Thao túng thị trường chứng khoán của cổ phiếu DCL và DVD (P.7)
Gian lận báo cáo tài chính để thao túng thị trường chứng khoán là một điều không quá lạ lẫm. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán. Và gian lận báo cáo tài chính không chỉ là vấn nạn phổ biến tại Việt Nam. Mà trên cả thế giới từ rất nhiều năm trở lại đây.
Các hình thức về gian lận báo cáo tài chính ngày càng phức tạp và muôn hình muôn vẻ. Thông thường thì các nhà phân tích về kiểm toán, tài chính sẽ chỉ nhận ra khi sự việc đã diễn ra và bị vỡ lở do một sự cố nào đó. Một phần vì những thủ thuật được sử dụng tinh vi và luôn thay đổi phương thức mới. Còn một phần vì sự tăng giá cổ phiếu khiến nhiều doanh nghiệp “nổi lòng tham” dẫn tới hành vi sai trái.
Ở bài viết trước “Điểm mặt các vụ thao túng thị trường chứng khoán Việt Nam (P.6)”. Cú đã cùng anh em tìm hiểu về một số vụ thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Hãy cùng Cú tiếp tục điểm mặt những vụ thao túng thị trường chứng khoán nổi tiếng tại Việt Nam ở bài viết này nhé!
Trong suốt 22 năm hình thành và phát triển. Chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến nhiều diễn biến thăng trầm. Trong đó, có nhiều hành vi thao túng cổ phiếu từng làm chao đảo thị trường.
Dưới đây là một số vụ án điển hình nhà đầu tư cần biết.
1. Thao túng thị trường chứng khoán tại Công ty Dược phẩm Cửu Long (DCL)
1.1 Công ty Dược phẩm Cửu Long là doanh nghiệp gì?
Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (DCL) được thành lập năm 1976. Tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm tỉnh Cửu Long. Năm 1992, Công ty đổi tên thành Công ty Dược và Vật tư y tế Cửu Long. Sau đó, Công ty được cổ phần hóa và thành lập theo quyết định số 2314/QĐ-UB ngày 09/08/2004. Với tên gọi mới là “Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long”.
Công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm. Dụng cụ y tế nhiều dạng khác nhau. Từ sản phẩm hóa dược đến các chế phẩm dược liệu tự nhiên bằng công nghệ mới. Đạt các tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tế. Sản phẩm của Công ty được đánh giá có uy tín trên thị trường nội địa. Và bước đầu đã xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và trên Thế giới.
DCL sở hữu 4 nhà máy: bao gồm 2 nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP – WHO và nông trường dược liệu 40ha tại Bình Phước. 1 nhà máy sản xuất dụng cụ y tế và 1 nhà máy sản xuất viên nang cứng rỗng Vicancap. Đây là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sản xuất và cung ứng sản phẩm capsule (viên nang cứng rỗng) các loại. Các nhà máy chạy với công suất tối đa. Với công nghệ tiên tiến được nhập từ Canada và Hàn Quốc.
Ngày 17/09/2008, cổ phiếu DCL chính thức niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Vốn điều lệ của Công ty là 81 tỷ đồng. Tương ứng với số lượng cố phiếu niêm yết là 8.100.000 cổ phiếu.
Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long là một trong những Công ty lớn của Việt Nam đạt các tiêu chuẩn GMP, GLP, GSP. Từ sản xuất, kiểm nghiệm, tồn trữ và được quản trị theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. ISO/IEC 17025 từ nhiều năm qua.
Kể từ quý I/2015, DCL chính thức trở thành công ty con của CTCP Đầu tư F.I.T. Là ngành chiến lược trong cơ cấu đầu tư của F.I.T, Dược phẩm Cửu Long được công ty mẹ đầu tư mạnh cả về vốn và nhân lực.
Theo đó, cùng với kế hoạch tái cấu trúc toàn diện, DCL đã được bổ sung những nhân lực chủ chốt trong hoạt động quản trị, điều hành, sản xuất, bán hàng… Nhằm mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Kèm theo kiểm soát tốt công tác quản lý công nợ của công ty. Song song đó, DCL tiếp tục được đầu tư về vốn để mở rộng, nâng cấp nhà máy, gia tăng công suất.
1.2 Sự ra đi của hai vị giám đốc và thoái lui của nhà đầu tư (NĐT) ngoại
Lần lượt Vietnam Equity Holding, đến Red River Holding. Những nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài khá “kiên trì” với DCL dứt áo ra đi. Trong khi DCL ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng.
Sau sự ra đi của nhóm cổ đông này, tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tại DCL chỉ còn 8,8%. Thay vì mức trên 19% đến hơn 20%.
Cùng với sự ra đi của khối ngoại, DCL cũng chứng kiến sự ra đi của Giám đốc Tài chính ở giữa quý II/2014. Một nhân vật mới vào DCL trong đợt tái cấu trúc toàn diện Công ty. Được các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư, trong các lần nhận xét, đánh giá là có vai trò quan trọng trong việc đưa DCL hồi sinh từ vũng lầy nợ nần. Cùng với nhân vật này, một người nữa, cũng là nhân vật tham gia vào công ty này giai đoạn tái cấu trúc mạnh mẽ – Giám đốc Marketing – cũng đã ra đi.
Trả lời cho câu hỏi, vì sao lại đi khỏi DCL vào thời điểm này. Nguyên Giám đốc Tài chính DCL, ông Trần Chí Kiên trả lời: “Tôi vẫn rất yêu DCL. Tôi ra đi vì không muốn mắc lỗi với cổ đông. Và vì tôi đã ra đi, nên cũng không muốn nói nhiều về câu chuyện chuyên môn nữa. Hãy hỏi các nhà đầu tư nước ngoài đã từng đầu tư ở đây. Họ sẽ nói được nhiều hơn về những vấn đề tồn tại ở DCL”, ông Kiên trả lời và có phần “đá bóng” lý do sang bên thứ ba.
