3 Cách Giúp Bạn Thoát Khỏi Áp Lực Tài Chính
Cuộc sống hiện đại với những bộn bề, gánh nặng bủa vây. Ai cũng vô hình chung mang trên mình những áp lực riêng. Và áp lực tài chính là vấn đề mà mọi người quan tâm hơn bao giờ hết.
Áp lực tài chính giống như xiềng xích ngăn cản những dự định, mong ước của chúng ta. Không có tài chính trong tay, anh em sẽ không thể an nhàn tuổi già trong tương lai. Khi anh em gặp phải áp lực tài chính, cuộc sống sẽ không được thoải mái.
Vậy làm thế nào để giảm bớt những áp lực tài chính, để khiến bản thân không còn mệt mỏi. Bài viết hôm nay Cú sẽ cùng anh em thảo luận về chủ đề này, cũng như chia sẻ một số cách xây dựng kế hoạch tự do tài chính hiệu quả nhé.
Phần 1. Giải Pháp Đầu Tiên Giúp Giảm Bớt Áp Lực Tài Chính: Phân loại tài sản và kiểm soát tài chính của bản thân
1.1 Phân loại tài sản
Anh em nên sắp xếp và quản lý tài chính từ khi còn trẻ. Nhất là các bạn học sinh, sinh viên hay các bạn mới đi làm. Đây là thời điểm mà anh em có nhiều thời gian nhất, để vừa thực hành và vừa thành lập thói quen quản lý tài chính.
Nếu anh em nào đã đọc thì trong cuốn “Cha giàu cha nghèo” của tác giả Robert Kiyosaki, sẽ thấy khái niệm tiêu sản. Tiêu sản là những thứ có giá trị hao mòn dần theo thời gian. Đó là những thứ khiến anh em phải chi thêm tiền cho chúng.
Ví dụ anh em mua một chiếc xe máy để dùng cho đi lại. Sau đó sẽ phải tiếp tục tốn tiền bảo dưỡng xe, tiền xăng, tiền bảo hiểm, tiền phạt… Tiêu sản là những món đồ dễ “gây nghiện”. Bởi khi anh em đã hứng thú với nó, thì số tiền phải chi cho các đồ vật này sẽ rất nhiều.
Trái ngược với tiêu sản, là tài sản. Tài sản sẽ giúp anh em sinh lời theo thời gian, nếu như chúng ta biết cách chi tiêu hợp lý. Để phân loại tài sản và kiểm soát chúng, trước hết phải liệt kê các tài sản như: tiền mặt, các khoản vay, hóa đơn, thẻ tín dụng,… Phải biết được chúng ta đang ở mức độ tài chính nào.
Nắm rõ tình hình tài chính cá nhân, từ đó anh em sẽ có định hướng xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp. Tài chính cá nhân là vấn đề riêng của mỗi người, không ai giống ai. Nếu anh em có thu nhập cao, đáp ứng được các nhu cầu cá nhân, sở thích mua sắm, du lịch…
Và chỉ sử dụng đến thẻ tín dụng khi thực sự cần và chú ý thanh toán khoản nợ đúng hạn. Việc này sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng sau này của anh em khi có nhu cầu đấy nhé. Các ngân hàng sẽ check điểm tín dụng của anh em. Nếu điểm tín dụng thấp, anh em sẽ không đủ điều kiện để duyệt các khoản vay.
1.2 Hãy kiểm soát và quản lý tài chính cá nhân
Đây là tâm sự của bạn Tùng gửi về Fanpage cho Cú. Qua tâm sự của Tùng chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của việc biết kiểm soát tài chính. Một cậu bạn tốt nghiệp và đi làm ở Sài Gòn được 2 năm. Sau đó quen Tú 3 năm. Tính đến nay Tùng đã 27 tuổi, tròn 5 năm đi làm.
“Em và cô ấy quen nhau đến giờ cũng 3 năm và cả 2 xác định đi đến hôn nhân. Cứ tưởng mọi chuyện suôn sẻ cho đến khi 2 bên gia đình gặp nhau để bàn chuyện cưới hỏi…Tính sương sương hơn 200 triệu, em ngồi đờ ra vì sổ tiết kiệm bây giờ chỉ được 1 nửa. Bố mẹ thì cũng có tuổi rồi còn phải nuôi em gái học Đại học, tiền đâu mà xoay hơn 100 triệu trong vòng mấy ngày đó cho kịp đám cưới…Bất lực quá anh ạ…Mà nhà cũng chả có gì để vay mượn.
