Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B dễ hiểu nhất (P.3)
Trong những năm gần đây thị trường chứng khoán phát triển rất nhanh. Và đặc biệt được nhiều nhà đầu tư tiếp cận quan tâm. Các nhà đầu tư coi chứng khoán là một kênh đầu tư cho tương lai của họ. Điểm chung nhất giữa các nhà đầu tư là đang rót những đồng tiền tiết kiệm được để mua cổ phiếu. Vì vậy để xác định được giá trị chính xác của cổ phiếu có vai trò vô cùng quan trọng. Từ đó giúp các nhà đầu tư tránh được rủi ro và có khả năng sinh lời cao. Trong đó, cách định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B là một trong những cách phổ biến nhất.
Chỉ số P/B được đánh giá là một trong những công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư xác định được giá trị thực của cổ phiếu của doanh nghiệp. Từ đó lựa chọn được cổ phiếu phù hợp.
Các yếu tố tác động và công thức tính? Cũng như phương pháp định giá cổ phiếu dựa vào chỉ số P/B là gì? Hãy cùng Cú tìm hiểu và thử áp dụng ngay công thức định giá cổ phiếu dưới đây. Để giúp anh em đưa ra những quyết định hợp lý và đúng đắn hơn trong những cơ hội đầu tư nhé!
1. Tìm hiểu về chỉ số P/B
P/B là gì trong chứng khoán? Các nhà đầu tư chứng khoán lâu năm chắc hẳn không còn xa lạ với chỉ số P/B. Đây là một loại chỉ số sử dụng khi muốn so sánh giá trị thực tế của một cổ phiếu. So với giá trị được ghi trên sổ sách của cổ phiếu đó. Các nhà đầu tư cũng thường xuyên sử dụng chỉ số P/B để tìm kiếm những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai. Vậy chỉ số P/B là gì? Giá trị sổ sách của cổ phiếu là gì? Hãy cùng Cú tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1.1 Chỉ số P/B là gì trong chứng khoán?
P/B là viết tắt của Price to Book Value Ratio (PBR). Có nghĩa là tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổ sách. Chỉ số P/B còn được gọi theo cách khác là tỷ số P/B hoặc hệ số P/B. Nó giúp nhà đầu tư biết được rằng: Giá thị trường gấp mấy lần tài sản công ty đang có theo báo cáo tài chính.
Tại sao có chỉ số P/B này? Trước hết cần nhắc lại cho anh em khái niệm BVPS (Book value per share) là gì?
Khi anh em mua cổ phiếu, có thể ví như anh em mua vào:
- Một cỗ máy tạo ra tiền hàng tháng, hàng quý.
- Một cái cây đã trồng và cho thu hoạch hàng năm đều đặn.
- Một cửa hàng đang hoạt động.
Anh em không thể tới một quán phở hàng trăm khách mỗi ngày. Và trả giá mua lại quán phở đó chỉ là mua bàn ghế, bát đĩa, xoong nồi. Chúng còn giá trị từ sự vận hành sinh ra tiền, thương hiệu, công nghệ và nhiều thứ khác.
Điều đó khiến giá thị trường, hay giá trị được giao dịch (Price) khác với tài sản có thể thống kê được bằng kế toán (Book Value – Giá trị sổ sách). Để làm rõ khoảng chênh lệch này, người ta đã tạo ra tỷ lệ P/B, để xem nó gấp mấy lần. Anh em sẽ hình dung được sự chênh lệch giữa giá và tài sản mà công ty đang có.
Như vậy, chỉ số P/B giúp anh em hình dung được sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá trị ròng trên sổ sách.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/B có thể kể đến. Như: tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, doanh thu, độ an toàn về mặt tài chính, lợi thế cạnh tranh. Hay lĩnh vực kinh doanh và những điều kiện về kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, GDP…
P/B trong chứng khoán là gì? Trong chứng khoán, chỉ số P/B như một công cụ hữu ích đối với các nhà đầu tư. Trong việc phán đoán xem cổ phiếu có đang được định giá thấp hơn so với giá trị thực tế của nó hay không. Nhờ đó quyết định được nên mua vào hay bán ra.
Anh em có thể xem chỉ số P/B trên app của CTCP Chứng khoán TCBS như sau: Link mở tài khoản chứng khoán TCBS
1.2 Ý nghĩa của chỉ số P/B
Chỉ số P/B cho các nhà đầu tư biết được rằng. Giá cổ phiếu đang cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu lần khi so sánh với giá trị sổ sách tại doanh nghiệp.
Ví dụ 1: CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) hiện có P/B bằng 2,20.
Điều đó nghĩa là: Để sở hữu cổ phiếu PNJ, nhà đầu tư chấp nhận trả gấp 2,2 lần giá trị ghi sổ.
Chỉ số P/B là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu giá rẻ, đang bị thị trường ít quan tâm đến.
Nếu như chỉ số P/B lớn hơn 1. Thì có nghĩa là giá thị trường lớn hơn giá trị sổ sách của loại cổ phiếu đó. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp có thể làm ăn tốt trong tương lai. Nên thị trường đang có nhiều kỳ vọng về loại cổ phiếu này. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Và để có thể sở hữu loại cổ phiếu đó.