1.3 Hai quan ngại của Red River Holding
Lý giải về hiện tượng NĐT ngoại rút vốn khỏi DCL. Có thể có người cho rằng, vì giá cổ phiếu DCL đã tăng tương đối mạnh giai đoạn trước đó. Hoặc bởi nhu cầu tái cơ cấu vốn của các quỹ. Nhưng với những ai từng biết về mối quan hệ giữa Red River Holding và DCL. Nhất là những lần Red River Holding yêu cầu quyết liệt Công ty thực hiện thu hồi công nợ, lành mạnh hóa tình hình tài chính. Thì những điều mà nguyên Giám đốc Tài chính DCL “né” trả lời có thể được hình dung phần nào.
Trong một lá thư gửi ông Lê Thanh Tuấn, Chủ tịch HĐQT và ông Lương Văn Hóa, Tổng giám đốc DCL từ cuối năm 2013. Được ký bởi Giám đốc Red River Holding, ông Jean Eric Jacquemin. Hai vấn đề mà quỹ này lo ngại là:
- Sự tụt lùi vị thế của DCL trong làng dược phẩm Việt Nam.
- Các khoản phải thu của khách hàng giữ ở mức cao.
Trong 2 vấn đề này, việc thu hồi công nợ từ các khách hàng khó đòi. Đặc biệt là nhóm 5 khách hàng lớn nhất (Công ty TNHH Dược phẩm Thiên Sơn, Công ty TNHH Dược phẩm Đại Nam, Công ty TNHH Dược phẩm Hải Tâm, CTCP Dược phẩm Việt Nam và Công ty TNHH Dược phẩm Anh Dũng). Ước khoảng 50 tỷ đồng, đã quá hạn hơn 18 tháng tính đến thời điểm bức thư được ký (ngày 26/11/2013). Được quỹ trên cho là diễn ra vẫn chậm. Sự việc này, theo Red River Holding. Có thể sẽ dẫn đến việc kiểm toán yêu cầu một khoản trích lập dự phòng tương đương. Làm giảm toàn bộ lợi nhuận cả năm.
Trên thực tế, BCTC hợp nhất năm 2013 của DCL vẫn đẹp hơn những gì Red River Holding đã lo ngại. Cuối năm 2013, DCL chỉ phải trích lập dự phòng 22 tỷ đồng nợ phải thu khó đòi. Và vẫn ghi nhận lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng. Vậy, uẩn khúc gì khiến Red River Holding và Vietnam Equity Holding đồng loạt bán DCL?
1.4 Hai câu hỏi lớn về DCL
Có 2 nghi vấn nổi cộm lên trên nền bức tranh tình hình hoạt động chung của DCL như sau:
- Nghi vấn từ hệ thống phân phối
Có quá nhiều bất cập trong hệ thống phân phối của DCL. Chính sách cho thu nợ chậm tới 60 ngày, không siết chặt quản lý thu hồi nợ nần của khách hàng. Dẫn tới việc khách hàng còn lưu nợ cũ lớn nhưng vẫn ký bán mới… Kết quả là, DCL có quá nhiều nợ phải thu trên cơ cấu tài sản.
Những chính sách marketing, giảm giá bán hàng trong khi không siết chặt thực tế bán hàng. Tình trạng chạy theo doanh số của các chi nhánh có thể tạo kẽ hở cho việc kiếm lợi bất minh.
Trên thực tế, chỉ cần nhìn vào BCTC của DCL có thể dễ dàng thấy một phần tình trạng bất cập trên. Cho khách hàng nợ không lãi suất kéo dài với quy mô lớn. Nhưng bản thân doanh nghiệp lại phải đi vay lượng vốn không nhỏ. Gần 254 tỷ đồng cuối quý I/2014. Và tất nhiên là chịu lãi suất để bổ sung vốn lưu động, tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Điều này đã khiến chi phí tài chính của DCL tăng lên đáng kể.
Bản thân DCL, trong các báo cáo của mình đã nhắc nhiều vấn đề đẩy mạnh thu hồi công nợ khách hàng. Thế nhưng, vì sao tình trạng này vẫn tồn tại?
Giải thích cho tình trạng này, có 2 giả thuyết: 1 là sự quản lý yếu kém của Ban lãnh đạo Công ty. Và 2, có thể có câu chuyện lợi ích ngầm. Nguyên nhân nào, có lẽ chỉ có Ban lãnh đạo Công ty có câu trả lời chuẩn xác.
- Nợ xấu tồn đọng lớn hơn con số báo cáo?
Ẩn phía sau bức tranh tài chính đang ngày một xán lạn của Công ty. Chính là một vũng lầy nợ nần.
Công ty có những khoản nợ đã quá hạn khá lâu nhưng vẫn không được trích lập dự phòng. Điều đáng lưu ý hơn, có những khoản, Công ty hạch toán là nợ. Nhưng phía “con nợ” lại cho rằng, họ không nợ Công ty gì hết (như trường hợp Công ty TNHH Minh Anh, tại quận Bình Thạnh, TP. HCM). Có sự khác biệt rõ ràng giữa số dư nợ phải trả của khách hạch toán tại BCTC của DCL và số dư hạch toán nợ phải trả DCL tại BCTC của khách.
Nếu hạch toán trung thực các khoản nợ. Và trích lập dự phòng nghiêm chỉnh các khoản phải thu theo đúng chuẩn mực kế toán hiện hành. Thì con số lợi nhuận của Công ty sẽ trái ngược với những gì đang thể hiện. Một trong những cách mà Ban lãnh đạo DCL lách quy định hạch toán trích lập dự phòng nợ xấu. Là thực hiện các giao dịch lòng vòng, bất thường.
Lưu ý: Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 48/2019/TT-BTC. Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán. Và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn. Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC, cụ thể như sau:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
Một giao dịch lòng vòng của DCL như sau:
1.5 Bê bối tài chính của Công ty Dược phẩm Cửu Long bộc lộ
Sự kiện rầm rộ của Công ty Cổ Phần Dược phẩm Cửu Long được báo chí, nhà đầu tư. Và những người quan tâm khác lên án vào khoảng tháng 6 – 7/2014. Theo thông tin được nhiều kênh báo chí tài chính, kiểm toán trong nước cung cấp. Năm 2013 tại Dược phẩm Cửu Long tồn tại khá nhiều giao dịch mang tính lòng vòng, bất thường.
