Thao túng thị trường chứng khoán – ASA và Louis Holdings (P.10)
Chắc hẳn khi tham gia chứng khoán, anh em đã từng nghe đến cụm từ “thao túng thị trường chứng khoán” hoặc “thao túng giá cổ phiếu”. Việc thao túng giá của “đội lái” không những gây thiệt hại cho các nhà đầu tư cá nhân. Mà còn tác động một cách tiêu cực đến doanh nghiệp có mã cổ phiếu bị thao túng. Bởi nó có thể khiến doanh nghiệp phá sản hoặc bị thôn tính một cách thụ động. Ngoài ra, bản chất hoạt động của thị trường chứng khoán bị bóp méo bởi hành động của đội lái. Gây ra nguy cơ sụp đổ thị trường chứng khoán. Do không còn mối liên kết giữa thị trường và hoạt động của doanh nghiệp.
Liên tục mua bán, tạo cung cầu giả, đẩy giá cổ phiếu, âm thầm bán chui… Là những chiêu trò đã và đang tồn tại trên thị trường chứng khoán. Nhiều vụ việc bị phanh phui, loạt tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính. Thậm chí lĩnh án tù, nhưng vì lợi nhuận, nhiều cá nhân vẫn dùng chiêu trò này.
Vậy sau khi anh em đã hiểu rõ thao túng thị trường chứng khoán là gì. Và các hành vi thao túng phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua các bài trước. Hãy cùng Cú điểm mặt những vụ thao túng thị trường chứng khoán nổi tiếng tại Việt Nam ở bài viết này nhé!
Trong suốt 22 năm hình thành và phát triển. Chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến nhiều diễn biến thăng trầm. Trong đó, có nhiều hành vi thao túng cổ phiếu từng làm chao đảo thị trường.
Dưới đây là một số vụ án điển hình nhà đầu tư cần biết.
1. Thao túng thị trường chứng khoán tại Công ty cổ phần ASA
1.1 Công ty Cổ phần ASA là doanh nghiệp gì?
Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng ASA (tiền thân là chi nhánh công ty TNHH Thương mại Sana) được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 2007. Với vốn điều lệ ban đầu là 16.000.000.000 đồng.
Là một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong ngành sản xuất kinh doanh các loại bột giặt, hoá mỹ phẩm, chất tẩy rửa và dầu ăn. Công ty Cổ phần liên doanh Sana WMT đã khẳng định ưu thế và thương hiệu trên thị trường Việt Nam.
Ngày 22 tháng 4 năm 2011, Công ty đã nộp hồ sơ Công ty đại chúng lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Và chính thức trở thành Công ty đại chúng theo công văn số 1130/UBCK-QLPH của UBCKNN.
Công ty được chấp thuận niêm yết và chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 12/3/2012. Mã chứng khoán là ASA. Ngành nghề kinh doanh gồm sản xuất buôn bán dầu gội đầu, sữa tắm. Sản xuất nước uống tinh khiết, nước đóng chai. Sản xuất dầu thực vật và buôn bán, sản xuất tư liệu tiêu dùng.
1.2 Vụ thao túng giá cổ phiếu ASA
Hành vi thao túng giá cổ phiếu ASA xảy ra từ năm 2013, song sau 9 năm mới bị phanh phui. Lật lại lịch sử giao dịch của cổ phiếu ASA, có thể thấy. Cổ phiếu này từng có thời điểm “thăng hoa” ngay sau khi lên sàn và “tắt lịm” chóng vánh.
Biến động bất thường của cổ phiếu gắn liền kế hoạch tăng vốn ASA. Tiền thân là Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại Sana, được thành lập năm 2007. Với vốn điều lệ 16 tỷ đồng, kinh doanh các loại bột giặt, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa và dầu ăn. Năm 2011, Công ty tăng vốn lên 30 tỷ đồng.
Hiệu quả kinh doanh của Công ty khá khiêm tốn, khi lợi nhuận năm 2011 chỉ đạt 1 tỷ đồng. Còn năm 2012 là 408 triệu đồng. Cổ phiếu ASA được niêm yết trên sàn HNX từ ngày 12/3/2012. Trong 1 tháng đầu, khối lượng khớp lệnh chỉ đạt vài nghìn cổ phiếu/phiên.
Tuy vậy, từ sau ngày 20/4/2012, thanh khoản tăng mạnh. Đơn cử, ngày 13/7/2012, khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt 157.000 đơn vị. Giá đóng cửa đạt 14.400 đồng/cổ phiếu.
Đỉnh điểm, ngày 28/12/2012, khối lượng giao dịch đạt 294.400 cổ phiếu. Sau khi giá cổ phiếu đạt đỉnh ở mức hơn 17.000 đồng/cp. Thì đến ngày 12/6/2013, cổ phiếu ASA bắt đầu mất thanh khoản. Đến năm 2014 – 2015, giá cổ phiếu rớt mạnh về vùng 3.000 – 4.000 đồng/cp.
Giai đoạn thanh khoản và giá cổ phiếu tăng mạnh cũng trùng với giai đoạn Công ty triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ.
Cụ thể, ngày 05/02/2013, Hội đồng quản trị Công ty có Nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng. Thông qua phát hành 7 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược. Mục đích là nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động; mở rộng, đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư.
Đáng nói là, sau đúng 1 tháng, ngày 05/3/2013, Công ty mới công bố thông tin này trên HNX.
Đến giữa năm 2019, cổ phiếu ASA bị hủy niêm yết bắt buộc trên HNX. Chuyển sang giao dịch trên thị trường UPCOM. Và bị hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hàng tuần).
Lý do là Công ty đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin (Tính đến ngày 12/4/2019, Công ty vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017. Báo cáo soát xét bán niên 2018 và báo cáo tài chính quý IV/2018. Và báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018).
Nhờ sóng cổ phiếu penny, cổ phiếu “rác” trong năm 2021. Thị giá cổ phiếu này có lúc đạt trên 14.000 đồng/cp. Trước khi bị HNX ra quyết định đình chỉ giao dịch từ ngày 24/01/2022. Thị giá cổ phiếu này đứng ở mức 12.600 đồng/cổ phiếu.
