Lập kế hoạch đầu tư quỹ ETF để dành khi nghỉ hưu như thế nào?
Chào anh em, hôm nay Cú sẽ chia sẻ đến mọi người cách để chúng ta lập kế hoạch đầu tư quỹ ETF. Với mục đích để tích lũy và dành cho quỹ hưu trí khi về già.
Gần đây Cú có nhận được câu hỏi của một bạn trên kênh. Về việc “Khi chúng ta 40 tuổi, có gia đình, con cái, có bố mẹ già phải chăm sóc. Và cũng là độ tuổi bắt đầu phải nghĩ cho việc nghỉ hưu, về già. Có những người khỏe mạnh vẫn có thể làm việc lâu hơn. Nhưng có một số sức khỏe không cho phép. Hoặc muốn dành thời gian để tận hưởng cuộc sống nên chọn nghỉ hưu sớm dưỡng già. Vậy làm thế nào để đầu tư vào quỹ ETF mà tính toán được kế hoạch chi tiêu cho bản thân khi hưu trí hiệu quả”.
Chắc hẳn đây cũng là thắc mắc của nhiều anh em. Dù là tuổi hưu cập kề hay còn trẻ. Vì chúng ta ai rồi cũng phải trải qua tuổi già, đúng không? Vì vậy, hôm nay Cú sẽ chỉ cho mọi người cách lên kế hoạch cũng như đầu tư quỹ ETF như thế nào cho hợp lý nhé!
PHẦN 1: Hướng dẫn lập phương án hưu trí từ đầu tư quỹ ETF
Cụ thể nội dung câu hỏi về quỹ hưu trí mà Cú nhận được như sau:
“Chào anh Cú, cảm ơn Video của anh. Cho mình hỏi chút mong anh dành chút thời gian giải đáp và cho giải pháp. Mình là F0, xem rất nhiều Video của anh nhưng chưa biết chọn đầu tư quỹ nào. Mình muốn đầu tư tích lũy trên 10 năm cho về hưu và cho 2 con sau này. Năm nay mình 44 tuổi,·có số tiền nhàn rỗi 100 triệu – 500 triệu. Và có 4 thắc mắc cụ thể như sau:
- Nên chọn đầu tư quỹ nào là phù hợp tăng trưởng lớn hơn hoặc khoảng 12%/năm?
- Hàng tháng có thể đầu tư thêm gì khoảng 3-5 triệu đến khi nghỉ hưu tuổi 55?
- Mong muống khi về hưu 55 tuổi, lúc đó có tiền lo cho cuộc sống gia đình 40triêu/tháng lấy từ quỹ. Mà không ảnh hưởng đến quỹ đầu tư, mà quỹ vẫn tăng trưởng và tích lũy đều cho con sau này.
- Câu hỏi thứ 4 là cách lấy tiền tiêu hàng tháng từ chứng chỉ quỹ ETF sẽ như thế nào?
Chân thành cám ơn anh, mong anh tư vấn và giúp đỡ.”
Tức là dòng tiền lúc đấy nhu cầu chi tiêu khoảng 40 triệu mà quỹ vẫn tăng trưởng, tích lũy đều cho con sau này. Đây cũng được xem là một kế hoạch khá hay đúng không anh em? Tạo ra một “miếng đệm” cho con mình để sau này nếu chúng muốn khởi nghiệp hay tham gia các dự án rủi ro,… Thì vẫn còn tiền để lo cho cuộc sống, và bố mẹ về già cũng không phải quá lo lắng. Vậy nên bản thân Cú thấy đây là một phương án khá hay để lo cho bản thân và con cái trong tương lai.
Quay trở lại với chủ đề chính của bài viết ngày hôm nay, Cú sẽ cùng anh em lần lượt giải đáp 4 câu hỏi trên. Để tìm xem đáp án là như thế nào nhé.
Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cần lập phương án đầu tư. Vậy làm sao để anh em biết được năm 55 tuổi cần chi tiêu 40 triệu/tháng hay không? Về phần này Cú sẽ gắn link file quản lý quỹ cho F0 hơn 30 tuổi để anh em tham khảo.
Trong đó có một số điểm mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm. Cụ thể là 4 nét chính như sau:
1.1. Thứ nhất là dự trù những chi phí hiện tại
Bởi vì chúng ta sẽ nghỉ hưu trong vòng 15-20-25 năm nữa. Và không ai trong số chúng ta sẽ biết được chi phí lúc đó như thế nào. Nhất là qua mỗi năm, thị trường tài chính lại có những biến động không ai lường trước được. Đúng không anh em?
