Trái phiếu Vạn Thịnh Phát – Thủ đoạn lừa đảo, thao túng trái phiếu
Lừa đảo, thao túng trái phiếu là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Gây hậu quả vô cùng nặng nề đối với không chỉ những trái chủ. Mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ thị trường trái phiếu. Tổ chức phát hành là những người được lợi khi phát hành trái phiếu. Nhưng từ những dữ liệu cũng như vụ việc bê bối liên quan tới trái phiếu từ trước tới nay. Các tổ chức phát hành lại chính là những người thực hiện hành vi lừa đảo, thao túng trái phiếu. Vụ việc trái phiếu Vạn Thịnh Phát là một ví dụ điển hình.
Vạn Thịnh Phát, là cái tên không hề xa lạ với nhà đầu tư quan tâm tới trái phiếu. Nhưng thật đáng buồn là những cái tên này lại được nhớ đến với những tai tiếng, bê bối. Là những ví dụ điển hình mỗi khi chúng ta nhắc về rủi ro khi đầu tư trái phiếu hiện nay. Vậy Vạn Thịnh Phát đã thao túng trái phiếu như thế nào? Quy mô và thủ đoạn thao túng trái phiếu sẽ được Cú phân tích chi tiết trong bài viết hôm nay. Anh em hãy cùng theo dõi Cú nhé.
Mở đầu
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam mới chính thức được đi vào hoạt động từ năm 2018. Với các trái phiếu phát hành thường có kỳ hạn từ 2-5 năm. Chính vì vậy, khi thời gian đáo hạn tới gần cũng chính là lúc có nhiều vụ việc, bê bối xảy ra. Bởi thế mà năm 2022 có thể coi là năm đen tối nhất của thị trường trái phiếu. Với vô số những doanh nghiệp loay hoay với đáo hạn trái phiếu. Và cũng không ít những doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp dính vào vòng lao lý. Vì những hành vi thao túng, lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư trái phiếu.
Trong số đó không thể không kể đến cái tên Vạn Thịnh Phát, một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam. Ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý và gây thiệt hại vô cùng to lớn đối với nhà đầu tư. Nhưng thiệt hại và việc hoàn trả tiền cho nhà đầu tư thì mãi vẫn chưa có hồi kết. Biểu tình, kiện tụng và chờ đợi không chỉ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của những nhà đầu tư.
Để hiểu rõ hơn, Cú giới thiệu tới anh em bài viết chuyên sâu về thao túng trái phiếu Vạn Thịnh Phát. Tổng quan, quy mô, thủ đoạn và ảnh hưởng của vụ việc. Từ đó giúp anh em nhận thức được rủi ro, cảnh báo gian lận trái phiếu. Từ đó có thêm nhiều kiến thức hơn và có một chiến lược đầu tư trái phiếu hợp lý nhé!
Phần 1: Thông tin về tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Trong bài viết dưới đây, Cú sẽ tổng hợp thông tin một cách chi tiết, khách quan nhất có thể. Tuy nhiên, nếu có điều gì còn chưa hiểu rõ, thắc mắc. Anh em đừng ngần ngại inbox Cú theo trang page sau nhé. Cú sẽ cùng anh em phân tích nhé!
https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
1.1 Sơ lược về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hay còn gọi là VTP Group là một trong những tập đoàn lớn tại Việt Nam. Là một công ty chuyên về bất động sản, cung cấp các loại hình dịch vụ nhà hàng và khách sạn. Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng là doanh nghiệp có rất nhiều dự án bất động sản nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát còn có nhiều hoạt động liên quan tới các tổ chức tài chính lớn trên thị trường.
Năm 1991, công ty Tư doanh Vạn Thịnh Phát chính thức được thành lập với số vốn điều lệ 35 triệu USD. Sau đó, do chính phủ Việt Nam thực hiện các chính sách đổi mới nền kinh tế. Năm 1992, doanh nghiệp này quyết định đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.
Năm 2007, công ty chính thức cổ phần hóa với số vốn điều lệ tăng lên đến hơn 6,000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2007, VTP Group tham gia vào đồng sáng lập 2 tập đoàn lớn. Là VTP Invest Group có số vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng và An Đông Group có số vốn điều lệ 9,000 tỷ đồng.
Cuối năm 2019, VTP Group thay đổi đăng ký kinh doanh và nâng vốn điều lệ trên 13,000 tỷ đồng do phát hành cổ phiếu Vạn Thịnh Phiếu.