Nếu như chỉ số P/B nhỏ hơn 1 thì có thể xảy ra hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Các nhà đầu tư đang cho rằng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không mấy khả quan. Vì vậy chỉ bỏ ra mức giá thấp để mua cổ phiếu.
- Trường hợp 2: Lợi nhuận của doanh nghiệp đang tăng nhanh hơn so với những gì thị trường kỳ vọng. Doanh nghiệp này đang trong quá trình hồi phục sau khủng hoảng. Và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang ngày một tốt lên. Khiến cho giá trị cổ phiếu trên sổ sách cũng tăng lên. Đối với trường hợp này, loại cổ phiếu này đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực sự của nó. Đây chính là cơ hội mà các nhà đầu tư cần phải mua vào. Và thu được lợi nhuận lớn trong tương lai.
Như vậy, về cơ bản chỉ số này sinh ra nhằm mục đích tìm kiếm. Và đánh giá xem giá thị trường có quá ảo hay quá rẻ không. Trên giả định doanh nghiệp tốt anh em có: P/B càng thấp có nghĩa cổ phiếu đó càng rẻ, đang được định giá thấp. Nó là ngược lại với P/B cao có nghĩa cổ phiếu đó đang được định giá quá cao. Nhưng anh em cần ghi nhớ rằng nó là giả định với doanh nghiệp tốt.
Không chỉ như vậy, chỉ số P/B còn giúp anh em đánh giá nhanh về mức lợi nhuận thực tế thu được. Giả sử doanh nghiệp A có lợi nhuận 30% mỗi năm. Với P/B bằng 2 lần. Anh em nhanh chóng tính được rằng phần lợi nhuận thực tế anh em có thể thu về chỉ đạt 15% (= 30% / 2). Đương nhiên nó chỉ còn một nửa, vì anh em đã bỏ gấp đôi số tiền vốn thực tế của công ty.
Một ví dụ khác, khi doanh nghiệp của anh em đầu tư báo cáo lợi nhuận là 40% và chỉ số P/B là 1,5. Anh em biết rằng lợi nhuận trên số tiền đầu tư của anh em sẽ giảm đi 1,5 lần. Tức 40/1,5 = 26,7%.
1.3 Cách tính chỉ số P/B
1.3.1 Công thức
Công thức tính chỉ số P/B thể hiện ngay ở tên của nó. Dùng Price (P) chia cho B (Book Value). Công thức:
P/B = Giá trị thị trường của cổ phiếu (Price) / Giá trị sổ sách của cổ phiếu (Book Value per Share)
Trong đó:
Giá trị ghi sổ của cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản – Tài sản cố định vô hình – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Tuy nhiên giá trị tài sản vô hình thường không được thể hiện ở phần lớn báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Do đó để đơn giản có thể tạm coi như sau:
Giá trị ghi sổ của cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành = Vốn chủ sở hữu / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Lưu ý:
- Giá trị ghi sổ (book value) là giá trị của doanh nghiệp được ghi nhận trong sổ sách kế toán. Thể hiện tổng số tiền thu được nếu thanh lý toàn bộ tài sản sau khi trừ đi giá trị tài sản vô hình (thứ khó chuyển thành tiền mặt vì thanh khoản thấp) và các khoản nợ phải trả. Đây sẽ là khoản tiền mà các cổ đông có thể nhận được trong trường hợp công ty ngừng hoạt động kinh doanh.
- Giá thị trường của cổ phiếu là giá đóng cửa tại phiên gần nhất của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Ví dụ 2: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷ VND. Tổng nợ 150 tỷ VND, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ (= 200 tỷ – 150 tỷ). Công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND (= 50 tỷ / 2 triệu cổ phiếu). Giá trị thị trường của cổ phiếu là 100.000 VND. Chỉ số P/B của cổ phiếu được tình như sau:
P/B = 100.000 / 25.000 = 4.
P/B = 4 nghĩa là thị giá cổ phiếu của công ty đó trên sàn chứng khoán cao gấp 4 lần giá trị sổ sách của cổ phiếu đó.
1.3.2 Các bước thực hiện
Dựa vào cách tính chỉ số P/B như đã đề cập ở trên. Thì anh em cần phải xác định 2 yếu tố là giá thị trường (Price). Và giá trị sổ sách trên một cổ phiếu (Book Value per Share) theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Nhà đầu tư cần phải xác định giá trị sổ sách (Book Value). Dựa vào bảng cân đối kế toán, anh em cần tìm ra ba thông số. Là tổng giá trị tài sản, giá trị tài sản vô hình, và nợ phải trả. Nhà đầu tư sử dụng công thức sau để tính giá trị sổ sách trên một cổ phiếu:
Giá trị ghi sổ của cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản – Tài sản cố định vô hình – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Giá trị ghi sổ cho nhà đầu tư biết: giá trị tài sản (hữu hình) của doanh nghiệp còn lại là bao nhiêu. Nếu ngay lập tức doanh nghiệp ngừng hoạt động, không kinh doanh nữa.
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm được trên các website tài chính. Như cafef.vn; vietstock.vn; investing.com…
- Bước 2: Nhà đầu tư cần phải xác định giá thị trường (Price): Giá thị trường sẽ được xác định bởi giá đóng cửa phiên cuối cùng.