Báo cáo tài chính cập nhật mới nhất (báo cáo soát xét bán niên 2021) của ASA cho thấy. Lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm ngoái của Công ty là 320 triệu đồng. Trong khi cùng kỳ 2020 âm 306 triệu đồng. Kết quả kinh doanh không đáng kể, lợi nhuận đến từ đầu tư tài chính. Chủ yếu là các khoản góp vốn, đầu tư bất động sản.
1.3 Hủy 7 triệu cổ phiếu của Công ty ASA vì bị tăng khống
Trở lại với vụ án thao túng giá cổ phiếu, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của cựu lãnh đạo ASA. Được biết, trong quá trình giám sát, kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phát hiện có một số dấu hiệu bất thường trong báo cáo tài chính của Công ty. Cũng như trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng. Và giao dịch cổ phiếu ASA nên đã đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc. Sau khi vụ án bị khởi tố, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định hủy 7 triệu cổ phiếu trong đợt tăng vốn trên.
Trong thông cáo gửi cho cơ quan báo chí chiều 24/1/2022, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) cho biết. Hôm 23/1/2022 đã có quyết định số 50 về việc hủy 7 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần ASA. Từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn từ 30 tỉ đồng lên 100 tỉ đồng của doanh nghiệp này. Do chủ tịch hội đồng quản trị của doanh nghiệp này đã làm giả hồ sơ, tài liệu để tăng khống 7 triệu cổ phiếu. Sau đó, ông Nam đã niêm yết bổ sung 7 triệu cổ phiếu ASA tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội để bán và thu tiền bất chính.
Quyết định nêu trên được ban hành căn cứ kết quả kiểm tra của SSC đối với Công ty cổ phần ASA. Và kết quả điều tra, xác minh của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Theo đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã xác định ông Nguyễn Văn Nam – Nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần ASA. Đã thực hiện hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu để tăng khống 7 triệu cổ phiếu ASA. Tương đương 70 tỷ đồng từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng của Công ty cổ phần ASA.
Đồng thời, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự. “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần ASA và các đơn vị liên quan”.
1.4 Hủy giao dịch cổ phiếu, quyền lợi của nhà đầu tư được giải quyết ra sao?
Việc hủy bỏ giao dịch của lô cổ phiếu trên sau khi vụ việc diễn ra 9 năm. Khi ông Nam đã bán ra để trục lợi khiến nhiều nhà đầu tư đặt ra câu hỏi. “Quyền lợi của phía nhà đầu tư sẽ được giải quyết ra sao?”
Vấn đề là trên thị trường chứng khoán, việc giao dịch cổ phiếu diễn ra liên tục. Lô cổ phiếu bất hợp pháp kia chắc chắn đã được sang tay qua nhiều nhà đầu tư. Việc xác định đối tượng thiệt hại ra sao?
Việc mua – bán cổ phiếu là một giao dịch dân sự. Khi giao dịch dân sự bị vô hiệu do vi phạm pháp luật. Thì các bên hoàn trả lại những gì đã nhận, tức là ai đã nhận tiền thì phải trả lại tiền.
Do vụ án có yếu tố hình sự nên trong quá trình điều tra. Nếu các cá nhân liên quan đã thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường cho nhà đầu tư. Thì vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ không còn được đặt ra.
Trái lại, nếu các bên không giải quyết xong việc bồi thường. Thì nhà đầu tư được xác định là bị hại trong vụ án hình sự. Họ có thể sẽ phải mất nhiều năm để theo đuổi vụ án để đòi lại tiền. Do quá trình tố tụng gồm nhiều thủ tục, quy trình như điều tra, truy tố (xét xử theo trình tự cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm), thi hành án.
Vụ việc thao túng giá chứng khoán, giả mạo hồ sơ tại ASA không phải là câu chuyện mới trên thị trường chứng khoán. Nhưng thực tế, những thủ đoạn khá quen thuộc này lại mất nhiều năm mới bị phát giác. Và mất nhiều thời gian để xác minh, điều tra.
Trong khi đó, việc chậm phát hiện và xử lý đối với các trường hợp thao túng giá cổ phiếu. Gây thiệt hại rất lớn đối với cổ đông, nhà đầu tư.
2. Thao túng thị trường chứng khoán với cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Louis Holdings
2.1 Hệ sinh thái Louis Holdings gồm những doanh nghiệp như thế nào?
Công ty cổ phần Louis Holdings trở thành cái tên đình đám khi liên tiếp thâu tóm nhiều doanh nghiệp. Tạo dựng hệ sinh thái “họ Louis”. Chỉ trong một năm 2021, doanh nghiệp do ông Đỗ Thành Nhân làm chủ tịch. Đã trở thành cổ đông lớn của 5 đơn vị gồm:
- Công ty cổ phần Louis Capital (TGG).
- Công ty cổ phần Louis Land (BII).
- Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar – LDP).
- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex – AGM).
- Công ty cổ phần Sametel (SMT).
Trước khi về “nhà Louis”, đây gần như chỉ là những công ty quy mô nhỏ. Kết quả kinh doanh sa sút hoặc có tốc độ tăng trưởng chậm rãi. Gần như “không ai nhớ mặt đặt tên”. Nhưng trong mùa báo cáo tài chính 2021 vừa qua. Mặt bằng chung kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này đều cải thiện đáng kể.
Louis Capital là đơn vị thay đổi ngoạn mục nhất khi doanh thu tăng trưởng đến hơn 78 lần chỉ sau một năm. Công ty cũng thoát lỗ khi lợi nhuận tăng thêm gần 143 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng xếp thứ nhì là Louis Land khi ghi nhận doanh thu tăng hơn 7 lần. Và lãi sau thuế vượt hơn gấp đôi năm 2020. Tương tự, Angimex ghi nhận doanh thu tăng gấp đôi, nâng lợi nhuận sau thuế tăng lên khoảng 81%.
Thời gian trước, Louis Capital và Louis Land đều là doanh nghiệp có quy mô nhỏ trong ngành. Kết quả kinh doanh nhiều năm qua hụt hơi liên tục khi doanh thu chỉ ghi nhận vài chục tỷ đồng. Lợi nhuận trung bình chỉ vài tỷ đồng. Louis Land có năm còn kinh doanh dưới giá vốn.
