Định giá cổ phiếu bằng cách chiết khấu dòng tiền tự do FCFF (P.8)
Khi lựa chọn phương pháp để định giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư thường gặp rất nhiều khó khăn bởi số lượng rất lớn của các phương pháp định giá hiện có. Và độ phức tạp khác nhau giữa chúng. Tuy nhiên, không có một phương pháp nào phù hợp nhất cho mọi tình huống. Mỗi cổ phiếu là khác nhau và mỗi ngành hoặc lĩnh vực có những đặc điểm riêng biệt. Yêu cầu sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau.
Tiếp tục với series về các phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến cho nhà đầu tư. Hôm nay Cú sẽ giới thiệu đến anh em một phương pháp định giá cổ phiếu được sử dụng phổ biến nhất để tìm kiếm những cơ hội đầu tư với giá hời. Đó chính là: Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF). Theo đó giá trị nội tại của cổ phiếu được ước tính bằng cách chiết khấu các dòng tiền dự kiến trong tương lai về giá trị hiện tại.
Vậy dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF) là gì? Cách tính toán FCFF như thế nào? Cũng như phương pháp định giá cổ phiếu dựa vào FCFF là gì? Hãy cùng Cú tìm hiểu và thử áp dụng ngay công thức định giá cổ phiếu dưới đây. Để giúp anh em đưa ra những quyết định hợp lý và đúng đắn hơn trong những cơ hội đầu tư nhé!
1. Tìm hiểu về chiết khấu dòng tiền là gì?
Bên cạnh những phương pháp định giá quan trọng khác. Khái niệm phương pháp chiết khấu dòng tiền là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực đầu tư. Chiết khấu dòng tiền giúp tính toán số tiền đầu tư, phân tích doanh nghiệp. Cũng như phục vụ nhiều mục đích trong phân tích và giao dịch. Vậy cụ thể phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền là gì? Phương pháp này có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào? Ý nghĩa phương pháp này? Công thức xác định và cách áp dụng chiết khấu dòng tiền trong giao dịch đầu tư ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây. Anh em hãy cùng theo dõi để có thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích về phương pháp định giá chứng khoán quan trọng này nhé!
1.1 Chiết khấu dòng tiền là gì?
Chiết khấu dòng tiền (DCF – Discounted Cash Flow) được biết đến là một phương pháp định giá. Giúp ước tính giá trị của một khoản đầu tư thông qua các dòng tiền trong tương lai của nó. Phương pháp định giá này tìm ra giá trị của một doanh nghiệp hiện nay. Dựa trên căn cứ theo những dự đoán về số tiền mà doanh nghiệp đó sẽ tạo ra trong tương lai.
Nói một cách dễ hiểu hơn, DCF được các nhà đầu tư sử dụng để có thể tính toán giá trị của một khoản đầu tư. Khoản đầu tư có thể là tài sản, trái phiếu, cổ phiếu giao dịch, tiền mặt, bất động sản… Hoặc bất cứ loại hình đầu tư nào có thể có kỳ vọng tạo ra được dòng tiền. Nhà đầu tư sẽ tính DCF dựa vào các dòng tiền của khoản đầu tư đó trong tương lai. Nhờ vậy, các nhà đầu tư có thể dự tính được mức độ hấp dẫn. Cũng như mức độ sinh lời của cơ hội đầu tư đó.
Dòng tiền chiết khấu DCF thể hiện nó sẽ đánh giá được giá trị nội tại của 1 doanh nghiệp. Nếu giá trị mà doanh nghiệp đạt được bằng cách thông qua DCF cao hơn so với giá trị đầu tư ở hiện tại. Chứng tỏ đây là 1 cơ hội đầu tư sinh lời khá hấp dẫn.
1.2 Tính dòng tiền chiết khấu DCF bằng cách nào?
Dòng tiền chiết khấu được sử dụng như một công cụ để ước tính mức độ hấp dẫn của một cơ hội đầu tư. Phân tích dòng tiền chiết khấu sử dụng các dự báo về dòng tiền tự do trong tương lai. Và chiết khấu chúng (thường sử dụng giá vốn bình quân gia quyền – sẽ được Cú giải thích ngay sau đây) để đạt được giá trị hiện tại. Được sử dụng để đánh giá tiềm năng đầu tư, thường là trong quá trình thẩm định giá. Nếu giá trị đạt được thông qua phân tích DCF cao hơn chi phí đầu tư hiện tại. Thì cơ hội đó có thể xem là một cơ hội tốt để đầu tư.
Tuy dòng tiền chiết khấu là một khái niệm khá đơn giản. Nhưng để hiểu rõ về các mô hình DCF, nhà đầu tư cần lưu ý những điểm sau đây:
- Phải dự tính được các dòng tiền mà nhà đầu tư mong đợi khoản đầu tư của mình sẽ tạo ra được trong tương lai. Trước khi thực hiện việc chiết khấu dòng tiền ở tương lai về giá trị của hiện tại.
- Sau khi đã xác định được giá trị hiện tại. Việc của nhà đầu tư là phải đánh giá được khả năng sinh lời của khoản đầu tư đó.
Tóm lại, định giá dòng tiền chiết khấu DCF phải cao hơn chi phí ban đầu mà nhà đầu tư bỏ ra. Thì khi đó việc đầu tư mới hiệu quả.
1.3 Công thức tính chiết khấu dòng tiền
⋅ Công thức tính chiết khấu dòng tiền như sau:
PV = FV / (1 + r)^n
Trong đó:
- r: lãi suất chiết khấu
- n: năm tính (giả sử năm thứ 5 hoặc năm thứ 10)
- FV: Giá trị tương lai của tiền. Được hiểu là giá trị tương tai của một khoản tiền hoặc dòng tiền ở thời điểm hiện tại.
Ví dụ 1: Giả sử doanh nghiệp A trong tương lai tạo ra dòng tiền là 100.000.000 đồng/năm. Tỷ suất sinh lợi là 10%. Vậy dòng tiền này vào năm thứ 10 (n) sẽ tương đương bao nhiêu tiền ở thời điểm hiện tại?