- Bước 3: Cuối cùng, nhà đầu tư có thể dễ dàng tính chỉ số P/B bằng cách lấy giá thị trường chia cho giá trị sổ sách trên một cổ phiếu.
Ví dụ 3: Cách tính chỉ số P/B năm 2022 của NT2
Để tính toán chỉ số P/B năm 2022 của CTCP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (Mã: NT2).
- Bước 1: Xác định Giá trị ghi sổ (Book Value) dựa vào Bảng cân đối kế toán năm 2022 của NT2
Các ẩn số anh em cần tìm kiếm đó là (*Cú sẽ lấy đơn vị là tỷ đồng để chúng ta dễ hình dung và quan sát):
– Tổng tài sản: 7.444 tỷ đồng.
– Giá trị tài sản vô hình: 22 tỷ đồng.
– Nợ phải trả: 2.830 tỷ đồng.
Khi đó, Giá trị ghi sổ năm 2022 của NT2 là: 7.444 – 22 – 2.830 = 4.592 tỷ đồng.
Số lượng cổ phiếu lưu hành của NT2 năm 2022 là: 287.876.029 cổ phiếu.
=> Giá trị ghi sổ trên 1 cổ phiếu là: 4.592 tỷ đồng / 287.876.029 cổ phiếu = 15.951 đồng/cp.
Bước 2: Xác định Giá thị trường (Price)
Về Giá thị trường, con số này khá dễ lấy, hãy xem Lịch sử giá giao dịch của cổ phiếu NT2.
Giá đóng cửa tại phiên cuối cùng của năm 2022 (tại ngày 30/12/2022) của NT2 là 28.850 đồng/cổ phiếu.
Bước 3: Tính chỉ số P/B năm 2022
Lấy Giá thị trường chia cho Book Value per Share. Anh em sẽ tính được chỉ số P/B của NT2 trong năm 2022 bằng 1,80 lần (= 28.850 / 15.951).
Lưu ý: Chỉ số BV, BVPS và P/B có thể sai lệch không đáng kể giữa tính thủ công so với kết quả tính sẵn trên website. Thậm chí trên các website khác nhau kết quả cũng có sai số. Vì vậy, anh em không cần thiết phải tìm kiếm một kết quả hoàn hảo.
1.4 Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?
1.4.1 Chỉ số P/B cao có nghĩa là gì?
Một doanh nghiệp có chỉ số P/B ở mức cao. Điều này chỉ ra rằng thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, anh em cũng cần chú ý đến nợ phải trả. Đặc biệt là nợ vay của doanh nghiệp có ở mức cao hay không?
Bởi vì:
- Một doanh nghiệp sở hữu số nợ lớn, sẽ vô tình khiến cho Giá trị ghi sổ ở mức thấp. Dẫn tới chỉ số P/B sẽ cao.
- Việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao sẽ mang lại những rủi ro lớn cho doanh nghiệp. Thậm chí, nếu tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra thấp hơn chi phí sử dụng vốn thì khi đó. Giá trị doanh nghiệp sẽ suy giảm.
1.4.2 Chỉ số P/B thấp có nghĩa là gì?
Có nhiều lý do để chỉ số P/B ở mức thấp. Có thể nhà đầu tư đánh giá Giá trị thị trường của doanh nghiệp thực tế thấp hơn nhiều so với Giá trị ghi sổ. Vì thế, họ chỉ chấp nhận 1 mức giá thấp hơn cho giá trị sổ sách.
Hoặc, doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục (của một chu kỳ kinh doanh). Kết quả kinh doanh dần cải thiện, lợi nhuận gia tăng, giúp giá trị sổ sách tăng lên. Trong trường hợp này, có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào.
Thậm chí khi mà chỉ số P/B nhỏ hơn 1. Tức giá cổ phiếu của doanh nghiệp đang bán với giá thấp hơn cả giá trị ghi sổ. Về mặt lý thuyết, anh em có thể mua tất cả các cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Sau đó thanh lý tài sản và kiếm được lợi nhuận. Vì tài sản có giá trị cao hơn giá cổ phiếu tích lũy. Mặc dù trong thực tế, chiến lược này có thể sẽ không khả thi.
1.4.3 Chỉ số P/B “tốt” là bao nhiêu?
Chỉ số P/B như thế nào là tốt? Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư mới thắc mắc. Tuy nhiên, cần phải nói rằng không có một con số xác định được chỉ số này đang ở mức tốt hay xấu. Mà còn cần dựa vào nhiều yếu tố khác như lợi nhuận, sự tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh. Hay ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh tế thị trường hiện tại như lạm phát, GDP bình quân một quốc gia.
Theo khả năng phán đoán và phân tích của các nhà đầu tư lâu năm, những trường hợp sau đây được xem là chỉ số P/B tốt:
- Công ty đang có mức độ tăng trưởng cao thì chỉ số P/B càng cao càng tốt.
- Công ty có ngành nghề kinh doanh thiên về chất lượng thì P/B không cần quá cao, chỉ cần trên mức một.
- Những công ty như xăng dầu, khả năng biến động thị trường lớn thì mức P/B cao nên tránh xa.
