Đừng nói mình nghèo khi chưa biết quản lý tài chính
Chưa biết quản lý tài chính cá nhân, sẽ khiến chúng ta lúc nào cũng rơi vào trạng thái áp lực. Chúng ta lúc nào cũng than “nghèo, hết tiền,…”, mà không để ý tới phải làm thế nào không để tình trạng này xảy ra.
Quản lý tài chính sẽ giúp chúng ta có một kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn. Để không phải rơi vào cảnh nợ nần. Để sau này khi đã xế chiều, chúng ta không bị áp lực tài chính đè nặng.
Vậy nên đừng nói bản thân là “nghèo” khi chưa biết cách quản lý tài chính. Chẳng qua đó chỉ là một cái cớ khi chúng ta chưa có mục tiêu, kế hoạch cho tương lai. Hãy cùng Cú tìm hiểu liệu quản lý tài chính có lợi như thế nào đối với chúng ta qua bài viết dưới đây.
Phần 1. Nguyên nhân khiến chúng ta lúc nào cũng trong tình trạng “rỗng túi” vì chưa biết cách quản lý tài chính
Nguyên nhân thứ nhất khiến chúng ta luôn nghĩ mình “nghèo” đó là xem nhẹ việc quản lý tài chính. Chúng ta không xác định mục tiêu hay lập kế hoạch từ sớm. Nên khi gặp phải những rủi ro bất ngờ ập đến, khiến chúng ta không thể kịp thời giải quyết.
Việc không có mục tiêu tài chính sẽ làm chúng ta “dậm chân tại chỗ”. Nhiều anh em vẫn khá chủ quan khi có suy nghĩ “đến đâu hay đến đó”. Và không quan tâm đến thực sự tài chính của mình đang ở tình trạng nào.
Một điều dễ dàng nhận ra đó là hiện nay các bạn trẻ rất lúng túng trong việc chi tiêu cá nhân. Nhất là khi phải đưa ra những quyết định trong việc chi tiêu hàng ngày. Điều này dẫn đến nhiều bạn gặp khó khăn trong quản lý tài chính. Vì vậy mà bỏ quên những mục tiêu mà mình đã đề ra.
Nguyên nhân thứ hai cũng chính là nguyên nhân khiến chúng ta lúc nào cũng nghĩ bản thân “nghèo”. Đó là việc chi tiêu không kỷ luật. Với thói quen chi tiêu tự do, phóng khoáng, rất nhiều anh em đã rơi vào tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền.
Tay cầm ly Starbucks 80k, tay kia đeo đồng hồ xịn, xách túi hàng hiệu,… Selfie up story Facebook hàng ngày.
Một năm đi du lịch cùng bạn bè, gia đình tại Phú Quốc, Vũng Tàu,… thậm chí nước ngoài thả ga không quan tâm đến số dư tài khoản. Thiếu thì quẹt thẻ tín dụng, chỉ để check-in sang chảnh cập nhật lên newfeed cho nhiều người ngưỡng mộ. Đây dường như là hình ảnh quen thuộc mà chúng ta thường thấy mỗi ngày trên mạng xã hội hiện nay. Không phủ nhận, trong số đó có những người sinh ra ở vạch đích, gia đình giàu hoặc bản thân họ ăn nên làm ra.
Nhưng, cũng không ít anh em là nhân viên văn phòng, lương tháng chỉ từ 7-10 triệu. Vậy tiền đâu để tham gia vào những cuộc chơi vượt tầm kiểm soát tài chính của bản thân như vậy?
Với việc thẻ tín dụng ngày càng phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0, nhiều anh em đã quá “dựa dẫm” vào nó mà không nghĩ tới hậu quả. Bởi một khi đã dùng thẻ tín dụng, anh em sẽ dùng nó đến “quen tay”.
Lúc nào cũng có suy nghĩ rằng “mình vẫn còn tiền, thôi thì dùng trước trả sau, đằng nào cũng tiêu,…”. Để bằng bạn bằng bè, nhiều anh em đã sử dụng thẻ tín dụng hạn mức 50 triệu, 100 triệu. Thậm chí vay bạn bè, người thân,… để có thể thỏa mãn nhu cầu chi tiêu. Cũng chính vì vậy mà ngày nay các anh em thường rơi vào tình trạng chưa hết tháng đã hết lương.