Ladophar và Sametel là hai thành viên gia nhập muộn hơn. Và có sự tăng trưởng không vượt bậc như ba “đàn anh” cùng họ. Sametel trong quý cuối năm 221 đã xóa lỗ lũy kế. Và bắt đầu ghi nhận lãi nhờ tiết giảm các chi phí thường xuyên. Tuy vậy, lợi nhuận cả năm vẫn giảm so với năm 2020 do giá vốn giảm chậm hơn doanh thu. Còn chi phí tài chính lại tăng, mạnh nhất là chi phí lãi vay.
Trong khi đó, năm 2021 là giai đoạn Ladophar ghi nhận mức lãi cao nhất, đạt hơn 39 tỷ đồng. Trước đây, doanh nghiệp này đã lỗ trong 6 quý liên tiếp.
Nhìn chung, sau khi gắn “họ Louis”, đa số doanh nghiệp kể trên đều trở thành nhà đầu tư thành công. Doanh thu tài chính trở thành mảng đóng góp lớn cho kết quả kinh doanh.
Louis Capital chốt lãi chứng khoán tốt khi bán cổ phần tại nhiều công ty. Đưa lợi nhuận vượt gấp 50 lần kế hoạch đề ra. Trong năm, doanh thu tài chính tăng gần 34 lần so với năm liền trước. Chủ yếu là lãi kinh doanh chứng khoán, chiếm 99,5%.
Ban lãnh đạo Louis Capital lý giải. Kết quả kinh doanh biến động mạnh nhờ công ty thay đổi định hướng kinh doanh từ giữa năm 2021. Theo hướng tập trung vào đầu tư và mua bán nợ. Trong quý cuối năm ngoái, công ty thanh lý các khoản đầu tư. Và bán chứng khoán trong danh mục nên lợi nhuận nhảy vọt.
Tương tự, doanh thu tài chính của Louis Land tăng đột biến từ hơn 100 triệu đồng trong năm ngoái lên hơn 94 tỷ đồng. Chủ yếu là lãi chuyển nhượng công ty. Ban lãnh đạo cũng cho biết, kết quả kinh doanh tăng mạnh nhờ thanh lý các khoản đầu tư. Và bán các khoản đầu tư trong doanh mục chứng khoán kinh doanh.
Ladophar và Angimex năm qua cũng ghi nhận đóng góp lớn của doanh thu hoạt động tài chính. Trong đó, Ladophar ghi nhận lợi nhuận dương và xóa lỗ lũy kế trong quý IV/2021. Nhờ doanh thu tài chính đột biến từ khoảng 766 triệu đồng lên hơn 31 tỷ đồng. Angimex cũng có doanh thu tài chính tăng gần 3 lần. Trong đó, phần lớn là lãi từ đầu tư cổ phiếu, giúp doanh nghiệp này thu về gần 36 tỷ đồng.
Sametel là doanh nghiệp duy nhất trong nhóm trên có doanh thu tài chính đi lùi.
Với chiến lược trở thành một tập đoàn đa ngành, sau khi thâu tóm các doanh nghiệp. Louis Holdings vạch ra nhiều kế hoạch với tham vọng lớn. Tuy nhiên, các thành viên của hệ sinh thái này vẫn luẩn quẩn với công việc đầu tư tài chính hoặc hoạt động kinh doanh cũ.
- Louis Capital được định hướng trở thành doanh nghiệp đa ngành về bất động sản. Và cả thủy sản, nông sản, mua bán nợ, trồng trọt, chăn nuôi, chứng khoán. Nhưng trước mắt trong năm 2021. Hoạt động bán hàng hoá vẫn chiếm đến 87,5% tổng doanh thu của Louis Capital. Suốt thời gian qua, thị trường chỉ biết đến công ty này qua những thương vụ chốt lời cổ phiếu của Cáp nhựa Vĩnh Khánh, Chứng khoán APG, Vinachem…
- Tương tự, được định hướng là doanh nghiệp bất động sản. Nhưng trong năm ngoái, doanh thu cốt lõi của Louis Land lại đến từ bán hàng hóa và thành phẩm (chiếm 96,7%). Đến cuối năm, công ty còn tồn kho 41,5 tỷ đồng gạo chưa tiêu thụ xong.
- Angimex gần như ít thay đổi định hướng kinh doanh sau khi về nhà Louis. Vốn dĩ là “đại gia gạo An Giang”. Doanh nghiệp có ngành nghề gần với Louis Holdings trước đó – tiền thân là công ty gạo Louis Rice. Mua lại hơn 51% cổ phần từ Nguyễn Kim, Louis Holdings tham vọng “dựng lại tượng đài ngành gạo Việt Nam”. Và đưa Angimex vào nhóm doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhưng trong năm ngoái, doanh nghiệp này vẫn chưa cải thiện được biên lợi nhuận ròng. Chủ yếu do giá vốn vẫn tăng cao. Riêng mảng xương sống là bán lương thực, giá vốn đã bằng 96% doanh thu.
Tuy nhiên thời gian các doanh nghiệp này được tái cấu trúc dưới tay Louis Holdings cách đây không lâu. Doanh nghiệp gắn “họ Louis” sớm nhất là Louis Land. Cũng chỉ trở thành công ty con của hệ sinh thái này trong tháng 02/2021. Vì thế, các doanh nghiệp cũng cần thời gian để chuyển đổi mô hình kinh doanh và “thay da đổi thịt”.
2.2 Hiệu ứng “Louis” – Cổ phiếu “vịt trời” hóa “thiên nga”
Hiệu ứng “Louis” giúp một loạt cổ phiếu, từ mức giá khởi điểm chỉ ngang cốc trà đá, mớ rau, vọt lên trở thành hiện tượng của sàn chứng khoán.
“Louis” không phải một thuật ngữ trong lĩnh vực chứng khoán. Cụm từ này đơn thuần là tiền tố xuất hiện trong tên một loạt doanh nghiệp. Được đổi lại sau những thương vụ M&A liên quan tới Công ty cổ phần Louis Holdings (tên cũ là Công ty cổ phần Tập đoàn Louis Rice). Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
M&A (mua bán, sáp nhập) là hoạt động thông thường trên sàn chứng khoán. Nhưng điểm đặc biệt với các thương vụ liên quan tới Louis Holdings là cổ phiếu các doanh nghiệp bị thâu tóm đều tăng phi mã. Dù trước đó, những mã này thuộc nhóm penny, thị giá chỉ ngang cốc trà đá, mớ rau. Công ty cổ phần Louis Land (BII) và Công ty cổ phần Louis Capital (TGG) là ví dụ.