Theo mức đánh giá chung, chỉ số P/B càng cao, khả năng đầu tư rủi ro càng lớn và ngược lại. Tỷ số P/B thấp sẽ an toàn hơn rất nhiều. Với những người mới tham gia đầu tư, nên chọn những loại chứng khoán có P/B thấp để tránh rủi ro lớn khi đầu tư. Chỉ số P/B ở mức 0,7 – 1,5 là bình thường. Nhà đầu tư mới có thể mua ở mức chỉ số này.
⋅ Tóm lại: Khó có thể xác định một giá trị cụ thể cho chỉ số P/B “tốt”. Nó có thể tốt ở ngành này, nhưng sẽ là kém ở một ngành khác.
Chỉ số P/B nếu đứng riêng lẻ thì không có nhiều giá trị.
Muốn biết liệu cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hay không. Anh em cần so sánh chỉ số P/B với đối thủ cạnh tranh và so với mức trung bình ngành.
Ví dụ 4: Các ví dụ minh họa về chỉ số P/B: Dưới đây là các ví dụ về chỉ số P/B.
- Chỉ số P/B của VNM
P/B của CTCP Sữa Việt Nam (Mã: VNM) luôn duy trì ở mức cao trong các năm qua.
Thực tế cho thấy, cổ phiếu VNM liên tục tăng giá kể từ khi niêm yết cho dù chỉ số P/B cao.
VNM là một doanh nghiệp tốt, phát triển bền vững. Vì thế nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều gần 5 đồng để đổi lấy 1 đồng vốn của VNM. Họ tin tưởng mạnh mẽ vào triển vọng phát triển dài hạn của VNM.
- Chỉ số P/B của ROS
CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) hoạt động trong ngành xây dựng, danh tiếng không có. Công ty làm việc và thi công dưới sự chỉ đạo của FLC, vì vậy tài sản vô hình của ROS rất yếu.
Thời điểm tháng 05/2019, FLC Faros có thị giá là 30.650 VNĐ/cổ phiếu. Hệ số P/B của ROS là 2,96 lần.
Tức, nhà đầu tư sẵn sàng chi gần 3 lần giá trị ghi sổ để sở hữu cổ phiếu ROS.
Vậy có xứng đáng?
Lợi nhuận của ROS giai đoạn 2019 rất khiêm tốn, trong khi tỷ lệ P/E quá cao. Chưa kể chất lượng tài sản được đem ra tính toán (các chỉ tiêu tài chính sẽ thể hiện rõ hơn) liệu có hợp lý? Đây là ví dụ rõ nét về một cổ phiếu đang được định giá “quá cao” so với giá trị thực.
Và thực tế đã chứng minh, cổ phiếu ROS đã bị hủy niêm yết từ ngày 31/08/2022. Hiện chỉ số P/B của ROS chỉ còn là 0,23. Thị giá cổ phiếu tại thời điểm hủy niêm yết là 2.510 VNĐ/cổ phiếu.
Như vậy, khi anh em mua cổ phiếu có P/B cao. Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp đó đang phát triển và có chất lượng. Nếu không, hãy tránh xa nó trước khi quá muộn.
- Chỉ số P/B của DQC
CTCP Bóng đèn Điện Quang (Mã: DQC) hiện đang giao dịch ở mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. Vì thế chỉ số P/B vào khoảng 0,57.
Lý do khiến DQC bị định giá thấp như vậy là do hiện tại doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Nhất là trong việc cạnh tranh với sản phẩm Trung Quốc. Khiến kết quả kinh doanh trong thời gian qua đi xuống, khiến giá cổ phiếu đi xuống theo.
Ở tình huống này, nếu anh em cảm thấy rằng triển vọng trong tương lai không mấy sáng sủa. Thì DQC sẽ không đáng để đầu tư. Tuy nhiên, nếu anh em cảm thấy DQC sẽ có “những bước chuyển mình” trong thời gian tới. Anh em sẽ có thể kiếm được khối tiền từ nó.
1.5 Ưu điểm và nhược điểm khi định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B
Hiện nay, các nhà đầu tư áp dụng chỉ số P/B vào việc đánh giá cổ phiếu một cách phổ biến. Vậy ưu điểm và nhược điểm của P/B trong chứng khoán là gì?
1.5.1 Ưu điểm của định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B là gì?
- Giá trị ghi sổ thường ổn định hơn EPS. Do đó, trong nhiều trường hợp, khi EPS biến động quá lớn. Thì việc áp dụng P/B để xem xét sẽ hiệu quả hơn.
- Mức độ ổn định của chỉ số P/B cao hơn hẳn so với chỉ số EPS. Nên dù trong điều kiện biến động khó lường của chỉ số EPS. Thì chỉ số P/B vẫn có hiệu quả hơn hẳn trong việc quan sát và đánh giá.
- Do chỉ số P/B luôn luôn dương nên có thể dùng chỉ số này để định giá các công ty đang hoạt động thua lỗ.
- Chỉ số P/B sẽ hữu hiệu nhất khi được sử dụng để định giá các công ty có khối lượng tài sản lớn. Và khả năng thanh khoản cao ví dụ như: ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư.
1.5.2 Hạn chế của định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B là gì?
- Chỉ số P/B chỉ phản ánh giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Chỉ số không tính đến các tài sản vô hình. Như: thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác… Đây đều là những lợi thế cạnh tranh vô hình nhưng có tầm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh càng lớn. Thì càng có nhiều lợi thế trong việc đàm phán với khách hàng, đối tác, hay nhà cung cấp. Điều đó giúp doanh nghiệp có 1 biên lợi nhuận ở mức cao hơn so với trung bình ngành. Và duy trì ổn định trong một thời gian dài.