Khi đó giá trị hiện tại của doanh nghiệp là:
PV = 100.000.000 / (1 + 0,1)^10 = 38.610.000 đồng.
Và khi anh em thực hiện công thức này với khoản đầu tư của mình từ năm 1, năm 2, năm 3… năm n. Thì khi đó giá trị hiện tại của doanh nghiệp sau 10 năm bằng tổng của PV của từng năm (khi tính theo công thức trên). Và đó chính là giá trị hiện tại của doanh nghiệp. Cụ thể:
PV = FV1 / (1 + r)^1 + FV2 / (1 + r)^2 + ……. + FVn / (1 + r)^n
Từ công thức chiết khấu dòng tiền trên, khi xem xét đánh giá một doanh nghiệp. Thì chỉ số FV được thay thế bởi Dòng tiền tự do của doanh nghiệp theo hàng năm.
⋅ Công thức tính giá trị tương lai của dòng tiền PV:
- Trường hợp 1: Tính theo lãi đơn (là tiền lãi chỉ được tính trên số dư vốn gốc, mà không ghép lãi).
Giá trị tương lai tính theo lãi đơn hay còn gọi là giá trị đơn được xác định theo công thức:
Fn = PV * (1 + r*n)
Trong đó:
- Fn: Giá trị tương lai tại thời điểm cuối kỳ thứ n.
- PV: Số vốn gốc (vốn đầu tư ban đầu).
- r: Lãi suất/ kỳ (kỳ: tháng, quỹ, 6 tháng, năm…).
- n: Số kỳ tính lãi.
Ví dụ 2: Giả sử Việt có 200 triệu gửi tiết kiệm với lãi suất 6% trong 10 năm. Nếu tính theo lãi đơn thì số tiền nhận được sẽ 10 năm sẽ là:
Fn = 200.000.000 (1+ 6%*10) = 320.000.000 đồng.
- Trường hợp 2: Tính theo lãi kép (Có ghép lãi)
Giá trị tương lai tính theo lãi kép hay còn gọi là giá trị kép được xác định theo công thức:
FVn = PV * (1 + r)^n
Trong đó:
- FVn: Giá trị tương lai kép nhận được ở cuối kỳ thứ n.
- PV: Số vốn gốc (vốn đầu tư ban đầu).
- r: Lãi suất/ kỳ (kỳ: tháng, quỹ, 6 tháng, năm…).
- n: Số kỳ tính lãi.
Ví dụ 3: Cũng với ví dụ 2 trên, Việt có 200 triệu gửi tiết kiệm với lãi suất 6% trong 10 năm. Nếu tính theo lãi kép thì số tiền nhận được sẽ 10 năm sẽ là:
FVn = 200.000.000 * (1+6%)^10 = 358.169.953 đồng.
1.4 Các ưu điểm và nhược điểm của dòng tiền chiết khấu DCF là gì?
Phương pháp chiết khấu dòng tiền được khá nhiều nhà đầu tư ưa chuộng bởi nó có nhiều ưu điểm mang lại, cụ thể là:
1.4.1 Ưu điểm
- Dòng tiền chiết khấu là một trong những thước đo tốt nhất để ước tính giá trị nội tại của một khoản đầu tư. Nó đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm tỷ suất lợi nhuận và tăng trưởng doanh số bán hàng trong tương lai. Đồng thời nó cũng yêu cầu các nhà đầu tư phải tính đến giá trị thời gian của tiền. Từ đó cung cấp mức định giá chính xác hơn cho một dự án hoặc doanh nghiệp. Giúp nhà đầu tư có căn cứ để đưa ra quyết định về giá trị của khoản đầu tư.
- Dựa vào các giá trị dòng tiền tạo ra được trong tương lai. DCF giúp các nhà đầu tư tính toán được giá trị thực của khoản đầu tư nào đó. Và có thể đưa ra được quyết định đầu tư chính xác hơn.
- DCF giúp các nhà đầu tư xác định được động lực kinh doanh liên quan. Định giá dòng tiền chiết khấu thực sự nắm bắt được các động lực cơ bản của một doanh nghiệp. Như chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí vốn bình quân gia quyền, tốc độ tăng trưởng… Do đó, điều này gần nhất với việc ước tính giá trị nội tại của tài sản/ doanh nghiệp.
- Dòng tiền chiết khấu hoạt động dựa vào dòng tiền tự do. Ở một mức độ lớn hơn, dòng tiền tự do là một thước đo đáng tin cậy. Đã loại bỏ các chính sách kế toán chủ quan và thay đổi góc nhìn liên quan đến thu nhập được báo cáo. Bất kể khoản chi tiền mặt được phân loại là chi phí hoạt động trong P&L. Hay được vốn hóa thành một tài sản trên bảng cân đối kế toán. DCF là một thước đo thực sự về số tiền còn lại cho các nhà đầu tư.
- Bên cạnh việc xem xét rõ ràng các động lực kinh doanh liên quan. DCF cho phép các nhà đầu tư kết hợp các thay đổi quan trọng trong chiến lược kinh doanh vào mô hình định giá. Nếu không sẽ không được phản ánh trong các mô hình định giá khác.
- Trong khi các phương pháp khác như định giá tương đối khá dễ tính toán hơn. Độ tin cậy của chúng trở nên đáng nghi ngờ khi toàn bộ lĩnh vực hoặc thị trường được định giá quá cao hoặc định giá thấp hơn. Phương pháp DCF cắt ngang qua yêu cầu này và dự đoán giá trị nội tại tốt nhất có thể.
- Quan trọng nhất, mô hình DCF có thể được sử dụng như một kiểm tra độ tỉnh táo. Thay vì ước tính giá trị nội tại hợp lý, giá cổ phiếu hiện tại của công ty có thể được đưa vào mô hình và hoạt động ngược lại. Mô hình DCF sẽ cho biết cổ phiếu của công ty được định giá quá cao hay thấp hơn. Và cả cổ phiếu hiện tại giá cả có hợp lý hay không.