Ngoài vòng giao dịch khép kín diễn ra trong 2 ngày. Là ngày mùng 7 và ngày 9/12/2013 giữa Dược phẩm Cửu Long với VPC Sài Gòn (Công ty 100% vốn của Dược phẩm Cửu Long), An Tâm (một khách hàng có công nợ lớn tại Dược phẩm Cửu Long). Ngoài ra, một số giao dịch lòng vòng khép kín khác cũng được thực hiện trong thời gian này.
Những giao dịch trên chỉ được hạch toán trên sổ sách. Còn thực chất thì không hề xảy ra bất kỳ giao dịch mua bán nào. Hàng tồn kho cũng không hề được luân chuyển. Doanh thu, giá vốn và công nợ của những giao dịch này thực tế là không phát sinh. Vậy hình thức mua bán này đã tạo ra những bất thường gì trong hoạt động và những con số tài chính của Dược phẩm Cửu Long?
Nếu nhìn vào báo cáo tài chính của Dược phẩm Cửu Long sẽ thấy khoản phải thu của khách hàng luôn giữ ở mức cao. Dược phẩm Cửu Long có quá nhiều nợ phải thu trên cơ cấu tài sản. Khoản phải thu khách hàng ngày 31/12/2013 là hơn 202 tỷ. Trong khi tổng tài sản chỉ khoảng 611 tỷ. Cuối quý I/2014 là gần 234 tỷ đồng trên tổng tài sản gần 621 tỷ đồng. Như vậy, nguồn phải thu của khách hàng đã chiếm khoảng 1/3 tổng tài sản.
Việc thu hồi công nợ từ các khách hàng khó đòi cũng đáng lưu ý. Đặc biệt là nhóm 5 khách hàng lớn nhất bao gồm: Công ty TNHH Dược phẩm Thiên Sơn. Công ty TNHH Dược phẩm Đại Nam. Công ty TNHH Dược phẩm Hải Tâm. CTCP Dược phẩm Việt Nam và Công ty TNHH Dược phẩm Anh Dũng. Theo ước tính khoảng 50 tỷ đồng, đã quá hạn hơn 18 tháng. Với những mức nợ quá hạn rõ ràng như vậy. Nhưng hợp đồng bán hàng với những doanh nghiệp này vẫn tiếp tục được ký.
Tuy nhiên, điểm bất thường đã đưa Dược phẩm Cửu Long vào diện nghi vấn gian lận báo cáo tài chính. Là do mặc dù công ty có thể cho khách hàng nợ nhiều như vậy. Nhưng mục “vay” và “nợ” ngắn hạn trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Thì con số vay ngắn hạn là 251 tỷ tại thời điểm 31/12/2013. Và gần 254 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý I/2014. Hai con số này gần tương đương với số tiền mà Dược phẩm Cửu Long cho khách hàng nợ.
Có thể khái quát mục đích chung nhất của DCL thông qua việc mua bán lòng vòng như sau:
- Thứ nhất, để tạo doanh thu ảo. Tuy quanh năm có nhiều biến động về doanh thu nhưng Dược phẩm Cửu Long luôn báo lãi với số tiền rất khủng.
- Thứ hai, “làm giá” để chào bán cổ phiếu ra công chúng. Theo quy định, để được phát hành và chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Thì doanh nghiệp cần thỏa mãn điều kiện hoạt động kinh doanh phải có lãi hai năm liên tục. Đồng thời, khi báo cáo tài chính được công bố ra công chúng “đẹp”. Thì có thể chào bán cổ phiếu với giá cao, thu hút nhà đầu tư. Vì không phải nhà đầu tư nào cũng nhìn ra được những bất thường trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhất là khi họ cố tình gian lận.
- Thứ ba, các công ty dược đều có lợi khi đẩy được giá thuốc lên cao. Thông thường, việc mua bán lòng vòng, hay chuyển giá chỉ xảy ra giữa hai công ty với nhau. Như thế đối với kiểm toán sẽ dễ dàng phát hiện sai phạm này. Nhưng đối với ngành dược, việc mua bán lòng vòng diễn ra trên một hệ thống. Mỗi giao dịch thường trải qua ít nhất từ 2 đến 3 “trạm trung chuyển” thì mới hết một vòng giao dịch. Điều này sẽ tạo khó khăn cho kiểm toán viên trong quá trình phát hiện ra lỗi nhất là khi kiểm toán viên chưa nắm được đây là một đặc thù của ngành dược.
1.6 DCL đã vi phạm nguyên tắc “Bản chất hơn hình thức” của giao dịch
Trong kế toán có nguyên tắc “bản chất hơn hình thức” (Substance over form). Nguyên tắc này có nghĩa là một giao dịch phát sinh phải được ghi nhận dựa trên bản chất của giao dịch. Thay vì hình thức pháp lý của nó. Hình thức pháp lý ở đây nói đến bộ hồ sơ chứng từ. Có thể bao gồm hợp đồng kinh tế, hóa đơn tài chính, biên bản giao nhận, thanh lý hợp đồng… chứng minh cho việc giao dịch đã phát sinh.
Theo nguyên tắc này, kế toán cần phải đưa ra xét đoán chuyên môn của mình. Để đánh giá và nhận biết bản chất của giao dịch. Từ đó ghi nhận trong báo cáo tài chính một cách phù hợp.
Trong một giao dịch mua bán hàng hóa lòng vòng khép kín. Tức người bán đồng thời là người mua lại hàng hóa ở điểm cuối cùng của vòng tròn. Nếu áp dụng ngược lại nguyên tắc này, có nghĩa là dùng “hình thức” để lấn át “bản chất”. Thì doanh nghiệp bán có thể dựa trên những bộ hồ sơ chứng từ để ghi nhận tăng doanh thu hàng hóa bán ra. Đồng thời ghi tăng khoản phải thu với cùng một giá trị. Như thế, cả doanh thu lẫn tổng tài sản của doanh nghiệp bán đều được ghi tăng. Và có thể tạo một bức tranh đẹp hơn về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty.
Nếu áp dụng đúng nguyên tắc “bản chất hơn hình thức”. Các giao dịch mua bán này sẽ không đủ điều kiện ghi nhận doanh thu trong báo cáo tài chính.
Như vậy, nếu xét về mặt bản chất, các giao dịch mua bán lòng vòng của DCL là không đủ điều kiện ghi nhận doanh thu theo Chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, trên thực tế, thật không dễ dàng đối với chính kế toán của doanh nghiệp hay công ty kiểm toán. Khi xác định thế nào là những giao dịch đồng thời có quan hệ với nhau về mặt thương mại.