Trong thời gian đi làm vừa chi tiêu, vừa hỗ trợ bố mẹ nuôi em gái ăn học. Sau 5 năm, em tiết kiệm khoảng 100 triệu. Mục tiêu của em là như vậy đó anh. Nghĩ là khi lập gia đình thì 2 vợ chồng sẽ cố gắng gia tăng thu nhập. Xây dựng tài sản ổn định để hướng đến tự do tài chính. Không phải chật vật vì đồng tiền hay lo lắng không có đủ tài chính cho con cái ăn học đến nơi đến chốn.
Nhưng ai mà ngờ đến ngày khoảnh cột mốc quan trọng của cuộc đời thì bị chững lại…
…Cũng chỉ vì chữ “tiền” và áp lực tài chính”
Cú nghĩ 27 tuổi, con trai lập gia đình cũng không phải quá sớm. Nhưng:
– Sớm ở đây có lẽ xuất phát từ việc Tùng chưa chuẩn bị đủ tâm lý lẫn tài chính cho cuộc hôn nhân này.
– Sớm ở đây có lẽ là khi bạn ấy nghĩ mọi chuyện gần như suôn sẻ. Nhưng vấn đề tài chính lại phát sinh sớm ngay cả khi chưa bước vào cuộc sống hôn nhân.
– Và sớm ở đây có lẽ là chính Tùng không nghĩ mình lại rơi vào hoàn cảnh bất lực sớm như vậy khi mọi thứ chỉ mới bắt đầu.
Và vấn đề này không chỉ của riêng ai trong số chúng ta. Đó là việc chuẩn bị tài chính cho đám cưới. Đương nhiên đi cùng với niềm vui này cũng sẽ là những gánh nặng tài chính, nếu như anh em phải tự mình lo liệu.
Vậy tại sao phải kiểm soát tài chính? Và mục đích cần kiểm soát để làm gì?
Quản lý cũng như biết kiểm soát tài chính cá nhân sẽ giúp anh em hiểu rõ về giá trị của đồng tiền. Kể cả khi anh em đang gặp phải các vấn đề tài chính, chúng ta sẽ dễ tìm ra cách giải quyết phù hợp.
- Kiểm soát và quản lý tài chính giúp anh em làm chủ đồng tiền. Các nhu cầu cần thiết như giải trí, mục tiêu cá nhân đều sẽ được đáp ứng và giải quyết hợp lý.
- Kiểm soát và quản lý tài chính giúp anh em hạn chế được những khoản chi tiêu không cần thiết. Hạn chế lãng phí tiền vào những công việc vô bổ.
Việc chi tiêu kiểm soát sẽ giúp tiền được sử dụng đúng mục đích. Từ đó hạn chế các khoản vay nợ, vấn đề tài chính đau đầu do thiếu tiền hay mắc nợ.
- Kiểm soát và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ giúp anh em dễ dàng xây dựng các kế hoạch trong tương lai. Có cho mình những mục tiêu tài chính, để có cuộc sống ngày một tốt hơn.
- Kiểm soát và quản lý tài chính cá nhân giúp anh em chủ động hơn trong mọi trường hợp đột xuất bất ngờ xảy ra. Khoản tiền dự phòng, tiết kiệm sẽ giúp anh em ứng phó kịp thời khi bị ốm, tai nạn, thất nghiệp hay bị cắt giảm lương do dịch bệnh…
Ngoài ra anh em cũng nên có cho mình khoản tiền nhàn rỗi để gia tăng thêm tài sản.
- Kiểm soát và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không chỉ quản lý chi tiêu mà còn giúp gia tăng tài sản. Không chỉ là những khoản tiết kiệm và chi tiêu mà còn được sử dụng để đầu tư. Anh em cần phải trau dồi cho kỹ năng mới, nâng cao thu nhập. Tiền sẽ tạo ra tiền, chúng sẽ giúp anh em giảm bớt áp lực tài chính.
Phần 2. Giải Pháp Thứ Hai Giúp Giảm Bớt Áp Lực Tài Chính: Đầu Tiên Trả Các Khoản Nợ Càng Sớm Càng Tốt.
Khi anh em để bản thân vướng phải những khoản nợ quá hạn, thậm chí là vượt quá khả năng. Thì áp lực tài chính sẽ càng đè nặng lên tinh thần chúng anh em hơn bao giờ hết. Và cứ như thế, vấn đề không được giải quyết sẽ khiến cuộc sống của anh em rơi vào bế tắc.