Chẳng hạn: Microsoft được xác định bởi tài sản trí tuệ chứ không phải tài sản vật chất. Giá cổ phiếu của họ ít liên quan đến giá trị sổ sách của nó. Anh em cũng không thể đánh giá tài sản của Google, Apple thông qua giá trị các server (phần cứng). Mà quên đi thương hiệu, phần mềm của họ.
- Giá trị ghi sổ có thể không phản ánh đúng giá trị thị trường của tài sản. Chẳng hạn doanh nghiệp sở hữu một mảnh đất từ 5 năm trước. Hiện tại giá trị mảnh đất đã tăng gấp nhiều lần trước đây. Tuy nhiên, bảng cân đối kế toán sẽ chỉ thể hiện “giá gốc ban đầu” của mảnh đất mà thôi. Hay một dây chuyền sản xuất đã hết khấu hao nhưng vẫn được sử dụng, hoạt động bình thường.
Như vậy, trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư sẽ dễ bị “đánh lừa”. Nếu chỉ sử dụng duy nhất chỉ số P/B để đánh giá.
- Độ trễ về thời gian của giá trị sổ sách của một cổ phần – BVPS. Như đã phân tích ở trên là hạn chế của P/B. Chỉ sau khi doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính theo quý. Thì nhà đầu tư mới biết được giá trị ghi sổ đã thay đổi thế nào.
- P/B khó sử dụng độc lập, không thể nhìn vào duy nhất chỉ số P/B để kết luận cổ phiếu đắt rẻ và mua. Nếu chỉ đánh giá P/B một cách riêng lẻ mà bỏ qua các chỉ số tài chính khác. Thì sẽ tạo ra những ngộ nhận đáng quan ngại khi định giá trị thực của cổ phiếu.
- P/B dễ bị làm giả do nhiều tài sản của các doanh nghiệp là ảo, thao túng bằng sở hữu chéo.
- P/B không cung cấp được cái nhìn về tình hình làm ăn của công ty. P/B rất thấp nhưng nếu doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc không làm ăn. Thì đương nhiên nó chẳng có ích gì cả. Nhà đầu tư không thể đánh giá tình hình làm ăn của công ty chỉ với chỉ số P/B. Đó là lí do P/B không thể sử dụng độc lập ở phía trên.
- Chỉ số P/B chỉ có ý nghĩa nếu Book Value đó có ý nghĩa. Tức là chất lượng tài sản của doanh nghiệp tốt: Tài sản thực, dễ thanh khoản & hạch toán.
⋅ Kết luận: Hiểu đúng về chỉ số P/B giúp nhà đầu tư sử dụng hiệu quả chỉ số này trong việc đánh giá và lựa chọn cổ phiếu. Chỉ số P/B rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao. Như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư… Do hiệu quả quản lý giữa tài sản và nguồn vốn huy động càng cao thì mức độ sinh lời càng cao.
Ngược lại, chỉ số này không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ. Nơi mà tài sản vô hình như con người, độ trung thành của khách hàng… rất khó để định lượng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng chỉ số P/B với các phương pháp phân tích khác để có cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp.
2. Phương pháp định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B
P/B là chỉ số quen thuộc trong đầu tư chứng khoán. Dựa vào chỉ số P/B nhà đầu tư có thể định giá cổ phiếu. Và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.
Trước khi tìm hiểu về những cách định giá cổ phiếu công ty phổ biến trong đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư cần lưu ý rằng:
- Mỗi doanh nghiệp đều có mô hình hoạt động, chu kỳ kinh doanh, định hướng phát triển… riêng biệt. Do đó, không có bất kỳ công thức chung nào dùng để định giá cổ phiếu cho tất cả doanh nghiệp.
- Anh em cần nắm một số phương pháp định giá để áp dụng linh hoạt với nhiều loại cổ phiếu khác nhau. Tuy nhiên, anh em nên chọn những phân khúc cổ phiếu phù hợp. Và anh em có sự am hiểu về lĩnh vực đó. Để việc nghiên cứu và quá trình định giá diễn ra thuận lợi hơn.
2.1 Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B là gì?
Định giá cố phiếu theo phương pháp P/B là cách định giá cổ phiếu dựa trên chỉ số tài chính P/B. Từ viết tắt của Price to Book Value Ratio, nghĩa là hệ số thị giá trên giá trị sổ sách.
Chỉ số P/B phản ánh ở thời điểm hiện tại. Thì giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường gấp bao nhiêu lần so với tài sản của doanh nghiệp được ghi trong sổ sách (thể hiện trên báo cáo tài chính). Hay nói cách khác chỉ số P/B chính là giá trị mà nhà đầu tư phải trả để mua 1 đồng vốn chủ sở hữu.
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định giá cổ phiếu. Cho dù anh em là nhà đầu tư mới. Anh em chỉ cần thông tin về giá thị trường hiện tại của cổ phiếu. Và giá trị sổ sách được công bố trên những kênh đầu tư chính thống của công ty để tính tỷ lệ P/B.
