Thao túng tiền tệ là gì? Việt Nam có thao túng tiền tệ như cáo buộc của Mỹ?
Tỷ giá ngoại tệ rất quan trọng trong khi một quốc gia mua bán hàng hóa với nước ngoài. Và cũng gắn liền với khái niệm Thao túng tiền tệ. Chẳng hạn, khi đồng USD mạnh, người Mỹ có thể mua nhiều hàng hóa hơn ở nước ngoài. Có lợi cho nhập khẩu và những người đi công tác, du lịch ở nước khác. Tuy nhiên, xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng nặng. USD tăng giá dẫn đến giá cả của sản phẩm, dịch vụ Mỹ đắt đỏ hơn. Giảm tính cạnh tranh so với hàng hóa nước khác cả ở trong nước lẫn quốc tế.
Thao túng tiền tệ có thể giúp nước thực hiện hành vi thao túng tăng thặng dư thương mại. Khiến Mỹ phải chịu thâm hụt thương mại lớn hơn – một điều cựu Tổng thống Donald Trump cực kỳ không thích.
Ngày 16/12/2020, Mỹ chính thức đưa Việt Nam vào danh sách những nước thao túng tiền tệ. Đây có thể coi là 1 tin khá xấu khi nó có thể ảnh hưởng đến lợi thế xuất khẩu của Việt Nam. Vậy thao túng tiền tệ là gì?
Vậy thế nào là thao túng tiền tệ là gì? Thao túng tiền tệ có phải là “sản phẩm đặc trưng” của Mỹ? Việt Nam có là quốc gia thao túng tiền tệ hay không? Hãy cùng Cú tìm hiểu về thao túng tiền tệ ở trong bài viết này nhé!
1. Khái niệm về thao túng tiền tệ
1.1 Thao túng tiền tệ là gì?
Trong các giao dịch hàng hóa giữa hai quốc gia, tỷ giá ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại song phương. Để tăng cường xuất khẩu, Chính phủ của nước đó sẽ ký FTA, giảm thuế hoặc thao túng tiền tệ.
*FTA là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area hay còn gọi là Hiệp định thương mại tự do. Đây là một hình thức liên kết quốc tế giữa các quốc gia. Mà ở đó các hàng rào về thuế quan và phi thuế quan đều sẽ bị giảm hoặc xóa bỏ. Từ đó từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
Thao túng tiền tệ là khi Chính phủ và Ngân hàng Trung ương một nước hạ giá đồng nội tệ so với một đồng ngoại tệ (thường là USD, vì Mỹ rất hay gán cho các nước mác thao túng tiền tệ). Nhằm mục đích giảm chi phí xuất khẩu giúp hàng hoá xuất đi nước ngoài rẻ hơn. Đây là động thái cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế để tăng cường xuất khẩu.
Ví dụ 1: Giả sử như bây giờ anh em tốn 25.000 VNĐ = 1 USD để mua 1 chiếc bánh giá 1 USD. Thì khi VNĐ mạnh lên, chỉ cần tốn 10.000 VNĐ = 1 USD là đã có thể mua chiếc bánh đó. Như vậy, người dân trong nước sẽ mua được đồ ngoại dễ dàng hơn. Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam được nhiều hơn. Đồng thời Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ khó hơn và ngược lại khi VNĐ hạ xuống.
Ví dụ 2: Một ví dụ thực tiễn để giúp anh em hiểu sâu hơn như sau:
Để làm ra một chiếc áo xuất khẩu sang Mỹ. Anh em cần nâng chất lượng sản phẩm để đạt được tiêu chuẩn của bên nhập khẩu. Sau đó anh em cần cải thiện chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến để hạn chế chi phí nhân lực… Để làm sao vừa có thể tạo ra chiếc áo chất lượng mà giảm được tối đa các chi phí để sản xuất ra chiếc áo đó. Lúc đó, anh em sẽ bán được sản phẩm với giá thành rẻ và chất lượng cao… Đáp ứng yêu cầu khắt khe của đối tác. Thế nhưng có một cách rất hay, anh em không cần vất vả lo lắng về công nghệ. Cũng như chất lượng mà vẫn có thể thu được khoản tiền lớn… Đó là việc hạ giá đồng tiền nội tệ.
Như vậy có thể thấy rõ ràng rằng, thao túng tiền tệ là một cạnh tranh không công bằng. Vì nó đem lại lợi thế cho hàng xuất khẩu, nhưng không phải là do chất lượng. Cũng không phải là do các biện pháp cải thiện năng suất lao động. Mà chỉ đơn giản là sự can thiệp của chính phủ. Mỹ thì tất nhiên không thích điều này.
Cách thức thường gặp để phá giá đồng nội tệ là:
- Tăng thu mua đồng ngoại tệ (thường là USD) dẫn tới giảm nguồn cung ngoại tệ.
- In thêm đồng nội tệ để tăng nguồn cung tiền nội địa. Khiến giá trị tiền nội địa giảm xuống, giá trị ngoại tệ tăng lên theo quy luật cung – cầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Thương mại Thế giới có các điều khoản cấm các quốc gia thao túng tiền tệ để đạt được lợi thế thương mại. Để xác định 1 quốc gia có đang thao túng tiền tệ hay không thì có thể dựa vào:
– Thứ nhất: Quốc gia X có xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu trong khoảng thời gian 06 tháng không?
– Thứ hai: Quốc gia X có thêm vào dự trữ ngoại hối của mình trong cùng khoảng thời gian 06 tháng đó không?
– Thứ ba: Dự trữ ngoại hối của Quốc gia X có quá dư thừa so với nhu cầu nhập khẩu bình thường của quốc gia này trong khoảng 03 tháng hay không?
(Nguồn: Các điều khoản thỏa thuận của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF)
Ví dụ 3: Các ví dụ trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung:
Giả sử tỷ giá của đồng USD của nước Mỹ so với đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc là 1:10.
Người Trung Quốc bán một cái bánh với giá 1 NDT. Như vậy, nếu Mỹ muốn mua 100 cái bánh của Trung Quốc, thì sẽ phải bỏ ra là: 100 x 1 NDT = 100 NDT, tương đương 10 USD.