Tính tới thời điểm hiện tại, Vạn Thịnh Phát đã có 52 lần thay đổi đăng ký kinh doanh. Số ngành nghề hoạt động đăng ký là 140 ngành kinh doanh đa lĩnh vực. Trong đó, hoạt động chính vẫn là bất động sản.
1.2 Thông tin về gia tộc họ Trương – Người đứng sau tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương. Là gia tộc giàu có và bí ẩn nhất nhì Việt Nam. Gia tộc họ Trương – gia tộc sở hữu VTP Group rất ít khi xuất hiện trên truyền thông. Và trên website cũng chỉ có một vài dòng giới thiệu về các chủ sở hữu.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan, một doanh nhân người Việt gốc Hoa. Chồng bà là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân người Hồng Kông, nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản.
Bà Trương Mỹ Lan và ông Eric Chu có với nhau 2 người con gái. Đó là Chu Duyệt Hằng hay Elizabeth, sinh năm 1994 và em gái Chu Duyệt Phấn, sinh năm 1995. Khi mới 22 tuổi, Chu Duyệt Hằng đã trở thành chủ tịch của ZS Hospitality Group. Đây là một trong những công ty con thuộc hệ sinh thái của VTP Group.
ZS Hospitality Group được giới thiệu là công ty phát triển chuỗi đồ ăn cao cấp tại Hồng Kông. Tập đoàn điều hành 1 loạt câu lạc bộ ẩm thực cao cấp. Như món Hàn Quốc, món Quảng Đông, món Âu, món Singapore, Miss Lee (món chay kiểu Trung Hoa)…
Ngoài ra, bà Trương Mỹ Lan còn có 2 người cháu ruột. Là Trương Huệ Vân là con gái của ông Trương Chí Trung – một trong những cổ động lớn của VTP Group và Trương Lập Hưng.
Trương Huệ Vân hiện đang giữ nhiều chức vụ quan trọng. Như tổng giám đốc VTP Group, Tổng giám đốc WMC Group, đại diện pháp luật của công ty cổ phần Thiết kế và Trang trí Nội thất Nora. Công ty cổ phần Đầu tư Redwood Holdings, công ty cổ phần Blue Horizon… Trong đó, WMC Group là một trong những đối tác quan trọng của Vạn Thịnh Phát. Và là công ty quản lý nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại nổi tiếng hàng đầu tại Sài Gòn.
Ông Trương Lập Hưng hiện cũng đang giữ vai trò đại diện pháp luật của nhiều công ty con trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Trong đó có Công ty trách nhiệm hữu hạn The Recipe.
Hai người con gái và cháu của bà Lan hiện đang là chủ nhân của những căn biệt thự tại khu đất vàng của thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có căn biệt thự rộng 2,800m2, 3 mặt tiền tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù được biết đến là một trong những gia tộc giàu có nhất Việt Nam. Sở hữu nhiều dự án tại những vị trí xa hoa bậc nhất thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng đời sống của các thành viên gia tộc họ Trương lại rất ít được công khai. Các thành viên gần như không xuất hiện trước truyền thông. Và thường chỉ được nhắc tới trong các hoạt động xã hội.
1.3 Cơ cấu tập đoàn Vạn Thịnh Phát – Trái phiếu Vạn Thịnh Phát
Trong cơ cấu tổ chức của Vạn Thịnh Phát có 2 pháp nhân mang tên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Công ty thứ nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Tên viết tắt là VTP Group Holding đây là một tập đoàn đầu tư tư nhân thành lấp năm 1992. Với vốn điều lệ là 6000 tỷ đồng. Tại VTP Group Holding, bà VTP sở hữu 80% cổ phần. Tương đương lượng vốn góp 4,800 tỷ đồng.
Công ty thứ hai là công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát. Tên viết tắt là VTP Investment group. Công ty này có vốn điều lệ là 12,800 tỷ đồng. Trong đó, bà Trương Mỹ Lan sở hữu 15% cổ phần. VTP Group Holding sở hữu 41%.
Ngoài ra còn có các đơn vị thành viên, công ty liên kết của Vạn Thịnh Phát cũng có vốn điều lệ rất lớn. Nổi bật kể đến như sau:
– Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula với 18,000 tỷ đồng. Đây là công ty có số vốn điều lệ lớn nhất trong hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát.
