Sự thật khiến 95% nhà đầu tư thua lỗ chứng khoán
Hầu hết các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán bởi nhận thấy. Đây là kênh mang đến lợi nhuận hấp dẫn. Có những người chỉ sau vài tháng đầu tư đã có mức lợi nhuận 20, 30%. Cao hơn rất nhiều so với những kênh đầu tư khác. Nhưng một quy luật tất yếu trong cuộc sống, đó là cơ hội luôn đi kèm với rủi ro. Thực tế có không ít nhà đầu tư đã từng thất bại, thua lỗ trong đầu tư chứng khoán. Bởi có những suy nghĩ, nhận định sai lầm về thị trường này. Cũng như phương pháp đầu tư chưa chính xác. Vậy những lầm tưởng dẫn đến thua lỗ chứng khoán đó là gì, hãy cùng Cú tìm hiểu ngay bây giờ nhé.
Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2021. Đã khiến các nhà đầu tư cá nhân ồ ạt tham gia thị trường với mong muốn có mức lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, những sóng gió của thị trường từ đầu năm 2022 đến nay. Đã “thổi bay” không ít thành quả đạt được trước đó. Thậm chí nhiều người còn thua lỗ chứng khoán đậm, âm vốn trên thị trường chứng khoán.
Vậy lý do nhà đầu tư thua lỗ trong đầu tư chứng khoán là gì ? Những lầm tưởng dẫn đến thua lỗ đó là gì? Làm sao để nhà đầu tư không phá sản vì đầu tư chứng khoán? Tất cả sẽ được Cú giải đáp cụ thể và chi tiết qua bài viết ngay sau đây.
1. Những lý do nhà đầu tư thua lỗ chứng khoán
Tính chung năm 2021, nhà đầu tư trong nước mở mới hơn 1,5 triệu tài khoản chứng khoán. Đây là con số kỷ lục chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Nó lớn gấp rưỡi tổng số tài khoản mở mới trong 4 năm 2017, 2018, 2019 và 2020 cộng lại (tổng 4 năm đạt 1,04 triệu tài khoản).
Điều này cho thấy thị trường chứng khoán đang rất hấp dẫn. Và dần trở thành một kênh đầu tư phổ biến trên thị trường.
Tuy nhiên, những biến động thị trường ảnh hưởng khá lớn đến kết quả đầu tư. Đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán. Từ tháng 4/2022 đến nay, thị trường chứng khoán rơi vào giai đoạn điều chỉnh. Và có nhiều biến động khó lường, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi đầu tư mới. Và nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn này. Vì vậy, mọi quyết định đầu tư trong giai đoạn này cần phải có sự nghiên cứu kỹ và cân nhắc phù hợp.
Song những hành động sai lầm cũng là nguyên nhân dẫn đến thua lỗ chứng khoán. Do đó, Cú sẽ liệt kê và phân tích các sai lầm anh em cần tránh ngay trong phần dưới đây. Để chứng khoán thực sự là một kênh cất giữ tài sản và sinh lời hiệu quả.
1.1 Thua lỗ chứng khoán do coi chứng khoán là canh bạc
Cổ phiếu là tấm gương phản chiếu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh tốt thì giá cổ phiếu sẽ tăng. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh yếu kém thì giá cổ phiếu sẽ sụt giảm. Tuy vậy, hầu hết cá nhân khi tham gia thị trường đều coi mã cổ phiếu như mã số đánh cược. Với hy vọng làm giàu nhanh, đổi đời nhanh. Có những người mua cổ phiếu mà không biết tên doanh nghiệp. Không biết công ty đó kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nào. Hay lợi nhuận các năm vừa rồi ra sao.
Với tư duy này, xin khẳng định với anh em một điều rằng, họ có lãi là do họ may mắn. Họ có thể có lời với một vài mã cổ phiếu nhưng về lâu dài. Các mã cổ phiếu đầu cơ sẽ vận động theo cách mà dù họ có đúng 9 lần nhưng chỉ với 1 lần sai họ có thể thua lỗ trắng tay. Bởi những lần có lãi do với tâm lý còn thăm dò còn nghi ngờ nên tỷ trọng đầu tư thấp. Hoặc mới lãi một chút đã bán ra ngay. Nhưng với deal thua lỗ cuối cùng có thể họ sẽ không thoát ra kịp. Và gánh chịu khoản thua lỗ chứng khoán rất nặng nề.
Trên thị trường chứng khoán không hiếm các mã cổ phiếu đầu cơ. Sau đợt tăng nóng là hơn chục phiên sàn liên tiếp không có người mua đối ứng. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà kinh tế xem thị trường chứng khoán là thị trường cao cấp nhất trong các thị trường. Đó là nơi đầu tư nghiêm túc, đòi hỏi người tham gia phải có sự hiểu biết. Bởi vậy, việc không ngừng nâng cao kiến thức mỗi ngày là rất quan trọng khi tham gia đầu tư chứng khoán.
1.2 Thua lỗ chứng khoán do nghĩ cổ phiếu tăng giá là cổ phiếu tốt
Rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường nghĩ rằng cổ phiếu tăng giá là cổ phiếu tốt. Nhưng thực tế có rất nhiều lý do khiến cổ phiếu tăng giá. Mà không gắn liền với kết quả kinh doanh hiệu quả. Nhiều cổ phiếu penny (cổ phiếu vốn hóa nhỏ) sau rất nhiều chiêu trò làm giá. Sau quá trình đẩy – xả, các cổ phiếu này sẽ có đợt giảm rất khốc liệt, Giá sẽ về Mo – điểm bắt đầu, thậm chí còn giảm sâu hơn điểm bắt đầu. Điều này gây thiệt hại không nhỏ cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, lịch sử cũng cho thấy có rất nhiều cổ phiếu thị giá thấp bỗng tăng vọt. Ngay khi công ty có ý định phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Chẳng hạn, giá cổ phiếu của công ty cổ phần đầu tư Sao Thăng Long (mã chứng khoán: DST). Tăng từ mức đáy 10.800 đồng lên 42.500 đồng/cổ phiếu. Trong thời gian công ty này liên tục phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong năm 2015 và 2016. Sau đó đã quay đầu giảm sâu về mức giá 3000 đồng/cổ phiếu. Tức là giảm những hơn 90% so với thời kỳ đỉnh cao. Bởi vậy, nhà đầu tư nên đánh giá cổ phiếu kỹ lưỡng. Dựa trên phân tích cơ bản về doanh nghiệp trước khi đầu tư để tránh thua lỗ chứng khoán.