Nhưng khi Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc với trị giá 10%. Vậy bây giờ người Mỹ nếu muốn mua 100 cái bánh của Trung Quốc, thì sẽ phải bỏ ra là: 10 USD x 1,1 = 11 USD.
Và như vậy, giá của 100 cái bánh Trung Quốc đã đắt hơn trước 1 USD. Từ đó làm giảm lợi thế về giá của hàng hóa Trung Quốc. Lúc này, chính phủ Trung Quốc bắt đầu phá giá đồng NDT. Thay đổi tỷ giá USD/NDT từ 1/10 xuống còn 1/10,5.
Như vậy, 100 NDT của Trung Quốc giờ chia theo tỷ giá mới sẽ là: 100/ 10,5 = 9,52 USD.
Cộng thêm thuế là: 9,52 x 1,1 = 10,47 USD. Rẻ hơn giá lúc chưa phá giá đồng NDT tận 0,53 USD. Như vậy, hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn, khiến người tiêu dùng Mỹ mua nhiều hàng Trung Quốc hơn.
Kể cả trong trường hợp không có thuế nhập khẩu. Chính phủ vẫn có thể phá giá tiền tệ để kích thích xuất khẩu. Giả sử 100 cái bánh của Trung Quốc vẫn được bán với giá 100 NDT, với tỷ giá 1/10. Thì người Mỹ sẽ bỏ ra 10 USD để mua 100 cái bánh của Trung Quốc.
Nhưng với tỷ giá 1/10,5, thì 10 USD bây giờ đổi được tận 105 NDT, mua được tới 105 cái bánh. Như vậy, việc thao túng tiền tệ giúp Trung Quốc bán được nhiều hàng hơn, và với giá rẻ hơn.
Ở chiều ngược lại, thao túng tiền tệ khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Trước anh em chỉ mất 10 NDT là đổi được 1 USD, giờ phải mất 10,5 NDT mới đổi được 1 USD. Thì đương nhiên là hàng Mỹ đắt hơn hàng Trung Quốc rồi.
1.2 Ảnh hưởng và tác hại của thao túng tiền tệ
Hoạt động thao túng tiền tệ thực chất cũng chính là một hoạt động chơi xấu. Và nó cũng rất đáng bị lên án và chỉ trích. Bởi trong công cuộc chạy đua trở thành một nước công nghiệp tiên tiến và hiện đại. Việc đầu tiên đó là giữ được sự công bằng trong cạnh tranh sản xuất. Một đất nước có các hành động chơi xấu sẽ bị các nước bạn đánh giá thấp. Và áp đặt các điều lệ khắt khe lên chính sản phẩm của nước ấy. Một số ảnh hưởng của việc thao túng tiền tệ mà anh em có thể kể đến đó chính là:
- Thao túng tiền tệ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế chung của đất nước. Trong đó, nghiêm trọng nhất là cán cân xuất nhập khẩu của tất cả các mặt hàng.
- Chúng cũng có thể gây nhũng loạn thị trường khiến kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều mặt hàng xuất khẩu bị đánh thuế cao hơn bình thường gây thiệt hại nặng nề cho chủ sản xuất.
- Các chủ thể là những nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp phải những trở ngại khi quyết định đầu tư hay không đầu tư vào một nước nào đó. Cũng chính bởi vì thế, việc làm rõ và công khai sự thật là điều quan trọng. Để khẳng định lòng tin cho các đối tác đầu tư nước ngoài.
- Hạn chế khả năng xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn mạnh. Các mặt hàng được xuất khẩu cũng phải chịu mức thuế rất cao.
2. Thao túng tiền tệ – ‘Sản phẩm đặc trưng’ của pháp luật Mỹ
2.1 Thao túng tiền tệ được Mỹ quy định như thế nào?
Theo Điều IV trong các điều khoản thỏa thuận của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) năm 1978. Các nước thành viên IMF sẽ “tránh thao túng tỷ giá hối đoái hoặc hệ thống tiền tệ quốc tế. Để ngăn chặn hiệu quả hành vi điều chỉnh cán cân thanh toán. Hoặc để đạt được lợi thế cạnh tranh không công bằng so với các thành viên khác”. Nhưng cho đến hiện nay, vẫn không có bất kỳ định nghĩa rõ ràng nào về cụm từ “lợi thế cạnh tranh không công bằng”. Nên cụm từ này trở thành công cụ quan trọng trong đàm phán thương mại quốc tế song phương và đa phương.
Chính phủ Mỹ đã luật hóa vấn đề thao túng tiền tệ (currency manipulation) thành một đạo luật cụ thể. Là Luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus vào năm 1998. Để giành quyền áp đặt các biện pháp thuế quan lên các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.
Trong Luật này, Bộ Tài chính Mỹ phải thực hiện báo cáo một năm 02 lần về tình hình tỷ giá hối đoái giữa Mỹ và những đối tác thương mại lớn của Mỹ. Cụ thể là báo cáo về các vấn đề chính sách kinh tế và tỷ giá quốc tế. Thặng dư thương mại, thặng dư cán cân vãng lai, mua bán ngoại hối, chính sách tiền tệ. Chính sách kiểm soát dòng vốn, hoạt động tỷ giá, tích luỹ ngoại hối. Và tất cả các hoạt động liên quan khác.
Trên cơ sở báo cáo, Tổng thống Mỹ có thể gắn mác “thao túng tiền tệ” cho một quốc gia. Và Bộ Tài chính Mỹ có quyền lập đoàn điều tra, khảo sát. Nhằm đẩy nhanh các cuộc đàm phán trực tiếp hoặc gián tiếp qua IMF. Để yêu cầu các quốc gia này phải loại bỏ việc thao túng tiền tệ.
Năm 2015, Đạo luật Xúc tiến và thực thi thương mại (Trade Facilitation and Trade Enforcement Act of 2015 – được viết tắt là TFTEA) được ban hành dưới thời cựu Tổng thống Obama. Để cụ thể hóa hơn các tiêu chí chứng minh một quốc gia có hành vi “thao túng tiền tệ”. Theo đó, nếu một quốc gia thỏa mãn các tiêu chí đặt ra sẽ bị coi là có hành vi thao túng tiền tệ. Các tiêu chí cụ thể:
(Nguồn: https://www.congress.gov/114/plaws/publ125/PLAW-114publ125.pdf).
– Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD;
– Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP;
– Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ. Thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng. Với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Đạo luật TFTAE yêu cầu Bộ Tài chính cần thực hiện phân tích nâng cao về chính sách tỷ giá. Và kinh tế đối ngoại của các đối tác thương mại lớn. Thỏa mãn các tiêu chí về thặng dự thương mại song phương với Mỹ. Thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ.
Khi xác định một quốc gia có hành vi “thao túng tiền tệ” thì sẽ mở rộng các biện pháp “trừng phạt”. Như áp dụng thuế quan và sử dụng các rào cản thương mại. Tuy nhiên, các biện pháp chỉ có thể được áp dụng sau ít nhất một năm đàm phán.
2.2 Một số các nước thao túng tiền tệ của Mỹ
Trong lịch sử áp dụng Luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus và Đạo luật Xúc tiến và thực thi thương mại. Chính phủ Mỹ đã gắn mác “thao túng tiền tệ” cho rất nhiều quốc gia. Như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Thụy Sĩ, Đài Loan… Và hiện nay có thêm Việt Nam.
⋅ Danh sách các nước thao túng tiền tệ của Mỹ
(Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Thao_t%C3%BAng_ti%E1%BB%81n_t%E1%BB%87)
Kể từ khi Đạo luật năm 1988 được ban hành, Mỹ đã chỉ định các quốc gia sau đây là thao túng tiền tệ:
- Hàn Quốc vào năm 1988.
- Đài Loan vào năm 1988 và một lần nữa vào năm 1992.
- Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 1994.
- Ấn Độ được thêm vào danh sách năm 2017.
Mỹ cho rằng Ấn Độ đã tăng mua ngoại hối trong ba quý cuối năm 2017. Mặc dù đồng rupee vẫn tăng giá trị. Tổng giá trị mua ròng ngoại hối của Ấn Độ trong năm 2017 là 56 tỷ USD (2,2% GDP).
Vào tháng 5/2019, Bộ Tài chính Mỹ đã loại Ấn Độ và Thụy Sĩ khỏi danh sách giám sát tiền tệ của mình. Nhưng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ireland, Singapore, Malaysia và Việt Nam vẫn nằm trong danh sách này.
Vào tháng 8/2019, dưới áp lực cá nhân từ Tổng thống Donald Trump. Trong khuôn khổ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Bộ Tài chính Mỹ lại chỉ định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, một động thái không được IMF ủng hộ.
Chỉ định chống lại Trung Quốc đã được rút lại vào tháng 01/2020. Sau khi Trung Quốc đồng ý không phá giá đồng tiền của mình để làm cho hàng hóa của họ rẻ hơn cho người mua nước ngoài. Hai nước sẽ sớm ký một hiệp định thương mại. Bao gồm một điều khoản ngăn cản Trung Quốc thao túng tiền tệ để đạt được lợi thế thương mại.
Vào tháng 12/2020, chính quyền Trump đã dán nhãn Thụy Sĩ và Việt Nam là những nước thao túng tiền tệ. Và thêm Ấn Độ, Thái Lan và Đài Loan vào danh sách giám sát. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Singapore và Malaysia tiếp tục có tên trong danh sách này.
Ngày 16/4/2021, Bộ Tài chính Mỹ thông báo không có đủ bằng chứng để kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ.
Ngoài Việt Nam, Thụy Sĩ và Đài Loan (Trung Quốc) cũng được Mỹ đưa ra khỏi danh sách các quốc gia. Mà chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump cho là thao túng tỷ giá hối đoái.
3. Việt Nam không phải quốc gia thao túng tiền tệ
Ngày 16/12/2020, Việt Nam bị Bộ Tài chính Mỹ xác định là “thao túng tiền tệ”. Theo đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988 (Nguồn: https://www.govinfo.gov/content/pkg/COMPS-10232/pdf/COMPS-10232.pdf). Dựa vào bộ tiêu chí xếp hạng thao túng tiền tệ và những hành xử trước đây. Lựa chọn gán nhãn thao túng tiền tệ của Mỹ với bất kỳ quốc gia nào không thuần túy là một quyết định khách quan. Hay dựa trên kết quả khoa học, mà dựa trên đánh giá chủ quan. Có vẻ như chính quyền Mỹ sử dụng việc định danh thao túng tiền tệ như một phần của chính sách ngoại giao trừng phạt. Nhằm đạt được những lợi ích chiến lược.
3.1 Mỹ gắn nhãn Việt Nam thao túng tiền tệ năm 2020: Một quyết định chủ quan
Ngày 16/12/2020, Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”. Theo báo cáo này, Việt Nam cùng với Thụy Sĩ bị Bộ Tài chính Mỹ xác định là “thao túng tiền tệ”. Căn cứ theo Đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988.
Đây không phải một vấn đề mới mà đã được cảnh báo từ năm 2019. Vào Quý III năm 2020, theo trang giám sát về tín hiệu thao túng tiền tệ Tracking Currency Manipulation. Việt Nam là một trong những nước “đầu bảng” về tín hiệu thao túng tiền tệ theo các tiêu chuẩn của Bộ Tài chính Mỹ.
Nhưng với những người theo dõi vấn đề này, đây là chuyện “hên xui”. Vì sao lại nói như vậy?
Trước tiên hãy nhìn về bộ tiêu chí của Bộ Tài chính Mỹ sử dụng để đánh giá một nền kinh tế có thao túng tiền tệ hay không. Bộ tiêu chí hiện tại của Bộ Tài chính Mỹ bao gồm:
▪ Thặng dư thương mại với Mỹ hơn 20 tỷ USD trong vòng 12 tháng.
▪ Thặng dư tài khoản vãng lai hơn 2% GDP trong vòng 12 tháng.
