Các loại tâm lý nhà đầu tư Việt Nam và sự chi phối của chúng trên TTCK
Trên thị trường, tâm lý các nhà đầu tư luôn chi phối rất lớn đến mức độ ổn định của thị trường. Đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán. Sự tác động của yếu tố tâm lý đầu tư chứng khoán luôn diễn biến rất phức tạp. Khiến thị trường chứng khoán luôn tiềm ẩn yếu tố bất ổn định rất cao. Là nhân tố chủ chốt gây ra các cuộc hoảng loạn thị trường. Khiến cho việc triển khai các chính sách kinh tế vĩ mô luôn gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí kết quả đi ngược so với mục tiêu kỳ vọng.
Đối với Việt Nam, sự tác động của yếu tố tâm lý trên thị trường những năm qua là rất phức tạp. Gây ra những hệ quả xấu, đe dọa mất ổn định kinh tế vĩ mô. Thậm chí là an ninh tài chính không được bảo đảm.
Bài viết này tập trung đề cập đến những đặc điểm tâm lý nhà đầu tư và sự tác động của nó tới sự ổn định của thị trường tài chính Việt Nam những năm qua, từ đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm ổn định tâm lý các nhà đầu tư những năm tới.
Vậy thế nào là tâm lý đầu từ chứng khoán? Cụ thể yếu tố này có những đặc điểm như thế nào? Các loại tâm lý nhà đầu tư thường gặp phải? Các nhân tố nào chi phối đến chúng? Cũng như có những chiến lược nào giúp khắc phục tâm lý của nhà đầu tư trong chứng khoán? Tất cả sẽ được Cú giải đáp cụ thể và chi tiết qua bài viết ngay sau đây.
1. Khái niệm về tâm lý đầu tư chứng khoán
Nhà đầu tư được hiểu là những người thực hiện các hoạt động đầu tư dưới các hình thức khác nhau. Trên những phân khúc thị trường khác nhau với mục đích thu về các lợi ích theo kỳ vọng. Nhà đầu tư gồm có nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Họ đóng vai trò quan trọng trong mỗi nền kinh tế. Cụ thể họ là người khai phá ra các cơ hội đầu tư trong nền kinh tế. Từ đó đóng góp bổ sung vào nguồn lực thúc đẩy phát triển đầu tư và nền kinh tế – xã hội.
Để thành công, nhà đầu tư chứng khoán không chỉ cần hiểu về tài chính, kinh tế, doanh nghiệp. Mà còn phải nắm bắt và kiểm soát tâm lý khi đầu tư chứng khoán. Vậy yếu tố tâm lý đầu tư đóng vai trò như thế nào lên mỗi quyết định của nhà đầu tư? Bài viết sau đây sẽ giúp anh em trả lời cho câu hỏi trên.
1.1 Tâm lý đầu tư chứng khoán là gì?
Tâm lý đầu tư chứng khoán là yếu tố luôn chi phối rất lớn đến mức độ ổn định của thị trường. Đây cũng chính là nhân tố chủ chốt khiến các cuộc hoảng loạn trên thị trường xảy ra. Việc triển khai các chính sách kinh tế vĩ mô thường gặp nhiều khó khăn. Cũng vì tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán gây ra.
Có thể hiểu tâm lý trong đầu tư chứng khoán chính là sự phản ánh thái độ của nhà đầu tư trước những diễn biến trên thị trường. Mỗi biến động trên thị trường đều có tác động tức thời đến diễn biến tâm lý của các nhà đầu tư.
Có rất nhiều yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi và mục tiêu tiêu của nhà đầu tư. Trong số đó, bốn yếu tố tâm lý phổ biến đó là: tâm lý bầy đàn, quá tự tin, quá lạc quan hoặc bi quan và sợ thua lỗ.
1.2 Đặc điểm tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư (NĐT) có các đặc điểm tâm lý sau:
a) Tâm lý tự tin thái quá
Đặc điểm tâm lý chung của người Việt Nam là năng động và linh hoạt. Với tâm lý này giúp cho người Việt Nam dễ thích ứng với mọi hoàn cảnh. Có lẽ tâm lý này xuất phát từ hoàn cảnh sống của người Việt từ xa xưa cho đến nay. Luôn phải đối mặt với điều kiện thiên tai khắc nghiệt. Lại phải thường xuyên chống lại các thế lực ngoại bang xâm lược. Và chính vì có tính năng động linh hoạt này, nên cho dù trong bất cứ điều kiện và hoàn cảnh nào. Thì người Việt luôn dễ dàng thích ứng chứ không chịu khuất phục, không bị đánh mất bản sắc dân tộc.
Trên thị trường chứng khoán, tính năng động và linh hoạt sẽ giúp các NĐT luôn tự tin. Và ứng phó rất nhanh với các diễn biến của thị trường. Tuy vậy, do sự hạn chế nhất định về nhận thức thị trường (cả về các giao dịch trên thị trường lẫn thông tin thị trường). Nên sự linh hoạt và năng động này rất dễ nghiêng sang thái cực dễ bị dao động. Với thiên hướng dễ bị dao động trước các diễn biến bất thường của thị trường. Sẽ khiến cho thị trường chứng khoán càng bị rung lắc mạnh hơn. Khi đó các chính sách tài chính tiền tệ sẽ bị suy giảm hiệu lực.
Tâm lý tự tin thái quá của NĐT dẫn đến loại tâm lý lạc quan hoặc bi quan thái quá.
Lạc quan là một trạng thái tâm lý tích cực. Nó giúp cho con người vượt qua những hoàn cảnh sóng gió bất lợi. Từ đó giúp con người vượt qua mọi khó khăn thách thức. Chính nhờ người Việt Nam có tâm lý lạc quan, luôn tin vào sức mạnh nội tại. Nên chúng ta đã chiến thắng tất cả các kẻ thù xâm lược, cho dù đó là những cường quốc ngoại bang.
Tuy vậy, nếu lạc quan thái quá thì không hẳn là một ưu thế. Bởi rất có thể con người không nhận thức hết được những rào cản. Hay nói cách khác, tâm lý này rất dễ khiến con người có thái độ “bất chấp”. Với thái độ bất chấp, khi vấp phải những rào cản không thể vượt qua được. Có thể khiến người ta có tâm lý bi quan, chán nản và lại dễ sa lầy vào tâm lý bi quan.