Có thể nói nguyên tắc “bản chất hơn hình thức”. Giúp cho kế toán phản ánh và trình bày báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý. Khi phản ánh bản chất của các giao dịch kinh tế phát sinh mà không dựa vào hồ sơ chứng từ. Trong thực tế hành nghề kế toán, có một tỷ lệ lớn các hồ sơ chứng từ kế toán. Do nội bộ doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp tạo ra như hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế, biên bản bàn giao…
Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng điều này để cung cấp các bộ chứng từ. Tạo ra những giao dịch kế toán không đúng bản chất nhằm tác động đến số liệu trên báo cáo tài chính theo ý muốn.
2. Thao túng thị trường chứng khoán tại Công ty Dược phẩm Viễn Đông (DVD)
2.1 Công ty Dược phẩm Viễn Đông là doanh nghiệp gì?
CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD) là một công ty chuyên tìm kiếm và phát triển các loại dược phẩm. Thông qua hình thức nhượng quyền và chuyển giao công nghệ từ các công ty dược quốc tế.
Sản phẩm chính của công ty là dược phẩm và thực phẩm chức năng (77% doanh thu của công ty T9/2009). Hóa chất và bao bì dược (10%) và thiết bị y tế (13%). Thành công của DVD bắt nguồn từ năm 1996 khi công ty TNHH Thương mại Đông Âu (Euphaco) – sau này trở thành công ty con của DVD, được thành lập. Trong vòng 5 năm, công ty đã phát triển mạnh mẽ và chuyển mình từ một công ty thuần túy kinh doanh nhập khẩu dược. Sang đi tiên phong trong lĩnh vực mua bản quyền. Và chuyển giao công nghệ với nhãn hiệu riêng của mình. Trong quá trình phát triển Euphaco đã cho ra đời khá nhiều công ty con và liên kết.
Tháng 6/2004, CTCP Dược phẩm Đại Hà Thành được thành lập trên cơ sở hợp nhất sát nhập các công ty con này lại. Công ty đổi tên thành CTCP Dược phẩm Viễn Đông năm 2005. DVD nắm 100% cổ phần ở Công ty TNHH Dược phẩm Viễn Đông Hà Nội. Nắm 100% cổ phần Công ty TNHH Dược phẩm Viễn Đông Đà Nẵng. Và 97% vốn của CTCP Liên doanh Lili of France.
Ngày 15/12/2009 Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã cấp Quyết định số 162/QĐ-SGDHCM. Cho phép Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông niêm yết cổ phiếu trên SGDCK TP.HCM. Đến ngày 22/12/2009, cổ phiếu Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông chính thức giao dịch. Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông trở thành công ty thứ 220 niêm yết cổ phiếu trên SGDCK TP.HCM. Với mã chứng khoán là DVD.
2.2 Giao dịch ảo và tạo giá trị ảo cho cổ phiếu DVD
Sau khi tốt nghiệp Đại học Dược, làm việc cho một số Công ty kinh doanh dược phẩm. Năm 2004, Lê Văn Dũng đứng ra thành lập Công ty Dược phẩm Viễn Đông (DVD). Ngày 22/12/2009, DVD do Lê Văn Dũng làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE).
Để giữ và nâng giá, cũng như tăng tính thanh khoản giả cho cổ phiếu DVD. Lê Văn Dũng đã trực tiếp mở tài khoản. Và mượn tư cách pháp nhân và danh nghĩa của một số tổ chức, cá nhân là người nhà, người thân và bạn của Dũng. Mở 12 tài khoản tại các Công ty chứng khoán để tiến hành giao dịch mua, bán cổ phiếu DVD. Cụ thể, 3 tài khoản mở tại Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC). 6 tài khoản mở tại Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS). Và 3 tài khoản tại Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS).
Sau khi mở các tài khoản trên, trong thời gian từ 01/01/2010 đến ngày 30/09/2010. Lê Văn Dũng đã tiến hành nhiều phiên giao dịch mua bán cổ phiếu DVD. Trong đó có 119 phiên với 1.725 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với nhau.
Tại Công ty BVSC, 13 phiên, 41 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với nhau. Tại Công ty SBS 102 phiên, 1.569 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với nhau. Có 28 lần tài khoản bán chuyển tiền sang tài khoản mua (Tài sản bán thực hiện ứng trước tiền bán chứng khoán tại Công ty SBS. Ngay sau đó số tiền này được chuyển sang tài khoản mua để thanh toán cho tài khoản bán). Với số tiền tổng cộng là 221.571.200.000 đồng.
Về nguồn tiền nộp vào các tài khoản, tất cả đều là tiền của cá nhân Lê Văn Dũng. Ngoài ra, Lê Văn Dũng đã cùng các Công ty chứng khoán ký các hợp đồng mà trong đó. Các Công ty chứng khoán góp vốn vào các tài khoản của nhóm Lê Văn Dũng. Dưới hình thức là hợp đồng hỗ trợ giao dịch ký quỹ chứng khoán giữa Công ty chứng khoán và khách hàng (tại Cty SBS). Và hợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư chứng khoán niêm yết (tại Công ty SHS).
Ngoài việc mở các tài khoản để tiến hành các giao dịch ảo, làm tăng tính thanh khoản, tăng giá. Và tạo giá trị ảo cho cổ phiếu DVD để thu hút nhà đầu tư. Cũng như phục vụ việc niêm yết, chào bán chứng khoán. Lê Văn Dũng cùng đồng bọn còn đề ra mục tiêu thâu tóm, sáp nhập một số công ty dược phẩm vào DVD. Trong đó có Công ty dược phẩm Hà Tây (Công ty DHT). Vì Công ty này có hệ thống sản xuất, bán hàng tốt và có nhiều bất động sản.
Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc sử dụng 6 tài khoản tại Công ty SBS. Lê Văn Dũng trực tiếp, cũng như mượn danh nghĩa cá nhân của người thân gồm vợ, em vợ, em trai… Và thông qua Lê Văn Truyền (nhân viên môi giới chứng khoán Công ty SBS) mở thêm 5 tài khoản tại Công ty SBS.