Vậy thì chúng ta sẽ dựa vào thời điểm hiện tại để tính toán thử xem. Chẳng hạn như anh bạn ở ví dụ Cú đưa ra có nhu cầu 40 triệu/tháng khi nghỉ hưu. Nhưng thực chất con số 40 triệu đó có đủ hay không? Hay là thừa? Hay là thiếu?
Nên để chúng ta có con số chính xác là 30 hay 40 hay 50 triệu/tháng,… Thì anh em vào file của Cú đã tạo và để link phía trên. Sau đó anh em thử nhập các thông tin tương ứng để tính toán xem. Đó là nhập chi phí hiện tại mà anh em nghĩ rằng 1 người lớn tuổi, 50-55 tuổi trở lên cần những chi tiêu gì. Tính toán chi phí cho 2 vợ chồng, 2 đứa con và các nhu cầu cụ thể là gì? Và nhu cầu cụ thể là gì?
Chẳng hạn như Cú có để 1 khoản là tiền viện dưỡng lão vì đó là mong muốn khi về già của nhiều anh em. Nhưng một số anh em khác lại không cần đến khoản đó. Thì có thể sửa thành chi phí trả tiền nhà hoặc tích góp tiền mua nhà cho con,… Phù hợp theo nhu cầu và điều kiện của mỗi anh/em. Anh em có thể chỉnh sửa, giảm bớt hoặc tăng thêm các khoản chi tiêu. Như trong bảng Cú để tổng chi phí hàng tháng là 49.5 triệu.
Hoặc một ví dụ khác như chi phí cho Cuối tuần đi chơi cả gia đình là 8 triệu. Nhưng nếu gia đình anh em chưa có nhu cầu này thì có thể xóa đi. Hoặc anh em muốn tăng con số này lên cũng được. Anh em hoàn toàn có thể thay đổi các con số ở cột màu vàng như Cú minh họa trên hình.
1.2. Thứ hai là dự đoán tuổi nghỉ hưu
Bước tiếp theo là chúng ta phải dự kiến được khoảng thời gian mình muốn nghỉ hưu. Phải biết được khoảng thời gian mình muốn nghỉ hưu thì mới có thể lên phương án đầu tư trong vòng bao nhiêu năm.
Chẳng hạn như anh bạn Cú kể trên 44 tuổi, năm nay 2023 tức anh sinh năm 1979. Anh dự kiến nghỉ hưu năm 55, vậy năm dự kiến nghỉ hưu là 2034. Từ giờ đến năm nghỉ hưu còn 11 năm để anh lên kế hoạch và lộ trình đầu tư – tích lũy cho bản thân.
Khi đó anh phải tính lạm phát trong 11 năm tới. Bởi vì 49 triệu đó đang là số liệu tính cho hiện tại nên chúng ta cần chính con số dự toán sau 11 năm. Con số 49 Cú đưa ra chỉ là minh họa, nó cũng có thể là 29 hay 39 hay 59 triệu tùy vào mức chi tiêu của anh em.
Vậy 11 năm sau chi phí hàng tháng sẽ là bao nhiêu? Trong file Cú để sẵn công thức tính với ước tính lạm phát 4%/năm. Anh em cũng có thể tùy chỉnh sửa lại là 5%, thì ra con số 76 triệu. Tức 49.5 triệu năm 2023 đến 11 năm sau là 76 triệu, mỗi năm cần chi tiêu 916 triệu.
Khi biết được con số 916 triệu chi tiêu mỗi năm cho tuổi già thì bước tiếp theo chúng ta cần làm gì?
1.3. Bắt đầu đưa ra phương án đầu tư quỹ ETF cho tuổi già
Sau dự kiến tuổi sẽ nghỉ hưu và dự trù được khoản tiền mà chúng ta cần chi tiêu. Bước tiếp theo sẽ là đưa ra phương án cụ thể. Chẳng hạn như trong bảng Cú tạo sẽ bao gồm:
+ Khoản dự kiến có sẵn ban đầu là 300 triệu
+ Tích lũy hàng tháng rơi vào khoảng 5 triệu
+ Đến năm 2033 anh sẽ cần rút tiền ra để chi tiêu, cụ thể hàng năm sẽ phải rút ra 914 triệu
Và hàng năm vẫn cộng thêm 4% lạm phát. Với số tiền gốc 300 triệu, mỗi tháng cho vào quỹ 5 triệu, lãi suất 12%/năm thì đến 2034 anh chỉ có 2.6 tỷ. Trong khi đó nếu muốn chi tiêu 914 triệu/năm mà không ảnh hưởng đến số tiền gốc. Thì số tiền chi tiêu phải ít hơn mức sinh lời hàng năm. Tức là tối thiểu anh bạn này phải có trong tay 7.6 tỷ thì mới đáp ứng được.