Trên thị trường chứng khoán, tâm lý lạc quan sẽ giúp cho các NĐT khi kinh doanh bị thua lỗ cũng không bị mất tinh thần. Tuy vậy, nếu NĐT có tâm lý lạc quan thái quá. Thì rất dễ bị cuốn vào các hoạt động kinh doanh cho dù đang bị thua lỗ và không biết đến điểm dừng.
Và một khi NĐT bị thua lỗ quá lớn thì rất dễ bị chuyển sang thái cực khác đó là bi quan quá mức. Sự bi quan quá mức của các NĐT sẽ khiến thị trường tài chính bị đóng băng kéo dài. Khi đó các chính sách tài chính tiền tệ sẽ bị suy giảm hiệu lực.
b) Tâm lý cả tin (duy tình)
Đặc điểm tâm lý người Việt là sống thiên về tình cảm (duy tình hơn duy lý). Điều này có nguồn gốc từ văn hóa phương Đông. Cũng như chính từ những khó khăn do thiên tai, địch họa mà con người luôn phải đối mặt. Và để có thể “sống chung” với những hoàn cảnh khắc nghiệt này thì bắt buộc con người phải đoàn kết với nhau. Sự tính toán “thiệt hơn” thường ít khi được đặt ra trong các quan hệ cộng đồng.
Xét trên khía cạnh này thì đây là một ưu điểm. Nó cho phép gắn kết các cộng đồng với nhau và con người ít tính toán cá nhân. Trong hoạt động kinh tế nói chung, nhất là trên thị trường chứng khoán. Đặc điểm tâm lý này chi phối rất mạnh tới các quyết định của NĐT. Khi ấy, NĐT thiên về yếu tố cảm tính cá nhân để đưa ra các quyết định đầu tư của mình. Thay vì ra quyết định đầu tư theo sự mách bảo của lý trí.
Hơn nữa, triết lý sống “duy tình” dễ dẫn đến sự nể nang nhau trong các quan hệ tài chính. Coi nhẹ các ràng buộc trách nhiệm. Sự lỏng lẻo trong hoạt động đầu tư tài chính dễ dẫn đến những rủi ro đổ vỡ tài chính. Bởi vì triết lý “duy tình hơn duy lý” sẽ khiến cho người ta có tâm lý “cả tin” dễ bị dụ dỗ vào các cạm bẫy tài chính.
c) Tâm lý bầy đàn
Các cuộc chạy đua nâng lãi suất huy động của các NHTM xuất phát từ ứng xử của người gửi tiền. Những dòng người lũ lượt chờ chực tại các tiệm kim hoàn để mua vàng. Các làn sóng mua bán chứng khoán, các hoạt động đầu cơ ngoại tệ … những năm qua cho thấy rằng. “Hành xử theo đám đông” là một đặc điểm tâm lý của người Việt Nam trên thị trường chứng khoán.
Tâm lý này xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
- Kinh nghiệm ít và tính chuyên nghiệp chưa cao khi tham gia trên thị trường chứng khoán.
- Thông tin trên thị trường chứng khoán thiếu minh bạch
- Giao dịch nội gián chưa được kiểm soát tốt.
Điều này khiến các NĐT thường hành xử theo đám đông. Tâm lý này đã và đang tiếp tục gây ra các vụ hoảng loạn trên thị trường chứng khoán. Từ đó đặt ra yêu cầu với các nhà chức trách là phải biết nắm bắt được xu hướng vận hành đám đông. Trên cơ sở phải “nắm được người có tóc” thì các chính sách tài chính mới có hiệu lực.
d) Tâm lý bảo toàn – không muốn mất mát
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, NĐT thường là những người có tiền tiết kiệm. Và việc phân bổ các khoản tiền tiết kiệm này như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của họ.
Khi NĐT có tâm lý bi quan cũng có nghĩa rằng họ ít tin vào các chính sách tài chính. Hay nói cách khác tâm lý bi quan chính là sự phản ứng của NĐT với môi trường chính sách. Và nó cũng đồng thời hình thành nên loại tâm lý “tự bảo vệ bản thân”. Là một vấn đề tất yếu với các NĐT trên những thị trường chứng khoán thiếu minh bạch.
Nếu như tâm lý này diễn biến phức tạp có thể hình thành loại tâm lý mới khác – tâm lý đối chọi chính sách. Với tâm lý này, các NĐT luôn cho rằng việc ban hành ra các chính sách tài chính mới. Chẳng qua chỉ để cấm đoán, o ép, bắt các NĐT vào các khuôn khổ không có lợi…
Và vì vậy các NĐT luôn tìm cách để đối chọi với chính sách. “Lách” chính sách miễn sao có lợi cho cá nhân NĐT. Ứng phó với loại tâm lý này, các nhà làm chính sách trên thị trường chứng khoán không chỉ phải quan tâm đến việc ban hành các chính sách sao cho “đẹp” về nội dung. Mà rất cần phải quan tâm đến việc làm thế nào để “bịt” các kẽ hở trong các văn bản chính sách. Mà NĐT có thể lợi dụng để trục lợi cá nhân, gây phương hại đến lợi ích chung. Làm hiệu lực của chính sách tài chính bị suy giảm.
e) Tâm lý dựa vào kinh nghiệm
Khi đề cập đến tố chất của người Việt Nam hiện có khá nhiều quan điểm khác nhau. Có ý kiến cho rằng người Việt Nam có tố chất thông minh. Được thể hiện qua các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế ở hầu hết các môn học bậc trung học phổ thông. Hoặc thi năng khiếu nghề.
Tuy vậy, cũng không ít ý kiến cho rằng người Việt Nam không thông minh, mà chỉ là “lanh lợi”. Thể hiện ở chỗ người Việt Nam chỉ giỏi “bắt chước, làm theo”. Chứ ít có khả năng sáng tạo như người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Đây chính là loại tâm lý “thích đi theo lối mòn” của người Việt Nam. Trên thị trường tài chính, tâm lý này khiến cho việc triển khai các công cụ tài chính mới rất khó khăn.