2.3 Gây biến động bất thường giá cổ phiếu DHT
Để tạo giá trị ảo cho cổ phiếu DVD nhằm thu hút nhà đầu tư. Ông Dũng cùng nhiều người đề ra mục tiêu và thâu tóm, sáp nhập một số công ty dược phẩm vào Dược phẩm Viễn Đông. Trong số này có Dược phẩm Hà Tây (Công ty DHT).
Việc DHT có lợi thế lớn về sản xuất và bất động sản do Nhà nước để lại. Trong khi HĐQT chỉ nắm một lượng nhỏ cổ phiếu, còn lại trôi nổi trên thị trường. Điều này vô hình trung đã tạo ra một “miếng bánh” hấp dẫn cho những doanh nghiệp có tầm nhìn nảy sinh ý định thôn tính.
Càng khả thi hơn khi Chủ tịch HĐQT cùng đội ngũ lãnh đạo DHT vốn là “người nhà nước” từ nhiều năm trước tiếp tục tại vị. Và việc nhìn công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán không phải với con mắt của những doanh nhân. Có thể khẳng định, sự chủ quan của ban lãnh đạo DHT đã mở ra cơ hội “nhòm ngó” cho các doanh nghiệp khác trong thời mua bán, thâu tóm doanh nghiệp đang là một xu thế trên thị trường chứng khoán. Xét về lý, với đại diện chưa tới 10% vốn điều lệ, ban lãnh đạo của DHT hoàn toàn có thể bị những cổ đông lớn nắm cổ phần chi phối DHT phủ quyết.
Trước đó, thị trường đều biết mâu thuẫn trong vụ thâu tóm cổ phần tại Công ty Dược Hà Tây (DHT) của DVD. Hai bên đã có những thông tin công bố mâu thuẫn nhau. Trong đó nổi bật là DHT khẳng định DVD và một số cá nhân liên quan đã tiến hành thao túng giá cổ phiếu DHT.
Trong nỗ lực chống đỡ lại vụ thâu tóm này. DHT đã liên tiếp lên kế hoạch mua vào cổ phiếu quỹ. Và phát hành thêm nhưng đều bị DVD với tư cách cổ đông lớn bác bỏ. Giá DHT sau đó có những biến động rất mạnh đúng vào thời điểm hàng loạt cổ đông lớn. Trong đó có các cá nhân liên quan đến DVD thực hiện bán ra khối lượng lớn từ 20/08/2010.
Sự việc được đẩy lên đỉnh điểm khi ngày 01/09/2010, DHT có văn bản “tố” DVD và người có liên quan “làm giá”. Theo DHT, đầu tháng 8, DHT đã tăng giá liên tục. Nhưng đến ngày 20/08/2010 có 4 cổ đông liên quan đến DVD đã đồng loạt đăng ký bán ra khoảng 1,92 triệu cổ phiếu. Chiếm gần 47% vốn của DHT khiến DHT giảm giá liên tục.
DHT khi đó đã khẳng định ngay hành động “làm giá” của DVD và các cá nhân liên quan. Đồng thời “đề nghị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội điều tra. Xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân đã làm giá trục lợi cổ phiếu DHT thời gian qua”.
Liên tiếp trong thời gian này, các phát ngôn từ cả DHT và DVD đều xuất hiện với những thông tin trái ngược nhau. Phía DVD cho biết có ý định thâu tóm DHT. Nhưng do vướng mắc trong việc mua thêm nên không thể sớm hoàn thành vụ thâu tóm. Và đó là lý do DVD thực hiện bán ra. Cá nhân ông Dũng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị DVD – cũng cho biết. Một số cá nhân khác đã dùng tiền của ông để mua vào DHT. Phía DHT cũng khẳng định có sự trục lợi cá nhân trong các giao dịch này.
Theo số liệu từ HNX, các giao dịch của nhóm cá nhân liên quan đến ông Dũng và DVD bắt đầu từ tháng 6/2010. Thời điểm đó DHT có giá dưới 40.000 đồng/cp. Hai tháng sau đó DHT tăng lên mức quanh 60.000 đồng/cp.
Đặc biệt trong 11 phiên đầu tháng 8/2010, DHT tăng vọt 65%. Lên mức cao nhất 104.000 đồng/cp trước khi giảm rất mạnh trở lại.
Được biết, bị can Lê Văn Dũng đã lập 11 tài khoản giao dịch chứng khoán. Và giao cho em trai là bị can Lê Văn Mạnh cùng một số người sử dụng các tài khoản này. Để làm giá đối với cổ phiếu của DHT.
Từ khi mở các tài khoản trên đến tháng 9/2010. 11 tài khoản của nhóm Lê Văn Dũng đã thực hiện nhiều lần mua đi, bán lại cổ phiếu DHT với khối lượng lớn. Chiếm tỷ trọng cao so với khối lượng giao dịch toàn thị trường. Cụ thể: Mua 6.536.300 cổ phiếu DHT – chiếm 84,4% khối lượng giao dịch DHT toàn thị trường. Và bán 4.973.800 cổ phiếu DHT – chiếm 64,2% khối lượng giao dịch DHT toàn thị trường.
Trong 106 phiên giao dịch, có 36 phiên với 160 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm. Và thực hiện 28 lần chuyển tiền nội bộ từ tài khoản bán sang tài khoản mua. Với tổng số tiền trên 186,4 tỷ đồng. Đặc biệt đại diện các tổ chức, các cá nhân đứng tên chủ tài khoản đều là người nhà, người quen của Lê Văn Dũng.
Mặc dù đứng tên chủ tài khoản, nhưng thực tế họ đều không nộp tiền vào tài khoản. Cũng không tham gia giao dịch chứng khoán. Toàn bộ các giao dịch chuyển tiền, mua, bán cổ phiếu DVD và DHT đều do Lê Văn Dũng trực tiếp thực hiện. Thông qua sự tiếp tay của nhân viên môi giới tại các Công ty chứng khoán. Bằng hình thức gọi điện hoặc nhắn tin qua điện thoại.
Trong đó, đặc biệt là Lê Minh Truyền. Với vai trò là nhân viên môi giới phụ trách 11 tài khoản trong nhóm của Lê Văn Dũng tại Công ty SBS. Mặc dù biết các thủ đoạn của Lê Văn Dũng. Nhưng Lê Minh Truyền vẫn thực hiện các yêu cầu đặt lệnh của Dũng.