1.3 Giao dịch vào đầu phiên
Nhà đầu tư mới tham gia thị trường thường có thói quen mua bán cổ phiếu trong nửa đầu phiên giao dịch. Nhưng thống kê trên thị trường thời điểm mà diễn biến bất ngờ nhất. Đảo ngược hoàn toàn tình thế thường diễn ra vào phiên chiều đặc biệt là 30 phút cuối phiên. Bởi vậy anh em hãy dành thời gian quan sát biểu đồ phân tích kỹ thuật. Và tâm lý của các nhà đầu tư khác thật kỹ trước khi giao dịch. Cũng như luôn đặt cho mình 1 tình huống hành động nếu thị trường diễn biết bất thường không như mong đợi.
1.4 Thua lỗ chứng khoán vì nghĩ “chưa bán là chưa lỗ”
Khi đầu tư chứng khoán, một trong những sai lầm điển hình mà rất nhiều người mắc phải. Đó là tư duy không chịu cắt lỗ. Một nghiên cứu khi thu thập dữ liệu giao dịch của 10 nghìn tài khoản nhà đầu tư cá nhân ở Mỹ trong 6 năm đã chỉ ra rằng. Xác suất nhà đầu tư bán cổ phiếu thua lỗ là 9,8%. Trong khi xác suất bán cổ phiếu đang sinh lợi cao gấp 1,5 lần.
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu “The Cost of Active Investing” của Antti Petajisto (2019)).
Tư duy này chủ yếu bắt nguồn từ tâm lý trì hoãn. Nhà đầu tư kỳ vọng nó sẽ sớm khởi sắc trong tương lai. Ít nhất là chờ đợi cổ phiếu phục hồi đến khi hòa vốn. Tuy nhiên ở đây anh em sẽ đối diện với bài toán xác suất. Tỷ lệ thấp thị trường sẽ hồi phục với mức lợi nhuận không nhiều do tâm lý ai cũng mong đợi huề vốn để bán. Xác suất cao hơn là cổ phiếu sẽ tiếp tục đà suy giảm. Nếu xu hướng down (giảm) khi gãy trend hình thành thì mức giảm giá sẽ rất khủng khiếp.
Hãy nhớ rằng ngay cả khi chúng ta không bán cổ phiếu thì chúng ta vẫn đang bị lỗ. Vì giá cổ phiếu vẫn giảm. Bởi vậy, chiến lược đúng đắn nhà đầu tư nên áp dụng là nắm giữ những cổ phiếu tăng giá. Và bán các cổ phiếu giảm giá. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ luôn cắt lỗ ngay khi cổ phiếu giảm 7 hoặc 8%. Anh em cũng nên đặt cho mình nguyên tắc cắt lỗ nhất định để tránh rủi ro. Và tìm kiếm những cơ hội đầu tư tuyệt vời khác.
1.5 Thua lỗ chứng khoán vì sử dụng tỷ lệ đòn bẩy quá cao
Mặc dù việc sử dụng đòn bẩy cao có thể mang đến lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư. Nhưng rủi ro cũng tăng lên đáng kể. Càng sử dụng margin (vay tiền để đầu tư chứng khoán) thì tỷ lệ khuếch đại lãi và lỗ cũng tăng lên tương ứng. Do đó, nếu không có phân tích kỹ lưỡng cũng như không chắc chắn về khoản đầu tư của mình. Thì không nên liều lĩnh sử dụng đòn bẩy.
Một lời khuyên khác giành cho anh em là khi thị trường hay cổ phiếu rơi vào vùng nguy hiểm. Thì việc đầu tiên nhà đầu tư cần làm là giảm tỷ lệ đòn bẩy xuống. Hãy bán các cổ phiếu giảm tỷ lệ margin về mức thấp nhất có thể. Bởi điều này sẽ hạn chế rủi ro cho anh em khi thị trường tiếp tục giảm điểm. Nhưng anh em sẽ vẫn còn sức mua để mua các cổ phiếu mạnh hơn. Và tốt hơn khi thị trường phục hồi.
1.6 Thua lỗ chứng khoán vì không xem xét các yếu tố cơ bản của cổ phiếu
Một số nhà đầu tư theo trường phái kỹ thuật thường chỉ quan tâm đến giá và khối lượng giao dịch. Nhưng đa phần các nhà đầu tư lâu năm và nhà đầu tư thành công. Họ vẫn luôn tham khảo các chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp. Bởi khi lựa chọn các cổ phiếu có nền tảng tốt để giao dịch lướt sóng. Thì vẫn tăng độ tin cậy hơn là bỏ qua tiêu chí này. Đa phần các trường hợp cổ phiếu đầu cơ có đội lái họ sẽ vẽ chart cho các tín hiệu mua giả. Để bẫy những nhà đầu tư mới, non kinh nghiệm.
Những yếu tố cơ bản của cổ phiếu bao gồm:
- Yếu tố định tính: triển vọng kinh tế vĩ mô, kỳ vọng phát triển của ngành, mô hình kinh doanh, lợi thế cạnh tranh. Hay các rủi ro từ kinh tế vĩ mô, ban lãnh đạo và quản trị.
- Yếu tố định lượng: tình hình tài chính, kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, nợ, dòng tiền… của doanh nghiệp.
1.7 Thua lỗ chứng khoán vì không nghiên cứu thị trường
Hiện nay, số lượng nhà đầu tư tham gia chơi chứng khoán tăng nhanh một cách chóng mặt. Đặc biệt là sau khi có dịch Covid-19. Điều này đồng nghĩa với việc có nhiều người đã “nhảy” vào thị trường. Mà chưa nghiên cứu cách vận hành của kênh đầu tư này. Do đó, thua lỗ chứng khoán là điều khó tránh khỏi.