Sài Gòn Peninsula là chủ đầu tư của dự án Sài Gòn Peninsula. Hay còn được gọi là dự án công viên Mũi Đèn đỏ, có quy mô 118 ha. Nằm ở ngã 3 sông Sài Gòn giao với sông Nhà Bè. Dự án này có số vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD.
– Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (Sai Gon Investment Group) được thành lập ngày 24/2/2016. Với tên gọi ban đầu là CTCP Đầu tư Hemera Power. Đến tháng 4/2016 thì được đổi thành tên gọi như hiện nay.
Công ty này có vốn điều lệ lên đến 12,720 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông lớn nhất là công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group). Góp 3.871 tỷ đồng, tương đương 30,4% vốn.
– Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group) có số vốn đăng ký là 12,000 tỷ đồng. Là công ty đã đứng ra mua lại trung tâm thương mại Vincom Centre A từ tập đoàn Vingroup. Với giá gần 10,000 tỷ đồng vào năm 2013 hiện có tên là Union Square.
– Tập đoàn đầu tư An Đông (có tên cũ là CTCP Đầu tư An Đông) với số vốn điều lệ 9,000 tỷ đồng. Cũng là nhân vật chính trong vụ bê bối trái phiếu Vạn Thịnh Phát mới đây. An Đông là chủ đầu tư của tổ hợp Trung tâm thương mại An Đông và khách sạn Windsor Plaza tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Còn SDI Group là chủ đầu tư của Sài Gòn An Bình. Đây là siêu dự án có quy mô lên tới 117 ha.
– Công ty cổ phần Bảo Trợ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là công ty non trẻ nhất trong hệ sinh thái. Thành lập tháng 10/2020 với số vốn đăng ký lên đến 8,800 tỷ đồng. Tên ban đầu là Công ty cổ phần Bảo trợ Thuận Triều, ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản.
Cơ cấu cổ đông gồm 70% cổ phần thuộc về bà Mary Chu Yuet Fan (Chu Duyệt Phấn) và bà Elizabeth Chu Yuet Han (Chu Duyệt Hằng). Đây là hai con gái của bà Trương Mỹ Lan, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bà Chu Duyệt Phấn (sinh năm 1995) đảm nhiệm vị trí tổng giám đốc. Các cá nhân Trương Huệ Vân, Trương Lập Hưng và Trương Lập Phát mỗi người nắm 10% cổ phần.
1.4 Các công ty được giới thiệu là đối tác của tập đoàn Vạn Thịnh Phát
– Công ty Sunny World là công ty tập trung đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Sunny World được biết qua việc tham gia liên danh cùng với công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hải Đăng và Tập đoàn Vision Transportation. Liên danh Hải Đăng – VTG – Sunny World đề xuất ý tưởng đầu tư 3 siêu dự án. Có tổng mức đầu tư từ 10 – 15 tỷ USD tại Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh…
– Cty Viva Land là công ty quản lý và phát triển bất động sản được thành lập vào năm 2020. Nhưng đã nhanh chóng mua lại hàng loạt dự án lớn. Tiêu biểu, Tập đoàn Viva Land đầu năm 2022 làm giới đầu tư rung động khi chính thức “thâu tóm” dự án Saigon One Tower. Có 2 mặt sông và 3 mặt tiền đường Tôn Đức Thắng, Hàm Nghi, Võ Văn Kiệt, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Hồi sinh dự án này với tên mới IFC One Saigon. Ngay sau đó, công ty này mua lại Capital Place, tòa nhà văn phòng hạng A tại Hà Nội với giá khoảng 12,500 tỷ đồng…
– Công ty cổ phần Tập đoàn Quản lý bất động sản Windsor (WMC Group). Là công ty quản lý nhà hàng khách sạn, căn hộ dịch vụ cao cấp và trung tâm thương mại hàng đầu thành phố Hồ Chí Minh. Danh mục quản lý của công ty bao gồm khách sạn, căn hộ dịch vụ, văn phòng, nhà hàng và trung tâm mua sắm. Đơn vị này đang quản lý tòa nhà thương mại The Metropolitan, Times Square, Unions Square và WMC Tower….