Tuy nhiên, với quan điểm sống chỉ một lần trên đời, trẻ không chơi già đổ đốn. Thì rất nhiều anh em đã quyết tâm xa vào cuộc sống của giới thượng lưu. Đương nhiên là khi đã dấn thân thì khó có thể rút chân ra được. Cho đến khi nợ nần “ngập đầu ngập cổ”… thì có lẽ đã muộn.
Gần đây Cú đọc được 1 câu status “Ngày trước khi còn sinh viên, mỗi tháng bố mẹ cho 2-3 triệu vẫn đủ sống. Tại sao ra trường lương tháng 10 triệu lại không đủ?”
Chúng ta có thể thừa nhận, một phần lý do là vì sau khi ra trường có nhiều thứ phát sinh hơn trong chi tiêu:
– Những khoản chi để xây dựng mối quan hệ với sếp, đồng nghiệp, đối tác,…
– Đi học mặc gì cũng thoải mái, còn đi làm phải phù hợp với môi trường công sở.
– Mỗi tháng nào là đồng nghiệp đám cưới, tân gia, liên hoan này, liên hoan kia,…
Cộng thêm nhiều khoản phát sinh khác mà chúng ta nhiều khi cũng không thể lường trước.
Tuy nhiên, anh em có phủ nhận:
– Có những ngày stress công việc, cuộc sống,… lại chạy xe dạo dạo, ghé vào vài shop thời trang rồi mua cái này cái kia cho bõ chán dù không có nhu cầu.
– Buồn buồn lại rủ bạn bè, đồng nghiệp đi nhậu tăng 1, karaoke tăng 2, bar tăng 3,… những cuộc chơi không hồi kết.
– Nhận lương xong là lên shopee, lazada, tiki lướt lướt vài vòng là full giỏ hàng.
– Tuần 6 ngày đi làm, không 6 ly cà phê 50-60k thì cũng 6 ly trà sữa tầm 50-60-70k.
– Thấy bạn bè đi du lịch đây đó cũng phải xin nghỉ phép để đi bằng được, tiền không có thì quẹt thẻ, vay mượn,…
– Chưa kể còn 7749 khoản chi tiêu, mua sắm bốc đồng theo cảm tính khác chỉ vì các chiêu trò của các nhãn hàng như sales, discount,…
Anh em đã bao giờ rơi vào một trong những trường hợp Cú kể trên? Nếu có thì chính bản thân anh em cũng đang chi tiêu chưa hợp lý. Và chưa biết cách quản lý tài chính.
Nếu nhiều, tần suất thường xuyên thì có lẽ anh em đích thị là đang “vung tiền qua cửa sổ”. Vậy chúng ta có thực sự “nghèo” hay chính sự chi tiêu bất hợp lý đang làm chúng ta “nghèo” đi?
Phần 2. Tại sao chúng ta lại cần quản lý tài chính?
Hãy bắt đầu nhận thức lại về đồng tiền và chi tiêu có kế hoạch hơn. Chúng ta, bất kể là ai, giàu hay nghèo, đều có quyền ước mơ về một cuộc sống sung túc. Nhưng hãy tỉnh táo và nhận thức được khả năng tài chính hiện tại của bản thân.
Tiền là thứ làm ra được, nhưng cũng có thể biến mất được. Dù giàu có hay là một người bình thường thì cũng không thể nào khẳng định tài chính luôn luôn ổn định. Nếu chúng ta không biết cách đa dạng nguồn thu nhập và chi tiêu hợp lý.
Khi chúng ta không biết cách quản lý tài chính để có thể xây dựng kế hoạch phù hợp với bản thân. Chúng ta sẽ không thể chuẩn bị được quỹ dự phòng khẩn cấp. Đây là quỹ quan trọng mà nhiều anh em chưa để tâm tới.
Quỹ dự phòng này sẽ giúp chúng ta trong các trường hợp bất ngờ như ốm đau, rủi ro như tai nạn. Nó cũng có thể là quỹ hưu trí cho anh em sau này được an nhàn tuổi già. Không phải phụ thuộc con cháu.
