỏe lại thôi.

4. Kết luận 

Trên đây Cú đã chỉ cách sử dụng tính năng Bác sĩ Tài chính trên app Cú Thông Thái SStock cho anh em rồi. Theo dõi tình trạng sức khỏe tài chính thường xuyên thì anh em sẽ càng hiểu rõ mình đang “gãy” ở đâu – nợ, chi tiêu, thu nhập hay tích sản thì càng dễ lên kế hoạch “chữa lành”. Không cần thay đổi mọi thứ trong một đêm, chỉ cần điều chỉnh từng chỉ số tài chính cá nhân một cách đều đặn, có chiến lược là đủ.

App SStock không chỉ “bắt bệnh” cho ví tiền của anh em, mà còn giúp anh em từng bước “hồi sức ví tiền” bằng dữ liệu, công cụ và lời khuyên sát thực tế nhất. Cú Thông Thái tin rằng, chỉ cần bắt đầu từ hôm nay, mỗi tháng kiểm tra và điều chỉnh một chút, thì tài chính sẽ khỏe lại, vững vàng, và đưa anh em tới gần với tự do hơn bao giờ hết.

5. FAQ

5.1. “Bác sĩ Tài chính” là gì vậy Cú?

Đây là tính năng trên app Cú Thông Thái SStock giúp anh em đánh giá sức khỏe tài chính cá nhân dựa trên 4 chỉ số cốt lõi:

  • Tài sản ròng
  • Tỷ lệ nợ/thu nhập
  • Chi tiêu thiết yếu
  • Thu nhập thụ động

App Cú Thông Thái SStock sẽ đưa ra chẩn đoán anh em đang thuộc nhóm nào (tạm đủ sống, chật vật hay khỏe mạnh,…), rồi đưa ra gợi ý cải thiện cực dễ hiểu.

5.2. Có nên đánh giá sức khỏe tài chính hàng tháng không?

Rất nên! Thói quen kiểm tra định kỳ mỗi tháng sẽ giúp anh em:

  • Phát hiện sớm các “cơn đau ví tiền”
  • Chủ động xử lý trước khi toang
  • Đo được tiến độ cải thiện từng chỉ số

Bác sĩ Tài chính trên app SStock đã có – chỉ cần mở ra và xem 2 phút là xong!

5.3. Tôi thấy chỉ số xấu nhưng không biết làm gì tiếp theo?

App sẽ hiển thị ngay các gợi ý hành động cụ thể cho từng vấn đề, như:

  • Tăng tiết kiệm
  • Bắt đầu đầu tư
  • Giảm nợ
  • Theo dõi chi tiêu sát hơn

Anh em chỉ cần bấm nút “Đầu tư ngay” hoặc chuyển sang phần liên quan là xử lý được luôn.

5.4. Tôi thấy biểu đồ nhưng không biết xem thế nào?

Biểu đồ theo thời gian (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm…) giúp anh em:

  • Theo dõi tiến triển sức khỏe tài chính qua từng tháng
  • Biết chỉ số nào đang tốt lên, chỉ số nào cần cải thiện
  • So sánh giữa các thời kỳ => điều chỉnh kế hoạch tài chính

Cứ nhìn đường màu nào đi lên là vui, đi xuống thì xử lý liền nha!

Related posts:
  1. Cách đăng ký tài khoản app Cú Thông Thái chỉ với 2 phút!
  2. Hướng dẫn Quản lý Thu Chi trên app Cú Thông Thái – 3 phút mỗi ngày!
  3. Hành trình quản lý tài chính cá nhân – Cú Thông Thái chỉ đường từ A-Z
  4. Cách thêm mới các khoản Thu Chi trên app Cú Thông Thái trong 1 phút
No comments yet! You be the first to comment.

Để lại một bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

MỤC LỤC

  1. 1. Vì sao phải “khám” sức khỏe tài chính định kỳ?
  2. 2. Cách sử dụng tính năng Bác sĩ Tài chính trên app Cú Thông Thái
    1. Bước 1: Truy cập mục “Bác sĩ tài chính”
    2. Bước 2: Xác định nhóm sức khỏe tài chính của mình
    3. Bước 3: Nhận lộ trình cải thiện từ bác sĩ Cú Thông Thái
    4. Bước 4: Xem các chỉ số sức khỏe tài chính của bạn
      1. (1) Tài sản ròng
      2. (2) Nợ so với Thu nhập
      3. (3) Thu nhập thụ động
      4. (4) Chi tiêu thiết yếu
    5. Bước 5: Theo dõi biểu đồ lịch sử sức khỏe tài chính
  3. 3. Làm gì khi sức khỏe tài chính báo động “đỏ”?
    1. 3.1. Báo động: Tài sản ròng thấp hoặc âm
    2. 3.2. Báo động: Tỷ lệ Nợ/Thu nhập cao (>50%)
    3. 3.3. Báo động: Thu nhập thụ động = 0%
    4. 3.4. Báo động: Chi tiêu thiết yếu > 50% thu nhập
  4. 4. Kết luận 
  5. 5. FAQ
    1. 5.1. “Bác sĩ Tài chính” là gì vậy Cú?
    2. 5.2. Có nên đánh giá sức khỏe tài chính hàng tháng không?
    3. 5.3. Tôi thấy chỉ số xấu nhưng không biết làm gì tiếp theo?
    4. 5.4. Tôi thấy biểu đồ nhưng không biết xem thế nào?
cuthongthai logo

CTCP Tập đoàn Quản Lý
Tài Sản Cú Thông Thái

Địa Chỉ: Tầng 6, Số 8A ngõ 41 Đông Tác, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Thông tin doanh nghiệp

  • Mã số DN/MST : 0109642372
  • Hotline: 0383 371 352
  • Email: [email protected]

@ Bản quyền thuộc về Cú Thông Thái

Điều khoản sử dụng

Zalo: 0383371352 Facebook Messenger