1.5 Mối quan hệ giữa Vạn Thịnh Phát và ngành tài chính
Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan được nhiều người biết đến từ cuối năm 2011. Khi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thực hiện tái cơ cấu theo hình thức hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém. Gồm ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng SCB. Nâng tổng số tài sản lên 761 nghìn tỷ đồng. Trở thành ngân hàng tư nhân có khối tài sản lớn nhất hệ thống. Chỉ sau 4 ngân hàng quốc doanh (Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank).
Sau khi hợp nhất, SCB có sự thay đổi lớn về HĐQT và Ban điều hành. Những vị trí chủ chốt đều được đại diện nhóm cổ đông lớn của VTP Group và CTCP Đầu tư Tài chính Việt Vĩnh Phú nắm giữ.
Trong thời gian này, SCB và VTP Group còn phát sinh khoản tạm ứng mua sắm và xây tài sản cố định. Là tòa nhà 193 – 203 Trần Hưng Đạo, quận 1, TPHCM với khoản tiền 150 tỷ đồng. Ngân hàng SCB đã trả thêm khoản thuê văn phòng tòa nhà cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Đồng thời Vạn Thịnh Phát cũng trả một khoản lãi cho SCB dựa trên số tiền 150 tỷ mà SCB thanh toán cho VTP từ năm 2008 – 2010.
Năm 2012, khi SCB bắt đầu nhiệm kỳ mới sau khi hợp nhất. Vị trí then chốt đứng đầu ngân hàng là chủ tịch do bà Nguyễn Thị Thu Sương đảm nhận. Và phó chủ tịch hội đồng quản trị do ông Trầm Thích Tồn đảm nhận. Bà Thu Sương cũng là người từng nắm giữ vị trí quan trọng tại Vạn Thịnh Phát. Tuy nhiên, năm 2014, ông Tồn và bà Sương bất ngờ rời khỏi vị trí hội đồng quản trị SCB.
Ngoài VTP Group, SCB còn có mối liên hệ với công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI). SCB được TVSI giới thiệu là đối tác hợp tác toàn diện, hai bên ký thỏa thuận từ năm 2016 nhằm có những chính sách hiệp trợ nhau trong việc phát triển dịch vụ.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Tiến Thành, cố Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc TVS. Còn là Thành viên hội đồng quản trị độc lập tại SCB từ năm 2017.
Phần 2: Toàn cảnh vụ việc bê bối lừa đảo, thao túng trái phiếu Vạn Thịnh Phát
2.1 Sơ lược về trái phiếu Vạn Thịnh Phát
Anh em đã nghe rất nhiều về trái phiếu Vạn Thịnh Phát. Nhưng trên thực tế, các lô trái phiếu này được phát hành bởi công ty cổ phần Tập đoàn An Đông. Một trong những công ty thành viên trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.
Theo thống kê, hiện dư nợ trái phiếu của công ty cổ phần Tập đoàn An Đông lên đến 25,000 tỷ đồng. Tập đoàn An Đông là mắt xích quan trọng trong quá trình huy động vốn kinh doanh của tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Công ty hoạt động từ tháng 4/2007. Hiện có địa chỉ tại 18 An Dương Vương, phường 9, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty hoạt động chính với ngành nghề đăng ký là kinh doanh bất động sản. Quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sở dụng hoặc đi thuê. Người đại diện pháp luật là ông Kwok Hakman Oliver (quốc tịch Úc). Ông này còn là thành viên hội đồng quản trị công ty cổ phần Thiết kế và Trang trí nội thất NoRah.
Tập đoàn đầu tư An Đông đã phát hành 3 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 25,000 tỷ đồng. Các lô trái phiếu đều có kỳ hạn 5 năm.
– Ngày 10/9/2018, An Đông đã bán được 11,969 tỷ đồng trái phiếu mã ADC – 2018.09 và 3,000 tỷ đồng trái phiếu mã ADC – 2018-09.1.
– Ngày 22/01/2019, An Đông tiếp tục bán thành công 10,000 tỷ đồng trái phiếu ADC-2019.01
– Giai đoạn 2018 – 2019, công ty An Đông đã trả tổng cộng 2,800 tỷ đồng tiền lãi cho 3 lô trái phiếu.
Theo thông tin từ HNX, 6 tháng đầu năm 2020, công ty An Đông báo lỗ sau thế 23 tỷ đồng. Đến 30/6/2022, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của An Đông lên đến 4.05. Do đó, với thông tin về tổng số vốn năm 2019 là hơn 9,000 tỷ đồng. Thì khoản nợ của An Đông tương ứng với 37,000 tỷ đồng (1.6 tỷ USD). Như vậy mặc dù là công ty phát hành và trả lãi trái phiếu nghìn tỷ. Nhưng An Đông cũng là công ty có khoản nợ tỷ đô trên thị trường.