2. Các nhân tố chi phối tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1 Năng lực của nhà đầu tư hạn chế
Năng lực của NĐT có thể được nhìn nhận trên các góc độ: (i) Trình độ chuyên môn. (ii) Kinh nghiệm đầu tư. Báo cáo khảo sát nghiên cứu về năng lực của các NĐT trên thị trường chứng khoán Việt Nam của Nguyễn Đức Hiển (2022) cho thấy:
- Về trình độ học vấn: Có tới 76% NĐT chứng khoán có trình độ cao đẳng, đại học. Hơn nữa, các NĐT chủ yếu làm trong ngành tài chính – ngân hàng.
- Về kinh nghiệm đầu tư: Có tới 66% NĐT trên thị trường chứng khoán Việt Nam có rất ít kinh nghiệm (chỉ từ 1-5 năm kinh nghiệm). Còn các NĐT có trên 5 năm kinh nghiệm chỉ khoảng 23%.
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù các NĐT trên thị trường chứng khoán có trình độ học vấn cao. Nên về nguyên lý thì xu hướng họ sẽ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tuy vậy, do ít kinh nghiệm đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nên cũng là rào cản đối với các NĐT tham gia vào các hoạt động đầu tư chứng khoán.
Cũng có nghĩa là một khi các NĐT mặc dù có trình độ cao. Nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thì diễn biến các hoạt động đầu tư sẽ rất khó lường. Đe dọa sự ổn định bền vững của thị trường tài chính, đặc biệt là với thị trường chứng khoán.
2.2 Tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội)
Theo nghiên cứu, 80% thời gian của những nhà đầu tư cá nhân, những người lướt sóng và trading. Là theo dõi bảng điện, đọc tin và hóng hớt các diễn đàn, group chat… Trong khi đó có khi chưa đến 20% thời gian là nghiên cứu về doanh nghiệp. Và hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Nhiều NĐT sợ mất cơ hội lao vào mua cổ phiếu. Đến khi cổ phiếu bắt đầu giảm mới bắt đầu quay sang đọc báo cáo tài chính, và lục lại lịch sử doanh nghiệp… Và với nhiều NĐT, họ chỉ thực sự nghiên cứu khi cổ phiếu giảm và lỗ.
Những nhà đầu tư chuyên nghiệp họ dành phần lớn thời gian vào nghiên cứu doanh nghiệp. Khảo sát và thực tế doanh nghiệp, sản phẩm, đối thủ, thị trường… của công ty mà họ đầu tư. Chứ không phải là ngồi hàng giờ trước bảng điện tử và “hy vọng” cổ phiếu tăng giá.
2.3 Nhà đầu tư chủ yếu là nam giới
Các NĐT trên thị trường chứng khoán chủ yếu vẫn là nam giới với tỷ lệ lên tới 65% tổng các NĐT trên thị trường (Theo báo cáo khảo sát nghiên cứu của Nguyễn Đức Hiển, 2022). Bởi như đàn ông thường tự tin thái quá dẫn đến thua lỗ. Còn phụ nữ, hay có suy nghĩ thị trường chứng khoán khó lắm không dành cho mình. Không cần tham gia do đó đi gửi tiết kiệm là được rồi. Cái suy nghĩ đó là rào cản cho những người phụ nữ tham gia vào đầu tư. Nên tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường chứng khoán sẽ ít hơn nam giới.
Các nghiên cứu cũng cho thấy trên thị trường tài chính thì nam giới thường có mức độ tự tin trong đầu tư cao hơn nữ giới. Tuy vậy, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ thành công trong các giao dịch tài chính của nữ giới thường cao hơn so với nam giới. Điều này có nghĩa là tỷ trọng nam giới hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán càng cao. Thì mức độ thất bại trong các hoạt động đầu tư càng lớn.
Bởi nhiều người cho rằng đàn ông sẽ có hiệu suất đầu tư tốt hơn vì liều hơn. Nhưng không phải, chính cái liều hơn khiến đàn ông thất bại cao hơn. Liều hơn sẽ tự tin và giao dịch nhiều hơn, những cái đấy khiến kết quả đầu tư kém đi.
Phụ nữ có thể ít tự tin hơn nên họ sẽ chịu khó nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức hơn. Do vậy khi ra quyết định, xác suất đúng cao hơn. Phụ nữ cũng không thích mạo hiểm và đồng thời khi đầu tư cái gì họ cũng nghiên cứu rất kỹ. Phụ nữ cũng ít bị áp lực bởi những yếu tố xung quanh trong việc ra quyết định đầu tư. Kết quả là họ sẽ giao dịch ít hơn, đầu tư ít mạo hiểm hơn.
2.4 Tâm lý thiếu ổn định
Như trong đặc điểm thì nhìn chung các NĐT Việt Nam có tâm trạng lạc quan thái quá. Và với tâm trạng này thì xu hướng là NĐT ra các quyết định đầu tư thường ít cẩn thận.
Đối ngược với tâm trạng lạc quan thái quá là tâm trạng bi quan thái quá. Đây là tâm trạng “xấu” và với tâm trạng này thì nhìn chung. NĐT thường quá cẩn thận trong các quyết định đầu tư của mình. Tâm trạng này cũng tác động đến sự trì trệ kéo dài của một số phân khúc thị trường tài chính Việt Nam thời gian qua.
3. Phân tích ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư tới thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn Covid 19
3.1 Ảnh hưởng tâm lý đến thị trường chứng khoán giai đoạn Covid 19
a) Hiện tượng TTCK bán tháo bởi Covid-19
Dịch bệnh Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu nói chung và TTCK nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng rất tiêu cực. Trong đầu tháng 01/2020, TTCK Việt Nam tiếp tục đà tăng điểm từ cuối năm 2019. Tuy nhiên tới cuối tháng 01/2020 thì các chỉ số TTCK Việt Nam đã trải qua những đợt giảm điểm nhanh và mạnh. Cụ thể, TTCK giảm điểm sâu vào ngày 30/01, giảm 3,22%; ngày 31/01, giảm 2,39%. Và ngày 03/02/2020, giảm 0,91%.
Mặc dù sau đó TTCK Việt Nam có một số phiên phục hồi như trong ngày 06/02/2020 tăng 1,36%. Ngày 20/02/2020 tăng 1,01%. Tuy nhiên giảm điểm trên TTCK vẫn là xu hướng chung trong giai đoạn này.