Vậy dựa vào những con số ban đầu thì chúng ta sẽ cần điều chỉnh một số điểm cơ bản sau:
– Thứ nhất xem lại bảng dự toán chi tiêu đã phù hợp hay chưa. Sau đó giảm hoặc cắt bớt những khoản không cần thiết để cân đối lại.
– Hai là tăng thời gian nghỉ hưu lên. Có lẽ sẽ không nghỉ hưu được ở tuổi 55 mà phải là 65 hay một tuổi khác. Để tăng số năm đầu tư lên bởi vì lãi kép khi anh em gửi vào quỹ trong 10 năm đầu rất bình thường. Nhưng khi nhìn về sau thì lãi kép sẽ tăng mạnh nên thời gian càng dài càng tốt. Vậy có phải thời gian đầu tư càng dài càng tốt hay không?
Do đó, cần cân nhắc việc tăng tuổi hưu lên để xây dựng lại lộ trình đầu tư cho quỹ hưu trí. Ở đây Cú đang đề cập với trường hợp chúng ta có sức khỏe tốt. Còn với những anh em điều kiện sức khỏe kém thì cũng cần cân nhắc kỹ tuổi nghỉ hưu.
Thậm chí với những anh em đến tuổi đã phải nghỉ hưu thì vẫn có thể cân nhắc tìm một công việc khác. Làm thêm phù hợp với độ tuổi và điều kiện của bản thân (sức khỏe). Như Cú thấy hiện tại cũng rất nhiều các bác, các chú đến 50-60 tuổi dù không phải gia đình quá khó khăn. Nhưng họ vẫn đi làm thêm công viêc chân tay như làm bảo vệ,… Hay có cả công việc đòi hỏi chuyên môn như cố vấn, phân tích,… Đơn giản vì họ biết số tiền tích lũy vẫn chưa đủ mốc an toàn để an nhàn dưỡng già.
– Thứ ba là tăng số tiền tích lũy hàng tháng lên. Thay vì anh em đầu tư quỹ ETF mỗi tháng 3-5 triệu, nếu trong tầm kiểm soát anh em có thể tăng con số đó lên.
Bây giờ thử hình dung, chẳng hạn nhu cầu chi tiêu của anh em là 40 triệu/tháng. Trong khi đó chỉ tiết kiệm 3-5 triệu/tháng thì liệu có đủ. Bởi vì thời đầu tư của chúng ta cũng chưa hẳn là đủ dài.
Vậy nên, một là anh em điều chỉnh một lúc cả 3 ý Cú nêu trên, mỗi thứ một ít. Hai là cố gắng điều chỉnh tuổi hưu. Nhưng như Cú đã nói, đôi khi không thay đổi được vì nếu làm việc nhà nước thì có lộ trình nghỉ hưu sẵn. Hoặc vấn đề sức khỏe không cho phép. Đây là những trường hợp gần như bất khả kháng. Vậy nên phải điều chỉnh chi phí hàng tháng và tiền đầu tư.
Chẳng hạn ví dụ tuổi nghỉ hưu tăng từ 55 tuổi lên thành 58 tuổi. Khi đó nếu anh em đầu tư từ năm 44 tuổi thì sẽ có 14 năm để đầu tư. Số tiền đầu từ hàng tháng từ 5 triệu lên 6.5 triệu. Vì sao phải tăng số tiền đầu tư hàng tháng lên? Vì tiền mất giá nên nếu như năm nay anh em đầu tư 5 triệu thì năm sau phải tăng thêm 5% của 5 triệu nữa. Tức 5.025.000 đồng chẳng hạn. Để nó tỉ lệ thuận với sự hao hụt giá trị của đồng tiền theo thời gian.
Chưa kể, khi điều chỉnh tuổi nghỉ hưu lên năm 58 tuổi. Thì số tiền anh cần sử dụng 1 năm khi nghỉ hưu sẽ không còn là 914 triệu nữa mà có thể lên đến 1 tỷ vì lạm phát.