TGG có tên cũ là Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Trường Giang. Hoạt động chính là thi công, xây lắp các công trình xây dựng. Còn BII tên ban đầu là Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư. Hoạt động kinh doanh bất động sản khu công nghiệp.
Cuối năm 2020, thị giá TGG trên sàn chứng khoán chỉ loanh quanh vùng 1.200 – 1.400 đồng. Trong khi BII cũng không khá hơn, giao dịch ở ngưỡng 2.000 – 3.000 đồng.
Tuy nhiên, sự thay đổi đã diễn ra khi ông Đỗ Thành Nhân. Và nhóm cổ đông liên quan tới Louis Holdings xuất hiện tại những doanh nghiệp này. Chỉ trong nửa đầu năm 2021, TGG trở lại mệnh giá còn BII tăng gấp ba lần. Nhưng con số này chưa là gì nếu so với thay đổi giá các mã này trong những tháng cuối năm 2021.
TGG trở thành cổ phiếu tăng ấn lượng nhất HOSE khi vọt từ vùng giá 10.000 đồng. Và lên hơn 60.000 đồng bằng một chuỗi phiên tăng trần liên tiếp. BII cũng tương tự, tăng lên mức đỉnh hơn 31.000 đồng trước khi điều chỉnh. Tính chung từ đầu năm 2021, thị giá TGG đã tăng đến gần 75 lần. Còn BII tăng hơn 30 lần thị giá chỉ sau chưa đầy một năm.
Ngoài TGG và BII, những công ty niêm yết khác có “bóng dáng” Louis Holdings xuất hiện. Như AGM, APG, DDV hay SMT cũng ghi nhận những phiên tăng kịch trần liên tiếp. Mức tăng phổ biến trên 100%, vượt xa các mã khác trên thị trường.
Tuy nhiên, đà tăng giá phi mã của những cổ phiếu này chủ yếu đến từ dòng tiền đầu cơ. Khi nhà đầu tư kỳ vọng vào sự lặp lại của chuỗi phiên tăng giá liên tục. Trong khi đó, sự thay đổi trong nội tại doanh nghiệp mới chỉ dừng ở sự xuất hiện của những cổ đông mới. Và những kỳ vọng trong tương lai được vẽ “trên giấy”.
Như trường hợp Louis Capital (TGG), từ một công ty thuần về xây lắp. TGG đổi tên, đổi định hướng sang tư vấn, đầu tư M&A. Báo cáo tài chính nửa đầu năm 2021 của doanh nghiệp này cũng ghi nhận lãi ròng đột biến hơn 42 tỷ đồng. Bù đắp phần lỗ lũy kế phát sinh nhiều năm trước. Tuy nhiên, sự thay đổi vẫn chưa phản ánh vào kết quả kinh doanh. Khi con số lợi nhuận không đến từ hoạt động kinh doanh chính. Mà do công ty hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi.
Ở khía cạnh doanh nghiệp, báo cáo quản trị trong nửa đầu năm của TGG nêu ra hàng loạt vấn đề về giao dịch với người nội bộ. Trong đó, Ban kiểm soát cho biết, riêng quý II, tổng giá trị giao dịch liên quan đến việc thoái các khoản đầu tư của TGG qua hình thức chuyển nhượng cho đối tác bên ngoài. Chủ yếu là người liên quan đến lãnh đạo công ty, đã vượt quá 35% tổng tài sản. Các giao dịch này có giá trị trọng yếu nhưng không được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Theo Ban kiểm soát TGG, là vi phạm Luật Doanh nghiệp 2020.
Đồng thời, Ban kiểm soát công ty cũng lưu ý về việc phân nhỏ các giao dịch nhằm tránh sự kiểm soát. “Hành vi phân nhỏ các giao dịch nhằm tránh sự kiểm soát là hành vi trái pháp luật. Xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của các cổ đông”.
Với Louis Land (BII), một kết quả tương tự xuất hiện trong báo cáo kết quả kinh doanh. Lợi nhuận doanh nghiệp này trong nửa đầu năm tăng vọt. Nhưng chủ yếu đến từ doanh thu tài chính, ghi nhận lãi từ thanh lý công ty con.
Dòng tiền có thể đổ vào các mã này rất nhanh với kỳ vọng “đu sóng” ngắn hạn. Nhưng khi có dấu hiệu đảo chiều, áp lực bán ra cũng sẽ rất lớn.
Sau nhiều đồn đoán nghi vấn thao túng giá cổ phiếu lãnh đạo Louis Capital có văn bản bác bỏ. Và khẳng định các thương vụ M&A chỉ phục vụ mục đích xây dựng hệ sinh thái và phát triển dài hạn.
Lãnh đạo TGG đã có văn bản gửi Ủy ban chứng khoán. Khẳng định công ty không thực hiện bất kỳ hành động nào tác động đến giá cổ phiếu các doanh nghiệp liên quan. “Louis Capital chưa từng và sẽ không bao giờ thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán”, văn bản từ Louis Capital viết.
Ngay lập tức, từ cuối tháng 9/2021, cổ phiếu “họ Louis” đồng loạt quay đầu giảm sâu. Nằm sàn nhiều phiên liên tiếp. Đến đầu năm 2022, hai mã này giao dịch quanh vùng giá 10.000 đồng một đơn vị. Sau đó, thị giá TGG và BII lại bắt đầu khởi động đà tăng cho “sóng” mới.
2.3 “Chiêu trò ảo thuật” thao túng thị trường chứng khoán với giá cổ phiếu BII, TGG
a) “Cái bắt tay” lịch sử
Theo kết luận điều tra, “cái bắt tay” giữa Đỗ Thành Nhân (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Louis Holdings) và Đỗ Đức Nam (Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Trí Việt) diễn ra vào cuối năm 2020. Người giới thiệu cho hai người này gặp nhau là ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp Bảo Thư. Thời điểm đó, công ty của ông Dũng hoạt động yếu kém. Có nguy cơ bị hủy niêm yết, mã chứng khoán BII. Cùng với việc chuyển nhượng công ty cho Nhân, ông Dũng giới thiệu Nam cho Nhân. Để Nam sẽ xử lý cho Nhân vay tiền mua cổ phiếu BII.