Ngoài những ưu điểm đã nêu trên. DCF cũng có những mặt hạn chế mà các nhà đầu tư cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này như sau:
1.4.2 Nhược điểm
- Định giá DCF cực kỳ nhạy cảm với các giả định liên quan đến tỷ lệ tăng trưởng vĩnh viễn và tỷ lệ chiết khấu. Bất kỳ điều chỉnh nhỏ nào ở đây, định giá DCF sẽ dao động mạnh. Và giá trị hợp lý được tạo ra sẽ không chính xác.
- DCF chỉ hoạt động tốt và chính xác nhất khi các dòng tiền trong tương lai có độ tin cậy cao. Nhưng nếu hoạt động của công ty thiếu khả năng hiển thị. Thì việc dự đoán doanh thu, chi phí hoạt động và đầu tư vốn sẽ trở nên khó khăn. Trong khi việc dự báo dòng tiền trong vài năm tới đã là khó. Thì việc đẩy chúng ra vĩnh viễn (bắt buộc đối với định giá DCF) gần như không thể. Do đó, phương pháp DCF dễ bị lỗi nếu không tính đúng các đầu vào này.
- Khi các doanh nghiệp đưa ra những số liệu không minh bạch, thiếu chính xác. Sẽ khiến cho việc dự đoán chi phí hoạt động, chi phí đầu tư vốn, doanh thu doanh nghiệp đó thiếu chính xác.
- Một chỉ trích chính đối với DCF là giá trị đầu cuối (terminal value) chiếm quá nhiều so với tổng giá trị (65-75%). Ngay cả một sự thay đổi nhỏ trong các giả định về năm cuối kỳ. Cũng có thể có tác động đáng kể đến việc định giá cuối cùng.
- Với bất kỳ kỳ vọng gì về doanh nghiệp bị thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị hợp lý. Vì vậy khi định giá dòng tiền chiết khấu DCF. Cần đòi hỏi nhà đầu tư luôn cảnh giác theo các biến động từ mức nhỏ nhất.
- DCF tập trung vào việc tạo ra giá trị lâu dài. Nên mô hình này không phù hợp với việc đầu tư ngắn hạn.
2. Phương pháp định giá cổ phiếu doanh nghiệp qua chiết khấu dòng tiền (DCF)
2.1 Định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền là gì?
Định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền là phương pháp định giá cổ phiếu được thực hiện dựa trên một nguyên lý:
“Giá trị nội tại (Intrinsic Value) của doanh nghiệp hiện tại là tổng các dòng tiền tương lai mà công ty sẽ trả cho cổ đông của mình. Từ đó nhà phân tích sẽ tìm cách dự tính giá trị của công ty trong tương lai 5 – 10 năm tới. Sau đó chiết khấu lại về giá trị hiện tại.”
⋅ Giá trị nội tại của một doanh nghiệp là gì ?
Giá trị nội tại hay còn có tên tiếng anh là Intrinsic Value. Đây là giá trị tính toán hoặc cảm nhận của một khoản đầu tư, một tài sản hay một công ty. Thông thường thuật ngữ này dùng để ước tính giá trị thực tế của một công ty. Cũng như dòng tiền của một doanh nghiệp trong phân tích cơ bản. Giá trị nội tại trong chứng khoán có thể được hiểu đơn giản là giá trị thực của một loại chứng khoán.
Từ tên gọi “giá trị nội tại” có thể hiểu “nội tại” ở đây có nghĩa là giá trị được định giá bên trong của cổ phiếu. Và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường bên ngoài.
Có thể nói người sở hữu cổ phiếu sẽ thực sự sở hữu một giá trị nhất định. Và giá cổ phiếu trên thị trường không hoàn toàn định vị được giá trị thực của cổ phiếu đó. Đây là giá trị những nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu dài hạn được nhận. Trong suốt thời hạn nắm giữ nếu chiết khấu dòng tiền này về hiện tại. Thì nhà đầu tư sẽ thu về được kết quả là giá trị nội tại của cổ phiếu đó.
Giá trị nội tại chỉ là ước tính mang tính chủ quan mà không có giá trị chính xác. Một số nhà nhà đầu tư, nhà phân tích có thể coi trọng vai trò của đội ngũ quản lý. Trong khi những người khác có xu hướng xem thu nhập và doanh thu là tiêu chuẩn vàng.
Giá trị nội tại của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được xác định bởi dòng tiền ra và dòng tiền chảy vào. Được chiết khấu với lãi suất phù hợp. Mà có thể được dự kiến sẽ xảy ra trong suốt quá trình hoạt động còn lại của doanh nghiệp.
Như vậy: Đây là phương pháp định giá doanh nghiệp thông qua việc dự đoán dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp đó rồi chiết khấu về thời điểm hiện tại. Với giả định rằng giá trị của doanh nghiệp bằng tổng giá trị hiện tại của dòng tiền mà doanh nghiệp đó kỳ vọng tạo ra trong tương lai.
2.2 Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp DCF
Công thức định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) như sau:
Trong đó:
- CF: Dòng tiền dự kiến của công ty trong các năm 1, 2,… n.
- r: Tỷ lệ chiết khấu.
- DCF (Discounted Cash Flows): Các dòng tiền đã được chiết khấu, đại diện cho Giá trị của doanh nghiệp.
Nguyên tắc chung cho các nhà đầu tư: Một cổ phiếu được coi là có tiềm năng tốt. Nếu giá trị phân tích DCF cao hơn giá trị hiện tại hoặc mệnh giá của cổ phiếu đó.
Ví dụ 4: Và chúng ta sẽ bắt đầu với một ví dụ đơn giản trước. Nếu một người đưa ra đề nghị sẽ cho anh em $1.500 đều đặn trong ba năm tiếp theo. Và hỏi anh em sẵn sàng trả bao nhiêu cho khoản tiền đều đặn đó vào thời điểm hiện tại. Con số của anh em sẽ là bao nhiêu?