Vậy nên, nếu vẫn chưa đủ, anh cần tiếp tục điều chỉnh sang bài toán số 3. Đặt lại giả thuyết anh nghỉ hưu ở tuổi 60, mỗi tháng tích lũy 6.5 triệu, tiền vốn ban đầu là 500 triệu. Khi đó anh em có 16 năm để đầu tư.
Khi đó năm nghỉ hưu sẽ là 2039 và số tiền chi tiêu 1 năm nghỉ hưu còn hơn 643 triệu, mỗi tháng còn 55 triệu. Nếu anh làm được bài toán số 3 Cú đưa ra thì đến năm 2039 hoàn toàn đạt được mục tiêu. Tăng số năm đầu tư, nghỉ hưu muộn hơn một chút, giảm bớt chi phí sinh hoạt. Như vậy số tiền sau đó của anh sẽ tăng rất nhanh và đều đều.
Với phương án này anh sẽ được sống thoải mái đến năm 2077, tức là 98 tuổi và sau đó thì hết tiền. Vậy nên, nếu anh dự tính số tuổi vượt quá năm 2077 thì lại phải cố tích lũy thêm một chút nữa. Bằng cách ráng thêm 2 năm nữa, nghỉ hưu ở năm 62 tuổi. Kèm theo đó là cân đối lại chi tiêu, giảm bớt tiền di chuyển, xăng xe hay điện thoại, sinh hoạt, du lịch… Bất cứ khoản nào không cần thiết thì sẽ như thế nào?
Bởi vì đây là một mục tiêu lớn của cả cuộc đời nên nếu cách này không được chúng ta phải lên kế hoạch khác và cố gắng hết sức đúng không anh em? Thì có thể sống đến 120 tuổi, 150 tuổi.
Có thể nhiều anh em sẽ nghĩ tuổi thọ của mình khó mà đạt được đến 100 tuổi. Nhưng bài toán Cú đang đưa ra ở đây là với niềm tin trong tương lai sẽ có những liệu pháp giúp trẻ hóa và tăng tuổi thọ cho người dân. Chẳng hạn như hiện tại bình quân tuổi thọ đã lên đến 80 tuổi rồi thì mục tiêu trong thế kỷ mới tăng lên 100, 120 tuổi là chuyện có thể xảy ra.
Vậy nên chúng ta cũng phải tính toán dự phòng cho tuổi già càng lâu càng tốt. Và chuẩn bị một phương án thật tốt. Để phòng trường hợp đang khỏe mạnh nhưng hết tiền chi tiêu tuổi già.
⇒ Cuối cùng, Cú hy vọng file dự toán cho quỹ hưu trí này của Cú sẽ giúp các bạn tự tính toán và dự trù được khoản ngân sách hợp lý cho tuổi già nhé.
– Thứ nhất đưa ra dự trù chi tiêu trong hiện tại, tính lạm phát trong tương lai 4%/năm.
– Đưa ra dự kiến tuổi nghỉ hưu và dự tính 1 năm nghỉ hưu sẽ tiêu như thế nào?
– Đưa ra số tiền gốc và số tiền cần đầu tư mỗi tháng là bao nhiêu để bắt đầu tính toán.
Như Cú đã nói, những chỉ tiêu và số liệu trong file chỉ mang tính chất tham khảo. Anh em có thể thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, nhu cầu và mục tiêu của cá nhân mình.
Link file Đầu tư quỹ ETF cho tuổi già, anh em có thể tham khảo: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1oBRWpkJvA_bieDn22bjuGt6BgXHDb9f6/edit?fbclid=IwAR0ECVYkfr7jUlN0qfkxpwo1HLQq84SRrq-MTd_zFNMylxdgUb72a54SvRc#gid=1782962316
PHẦN 2: Đầu tư quỹ ETF như thế nào cho hiệu quả?
Câu hỏi tiếp theo của anh Đại Anh là mua như thế nào. Phần này có 2 cách mua mà Cú đã hướng dẫn chi tiết trong video hướng dẫn đầu tư tích sản vào quỹ ETF anh em có thể tham khảo:
– Cách 1: chọn mua từ 11 quỹ ETF trên sàn. Nhưng 11 quỹ này có 1 vấn đề là có con đầu tư vào VNX 50, có con đầu tư VN30, VN100, VN diamond,… Nhưng có một nhóm mà phổ biến nhất, nhiều người đầu tư. Và bản thân Cú cũng cảm thấy ok, anh em có thể tham khảo. Đó là chọn đầu tư quỹ ETF của nhóm VN30.