2.2 Diễn tiến vụ bê bối trái phiếu Vạn Thịnh Phát
Ngày 8/10/2022 cơ quan cảnh sát điều tra C03 bộ công an ra quyết định khởi tố. Vụ án chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức đơn vị có liên quan. Theo điều tra, các bị can đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái pháp luật. Để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong thời gian 2018-2019.
Đồng thời C03 ra quyết định khởi tố bị can. Thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Bà Lan bị điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can. Trương Huệ Vân – tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor. Nguyễn Phương Hồng – trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Hồ Bửu Phương – nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt. Nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Ngay sau đó, rất đông người dân đã đến các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng SCB. Do lo ngại về ảnh hưởng của Vạn Thịnh Phát tới ngân hàng này. Tuy nhiên, ngân hàng Nhà nước đã lên tiếng khẳng định. Vẫn đang theo sát và đảm bảo quyền cũng như lợi ích hợp pháp của người gửi tiết kiệm tại ngân hàng SCB. Giữ vững ổn định hoạt động của ngân hàng SCB và toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng SCB cũng lên tiếng về vụ việc này. Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã rà soát và khẳng định Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB. Bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB. Do đó, việc này không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB.
SCB cam kết có đầy đủ giải pháp, nguồn lực để bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền. Cũng như quyền, lợi ích của đối tác và khách hàng của SCB theo quy định của pháp luật. Đã trấn an người dân và làm giảm số lượng người rút tiền trước hạn tại ngân hàng này.
Ngày 19/12/2022, C03 đã khởi tố 27 bị can để tiếp tục điều tra 2 vụ án tập đoàn Vạn Thịnh Phát sau 2 tháng khởi tố. Tuy nhiên cơ quan này không công bố chi tiết danh tính bị can và tội danh.
Tiếp đó, cơ quan CSĐT Bộ Công an, Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội đã ra thông báo. Về việc tạm dừng mọi hoạt động liên quan đến giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, tặng, cho, cầm cố, thế chấp đối với cổ phần, vốn góp của 762 công ty có đăng ký mã số thuế trên địa bàn. Và 14 cá nhân liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Ngoài ra, từ chỉ đạo của Bộ Công an, An ninh Kinh tế – Công an TP.HCM đã đề nghị. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh. Rà soát, nguồn gốc thông tin của 156 bất động sản có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Rất nhiều bất động sản trong danh sách này nằm ở vị trí đắc địa tại trung tâm quận 1, quận 3…
Về vụ việc liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bộ trưởng Tô Lâm thông tin. Công an thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Công an đã vào cuộc nắm tình hình, xác minh, điều tra khoảng 4 – 5 năm nay. Trước đó, nắm bắt được những vấn đề, xác định quy mô của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát rất lớn. Có ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, tài chính cả nước. Nên Chính phủ đã hai lần thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng liên quan đến hệ thống sinh thái của tập đoàn này. Nhưng không thành công.
Cũng theo thông tin từ Bộ trưởng Bộ Công an. Chính phủ nhiều lần đề xuất đưa các tổ chức liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vào diện kiểm soát đặc biệt. Nhưng mỗi lần như vậy, hệ thống tài chính, tài sản của tập đoàn này càng phình to ra. Trong đó tổ chức tín dụng liên quan càng có doanh số huy động lớn, từ nhiều nguồn. Huy động nguồn lực từ xã hội của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Qua các kênh tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp là rất lớn. Nhưng sản xuất, kinh doanh của tập đoàn này rất hạn chế.
2.3 Tác động của vụ trái phiếu Vạn Thịnh Phát
Vụ việc lừa đảo trái phiếu của tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
– Về phía các ngân hàng: Do có mối quan hệ với ngân hàng SCB nên vụ việc lần này đã tác động tiêu cực. Không chỉ riêng tới hoạt động, thanh khoản của ngân hàng này. Mà còn làm ảnh hưởng tới uy tín, gây tâm lý hoang mang cho người dân gửi tiết kiệm. Từ đó tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên với sự chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng nhà nước. Sự tác động tiêu cực đã được giảm đáng kể. Lấy lại niềm tin từ người dân cho hệ thống ngân hàng.