Từ đó Đỗ Thành Nhân và Đỗ Đức Nam cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về phương án. Cũng như cách thức giao dịch mua, bán đẩy giá BII để bán thu lời. Thông qua việc sử dụng 20 tài khoản chứng khoán đăng ký tên Nhân và người thân, nhân viên. Trong đó, Nhân là người chỉ đạo nhân viên nhận tiền, chuyển tiền, nộp – rút tiền vào các tài khoản chứng khoán để thực hiện giao dịch mua, bán. Còn Đỗ Đức Nam chịu trách nhiệm chỉ đạo khớp lệnh. Lo nguồn vốn và được Nhân trả 4% ngoài hợp đồng vay vốn từ Công ty quản lý tài sản Trí Việt (mã chứng khoán: TVC).
Sau khi thỏa thuận, thống nhất với Đỗ Đức Nam. Tháng 01/2021, Nhân và người thân, nhân viên đã mua 9 triệu cổ phiếu BII của ông Dũng (đứng tên ông Đỗ Cần).
Không chỉ mua “xác” công ty nêu trên. Đỗ Đức Nam tiếp tục tư vấn cho Đỗ Thành Nhân mua, bán thâu tóm cổ phiếu “rác” TGG (Công ty CP Trường Giang) trên sàn chứng khoán với giá 1.800 đồng/cổ phiếu.
Giai đoạn 2020 – 2021, Louis Holdings mua cổ phần sở hữu 6 công ty rồi niêm yết trên sàn chứng khoán. Thời điểm đó, ông Nhân là người đại diện pháp luật của 3 công ty gồm: Công ty cổ phần Louis Holdings. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang và Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng. 3 doanh nghiệp còn lại được ông này nhờ cổ đông, bạn bè, người thân đứng tên.
b) Biến cổ phiếu “rác” thành “ổ thính thơm”
Khi đã có hai mã cổ phiếu BII và TGG trong tay, ông Nhân bàn bạc với Nam tìm cách thao túng. Họ thống nhất mở các tài khoản chứng khoán đứng tên bạn bè, người thân của ông Nhân để mua bán, thâu tóm cổ phiếu. Mục đích của việc này là nhằm tăng tính thanh khoản, đẩy giá BII và TGG tăng cao, thu lợi bất chính.
Theo đó, sau khi thống nhất về cách thức thao túng. Ông Nhân đăng ký mở hai tài khoản tại Công ty cổ phần Chứng khoán Beta và Công ty Chứng khoán Trí Việt. Còn người thân, bạn bè của ông Nhân đăng ký 18 tài khoản. Mở tại Trí Việt và các công ty khác. Các tài khoản này sau khi mở xong đều chuyển về cho ông Nhân và ông Nam sử dụng. Nguồn tiền để thực hiện mua bán, khớp lệnh chủ yếu ông Nhân vay của Trí Việt.
Để thao túng, ông Nam chỉ đạo bà Lê Thị Thu Hương (Phó tổng giám đốc Chứng khoán Trí Việt) và Lê Thị Thùy Liên (nhân viên dịch vụ tài chính Chứng khoán Trí Việt). Liên tục đặt lệnh, khớp lệnh mua, bán nội bộ, mua bán chéo, khớp lệnh tạo giá đóng cửa ATC… với cổ phiếu TGG và BII.
Hằng ngày, ông Nam cũng thông báo và chốt với ông Nhân về danh sách. Cũng như số lượng tiền vào từng tài khoản.
Bên cạnh việc làm giá, tháng 8/2021, Nhân “Louis” còn lập Group Facebook “Louis Family”. Với số lượng hơn 10.000 người tham gia và Nhân viết bài “lùa gà” với nội dung như:
“Từ đây đến cuối năm; BII không được 3X, TGG không được 4X-5X. Mọi người cứ chửi thoải mái. Ghi lại làm bằng chứng….”.
Với thủ đoạn nêu trên, từ cuối tháng 01/2021 đến 18/9/2021. Các đối tượng đã đẩy giá BII từ 6.500 đồng lên 33.800 đồng/cổ phiếu (gấp 10 lần thời điểm nhóm Nhân mua vào). Sau khi lập vùng giá ở đỉnh, ngày 06/10/2021. Nhóm này đã “ra hàng”, thu lời bất chính hơn 63 tỷ đồng với mã BII.
Tương tự, chỉ trong vòng 8 tháng, các đối tượng đã thổi giá TGG từ 1.800 đồng lên 74.800 đồng/cổ phiếu. Gấp 37 lần thời điểm mua vào. Với mã cổ phiếu này, nhóm của Nhân đã “đút túi” hơn 90 tỷ đồng.
Về tiền bán cổ phiếu, ông Nhân chỉ đạo cấp dưới nhận tiền. Sau đó chuyển tiền vào các tài khoản chứng khoán trong nhóm ở các ngân hàng khác nhau. Cuối tháng, thuộc cấp của ông Nhân đưa các chứng từ cho người đứng tên mở tài khoản hộ để ký xác nhận hợp thức thủ tục hồ sơ.
c) Trí Việt cho “Louis” vay vượt cả vốn điều lệ
Để “đi lệnh” tạo cung cầu giả, đẩy giá cổ phiếu tăng gấp 10 lần (mã BII) đến 37 lần (mã TGG) so với thời điểm mua vào. Ai cũng biết phải cần rất nhiều tiền để mua bán khối lượng lớn. Và người “bơm vốn” cho Đỗ Thành Nhân thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán. Không ai khác là Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt (Công ty QLTS Trí Việt, mã chứng khoán TVC).
Công ty QLTS Trí Việt do ông Phạm Thanh Tùng (SN 1979) làm Chủ tịch HĐQT, đại diện pháp luật. Đồng thời, ông Tùng cũng là Chủ tịch HĐQT, đại diện pháp luật của Công ty CP chứng khoán Trí Việt (mã chứng khoán TVB). Cả hai công ty nêu trên đều thuộc Tập đoàn Trí Việt (T-Corp). Tập đoàn này là thương hiệu quản lý tài sản với hệ sinh thái tài chính gồm: TVC, TVB và các mảng kinh doanh, dịch vụ phụ trợ.