Lúc may mắn nhận được khoản lãi đầu tiên. Nhà đầu tư có thể sẽ cho rằng phán đoán của mình là đúng đắn. Và tiếp tục ôm những suy nghĩ sai lầm đó. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán khắc nghiệt sẽ sớm dạy một bài học. Khiến họ lập tức rơi xuống “đáy” bởi không ai có thể may mắn mãi cả.
Trong số những nguyên nhân thì không nghiên cứu thị trường. Là tiền đề khiến các nhà đầu tư non trẻ, mới vào nghề liên tục thua lỗ. Và dẫn đến phá sản vì “chơi” chứng khoán. Đa số các nhà đầu tư đều tin rằng sự phán đoán của mình là hoàn toàn chính xác. Nếu qua vài lần dự đoán chính xác sinh ra lời thì sự ảo tưởng đó sẽ càng lớn hơn. Cũng chính vì ảo tưởng của bản thân mà rất nhiều nhà đầu tư “lao dốc” ngày càng nhiều.
Mới tham gia vào thị trường chứng khoán, anh em hãy nghĩ bản thân là tờ giấy trắng. Do đó, hãy dành thời gian nghiên cứu thị trường. Học cáchphân tích giá cổ phiếu để tránh việc bị thao túng và đưa ra quyết định sai lầm. Cùng với phần tích các biểu đồ điện tử trên sàn chứng khoán để nắm bắt xu hướng. Từ đó đưa ra dự đoán chính xác hơn.
Cuối cùng, đối với các nhà đầu tư mới thì vẫn nên tìm cho mình một người dẫn đường. Một người thầy để chúng ta không bị thao túng và lựa chọn sai lầm. Tìm đến những người có kinh nghiệm dồi dào, có nhiều kỹ năng và khả năng phán đoán tốt để xin ý kiến đầu tư là tốt. Ít nhiều anh em cũng sẽ học hỏi được kiến thức từ họ. Sau đó đưa ra phán đoán chính xác hơn.
1.8 Thua lỗ chứng khoán vì không cắt lỗ khi vượt ngưỡng an toàn
Cắt lỗ là việc nhà đầu tư chủ động đóng vị thế. Và chấp nhận 1 khoản lỗ khi cổ phiếu không diễn biến đúng như kỳ vọng ban đầu.
Giá cổ phiếu giống như chơi tàu lượn vậy, lúc lên lúc xuống là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư đã phá sản vì không chịu cắt lỗ khi vượt ngưỡng an toàn.
Đã có rất nhiều trường hợp khi giá cổ phiếu giảm, nhà đầu tư xem nhẹ. Không quan tâm đến số lỗ nhỏ và lựa chọn tiếp tục “ôm cây đợi thỏ”. Chờ đợi cổ phiếu đảo chiều tăng lên. Tất nhiên, có rất nhiều thời điểm nên giữ lại, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nếu không cắt lỗ sớm, nhà đầu tư sẽ rơi vào thế bị động. Đễ rơi vào bẫy tài chính, vay mượn với lãi cắt cổ.
Khi cổ phiếu đang trong một xu hướng giảm và nhà đầu tư không có bất kỳ một tin tức. Hay yếu tố nào để củng cố niềm tin giá cổ phiếu sẽ bật tăng trở lại. Tất cả những gì các anh em làm chỉ đơn giản là “đoán” sự điều chỉnh sẽ kết thúc. Mà không dựa vào căn cứ nào. Thì sự “tin tưởng” đó chỉ là trạng thái tâm lý nhằm bảo vệ “cái tôi” và “sự kiêu hãnh” của bản thân mình mà thôi.
Hầu hết anh em đều có xu hướng như vậy, vì cắt lỗ là hành động thừa nhận đã sai. Và nhà đầu tư không thể chấp nhận điều đó. Nhà đầu tư muốn chứng minh điều ngược lại. Kết quả bạn thường rơi vào tình thế ngày càng tệ hại hơn.
Một khoản lỗ 30% được hình thành từ những khoản lỗ 5%, 7%, … lũy kế lên. Và khi anh em lỗ 50% thì cổ phiếu của anh em phải tăng 100% mới quay trở lại trạng thái “về bờ”.
Ngoài ra nếu không cắt lỗ sẽ khiến cho phía bên đầu tư bị động trong nhiều kiểu thị trường khác nhau. Điều này thường dẫn nhà đầu tư rơi vào bẩy tài chính của những “cá mập”.
Vì vậy, anh em cần phải có một cái đầu lạnh. Dùng để nhận định và phán đoán thị trường một cách đúng đắn. Lúc nào nên bán, lúc nào nên giữ và tìm thấy những cơ hội tiềm năng.
1.9 Thua lỗ chứng khoán vì đầu tư theo cảm tính, phong trào và các tờ báo “lá cải”
Trong môi trường kinh doanh hay đầu tư, cảm tính cũng là một yếu tố. Nhưng không nên để cảm tính của bản thân mà xem thường các yếu tố logic, phân tích khác.
Các biến động của thị trường chứng khoán thường được trình bày dưới dạng bảng biểu và báo cáo. Để giúp các nhà đầu tư dễ tham khảo cũng như đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất. Tuy nhiên rất nhiều “nhà đầu tư F0” lại bỏ qua và đầu tư theo cảm tính cá nhân. Hoặc đơn giản là đầu tư theo phong trào. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến phá sản vì cổ phiếu. Bởi có rất nhiều người chỉ làm theo số đông. Thấy cổ phiếu đó được nhiều người mua liền lập tức mua theo. Hoặc đôi khi là tin vào các trang báo mạng rằng những cổ phiếu đó đang sụt giảm. Cần bán tháo liền bán ngay mà không đắn đo, suy nghĩ.
Thậm chí một số người đầu tư vào một mã cổ phiếu chỉ vì nhiều người trên diễn đàn bảo vậy. Chẳng cần quan tâm tình hình tài chính của doanh nghiệp ra sao, lợi nhuận công ty thế nào. Không cần biết đọc biểu đồ kỹ thuật, cứ mua theo phong trào do được “phím”. Mua xong ngồi “khấn” để cổ phiếu tăng.