– Với các doanh nghiệp trên cả nước: 762 doanh nghiệp có liên quan đến tập đoàn đã bị ảnh hưởng trực tiếp từ vụ việc này. Việc tạm ngừng các hoạt động liên quan đến giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, tặng, cho, cầm cố, thế chấp đối với cổ phần, vốn góp. Sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng đến các đối tác, doanh nghiệp, đơn vị có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp đó.
Thêm vào đó, một vụ lừa đảo trái phiếu với quy mô lớn như này. Sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trên toàn thị trường trái phiếu. Gây tâm lý lo lắng, hoang mang cho các nhà đầu tư. Càng làm cho thị trường trái phiếu ảm đạm trong năm 2022 thêm phần ế khách.
– Đối với nhà đầu tư trái phiếu nói chung thì vụ việc như thêm một mồi lửa. Làm bùng cháy sự lo lắng, bất an trong lòng nhà đầu tư. Khiến giá trái phiếu càng thêm giảm và ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của nhà đầu tư.
– Đối với trái chủ mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát thì vụ việc đã gây ra hậu quả vô cùng nặng nề. Không khó để bắt gặp những gia đình dốc hết vốn liếng của cải để mua hàng tỷ đồng trái phiếu Vạn Thịnh Phát. Và giờ phải đối diện với nguy cơ mất trắng. Theo các chuyên gia, sau khi ban lãnh đạo bị bắt tạm giam. Trường hợp công ty phá sản thì các trái chủ sẽ là đối tượng sau cùng được nhận lại số tiền còn lại. Sau khi đã xử lý nợ theo trình tự ưu tiên như nợ ngân hàng, công nhân viên, nhà nước. Do đó, nếu như tài sản của An Đông vẫn còn để trả nợ. Thì khả năng trái chủ vẫn mất từ 10 – 50% số tiền đã mua trái phiếu.
2.4 Kết quả điều tra và xử lý vụ Vạn Thịnh Phát
Hiện tại vẫn chưa có kết quả điều tra cuối cùng liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát. Cũng như chưa có phương án xử lý chính thức đối với cả doanh nghiệp và người mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát. Chúng ta hãy cùng chờ hướng giải quyết của các cơ quan chức năng.
2.5 Bài học rút ra sau vụ bê bối trái phiếu Vạn Thịnh Phát
Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của công ty không phải là công ty đại chúng. Được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và hướng dẫn tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP. Theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ. Việc phát hành không phải đăng ký, báo cáo. Hay phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước. Chính vì vậy mọi rủi ro sẽ được đẩy sang cho nhà đầu tư. Vạn Thịnh Phát là một ví dụ điển hình, dù đây được xem là tập đoàn giàu có và nổi tiếng nhất nhì Việt Nam.
Vậy qua vụ việc này, những nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta cần rút ra cho mình những bài học gì? Để có thể hạn chế rủi ro tối đa khi tham gia đầu tư trên thị trường trái phiếu nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Tránh trường hợp tiền mất tật mang, đêm ngày lo lắng về khoản đầu tư của mình.
– Đầu tiên có lẽ phải kể đến việc tìm hiểu kỹ càng về doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Biết bao người dân đã chỉ nghe những tư vấn, danh tiếng của doanh nghiệp phát hành. Đầu tư hàng tỷ đồng để mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát. Mà không nắm rõ được doanh nghiệp phát hành thực tế là ai. Doanh nghiệp đó đang làm gì cũng như tình hình tài chính doanh nghiệp đó như thế nào? Sẽ vô cùng rủi ro khi đầu tư vào một doanh nghiệp có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Đặc biệt con số 4.05 của An Đông cho thấy. Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, việc thu hồi lại số tiền mua trái phiếu là vô cùng khó khăn.
Chưa kể đến có rất ít thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Anh em chỉ có thể nhìn thấy sự giàu có của tập đoàn này thông qua các tòa nhà, các dự án bất động sản lớn. Nhưng rất khó để có thể nhìn thấy tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, nguồn vốn và nợ của doanh nghiệp là bao nhiêu. Do đó, cú ngã ngựa của tập đoàn này cũng chính là lời cảnh tỉnh cho chúng ta. Phải tìm hiểu thật kỹ về doanh nghiệp phát hành trước khi mua trái phiếu. Cảnh giác với những lời mời chào, câu kéo, nài nỉ của nhân viên tư vấn.