Sẽ có mấy quỹ đầu tư vào VN30 và ở trên sàn , đầu tư vào những quỹ này cũng giống như đầu tư quỹ ETT khác. Bản chất mua như chứng chỉ quỹ, chỉ khác một chút về độ chênh lệch giá, thanh khoản.
Ví dụ như quỹ A một ngày giao dịch mười mấy, mấy chục tỷ, chúng ta có thể mua thoải mái. Nhưng quỹ B thì giá trị giao dịch lại ít hơn, chỉ mấy trăm triệu. Vậy nên nếu muốn quỹ B với mua khối lượng nhiều thì khá khó hơn so với quỹ A.
Tóm lại, thứ nhất chọn những quỹ có mức giá phù hợp, thanh khoản tốt. Để chúng ta mua vào bán ra nó dễ. Thứ hai là xem thêm video đầu tư tích sản vào quỹ ETF của Cú đã gắn link phía trên. Để biết rõ về độ lệch, mức phí như thế nào,…
– Còn cách mua thứ nhất chính là đặt lệnh giống như chứng khoán bình thường ngay trên app. Anh em chỉ cần vào app chứng khoán, nhập mã quỹ ETF mà mình muốn đầu tư và đặt lệnh.
Trong tương lai, nếu anh em cảm thấy mình đã tích lũy đủ những quỹ đó rồi. Thì có thể cân nhắc đầu tư quỹ ETF còn lại nếu muốn. Và thấy những quỹ đó chứng minh được đó là sự lựa chọn tốt qua thời gian.
– Cách thứ hai, anh em có thể mua trực tiếp từ chứng chỉ quỹ ETF mở của những quỹ đóng mà quỹ đó chưa niêm yết. Phần này Cú cũng có hướng dẫn thực hành chi tiết trong video Hướng dẫn đầu tư quỹ ETF.
Chẳng hạn mua quỹ ETF trên app Tcbs như Cú đã từng hướng dẫn. Ở đó có quỹ TCEF cũng đầu tư vào VN30. Hay một số quỹ của Vietcombank,… cũng quản lý VN30 nhưng họ chưa niêm yết.
Nếu anh em nào chưa có tài khoản ở TCBS thì có thể mở. Hoàn toàn miễn phí và mọi thủ tục đều online nên rất thuận tiện. Anh em sẽ không cần phải ra quầy để nộp giấy tờ, làm hồ sơ thủ tục. Sau khi mở tài khoản online chỉ cần chờ vài ba ngày để bên TCBS xác nhận là có thể thực hiện giao dịch, mua bán đầu tư quỹ ETF ngay trên app. Rất thuận tiện cho những anh em không có nhiều thời gian trong ngày.
Cú sẽ để link đăng ký tài khoản miễn phí ở đây, anh em có thể mở tài khoản: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng nhé: 105C912839
Một ưu điểm của quỹ TCEF là có nhiều tính năng hơn. Chẳng hạn nếu anh em quá bận với công việc hay thường xuyên phải đi công tác, lương bổng về chưa biết chi tiêu như thế nào. Khi đó anh em có thể chọn đặt mua định kỳ theo tuần, theo tháng, theo quý,… Thì cứ đến ngày nếu có sẵn tiền trong tài khoản sẽ tự khắc đặt lệnh mua.
Số tiền đặt lệnh định kỳ cũng tùy chọn 3 triệu, 5 triệu,… tùy thuộc vào mỗi người.
Nếu anh em nào mua quỹ TCEF trên Tcbs thì có thể nhập mã của Cú 105C912839 vào để chia sẻ iXu điểm thưởng cho nhau.
Nhưng lưu ý, quỹ này sẽ thu phí bán lại nếu anh em bán lại trong năm đầu. Và nó cao hơn so với phí của 9 quỹ ETF trên sàn ở cách 1. Bởi vì nó bán trực tiếp cho chúng ta.
Vậy nên nếu có mục tiêu đầu tư ngắn và rút ra sớm thì anh em nên đầu tư theo cách 1. Còn nếu muốn đầu tư dài và không quan tâm đến phần bán lại. Mà muốn giao dịch dễ, nhanh, thuận tiện và đầu tư nhanh thì có thể đầu tư theo cách 2. Do đó anh em có thể cân nhắc phương án đầu tư quỹ ETF nào là phù hợp với bản thân nhất nhé.