Đây là thực tại của không ít nhà đầu tư trên thị trường hiện nay. Anh em nên tỉnh táo, bản lĩnh trước những lời dẫn dắt của những “đội lái” cổ phiếu. Bởi những mã được phím hàng có thể chỉ là những mã đầu cơ. Đến một giai đoạn nó sẽ trở lại giá trị thật và “đánh bay” số tiền anh em đã đổ vào trong phút chốc.
Nhìn chung, khi tham gia thị trường chứng khoán, anh em vẫn nên tự mình tìm hiểu. Phân tích số liệu và luôn giữ cái đầu lạnh. Để tìm ra các cơ hội cho bản thân trong một thị trường đầy rủi ro và thách thức này.
1.10 Thua lỗ chứng khoán vì đầu tư vào cổ phiếu đang giảm để “bắt đáy”
Đầu tư vào cổ phiếu đang giảm. “Bắt đáy” là chiến lược mà nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm áp dụng. Khi cổ phiếu đang ở mức thấp hơn giá trị thực, các nhà đầu tư sẽ mua vào một số lượng nhất định.
Chẳng hạn, cổ phiếu A đang ở mức 50.000 VNĐ, sau đó giảm dần xuống mức 30.000 VNĐ. Nhà đầu tư sẽ mua ở mức 30.000 VNĐ với suy nghĩ rằng đây đã là đáy. Và cảm tính chắc chắn sẽ tăng giá trong thời gian tới.
Tuy nhiên, cổ phiếu đang đi xuống không có nghĩa nó là một món hời. Nó sẽ xảy ra hai trường hợp:
- Một là sau khi chạm đáy, giá cổ phiếu bắt đầu tăng trưởng trở lại. Đây chính là điều mà các nhà đầu tư luôn mong muốn. Giúp họ sẽ thu về một khoản lợi nhuận khổng lồ.
- Trường hợp còn lại là giá cổ phiếu tiếp tục giảm và không có dấu hiệu phục hồi. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu sẽ thua lỗ, nặng hơn nữa thì mất trắng và phá sản.
Đây chính là một con dao hai lưỡi. Nếu không có tầm nhìn cùng khả năng phán đoán tốt thì không nên sử dụng. Chiến lược này khá mạo hiểm, do đó các nhà đầu tư mới bắt đầu nên tránh. Hãy cứ cẩn trọng, chậm mà chắc, đừng bồng bột mà “bắt dao rơi”. Nếu không anh em sẽ bị phá sản khi đầu tư chứng khoán.
1.11 Thua lỗ chứng khoán vì đầu tư vào cổ phiếu đang tăng nhưng “đu đỉnh”
Đầu tư vào cổ phiếu đang tăng cũng là một chiến lược mà nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Khi đó, cổ phiếu tăng trưởng nhanh chóng, giá liên tục được đẩy lên tới kịch trần. Nhà đầu tư đổ tiền vào nó với mong muốn sẽ đạt được lợi nhuận lớn. Cùng suy nghĩ rằng nếu không đầu tư thì sẽ là kẻ đi sau, bỏ lỡ một món hời.
Tuy nhiên, như anh em đã biết thì chứng khoán là một thị trường không thể dự báo trước được điều gì. Trong một vài trường hợp, cổ phiếu đang tăng đột ngột “rơi tự do”. Khiến cho các nhà đầu tư điêu đứng, không kịp trở tay.
Đầu tư vào cổ phiếu đang tăng rất khó để lường trước được thời điểm nó sẽ bắt đầu rơi. Chính vì thế, đôi khi anh em cần phải cảnh giác trước các cổ phiếu tăng nhanh một cách chóng mặt. Hoặc tăng quá nhiều so với giá thực.
1.12 Thua lỗ chứng khoán vì đầu tư cổ phiếu mạo hiểm, cổ phiếu đầu cơ
Đầu tư cổ phiếu mạo hiểm là một kiểu đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận cao. Nhưng rủi ro cũng thuộc loại cao nhất trong các loại hình đầu tư chứng khoán. Đối với những “tay chơi lão làng”, họ đầu tư vào chúng với những nhận định của bản thân. Và niềm tin khó lung lay. Tuy nhiên đối với những “tay chơi gà mờ”. Đầu tư cổ phiếu mạo hiểm có thể trở thành nhát dao khiến họ thua lỗ. Và dẫn đến mất hết tiền vì chơi chứng khoán.
Tìm kiếm lợi nhuận trên những cổ phiếu “trà đá, rau dưa”, không tên tuổi. Kết quả kinh doanh thực tế lại bết bát thì cực kỳ rủi ro. Mang tính may rủi theo kiểu đánh bạc hơn là đầu tư tài chính. Bởi cổ phiếu tăng nóng có thể dừng tăng hoặc cắm đầu lao dốc bất cứ lúc nào. Giá cổ phiếu tăng đột biến có thể do một “bàn tay” nào đó cố tình thao túng, đẩy giá lên cao.
Chẳng hạn, khi nhắc đến cổ phiếu đầu cơ. Không thể không nhắc tới vụ việc gần đây của ông Trịnh Văn Quyết. Ông Trịnh Văn Quyết cùng các cấp cao của tập đoàn FLC đã thao túng thị trường. Che giấu thông tin trong các hoạt động chứng khoán. Đẩy giá cổ phiếu lên quá cao sau đó là xả để giá rơi tự do. Các nhà đầu tư trót đổ tiền vào FLC đã chịu thiệt hại nghiêm trọng hay thậm chí là mất trắng tiền.
Đây cũng chính là bài học cho những người đang có ý định ôm cổ phiếu đầu cơ.
1.13 Thua lỗ chứng khoán vì bỏ hết trứng vào chung một giỏ
Một nguyên nhân khác khiến nhà đầu tư dễ phá sản vì chứng khoán. Đó là “bỏ hết trứng vào chung một giỏ”. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư dồn toàn bộ tất cả tài sản để mua đúng một mã cổ phiếu. Không nghĩ đến loại nào khác. Đây chính là một quy tắc kinh điển trong giới đầu tư. Thị trường chứng khoán luôn tràn đầy rủi ro, nếu chỉ chăm chăm vào một mã. Một khi gặp vấn đề khiến giá giảm, nhà đầu tư có thể sẽ mất tất cả.