– Tiếp đến là việc nhận thức rõ ràng về mối quan hệ giữa doanh nghiệp phát hành, đơn vị tư vấn và phát hành trái phiếu, đơn vị phân phối trái phiếu. Mối quan hệ giữa tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và công ty chứng khoán TVSI là chủ đề nóng khi vụ việc xảy ra. Sự mập mờ trong mối quan hệ này cũng là một trong những điều kiện giúp cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, thao túng trái phiếu. Chính vì vậy anh em nên chọn những trái phiếu có đơn vị tư vấn phát hành độc lập và uy tín trên thị trường.
– Trái phiếu phát hành trái phiếu riêng lẻ chứa đựng rất nhiều sự rủi ro. Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát và không ít những vụ việc khác trên thị trường đã chứng minh điều này. Do đó, anh em cần đặc biệt thận trọng khi đầu tư vào trái phiếu phát hành riêng lẻ. Lời khuyên của Cú là hãy quan tâm tới trái phiếu niêm yết nhiều hơn. Vì những trái phiếu này sẽ chịu sự kiểm soát của Sở giao dịch. Phải tuân thủ các nguyên tắc chặt chẽ hơn và được giám sát hơn. Do đó phần nào an toàn hơn so với trái phiếu phát hành riêng lẻ.
– Cần đặc biệt cẩn trọng khi mua trái phiếu doanh nghiệp trong hệ sinh thái. An Đông là doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Nhưng người mua trái phiếu lại biết đến với cái tên trái phiếu Vạn Thịnh Phát thay vì trái phiếu An Đông. Giả sử trong trường hợp công ty An Đông phá sản. Người mua trái phiếu chỉ có thể nhận được số tiền hoàn trả dựa trên cơ sở tài chính của An Đông. Chứ không phải dựa trên tổng tài sản của tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Không chỉ riêng vụ việc VTP mà nói rộng ra cho tất cả các doanh nghiệp hệ sinh thái. Rất có khả năng doanh nghiệp thành viên có hoạt động kinh doanh yếu kém. Nhưng lại dựa hơi một doanh nghiệp có tiếng trên thị trường. Để tiến hành phát hành trái phiếu. Từ đó tăng rủi ro cho người mua vì người chịu pháp lý trong vụ việc này là doanh nghiệp thành viên yếu kém kia. Do đó, anh em hãy cảnh giác khi đầu tư vào bất kỳ hệ sinh thái nào nhé.
Kết luận
Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh huy động vốn hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp. Giảm sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của thị trường trái phiếu, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp bất động sản. Đã gây nên tình trạng sốt giá ảo bất động sản. Từ đó gia tăng rủi ro cho toàn bộ nền kinh tế, cũng như thị trường huy động vốn và các tổ chức tín dụng. Người chịu thiệt hại không chỉ là các nhà đầu tư trái phiếu mà còn ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề khác trong xã hội.
Chính vì vậy một thị trường trái phiếu lành mạnh cũng như trang bị đầy đủ kiến thức về trái phiếu là điều vô cùng cần thiết đối với nhà đầu tư. Hy vọng rằng từ những kiến thức trên, anh em có thể xâu chuỗi với những với những kiến thức thực tế khác. Để đưa ra những đánh giá khách quan, nhiều chiều trái phiếu doanh nghiệp mình đang quan tâm. Áp dụng nó vào trong việc lựa chọn trái phiếu. Để hạn chế tối đa rủi ro cũng như tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Kênh Youtube của Cú
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn cách chọn mua trái phiếu an toàn – hiệu quả nhất
>>Bật mí tips phân tích doanh nghiệp khi đầu tư trái phiếu
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Để biết được ban lãnh đạo doanh nghiệp mình đang quan tâm có thực sự uy tín không? Anh em cần đào sâu, tìm hiểu tin tức về họ, về những thành tựu họ đạt được. Hay tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh họ đặt ra cũng như hành động thực tế qua các năm. Và cần nhìn vào kết quả kinh doanh cũng như những lời hứa của họ trong quá khứ.
Ngoài ra, anh em cũng có thể tham khảo thêm các nguồn dữ liệu khác về họ. Thông qua sự đánh giá của nhân sự có chuyên môn về ban lãnh đạo. Hay những người tiếp xúc trực tiếp với họ hàng ngày.
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969