Ngoài ra cũng có một số anh em hỏi Cú trong thời điểm thị trường đang giảm như vậy. Có nhiều mã cổ phiếu gần như “xa bờ”, thị trường không rõ xu hướng,… Thì có phải thời điểm phù hợp để chúng ta mua hay không? Hay nên chờ khi nào chứng khoán giảm, sập thì vào sau?
Với bản chất đầu tư quỹ ETF thì theo Cú nghĩ, rất khó để mọi người đoán được khi nào thị trường giảm nhiều. Trừ khi có nhiều thời gian để theo dõi, bám sát thị trường và biết nhận định thị trường,… Đánh giá được vĩ mô, xu hướng, tin tức,… thì lúc đó chúng ta cũng đã phải học hành, tìm hiểu kha khá rồi. Còn lại Cú nghĩ anh em cứ nên đầu tư đều đặn theo mục tiêu đề ra ban đầu. Một là cổ phiếu giá trị, hai là đầu tư quỹ ETF và cứ thế hàng tháng mua vào, không cần quan tâm quá nhiều vào thị trường ngắn hạn.
Tại sao lại như thế? Vì khi anh em đầu tư vào VN30 chẳng hạn. Người quản lý quỹ đó sẽ dùng tiền của anh em đầu tư 30 cổ phiếu. Là những cổ ngon nhất trên sàn, có thanh khoản cao nhất trên sàn chứng khoán. Thường nó sẽ đại diện cho 30 công ty tốt nhất.
Nên nếu bây giờ chúng ta dường như không quan tâm đến biến động trên thị trường chứng khoán. Không quan tâm đến biến động ngắn hạn mà giao tiền cho 30 ông chủ doanh nghiệp này đi đầu tư.
Sếp của PNJ, Vinhomes, FPT, Hòa Phát, Vinamilk,… Họ là những người chủ doanh nghiệp, làm ngày làm đêm vì doanh nghiệp. Đưa doanh nghiệp phát triển đi lên mỗi ngày vì doanh nghiệp là đứa con của họ. Thì chúng ta sẽ tận dụng được nguồn vốn cổ đông, kinh kiệm của ban lãnh đạo, được thời gian của họ, đúng không? Ngoài ra, chúng ta còn tận dụng được thời gian của họ. Trong khi chúng ta ai cũng bận rộn với công việc cá nhân cần xử lý. Khi đó việc của chúng ta chỉ cần bỏ tiền nhàn rỗi vào đúng theo mục tiêu.
Đây sẽ được xem là cách an toàn cho những anh em muốn gây quỹ hưu trí, chuẩn bị cho tương lai. Còn nếu anh em muốn sinh lời nhiều hơn, thì buộc phải chọn kênh đầu tư rủi ro hơn. Đồng thời bỏ thêm thời gian để nghiên cứu, học tập và thực hành thì mới có khả năng tạo ra kết quả. Còn đối với đầu tư quỹ ETF, anh em cứ để vốn và đầu tư đều đặn hàng tháng bất kể thị trường tăng hay giảm.
Nguồn: https://tradingeconomics.com/hong-kong/stock-market
Chẳng hạn anh em thử nhìn ra thế giới, cụ thể như Cú đang ví dụ về chỉ số của thị trường chứng khoán HongKong. Có thể thấy từ 2003 đến 2007 thị trường này tăng rất mạnh. Tăng đến 3 lần nhưng sau đó rơi trở lại. Và những năm sau đó vẫn tăng trở lại.
Tức là về trung bình trong dài hạn, mặc dù có những thời điểm biến động rất ghê, đỉnh – đáy rồi đỉnh – đáy. Và nếu chúng ta vẫn đầu tư vào quỹ với bình quân giá, mua những công ty tốt nhất thị trường. Thì anh em sẽ có một biểu đồ tăng trưởng đi lên dần như hình minh họa phía trên về mặt dài hạn. Ở mức giá bình quân tốt, không phải đau đầu suy nghĩ hôm nay mua gì ngày mai bán gì. Và quan trọng nhất vẫn là anh em đang từ từ đạt được mục tiêu của mình đó là đầu tư an toàn cho quỹ hưu trí.
Vậy nên, anh em cứ yên tâm, thị trường tăng cứ mua hàng tháng, thị trường giảm cũng cứ mua hàng tháng. Mục tiêu đạt được, đó là điều tốt nhất.