Giả sử tỷ suất lợi nhuận mục tiêu (lãi suất chiết khấu) của anh em ở mức 15%/ năm. Anh em có thể xác định chính xác mức tối đa số tiền anh em định trả vào thời điểm hiện tại bằng công thức chiết khấu dòng tiền như sau:
DCF = $1.500 / (1+15%)^1 + $1.500 / (1+15%)^2 + $1.500 / (1+15%)^3 = $3.424,8.
Như vậy, số tiền $3.424,8 là mức tối đa anh em nên trả thời điểm hiện tại để nhận được đều đặn $1.500 trong 3 năm tiếp theo.
⋅ Công thức dòng tiền chiết khấu cho anh em biết điều gì?
Khi đánh giá một khoản đầu tư tiềm năng, điều quan trọng là phải tính đến giá trị thời gian của tiền. Hoặc tỷ lệ hoàn vốn cần thiết mà anh em mong muốn nhận được.
Công thức DCF tính đến số tiền anh em mong đợi kiếm được. Và giá trị kết quả là số tiền anh em sẵn sàng trả cho một thứ gì đó, để nhận chính xác tỷ lệ hoàn vốn đó.
- Nếu anh em trả ít hơn giá trị DCF. Tỷ lệ hoàn vốn của anh em sẽ cao hơn tỷ lệ chiết khấu.
- Nếu anh em trả nhiều hơn giá trị DCF. Tỷ lệ lợi nhuận của anh em sẽ thấp hơn tỷ lệ chiết khấu.
Minh họa của Công thức DCF: Dưới đây là một minh họa về cách thức hoạt động của công thức DCF dòng tiền chiết khấu. Như anh em sẽ thấy trong ví dụ dưới đây. Giá trị của các khoản thanh toán dòng tiền bằng nhau đang bị giảm theo thời gian. Do hiệu ứng giảm giá tác động đến dòng tiền.
Giá trị DCF = $100 / (1+0,1)^1 + $100 / (1+0,1)^2 + $100 / (1+0,1)^3 + $100 / (1+0,1)^4 + $300 / (1+0,1)^5 = $91 + $83 + $75 + $68 + $62 + $186 = $565.
2.3 Ưu điểm và nhược điểm của định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền
Phương pháp DCF cung cấp cho các nhà đầu tư cũng như nhà quản lý góc nhìn đa chiều hơn khi đánh giá một doanh nghiệp. Thường các nhà đầu tư sẽ sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau, tùy theo góc nhìn của mỗi người.
Cụ thể, định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền giúp đánh giá một doanh nghiệp dựa theo kỳ vọng về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó trong tương lai. Điều này khác với định giá theo phương pháp dựa trên tài sản. Dựa vào những khoản chi tiêu của người sáng lập từ thời điểm thành lập doanh nghiệp, tức là xét trong quá khứ. Và phương pháp định giá dựa trên sự so sánh (so sánh các doanh nghiệp tương tự trên thị trường, tức là xét ở hiện tại).
2.3.1 Ưu điểm của định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền
Định giá theo phương pháp DCF dựa trên năng lực tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Do đó sẽ cực kỳ phù hợp với những doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp. Với đặc điểm là giá trị của họ sẽ được tạo ra trong tương lai chứ không phải ở hiện tại.
Đặc biệt trong thời đại bùng nổ của các startup công nghệ như hiện nay. Các doanh nghiệp này không có nhiều tài sản cố định (khó định giá được qua tài sản). Hay họ không có dòng tiền dương hoặc đang khám phá một thị trường mới nên khó định giá vì có ít hãng tương tự. Khi đó các phương pháp định giá khác không hiệu quả bởi không xem xét đến giá trị tương lai của các doanh nghiệp.
Phương pháp DCF sẽ phù hợp hơn cả trong những trường hợp này. Và cũng bởi các công ty khởi nghiệp hầu hết đều có những đặc điểm này. Do đó phương pháp chiết khấu dòng tiền cũng được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng để định giá các công ty khởi nghiệp.
2.3.2 Nhược điểm của định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền
Việc định giá theo chiết khấu dòng tiền dựa trên kỳ vọng của doanh nghiệp về hiệu quả kinh doanh trong tương lai. Vì vậy chắc chắn sẽ có rủi ro khi thực hiện việc dự đoán tương lai. Thông qua công thức DCF trên đây, có thể thấy chúng ta cần dự đoán hai điều, đó là tỷ lệ chiết khấu (r) và dòng tiền (CF) mà doanh nghiệp dự kiến tạo ra trong tương lai.
Dù nhà đầu tư có đầy đủ dữ kiện. Thì cũng chỉ có thể kiểm soát, đối chiếu và dự đoán kết quả tương lai một cách tương đối. Dự đoán tương lai là một việc thực sự khó khăn.
Nếu ước tính sai về dòng tiền trong tương lai mà anh em sẽ nhận được. Thì phương trình sẽ không tác dụng cho nhà đầu tư. Đôi khi các dự án thất bại, và đôi khi các doanh nghiệp gặp phải những trở ngại mà không ai ngờ tới. Và những điều này có thể làm gián đoạn dòng tiền. Ngoài ra, một sản phẩm có thể bán gấp 10 lần so với mọi người nghĩ. Và dòng tiền trong tương lai có thể cao hơn nhiều so với bất kỳ ai dám hy vọng.
Vì không ai trong chúng ta có thể nhìn thấy tương lai. Dòng tiền trong tương lai mà chúng ta đặt vào phương trình chỉ là ước tính. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là chia vấn đề thành các phần nhỏ. Và đảm bảo rằng ước tính của chúng ta cho các phần đó là hợp lý.
Để bù đắp cho điều này, các nhà đầu tư có kinh nghiệm làm hai việc.
- Áp dụng một biên độ an toàn. Nếu sau khi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền, giá của cổ phiếu là 50. Thì nhà đầu tư sẽ mua với giá 40. Còn nếu là 100 thì chúng ta sẽ mua với giá 80. Theo cách đó, ngay cả khi công ty không hoạt động tốt như họ mong đợi. Nhà đầu tư vẫn có một tỷ lệ sai sót để vẫn nhận được tỷ suất hoàn vốn mà mình mong muốn.