Không những thế, để đảm bảo cho các giao dịch thành công. Khi thực hiện các giao dịch nội bộ (giao dịch khớp chéo) giữa các tài khoản trong nhóm với nhau. Tránh tình trạng tài khoản nằm ngoài nhóm tài khoản của Lê Văn Dũng khớp lệnh mua mất cổ phiếu từ tài khoản khác trong nhóm. Truyền đã chọn mốc thời gian ít có giao dịch trên sàn nhất. Hoặc thời gian có các giao dịch ở mức giá thấp để thực hiện khớp lệnh ở mức giá cao hơn mức giá đưa ra.
2.4 Vụ thâu tóm trái luật
Ngày 28/6/2010, Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông (DVD) công bố thông tin đã sở hữu trên một triệu cổ phiếu DHT. Tương đương 24,71% vốn điều lệ. Số cổ phiếu này được DVD mua trong thời gian từ 21-23/6/2010. Chủ yếu từ chính Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lê Văn Dũng. Và trợ lý của ông này là Nguyễn Văn Tuân, theo hình thức thỏa thuận. Hai ông đã mua cổ phiếu của DHT từ trước đó với số lượng lớn (trên 5%).
Theo thông báo của HNX, trước ngày 20/6, ông Lê Văn Dũng đã sở hữu 790.800 cổ phiếu. Tương đương 19,18% vốn điều lệ của DHT. Còn ông Nguyễn Văn Tuân cũng nắm tới 334.500 cổ phiếu (8,11% vốn điều lệ) vào thời điểm này.
Theo như thông tin ban lãnh đạo DHT thì ban đầu nhóm ông Dũng đánh tiếng sẽ mua lượng lớn để đẩy giá “lướt sóng”. Nên Chủ tịch DHT lúc đó là ông Lê Văn Lớ và các đồng sự không hề đề phòng. Càng chủ quan khi giá DHT đã tăng mạnh cùng “sóng” penny (những cổ phiếu giá thấp) trên HNX. Từ 3x đã lên 6x chỉ trong 3 tháng quý II/2010. Cho tới khi DVD tuyên bố cùng với nhóm cổ đông thân tín sở hữu tới 60% số cổ phần của DHT. Thì ban lãnh đạo Công ty này mới “ngã ngửa” vì bất ngờ.
Vụ việc bất ngờ thâu tóm DHT của DVD sẽ chẳng có gì để nói. Nếu như DVD chào mua công khai đúng như quy định của Bộ Tài chính. Theo Điều 32, Luật Chứng khoán, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào muốn nắm giữ từ 25% trở lên vốn cổ phần của công ty đại chúng. Đều phải tiến hành giao dịch theo phương thức chào mua công khai.
Vì biết vụ việc sẽ thất bại nếu chào mua công khai. Nên DVD đã phải dựng một “kịch bản” không mới. Để ông Lê Văn Dũng, ông Nguyễn Văn Tuân đứng tên. Cùng một số cá nhân mua hơn 60% cổ phần của DHT rồi bán lại cho DVD. Ở đây ông Lê Văn Dũng thì vào thời điểm ban đầu là cá nhân ông mua DHT như một thương vụ đầu tư bình thường. Và sau đó mới xin ý kiến HĐQT về việc thâu tóm và đã được chấp nhận.
Điều không ổn ở chỗ vào thời điểm ông Dũng và những người liên quan mua DHT. Giá trung bình mỗi cổ phiếu này là 38.000 đồng. Nhưng đến thời điểm ông Dũng bán lại cho Dược phẩm Viễn Đông, giá DHT trên sàn dao động từ 47.400 đến 53.600 đồng. Theo quy định giao dịch đối với một cổ phiếu đã niêm yết, giá mua bán sẽ không thể thấp dưới mức giá sàn trong phiên giao dịch. Vì thế, việc ông Dũng và những người có liên quan không thể bán được cho DVD bằng giá mua 38.000 đồng/cp. Trường hợp bán với giá cao thì họ phải bị xử lý hành vi thao túng giá chứng khoán kiếm lời.
Về phía DHT, trong một nỗ lực cuối cùng nhằm tránh khả năng bị thâu tóm. Ngày 01/07/2010 đã ra thông báo tổ chức đại hội cổ đông bất thường nhằm thông qua phương án phát hành thêm 7,9 triệu cổ phiếu mới. Tăng vốn gần gấp đôi số cổ phiếu đang lưu hành. Hiển nhiên nỗ lực này đã bất thành vì các cổ đông lớn liên của DVD phủ quyết. DVD sau đó bất ngờ tuyên bố bán toàn bộ 1,02 triệu cổ phiếu DHT theo phương thức thoả thuận. Và hoàn tất việc bán về “túi” 2 cá nhân “sân sau”. Tạm thời lui một nước trong vụ thâu tóm chưa thành.
Xin nhắc lại quy định của Luật Chứng khoán đó là tổ chức, cá nhân chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng. Sẽ phải gửi tài liệu đăng ký chào mua đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Đồng thời gửi cho công ty đại chúng có cổ phiếu được chào mua. Và phải được sự đồng ý của cả cơ quan quản lý lẫn toàn thể cổ đông của doanh nghiệp được chào mua. Rõ ràng, với quy định này, DVD đã vi phạm và không thể được công nhận kết quả. Dù sở hữu (thực tế) tới 60% cổ phần của DHT.
2.5 Ký giả để cầm cố cổ phiếu vay vốn ngân hàng
Khoảng tháng 3/2010, khi khoản vay 100 tỷ đồng của DVD tại Ngân hàng TMCP An Bình đến hạn. Để có tiền đảo nợ, Lê Văn Dũng có chủ trương cầm cố hơn 600.000 cổ phiếu của mình. Và 540.000 cổ phiếu của Đào Xuân Hưởng (SN 1976, trú tại Từ Liêm, Hà Nội). Thành viên HĐQT DVD kiêm Tổng giám đốc CTCP Liên doanh LiLi of France (LOF) – công ty con do DVD nắm giữ 97% vốn). Đang lưu ký tại CTCP Chứng khoán Bảo Việt. Dũng chỉ đạo cấp dưới là Cao Hồng Vân (SN 1972, trú tại quận 8, TP.HCM), Phó tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng DVD. Xây dựng hồ sơ vay vốn cho cá nhân ông Dũng và ông Hưởng.