Kết thúc quý I/2020, Việt Nam trở thành một trong những TTCK giảm điểm mạnh nhất khu vực châu Á. Với chỉ số VN-Index mất khoảng 34% giá trị kể từ khi dịch bùng phát. Và giảm 45% từ đỉnh 1.200 điểm của VN-Index cách đó 2 năm tính cuối tháng 3/2020. Đây cũng là mức giảm lớn thứ 2. Chỉ xếp sau mức giảm 44,25% trong quý 01/2008, giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Định giá P/E của VN-Index chỉ còn 9,8 lần, thấp nhất trong vòng 5 năm. Chứng khoán Việt Nam bị định giá ở mức thấp nhất trong khu vực ASEAN và các thị trường mới nổi.
=> Nguyên nhân chính của hiện tượng này: Là do những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Đã đưa tới phản ứng bi quan thái quá (một thể hiện cực đoan của tâm lý quá tự tin) của NĐT. Đã dẫn tới trạng thái trì hoãn đầu tư khiến TTCK Việt Nam liên tục giảm điểm mạnh. Thêm vào đó tâm lý sợ thất bại cũng làm cho nhiều NĐT mất niềm tin vào sức chống đỡ của TTCK. Và chọn cách từ bỏ đầu tư, bán tháo chứng khoán cũng góp phần làm cho TTCK giảm điểm.
Như đã nêu ở trên, TTCK Việt Nam chủ yếu là các NĐT cá nhân ít có chiến lược đầu tư dài hạn. Và không tuân theo các triết lý đầu tư cụ thể nên hay bị ảnh hưởng của tâm lý đám đông. Cũng làm cho hiện tượng bán tháo chứng khoán trở nên trầm trọng hơn trong giai đoạn này.
b) Hiện tượng thị trường phục hồi nhanh chóng
Nếu coi ngày 30/3/2020 là “đáy” thời Covid-19 khi VN-Index chạm xuống mốc 662 điểm. Thì kể từ đó đến nay, TTCK Việt Nam liên tục tăng điểm cho thấy TTCK đang đi vào giai đoạn phục hồi. Sang tháng 4, TTCK Việt Nam là một trong những thị trường phục hồi nhanh và mạnh nhất thế giới. Khi từ ngày 01/4 đến ngày 17/4, thị trường ghi nhận 11/12 phiên tăng điểm với tổng số tăng khoảng 19%. Tính đến phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4. Chỉ số VN-Index đã hồi phục khoảng một nửa số điểm đã mất trong tháng 3. Đầu tháng 5 thì chỉ số VN-Index đã lên tới mốc 800 điểm. Và lên mức gần 900 điểm vào cuối tháng 6/2020.
=> Nguyên nhân chính của hiện tượng này: Việc tăng điểm liên tục của TTCK trong quý II/2020 có thể giải thích bằng tâm lý tự tin. Và tâm lý đám đông ảnh hưởng tới quyết định của NĐT. Tâm lý tự tin xuất phát từ sự lạc quan của NĐT về những kết quả tích cực của những biện pháp do Chính phủ triển khai. Nhằm ổn định nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.
Thêm vào đó, tâm lý tự tin của nhiều NĐT xuất phát từ những tín hiệu tích cực. Như làn sóng dịch chuyển vốn FDI vào Việt Nam, tiến trình đẩy mạnh đầu tư công. Cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam. Hay cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước được thúc đẩy…
Tâm lý đám đông cũng thúc đẩy các NĐT chấm dứt việc bán tháo chứng khoán. Và thậm chí bắt đầu mua chứng khoán.
c) Hiện tượng số tài khoản mở mới tăng đột biến
Một đặc điểm của TTCK Việt Nam trong giai đoạn Covid-19 là sự gia tăng đáng kể số lượng tài khoản mở mới. Theo Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD). Tính từ tháng 3 đến tháng 6/2020 có gần 100.000 tài khoản mở mới trong đó. Tháng 3 là 31.949 tài khoản và tháng 4 là 36.721 tài khoản. Số liệu của VSD cho thấy tính lũy kế trong 4 tháng gần nhất. Các NĐT nội đã mở mới 137.753 tài khoản chứng khoán. Tương đương 73% số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong cả năm 2019. Nâng tổng số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt 2,54 triệu tài khoản.
Thông thường dưới ảnh hưởng của tâm lý sử dụng các quy tắc có sẵn và tâm lý đám đông. Thì phần lớn NĐT tham gia thị trường khi giá cổ phiếu đã tăng mạnh. Vì bị hấp dẫn bởi nền kinh tế tăng trưởng và khả năng đạt tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua thì nhiều NĐT mới lại tham gia thị trường. Khi nguy cơ suy thoái vẫn hiện hữu, thậm chí số lượng NĐT tham gia mạnh nhất vào trong nhiều năm khi mà giá cổ phiếu vẫn đang xu hướng tăng giá.
=> Nguyên nhân chính của hiện tượng này: Lý giải cho hiện tượng đặc biệt này là do tâm lý tự tin của NĐT về sự phục hồi của TTCK. Mặc dù kết quả kinh doanh trong các tháng của quý II/2020 của nhiều doanh nghiệp còn tiếp tục suy giảm. Nhưng các chính sách kích thích kinh tế, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người dân được chính phủ thực thi. Đã củng cố niềm tin của NĐT và nâng đỡ sức cầu thị trường.
Mặt khác, do TTCK mất điểm mạnh trong tháng 3/2020. Làm cho khoảng 60% cổ phiếu có thị giá thấp hơn giá trị sổ sách. Tâm lý đám đông đã làm cho nhiều NĐT tăng mạnh giá trị đầu tư vào TTCK. Và thậm chí thu hút nhiều người chưa từng đầu tư chứng khoán mở tài khoản. Điều này giúp thị trường có thêm dòng tiền mới để cân đối lại lực bán mạnh mẽ của khối ngoại.
Ngoài ra, đại dịch Covid-19 bùng lên trên thế giới và Việt Nam khiến hoạt động kinh doanh và đời sống xã hội ở nhiều nơi ngưng trệ. Nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân công, thu hẹp hoạt động kinh doanh và đầu tư. Nhìn ở góc độ tiêu cực thì dịch bệnh và các lệnh phong tỏa, giãn cách. Làm người dân cả nước phải ở nhà nhiều hơn. Tuy nhiên, đó lại là thuận lợi vì họ có nhiều thời gian rảnh rỗi muốn tìm kiếm thêm thu nhập.