Đáng chú ý, vốn điều lệ của Công ty QLTS Trí Việt là 1.186 tỷ đồng. Song công ty này đã cấp nguồn tiền cho các công ty và cá nhân trong nhóm của Đỗ Thành Nhân. Để mua, bán các mã chứng khoán trong đó có BII, TGG với tổng số tiền vượt cả vốn điều lệ. Cụ thể, năm 2021, công ty này đã cho nhóm Đỗ Thành Nhân vay hơn 1.200 tỷ đồng.
“Nguồn tiền để nhóm Đỗ Thành Nhân thực hiện mua bán, khớp lệnh các mã BII, TGG. Chủ yếu là nguồn cho vay của Công ty QLTS Trí Việt. Do Đỗ Đức Nam và Hội đồng thẩm định QTRR phê duyệt, giải ngân. Và nguồn tiền quay vòng, luân chuyển giữa các tài khoản ngân hàng cá nhân trong nhóm Đỗ Thành Nhân”.
Không chỉ được cấp vốn, thậm chí, Lê Thị Thu Hương, Phó tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán Trí Việt. Đã đề nghị Phòng Quản trị rủi ro công ty chứng khoán này “vượt rào”. Cấp thêm hạn mức cho vay đối với các tài khoản nhóm Đỗ Thành Nhân để mua bán TGG, BII. Khi tài khoản của nhóm này không còn hạn mức.
Ông Nam là người phê duyệt cho ông Nhân vay vốn. Và trực tiếp chỉ đạo cấp dưới thực hiện thao túng chứng khoán. Giúp ông Nhân thu lời bất chính hơn 153 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Nam và Lê Thị Thu Hương còn sử dụng tên người môi giới chứng khoán quản lý nhóm khách hàng Đỗ Thành Nhân để thu phí hoa hồng bất hợp pháp hơn 1 tỷ đồng.
2.4 Khởi tố và bắt tạm giam vì hành vi thao túng thị trường chứng khoán
a) Truy tố Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân và các bị can vì “thổi giá” chứng khoán
Ngày 20/4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án. Cáo buộc hành vi thao túng thị trường chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt và Công ty Cổ phần Louis Holdings. Đồng thời khởi tố 4 bị can bao gồm:
- Đỗ Thành Nhân (Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Louis Holdings)
- Đỗ Đức Nam (Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Trí Việt (TVB)
- Và 2 đồng bọn là Trịnh Thị Thùy Linh và Lê Thị Thùy Liên.
Theo điều tra, các đối tượng của vụ án này nhắm tới các cổ phiếu rác của các công ty đã niêm yết sẵn trên thị trường chứng khoán. Sau đó thâu tóm cổ phần, chi phối để tạo thành nhóm “hệ sinh thái”. 4 bị cáo trên đã thực hiện mua bán các mã cổ phiếu thuộc hệ sinh thái của Louis Holdings để thổi giá lên cao.
Từ tháng 01/2021 đến tháng 09/2021, cổ phiếu TGG đã tăng phi mã 6000%. Từ mức 1.200 đồng/cổ phiếu lên 74.000 đồng/ cổ phiếu. Những mã cổ phiếu khác dưới sự “thổi giá” của ông Đỗ Thành Nhân và nhân viên. Cũng có mức tăng từ 1450% – 600% so với đầu năm 2021.
Ngay sau khi giá kịch trần, các đối tượng đã bán tháo cổ phiếu. Thu lợi bất chính 153 tỷ đồng, gây thiệt hại cho hàng nghìn nhà đầu tư.
Hành vi thao túng cổ phiếu như trên không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững, công khai, minh bạch, an toàn của thị trường chứng khoán. Mà nó còn gây thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư. Làm sai lệch việc xác định giá trị doanh nghiệp, nhiễu loạn các phân tích của các nhà đầu tư.
b) Tiếp tay từ công ty chứng khoán
Để Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân có thể dễ dàng thao túng cổ phiếu. Cơ quan điều tra xác định có sự tiếp tay từ dàn lãnh đạo CTCP Chứng khoán Trí Việt.
Ông Đỗ Đức Nam với vị trí tổng giám đốc, đã có hành vi thông đồng, thỏa thuận với ông Nhân. Về việc sử dụng các tài khoản nhằm giao dịch mua bán chéo đối với hai mã cổ phiếu BII và TGG.
Ông Nam là người phê duyệt chính sách cho vay đối với hai mã cổ phiếu này. Phê duyệt hạn mức bảo lãnh cho các tài khoản nhóm Đỗ Thành Nhân. Trực tiếp chỉ đạo cấp dưới thực hiện giao dịch thao túng thị trường (khớp lệnh, tạo giá đóng cửa ATC, giao dịch thỏa thuận…).
Ông Nam còn lợi dụng việc thao túng cổ phiếu để yêu cầu ông Nhân chi hoa hồng ngoài hợp đồng vay vốn 500 triệu đồng. Đồng ý để cấp dưới thu phí hoa hồng bất hợp pháp đối với nhóm tài khoản Đỗ Thành Nhân với số tiền gần 1,7 tỷ đồng.
Về phần mình, với vị trí Chủ tịch HĐQT của cả hai công ty. Ông Phạm Thanh Tùng biết rõ Công ty CP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt cho nhóm ông Nhân vay tiền để thực hiện mua bán hai mã cổ phiếu BII và TGG. Qua đó thu lãi bất chính hơn 14 tỷ đồng. “Nếu không có sự đồng ý, phê duyệt của Phạm Thanh Tùng. Thì Đỗ Đức Nam, Đỗ Thành Nhân không thể có nguồn tiền nhằm thao túng thị trường chứng khoán”.
Quá trình điều tra, ông Tùng bị đánh giá chưa thành khẩn khai báo. Luôn tìm cách che giấu hành vi phạm tội. Bị can khai không được Đỗ Đức Nam báo cáo về các tài khoản nhóm Đỗ Thành Nhân. Không biết Nam và Nhân sử dụng các tài khoản này để thao túng chứng khoán. Tuy vậy, cơ quan công an khẳng định có đủ căn cứ để xác định ông Tùng phạm tội.
c) Khởi tố “trùm cuối” – Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Trí Việt Phạm Thanh Tùng
Tối 12/12/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phạm Thanh Tùng. Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt (Chứng khoán Trí Việt). Để làm rõ tội “thao túng thị trường chứng khoán”, quy định tại điều 211 bộ luật Hình sự.