Hãy cố gắng “bỏ trứng vào nhiều giỏ”. Mua nhiều cổ phiếu khác nhau để đa dạng danh mục đầu tư. Việc này giúp anh em giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Bảo toàn vốn khi chu kì thị trường đổi chiều. Thoạt nhìn, đây chỉ là một quy tắc dễ hiểu, song việc áp dụng vào lại khá khó khăn. Anh em cần phải hiểu rõ các kênh đầu tư, các loại hình, các kiến thức chuyên môn. Cùng tâm lý để đưa ra chọn “giỏ” nào cho phù hợp.
1.14 Không nghiên cứu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang đầu tư
Giá cổ phiếu là thước đo trực quan nhất phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công ty có kỳ vọng phát triển tốt, các chỉ số đều ở mức lý tưởng. Giá cổ phiếu sẽ có sự tăng trưởng lạc quan. Ngược lại, nếu tình hình doanh nghiệp không ổn định, giá cổ phiếu cũng có nhiều biến động.
Nghiên cứu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp là cách hữu hiệu để nhà đầu tư lọc được các cổ phiếu tiềm năng, “chọn mặt gửi vàng”. Tuy nhiên, rất ít người làm được điều này. Hậu quả là có những trường hợp, giá cổ phiếu giảm sâu. Nhưng nhà đầu tư cũng không hiểu lý do vì sao. Kéo theo đó là sự thua lỗ chứng khoán lớn.
Do đó, trước khi đầu tư, anh em nên tìm hiểu tình hình kinh doanh của công ty đó. Với các chỉ như P/E, tỷ lệ tăng trưởng EPS để có những đánh giá chính xác nhất. Anh em có thể tham khảo cách tính các chỉ số này ở video sau: Chỉ Số P/E, EPS và PEG Có Nghĩa Là Gì (3 Ứng Dụng Ngay)
1.15 Nghe theo “lời mời” của môi giới đầu tư
Thực tế cho thấy, các môi giới đầu tư đều có những chiêu trò dụ dỗ nhà đầu tư “chân ướt, chân ráo” mới biết về đầu tư tham gia vào sàn giao dịch mà họ giới thiệu. Các bên môi giới đầu tư sẽ cung cấp tài khoản. Và chỉ quan tâm đến số tiền của khách hàng, tần suất giao dịch, đặt lệnh. Cũng như giá trị ký quỹ khách hàng sử dụng để đảm bảo doanh số và phần trăm hoa hồng của họ. Chứ không quan tâm nhiều đến lời lỗ của khách hàng.
Do đó, nhiều sự việc tranh chấp lợi ích giữa khách hàng và môi giới cũng đã phát sinh.
Vì vậy, các nhà đầu tư cần tỉnh táo và có lập trường riêng. Những ý kiến của môi giới chỉ là tham khảo. Vì tiền bỏ vào thị trường là của nhà đầu tư chứ không phải của môi giới. Đừng để những lời mời gọi đó mà dẫn đến “tiền mất, tật mang”.
1.16 Thua lỗ chứng khoán vì chốt lời sớm
Có thể đâu đó anh em từng nghe “gồng lãi khó hơn gồng lỗ”. Câu nói này thường đúng trong nhiều trường hợp. Anh em có thể dễ dàng gồng lỗ vì trong sâu thẳm anh em đang muốn bảo vệ “cái tôi” của bản thân mình. Nhưng không hẳn ai cũng dễ dàng gồng lãi.
Diễn đạt một cách đơn giản hơn nghĩa là đa phần với 80% số nhà đầu tư. Khả năng chịu đựng của anh ta với khoản đầu tư lỗ là rất “siêu nhiên”. Trong khi nếu lãi thường anh ta lại chỉ giữ được có một thời gian ngắn. Với một mức lãi rất nhỏ 3%, 5%. Và như vậy, khi thị trường tốt, anh ta sẽ có một loạt rất nhiều lệnh lãi. Nhưng đều ăn mỗi lệnh không được bao nhiêu. Trong khi nếu lệnh nào lỗ, anh ra có thể mất 30%, 50%… Còn khi thị trường xấu, thậm chí tất cả các lệnh đều sẽ thua lỗ. Và khi mức lỗ đã quá nhiều, họ sẽ không còn “gồng” được nữa và bắt đầu buông xuôi. Sau đó thì mọi chuyện như thế nào thì có lẽ anh em đã biết.
Khi giá cổ phiếu tăng được một đoạn tương đối và chững lại tạm thời. Do bị các nhà đầu tư khác chốt lời. Anh em thường có xu hướng “chốt non” để hiện thực hóa ngay lợi nhuận. Anh em sợ rằng giá bị điều chỉnh mà không bán kịp sẽ mất lãi và lúc đó ngồi tiếc. “Giá như mình bán lúc ấy/ Biết thế bán cho rồi/ Đang lãi lại thành lỗ…”. Lúc này tâm lý sợ mất lãi còn khó chịu hơn việc bị lỗ vào tài khoản gốc của bản thân mình. Cắt lỗ là xong, tuy đau nhưng lòng thanh thản. Gồng lãi là cả một quá trình vẫn còn tiếp tục diễn biến với muôn vàn suy nghĩ xung đột.
Lời khuyên đưa ra là trước khi quyết định mua bất kỳ cổ phiếu nào. Hãy xác định mục tiêu lợi nhuận ngay từ ban đầu và tuân thủ kỷ luật. Không phải ngẫu nhiên mọi người vẫn thường trêu đùa nhau rằng. “Có hai loại cổ phiếu thường tăng mạnh, một là cổ phiếu định mua và hai là cổ phiếu vừa bán xong”. Do đó, nhà đầu tư nên dựa vào phân tích kỹ thuật. Hoặc tham khảo định giá của các công ty chứng khoán. Để có một mức lợi nhuận mục tiêu phù hợp bản thân. Tránh tình trạng “bán lúa non” hay “vừa bán xong thì giá chạy”.