Anh em cũng có thể xem thêm các chỉ số khác trên thế giới để khách quan hơn so với việc chỉ tham khảo ở thị trường Việt Nam. Như của Châu Âu, Mỹ,… những thị trường có lịch sử đầu tư lâu đời.
Nguồn: https://tradingeconomics.com/w5000:ind
Nhìn về dài hạn từ khi mới ra đời cho đến bây giờ, có phải thị trường vẫn luôn tăng đều? Tuy nhiên nếu chúng ta chỉ chăm chăm vào nhìn ngắn hạn 1 năm, 2 năm, 5 năm,… Thì sẽ thấy sợ với sự tăng trưởng up-down khó lường. Vậy nên, muốn gây quỹ dài hạn thì chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn cứ không phải bám vào thị trường ngắn hạn để nhận định.
Hay đơn giản như những quỹ ETF đầu tư vào VN30 cũng vậy, vì ảnh hưởng của thị trường ngắn hạn, sẽ có lúc giảm không thua kém thị trường chung. Lúc lên, lúc xuống, có năm tăng 70%, nhưng cũng có những năm giảm 30 – 40%. Hoặc nhiều hơn nữa cũng có. Nhưng nếu anh em cứ mua đều, mua đều thì câu chuyện sẽ hoàn toàn an toàn hơn. Và hướng tới mục tiêu dài hạn của bản thân.
PHẦN 3: Rút tiền ra như thế nào để không ảnh hưởng đến việc đầu tư quỹ ETF?
Phần cuối cùng mà chúng ta thắc mắc đó là lấy tiền tiêu hàng tháng bằng cách nào? Tức đến năm nghỉ hưu, chúng ta rút tiền để sử dụng bằng cách nào.
Rất đơn giản, anh em bán chứng chỉ quỹ đó ra. Chọn tiêu chí bán là tính theo Số tiền, rồi sau đó nhập Số tiền nhận. Chẳng hạn như 100 triệu, rồi chọn quỹ muốn bán ở mục Chọn quỹ để bắt đầu. Thậm chí anh em đặt bán định kỳ, bán đều đều đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng được thay vì bán luôn 1 cục để lấy tiền tiêu cả năm.
Bởi vì tiêu chí của chúng ta là dài hạn và số tiền trong quỹ vẫn đang sinh lời. Đang đúng mục tiêu đầu tư của chúng ta thì tại sao không để lệnh bán định kỳ. Hàng tháng cứ bán ra, thời điểm kết thúc gia dịch anh em cũng có thể tự set. Như vậy sẽ tiện hơn rất nhiều, tiêu đến đâu rút đến đó. Thay vì rút hết 1 năm 1 lần, hiệu quả hơn rất nhiều đúng không?
Vậy nên, một là cứ đặt lệnh bán bình thường trên app TCBS. Hai là đặt lệnh bán tự động định kỳ, hàng tháng chẳng hạn. Tiêu đến đâu bán đến đó.
Anh em hãy nhớ, nếu như cảm thấy tương lai rất xa vời. Thì nhớ lại cách đây 15 năm, 20 năm, bản thân chúng ta có rất nhiều thứ muốn làm. Và chúng ta nghĩ rằng nếu như lúc bấy giờ chúng ta làm chủ được nó thì có phải bây giờ đã khác. Cuộc sống khác, công việc khác, tài chính khác, hoàn cảnh khác,… Đúng không? Nhưng tất cả chỉ là giá như, vì đơn giản, ngày đó những thứ chúng ta muốn làm đều chưa làm.
Vậy nên nếu anh em vẫn đang cho rằng bây giờ nghĩ cho quỹ hưu là rất xa xôi. Cú tin nhiều anh chị đang nghĩ như vậy, nhiều bạn trẻ cũng nghĩ như vậy. Ngay cả bản thân Cú ngày xưa cũng từng nghĩ vậy. Thì chúng ta hãy nghĩ đến những câu chuyện 5 năm, 10 năm trước đây. Nếu ngày đó chịu khó học hành, đầu tư, kiếm tiền mỗi ngày một ít thì cuộc sống bây giờ đã tốt đẹp hơn rất nhiều đúng không?
Nhưng khoảng thời gian đó sẽ không bao giờ quay trở lại. Cũng giống như nếu chúng ta đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF cách đây 10 năm. Thì có phải bây giờ cuộc sống đã nhàn hạ hơn rất nhiều rồi hay không? Chúng ta đã có trong tay một số tiền sinh lời tốt hay không?