- Đa dạng hóa thành nhiều khoản đầu tư bằng cách chia khả năng tài chính của nhà đầu tư ra nhiều loại hình đầu tư để giảm thiểu rủi ro.
Khi hai phương thức này được kết hợp. Điều đó có nghĩa là anh em đánh giá một cách có hệ thống giá trị hợp lý của các khoản đầu tư. Chỉ mua chúng với giá thấp hơn giá trị hợp lý của chúng. Và đủ đa dạng để ngay cả khi anh em thỉnh thoảng sai, anh em vẫn sẽ tiếp tục.
Phân tích dòng tiền chiết khấu là một công cụ mạnh mẽ để xác định giá trị hợp lý của bất kỳ khoản đầu tư nào dự kiến sẽ tạo ra dòng tiền. Và hãy nhớ bất kỳ một phương pháp định giá nào cũng là một nhánh của cách này hay cách khác. Và đều mang tính chất tương đối và làm cơ sở dữ liệu cho việc phân tích.
2.4 Ba sai lầm dễ mắc phải khi định giá cổ phiếu bằng phương pháp DCF
2.4.1 Dự báo dòng tiền thuần lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh (OCF)
Yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc tính toán giá trị DCF của một cổ phiếu là ước lượng dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh (OCF). Đây là chỉ số đo lường khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Là cơ sở để xây dựng các dự báo trong DCF. Giúp các nhà đầu tư đánh giá liệu doanh nghiệp có thể duy trì hoặc cải thiện lợi nhuận trong tương lai hay không.
Tuy nhiên, không phải lúc nào OCF cũng giúp dự đoán được giá trị của DCF. Các nhà phân tích có thể đưa ra dự đoán về dòng tiền sẽ hoạt động như thế nào trong năm hiện tại và năm tiếp theo. Nhưng sau đó, họ không thể dự đoán những bất ngờ trong một khoảng thời gian dài đến 5 – 10 năm.
Hơn nữa, việc dự báo dòng tiền hầu như sẽ dựa trên kết quả của những năm trước đó. Chỉ một sai sót nhỏ trong phân tích dòng tiền của năm trước. Cũng có thể dẫn đến sai lệch lớn trong các dự báo.
Cuối cùng, khi dự báo dòng tiền trong tương lai, nhà đầu tư phải xem xét rất nhiều yếu tố. Như tăng trưởng doanh thu, biên lợi nhuận, chi phí hoạt động… Không phải chỉ dựa vào dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh.
2.4.2 Dự báo chi tiêu vốn (Capex)
Capex là các khoản tiền được doanh nghiệp dùng để mua, nâng cấp và duy trì các tài sản vật chất. Như nhà máy, tòa nhà, công nghệ hoặc thiết bị máy móc. Capex thường được sử dụng để thực hiện các dự án hoặc khoản đầu tư mới của một công ty.
Các khoản chi tiêu vốn phần lớn sẽ không cố định. Nếu tình hình của công ty đang gặp khó khăn. Công ty có thể hạn chế các kế hoạch chi tiêu vốn và ngược lại. Do đó, các dự báo về chi tiêu vốn thường không được chính xác.
Mặc dù có một số phương pháp để tính toán chi tiêu vốn hợp lý. Chẳng hạn như sử dụng tỷ lệ vòng quay tài sản cố định hay tỷ lệ phần trăm doanh thu. Nhưng những thay đổi nhỏ trong các giả định của mô hình này vẫn sẽ có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả tính toán DCF.
2.4.3 Lãi suất tăng và giảm
DCF cực kỳ nhạy cảm với các giả định liên quan đến tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ chiết khấu. Bất kỳ điều chỉnh nhỏ nào cũng có thể khiến DCF bị dao động mạnh. Và giá trị phân tích cũng sẽ không còn được chính xác nữa.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng các công ty lâu năm thường sẽ tuân theo một quy luật phát triển nhất định. Trong đó tỷ lệ tăng trưởng bền vững đi liền với mức tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Nhưng trên thực tế, tỷ lệ tăng trưởng của một công ty sẽ không cố định. Đôi khi có những biến động lớn từ năm này sang năm khác hoặc giữa các thập kỷ. Rất hiếm những công ty có mức tăng trưởng ổn định hay giữ mãi tại một mức nào đó.
Trọng tâm của phân tích DCF là tăng trưởng dài hạn. Nên đây không phải là công cụ thích hợp để đánh giá tiềm năng lợi nhuận trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, là một nhà đầu tư, anh em nên tránh việc quá phụ thuộc vào một phương pháp nhất định khi phân tích giá trị cổ phiếu.
Việc kết hợp phương pháp DCF với nhiều phương pháp tiếp cận hữu ích khác. Sẽ giúp anh em đưa ra được những dự báo khách quan về giá trị của một cổ phiếu.
3. Định giá bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF)
3.1 Dòng tiền tự do của doanh nghiệp là gì?
Dòng tiền tự do của doanh nghiệp (Free Cashflow for the firm – FCFF). Là dòng tiền thuộc về chủ nợ và cả chủ sở hữu sau khi thanh toán tất cả các khoản chi phí hoạt động và thuế thu nhập. Đây là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng để so sánh và phân tích sức khoẻ tài chính. Cũng như là định giá cổ phiếu.
Công thức tính FCFF có nhiều dạng khác nhau nhưng công thức chung hay sử dụng là:
FCFF = Lợi nhuận ròng sau thuế + Khấu hao + [Chi phí vay nợ x (1 – Thuế TNDN)] – (Đầu tư mới vào TSCĐ + Thay đổi vốn lưu động)
= EBIT x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – Chi phí vốn – Tăng giảm vốn lưu động
= EBITDA x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao x Thuế suất thuế TNDN – Chi phí vốn – Tăng giảm vốn lưu động
Trong đó:
- Đầu tư mới vào TSCĐ (CAPEX) = Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ – Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
- Thay đổi vốn lưu động = Vốn lưu động cuối kỳ – Vốn lưu động đầu kỳ.
- Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn.
- Tài sản ngắn hạn = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu + Tài sản ngắn hạn khác.
- Nợ phải trả ngắn hạn = Nợ ngắn hạn – Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn.
Dòng tiền tự do của doanh nghiệp được tính qua các bước như sau:
- Bước 1: Bắt đầu với EBIT. EBIT (Earnings before Interests and Taxes) là lợi nhuận trước thuế và lãi suất của doanh nghiệp. Nguồn thông tin lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L).
- Bước 2: Trừ đi các khoản thuế vận hành (operational taxes). Đây là thuế đánh trực tiếp vào kết quả tài chính của công ty. Nguồn thông tin lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L).
- Bước 3: Điều chỉnh theo các khoản đầu tư (Investment). Là các khoản đầu tư vào công xưởng, máy móc. Nếu công ty mua máy móc, xây công xưởng, con số này sẽ được trừ đi khỏi Free Cash Flows. Và cộng vào lại nếu công ty bán máy móc/ công xưởng. Nguồn thông tin lấy từ báo cáo dòng tiền hoặc bảng cân đối kế toán.
- Bước 4: Cộng lại Khấu hao (Depreciation). Khấu hao được tính là chi phí khi tính EBIT trong báo cáo P&L. Tuy nhiên, khấu hao không phải là dòng tiền thực sự (bởi không có tiền thực sự rời khỏi công ty), nên khoản này cần được cộng lại vào Free Cash Flows. Nguồn thông tin lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Bước 5: Điều chỉnh lại đầu tư vào Vốn lưu động (Working capital). Được tính dựa trên Tài sản và Nợ phải trả ngắn hạn. Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn. Nguồn thông tin lấy từ bảng cân đối kế toán hoặc lưu chuyển tiền tệ.
3.2 Ý nghĩa giá trị FCFF
Ý nghĩa giá trị FCFF chỉ ra rằng:
- Khi FCFF > 0 thì công ty còn tiền sau khi thanh toán các khoản chi phí. Và từ đây doanh nghiệp có đủ tiền để trả cổ tức, tiến hành mua lại cổ phần. Hay trả nợ trái phiếu.
- Ngược lại khi giá trị FCFF < 0. Cho thấy rằng công ty đã không tạo ra đủ doanh thu để trang trải các chi phí và hoạt động đầu tư của mình. Từ đây nhà đầu tư nên tìm hiểu sâu hơn để đánh giá lý do tại sao chi phí lại vượt quá doanh thu. Hoặc đây có thể là chiến lược kinh doanh, mở rộng lớn của doanh nghiệp. Khiến dòng tiền tạm thời bị âm và trong tương lai dòng tiền sẽ dương trở lại. Ví dụ như các doanh nghiệp ngành bất động sản khu công nghiệp cần một nguồn vốn lớn để đầu tư, mở rộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng cho thuê. Điều này khiến dòng tiền các năm đầu âm liên tục.
Ví dụ 5: Tính FCFF của Công ty cổ phần FPT dựa vào báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022.
Dựa vào báo cáo P&L, anh em có được các thông tin sau:
- Lợi nhuận sau thuế 2022: 6.491 tỷ đồng.
- Chi phí lãi vay 2022: 646 tỷ đồng.
Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, anh em có được các thông tin:
- Khấu hao năm 2022: 1.833 tỷ đồng.
- Đầu tư mới vào tài sản cổ định 2022: 3.215 tỷ đồng.
- Thay đổi vốn lưu động 2022 = (Khoản phải thu + Hàng tồn kho – Phải trả người bán) năm 2022 – (Khoản phải thu + Hàng tồn kho – Phải trả người bán) năm 2021 = Thay đổi khoản phải thu ngắn hạn + Thay đổi hàng tồn kho – Thay đổi phải trả người bán ngắn hạn = 1.949 + 498 – 1.299 = 1.148 tỷ đồng.
Tổng hợp các số liệu có được, anh em dễ dàng tính được giá trị FCFF như sau:
FCFF năm 2022 của FPT = 6.491 tỷ đồng + 1.833 tỷ đồng + 646 tỷ đồng * (1 – 20%) – (3.215 tỷ đồng + 1.148 tỷ đồng) = 4.477,8 tỷ đồng.
Như vậy, Công ty FPT có dòng tiền tự do của doanh nghiệp năm 2022 là 4.477,8 tỷ đồng. Điều này cho thấy FPT có đủ tiền để trả cổ tức, tiến hành mua lại cổ phần và trả các khoản nợ đến hạn.
3.3 Các bước định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp
- Bước 1: Lên dự toán tài chính cho công ty
Như đã nói ở trên, nhà đầu tư cần dự đoán năng lực tài chính của công ty trong các năm tới. Và năng lực tài chính này thể hiện ở dòng tiền của công ty. Thông thường các công ty thường dự đoán cho 5 năm (đôi khi là 10 năm) tới.
Trong dự toán tài chính, nhà đầu tư sẽ cần dự đoán doanh thu, các khoản chi phí. Và đầu tư trong những năm tới. Thể hiện thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, cân đối kế toán và lưu chuyển tiền tệ làm cơ sở để dự toán tương lai.
- Bước 2: Xác định “Dòng tiền tự do của doanh nghiệp” (FCFF)
Như đã phân tích ở trên, dòng tiền tự do là những con số đại diện cho năng lực tài chính của công ty. Dòng tiền tự do được định nghĩa là dòng tiền cần thiết để giữ công ty vận hành trong thời gian ngắn. Cụ thể là lượng tiền còn lại của công ty sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí ngắn hạn.
Có nhiều công thức để xác định dòng tiền tự do, một công thức phổ biến trong số đó là:
FCFF = EBIT x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – Chi phí vốn – Tăng giảm vốn lưu động
- Bước 3: Tính các thừa số chiết khấu
Thừa số chiết khấu chính là các hạng tử 1 / (1 + r)^n trong công thức. Thể hiện xem CF trong tương lại sẽ được còn lại bao nhiêu phần giá trị ở thời điểm hiện tại. Và bài toán của chúng ta là xác định r.