▪ Chính phủ can thiệp thường xuyên vào thị trường ngoại hối. Trong đó có 6 tháng có lượng mua vào ngoại tệ ròng (trong khoảng thời gian 12 tháng đánh giá). Và lượng mua vào ròng này chiếm từ 2% GDP trở lên.
Đây là những tiêu chí có tính chủ quan. Và có phần “ép” các nước thiên về xuất khẩu như Việt Nam. Chẳng hạn, hầu hết nước và lãnh thổ có hoạt động xuất khẩu mạnh. Như Trung Quốc, Đức, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam chắc chắn sẽ vi phạm 2 tiêu chí đầu tiên. Chỉ có tiêu chí thứ 3 có thể tránh khỏi. Nếu can thiệp một cách giới hạn và không thường xuyên vào thị trường ngoại hối.
Trước đây Đài Loan tỏ ra khôn ngoan bằng cách sử dụng một loạt công cụ phái sinh để mua vào ngoại hối. Và tìm cách cân bằng vị thế ngoại hối ở một số tháng. Để có vẻ cho thấy họ không mua ròng trong tháng đó. Thế nhưng trong báo cáo mới gần đây, các giao dịch phái sinh đã bị phía Mỹ quan tâm và tính toán kỹ lưỡng.
Với một bộ tiêu chí có tính áp đặt như vậy. Mỹ thật ra đã “gom trọn” các đối tác thương mại lớn của mình vào một cái danh sách theo dõi. Và những nước trong danh sách này có thể bị “gắn nhãn” thao túng tiền tệ bất kỳ lúc nào chỉ cần đạt đủ 3 tiêu chí. Ngay cả các quốc gia không bị gắn nhãn thao túng tiền tệ vẫn bị đưa vào “danh sách đen” theo dõi thao túng tiền tệ.
Năm 2019, Trung Quốc bị gắn nhãn thao túng tiền tệ. Nhưng sau đó vào đầu năm 2020 đã được đưa ra khỏi danh sách này. Khi Trung – Mỹ đang trong quá trình thương lượng ký kết một hiệp định thương mại mới.
Nói vậy để thấy, lựa chọn gắn nhãn thao túng tiền tệ của Mỹ với bất kỳ quốc gia nào. Không thuần túy là một quyết định khách quan hay dựa trên kết quả khoa học. Mà dựa trên đánh giá chủ quan.
⋅ Lý do thực sự đằng sau việc gắn nhãn thao túng tiền tệ đối với Việt Nam?
Nhiều người có thể nhận thấy, Mỹ buộc thao túng tiền tệ đối với Việt Nam là không thỏa đáng. Nguyên nhân chính đằng sau việc điều tra và gắn nhãn thao túng thương mại này là thặng dư thương mại song phương ngày càng tăng giữa Việt Nam và Mỹ. Một biến số quan tâm đặc biệt dưới thời chính quyền của ông Donald Trump.
Mà lý do hàng đầu dẫn đến thặng dư thương mại song phương gia tăng giữa Việt Nam và Mỹ. Chính là việc Mỹ áp thuế lên hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Nhiều nhà máy sản xuất của Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, và Singapore đã chuyển dịch sang Việt Nam.
Năm 2019, thặng dư thương mại hàng hóa của Trung Quốc với Mỹ là 345 tỷ USD. Đến năm 2020 giảm 30 tỷ USD. Thặng dư thương mại của Việt Nam năm 2020 tăng khoảng 15 tỷ USD. Hay bằng 1/2 phần giảm của Trung Quốc. Chính sách thuế quan của Mỹ đã làm thay đổi những cân nhắc kinh tế về nơi sản xuất kéo theo dòng FDI. Chứ không phải do thao túng tiền tệ.
Giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu đang tăng về số lượng của Việt Nam. Ngay cả những hàng hóa như điện thoại di động thông minh, là khá thấp, chỉ ở một con số. Việt Nam thực ra chỉ là nơi lắp ráp các linh kiện được sản xuất từ khắp nơi trên thế giới.
Như vậy, có thể thấy, việc gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam chỉ là sản phẩm phụ của việc Mỹ áp thuế lên hàng xuất khẩu của Trung Quốc, đẩy nhanh làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Nói tóm lại, có thể thấy Mỹ tiến hành điều tra và gắn nhãn thao túng tiền tệ với Việt Nam. Xuất phát từ nguyên nhân quan trọng là gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam. Phía Mỹ cho rằng thao túng tiền tệ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thâm hụt thương mại này tăng lên.
Trong khi đó, những chuyên gia kinh tế đã phân tích cho thấy. Không có bằng chứng rõ ràng theo các thước đo tỷ giá thực. Và can thiệp ngoại hối là Việt Nam thật sự thao túng tiền tệ để đạt được thặng dư thương mại. Nguyên nhân thực tế là do sự dịch chuyển sản xuất của các nhà xuất khẩu đi Mỹ ra khỏi Trung Quốc và sang Việt Nam. Và đó là sản phẩm phụ của chính sách thương chiến của Mỹ với Trung Quốc.
3.2 Phản hồi của phía Việt Nam
a) Về can thiệp vào thị trường ngoại hối
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ khuyến nghị phía Việt Nam nên: “Cho phép tỷ giá biến động nhiều hơn cho phù hợp với diễn biến cơ bản của nền kinh tế. Và giảm bớt can thiệp vào tỷ giá, cho phép đồng tiền tăng giá theo tỷ giá thực hiệu lực”. Trong báo cáo này, Bộ Tài chính Mỹ hàm ý rằng chính những can thiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) vào thị trường ngoại hối đã ngăn không cho tiền đồng tăng giá.
Phía Mỹ cũng yêu cầu Việt Nam phải thường xuyên công bố dữ liệu về can thiệp trên thị trường ngoại hối. Trong báo cáo này, họ lưu ý rằng Việt Nam không công bố dữ liệu về can thiệp trên thị trường ngoại hối như một số nước khác. Nhưng NHNNVN đã “cung cấp thông tin đáng tin cậy” về lượng can thiệp ngoại hối trong 4 quý gần nhất là 16,8 tỷ USD. Tương đương với 5,1% GDP, nghĩa là cao hơn nhiều so với chỉ tiêu 2% của Mỹ.