Theo quy định của ngân hàng, để được giải ngân thì hồ sơ vay vốn phải có các tài liệu gồm:
- Biên bản họp HĐQT DVD về việc đồng ý nhận góp vốn của Dũng và Hưởng.
- Hợp đồng góp vốn, phụ lục hợp đồng góp vốn do Dũng và Hưởng ký với đại diện của DVD. Mở tài khoản tiền vay cá nhân của hai người nói trên.
Cao Hồng Vân đã làm giả toàn bộ số giấy tờ trên để hợp thức hồ sơ vay vốn ngân hàng. Và đã được Ngân hàng An Bình giải ngân số tiền là 34 tỷ đồng. Đối với hồ sơ của ông Dũng, giải ngân cho ông Hưởng 27 tỷ đồng. Số tiền này sau đó đã được chuyển vào tài khoản của DVD.
Tại Tòa, Vân thừa nhận có ký giả giấy tờ, nhưng do khi mở tài khoản của LOF. Trong phần chữ ký mẫu, Vân đã ký thay chữ ký của Hưởng. Nên sau này toàn bộ các chữ ký khác trong giao dịch ngân hàng Vân đều tự ký. Theo Vân, tại thời điểm đó, DVD có khả năng trả nợ dựa vào hai nguồn: thu bán hàng và thu phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên, sau đó việc phát hành cổ phiếu của DVD đã bị cơ quan quản lý là Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM lùi lại. Nên DVD không thu được vốn như dự kiến, dẫn đến không trả được nợ.
Về phần Dũng, bị cáo khai không chỉ đạo Vân việc làm giả hồ sơ. Mà chỉ đồng ý cho Công ty mượn cổ phiếu để vay vốn ngân hàng.
Đối với Hưởng, bị cáo này cũng khai không hề biết gì về việc vay vốn ngân hàng. Chỉ đến khi lên làm Tổng giám đốc thay Dũng – bị bắt về hành vi làm giá cổ phiếu. Hưởng mới phát hiện ra cổ phiếu của mình bị phong tỏa để bảo đảm cho một khoản vay 27 tỷ đồng. Sau đó Hưởng đã trình báo lên cơ quan công an.
2.6 Lập hợp đồng khống
6 tháng sau, khi khoản vay 100 tỷ đồng đến hạn. Lê Văn Dũng và Cao Hồng Vân tìm cách vay vốn của TPBank để “đập” vào khoản vay tại ABBank. Dũng có đề nghị TPBank cho LOF vay vốn phục vụ sản xuất – kinh doanh. Sau khi TPBank thẩm định đã đồng ý cấp hạn mức tín dụng cho LOF 20 tỷ đồng.
Để được giải ngân, Cao Hồng Vân đã chỉ đạo một số nhân viên tiếp tục làm giả các hợp đồng mua bán. Xuất hóa đơn GTGT khống, giả con dấu và chữ ký lãnh đạo với Công ty TNHH Thực phẩm Châu Úc (là công ty con của DVD, do Dũng lập ra) và Công ty Dược phẩm Savi. Với 3 hợp đồng này, TPBank đã giải ngân tổng cộng 83,5 tỷ đồng cho LOF. Sau đó, DVD cũng không có khả năng thanh toán khoản vay này.
Tuy nhiên, trong phần khai nhận trước Tòa. Bị cáo Vân khai mình hoàn toàn không biết gì về quá trình thực hiện vay vốn từ TPBank. Vì bị cáo không có thẩm quyền quyết định trong việc vay vốn của LOF. Bị cáo chỉ là Kế toán trưởng phụ trách khu vực miền Nam. Chức Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính chỉ là trên danh nghĩa. Việc bị cáo có mặt và dự cuộc họp khi TPBank tổ chức đoàn công tác thực tế tại Nhà máy LOF ở Bắc Ninh cũng chỉ là “tình cờ” và “bị gọi vào họp”.
Trong khi đó, bị cáo Dũng lại đổ cho bị cáo Vân tự thực hiện hành vi làm hợp đồng khống để vay vốn. Dũng chỉ có chủ trương vay vốn để đáo hạn nợ. Nguồn trả nợ vẫn là thu bán hàng và phát hành cổ phiếu. Giải thích vì sao là Tổng giám đốc DVD, Chủ tịch HĐQT LOF mà Dũng không hề biết gì về hồ sơ vay vốn. Dũng khai, do DVD có phân cấp, phân quyền. Việc này Dũng đã ủy quyền cho cấp dưới nên không biết gì.
Trái ngược với lời khai của Dũng, Hưởng khai, các hợp đồng này không phải do Hưởng tự quyết định. Bởi theo quy trình của DVD, đối với hợp đồng trên 500.000 USD. Thẩm quyền quyết định thuộc về Chủ tịch HĐQT khi đó là Lê Văn Dũng. Sau khi Dũng quyết định thì Hưởng ký và cơ chế kiểm soát là giao cho Kế toán trưởng của LOF là Lương Thị Thùy giữ con dấu. Như vậy, không thể có chuyện Hưởng ký hợp đồng nếu không có sự đồng ý của Dũng.
Theo lời khai của bị cáo Lương Thị Thùy, Vân chỉ đạo Thùy lập hợp đồng, ủy nhiệm chi… Sau khi Hưởng ký, Thùy mang sang CTCP Châu Úc đưa cho Hoàng Thị Nhung (SN 1982, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) – kế toán DVD. Nhung khai từ khi vào Công ty đã chuyên ký giả chữ ký của bà Yến, đại diện theo pháp luật của Châu Úc. Sở dĩ có việc ký giả là vì bà Yến chỉ là người đứng tên hộ tại Châu Úc.
Về hợp đồng với Savi, Thùy mang sang đưa cho Nguyễn Thị Chinh (SN 1974, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) – Trưởng ban kiểm soát DVD. Nhưng Chinh đi vắng nên chỉ đạo cho Hoa Triệu Long (SN 1976, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) – nhân viên Phòng Thiết kế DVD. Thực hiện việc scan dấu và chữ ký vào hợp đồng.