Cách tốt nhất để không bị áp lực tài chính nhân đôi, đó là phải trả nợ. Thì đừng nên vay nợ ngay từ đầu. Hiện nay, rất dễ dàng để anh em vay nợ khi các điều kiện không quá khắt khe.
Việc có thể tìm hiểu, tiếp cận các khoản vay một cách dễ dàng. Dẫn đến tình trạng nhiều người ỷ lại vào việc vay tín dụng và thường xuyên vay nợ không cần thiết. Anh em cần phải hiểu, sức mạnh của lãi kép cũng được áp dụng vào các khoản nợ kể trên. Đó là khi tình trạng lãi của khoản nợ này sẽ được tiếp tục tính lãi cho kỳ tiếp theo. Cứ như vậy, số tiền anh em phải trả sẽ ngày một tăng lên.
Tình trạng nợ nần, nhất là nợ thẻ tín dụng ngày càng phổ biến. Và chủ yếu là các bạn trẻ độ tuổi 20-30. Các bạn học sinh, sinh viên mới ra trường nhưng lại mộng tưởng về cuộc sống “đủ đầy”. Nếu không giải quyết các khoản vay nợ này sớm thì các bạn sẽ dễ vấp phải những sai lầm tài chính.
Nếu như bất đắc dĩ, anh em thật sự phải vay nợ. Hãy ưu tiên bỏ ra một phần thu nhập mỗi tháng của anh em để trả khoản nợ đó càng sớm càng tốt. Hoặc chỉ cần trả đúng hạn. Thậm chí, nếu được thì anh em nên cắt bớt phần chi tiêu hàng ngày để ưu tiên trả nợ.
Phần 3. Giải Pháp Thứ Hai Giúp Giảm Bớt Áp Lực Tài Chính: Tiếp Theo Cần Chuẩn Bị Tài Chính Dự Phòng Cho Tương Lai
Ai cũng thấy rõ được tầm quan trọng của việc quản lý tài chính hiệu quả. Một là để giảm bớt áp lực tài chính trong cuộc sống hiện đại. Hai là anh em sẽ được an nhàn khi về già, thoải mái tinh thần. Tuy nhiên, nên làm thế nào để có thể giảm bớt áp lực tài chính?
Trước hết quản lý chi tiêu là vấn đề đầu tiên mà bất cứ ai cũng cần thực hiện để tối ưu tài chính cá nhân. Sử dụng tiền hiệu quả, đúng lúc, đúng chỗ, tránh ảnh hưởng đến ngân sách tài chính của bạn. Quản lý chi tiêu cá nhân là việc anh em tối ưu sử dụng tiền vào các nhu cầu hàng ngày, cần thiết, giải trí, du lịch, ốm đau…
Nói một cách khách quan, với tâm sự của Tùng ở trên. Thì đây chỉ là một trong vô vàn vấn đề tài chính anh em phải đối mặt khi xác định lập gia đình. Thậm chí, nhiều trường hợp khác còn gặp phải:
– Vấn đề thách cưới của nhà gái (ở một số địa phương) lên đến hàng trăm triệu. Cứ nghĩ chỉ cần một lời ngỏ chân thành cho đến khi nhận thách cưới 200-300 triệu mới đứng hình.
– Áp lực mua nhà riêng, mua xe trước đám cưới để sau khi kết hôn vợ chồng sẽ ở riêng,… Cứ nghĩ cưới về 2 vợ chồng ở tạm nhà thuê rồi từ từ kiếm tiền mua nhà riêng, xe riêng nhưng bố mẹ vợ lại không muốn con gái chịu khổ, phải có nhà mới chịu “gả con”,…
Rất rất nhiều vấn đề khác mà anh em phải lường trước được khi lấy vợ/chồng. Mà quan trọng chúng đều chỉ có thể giải quyết bằng tài chính.
Nhưng vì sao vẫn rất nhiều người ngoài kia họ làm được? Vì họ nhận thức được sớm, chuẩn bị tài chính từ sớm. Lược bỏ các chi tiêu không thật sự cần thiết, như mua sắm, ăn uống,… sẽ giúp anh em tiết kiệm thêm được một khoản tiền tiết kiệm. Từ đó giảm bớt được một số áp lực tài chính cho bản thân.
Sau đó hãy áp dụng một số các quy tắc để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn:
– Nguyên tắc 6 cái lọ trong quản lý chi tiêu. Phương pháp quản lý tổng thu nhập của mỗi anh em. Được chia thành 6 cái lọ với tỷ lệ phù hợp và được sử dụng với mục đích khác nhau.