Như vậy khó tìm được kênh đầu tư nào tiện lợi hơn chứng khoán. Chỉ ngồi ở nhà là tìm hiểu được hầu hết thông tin về các cổ phiếu mà mình quan tâm. Và có thể đặt lệnh online hoặc gọi điện cho nhân viên môi giới của công ty chứng khoán để đặt lệnh. Đây được gọi là hiệu ứng TINA (There Is No Alternative – không có lựa chọn thay thế tốt hơn). Cộng thêm hiệu ứng tâm lý đám đông, khi “tin đồn” cho rằng TTCK là nơi dễ kiếm tiền. Nhất là thời điểm thị trường đang trên đà tăng mạnh. Rất nhiều nhà đầu tư mới (F0) mặc dù chưa biết nhiều về TTCK cũng sẽ tham gia.
d) Hiện tượng bán ròng của NĐT nước ngoài
Số liệu của VSD cho biết khối ngoại đã bán ròng hơn 15.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020. Trong khi khối tự doanh công ty chứng khoán cũng bán ròng hơn 2.500 tỷ đồng. Nếu như không có những NĐT mới tham gia thì thị trường khó có thể ổn định như hiện nay. Thêm vào đó thì đầu tư vào cổ phiếu được nhiều NĐT lựa chọn bởi dễ tham gia. Và phù hợp với mọi quy mô vốn. Đặc biệt là khi nhiều kênh đầu tư khác khó sinh lời cao và giảm dần sức hút.
Mặc dù số lượng NĐT trong nước tăng mạnh nhưng số lượng tài khoản mở mới của NĐT ngoại khá hạn chế. Thêm vào đó là hiện tượng bán ròng của các NĐT nước ngoài trong quý I/2020. Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Khối ngoại bán ròng xấp xỉ 8.000 tỷ đồng trong tháng 3/2020. Riêng phiên ngày 30/3, lượng cổ phiếu bán trên thị trường lên tới hơn 5 tỷ USD.
=> Nguyên nhân chính của hiện tượng này: Lý giải cho hiện tượng này là một phần là do tâm lý bi quan và tâm lý sợ thất bại của NĐT ngoại. Về khả năng phục hồi của nền kinh tế các quốc gia trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Một nguyên nhân khác là việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia. Khiến NĐT ngoại ít có cơ hội mở tài khoản tham gia TTCK Việt Nam.
e) Hiện tượng NĐT nước ngoài quay trở lại Việt Nam
Sang tháng 5 thì dòng tiền ngoại lại quay trở lại Việt Nam. Khi chỉ số VNIndex đang ở ngưỡng gần cận kề điểm số trước Covid-19.
=> Nguyên nhân chính của hiện tượng này: Các NĐT ngoại đã có tâm lý lạc quan hơn về TTCK Việt Nam. Do tình hình dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả và dòng vốn FDI vẫn đang dồn về Việt Nam. Số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2020. Việt Nam thu hút khoảng 12,33 tỷ USD vốn FDI, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019. Giải ngân được 5,15 tỷ USD, bằng 90,4% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến các NĐT ngoại quay trở lại TTCK Việt Nam là do. Việc cắt giảm lãi suất có hiệu lực từ ngày 13/5/2020 cũng phần nào khiến NĐT không còn mặn mà gửi ngân hàng. Vì không còn đạt lợi nhuận cao như trước đó.
Kết luận: Có thể nói tác động của dịch Covid-19 đến TTCK Việt Nam là rõ nét. Sự biến động của TTCK Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua có thể được lý giải bởi 5 yếu tố tâm lý chính. Những yếu tố tâm lý này dã dẫn dắt các quyết định của nhà đầu tư tham gia trên thị trường.
3.2 Thực trạng tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
Không thể phủ nhận rằng, trong thời gian qua, niềm tin của nhà đầu tư chứng khoán giảm mạnh. Theo đó, bên cạnh những tác động tiêu cực từ bối cảnh rủi ro vĩ mô, kinh tế – tài chính trên thế giới, tâm lý nhà đầu tư chứng khoán còn chịu ảnh hưởng từ những vụ việc vi phạm pháp luật, khởi tố lãnh đạo của một số doanh nghiệp lớn, cùng với một số tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội… Điều này khiến cho không chỉ cổ phiếu của những doanh nghiệp vi phạm mà còn cả những cổ phiếu khác cũng bị bán tháo do tâm lý lo ngại, thận trọng lan rộng, dẫn đến nhiều giá cổ phiếu giảm sàn.
Thời gian qua, tâm lý thận trọng, ngại rủi ro gia tăng. Dẫn đến nhiều nhà đầu tư lựa chọn những kênh đầu tư ít rủi ro hơn, an toàn hơn. Việc này dẫn đến hiện tượng thị trường “ngủ đông” với giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên sàn HOSE trong 6 tháng gần nhất chỉ đạt chưa tới 10.000 tỷ đồng/phiên (giảm hơn 50% so với mức bình quân hơn 21.000 tỷ đồng/phiên năm 2021). Việc thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh tạo ra vòng xoáy tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu (lo không bán được). Sẵn sàng bán bằng mọi giá, từ đó kéo giá cổ phiếu tiếp tục giảm sâu.
Yếu tố tâm lý nhà đầu tư tác động rất mạnh tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhất tâm lý đám đông khá phổ biến trên thị trường. Tác động của tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn đặc biệt mạnh hơn so với những quốc gia khác. Do ba nguyên nhân chính sau:
Một là, cơ cấu nhà đầu tư ở Việt Nam có điểm khác biệt. Khi nhà đầu tư cá nhân chiếm tới 80% giao dịch trên thị trường (Nguồn: VSD – Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam). Trong khi tỷ lệ này ở những quốc gia phát triển chỉ khoảng 40–50%. Theo thống kê, nhà đầu tư cá nhân cũng chiếm tỷ trọng khá lớn. Nắm giữ 33% lượng thị trường trái phiếu tại Việt Nam, trong khi ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 1%… Đặc điểm của nhóm nhà đầu tư cá nhân là đưa ra quyết định đầu tư đôi khi không dựa trên lý trí hay phân tích tài chính kỹ lưỡng. Mà chủ yếu theo đám đông, thậm chí là tin đồn.