Qua phần xét hỏi của các bị cáo đã làm lộ ra sự quản lý chồng chéo trong nội bộ DVD. Và các công ty con, với việc một cá nhân kiêm nhiệm nhiều vị trí tại các công ty. Bên cạnh đó, trong khi lãnh đạo đổ trách nhiệm cho nhau. Còn nhân viên khai thực hiện công việc theo sự chỉ đạo từ lãnh đạo. Đã khiến cho phần tranh luận tại Tòa của các bị cáo trở nên phức tạp, nhiều tình tiết vẫn chưa được làm rõ.
Cơ quan tố tụng kết luận, Dũng là chủ mưu trong cả 2 lần giả mạo giấy tờ. Để vay tổng cộng hơn 144 tỷ của 2 ngân hàng. Thế nhưng, trước tòa, Dũng, Vân và Hưởng đều phủ nhận và đổ lỗi cho nhau. Chủ tọa đã tuyên trả hồ sơ, điều tra bổ sung để làm rõ vụ án.
2.7 Kết luận điều tra
Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, thì hành vi của các đối tượng trên gây hậu quả nghiêm trọng. Tạo ra cung cầu giả tạo với loại cổ phiếu DVD, DHT trên thị trường. Làm mất an toàn trong hoạt động của thị trường… Có 13 nhà đầu tư tố cáo hành vi thao túng giá chứng khoán của Lê Văn Dũng. Gây thiệt hại cho họ tổng cộng 1.972.350.000 đồng.
Cơ quan An ninh điều tra đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 4 bị can. Gồm:
- Lê Văn Dũng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty DVD.
- Lê Minh Truyền – nhân viên môi giới chứng khoán, Công ty SBS.
- Lê Văn Mạnh (em trai Lê Văn Dũng) – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần quốc tế Viễn Đông.
- Nguyễn Văn Việt (em vợ Lê Văn Dũng) – Uỷ viên HĐQT Công ty DVD.
Bốn bị can bị khởi tố về tội “thao túng chứng khoán”. Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra còn phát hiện Lê Văn Dũng và một số đối tượng liên quan có hành vi: “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”. “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
HOSE – nơi DVD niêm yết cổ phiếu – đã thông báo đưa cổ phiếu DVD vào diện cảnh báo kể từ ngày 30/11/2010. Do sự kiện bắt giữ chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty. Có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty này.
Ông Dũng bị cáo buộc đã phạm vào tội thao túng giá chứng khoán, với vai trò cầm đầu. Các bị cáo còn lại có vai trò đồng phạm giúp sức. Tại phiên tòa, ông Dũng thừa nhận Viện kiểm sát truy tố về hành vi thao túng chứng khoán của ông ta là chính xác. Ông khai đã mượn tư cách pháp nhân của một số tổ chức kinh tế. Và tên của người thân để mở các tài khoản dịch tại một số Công ty chứng khoán. Để tạo ra cung cầu giả đối với mã cổ phiếu DVD và DHT.
Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng việc “thao túng chứng khoán là do một mình ông làm”. Những “người bạn” của ông không biết. Ông cho rằng nếu không có Mạnh, Việt, Truyền thì việc phạm tội này vẫn xảy ra. Vì thế không có sự gắn kết nào giữa ông và 3 người trên. Do vậy, việc truy tố họ với vai trò đồng phạm giúp sức là không có căn cứ.
Còn Lê Văn Mạnh nhiều lần cho rằng: “Tôi chẳng biết về gì về chứng khoán, tôi hoàn thiện hồ sơ. Thực hiện các giao dịch và ký hộ theo sự chỉ đạo của anh Dũng chứ không biết gì về thâu tóm chứng khoán”. Bị cáo Việt phân trần: “Đến thời điểm này, bị cáo cũng không biết mình phạm tội ở chỗ nào”.
Vị đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại Tòa cho rằng dù các bị cáo không thừa nhận vai trò đồng phạm. Nhưng các hành vi của các bị cáo đã thể hiện việc phạm tội có tổ chức. Thể hiện ở các vai trò người chỉ huy, người thực hiện. Sự việc lại diễn ra trong một thời gian dài.
Hội đồng xét xử nhận định Lê Văn Dũng biết rất rõ thao túng chứng khoán là trái pháp luật. Nhưng vẫn chỉ đạo đồng bọn thực hiện. Đây là người cầm đầu, giữ vai trò cao nhất trong quá trình phạm tội. Với mục đích chiếm giữ trên 50% cổ phiếu của công ty DHT để trở thành đại cổ đông. Nắm quyền điều hành và thâu tóm. Bị cáo Dũng đã cùng đồng bọn đã làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Xác định đây là loại tội mới, trong quá trình truy tố, xét xử, bị cáo Dũng tỏ ra thành khẩn, ăn năn hối cải. Nên Tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt, phạt 4 năm tù. Mạnh nhận án 2 năm, Truyền 12 tháng tù treo. Còn Việt bị phạt 12 tháng 26 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam) nên được thả tự do ngay tại Tòa.
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về hoạt động thao túng thị trường chứng khoán. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về thao túng thị trường chứng khoán là gì? Nguyên nhân xảy ra việc thao túng thị trường chứng khoán? Cũng như những chiêu trò làm giá của đội lái trên thị trường chứng khoán. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư phát hiện rủi ro, để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Đánh giá đúng tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các hành vi thao túng trên thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán của Cú như:
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán cần chú ý của Cú như:
1. Tìm hiểu về thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam (P.1)
2. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Tin giả – Bẫy bơm xả (P.2)
3. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Đặt lệnh ảo – Thanh khoản ảo (P.3)
4. Đầu cơ giá xuống và một số thủ thuật khác trong thao túng thị trường chứng khoán (P.4)
5. Hậu quả và xử phạt hành vi thao túng thị trường chứng khoán (P.5)
6. Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu KSS, MTM, KSA (P.6)
7. Thao túng thị trường chứng khoán của cổ phiếu DCL và DVD (P.7)
8. Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu NHP, TGG, CDO (P.8)
9. Thao túng thị trường chứng khoán – FLC và Trịnh Văn Quyết (P.9)
10. Thao túng thị trường chứng khoán – ASA và Louis Holdings (P.10)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969