Người ta thường nói, người nghèo có cách tiêu của người nghèo. Kẻ giàu có cách tiêu của kẻ giàu. Vì vậy, phải chi tiêu thật phù hợp và xứng đáng với những gì mình làm ra.
Đừng sống theo cách của người giàu khi thu nhập chưa cho phép. Thay vì đó hãy nỗ lực kiếm tiền, tìm cách gia tăng thêm thu nhập. Để đường đường chính chính ngẩng cao đầu chi tiêu những gì mình muốn.
Hành động hiện tại có thể quyết định tương lai của chúng ta. Đúng là ai cũng chỉ sống một lần trên đời, nhưng thay vì sướng trước khổ sau và tương lai đi vào ngõ cụt. Thì sao bây giờ, chúng ta không chọn khổ trước, tập trung xây dựng tài chính. Hướng đến sự tự do về tiền bạc,… rồi sau này an lạc tận hưởng.
Vì vậy, bây giờ, khi còn trẻ, đừng ngại khó khăn. Đừng ngại học tập, đừng ngại bị chê bai vì chúng ta sống tiết kiệm. Học thêm về đầu tư, học thêm về tài chính để xây dựng kế hoạch phù hợp cho tương lai.
Sống tiết kiệm nhưng không tằn tiện, có kế hoạch, chi tiêu rõ ràng. Để sau này, khi 30-40-50 tuổi ngoảnh đầu lại, chúng ta sẽ thấy biết ơn vì ngày hôm nay đã hành động đúng.
Phần 3. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính?
Trước tiên để quản lý tài chính, chúng ta cần có mục tiêu, lên kế hoạch cụ thể. Các khoản chi tiêu bắt buộc hàng tháng sẽ là khoản cố định. Sau đó hãy liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt.
- Các mục tiêu ngắn hạn như việc tiết kiệm một khoản đủ để đi du lịch
- Các mục tiêu lâu dài: trả nợ, nghỉ hưu sớm hoặc mua nhà…
- Các mục tiêu ngắn hạn: giảm thiểu chi tiêu, hạn chế hoặc không sử dụng thẻ tín dụng
Hãy tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi anh em quản lý tài chính. Sau một thời gian, anh em sẽ có được những kết quả tốt nhất.
Ngoài ra anh em có thể linh hoạt thay đổi các khoản chi tiêu tùy thuộc vào tình hình tài chính. Và không nên quá cứng nhắc, điều này sẽ khiến anh em dễ nản lòng. Vì các khoản tiền phân bố không được như kế hoạch.
Nếu được hãy hạn chế sử dụng thẻ tín dụng. Hãy đặt ra một mức nhất định khi sử dụng thẻ. Ví dụ mỗi tháng chỉ sử dụng tối đa 1 triệu, trừ trường hợp có những khoản phát sinh bắt buộc phải dùng đến.
Các ưu đãi hấp dẫn cho người thanh toán qua thẻ tín dụng sẽ dễ khiến anh em “mất kiểm soát”. Vậy nên hãy thận trọng và kiểm soát khoản chi tiêu thẻ này thật gắt gao.
Chúng ta cần áp dụng một số nguyên tắc quản lý tài chính để đạt hiệu quả hơn. Ví dụ anh em có thể áp dụng nguyên tắc 50/30/20.
- 50% tổng thu nhập cho nhu cầu thiết yếu, những khoản chi cố định hàng tháng. Thanh toán các khoản nợ (nếu có).
- 30% tổng thu nhập cho chi phí linh hoạt: mua sắm, chi phí phát sinh, giải trí…
- 20% còn lại cho tích lũy: Đây là khoản tiền sẽ khiến anh em yên tâm hơn trong tương lai. Anh em có thể đầu tư, tiết kiệm, tích sản,… Làm quỹ hưu trí, đảm bảo sau này
Phương pháp thứ hai mà anh em có thể áp dụng đó là nguyên tắc 6 chiếc lọ. Đây là nguyên tắc chi tiết hơn so với phương pháp 50/30/20. Anh em sẽ chia số tiền tổng thu nhập của mình thành 6 phần khác nhau để sử dụng cho các mục đích: thiết yếu, tiết kiệm, học hỏi, hưởng thụ, đầu tư và từ thiện.