Hai là, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao, cùng với tâm lý đám đông.
Khi thị trường đi xuống, bởi áp lực tâm lý đi vay. Nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ lập tức bán ra khi đã chạm ngưỡng cắt lỗ của mình nhằm giảm thiểu rủi ro. Điều này đã tạo ra vòng xoáy giá xuống – bán giải chấp. Một lượng cung áp đảo lực cầu và khiến chỉ số tiếp tục đi xuống sâu hơn. Ngược lại, sau khi tạo đáy và đi lên, thị trường cũng sẽ gặp những lực cản mạnh từ những người sử dụng đòn bẩy tài chính và chưa cắt lỗ khi thị trường đi xuống.
Một số nhà đầu tư do thua lỗ khá nặng nên quyết tâm gỡ gạc. Bằng cách sử dụng margins (đòn bẩy tài chính) với tỷ lệ cao hơn. Nhưng sử dụng đòn bẩy càng lớn, khi thị trường sụt giảm, lại lỗ càng nhiều. Và những trường hợp NĐT bị cháy tài khoản. CTCK cấp margins rơi vào thế bí xử lý nợ và bị âm vốn liên tục xảy ra.
Ba là, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp thổi giá dẫn đến bị khởi tố. Khiến nhà đầu tư có tâm lý không coi trọng những đánh giá, phân tích khách quan. Do vậy họ thường xuyên chuyển đổi trạng thái rất nhanh từ “hưng phấn quá mức” đến “bi quan quá đà” mỗi khi thị trường có điều chỉnh.
Hiếm có nơi nào mà niềm tin và hy vọng có ý nghĩa lớn như trên thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu trên thị trường thực ra chỉ phản ánh niềm tin và hy vọng của cổ đông. Nhưng khi nhiều doanh nghiệp bởi khởi tố bởi thao túng giá cổ phiếu, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thì niềm tin của nhà đầu tư sẽ không còn nữa.
Khi niềm tin bị lung lay, tâm lý bị dao động. Nhà đầu tư hoang mang khi nhiều tin đồn đua nhau xuất hiện trên thị trường chứng khoán. Nào là vị lãnh đạo doanh nghiệp A, B đang bị điều tra. Công ty C đang nằm trong hồ sơ theo dõi của công an. Rồi hình ảnh cảnh sát đứng trước cổng một tập đoàn nào đó… Và tất nhiên, sẽ tác động mạnh đến các quyết định đầu tư của họ. Không ít người trong tâm lý buông xuôi với kế hoạch “tắt app”, xóa bỏ ứng dụng giao dịch chứng khoán, không quan tâm đến giá cổ phiếu cho đến khi danh mục hòa vốn, hay theo cách gọi của đám đông là “về bờ”. NĐT từ bỏ mục tiêu đầu tư dài hạn để chuyển sang lướt sóng “ăn sổi”.
Và một khi tâm lý NĐT trở lên hoang mang. Khiến nhiều mã chứng khoán chịu cảnh bán tháo ồ ạt, gây tổn thất cho doanh nghiệp. Ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán và cả nền kinh tế.đồn.
3.3 Làm gì để củng cố tâm lý và niềm tin của nhà đầu tư
Tăng cường củng cố tâm lý và niềm tin của nhà đầu tư trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Theo đó, trước mắt, các cơ quan chức năng, chủ thể phát hành cần nhanh chóng giải quyết. Và đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư. Xử lý nghiêm và giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm quy định. Tung tin đồn thất thiệt trên thị trường chứng khoán vừa qua.
Về lâu dài, cần xây dựng và nhất quán thực hiện chương trình giáo dục tài chính. Để nâng cao năng lực của nhà đầu tư, giúp họ đưa ra quyết định đầu tư. Sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý, giảm thiểu tâm lý đám đông.
Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển nhà đầu tư (cá nhân và tổ chức) chuyên nghiệp. Phát triển các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ tín thác bất động sản… Các quỹ này cũng có thể đóng vai trò dẫn dắt thị trường. Hạn chế tình trạng tăng nóng hay giảm sâu do sự hứng phấn hay bi quan quá mức của một số nhà đầu tư. Đồng thời, giúp thị trường trở nên ổn định và phát triển bền vững hơn. Đồng thời cung cấp thêm kênh đầu tư phù hợp cho người dân.
Để thành công, nhà đầu tư không chỉ cần hiểu về tài chính, kinh tế, chứng khoán. Mà còn phải nắm bắt và kiểm soát tâm lý khi đầu tư. Việc hiểu được các cung bậc cảm xúc trong đầu tư chứng khoán. Có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt, thành công hơn trong dài hạn.
Do vậy, cần khuyến cáo nhà đầu tư cần hết sức bình tĩnh, không nên rơi vào vòng xoáy bán lấy được. Không nên dựa vào tin đồn thất thiệt, tâm lý đám đông. Mà cần kiểm chứng, nắm bắt sát tình hình và triển vọng của doanh nghiệp. Đa dạng hóa kênh đầu tư, hạn chế đòn bẩy. Và kiên trì nâng cao kiến thức, kinh nghiệm đầu tư chứng khoán là rất cần thiết.
4. Làm sao để quản trị tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán?
4.1 Mười sáu bậc tâm lý của nhà đầu tư khi giao dịch chứng khoán
Nhà đầu tư chuyên nghiệp thường dựa vào tâm lý chung thị trường để ra quyết định bán ra và mua vào hợp lý, tối ưu hóa lợi nhuận. Dưới đây là 16 cung bậc cảm xúc nhà đầu tư chứng khoán thường trải qua:
⋅ Phân tích chi tiết từng giai đoạn tâm lý giao dịch:
- Nghi ngờ
Đây là giai đoạn cổ phiếu bắt đầu tăng nhẹ sau thời gian dài tích lũy. Nhiều nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu ở vùng giá này. Tuy nhiên còn nghi ngờ, không biết mã cổ phiếu có thực sự tăng giá hay chỉ là nhịp hồi ngắn hạn. Do đó, nhiều nhà đầu tư chần chừ chưa mua cổ phiếu ở giai đoạn này. Mà tiếp tục quan sát xu hướng.