Người ta thưởng sử dụng WACC (Weighted Average Cost of Capital – Chi phí sử dụng vốn bình quân) cho r (WACC = r) . WACC thể hiện chi phí sử dụng vốn ở toàn bộ các nguồn. Nó bao gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi và nợ. Chi phí của từng loại được tính theo tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại thuần của một doanh nghiệp.
Mục đích của WACC chính là xác định chi phí của từng cấu trúc vốn của công ty. Dựa trên tỷ lệ vốn chủ sở hữu, nợ và cổ phiếu ưu đãi mà nó có. Mỗi thành phần sẽ có một chi phí cho công ty. Công ty sẽ trả lãi suất cố định cho các khoản nợ. Cộng thêm lãi suất cố định trên cổ phiếu ưu tiên của doanh nghiệp.
Về căn bản, WACC đại diện cho rủi ro trong tương lai của các dòng tiền. WACC càng cao tương ứng với rủi ro càng lớn, dẫn đến Thừa số chiết khấu càng nhỏ. Và định giá doanh nghiệp cũng càng nhỏ.
WACC = (E / V x Re) + (D / V x Rd) x (1 – T)
Trong đó:
- E: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.
- D: Giá trị thị trường của nợ công ty.
- V: Tổng giá trị vốn (Vốn chủ sở hữu + Nợ).
- E / V: Phần trăm vốn chủ sở hữu.
- D / V: Phần trăm vốn nợ.
- Re: Chi phí vốn chủ sở hữu (Tỷ suất lợi nhuận bắt buộc).
- Rd: Chi phí nợ (Lãi suất đến hạn trên nợ hiện có).
- T: Thuế.
Qua cách tính trên, lưu ý rằng chúng ta mới chỉ đang tính giá trị của dòng tiền tương lai về dòng tiền hiện tại ở một số năm nhất định nào đó. Dự kiến có thể là 5 – 10 năm. Và giờ chúng ta sang bước cuối cùng là tính giá trị dòng tiền tự do của các năm sau đó.
Ví dụ 6: Anh em hãy xem qua ví dụ sau:
Một công ty cổ phần có tổng số vốn 5.000 triệu đồng, được hình thành từ các nguồn sau:
Kết cấu nguồn vốn trên được coi là tối ưu. Theo tính toán, chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 10%/năm. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 13,4%. Thuế suất thuế TNDN là 20%.
Khi đó, Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC là:
WACC = 55% x 13,4% + 45% x 10% x (1 – 20%) = 10,97%.
⋅ Bước 4: Tính Terminal Value – Giá trị cuối cùng
Giá trị cuối cùng (Terminal Value) là giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền trong tương lai. Với giả định tăng trưởng ổn định vĩnh viễn. Giá trị cuối cùng thường bao gồm một tỷ lệ lớn trong tổng giá trị được đánh giá.
Terminal Value là giá trị đại diện cho dòng tiền tự do của công ty cho những năm sau. Về cơ bản, đó là giới hạn của tổng các hạng số CF / (1 + r)^n khi cho n chạy đến dương vô cực (với n > 5).
Để tính giới hạn này, anh em sẽ giả sử tỷ lệ tăng trưởng CF sau mỗi năm là g. Khi đó Terminal Value sẽ có giá trị là:
⋅ Bước 5: Cộng các dòng tiền đã chiết khấu lại với nhau
Với các dòng tiền đã chiết khấu, anh em chỉ cần cộng chúng lại với nhau là ra được định giá của doanh nghiệp theo phương pháp DCF.
Ví dụ 7: Công ty A đã niêm yết lên sàn chứng khoán để gọi thêm vốn từ nhà đầu tư. Nhà đầu tư thấy đây là công ty tiềm năng và sẽ đi định giá công ty này.
Nhà đầu tư xem xét và dự báo được:
- Công ty A năm thứ nhất làm ra được FCFF là 100 đồng.
- Năm thứ hai, tăng trưởng 20% và làm được 120 đồng.
- Năm thứ ba, tăng trưởng 20% và làm được 144 đồng.
- Từ năm thứ 4 trở đi, mỗi năm tăng trưởng 5% cho đến vô hạn. Đây là giả định thường được các nhà phân tích sử dụng để ước tính giai đoạn mà công ty bắt đầu tăng trưởng ổn định với tỷ lệ tăng trưởng thấp.
Như vậy, năm thứ 4 công ty sẽ làm được 144 x (1+5%) = 151,2 (đồng).
Năm thứ 5 công ty sẽ làm được 151,2 x (1+5%) = 158,8 (đồng).
Năm thứ 6 công ty sẽ làm được 158,8 x (1+5%) = 166,7 (đồng).
Cứ như vậy các dòng tiền tăng trưởng đều 5%/năm cho đến vô tận.
Ở đây, lãi suất để chiết khấu dòng tiền được lựa chọn là 10%/năm. Khi đó anh em sẽ có:
- Giá trị hiện tại của 100 đồng mà A làm ra trong năm thứ nhất = 100 / (1+10%) = 90,9 đồng.
- Giá trị hiện tại của 120 đồng mà A làm ra trong năm thứ hai = 120 / (1+10%)^2 = 99,2 đồng.
- Giá trị hiện tại của 100 đồng mà A làm ra trong năm thứ ba = 144 / (1+10%)^3 = 108,2 đồng.
- Với các dòng tiền có tốc độ tăng trưởng đều từ năm thứ 4 trở đi. Anh em tính giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền có tốc độ tăng trưởng đều này. Giá trị cuối cùng (Terminal value) được tính như sau:
Giá trị cuối cùng = 144 x (1 + 5%) / (10% – 5%) = 3.024 (đồng). Giá trị 3.024 là số tiền mà công ty tạo ra với tỷ lệ tăng trưởng 5% đều đặn mỗi năm từ năm thứ 4 cho đến mãi mãi.
Giá trị hiện tại của “Giá trị cuối cùng” = 3.024 / (1+10%)^3 = 2.272 (đồng).