1.17 Thua lỗ chứng khoán vì xem bảng điện quá nhiều
Hưng phấn và bi quan là hai chiều cảm xúc trái ngược nhau thường xuất hiện ở nhà đầu tư. Và khiến các nhà đầu tư này bị cuốn vào các vòng xoáy mua mua bán bán liên tục. Một trong những thủ phạm của điều này là việc xem bảng điện quá nhiều. Giá của chứng khoán bản chất phản ánh cung cầu của thị trường nên biến động là điều bình thường. Việc theo dõi bảng điện xanh đỏ nhấp nháy liên tục trong phiên. Thường khiến anh em muốn đua lệnh mua cổ phiếu đang tăng giá vì FOMO (tâm lý sợ lỡ cơ hội). Và bán những cổ phiếu đang đỏ đi. Tiếc thay phần lớn những quyết định đó khiến anh em rơi vào tình trạng “đu đỉnh” hoặc “bán đáy”.
Ngoài ra, việc dành quá nhiều thời gian vào diễn biến giá cả. Sẽ khiến anh em không thể tập trung vào công việc chính của mình. Phần lớn nhà đầu tư tham gia trên thị trường hiện nay đều có một công việc chuyên môn riêng. Nên khi thị trường tiêu cực, tâm trạng nhà đầu tư có xu hướng không tốt, chán nản. Chẳng muốn làm gì, điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc chính.
1.18 Thua lỗ chứng khoán vì thiếu kiến thức và kinh nghiệm đầu tư chứng khoán
Cuối cùng là điều hầu như ai cũng sẽ mắc phải khi mới bắt đầu. Việc học không đến nơi đến chốn, tìm hiểu qua loa, hời hợt. Hoặc biết được một chút liền nóng vội nhảy vào tham gia khiến nhiều nhà đầu vấp ngã. Lâu dần dẫn đến mất niềm tin và khó lòng đứng lên.
Hơn nữa, việc nhà đầu tư được trang bị đầy đủ kiến thức. Cũng không có nghĩa họ chơi chứng khoán tốt ngay từ đầu. Tuy việc học luôn đi đôi với hành, nhưng áp dụng các kiến thức vào để chơi lại tương đối khó khăn. “Thất bại là mẹ thành công”, thất bại sẽ giúp nhà đầu tư có thêm kinh nghiệm.
Thiếu kinh nghiệm, nhà đầu tư mới sẽ dễ bị ảnh hưởng nhiều đến tâm lý. Và chưa có được phương án xử lý khi gặp những sự kiện bất ngờ. Anh em cần bình tĩnh trước những pha “rung lắc” của thị trường. Dùng kiến thức và lý trí để xác định lại xu hướng của cổ phiếu. Rránh hành động theo cảm xúc và số đông.
Vì vậy, khi mới tham gia, anh em nên cân nhắc đầu tư những khoản vừa và nhỏ để có kinh nghiệm trước. Sau đó mới từ từ nâng lên. Ngoài ra, đừng nên quá sợ thua thiệt, thất bại mà mất đi sự tự tin. Muốn làm chủ được cuộc chơi, anh em cần làm chủ bản thân mình trước.
Cuối cùng, để tránh không phá sản vì chơi chứng khoán. Anh em hãy trau dồi các mặt kiến thức một cách chắc chắn. Đừng tham gia một cách vội vàng khi chưa có gì trong đầu.
2. Làm sao để hạn chế thua lỗ chứng khoán
Nếu có một thước đo đơn giản về thành công trong đầu tư. Thì đó chính là số tiền gia tăng trong tài khoản của anh em. Nếu anh em kiếm được tiền, anh em là người thành công. Ngược lại, nếu anh em để mất tiền, tức là chúng ta thất bại. Và nguyên nhân thì chính là những điều mà Cú vừa đề cập ở trên. Để giúp anh em tránh đi vào vết xe đổ và có thêm kinh nghiệm để có những thương vụ đầu tư thành công. Cú xin đưa ra một số kinh nghiệm dưới đây để anh em tham khảo.
2.1 Vì sao chỉ 5% nhà đầu tư thành công trên sàn chứng khoán?
Chính việc thiếu trải nghiệm trong đầu tư và sự nôn nóng, muốn làm giàu nhanh chóng. Đã khiến nhà đầu tư đánh rơi tiền mỗi khi thị trường điều chỉnh mạnh. Và đến lúc không cầm cự nổi, họ phải rời bỏ cuộc sống với số vốn ít ỏi còn lại.
Hầu hết nhà đầu tư mới không biết rằng trên thị trường chứng khoán luôn tồn tại những nghịch lý khác xa cuộc sống. Chính những nghịch lý này sẽ khiến giới đầu tư dễ dàng thua lỗ, nếu không đủ kinh nghiệm cần thiết.
⋅ Những nghịch lý trên thị trường chứng khoán khác xa cuộc sống chỉ 5% nhà đầu tư thành công hiểu rõ
– Khi bắt đầu kinh doanh bất động sản, mở một cửa hàng hay quán ăn… Thì vốn lớn luôn là điều cần thiết. Thế nhưng trong đầu tư chứng khoán, điều này không quá quan trọng, thậm chí có lúc còn gây hại. Nếu khởi đầu với số vốn lớn nhưng kinh nghiệm không tương ứng thì khả năng thua lỗ rất cao. Vì tâm lý của nhiều người có tiền trong túi thì sốt ruột, chỉ muốn tiêu. Trong khi chưa nắm được quy luật hay chưa nhiều kinh nghiệm. Thì việc tiêu tiền đó dễ sai lầm, không hiệu quả, gây thất thoát tài sản. Do đó, với những nhà đầu tư chứng khoán mới. Việc bỏ ra nhiều hay ít vốn không phải là yếu tố quyết định thành công.
– Trong cuộc sống, khi mua một món hàng, chúng ta luôn mong muốn mức giá thấp nhất. Tuy nhiên trong đầu tư chứng khoán, việc lựa chọn cổ phiếu giá rẻ lại có tỷ lệ thành công cực thấp. Cổ phiếu giá rẻ sẽ còn rẻ hơn do nguy cơ bị rớt giá rất cao. Trong khi đó, chúng ta đã quá quen với việc thích mua rẻ. Nên việc tìm kiếm cổ phiếu giá cao để mua lại là việc rất khó đối với các nhà đầu tư mới. Và thường không được họ coi trọng. Chỉ những ai đủ kinh nghiệm và sáng suốt mới hiểu rằng đó là tư duy. Là công việc thường xuyên của hầu hết nhà đầu tư chuyên nghiệp.