- Hy vọng
Một vài nhà đầu có kinh nghiệm sẽ nhận ra xu hướng tăng của thị trường theo chu kỳ. Đặc biệt những mã cổ phiếu theo dõi trước đó. Lúc này, nhà đầu tư bắt đầu mua vào các cổ phiếu có tiềm năng. Và hy vọng nó sẽ tăng giá trong tương lai gần.
- Lạc quan
Thanh khoản thị trường tăng được xác minh bởi khối lượng giao dịch lớn trong ngày. Lực mua áp đảo. Giá cổ phiếu tăng nhanh. Điều này càng thu hút dòng tiền. Nhà đầu tư vô cùng lạc quan với các triển vọng sắp tới của doanh nghiệp. Đây cũng là giai đoạn đặc biệt hấp dẫn nhà đầu tư mới (F0) tham gia thị trường.
- Niềm tin
Lúc này, những người mua cổ phiếu trước đó đã có lợi nhuận. Nhưng họ tiếp tục kỳ vọng vào sự tiềm năng của doanh nghiệp. Cũng như cổ phiếu doanh nghiệp đó trong tương lai. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đổ thêm tiền vào danh mục của mình, mua thêm cổ phiếu.
- Cảm xúc
Thông thường trong giai đoạn này, nhiều tin tức hỗ trợ được đưa ra. Mang lại cảm xúc tích cực cho nhà đầu tư. Thực tế, chứng khoán là phản ánh tương lai. Những tin tích cực này chính xác đã được phản ánh vào giai đoạn lạc quan từ trước đó. Giai đoạn này tiếp tục thu hút dòng tiền và gia tăng số lượng nhà đầu tư mới.
- Hưng phấn
Từ cảm xúc chuyển sang hưng phấn là rất nhanh. Khi đạt được mức lợi nhuận vượt cả kỳ vọng. Nhiều nhà đầu tư cảm thấy tự tin vào khả năng đầu tư của mình. Không ít nhà đầu tư dồn toàn bộ số tiền có được. Và dùng đòn bẩy (ký quỹ hay còn gọi margin) để đầu tư nhiều hơn.
Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ nhận ra đây là đỉnh sóng và thực hiện chốt lãi. Giai đoạn đỉnh sóng và nhiều nhà đầu tư bắt đầu chốt lãi.
- Thỏa mãn
Thị trường bắt đầu có dấu hiệu đi ngang, nhưng đa số nhà đầu tư F0 không nhận ra được. Vì đang thỏa mãn với lợi nhuận có được một cách nhanh chóng. Tin tức hỗ trợ vẫn còn, do đó dòng tiền tiếp tục chảy vào chứng khoán. Nhà đầu tư mua cổ phiếu ở giai đoạn này thường rơi vào tình trạng “đu đỉnh”.
- Lo ngại
Thị trường bắt đầu xu hướng giảm, tài khoản của nhiều nhà đầu tư cũng giảm theo. Tâm lý lo lắng dần xuất hiện. Nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa dám đưa ra quyết định với danh mục của mình.
- Từ chối
Tài khoản âm, mức lỗ ngày một tăng, nhưng nhà đầu tư không muốn cắt lỗ. Vì họ không tin thị trường đang bước vào giai đoạn phân phối. Nhà đầu tư vẫn tin vào khả năng hồi của thị trường sau vài nhịp điều chỉnh.
- Sợ hãi
Giá cổ phiếu rơi vào đà giảm nhiều phiên liên tiếp. Nếu tăng thì chỉ tăng nhẹ một phiên rồi lại quay đầu giảm sâu tiếp. Nhà đầu tư bắt đầu lo sợ khi số vốn bỏ ra bị hao hụt từng ngày.
- Tuyệt vọng
Tài khoản âm thậm chí quá nửa, lỗ hơn 50%. Lúc này cắt lỗ cũng không còn ý nghĩa. Nhà đầu tư rơi vào tuyệt vọng, chỉ mong mỏi được hòa vốn (về bờ).
- Hoảng loạn
Thị trường bước vào giai đoạn xuống giá (thị trường con gấu). Nhiều tài khoản bị gọi ký quỹ (call margin) rồi bán giải chấp. Dẫn đến tâm lý hoảng loạn đối với nhiều nhà đầu tư.
- Bán tháo
Vì hoảng loạn, nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phiếu bất chấp mức giá thấp. Chính điều này càng khiến cho thị trường xuống giá hơn.
- Thất vọng
Thị trường tiếp tục chuỗi ngày giảm điểm. Nhà đầu tư cảm thấy không còn hi vọng về bờ. Tâm trạng trở nên tiêu cực. Nhiều người bất mãn có thái độ và lời lẽ không hay về doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp và thị trường. Họ cho rằng thị trường chứng khoán là canh bạc, không phải kênh đầu tư.
- Rời bỏ thị trường
Mất niềm tin vào thị trường, nhà đầu tư có tâm lý ân hận, hối tiếc. Và tự hứa sẽ không bao giờ “chơi” chứng khoán nữa. Thanh khoản thị trường lúc này gần như cạn kiệt. Vì không còn ai mua và nhà đầu tư cũng không còn bán ở giá thấp nữa.
- Mất niềm tin
Thị trường chứng khoán không còn là một kênh đầu tư yêu thích. Dòng tiền dần chuyển sang các kênh đầu tư khác an toàn hơn như gửi tiết kiệm. Nhà đầu tư mất niềm tin hoàn toàn vào chứng khoán.
Nếu là nhà đầu chuyên nghiệp, giai đoạn 15 và 16 sẽ là thời điểm lý tưởng để “bắt đáy”. Khởi đầu cho giai đoạn nghi ngờ.
Kết luận: Lợi ích chính của việc thấu hiểu cảm xúc để đầu tư là để kiếm được tiền và bảo vệ tiền của mình trên thị trường. Một khi anh em hiểu được cách tâm lý thị trường vận hành và mức độ ảnh hưởng đến bản thân mình. Thì điều đó sẽ giúp anh em bám sát kế hoạch của mình để kiếm tiền. Tranh né những rủi ro trên thị trường chứng khoán.