Theo cáo buộc, Đỗ Thành Nhân và Đỗ Đức Nam sử dụng hàng loạt chiêu trò để “thổi giá” 2 mã cổ phiếu BII và TGG. Qua đó hưởng lợi bất chính hơn 153 tỉ đồng. Giúp sức cho kế hoạch thao túng này, vai trò của Phạm Thanh Tùng không hề nhỏ.
Để có tiền “thổi giá” cổ phiếu, Đỗ Thành Nhân bàn bạc, thống nhất với Đỗ Đức Nam. Sẽ vay tiền của Công ty CP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt. Do Phạm Thanh Tùng là người quyết định có phê duyệt cho vay hay không. Bị can Nam báo cáo với bị can Tùng.
Khi báo cáo, Đỗ Đức Nam nói rõ BII và TGG là những mã cổ phiếu có thanh khoản thấp. Không được nhà đầu tư quan tâm giao dịch, hay còn gọi là cổ phiếu rác. Nếu Công ty CP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt “bơm tiền” cho Đỗ Thành Nhân thâu tóm. Rồi tạo cung cầu giả, giá cổ phiếu sẽ tăng cao, thu hút được nhà đầu tư.
Bị can Nam còn nói nếu cho vay tiền thì cả 2 công ty do bị can Tùng làm Chủ tịch HĐQT đều được hưởng lợi. Công ty CP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt thì thu lãi cho vay. Còn Công ty CP chứng khoán Trí Việt thì thu phí giao dịch mua bán.
Thấy có lợi, Phạm Thanh Tùng đồng ý đề xuất trên. Giao Đỗ Đức Nam phê duyệt chính sách và giải quyết cho vay. Từ chỉ đạo này, CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt đã cho nhóm Đỗ Thành Nhân vay hơn 748 tỷ đồng. Nhằm thực hiện kế hoạch thao túng cổ phiếu.
Và thực tế, trong 154 tỷ đồng thu lời bất chính. Đỗ Thành Nhân sử dụng hơn 14 tỷ đồng trả lãi vay cho Công ty CP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt.
Ngoài ra, lợi dụng việc cho vay tiền. Đỗ Đức Nam yêu cầu và được Đỗ Thành Nhân chi lãi ngoài 500 triệu đồng. Bị can Nam còn đồng ý cho cấp dưới tại Công ty CP Chứng khoán Trí Việt quản lý nhóm khách hàng Đỗ Thành Nhân. Từ đó thu phí bất hợp pháp hơn 1,6 tỷ đồng.
Trong toàn bộ quá trình thực hiện, Đỗ Đức Nam đều báo cáo Phạm Thanh Tùng diễn tiến về việc. Cho nhóm Đỗ Thành Nhân vay tiền để mua bán, thao túng 2 mã cổ phiếu BII và TGG. Bị can Tùng cũng thường xuyên chỉ đạo sát sao về phê duyệt danh mục và tỷ lệ cho vay đối với các mã cổ phiếu. Báo cáo giao dịch mua bán cổ phiếu hàng ngày. Báo cáo danh sách tài khoản cho vay, tình hình và dư nợ cho vay…
d) Chủ tịch Công ty chứng khoán Trí Việt chỉ đạo tiêu hủy chứng cứ
Theo đó, khoảng tháng 8 và tháng 9/2021. Khi báo chí đưa tin có dấu hiệu bất thường trong việc giao dịch 2 mã cổ phiếu BII và TGG. Bị can Tùng đã chỉ đạo bộ phận maketing của công ty làm việc với báo chí để xử lý. Đồng thời chỉ đạo Đỗ Đức Nam vẫn tiếp tục cho vay nhưng chia nhỏ các khoản vay để tránh bị phát hiện.
Đến cuối năm 2021, khi biết thông tin cơ quan quản lý nhà nước sẽ kiểm tra, thanh tra hoạt động của CTCP Chứng khoán Trí Việt và CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt. Phạm Thanh Tùng chỉ đạo thay toàn bộ ổ cứng máy tính của công ty. Và xoá các tin nhắn có liên quan.
Bị can này thừa nhận CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt cho nhóm Đỗ Thành Nhân vay hơn 748 tỷ đồng. Để mua bán 2 mã cổ phiếu BII và TGG, qua đó thu hơn 14 tỷ đồng tiền lãi. Nhưng phủ nhận việc biết và chỉ đạo cho nhóm Đỗ Thành Nhân vay tiền là để thao túng thị trường chứng khoán.
Để làm rõ tình tiết trên, cơ quan tố tụng cho Phạm Thanh Tùng và Đỗ Đức Nam đối chất. Kết quả, bị can Nam khai bị can Tùng biết rõ các hành vi thao túng của nhóm Đỗ Thành Nhân. Và là người chỉ đạo hoạt động cho vay đối với 2 mã cổ phiếu BII, TGG.
Đặc biệt, khi bị can Nam báo cáo dư nợ cho vay. Bị can Tùng còn chỉ đạo rằng việc CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt cho vay hợp tác đầu tư là tế nhị nên sẽ bị soi nhiều. Dòng cổ phiếu Louis đang phản cảm, cần đa dạng hóa. Chia nhỏ dư nợ hợp tác để không bị nổi cộm.
Từ các chứng cứ thu thập được, Viện KSND tối cao khẳng định: Phạm Thanh Tùng có vai trò, thẩm quyền quyết định cao nhất ở cả 2 pháp nhân. Là Công ty CP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt và Công ty CP chứng khoán Trí Việt. Tất cả các hoạt động của công ty, bị can Nam phải báo cáo bị can Tùng biết để chỉ đạo, điều hành, định hướng giải quyết.