– Chúng ta thường bán khi được giá cao và kiếm nguồn hàng mới. Vòng tiền càng xoay vòng càng tạo ra lợi nhuận. Thế nhưng trong đầu tư chứng khoán, việc giới hạn mức lãi và chờ cổ phiếu thua lỗ tăng lên lại là sai lầm. Hầu hết cổ phiếu lãi sẽ còn tiếp tục tăng, cổ phiếu giảm sẽ tiếp tục giảm.
Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, tuy vậy tỷ lệ thành công cũng khá thấp. Và không có tính ổn định lâu dài. Do đó, các nhà đầu tư chứng khoán được khuyến cáo nên làm ngược lại. Đó là giới hạn mức lỗ và để mức lãi tiếp tục sinh lời. Việc giao dịch và xoay vòng tiền liên tục sẽ không giúp tạo thêm các khoản lợi nhuận. Công việc thực sự của một nhà đầu tư chứng khoán chính là chờ đợi.
– Trong công việc cũng như cuộc sống. Một ý kiến nhận được sự đồng ý của mọi người hầu hết đều tuyệt vời. Thế nhưng trong đầu tư chứng khoán, việc này thường không có nhiều ý nghĩa. Do hầu hết số đông đều thua lỗ. Nên các nhà đầu tư mới cần tự tìm hiểu và trang bị kiến thức, chiến thuật. Cũng như kinh nghiệm cho riêng mình.
– Nếu trong kinh doanh, tin tức là một trong những yếu tố cốt lõi để chúng ta thành công. Thì trong đầu tư chứng khoán những tin tức được công bố lại không quá đặc biệt. Những thông tin công bố công khai thường ai cũng biết. Và nhà đầu tư chỉ thiếu những thông tin kín, ít được truyền tai trên thị trường. Ai nắm được trước sẽ là người có ưu thế.
Những khác biệt rõ rệt so với quy luật thông thường nêu trên. Đã biến thị trường chứng khoán trở thành thị trường luôn luôn khắc nghiệt. Đầy tính cạnh tranh và cả rủi ro. Nếu nhà đầu tư mới không nhanh chóng thích nghi. Lại luôn áp dụng những thói quen trong cuộc sống vào chứng khoán thì rất dễ dẫn đến thua lỗ. Thậm chí là trắng tay. Ngay cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm, trong ít phút bốc đồng, chủ quan. Cũng có thể phải trả giá bằng túi tiền của mình. Đó chính là lý do vì sao chỉ 5% nhà đầu tư có thể hốt bạc với kênh đầu tư này.
2.2 Học cách “Cắt lỗ” – Nguyên tắc tối thượng trong đầu tư chứng khoán
“Cắt lỗ” – công việc mà bất cứ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng đều không muốn phải thực hiện. Tuy nhiên, nếu không hành động kịp thời và dứt khoát thì thành quả đầu tư sẽ tan thành mây khói. Hiểu được nguyên nhân vì sao cần phải “cắt lỗ” và thực hiện “cắt lỗ” sao cho hợp lý. Là bài học mà mọi nhà đầu tư đều phải nhớ kỹ.
Chìa khóa để giao dịch thành công chính là kỷ luật trong cảm xúc. Nếu sự thông minh là chìa khóa, thì có cả đống người kiếm được tiền từ giao dịch rồi. Nhưng lý do quan trọng nhất khiến người ta mất tiền trên thị trường tài chính. Đó là việc họ không cắt những khoản lỗ sớm.
⋅ Thiệt hại khôn lường nếu không “cắt lỗ” kịp thời
Vấn đề ở đây nằm ở tính “tự tin thái quá” của mỗi người. Khi bước chân vào thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư cho rằng mình đủ thông minh. Và với vốn kiến thức “uyên bác” này, họ có thể dễ dàng chiến thắng.
Cùng với đó là “cái tôi quá cao”, “tính ngoan cố quá lớn”. Sẽ khiến nhà đầu tư không dễ dàng gì tuân theo nguyên tắc “cắt lỗ” ngay từ đầu.
Khi thấy cổ phiếu đang nắm giữ giảm giá, anh em thường mắc sai lầm xem nhẹ. Và lờ đi số % lỗ ít ỏi, cũng như không lên kế hoạch để bảo vệ khoản đầu tư của mình. Nên không thấy được hậu quả của hành vi “ôm lỗ” mang lại.
Ví dụ 1: Về cố phiếu của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB):
80% – đây là mức lợi nhuận mà cổ phiếu VPB mang lại cho nhà đầu tư trong vòng 4 tháng (từ khoảng cuối tháng 12/2017 đến đầu tháng 4/2018). Một mức lợi nhuận mơ ước đối với nhiều người.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng khoảng 1 tháng rưỡi sau đó, giá cổ phiếu VPB đã quay đầu giảm sâu. Cuốn bay mọi thành quả có được trước đấy, khiến nhiều nhà đầu tư “khóc ròng”.
Như vậy, nếu anh em không “cắt lỗ” kịp thời. Tài sản của anh em có thể “bốc hơi” mà không thể làm gì được.
Nhà đầu tư mua một cổ phiếu với hy vọng tìm kiếm lợi nhuận. Vậy nên, khi giá đi xuống họ rất khó bán chúng đi và chấp nhận thua lỗ. Nhà đầu tư thường hy vọng giá cổ phiếu sẽ hồi phục và khi đó mới bán chúng đi.
⋅ Tuy nhiên!
Với việc lỗ 5% thì anh em cần đầu tư lãi sau đó 5.3% thì mới hoàn vốn.
Nếu số lỗ là 20% thì anh em phải lãi 25%. Và khi số lỗ lên đến 50% thì anh em phải lãi 100% thì mới hoàn vốn. Nhưng biết tìm đâu cho được một cổ phiếu tăng giá gấp đôi trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
Có thể thấy rõ, khi rơi vào tình cảnh phải “cắt lỗ”. Anh em càng thực hiện sớm bao nhiêu thì số tiền đầu tư của anh em sẽ được bảo vệ nhiều bấy nhiêu.