Mười sáu bậc tâm lý của nhà đầu tư khi giao dịch chứng khoán là biểu đồ rất quen thuộc của dân chứng khoán. Thật ra nó đúng với mọi loại thị trường đầu tư. Khi mà bản chất thị trường vận động dựa trên tâm lý “tham lam và nỗi sợ hãi” của con người.
Không ai miễn nhiễm với chu kỳ của sợ hãi và tham lam. Ngay cả những nhà đầu tư vĩ đại nhất cũng có thể bị cuốn trôi đi nếu để cảm xúc chen ngang.
Đồ thị này tồn tại hàng trăm năm và luôn đúng. Vì bản chất anh em thấy các chu kỳ khủng hoảng xảy ra theo những cách khác nhau nhưng lại giống nhau về mặt tâm lý. Hãy nghiên cứu thật kỹ đồ thị này để giúp anh em trả lời hai câu hỏi: “Chúng ta đang ở đâu trong chu kỳ?” và “Làm cách nào để kiếm tiền từ nó?”.
4.2 Quản trị tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán biến động không ngừng, có lúc lên và cũng có thế bất ngờ xuống. Vì thế, mỗi nhà đầu tư cần chuẩn bị tâm lý và giữ được sự bình tĩnh. Là một nhà đầu tư, anh em cần học cách tránh xa tham lam và sự sợ hãi – hai tâm lý đầu tư phổ biến nhất trên thị trường. Vậy làm sao để đưa ra quyết định đắn dựa trên các phân tích. Chứ không phải phụ thuộc vào cảm xúc.
⋅ Không đặt mục tiêu quá cao về lợi nhuận
Khi đặt kỳ vọng lợi nhuận càng cao thì anh em phải chọn mua các mã cổ phiếu càng rủi ro trong những giai đoạn biến động của thị trường chứng khoán. Khi đó, cổ phiếu sẽ biến động nhiều hơn. Dẫn đến tổn thất mà nhà đầu tư có thể gánh cũng lớn hơn. Kết quả là tâm lý của nhà đầu tư sẽ rơi vào trạng thái bất ổn.
Vì vậy, anh em hãy kỳ vọng hợp lý về mức lợi nhuận trong khả năng có thể đạt được. Thông thường mục tiêu về lợi nhuận trong đầu tư chứng khoán hợp lý trong khoảng 15 đến 20%/năm. Việc hạ kỳ vọng như vậy sẽ giúp anh em lựa chọn các mã cổ phiếu an toàn và ổn định hơn. Như vậy, tâm lý của anh em cũng sẽ càng thêm vững chắc hơn.
⋅ Bám sát mục tiêu, tuân thủ kế hoạch
Trong đầu tư để hạn chế rủi ro, anh em cần có các nguyên tắc riêng cho bản thân mình. Khi đã thiết lập bộ nguyên tắc cho bản thân, anh em cũng cần phải nghiêm khắc thực hiện chúng. Nguyên tắc giao dịch sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt những cơ hội tốt. Cũng như không FOMO (tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội) theo đám đông.
Anh em cần nhớ rằng đám đông quyết định như thế nào đó là việc của họ. Còn mình vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc đã đề ra. Không để cảm xúc chi phối mà cần tuân theo chiến lược đầu tư của đã phân tích trước đó của bản thân. Anh em cũng có thể bắt đầu bằng cách liệt kê ra các mục tiêu. Cách phân bổ tài sản cho hiện tại và tương lai.
Trong quá trình đầu tư, hãy dựa vào quy trình và chiến lược anh em đã đề ra để ra quyết định. Bất kể thị trường có như thế nào. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư quản trị cảm xúc tốt hơn trong đầu tư chứng khoán. Chứ không đưa ra quyết định nhất thời dựa vào cảm xúc.
⋅ Đưa ra ít quyết định hơn
Bí quyết dễ nhất để kiểm soát tâm lý trong đầu tư chính là đưa ra ít quyết định hơn. Cách này thường sẽ phù hợp với những ai đầu tư chứng khoán dài hạn. Anh em có thể tận dụng phương pháp này bằng cách chọn ra các mã cổ phiếu phù hợp với chiến lược đầu tư của mình. Sau đó đầu tư một khoản cố định vào những cổ phiếu này. Và giữ chúng trong dài hạn với lợi nhuận mục tiêu hợp lý.
Với phương pháp này, anh em nên tái cân bằng lại danh mục đầu tư 1 – 2 lần hàng năm nhằm kiểm soát phân bổ tài sản. Như vậy, anh em có thể vượt qua mọi sự biến động của thị trường chứng khoán. Và không bị cảm xúc chi phối trong hoạt động giao dịch của mình trước sự thay đổi về giá.
⋅ Hiểu rõ doanh nghiệp mà mình đầu tư
Yếu tố quan trọng đầu tiên để quyết định đến sự thành bại trong đầu tư. Nằm ở cách mà anh em nhìn nhận và hiểu rõ về doanh nghiệp mà mình muốn đầu tư vào. Một điều chắc chắn là anh em không thể mua một mã cổ phiếu mà không biết gì về nó. Việc nắm bắt rõ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà mình đang đầu tư. Sẽ giúp anh em có tâm lý vững vàng hơn.
Anh em cũng nên tìm hiểu thêm một số phương pháp định giá cổ phiếu để vững vàng tâm lý hơn khi thị trường biến động. Một số phương pháp cơ bản kể đến như P/B, P/E, EV/EBITDA…
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ của Cú về các dạng tâm lý của nhà đầu tư trong đầu tư chứng khoán phổ biến nhất. Để thành công trên thị trường này, nhà đầu tư không chỉ cần hiểu biết về tài chính, kinh tế. Mà còn phải biết cách kiểm soát tâm lý. Quá tự tin, quá lạc quan, sợ thua lỗ và tâm lý đám đông là những tâm lý có thể tồn tại ở mỗi người. Các yếu tố tâm lý này ảnh hưởng đến quyết định hành vi đầu tư của mỗi người. Để đầu tư hiệu quả thì anh em không được để các yếu tố tâm lý làm ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của mình.
Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về tâm lý đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán của Cú như:
Anh em có thể bắt đầu từ các bài viết về thao túng thị trường chứng khoán của Cú như:
1. Tìm hiểu về thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam (P.1)
2. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán (P.2)
3. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán (P.3)
4. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán (P.4)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969