Đáp lại quan điểm của Mỹ, NHNNVN khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua nhằm thực hiện nhiệm vụ của NHNNVN là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Về vấn đề can thiệp ngoại hối, NHNNVN cho biết mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua. Nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào. Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.
Nói cách khác, ổn định vĩ mô và tăng cường dự trữ ngoại hối là lý do can thiệp của NHNNVN. Điều này là hợp lý trong bối cảnh của Việt Nam. Nhưng nó cũng cho thấy một vấn đề: Việt Nam có nguồn cung ngoại tệ dồi dào. Xuất phát từ thực tế là Việt Nam nhận được nhiều vốn nước ngoài. Và cán cân thanh toán nói chung cải thiện – bao gồm sự hỗ trợ từ nguồn kiều hối, và tăng trưởng xuất khẩu. Nguồn cung ngoại tệ dồi dào mà không mua vào. Đồng nội tệ tăng giá sẽ trái với định hướng một đồng nội tệ ổn định của Việt Nam.
Vì vậy, chuyện mua vào ngoại tệ trong điều kiện Việt Nam là chuyện phải làm nếu tiếp tục có quan điểm ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế với mô hình thiên về xuất khẩu. Mô hình kinh tế dựa vào thặng dư xuất khẩu và đầu tư nước ngoài này đem lại tăng trưởng GDP khả quan. Và nguồn cung ngoại tệ ổn định trong những năm qua. Không còn tình trạng khan hiếm USD và chuyện găm giữ USD. Nhưng đổi lại, cái giá của nó là việc phải mua ngoại tệ thường xuyên để ổn định tỷ giá. Tránh để VND lên giá mạnh khi nguồn cung ngoại tệ đột ngột tăng mạnh trên thị trường theo mùa vụ. Thành công nào cũng có cái giá của nó.
(Nguồn: https://tradingeconomics.com/vietnam/foreign-exchange-reserves)
b) Về Việt Nam xuất siêu sang Mỹ do cấu trúc cán cân thương mại
Việc Việt Nam xuất siêu sang Mỹ. Có thặng dư thương mại với Mỹ lớn có nhiều lý do. Nhưng chủ yếu là do cấu trúc của cán cân thương mại Việt Nam. Hàng Việt Nam xuất sang Mỹ là dệt may, da giày, thủy sản, kể cả điện thoại… Đều xuất phát từ nhân công giá rẻ – lợi thế của Việt Nam.
Phần lớn nguyên liệu sản xuất đều nhập khẩu, trong đó có nhập từ Mỹ. Như đôi giày của hãng Nike xuất sang Mỹ. Từ đế đến dây, da giày đều nhập khẩu.
Tương tự, hàng may mặc Việt Nam chỉ đóng góp nhân công hoàn thiện sản phẩm. Nhưng khi xuất khẩu toàn bộ trị giá của sản phẩm tính cho Việt Nam. Tóm lại, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa vào lao động giá rẻ, không liên quan tỷ giá.
c) Về cán cân vãng lai tại Việt Nam
Cán cân vãng lai ghi chép giá trị về hàng hóa, dịch vụ gắn với xuất, nhập khẩu và những khoản thu chi khác có liên quan với nước ngoài về hàng hóa dịch vụ của quốc gia. Về cán cân vãng lai – gồm cán cân thương mại và các khoản chuyển tiền từ nước ngoài về. Nhất là kiều hối, năm 2020 Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD, những năm trước chỉ 5 – 10 tỷ USD. Cán cân vãng lai của Việt Nam chủ yếu do nhận tiền kiều hối từ nước ngoài về.
Đây là tiền mà người Việt Nam ở nước ngoài chuyển về trợ cấp cho thân nhân trong nước. Tiền do người lao động Việt Nam ở nước ngoài chuyển về. Phải khẳng định kiều hối chuyển về là yếu tố khách quan. Không phải do tỷ giá cao hay thấp.
Do đó, tỷ giá không phải là yếu tố làm cán cân vãng lai thặng dư vượt quá tiêu chí Mỹ quy định mức 2% GDP.
3.3 Việt Nam đã chứng minh như thế nào để không bị coi là có hành vi “thao túng tiền tệ”?
Theo dữ liệu của Bộ Tài chính Mỹ, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã tăng mạnh trong 4 năm qua. Từ 38,3 tỷ USD năm 2017, tăng lên 39,4 tỷ USD năm 2018. 55,7 tỷ USD năm 2019 và đạt mức kỷ lục 63 – 65 tỷ USD trong năm 2020. Việc Chính phủ Mỹ chỉ dựa trên một tiêu chí này để đánh giá. Và xem xét đưa Việt Nam vào danh sách các nước có hành vi “thao túng tiền tệ” theo quy định tại Đạo luật Xúc tiến và thực thi thương mại là chưa khách quan.
Chính phủ Việt Nam đã chứng minh được Việt Nam không vi phạm các tiêu chí của Đạo luật Xúc tiến và thực thi thương mại. Và đã được chính phủ Mỹ công nhận, đưa ra khỏi danh sách các quốc gia có hành vi “thao túng tiền tệ”. Cụ thể Việt Nam đã chứng minh:
- Sự tăng vọt thặng dư thương mại với Mỹ năm 2020. Là do Việt Nam khống chế thành công dịch Covid-19 hơn Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới. Tuy Việt Nam xuất siêu sang Mỹ nhưng thặng dư thương mại chủ yếu đến từ nhóm doanh nghiệp FDI. Việt Nam không được hưởng lợi nhiều từ phần thặng dư thương mại lớn với Mỹ. Mà thực tế công ty mẹ và những doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào chiếm phần lớn thặng dư. Bao gồm cả các doanh nghiệp Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…
- Theo World Bank, lượng kiều hối của người Việt gửi về Việt Nam cho người thân năm 2019 đạt khoảng 17 tỷ USD. Chiếm tới 6,5% GDP. Đây là một trong những nguyên nhân rất lớn làm cho thặng dư cán cân vãng lai trong kỳ đạt 4,6% GDP. Như vậy, Việt Nam vẫn chưa vi phạm tiêu chí thặng dư tài khoản vãng lai/GDP thấp nhất là 2% (theo cách tính GDP mới). Nên không vi phạm tiêu chí của Đạo luật Xúc tiến và thực thi thương mại.