Như vậy, Giá trị định giá của công ty A = 90,9 + 99,2 + 108,2 + 2.272 = 2.570,3 (đồng).
Nếu công ty có 1.000 cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán, thì:
Giá trị thực của một cổ phiếu = 2.570 / 1.000 = 2,57 (đồng).
3.4 Khi nào nên sử dụng định giá FCFF?
Phương pháp FCFF là công cụ hữu ích cho việc đánh giá dòng tiền hiện tại. Và từ đó dự phóng dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Cùng với đó là xem xét liệu công ty có đủ khả năng trả cổ tức, mua lại cổ phần hoặc thanh toán bớt nợ gốc của mình hay không.
Định giá FCFF cũng phù hợp với các loại hình doanh nghiệp có đòn bẩy cao. Hay đang trong quá trình thay đổi đòn bẩy tài chính. Bởi vì FCFF cho thấy dòng thu nhập của doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản (không tính đến cơ cấu nguồn vốn). Khi dòng thu nhập tăng lên đáng kể thì giá trị doanh nghiệp cũng tăng lên.
Phương pháp định giá FCFF sẽ cung cấp sự nhìn nhận một cách chính xác về tương lai của doanh nghiệp. Bằng cách phân tích cấu trúc dòng tiền trong quá khứ để ước lượng giá trị thực của doanh nghiệp. Và xem xét giá cổ phiếu hiện tại của công ty có đang được thị trường định giá cao hay thấp hơn giá trị thực hay không.
Việc định giá FCFF sẽ ước lượng được giá trị tối thiểu mà thuộc về các nhà đầu tư. Bao gồm chủ nợ và chủ sở hữu. Từ đây xem xét được khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi sử dụng FCFF thì cần phải giả định rằng mọi chi phí vốn được doanh nghiệp sử dụng là hợp lý để duy trì tăng trưởng của công ty. Vì trên thực tế rất khó để nhà đầu tư xác định được doanh nghiệp có đang sử dụng chi phí vốn hợp lý và cần thiết hay không. Hoặc là doanh nghiệp sẽ cần bao nhiêu vốn đủ để duy trì cho tăng trưởng.
Không thể tiến hành định giá khi dòng tiền trong doanh nghiệp âm. Thêm vào đó, định giá bằng mô hình FCFF khá phức tạp với việc tính toán nhiều biến số.
Với những loại hình công ty dịch vụ hoặc các công ty đầu tư nhiều vào các tài sản vô hình. Nó không thể đánh giá chính xác giá trị của doanh nghiệp.
3.5 Ứng dụng FCFF vào định giá cổ phiếu của doanh nghiệp trong thực tế
Để định giá bằng phương pháp FCFF, cần thực hiện các bước tính được trình bày như sau. Cú sử dụng mô hình định giá FCFF của cổ phiếu HPG được cập nhật vào cuối năm 2021.
Bước 1, 2: Xác định và dự phóng FCFF cho tương lai
Bước 3: Tính WACC bằng cách xác định thông số từng thành phần. Trong trường hợp này, chúng ta giả định WACC bằng chi phí lãi vay dài hạn bình quân của HPG. Cụ thể WACC = 9,05%
Bước 4: Tính giá trị hiện tại của dòng tiền và giá trị Terminal Value để ra được giá trị công ty
Bước 5: Xác định vốn hóa thị trường từ đó tính giá trị hợp lý cho mỗi cổ phần
Trong trường hợp của HPG, anh em thấy rằng giá trị cổ phiếu theo FCFF là 47.436 đồng. Như vậy, việc mua vào khi giá nằm trên mức này là khá mạo hiểm. Và thực tế đã chứng minh trên thị trường.
Theo biểu đồ giá cổ phiếu HPG dưới đây. Bắt đầu từ tháng 11/2020, giá cổ phiếu HPG tăng mạnh đạt mức cao nhất là 58.000đ/cổ phiếu vào ngày 28/10/2021. Sau đó giảm xuống mức 40.700đ/cổ phiếu vào ngày 24/01/2022.
Và hiện tại, giá cổ phiếu HPG chỉ còn dao động quanh mức 20.000đ/cổ phiếu.
Ngoài ra, nhà đầu tư có thể sử dụng công cụ định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF trên ứng dụng chứng khoán của CTCK TCBS rất tiện dụng (Link mở tài khoản chứng khoán tại TCBS).
Như vậy, nhà đầu tư chỉ cần nhập các thông số giả định cơ bản về tốc độ tăng trưởng kỳ vọng (g) và WACC. Công cụ đã cho được kết quả định giá tương đối của cổ phiếu mục tiêu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF. Trên cơ sở đó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất.
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ của Cú về định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết dòng tiền tự do của doanh nghiệp. Định giá cổ phiếu là một trong những kỹ năng quan trọng khi đầu tư cổ phiếu. Sau khi định giá, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua nếu giá cổ phiếu rẻ hơn giá trị thực. Và có thể bán ra nếu giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực. Đây là nguyên lý cơ bản cho việc lời lãi khi đầu tư, mua bán cổ phiếu.
Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp là một phương pháp có vai trò quan trọng. Và được ứng dụng nhiều trong thực tiễn. Để nhằm mục đích có thể xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần định giá.
Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp nhé. Đây là công thức định giá hiệu quả mà các nhà đầu tư đều có thể áp dụng. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể tham khảo bài viết khác về Định giá cổ phiếu của Cú như:
- Phương pháp định giá cổ phiếu hiệu quả cho nhà đầu tư chứng khoán (P1)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E dễ hiểu nhất (P.2)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B dễ hiểu nhất (P.3)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S dễ hiểu nhất (P.4)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số PEG dễ hiểu nhất (P.5)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số EV/EBITDA dễ hiểu nhất (P.6)
- Định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu cổ tức dễ hiểu nhất (P.7)
- Định giá cổ phiếu bằng cách chiết khấu dòng tiền tự do FCFF (P.8)
- Định giá cổ phiếu bằng cách chiết khấu dòng tiền tự do FCFE (P.9)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA?sub_confirmation=1
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969