Nhưng nếu không phải cách đây 10 năm thì tại sao bây giờ chúng ta không làm đi? Nếu bây giờ chúng ta bắt đầu đầu tư thì đến năm 2033, chúng ta sẽ cảm ơn bản thân mình rất nhiều. Cảm ơn vì 2023 chúng ta đã ý thức được, đã lên kế hoạch đầu tư và đã làm điều đó từ sớm. Rồi đến những năm 2043, 2053, tuổi nghỉ hưu cập kề thì chúng ta lại càng thấy cảm ơn và biết ơn. Cú tin chắc là như vậy.
Tức là mọi thứ trong tương lai có thể thành hiện thực hay không đều phù thuộc vào hành động ngay bây giờ của anh em. Đừng để quá muộn rồi mới bắt đầu nghĩ đến. Càng nhiều tuổi càng áp lực, càng sợ rủi ro vì chúng ta đâu có nhiều thời gian để làm lại đúng không?
Vậy nên, ngay từ bây giờ hãy ngẫm nghĩ lại bài viết này của Cú để hiểu hơn. Rồi bắt tay vào việc đặt mục tiêu, lên kế hoạch để đầu tư cho tương lai, cho tuổi già, cho con cái,… Và từng bước đầu tư quỹ ETF theo những bước căn bản, đơn giản như Cú đề cập nhé!
Kết luận
Trên đây là những gì Cú mong muốn trao đổi với anh em về chủ đề: Lập kế hoạch đầu tư quỹ ETF để dành khi nghỉ hưu như thế nào. Bài viết sẽ cô đọng ở 3 phần bao gồm phần 1 là hướng dẫn 3 bước:
Bước 1. Dự trù những chi phí hiện tại mà anh em đang phải chi tiêu và chi trả hàng tháng.
Bước 2. Dự đoán tuổi nghỉ hưu của bản thân. Tùy thuộc vào mỗi người một hoàn cảnh, tình trạng sức khỏe, mong muốn thời điểm nghỉ hưu, ước lượng quỹ hưu,… Mà chúng ta dự đoán xem ở độ tuổi nào nghỉ hưu là phù hợp nhất.
Bước 3. Bắt đầu đưa ra phương án đầu tư quỹ ETF cho tuổi già. Ở mỗi độ tuổi sẽ có một phương án đầu tư với lượng tiền và thời gian đầu tư khác nhau. Và nó còn tùy thuộc vào cột mốc anh em chọn làm năm bắt đầu nghỉ hưu dưỡng già.
2 phần còn lại như Cú đã trình bày phía trên đó là về việc:
– Đầu tư quỹ ETF như thế nào cho hiệu quả, cho sinh lời tối ưu nhất có thể với số vốn mỗi anh em có?
– Và đến thời điểm nghỉ hưu, cần rút tiền ra sử dụng thì nên rút như thế nào để không ảnh hưởng đến quỹ?
Bài viết khá dài và có những quan điểm cá nhân của riêng Cú về vấn đề đầu tư và nghỉ hưu. Hy vọng anh em sẽ tiếp thu một cách khách quan nhất. Để mang lại cái nhìn đa chiều cũng như góp nhặt về những kiến thức phù hợp với bản thất nhất. Anh em cũng đừng ngại comment quan điểm, ý kiến của mình dưới bài viết. Để chúng ta cùng thảo luận và rút kinh nghiệm cho nhau, giúp nhau học được nhiều bài học hơn.
Sau cùng, nếu đọc bài viết này vẫn còn nhiều thắc mắc. Anh em có thể inbox về Fanpage cho Cú để hỏi trực tiếp. Cú sẽ trả lời chi tiết nên anh em không việc gì phải ngại đâu nhé.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về đầu tư chứng khoán. Nhất là với những anh em F0 mới vào thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như tài chính. Sẽ biết thêm phương pháp lọc cổ phiếu có dòng tiền tốt. Làm sao để hoạt động đầu tư của mình, phân bổ danh mục càng hiệu quả, càng tốt nhé.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Có thể sẽ không phải là những kiến thức gì quá cao siêu nhưng Cú nghĩ chúng sẽ có ích. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra, hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học:
– Khóa học phân tích cổ phiếu bất động sản
– Khóa học chứng khoán cơ sở
– Khóa học chứng khoán phái sinh
Cả 3 Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Với những kiến thức căn bản mà Cú nghĩ bất cứ anh em nào cũng có thể tiếp thu. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về kinh tế – tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969