- Pháp luật Việt Nam hiện tại không cho phép sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trong nước. Do vậy, mọi nguồn ngoại tệ khi chuyển vào Việt Nam thì đều phải đổi sang tiền đồng (VND) để giải ngân và sử dụng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tư cách là người mua cuối cùng trên thị trường. Nên việc mua vào ngoại tệ nhằm ổn định thị trường tài chính – tiền tệ – ngoại hối. Là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật Việt Nam hợp lệ.
- Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Đặc biệt là các nước có cùng trình độ phát triển với Việt Nam (nhóm nước có thu nhập trung bình thấp). Nên việc gia tăng dự trữ ngoại hối trong thời gian qua và sắp tới vẫn là công việc cần thiết của Ngân hàng Nhà nước. Nhằm củng cố an ninh tài chính quốc gia.
- Theo lý thuyết ngang giá sức mua, biến động tỷ giá hối đoái phản ánh mức chênh lệch về lạm phát giữa các nước có quan hệ thương mại với nhau. Trong những năm gần đây, lạm phát của Việt Nam bình quân khoảng 3,1%/năm. Trong khi lạm phát của Mỹ khoảng 1,5%/năm. Do đó, việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND khoảng 1,5%/năm trong những năm gần đây là hoàn toàn có cơ sở.
Nói tóm lại, chỉ có duy nhất Mỹ là quốc gia có các đạo luật cụ thể điều chỉnh về hành vi “thao túng tiền tệ”. Đây là “sản phẩm đặc trưng” của luật pháp Mỹ. Nhằm giúp cho chính phủ Mỹ dành được các lợi thế trong các cuộc đàm phán song phương và đa phương với các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam và các quốc gia khác không có các đạo luật tương tự. Như Luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus, Đạo luật Xúc tiến và thực thi thương mại của Mỹ.
Một bằng chứng cho việc này là cách xử lý của Mỹ với chuyện gắn nhãn thao túng tiền tệ ở Trung Quốc. Vào thời điểm cao trào nhất của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung năm 2019. Mỹ dán nhãn Trung Quốc thao túng tiền tệ với lý do chỉ là đồng nhân dân tệ vượt làn ranh đỏ 7 nhân dân tệ ăn 1 đô la. Nhưng bỗng nhiên sau đó vài tháng, vào tháng 01/2020. Chính quyền Mỹ lại loại bỏ Trung Quốc khỏi danh sách thao túng tiền tệ. Chuyện này diễn ra sau khi thỏa thuận “giai đoạn 1” giữa Mỹ và Trung Quốc được thông qua. Với việc Trung Quốc hứa hẹn mua thêm nhiều hàng hơn nữa của Mỹ.
Nói cách khác, có vẻ như chính quyền cựu Tổng thống Trump sử dụng dán nhãn thao túng tiền tệ. Như một phần của ngoại giao trừng phạt nhằm đạt được những lợi ích chiến lược. Có ý kiến kỳ vọng chính quyền của Tổng thống Biden có thể sẽ mềm mỏng hơn với Việt Nam trong vấn đề này. Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng họ sẽ gỡ bỏ định danh thao túng tiền tệ một cách miễn phí cho Việt Nam. Chính quyền tiền nhiệm đã để lại cho họ một quân bài quý giá trên bàn đàn phán thương mại. Và họ sẽ tìm cách tận dụng nó thật tốt. Có lẽ Mỹ sẽ chỉ gỡ bỏ định danh thao túng tiền tệ với Việt Nam nếu họ nhận được. Hoặc cảm thấy sẽ nhận được những lợi ích chiến lược khác.
⋅ Mỹ rút Việt Nam khỏi danh sách thao túng tiền tệ
Ngày 16/4/2021, Bộ Tài chính Mỹ thông báo không có đủ bằng chứng để kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ. Như đã nêu trong báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ” hồi tháng 12/2020 (Nguồn: https://home.treasury.gov/system/files/206/December-2020-FX-Report-FINAL.pdf).
Ngoài Việt Nam, Thụy Sĩ và Đài Loan cũng được Mỹ đưa ra khỏi danh sách các quốc gia. Mà chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump cho là thao túng tỷ giá hối đoái.
Tuy vậy, Bộ Tài chính Mỹ cho rằng cần tăng cường phân tích thêm về vấn đề này trong các cuộc hội đàm song phương tiếp theo.
3.4 Hệ lụy của việc bị dán nhãn thao túng tiền tệ
Từ những phân tích ở trên có thể cho thấy. Nhận định của Bộ Tài chính Mỹ về hành vi thao túng tiền tệ của Việt Nam không có cơ sở thực sự từ góc độ chính sách tỷ giá của NHNNVN. Tuy nhiên, việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ sẽ có tác động nhất định tới chính sách tỷ giá. NHNNVN sẽ phải điều hành tỷ giá linh hoạt hơn và cẩn trọng hơn trong việc mua ròng ngoại tệ liên tục với số lượng lớn.
NHNNVN cũng có thể xem xét điều chỉnh cơ cấu dự trữ quốc tế. Như ổn định hoặc giảm dự trữ bằng đồng USD. Và cần tăng dự trữ bằng các ngoại tế khác như: đồng Euro, Nhân dân tệ, Yên Nhật, vàng. Hoặc đồng tiền của các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam… Nhằm tránh bị coi là can thiệp thị trường tiền tệ quá những với đồng USD.
Hệ lụy từ việc Việt Nam bị dán nhãn thao túng tiền tệ thường là tiêu cực. Bởi lẽ, với tuyên bố Việt Nam là quốc gia thao túng tiền tệ. Chính phủ Mỹ đã có bước đệm để áp các lệnh trừng phạt thương mại đối với Việt Nam. Như đánh thuế lên các mặt hàng xuất khẩu. Từ đó, lợi nhuận xuất khẩu, quy mô xuất khẩu. Cũng như sự định vị rời đi hay tiếp tục ở lại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài có thể bị tác động. Tùy thuộc mức thuế trừng phạt. Cũng như thời gian áp dụng mà Mỹ đặt ra và gỡ bỏ cáo buộc.