2.2 Cách định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B
Khi sử dụng chỉ số P/B để định giá cổ phiếu, anh em nên dựa trên trung bình ngành. Vì nếu giá trị P/B chỉ tính và sử dụng riêng lẻ thì nó không có nhiều giá trị. Cho nên nếu muốn biết cổ phiếu của một doanh nghiệp đắt hay rẻ. Nhà đầu tư phải so sánh chỉ số P/B của công ty mà anh em quan tâm với đối thủ cạnh tranh và trung bình ngành.
Định giá cổ phiếu theo cách này. Nhà đầu tư hãy xem chỉ số P/B của các công ty trong cùng ngành với nhau. Sau đó cộng P/B của tất cả các doanh nghiệp cùng ngành lại. Và chia trung bình để ra chỉ số P/B trung bình ngành.
Khi đã tính ra chỉ số P/B trung bình ngành. Anh em thực hiện việc so sánh chỉ số P/B này với chỉ số P/B của công ty mà anh em quan tâm. Để ra con số giá trị hợp lý của cổ phiếu mà anh em quan tâm. Hãy lấy chỉ số P/B trung bình ngành nhân với vốn chủ sở hữu trên 1 cổ phiếu của công ty đó. Như vậy là anh em đã định giá được cổ phiếu mình mong muốn.
Ví dụ 6: Công ty A (thuộc ngành dịch vụ) có chỉ số P/B là 1,51. Vốn chủ sở hữu/ Số cổ phiếu của A là 21.358 VNĐ. Chỉ số P/B trung bình ngành dịch vụ là 1,14. Từ đó anh em tính ra được giá trị hợp lý của cổ phiếu công ty A là:
Giá trị hợp lý của cổ phiếu A = Chỉ số P/B trung bình ngành x Vốn chủ sở hữu/ Số cổ phiếu của A = 1.14 x 21.358 = 24.348 VNĐ.
Cách định giá cổ phiếu theo P/B có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên cách định giá cổ phiếu này được đánh giá hiệu quả nhất khi áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng. Bởi giá trị trên sổ sách của các ngân hàng phản ánh khá rõ giá trị tài sản ròng, các tài sản vô hình. Như công cụ tài chính cũng có tính thanh khoản rất cao và dễ chuyển đổi thành tiền mặt.
Ví dụ 7: Ứng dụng thực tế trong định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B
P/B là phương pháp cũ nhưng không lỗi thời. Nó vẫn đem lại lợi nhuận nếu nhà đầu tư áp dụng tốt. Theo kinh nghiệm thực tế của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Phương pháp P/B phát huy tác dụng lớn nhất với nhóm tài chính (ngân hàng, bảo hiểm…).
Hãy cùng Cú xem xét Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC). Mức giá tại thời điểm cuối năm 2021 của BIC ở quanh mức 31.000 – 32.000 đồng.
- Bước 1: Để thực hiện định giá theo P/B, đầu tiên nhà đầu tư cần tìm danh sách các công ty cùng ngành trên thị trường. Sau đó, tổng hợp giá trị P/B của các công ty này. Kết quả mong muốn từ bảng này là kết quả trung bình P/B của toàn ngành. Theo đó, P/B trung bình ngành tại thời điểm định giá ở mức 1,76.
- Bước 2: Sau khi xác định được P/B trung bình ngành = 1,76. Nhà đầu tư cần xác định giá trị sổ sách của một cổ phần – BVPS đối với cổ phiếu BIC của quý 03/2021. Dễ dàng tìm thấy được giá trị BVPS trên các website tài chính.
Như vậy, giá trị BVPS của quý 03/201 là 21.033 đồng.
- Bước 3: Với giá trị sổ sách trên 1 cổ phiếu (BVPS) của quý 03/2021 ở mức 21.033 đồng. Anh em tính được mức giá hợp lý của doanh nghiệp theo phương pháp P/B là:
Giá trị thực của cổ phiếu BIC = 21.033 đồng x 1,76 = 37.018 đồng.
Tại thời điểm định giá, anh em có thể nhận thấy là giá thị trường dao động khoảng 32.000 đồng/cổ phiếu không hấp dẫn để mua vào. Tuy nhiên, khi giá đã về dưới mức 30.000 đồng thì lại bắt đầu hấp dẫn cho việc mua vào vì mục đích đầu tư dài hạn.
3. Ưu – nhược điểm của phương pháp định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B
⋅ Ưu điểm:
- Phương pháp đơn giản, dễ tính toán, nhà đầu tư mới cũng có thể sử dụng được.
- Có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau.
⋅ Nhược điểm:
- P/B chỉ đánh giá được biến động trên tổng giá trị tài sản hữu hình của công ty. Trong khi thực tế còn phải tính đến các tài sản vô hình như thương hiệu, uy tín, thị phần… mà một công ty đang sở hữu.
- Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao. Hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.
- Giá trị ghi sổ P/B không có ý nghĩa nhiều với các công ty dịch vụ. Vì giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn.
4. Những lưu ý khi định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B
Khi định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B, nhà đầu tư cần lưu ý:
– Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó. Tức là P/B < 1, thì có hai trường hợp sẽ xảy ra:
- Thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức. Nếu điều này xảy ra, các nhà đầu tư không nên đầu tư vào các cổ phiếu này. Vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật.
- Thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp. Nếu điều này đúng thì khả năng cao công ty sẽ có các chính sách đem lại những triển vọng kinh doanh mới. Tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông.
– Nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ (P/B > 1). Thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B là một trong những phương pháp đơn giản nhất hiện nay mà các nhà đầu tư có thể áp dụng. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư mới hoặc chưa có nhiều kiến thức về tài chính. Thì cần trang bị thêm nhiều kiến thức về chỉ số này cũng như cách thức áp dụng.
5. Cách sử dụng chỉ số P/B trong đầu tư cổ phiếu
Chỉ số P/B khó có thể sử dụng độc lập trong lựa chọn cổ phiếu. Không thể mua hay bán chỉ với dữ liệu P/B thấp hay cao. Nhưng nó cũng có ứng dụng, tác dụng nhất định khi sử dụng độc lập.
5.1 Sử dụng chỉ số P/B để xác định vùng mua
Vùng mua (hỗ trợ) được hình thành bởi mức P/B của cổ phiếu trong khoảng 1 – 1.1. Nó tương đương với mọi tiềm năng, thương hiệu, giá trị của hệ thống vận hành không đáng kể.
Một doanh nghiệp còn đủ tốt luôn có mức hộ trợ mạnh tại vùng mua. Đây là cơ hội mua vào và nắm giữ dài hạn. Thông thường điều này có thể xảy ra trong các cuộc khủng hoảng. Nhưng cần nhớ rằng nó phải đi kèm với doanh nghiệp tốt, còn chỉ xét P/B đơn thuần là chưa đủ.
5.2 Xác định rủi ro với chỉ số P/B
Đối với cổ phiếu có chỉ số P/B quá thấp < 0.8 hoặc quá cao là bộ lọc để anh em nghiên cứu chi tiết rủi ro. Luôn có 1 vấn đề mà anh em chưa biết nên mới có sự “bất thường” như vậy.
- Trường hợp P/B thấp
Khi anh em có thể thấy nhiều công ty có giá trị P/B nhỏ hơn 1 khá nhiều. Nếu các tài sản kia không phải là ảo, anh em chỉ cần mua lại công ty đó (Mua cổ phiếu) và giải thể. Số tiền thu được sẽ là giá trị sổ sách, anh em đã có lời với nó.
Chẳng hạn: Nó có thể ví như anh em mua một chiếc xe tải, bên trên có hàng hóa. Giá trị tổng của hàng hóa và chiếc xe là 1 tỷ. Nhưng chủ xe sẵn sàng bán cho anh em 600 triệu (P/B = 600 triệu/ 1 tỷ = 0.6). Liệu có phải một món hời đơn giản như vậy? Hay đằng sau đó thường là chiếc xe đã hỏng không đáng giá và những thùng hàng cũng tương tự.
Không hề dễ dàng để tìm ra những thủ đoạn trong báo cáo tài chính (BCTC). Tuy vậy đối với những công ty có P/B nhỏ hơn 1 quá nhiều. Với các nhà đầu tư mới như anh em nên chủ động tránh xa. Thứ mà toàn thị trường không nhìn ra, mà anh em nhìn ra thì ít khi là một “cơ hội”. Hoặc là tài sản có vấn đề hoặc kết quả kinh doanh sắp tới đặc biệt bất lợi.
Rất ít khi thị trường “đánh giá sai”, thường là chất lượng tài sản của công ty có vấn đề. Kết quả trên giá trị kế toán, sổ sách không thật.
- Trường hợp P/B cao
Rủi ro của P/B cao thì rất dễ rồi. Tài sản thực của công ty là rất ít, bao gồm cả việc làm ăn thuận lợi. Khi việc làm ăn bị ảnh hưởng, sự sụp đổ là rất nhanh.
Chẳng hạn: Một xưởng sản xuất có hệ thống máy móc trị giá 10 tỷ. Khi hoạt động tốt, nó tạo ra mức 2 tỷ mỗi năm. Định giá thị trường của nó là 15 tỷ. Khi họ không thể làm ăn nữa, việc thanh lý tài sản vẫn có thể thu về 9 tỷ.
Một công ty phần mềm có hệ thống máy tính và tài sản trị giá 700 triệu tại văn phòng được thuê. Mỗi năm nó tạo ra được 3 tỷ. Định giá thị trường của nó là 15 tỷ.
Việc đầu tư vào công ty phần mềm thứ 2 thậm chí còn tốt hơn công ty thứ nhất về mặt hiệu quả. Nhưng trong tình huống rủi ro xảy ra, khi lợi nhuận không còn được tạo ra. Giá trị của nó bốc hơi rất nhanh. Những giá trị về thương hiệu, trí tuệ một khi không tạo ra lợi nhuận cũng trở nên vô nghĩa.
Điều này nhắc nhở anh em về việc luôn đánh giá kỹ về doanh nghiệp khi đầu tư. Bao gồm cả doanh nghiệp có lợi nhuận hàng năm rất tốt. Ngoài ra, nó cũng là một cách để chia loại hình doanh nghiệp để cân bằng khẩu vị rủi ro.