Nếu tổng thu nhập của anh em là 100% thì 6 chiếc lọ sẽ được chia nhỏ với tỷ lệ:
- Lọ 1 chiếm 55% phục vụ nhu cầu chi tiêu cần thiết cho cuộc sống cơ bản: Tiền nhà ở, tiền ăn uống, đi lại,…
- Lọ 2 chiếm 10% là khoản tiết kiệm dài hạn. Số tiền tiết kiệm sẽ được dùng cho các mục tiêu dài hạn trong tương lai như mua nhà, mua xe…
- Lọ 3 chiếm 10% là khoản để đạt tự do tài chính. Số tiền sẽ được sử dụng để đầu tư, sinh lời, tạo thu nhập thụ động. Khoản này giúp anh em nâng cao thu nhập. Dần đạt được ngưỡng tự do tài chính mà không cần làm việc quá nhiều hay để đạt được mục tiêu nghỉ hưu sớm.
- Lọ 4 chiếm 10% phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ như: Du lịch, sở thích cá nhân, mua sắm tự do…
- Lọ 5 chiếm 10% phục vụ cho mục đích giáo dục. Chúng ta cần nâng cao kỹ năng bản thân hoặc đầu tư cho học tập của con cái.
- Lọ 6 chiếm 5% số tiền được sử dụng với mục đích cho đi. Hỗ trợ người thân bạn bè, người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Hay đơn giản được sử dụng để thăm hỏi mọi người.
Quy tắc 50/30/20 là giải pháp đơn giản nhất để mỗi người quản lý chi tiêu hiệu quả. Thu nhập của anh em sẽ được chia thành 3 nhóm chính, trong đó:
- Nhóm chi phí cố định, cần thiết chiếm 50% phục vụ nhu cầu cơ bản: Tiền nhà, ăn, học phí, thuốc men…
- Nhóm chi phí linh hoạt chiếm 30% cho nhu cầu giải trí, du lịch, mua sắm hàng ngày.
- Nhóm tiết kiệm và đầu tư chiếm 20%, số tiền được sử dụng để tiết kiệm một phần. Phần còn lại được sử dụng để đầu tư tạo ra thu nhập thụ động, gia tăng thêm tài sản.
Phần 4. Giải Pháp Thứ Ba Giúp Giảm Bớt Áp Lực Tài Chính: Đầu Tư Thông Minh
Có nhiều bạn hỏi Cú “Chúng ta tiết kiệm và đầu tư để làm gì?” Với những tâm sự của Tùng, bạn ấy đã tự mình đúc kết được một số điều như sau:
“- Tiết kiệm và đầu tư để không bị cảm giác bất lực, bế tắc bủa vây.
– Để không phải đấu tranh tâm lý giữa lòng tự vọng của một người đàn ông. Và việc ngỏ lời mong nhà ngoại thông cảm cho tình hình tài chính hiện tại.
– Để không chạy đôn chạy đáo đi vay mượn để có đủ tiền cưới vợ.
– Rồi vay mượn được, ai trả? Sau kết hôn vợ chồng lại phải xoay sở vất vả để đi trả nợ.
Lúc đó không dư đồng nào. Khó khăn nối tiếp khó khăn khi mọi khoản chi tiêu đổ lên vai, sinh thêm đứa con nữa lại càng mệt hơn,… Rồi khi đó không ít người buông lời tiêu cực “Hôn nhân là kết thúc của cuộc sống tự do, hạnh phúc”.
Khi trải qua áp lực tài chính, chính Cú cũng nhận ra rằng vì chúng ta đã không để tâm đến việc kiểm soát tài chính. Hay có kế hoạch tài chính từ sớm để giảm bớt được gánh nặng sau này. Chính Tùng cũng đã quá chủ quan khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Bạn ấy chưa chuẩn bị chu đáo trong vấn đề tài chính cho gia đình. Và quan trọng nhất là trong tay không có bất cứ khoản tiết kiệm, dự phòng để xử lý các vấn đề phát sinh.
Cú cũng thường khuyên anh em cũng như Tùng tập tiết kiệm. Và tập đầu tư càng sớm càng tốt để chuẩn bị cho tương lai. Ví dụ bây giờ, mỗi tháng Tùng chỉ cần bỏ ra 1 vài triệu tiết kiệm để đầu tư. Đầu tư chứng khoán hay đầu tư tích sản trên sàn hay sản phẩm SStock của Cú.