Ví dụ, số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết. Với nhóm 3 mặt hàng Việt Nam có thế mạnh là dệt may, da giày, gỗ… Trong 9 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ là 20 tỷ USD. Nếu bị áp thuế 5 – 25%, ở kịch bản tươi sáng nhất là giữ nguyên được lượng hàng xuất khẩu. Giả định giá không đổi, doanh nghiệp tối thiểu lỗ ngay 1 – 5 tỷ USD.
Tuy nhiên, giới doanh nghiệp cho rằng, thực tế sẽ không chỉ dừng lại ở các con số nêu trên. Do họ có thể bị giảm sản xuất, mất thị trường, cũng như hỗn loạn chuỗi cung ứng. Tác động của chuỗi cung ứng không chỉ tác động đến doanh nghiệp Việt Nam. Mà ngay cả với các doanh nghiệp Mỹ đang sản xuất hàng hóa tại thị trường này. Để xây dựng một chuỗi cung ứng, trung bình doanh nghiệp cần 2 – 3 năm.
Việc Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ chủ yếu về vấn đề thương mại. Chứ không liên quan nhiều đến vấn đề tiền tệ. Bởi vậy, cần đẩy mạnh cân bằng hơn cán cân thương mại với Mỹ. Do nước này quan tâm nhất là vấn đề giảm thâm hụt thương mại.
Tuy nhiên, việc bị gắn mác thao túng tiền tệ cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN. Theo đó, NHNN có thể sẽ phải hạn chế việc mua ngoại tệ. Và tiếp tục hạ giá mua vào USD tại Sở giao dịch NHNN để ứng phó với việc Việt Nam bị Mỹ gán mác thao túng tiền tệ. Trong trung và dài hạn, việc bị hạn chế sử dụng công cụ mua ngoại tệ khiến các kênh bơm thanh khoản VND vào thị trường sẽ bị giới hạn. Và có thể đẩy mặt bằng lãi suất ngân hàng tăng.
3.4 Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ tác động tích cực cho chứng khoán Việt
Ngày 16/4/2021, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã bất ngờ đảo ngược quan điểm. Và đưa 3 quốc gia, vùng lãnh thổ là Việt Nam, Thụy Sĩ và Đài Loan ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ trong báo cáo mới nhất gửi Quốc hội Hoa Kỳ.
Chính quyền Tổng thống Biden đã quyết định không “dán nhãn” thao túng tiền tệ đối với 3 quốc gia trên. Mặc dù cả 3 đều đáp ứng các tiêu chí của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Điều này cho thấy lập trường ít đối đầu hơn của Biden đối với các đối tác thương mại của Hoa Kỳ so với người tiền nhiệm của mình.
Việc đảo ngược quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ là điều tích cực đối với các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì một số lý do sau:
– Thứ nhất, giúp loại bỏ rủi ro thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Đồng thời gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, giá cổ phiếu sẽ tăng theo.
– Thứ hai, là cơ sở cho chính sách duy trì tỷ giá VNĐ ổn định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tỷ giá hối đoái ổn định giúp thu hút các dòng vốn nước ngoài, giúp đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư. Khi nguồn vốn nước ngoài dồi dào sẽ tạo áp lực giảm lãi suất và phần bù rủi ro mà các nhà đầu tư nước ngoài yêu cầu đối với cổ phiếu Việt Nam. Điều này rất có lợi cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
– Thứ ba, thông tin kinh tế vĩ mô ổn định là nền tảng để ổn định, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển bền vững hơn.
3.5 Giải pháp giảm rủi ro cáo buộc thao túng tiền tệ
Để giảm rủi ro bị gắn nhãn thao túng tiền tệ mà Mỹ áp đặt. Việt Nam cần thực hiện những giải pháp sau đây:
Thứ nhất, phải chứng minh bằng được rằng Việt Nam chưa bao giờ chủ trương phá giá tiền tệ. Luận điểm của Bộ Tài chính Mỹ rằng, họ đặc biệt quan tâm đến việc NHNNVN có cố tình hạ giá đồng tiền để chiếm lợi thế trong xuất khẩu hay không. Một trong những yếu tố nhận biết dấu hiệu này là tỷ giá thực. Chỉ tiêu này có thể thay đổi rất lớn tùy theo cách tính toán. Đây là những điểm mà Việt Nam cần chuẩn bị thật kỹ để đàm phán. Và chứng minh rằng Việt Nam chưa bao giờ có chủ trương phá giá tiền tệ.
Thứ hai, sử dụng công cụ can thiệp ngoại hối mới phù hợp với đặc điểm Việt Nam. Từ đầu năm 2021, NHNN đã thực hiện mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng. Cho phép hủy ngang với các ngân hàng thương mại. Đây là một giải pháp tốt cho phép NHNNVN đặt ra một mức tỷ giá định hướng thông qua giá mua kỳ hạn từ các ngân hàng thương mại. Qua đó phát đi tín hiệu về mức tỷ giá mà NHNNVN sẵn sàng can thiệp mua ngoại tệ vào.
Ngoài ra, việc cho phép hủy ngang hợp đồng kỳ hạn tạo ra tính linh hoạt. Để các ngân hàng thương mại điều chỉnh trạng thái ngoại hối theo điều kiện vốn vào hay ra. Mà không cần có sự can thiệp trực tiếp của NHNNVN. Có thể hiểu phương thức điều hành tỷ giá này là định hướng điều hành theo “luồng tiền” (flow) trong một khoảng thời gian. Thay vì phải mua hay bán quá nhiều để can thiệp vào thị trường để giữ ổn định tỷ giá.