Nhiều nhà đầu tư có thể chọn một doanh nghiệp có nhiều tài sản thực và lợi nhuận chỉ 20%. Thay cho một doanh nghiệp phần lớn tài sản là trí tuệ với lợi nhuận 25%. Tất nhiên quyết định sẽ khác nếu tỷ lệ là 20% so với 60% hay cao hơn. P/B lúc này được dùng như cách đánh giá dự phòng rủi ro.
Nhìn chung, việc sử dụng P/B sẽ hiệu quả hơn đáng kể khi đi kèm với chỉ số khác. Chúng có thể là P/B với P/E (cũng tương đồng với P/B và ROE).
5.3 Mối quan hệ giữa P/B và ROE
Damodaran là giáo sư Tài chính tại Trường Kinh doanh Stern (Đại học New York). Ông giảng dạy về tài chính doanh nghiệp và định giá cổ phần. Các nghiên cứu của ông chỉ ra rằng: Yếu tố ảnh hưởng nhất đến chỉ số P/B là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các doanh nghiệp có ROE càng cao, thì P/B càng lớn.
Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến các doanh nghiệp có tỷ suất ROE cao. Và chỉ số P/B còn đang thấp so với mặt bằng chung của ngành để tìm kiếm những cơ hội đầu tư. Khi đó, cổ phiếu tốt là những cổ phiếu có mức ROE tương đương với những doanh nghiệp khác. Nhưng có chỉ số P/B thấp hơn (rẻ hơn).
Ví dụ 8: Dưới đây là 2 biểu đồ dạng scatter biểu thị mối quan hệ giữa P/B và ROE của các cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán. Đường chéo trên biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa P/B và ROE. Lưu ý rằng: Chỉ sử dụng biểu đồ Scatter để so sánh P/B và ROE của các cổ phiếu cùng ngành với nhau.
Cổ phiếu VCB, ACB, MBB có mức ROE năm 2020 khá tương đồng. Tuy nhiên mức P/B của VCB đã rất cao, nếu mua vào anh em phải chấp nhận rủi ro “đu đỉnh”. Và có lẽ chỉ thích hợp với khẩu vị lướt sóng. Còn ACB và MBB có mức ROE tương đương VCB nhưng P/B lại thấp. Không ai có thể khẳng định nên đầu tư vào ACB và MBB. Nhưng đây là một dấu hiệu tốt để anh em có thể nghiên cứu 2 mã cổ phiếu này.
⋅ Kết luận:
Giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường không phải lúc nào cũng phản ánh đúng và chính xác giá trị thực của nó. Nhiều trường hợp giá cổ phiếu sẽ bị định giá cao hoặc thấp hơn. Ngoài yếu tố về thị giá, nhà đầu tư cần xem xét tới giá trị thực của cổ phiếu. Từ đó để nhận định chính xác có nên đầu tư vào cổ phiếu đó hay không. Vì vậy nhu cầu định giá cổ phiếu để đầu tư, mua bán đặc biệt được quan tâm. Vì vậy định giá cổ phiếu chính xác với giá trị thật sẽ tạo nên sự thành công cho các nhà đầu tư. Và công ty trong hoạt động đầu tư, mua bán trên thị trường.
Với phương pháp định giá nhanh P/B. Nhà đầu tư có thể nhanh chóng xem xét cổ phiếu nào đang được định giá rẻ so với trung bình ngành. Với kỳ vọng giá cổ phiếu tiến về mức định giá P/B ngành. Tuy nhiên, một lưu ý cho nhà đầu tư. Chỉ số P/B chưa tính đến tiềm năng tạo lợi nhuận của công ty trong tương lai. Đồng thời, chỉ số P/B chỉ phù hợp với các công ty có tài sản thanh khoản cao là ngân hàng, chứng khoán và công ty tài chính. Phương pháp P/B không phù hợp với các công ty dịch vụ.
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ của Cú về phương pháp định giá cổ phiếu theo P/B. Định giá cổ phiếu là một trong những kỹ năng quan trọng khi đầu tư cổ phiếu. Sau khi định giá, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua nếu giá cổ phiếu rẻ hơn giá trị thực. Và có thể bán ra nếu giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực. Đây là nguyên lý cơ bản cho việc lời lãi khi đầu tư, mua bán cổ phiếu. Trong nhiều trường hợp người đầu tư không thể bán cổ phiếu với mức giá cao hơn hoặc bằng giá trị thực. Chúng ta gọi đó là không thể thanh khoản.
Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về định giá cổ phiếu theo P/B nhé. Đây là công thức đơn giản và hiệu quả mà các nhà đầu tư đều có thể dễ dàng áp dụng. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán của Cú như:
Anh em có thể tham khảo bài viết khác về Định giá cổ phiếu của Cú như:
- Phương pháp định giá cổ phiếu hiệu quả cho nhà đầu tư chứng khoán (P1)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E dễ hiểu nhất (P.2)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B dễ hiểu nhất (P.3)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S dễ hiểu nhất (P.4)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số PEG dễ hiểu nhất (P.5)
- Định giá cổ phiếu theo chỉ số EV/EBITDA dễ hiểu nhất (P.6)
- Định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu cổ tức dễ hiểu nhất (P.7)
- Định giá cổ phiếu bằng cách chiết khấu dòng tiền tự do FCFF (P.8)
- Định giá cổ phiếu bằng cách chiết khấu dòng tiền tự do FCFE (P.9)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969