Đầu tư tích sản sẽ phù hợp với anh em muốn sinh lời từ khoản tiền nhàn rỗi. Nhưng không biết sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý.
Với các bạn muốn đầu tư tích sản, chuẩn bị cho quỹ hưu trí, quỹ bảo đảm,… nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Và với các bạn lo sợ đầu tư chứng khoán thì thiếu kiến thức, thua lỗ, lừa đảo. Gửi tiết kiệm ngân hàng thì lãi suất thấp, quan trọng là số vốn để bắt đầu cũng không cần quá nhiều
Tùng đã sử dụng số tiền nhàn rỗi để tìm hiểu và đầu tư dưới hai hình thức trên Sstock. Cũng đã được một thời gian, hiện tại Tùng đã có thể gánh vác được các chi phí cho cuộc sống hôn nhân. Và có thêm một khoản tiết kiệm cho gia đình.
Ví dụ: Người nắm giữ cổ phiếu (CP)
- Hiện nay: nắm giữ CP dài hạn để hưởng lãi suất kép: Giá cổ phiếu tăng trong dài hạn + Cổ tức hàng năm
- Khi có SStock, Lãi kép nhân đôi: Nhà đầu tư (NĐT) sử dụng CP để hợp tác đầu tư và SStock trả lợi nhuận = CP
Chẳng hạn, chúng ta hợp tác đầu tư 10,000 cổ phiếu HPG; cuối năm nhận về 10,500 cổ phiếu HPG. (mức lợi nhuận 5%)
NĐT hưởng lợi từ Số cổ phiếu tăng thêm + Giá CP tăng + Cổ tức hàng năm
Ví dụ NĐT nắm giữ nhiều tiền mặt, hoặc có dòng tiền đều hàng tháng muốn đầu tư an toàn, lợi nhuận hấp dẫn:
- Hiện nay: Đi gửi tiền LS không hấp dẫn, mua Trái phiếu không đủ thông tin…
- Khi có SStock: Hợp tác đầu tư an toàn LS cao hơn tiền gửi 3%- 4%/năm
Khi đầu tư, thay vì Tùng chỉ giữ im cổ phiếu trong danh mục, chờ ngày thị trường về bờ. Bạn ấy đã dùng chúng để đầu tư và hưởng thêm % lợi nhuận. Từ việc lựa chọn hợp tác đầu tư cùng SStock bằng số cổ phiếu mình đang nắm giữ. Vậy là Tùng vừa có thêm lợi nhuận, vừa có thể để quỹ này là quỹ hưu trí, quỹ dự phòng.
Thế mới nói, khi anh em có mục tiêu, kiểm soát tài chính. Thì anh em sẽ giảm bớt được nỗi lo tài chính trong cuộc sống hàng ngày. Các áp lực tài chính sẽ được giải quyết dần bằng các quỹ dự phòng. Không chỉ đơn giản là:
– Khi chúng ta ốm, có hay không tiền mua thuốc.
– Khi chiếc xe bị hỏng, có hay không tiền sửa.
– Khi bạn bè người thân mượn, có hay không tiền cho vay.
– Khi bất ngờ chiếc điện thoại bị hỏng, có hay không tiền mua cái mới,…
Mà nó còn giúp chúng ta làm được những điều lớn lao hơn thế. Áp lực tài chính được giảm bớt sẽ giúp anh em bớt mỏi mệt hơn cả.
Việc chuẩn bị tài chính dự phòng cho tương lai…chưa bao giờ là dư thừa!
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Cú về “3 Cách Giúp Bạn Thoát Khỏi Áp Lực Tài Chính”. Chúng ta nên lập cho mình kế hoạch tài chính ngay từ sớm. Trong quá trình đó, hãy biết cách gia tăng thêm tài sản của mình. Gánh nặng tài chính và những áp lực sẽ được giảm bớt.
Hy vọng thông qua những lời tâm sự của bạn Tùng. Anh em có thể nhận thấy được áp lực tài chính sẽ hạn chế những dự định của chúng ta như thế nào. Áp lực tài chính chỉ được giảm bớt khi anh em tự do tài chính.
Bài viết trên hoàn toàn là quan điểm cá nhân của Cú, mong là anh em sẽ đón nhận những chia sẻ này một cách khách quan.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính. Kênh Youtube của Cú
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách quản lý tài chính cá nhân, đầu tư chứng khoán. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân như:
>>Con gái không phải lo lắng việc xây dựng tài chính. Đúng hay sai?
>>18 tuổi làm gì để sớm tự do tài chính?
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969