Hiểu nôm na là trên thị trường ngoại hối có lúc dư thừa, có lúc thiếu ngoại tệ. Nếu can thiệp hoàn toàn dựa vào thị trường giao ngay. Sẽ có trường hợp NHNNVN phải mua ngoại tệ khi ngoại tệ dư thừa. Rồi sau đó do yếu tố mùa vụ lại phải bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại khi có nhu cầu tăng cao. Nay tận dụng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn thì ít ra tiết kiệm được một đầu giao dịch. Khi nhu cầu ngoại tệ tăng cao, ngân hàng thương mại có nhu cầu có thể chọn hủy ngang giao dịch kỳ hạn. Như vậy sẽ đảm bảo được nguồn ngoại hối cần thiết. Mà không có giao dịch nào phát sinh của NHNNVN trên thị trường tiền tệ.
NHNNVN càng tận dụng nhiều giao dịch phái sinh này. Sẽ giảm được mức độ cần mua bán nhiều lần trên thị trường ngoại hối giao ngay để ổn định thị trường. Đồng thời vẫn đưa ra được tín hiệu chính sách về một mức định hướng tỷ giá. Mà NHNNVN sẵn sàng can thiệp thông qua giá kỳ hạn.
Tất nhiên, có ai đó sẽ chỉ ra: Như vậy phải chăng là một cách thức “lách” tiêu chí can thiệp ngoại hối của Mỹ. Và sẽ dễ dàng bị người Mỹ chỉ ra. Điều này đặc biệt đáng lưu ý là với trường hợp Đài Loan. Khi phía Mỹ tính cả dữ liệu giao dịch giao ngay và phái sinh vào trong hoạt động can thiệp ngoại hối.
Tuy nhiên, nhìn ở một góc nhìn khác. Rõ ràng phía Việt Nam đã có thiện chí can thiệp ít đi vào thị trường thông qua công cụ mua bán kỳ hạn. Và phần nào đó để thị trường tự quyết chuyện hủy ngang giao dịch kỳ hạn. Tức đang phát đi tín hiệu chính sách nhưng để thị trường tự điều chỉnh. Tất cả phụ thuộc vào góc nhìn mà thôi. Vấn đề chính nằm ở lợi ích thương mại và đầu tư tổng thể theo kiểu có đi có lại giữa hai nước.
Thứ ba, hạn chế thặng dư thương mại của Việt Nam so với Mỹ. Như chỉ ra từ những phân tích ở trên. Thặng dư thương mại lớn của Việt Nam so với Mỹ là nguyên nhân chủ yếu. Khiến câu chuyện điều tra thao túng tiền tệ diễn ra.
Còn lý do quan trọng khiến thặng dư thương mại của Việt Nam lớn so với Mỹ. Là do tác động của chính sách thuế Mỹ áp đặt lên Trung Quốc. Vì vậy, trước thời điểm báo cáo về kinh tế vĩ mô và chính sách ngoại hối của đối tác thương mại chính của Mỹ sắp tới được công bố. Càng nhiều những thỏa thuận thương mại và đầu tư giữa hai nước được ký kết theo hướng thu hẹp thâm hụt thương mại song phương giữa Việt Nam với Mỹ. Và càng nhiều hoạt động hợp tác đầu tư giữa Mỹ với Việt Nam càng là tin tốt.
Thứ tư, chủ động cung cấp thông tin giải trình, khách quan, chi tiết và minh bạch. Để Mỹ hiểu đầy dủ và đúng đắn hơn về chính sách và thực tế kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng Mỹ. Sớm triển khai tiến trình đàm phán trao đổi, thương lượng giải quyết vấn đề giữa hai bên.
Đó cũng không phải chỉ vì sức ép của Mỹ. Điều quan trọng nhất, bởi vì đó là một chính sách đúng hướng. Trong việc hiện đại hóa các khuôn khổ chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam.
Thứ năm, đẩy mạnh xúc tiến các biện pháp khác như tăng nhập khẩu hàng hóa từ nước Mỹ (Như đã từng ký một số hợp đồng tỷ đô mua máy bay của Mỹ. Hoặc thúc đẩy các dự án lớn thuộc lĩnh vực năng lượng, điện khí LNG. Là mặt hàng Việt Nam có nhu cầu lớn trong khi nguồn cung từ Mỹ dồi dào, giá cả cạnh tranh). Việt Nam cũng cần thể hiện sự tôn trọng chính kiến của Mỹ. Và nhất quán thể hiện thành ý Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ kinh tế – thương mại ổn định và bền vững với Mỹ.
Thứ sáu, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu sản xuất và xuất khẩu đi Mỹ. Bằng chính công nghệ và nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ. Gắn với xây dựng chuỗi cung ứng khép kín. Tạo ra hiệu quả chắc chắn cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Thứ bảy, tăng cường trao đổi, thảo luận tìm kiếm các giải pháp xử lý thỏa đáng những vấn đề còn tồn tại. Đáp ứng cao nhất lợi ích của cả hai nước. Đặc biệt, tập trung tháo gỡ khó khăn về dịch vụ công nghệ, quảng bá, quảng cáo, thương mại dịch vụ. Giới thiệu, mở rộng các cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận hàng hóa Mỹ. Hai nước đang tích cực trao đổi, rà soát vướng mắc. Và thúc đẩy giải quyết các quan tâm của Mỹ, trong đó có triển khai hiệu quả.
Kế hoạch hành động hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, giảm thâm hụt thương mại. Với những hành động thiết thực tin tưởng rằng quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.
Khi chính quyền ông Joe Biden đang theo đuổi đường lối chính sách “Hãy làm nước Mỹ tốt lên” (Build America back better). Hy vọng mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ cũng sẽ tốt lên, bao gồm cả những vấn đề thương mại và tiền tệ.
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về hoạt động thao túng tiền tệ. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về thao túng tiền tệ là gì? Nguyên nhân xảy ra việc thao túng tiền tệ? Và biết được những hệ lụy từ việc bị dán nhãn thao túng tiền tệ. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá những rủi ro, để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các hành vi thao túng tiền tệ. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán của Cú như:
Anh em có thể bắt đầu từ các bài viết về thao túng thị trường chứng khoán của Cú như:
1. Tìm hiểu về thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam (P.1)
2. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán (P.2)
3. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán (P.3)
4. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán (P.4)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969