Khi đó, cơ hội để anh em có thể sửa sai, kiếm lại số tiền đã mất sẽ nhanh hơn là việc anh em ngồi chờ giá cổ phiếu hồi phục và bán nó.
⋅ Lựa chọn đúng cổ phiếu để đầu tư là yếu tố quan trọng nhất
Có rất nhiều sai lầm cơ bản trong đầu tư buộc anh em phải “cắt lỗ”. Như: mua bán cổ phiếu chỉ theo các chỉ báo kỹ thuật, mua bán theo tin đồn. Hay việc sử dụng Margin quá nhiều hay mua bán theo khuyến nghị của người khác…
Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ, lý do khiến anh em phải “cắt lỗ” đến từ chính việc Lựa chọn cổ phiếu để đầu tư của anh em.
Việc anh em lựa chọn cổ phiếu của 1 doanh nghiệp làm ăn minh bạch, lành mạnh, có thương hiệu. Kết quả kinh doanh ổn định là tự bản thân anh em đã “mua bảo hiểm” cho khoản tiền đầu tư của mình.
Nhà đầu tư huyền thoại xứ Omaha – Warrent Buffett từng nói:
“Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền.
Nguyên tắc số 2: Không bao giờ quên nguyên tắc số 1”.
Điều làm Warrent Buffett “không bao giờ để mất tiền”. Đó là việc ông luôn cố gắng làm tốt nhất việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Ông mua những doanh nghiệp tuyệt vời với giá cả phải chăng. Và nắm giữ chúng suốt đời mà không phải “cắt lỗ”.
Thị trường về dài hạn là cỗ máy định giá hoàn hảo. Và sớm hay muộn thì theo thời gian cổ phiếu rồi cũng sẽ tìm về giá trị thực của nó.
⋅ Vậy “cắt lỗ” thế nào cho đúng?
Trên thực tế, không có một quy tắc cụ thể nào quy định mức thua lỗ chứng khoán cho nhà đầu tư cả. Mỗi cá nhân là một chủ thế có tính cách, tư duy, tính kiên nhẫn. Cũng như sức chịu đựng khác nhau.
Vì thế, mỗi nhà đầu tư phải tự xây dựng cho mình quy tắc “cắt lỗ” phù hợp với bản thân. Và cũng không nhất thiết phải đặt ra mức giới hạn thua lỗ giống nhau cho mọi khoản đầu tư.
Theo ông, nếu anh em cắt lỗ những khoản đầu tư ở mức 7% – 8%. Và bán một cổ phiếu khi nó tăng giá 25%. Như vậy anh em chỉ cần quyết định đúng 1 lần trong khi anh em được phép phạm sai lầm đến 3 lần. Mà không sợ rơi vào tình trạng rắc rối.
Tuy nhiên, không phải khi cổ phiếu đến ngưỡng giới hạn lỗ của anh em, thì anh em mới “cắt lỗ”. Anh em phải lên kế hoạch “cắt lỗ” ngay khi nhận ra sai lầm của mình. Và tìm cách giảm thiểu thiệt hại càng sớm càng tốt.
Thậm chí ngay cả khi anh em mới chỉ lời lãi chút ít sau khi mua. Nhưng nhận thấy rủi ro tiềm ẩn của một đợt giảm giá mạnh. Thì anh em cũng nên nhanh chóng kết thúc khoản đầu tư này của mình.
Hãy coi những khoản thua lỗ nhỏ là khoản tiền bảo hiểm phải chăng mà anh em mua trên thị trường chứng khoán.
Thậm chí, trong rất nhiều trường hợp, cổ phiếu tăng giá ngay sau khi anh em bán ra. Thì anh em cũng không việc gì phải tiếc nuối. Vì mục đích cuối cùng của anh em là giữ thua lỗ chứng khoán ở mức an toàn. Và vì thế anh em sẽ vẫn còn tiền để đầu tư vào những cơ hội mới, tốt hơn trên thị trường. Hãy hành động ngay lập tức để loại bỏ những sai lầm.
Bí quyết để thành công trên thị trường chứng khoán không phải là anh em đúng trong mọi trường hợp. Mà là giảm thiểu tổn thất khi anh em phạm sai lầm.
Với một thị trường biến động như chứng khoán. Người kiếm tiền bằng cảm tính chính là người dễ thất bại nhất. Trước khi đưa ra quyết định đầu tư trên thị trường. Anh em cần xây dựng cho mình một kế hoạch đầu tư phù hợp với số vốn, khẩu vị rủi ro. Và lợi nhuận kỳ vọng của bản thân. Ngoài ra cần tìm hiểu rõ về các doanh nghiệp mà mình đầu tư. Thường xuyên cập nhật các tin tức về doanh nghiệp, đọc báo cáo tài chính của công ty. Hoặc báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán cũng như tin tức về thị trường.
Tham gia thị trường chứng khoán cũng như một chiến binh ra trận. Khi anh em đã vững vàng kiến thức về tài chính. Xác lập rõ được kế hoạch cũng như chiến lược đầu tư. Thì sẽ trở thành một chiến binh tinh nhuệ. Với đầy đủ tiềm lực để chiến thắng bất kỳ trận chiến nào.
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ của Cú về nhưng lý do khiến 95% nhà đầu tư thua lỗ chứng khoán. Chúng ta thường có xu hướng nhắc về thành công. Mà quên mất rằng những thành công đó thường được hình thành sau vô số lần thất bại. Vì vậy, bên cạnh học hỏi thành công của người đi trước. Thì việc rút kinh nghiệm từ những thất bại cũng là điều vô cùng quan trọng.
Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các sai lầm gây thua lỗ chứng khoán thường thấy ở các nhà đầu tư. Đặc biệt các nhà đầu tư mới, để tránh những mất mát về tài sản không đáng có. Thậm chí đôi khi khiến nhà đầu tư không còn cơ hội quay lại thị trường. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán của Cú như:
Anh em có thể tham khảo bài viết khác về Đầu tư chứng khoán của Cú như:
1. Các tâm lý nhà đầu tư và sự chi phối của chúng trên TTCK
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969