Nguyên tắc này sẽ rất phù hợp với các anh em mới bắt đầu tập quản lý tài chính. Khi còn đang loay hoay chưa biết phân chia các khoản thế nào. Áp dụng phương pháp này sẽ khiến chúng ta dễ quản lý hơn.
Để sớm có thể tự do và quản lý tài chính, chúng ta cần tìm cách gia tăng thu nhập của mình. Chúng ta có thể lựa chọn phương pháp đầu tư phù hợp với tình hình tài chính. Một số người lựa chọn đầu tư trực tiếp cổ phiếu, trái phiếu. Với các loại hình đầu tư này sẽ phù hợp với anh em đã có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn.
Còn với anh em mới tìm hiểu và lo sợ rủi ro, có thể chọn đầu tư tích sản trên SStock. Đầu tư tích sản sẽ phù hợp với anh em muốn sinh lời từ khoản tiền nhàn rỗi. Nhưng không biết đầu tư vốn như thế nào cho hợp lý.
Với việc đầu tư tích sản, anh em sẽ chuẩn bị được quỹ hưu trí, quỹ bảo đảm,… Anh em có thể chủ động trong bất kỳ tình huống nào, kể cả khi gặp rủi ro. Với hai hình thức đầu tư như sau:
Ví dụ: Người nắm giữ cổ phiếu (CP)
- Hiện nay: nắm giữ CP dài hạn để hưởng lãi suất kép: Giá cổ phiếu tăng trong dài hạn + Cổ tức hàng năm
- Khi có SStock, Lãi kép nhân đôi: Nhà đầu tư (NĐT) sử dụng CP để hợp tác đầu tư và SStock trả lợi nhuận = CP
Chẳng hạn, chúng ta hợp tác đầu tư 10,000 cổ phiếu HPG; cuối năm nhận về 10,500 cổ phiếu HPG. (mức lợi nhuận 5%)
NĐT hưởng lợi từ Số cổ phiếu tăng thêm + Giá CP tăng + Cổ tức hàng năm
Ví dụ NĐT nắm giữ nhiều tiền mặt, hoặc có dòng tiền đều hàng tháng muốn đầu tư an toàn, lợi nhuận hấp dẫn:
- Hiện nay: Đi gửi tiền LS không hấp dẫn, mua Trái phiếu không đủ thông tin…
- Khi có SStock: Hợp tác đầu tư an toàn LS cao hơn tiền gửi 3%- 4%/năm
Khi đầu tư, thay vì chỉ giữ im cổ phiếu trong danh mục, chờ ngày thị trường “hồi”. Anh em có thể dùng cổ phiếu đang nắm giữ để đầu tư và hưởng thêm % lợi nhuận. Bằng cách lựa chọn hợp tác đầu tư cùng SStock.
Cách quản lý tài chính của mỗi người sẽ không giống nhau. Anh em có thể thay đổi linh hoạt làm sao để phù hợp với mức sống, nhu cầu của bản thân. Chúng ta chỉ cần nhớ là hãy lập kế hoạch từ sớm và kiên trì thực hiện. Ít nhất là đến khi anh em đã trả hết nợ và có khoản tiền dự phòng.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Cú về chủ đề“Đừng nói mình nghèo khi chưa biết quản lý tài chính”. Chúng ta tự do tài chính càng sớm sẽ khiến cuộc sống sau này an nhàn hơn.
Hy vọng thông qua những lời chia sẻ của Cú sẽ giúp anh em sớm xác định được mục tiêu của bản thân. Lập kế hoạch quản lý tài chính để tránh rơi vào tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền.
Đây là những quan điểm, góc nhìn của Cú về cách quản lý tài chính. Sẽ có người cảm thấy đúng, cũng có người cảm thấy chưa hợp lý. Mong là anh em sẽ đón nhận những chia sẻ này một cách khách quan.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách quản lý tài chính cá nhân, đầu tư chứng khoán. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân như:
>>Con gái không phải lo lắng việc xây dựng tài chính. Đúng hay sai?
>>18 tuổi làm gì để sớm tự do tài chính?
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969