Trong đó, bị can Tùng biết rõ việc cho nhóm Đỗ Thành Nhân vay tiền để sử dụng mua bán, thao túng cổ phiếu mã BII và TGG. Đồng thời chỉ đạo giải quyết cho vay tổng số tiền hơn 748 tỷ đồng.
e) 5 kẽ hở từ vụ thao túng thị trường chứng khoán của Louis Holdings
Một số sơ hở, thiếu sót trong quy định pháp luật về hoạt động chứng khoán. Từ đó để các bị can lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ nhất, việc mở tài khoản chứng khoán dễ dàng, không kiểm soát. Nên các bị can đã lợi dụng thuê, nhờ người khác mở. Rồi sử dụng các tài khoản này mua, bán tạo cung cầu giả, đẩy giá lên cao để thu lợi bất hợp pháp.
Thứ hai, việc kiểm soát vay vốn theo hình thức vay hợp tác đầu tư còn nhiều sơ hở. Pháp luật chưa kịp điều chỉnh. Các bị can lợi dụng sử dụng công ty chứng khoán và công ty thứ ba để lách luật ký hợp đồng cho khách hàng vay. Dưới dạng hợp tác đầu tư, hình thức góp vốn khác với lãi suất hưởng cố định để thu lợi. Từ đó, các bị can có nguồn tiền giao dịch, mua bán, đẩy giá. Và thao túng tăng tính thanh khoản các mã cổ phiếu “rác”, thu lời bất chính.
Thứ ba, tội phạm về thao túng thị trường chứng khoán diễn ra rất tinh vi, có tính tổ chức. Gây ảnh hưởng và thiệt hại rất lớn đến nhà đầu tư và chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng. Tuy nhiên, bộ luật Hình sự đang quy định mức hình phạt liên quan đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán còn rất thấp. (phạt tiền cao nhất là 4 tỉ đồng, phạt tù cao nhất là 7 năm. Phạt tiền bổ sung cao nhất là 250 triệu đồng). Điều này không đảm bảo sự răn đe, phòng ngừa.
Thứ tư, việc thiếu kiểm soát hoạt động của các mạng xã hội. Các bị can lợi dụng thành lập các hội, nhóm kín để hô hào, kích động, lôi kéo nhà đầu tư. Từ đó điều khiển và thao túng thị trường, thu lợi bất chính cho cá nhân. Và gây thiệt hại cho các nhà đầu tư bị lôi kéo.
Thứ năm, hiện nay chưa có các quy định, hướng dẫn làm cơ sở pháp lý trong việc xác định thiệt hại cho các khách hàng tham gia mua bán các mã chứng khoán trong giai đoạn bị thao túng để có căn cứ xác định thiệt hại.
f) Kiến nghị 3 vấn đề đến Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Thứ nhất: Nghiên cứu, tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật. Liên quan đến hoạt động của thị trường chứng khoán. Để bịt kín sơ hở, bất cập; tăng tính răn đe và phòng ngừa chung. Việc sửa đổi cần thực hiện theo hướng:
- Tăng hình phạt, tăng mức xử phạt nghiêm khắc hơn.
- Quy định mỗi số điện thoại, email chỉ được sử dụng đề mở duy nhất 1 tài khoản chứng khoán/công ty chứng khoán.
- Quy định chặt chẽ hơn về điều kiện, quy trình, hạn mức, tỷ lệ cho vay đối với các mã chứng khoán thuộc diện kiểm soát. Có thanh khoản thấp, không thuộc diện cho vay margin đối với công ty chứng khoán và công ty tài chính.
- Quy định giải pháp kỹ thuật để kiểm soát giao dịch của các cổ đông nội bộ. Theo hướng gắn trách nhiệm kiểm soát cho công ty chứng khoán. Chỉ cho phép cổ đông nội bộ giao dịch khi đã công bố thông tin đúng quy định.
- Đồng thời nghiêm cấm người nội bộ bình luận về giá cổ phiếu của doanh nghiệp mà họ đang quản lý. Và quy định chế tài xử lý nghiêm khắc.
Thứ hai: Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành quy định, hướng dẫn. Làm cơ sở pháp lý trong việc xác định thiệt hại cho các nhà đầu tư bị thiệt hại do hành vi thao túng. Để có căn cứ xác định cấu thành tội phạm của các tội phạm về chứng khoán.
Thứ ba: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các sở giao dịch chứng khoán cần tăng cường quản lý. Kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, ổn định thị trường chứng khoán. Đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động minh bạch, lành mạnh. Kịp thời phát hiện các giao dịch của các mã cổ phiếu nghi vấn, đáng ngờ được lôi kéo, hô hào thông qua các hội nhóm online, các diễn đàn, mạng xã hội, biến động giá bất thường có dấu hiệu nghi vấn thao túng.
Mục đích nhằm kịp thời hoặc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật. Ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng khoán. Đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa chung.
Để tránh sập bẫy thao túng cổ phiếu, các nhà đầu tư cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức, quy định pháp luật về chứng khoán. Nắm rõ những dấu hiệu nhận biết hành vi thao túng trên thị trường chứng khoán. Trước khi quyết định đầu tư vào một cổ phiếu cần tìm hiểu và nắm bắt rõ thông tin về doanh nghiệp. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua những nguồn uy tín.
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về hoạt động thao túng thị trường chứng khoán. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về thao túng thị trường chứng khoán là gì? Nguyên nhân xảy ra việc thao túng thị trường chứng khoán? Cũng như những chiêu trò làm giá của đội lái trên thị trường chứng khoán. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư phát hiện rủi ro, để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Đánh giá đúng tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các hành vi thao túng trên thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán cần chú ý của Cú như:
1. Tìm hiểu về thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam (P.1)
2. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Tin giả – Bẫy bơm xả (P.2)
3. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Đặt lệnh ảo – Thanh khoản ảo (P.3)
4. Đầu cơ giá xuống và một số thủ thuật khác trong thao túng thị trường chứng khoán (P.4)
5. Hậu quả và xử phạt hành vi thao túng thị trường chứng khoán (P.5)
6. Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu KSS, MTM, KSA (P.6)
7. Thao túng thị trường chứng khoán của cổ phiếu DCL và DVD (P.7)
8. Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu NHP, TGG, CDO (P.8)
9. Thao túng thị trường chứng khoán – FLC và Trịnh Văn Quyết (P.9)
10. Thao túng thị trường chứng khoán – ASA và Louis Holdings (P.10)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969